1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thơ Đoàn Thị Lam Luyến

Chủ đề trong 'Thi ca' bởi hoangvan09, 11/01/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Lửa chiều
    Anh gần gũi anh thân yêu
    Anh như là bếp lửa chiều đời em
    Ngọt bùi thì đã xa quên
    Đắng cay một nắm sầu riêng, lại còn.
    Gặp nhau trao trái tim buồn
    Hai thân phiêu bạt hai hồn bơ vơ
    Để rồi quên hết ngày xưa
    Dối gian với những lọc lừa, sẽ quên.
    Than vùi thủa ấy cùng nhen
    Lại sôi cơm tấm, lại rền bánh chưng!
    Anh đằm thắm, anh bao dung
    Anh là đốm lửa cuối cùng đời em.
  2. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Đoàn Thị Lam Luyến và một thời ''dại yêu''
    Yêu thì đắm đuối hết mình, nhưng toàn gặp những mối tình ngang trái; sống thì thật với mọi người đến ngây thơ, dại dột...", cố nhà thơ Thúy Bắc lúc sinh thời có lần nói với chị như thế.
    Đoàn Thị Lam Luyến, quê gốc vùng Tiên Lữ, Hưng Yên, sinh năm 1951. 17 tuổi, sau khi rời trường Văn hóa nghệ thuật Tây Bắc về Hà Nội học Mỹ thuật Công nghiệp, có một người đàn ông đen đủi và gày gò đến với chị. Không hiểu sao chị lại mê anh này chỉ vì tài nói chuyện trên trời dưới biển, chuyện kim cổ đông tây... Bất chấp gia đình ngăn cấm, anh em bạn bè khuyên can, chị vẫn yêu và quyết làm vợ anh bằng được. Cho tới khi có được một cậu con trai 3 tuổi, chị mới biết, người đàn ông đang được chị tôn thờ ấy đã có một vợ và 2 con ở quê. Đau đớn và thất vọng ê chề, chị quyết định chia tay với người đàn ông đầu tiên trong đời, một mình nuôi con.
    Để có tiền nuôi con lớn và ăn học, chị đã chấp nhận làm thuê mọi việc, dù có khổ sở lam lũ đến bao nhiêu. Ngày đi làm cơ quan, tối về thức trắng đêm để đóng số cho những tập vé... Rồi còn xin thi và đi học khóa 4 trường Viết văn Nguyễn Du.
    Được nhận về làm việc tại NXB Thanh Niên, khi ngành xuất bản nước ta chuyển đổi từ bao cấp sang cơ chế thị trường, Luyến có thêm một nghề mới: nhận thầu in và phát hành những bản thảo không tìm được đầu ra. Đầu tiên chỉ là ý thích được làm bà đỡ cho những đứa con tinh thần của bạn bè. Nhưng sau đó, vì tính chị dễ dãi, cả nể, ai nhờ in cũng nhận hết, nên họ tìm đến chị ngày càng nhiều. Không có chị thì chắc hẳn bạn đọc cũng không thể biết đến Mảnh đất lắm người nhiều ma (Nguyễn Khắc Trường), Thân phận tình yêu (Bảo Ninh) rồi hàng loạt tác giả như Nguyễn Quang Thiều, Y Ban, Vũ Hữu Sự, Thùy Dương, Đỗ Hoàng...
    Chị rất thích vẽ chân dung, nhưng để kiếm sống, chị phải vẽ rất nhiều tranh tường làm phông nền cho các hiệu ảnh. Với bút danh Đoàn Lam, chị đã vẽ bìa cho hàng trăm cuốn sách đã xuất bản.
    Nhan sắc khiến chị đa tình liền với đa đoan. Chị tâm sự: "Tôi chính thức có hai lần đăng ký kết hôn. Hình thức gia đình tồn tại 10 năm trời nhưng hạnh phúc ngắn ngủi không đầy 12 tháng. Sau đó cũng có vài ba cuộc tình ngắn ngủi, nhưng...". Dù nhiều lần hẫng hụt, chị nói rằng mình không hề cảm thấy ân hận, bởi đã luôn sống, thương yêu, nhớ nhung và đau khổ thật với lòng mình.
