1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thơ đương đại- một góc nhìn

Chủ đề trong 'Thi ca' bởi 2910, 29/10/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. 2910

    2910 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2004
    Bài viết:
    366
    Đã được thích:
    0
    Thơ đương đại- một góc nhìn

    Không tận xanh thơ thở trắng trời
    L.Đ
  2. 2910

    2910 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2004
    Bài viết:
    366
    Đã được thích:
    0
    THƯ EP-PHEN​
    LÊ ĐẠT
    Rõ tám hướng ai riêng nhà góc khuất
    Nắng đơn thương tháp bạc tóc bất thường

    L. Đ
    Anh T. thân:
    Những ngày cuối ?obên ấy? bận quá khất anh về ?obên này?. Về ?obên này? lại bị ?ohội chứng Epphen? kéo dài, mãi hôm nay mới thư anh được.
    1. Lẽ dĩ nhiên có thể hiểu ?oBóng chữ? và ?oNgó lời? như một thể hiện mới về thơ với điều kiện không nên quan niệm nó như một cách thể hiện mới duy nhất. Có nhiều cách mới.
    Theo tôi, cái bận tâm lớn nhất của nhà thơ không phải là mới với bất cứ giá nào, vì cái mới cũng có thể cũ rất nhanh.
    Người làm thơ tự trọng trên lĩnh vực ngôn ngữ phải bận tâm đến việc mở mang bờ cõi ngôn ngữ, tìm những vùng khác cho ngôn ngữ, tương tự một nhà bác học mở rộng bờ cõi của khoa học, đổi khác cách nhìn tự nhiên, khai khẩn những vùng mù của kiến thức.
    Mỗi nhà thơ ít nhiều đều có họ với Crixtốp- Côlông. Một bi kịch lớn của con người là lầm tưởng mình hoàn toàn đồng thời với bản thân. Trong tư tưởng nhận thức tình cảm mỗi cá nhân tồn tại không ít khái niệm lạc hậu, lỗi thời chưa kịp thanh toán hay nói một cách văn học hơn có nhiều xác chết chưa được chôn.
    Do đó thường xảy ra hiện tượng ?othằng chết cãi thằng khiêng? và điều đáng buồn là trong nhiều trường hợp người sống thua người chết.
    Thơ cần làm nhiệm vụ phát hiện những xác chết trong nội tâm con người và tạo cho chúng một tình trạng mồ yên mả đẹp. Đó không những chỉ là một hành động nhân đạo mà còn hết sức cần thiết cho sức khoẻ cộng đồng.
    Như các nhà triết học thường nói cuộc đời từ khi văn hoá xuất hiện vốn không có một nghĩa tự nhiên mà chính con người cung cấp cho nó một nghĩa.
    Cái cao quý nhất của con người là cung cấp một cái nhìn mới, một nghĩa mới cho sự vật làm cho cuộc sống này càng đa nghĩa hơn, phong phú hơn.
    Nhà tri thức đã đành là có nhiệm vụ phải trả lời những câu hỏi của thời đại. Nhưng cái quan trọng gấp bội việc trả lời là đặt ra những câu hỏi mới, làm cho loài người luôn luôn thấp thỏm, luôn luôn suy nghĩ về ý nghĩa của cuộc sống, chống lại sự đinh ninh của thói quen và những lời ru ngủ của tinh thần tự mãn.
    Người tri thức luôn có nguy cơ sa lầy trong tình trạng ăngtrơpi và trở thành một nhà trí ngủ. Trí thức là một thái độ sống, không phải là một học hàm một chức vị. Tôi không nhớ triết gia nào đã có một nhận xét rất hay: ?oTrí tuệ trưởng thành qua những câu hỏi và thui chột vì mải trả lời?.
    Những câu hỏi thường đa dạng
    Những câu trả lời thường đơn điệu, phiến diện.
    Trong hoạt động của trí tuệ, nhất là của thơ, nhất thiết phải khuyến khích sự đa dạng. Tôi xin nhắc lại: Một đất nước có một Lý Bạch là một đất nước có phúc. Một đất nước có một trăm Lý Bạch là một đất nước vô phúc vì chỉ có một Lý Bạch thật còn 99 Lý Bạch dỏm.
    2. Tôi muốn lưu ý anh một suy nghĩ của Nitzsơ mà tôi rất tâm đắc: ?oNghệ thuật sinh ra để ngăn cản chúng ta khỏi chết vì chân lý?
    Nhà triết học lớn người Pháp Đơlơzơ, vừa quá cố, đã bình luận đoản ngữ này như sau:
    ?oNhững phạm trù của tư duy không phải chỉ là cái đúng cái sai, mà cái ?osang trọng? (hiểu theo nghĩa cao thượng) và cái ?ođê tiện?, cái cao và cái thấp? Có những chân lý của sự thấp hèn, những chân lý của kẻ nô lệ. Triết học có nhiệm vụ tố cáo sự thấp hèn của tư duy dưới mọi hình thức.
    Chúng ta có nhiệm vụ đi tới những nơi cực điểm vào những giờ cực điểm, ở đó sống và nổi gió những chân lý cao nhất và sâu xa nhất?.
    Thơ cũng có nhiệm vụ tương tự.
    Tôi xin phép được nhắc lại ở đây đoạn kết trong bài viết nhân dịp thượng thọ 75 tuổi một người bạn: nhà thơ Hoàng Cầm ?oBản thân nhiều tên tuổi lấp lánh trên vòm trời chữ; nhân loại không phải ai cũng hoàn hảo, có người thậm chí bất hảo?
    Và tôi rất mê câu nói của đức Phật:
    ?oBiển khổ mênh mông quay đầu thấy Bến?
    Tác phẩm chính là những bến quay đầu của họ. Con người nghệ sĩ có thể lỗi lầm nhưng một tác phẩm chân chính bao giờ cũng thánh thiện, cũng cứu rỗi. Nó là tiếng khẩn thiết kêu gọi thanh cao, lời vật nài phần người bao giờ cũng lâm nguy trong mỗi con người.
    Thơ là một cố gắng về mỹ học cũng là một cố gắng về đạo đức học.
    Được 2910 sửa chữa / chuyển vào 08:32 ngày 29/10/2004
  3. 2910