    Được hoangvan09 sửa chữa / chuyển vào 20:39 ngày 01/10/2004
  3. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Đoàn Thị Lam Luyến và một thời ''dại yêu''
    Yêu thì đắm đuối hết mình, nhưng toàn gặp những mối tình ngang trái; sống thì thật với mọi người đến ngây thơ, dại dột...", cố nhà thơ Thúy Bắc lúc sinh thời có lần nói với chị như thế.
    Đoàn Thị Lam Luyến, quê gốc vùng Tiên Lữ, Hưng Yên, sinh năm 1951. 17 tuổi, sau khi rời trường Văn hóa nghệ thuật Tây Bắc về Hà Nội học Mỹ thuật Công nghiệp, có một người đàn ông đen đủi và gày gò đến với chị. Không hiểu sao chị lại mê anh này chỉ vì tài nói chuyện trên trời dưới biển, chuyện kim cổ đông tây... Bất chấp gia đình ngăn cấm, anh em bạn bè khuyên can, chị vẫn yêu và quyết làm vợ anh bằng được. Cho tới khi có được một cậu con trai 3 tuổi, chị mới biết, người đàn ông đang được chị tôn thờ ấy đã có một vợ và 2 con ở quê. Đau đớn và thất vọng ê chề, chị quyết định chia tay với người đàn ông đầu tiên trong đời, một mình nuôi con.
    Để có tiền nuôi con lớn và ăn học, chị đã chấp nhận làm thuê mọi việc, dù có khổ sở lam lũ đến bao nhiêu. Ngày đi làm cơ quan, tối về thức trắng đêm để đóng số cho những tập vé... Rồi còn xin thi và đi học khóa 4 trường Viết văn Nguyễn Du.
    Được nhận về làm việc tại NXB Thanh Niên, khi ngành xuất bản nước ta chuyển đổi từ bao cấp sang cơ chế thị trường, Luyến có thêm một nghề mới: nhận thầu in và phát hành những bản thảo không tìm được đầu ra. Đầu tiên chỉ là ý thích được làm bà đỡ cho những đứa con tinh thần của bạn bè. Nhưng sau đó, vì tính chị dễ dãi, cả nể, ai nhờ in cũng nhận hết, nên họ tìm đến chị ngày càng nhiều. Không có chị thì chắc hẳn bạn đọc cũng không thể biết đến Mảnh đất lắm người nhiều ma (Nguyễn Khắc Trường), Thân phận tình yêu (Bảo Ninh) rồi hàng loạt tác giả như Nguyễn Quang Thiều, Y Ban, Vũ Hữu Sự, Thùy Dương, Đỗ Hoàng...
    Chị rất thích vẽ chân dung, nhưng để kiếm sống, chị phải vẽ rất nhiều tranh tường làm phông nền cho các hiệu ảnh. Với bút danh Đoàn Lam, chị đã vẽ bìa cho hàng trăm cuốn sách đã xuất bản.
    Nhan sắc khiến chị đa tình liền với đa đoan. Chị tâm sự: "Tôi chính thức có hai lần đăng ký kết hôn. Hình thức gia đình tồn tại 10 năm trời nhưng hạnh phúc ngắn ngủi không đầy 12 tháng. Sau đó cũng có vài ba cuộc tình ngắn ngủi, nhưng...". Dù nhiều lần hẫng hụt, chị nói rằng mình không hề cảm thấy ân hận, bởi đã luôn sống, thương yêu, nhớ nhung và đau khổ thật với lòng mình.
    Được hoangvan09 sửa chữa / chuyển vào 20:39 ngày 01/10/2004
  4. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Đoàn Thị Lam Luyến: ''Tôi sẽ lên đàn hương hình nếu được''
    "Tập thơ Sao dẫn lối ra đời sau khi tôi đọc xong tiểu thuyết Đàn hương hình của Mạc Ngôn. Lúc đó, những u uất trong lòng tôi đã được giải thoát phần nào. Tôi khao khát những cuộc thanh lọc dữ dội, từ bỏ và đoạn tuyệt chính mình như thế?, nhà thơ Đoàn Thị Lam Luyến tâm sự.
    - So với những tập thơ trước đây của chị, "Sao dẫn lối" được giải thưởng của Hội nhà văn Hà Nội năm 2003 có gì khác?
    - Sao dẫn lối hoàn toàn là tập thơ thế sự. Tôi chỉ mượn tình yêu để nói về thời cuộc và mượn thế sự để nói về tình yêu. Các nhà thơ nữ Việt Nam hầu như chưa có ai đụng đến mảng đề tài này. Tuy nhiên, tôi phải thú nhận mình là nhà thơ lớp già, như ngôi nhà quá cũ, quá mốc, sửa kiểu gì cũng không thành cái nhà mới. Tôi gặp những bế tắc chung của những người cùng thế hệ, nên yêu cũng phải giả dại mà yêu.
    - Chị đánh giá thế nào về thơ trẻ hiện nay?
    - Tôi rất trọng thị những người viết trẻ. Họ có những thế mạnh, tìm tòi mà thế hệ chúng tôi không có, không làm được. Thơ, truyện của Nguyễn Bình Phương, Phan Huyền Thư, Tuyết Nga? tôi đọc rất đầy đủ và kỹ. Có nhiều người phản đối này nọ, nhưng tôi cho rằng những người viết trẻ có lý của họ. Thà cách tân mà thất bại còn hơn cứ nhàn nhạt như nhiều người ngồi trên bờ khỏa chân xuống nước, thấy lạnh quá là lại rụt chân ngay. Tuy nhiên, người viết trẻ cũng gặp những khó khăn riêng và họ cần kiên nhẫn hơn trên con đường tìm kiếm thành công.
    - Kỷ niệm nào khiến chị nhớ nhất?
    - Cách đây vài năm, tôi được mời đi dự đêm nhạc phổ thơ Nguyên Linh. Trước đó, tôi đã nghe những thông tin không hay về tác giả và nghĩ rằng đêm nhạc sẽ dở. Nhưng điều ngạc nhiên, đó lại là một chương trình rất được, trong số đó có đến 4 bài hay. Thơ Nguyên Linh không có gì quá đặc biệt nhưng chương trình tốt vì được chuẩn bị công phu. Nhạc sĩ, ca sĩ và tổ chức nghiêm túc. Mới đây, tôi cũng được mời đến dự đêm nhạc của một nhạc sĩ khá tên tuổi. Điều đập vào mắt đầu tiên khi bước chân vào rạp hát là tấm ảnh cực lớn của nhạc sĩ ấy. Nó khiến tôi có cảm giác mình đang đi xem hơn là đi nghe. Nhạc sĩ giới thiệu các tác phẩm rất hoành tráng, ca sĩ biểu diễn cũng đều nổi tiếng. Nhưng bài nào cũng là yêu vờ, hát vờ rất nhạt nhẽo và giả tạo. Ca sĩ bước ra sân khấu nhận được vỗ tay nhiều hơn khi hát xong. Tôi đã ngủ thiếp đi trong rạp.
    - Ngoài văn chương, chị còn những mối quan tâm nào khác?
    - Ngoài cây bút, tôi rất thích cầm cọ. Tôi mong ước sẽ có ngày được vẽ thỏa thích. Tôi cũng là người ưa hình thức, khi có điều kiện là mua sắm những thứ mình thích. Tôi rất thích câu thơ của nhà thơ Trần Huyền Trân ?oEm về điểm phấn tô son lại/ Ngạo với nhân gian một nụ cười?. Cái đẹp trong bất cứ trường hợp nào cũng xứng đáng được tôn vinh. Trước đây, tôi thường xài quần áo hàng hiệu. Nhưng bây giờ, trong vườn tôi trồng sả, trầu không để gội đầu với bồ kết. Từ ngày cậu con trai duy nhất du học, tôi chẳng còn nhiều ham hố. Tôi là người dễ thích nghi, bỏ sang trọng mà đến ở nhà tranh cũng chẳng vấn đề gì. Mấy năm trở lại đây, tôi thực hiện chế độ ăn chay một tháng hai ngày, đi bộ mỗi tối để giữ gìn sức khỏe và tìm sự thanh thản mà lâu nay tôi không có được.
  5. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Đoàn Thị Lam Luyến: ''Tôi sẽ lên đàn hương hình nếu được''
    "Tập thơ Sao dẫn lối ra đời sau khi tôi đọc xong tiểu thuyết Đàn hương hình của Mạc Ngôn. Lúc đó, những u uất trong lòng tôi đã được giải thoát phần nào. Tôi khao khát những cuộc thanh lọc dữ dội, từ bỏ và đoạn tuyệt chính mình như thế?, nhà thơ Đoàn Thị Lam Luyến tâm sự.
    - So với những tập thơ trước đây của chị, "Sao dẫn lối" được giải thưởng của Hội nhà văn Hà Nội năm 2003 có gì khác?
    - Sao dẫn lối hoàn toàn là tập thơ thế sự. Tôi chỉ mượn tình yêu để nói về thời cuộc và mượn thế sự để nói về tình yêu. Các nhà thơ nữ Việt Nam hầu như chưa có ai đụng đến mảng đề tài này. Tuy nhiên, tôi phải thú nhận mình là nhà thơ lớp già, như ngôi nhà quá cũ, quá mốc, sửa kiểu gì cũng không thành cái nhà mới. Tôi gặp những bế tắc chung của những người cùng thế hệ, nên yêu cũng phải giả dại mà yêu.
    - Chị đánh giá thế nào về thơ trẻ hiện nay?
    - Tôi rất trọng thị những người viết trẻ. Họ có những thế mạnh, tìm tòi mà thế hệ chúng tôi không có, không làm được. Thơ, truyện của Nguyễn Bình Phương, Phan Huyền Thư, Tuyết Nga? tôi đọc rất đầy đủ và kỹ. Có nhiều người phản đối này nọ, nhưng tôi cho rằng những người viết trẻ có lý của họ. Thà cách tân mà thất bại còn hơn cứ nhàn nhạt như nhiều người ngồi trên bờ khỏa chân xuống nước, thấy lạnh quá là lại rụt chân ngay. Tuy nhiên, người viết trẻ cũng gặp những khó khăn riêng và họ cần kiên nhẫn hơn trên con đường tìm kiếm thành công.
    - Kỷ niệm nào khiến chị nhớ nhất?
    - Cách đây vài năm, tôi được mời đi dự đêm nhạc phổ thơ Nguyên Linh. Trước đó, tôi đã nghe những thông tin không hay về tác giả và nghĩ rằng đêm nhạc sẽ dở. Nhưng điều ngạc nhiên, đó lại là một chương trình rất được, trong số đó có đến 4 bài hay. Thơ Nguyên Linh không có gì quá đặc biệt nhưng chương trình tốt vì được chuẩn bị công phu. Nhạc sĩ, ca sĩ và tổ chức nghiêm túc. Mới đây, tôi cũng được mời đến dự đêm nhạc của một nhạc sĩ khá tên tuổi. Điều đập vào mắt đầu tiên khi bước chân vào rạp hát là tấm ảnh cực lớn của nhạc sĩ ấy. Nó khiến tôi có cảm giác mình đang đi xem hơn là đi nghe. Nhạc sĩ giới thiệu các tác phẩm rất hoành tráng, ca sĩ biểu diễn cũng đều nổi tiếng. Nhưng bài nào cũng là yêu vờ, hát vờ rất nhạt nhẽo và giả tạo. Ca sĩ bước ra sân khấu nhận được vỗ tay nhiều hơn khi hát xong. Tôi đã ngủ thiếp đi trong rạp.
    - Ngoài văn chương, chị còn những mối quan tâm nào khác?
    - Ngoài cây bút, tôi rất thích cầm cọ. Tôi mong ước sẽ có ngày được vẽ thỏa thích. Tôi cũng là người ưa hình thức, khi có điều kiện là mua sắm những thứ mình thích. Tôi rất thích câu thơ của nhà thơ Trần Huyền Trân ?oEm về điểm phấn tô son lại/ Ngạo với nhân gian một nụ cười?. Cái đẹp trong bất cứ trường hợp nào cũng xứng đáng được tôn vinh. Trước đây, tôi thường xài quần áo hàng hiệu. Nhưng bây giờ, trong vườn tôi trồng sả, trầu không để gội đầu với bồ kết. Từ ngày cậu con trai duy nhất du học, tôi chẳng còn nhiều ham hố. Tôi là người dễ thích nghi, bỏ sang trọng mà đến ở nhà tranh cũng chẳng vấn đề gì. Mấy năm trở lại đây, tôi thực hiện chế độ ăn chay một tháng hai ngày, đi bộ mỗi tối để giữ gìn sức khỏe và tìm sự thanh thản mà lâu nay tôi không có được.
  6. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Ngày xưa có mẹ --Đoàn Thị Lam Luyến --
    Khi con biết đòi ăn
    Mẹ là người mớm cho con muỗng cháo
    Khi con biết đòi ngủ bằng tiết tấu
    Mẹ là người thức hát ru con
    Bầu trời trong mắt con ngày một xanh hơn
    Là khi tóc mẹ ngày thêm sợi bạc
    Mẹ đã thành hiển nhiên như Trời - Đất
    Như cuộc đời không thể thiếu trong con
    Nếu có đi vòng quả đất tròn
    Người mong con mỏi mòn chắc không ai ngoài mẹ
    Cái vòng tay mở ra từ tấm bé
    Cứ rộng dần theo con trẻ lớn lên
    Mẹ là người đã cho con cái tên riêng
    Trước cả khi con bật nên tiếng " Mẹ "
    Mẹ !
    Cái tiếng gọi mà từ khi bập bẹ
    Đến lúc trưởng thành
    Con vẫn chưa hiểu hết chiều sâu
    Mẹ !
    Có nghĩa là bắt đầu
    Cho sự sống , tình yêu , hạnh phúc
    Mẹ !
    Có nghĩa là duy nhất
    Một bầu trời
    Một mặt đất
    Một vầng trăng
    Mẹ không sống đủ trăm năm
    Nhưng đã cho con dư dả nụ cười và tiếng hát
    Chỉ có một lần mẹ không ngăn con khóc
    Là khi mẹ không thể nào lau nước mắt cho con
    Là khi mẹ không còn
    Hoa hồng đỏ từ đây hóa trắng ...
    Rồi những đứa bé lại chào đời và lớn lên theo năm tháng
    Biết bao người được làm mẹ trong ngày
    Tiếng trẻ con gọi mẹ ngân nga trên trái đất này
    Thành âm thanh không bao giờ vắng lặng
    Mẹ !
    Có nghĩa là ánh sáng
    Một ngọn đèn thắp bằng máu con tim
    Cái đóm lửa thiêng liêng
    Cháy trong bão bùng , cháy trong đêm tối
    Mẹ !
    Có nghĩa là mãi mãi
    Là cho - đi - không - đòi - lại - bao - giờ
    Cổ tích thường bắt đầu từ : " Ngày xưa có một công chúa ... " hay " Ngày xưa có một vị vua ... "
    Cổ tích còn bắt đầu từ : " Ngày xưa có mẹ .... "
  7. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Ngày xưa có mẹ --Đoàn Thị Lam Luyến --
    Khi con biết đòi ăn
    Mẹ là người mớm cho con muỗng cháo
    Khi con biết đòi ngủ bằng tiết tấu
    Mẹ là người thức hát ru con
    Bầu trời trong mắt con ngày một xanh hơn
    Là khi tóc mẹ ngày thêm sợi bạc
    Mẹ đã thành hiển nhiên như Trời - Đất
    Như cuộc đời không thể thiếu trong con
    Nếu có đi vòng quả đất tròn
    Người mong con mỏi mòn chắc không ai ngoài mẹ
    Cái vòng tay mở ra từ tấm bé
    Cứ rộng dần theo con trẻ lớn lên
    Mẹ là người đã cho con cái tên riêng
    Trước cả khi con bật nên tiếng " Mẹ "
    Mẹ !
    Cái tiếng gọi mà từ khi bập bẹ
    Đến lúc trưởng thành
    Con vẫn chưa hiểu hết chiều sâu
    Mẹ !
    Có nghĩa là bắt đầu
    Cho sự sống , tình yêu , hạnh phúc
    Mẹ !
    Có nghĩa là duy nhất
    Một bầu trời
    Một mặt đất
    Một vầng trăng
    Mẹ không sống đủ trăm năm
    Nhưng đã cho con dư dả nụ cười và tiếng hát
    Chỉ có một lần mẹ không ngăn con khóc
    Là khi mẹ không thể nào lau nước mắt cho con
    Là khi mẹ không còn
    Hoa hồng đỏ từ đây hóa trắng ...
    Rồi những đứa bé lại chào đời và lớn lên theo năm tháng
    Biết bao người được làm mẹ trong ngày
    Tiếng trẻ con gọi mẹ ngân nga trên trái đất này
    Thành âm thanh không bao giờ vắng lặng
    Mẹ !
    Có nghĩa là ánh sáng
    Một ngọn đèn thắp bằng máu con tim
    Cái đóm lửa thiêng liêng
    Cháy trong bão bùng , cháy trong đêm tối
    Mẹ !
    Có nghĩa là mãi mãi
    Là cho - đi - không - đòi - lại - bao - giờ
    Cổ tích thường bắt đầu từ : " Ngày xưa có một công chúa ... " hay " Ngày xưa có một vị vua ... "
    Cổ tích còn bắt đầu từ : " Ngày xưa có mẹ .... "
  8. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Em sẽ đến
    (Thơ: Đoàn thị Lam Luyến
    Nhạc: Lương Hải)
    Em sẽ không đến bên anh lúc anh buồn
    Nỗi buồn nào rồi cũng qua đi
    Lời an ủi sẽ trở thành vô nghĩa.
    Em sẽ không đến đâu nếu anh lạnh giá
    Bởi trái tim dẫu có cháy bùng lên như lửa
    Rồi cũng có ngày lửa tàn.
    Em không thể theo bước chân anh lang thang
    Khi anh cô đơn một mình trên phố
    Lỡ đâu phố có thêm người.
    Bởi tình yêu không đơn giản là những nụ cười
    Nên em không đến đâu
    nếu anh đang hạnh phúc
    Chỉ khi nào... người đàn ông trong anh bật khóc
    Em sẽ đến....
    để thấm những giọt tâm hồn trên đôi mắt của anh....
    Được hoangvan09 sửa chữa / chuyển vào 20:38 ngày 07/01/2005
  9. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Em sẽ đến
    (Thơ: Đoàn thị Lam Luyến
    Nhạc: Lương Hải)
    Em sẽ không đến bên anh lúc anh buồn
    Nỗi buồn nào rồi cũng qua đi
    Lời an ủi sẽ trở thành vô nghĩa.
    Em sẽ không đến đâu nếu anh lạnh giá
    Bởi trái tim dẫu có cháy bùng lên như lửa
    Rồi cũng có ngày lửa tàn.
    Em không thể theo bước chân anh lang thang
    Khi anh cô đơn một mình trên phố
    Lỡ đâu phố có thêm người.
    Bởi tình yêu không đơn giản là những nụ cười
    Nên em không đến đâu
    nếu anh đang hạnh phúc
    Chỉ khi nào... người đàn ông trong anh bật khóc
    Em sẽ đến....
    để thấm những giọt tâm hồn trên đôi mắt của anh....
    Được hoangvan09 sửa chữa / chuyển vào 20:38 ngày 07/01/2005
  10. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    KHÁCH MỜI
    Anh đã có trong tay tất cả
    Tài danh, sức lực, quyền hành...
    Em là kẻ ăn mày sang trọng
    Một chiều bén ngõ nhà anh
    Tiệc vãn rồi vẫn có đủ cơm canh
    Có cả trái tươi và mâm bàn sạch sẽ
    Em đói khát nhưng vẫn làm ra vẻ
    Rồi chiều hôm bấm bụng ra về
    Em đam mê đến độ hững hờ
    Anh chầm bập như là yêu thực vậy
    Nhưng em biết em chỉ là trang giấy
    Lúc mềm lòng cho anh vẽ vu vơ
    Em nhịn sống trần gian để khổ hạnh câu thơ
    Cửa hạnh phúc đã đôi lần hé mở
    Em chẳng dám vào dù miếng ngon sắp sửa
    Em trở về với ốc đảo của riêng em.

Chia sẻ trang này