    2910 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2004
    Bài viết:
    366
    Đã được thích:
    0
    3. Tôi không đủ kiến thức về nhạc Rốc để phát biểu nhưng theo tôi cái mới, dẫu trong thơ, trong nhạc, trong hội hoạ thậm chí cả trong khoa học bao giờ cũng là vì không dễ tiêu hoá.
    Một số kiến thức khoa học mà ngày nay nhiều người cho là hiển nhiên và bất kỳ một bộ óc thông thường nào cũng phải biết (nếu không muốn bị liệt vào phạm trù những kẻ mắc bệnh trì độn) như quả đất tròn và xoay quanh mặt trời đã khiến không ít những bộ óc thông minh khốn khổ khốn nạn và đã không ít nhà bác học bị thiêu cháy trên đài lửa bởi những toà án của bóng tối cuồng tín.
    Và tôi nghĩ không ít những thực phẩm ngày nay nhiều người ưa thích đã từng có thời khiến các tổ tiên ta vừa thoát ra khỏi thời ăn lông ở lỗ bị dị ứng đến mức Tào Tháo đuổi.
    Miếng sống miếng chín còn thế huống hồ là Nghệ thuật. Tôi xin nêu ra đây một hiện tượng khá nghịch lý. Không ai vỗ ngực khoe mình không hiểu một bản giao hưởng của Beethoven, một họa phẩm của Xêzan, vì sợ thiên hạ chê mình là dốt. Nhưng người ta sẵn sàng khoe mình không hiểu một bài thơ và đổ tội cho nhà thơ là không đại chúng, là theo chủ nghĩa (?) hũ nút.
    Thơ cũng là một chuyên ngành như nhạc, họa và nhiều chuyên ngành khác, muốn thưởng thức thơ cũng phải học. Không phải bất cứ ai hễ biết tiếng Pháp là đọc được Malarme hay Rơ- nê- Sa.
    Nguyễn Du từng đã có thời khó tiêu với bao tử một số nhà nho bảo thủ và đã từng liệt vào loại dâm thư:
    Làm trai chớ đọc Phan Trần
    Làm gái chớ kể Thúy Vân, Thuý Kiều

    Lẽ dĩ nhiên thời nào cũng có một số nhà phê bình đau bao tử, nhưng có phải vì vậy mà buộc tất cả mọi người phải tuân thủ chế độ kiêng khem của họ đâu.
    Buồn thay là kẻ suốt đời buộc phải an một thứ thực phẩm duy nhất dẫu đó là nem công chả phượng. Một nền văn hóa dân chủ lành mạnh không nên gồm quá nhiều đường một chiều.
    Cần phải khuyến khích việc phê bình.
    Phê bình là đối thoại trong văn học. Một nền văn học không có đối thoại sẽ thiếu dưỡng khí, còi cọc, ẩm mốc.
    Định kiến giữa các nhà phê bình và sáng tạo không phải chỉ bây giờ mới có, nó đã có một lịch sử rất lâu đời.
    Một nhà văn lịch sự lễ phép, khẽ khàng như Sêkhốp mà phải hạ bút ví các nhà phê bình như một lũ nhặng bay vo ve hút máu một con ngựa sáng tác đương vất vả leo dốc không thể coi là một hiện tượng bình thường.
    Theo tôi có lẽ bước sang thế kỷ XXI chúng ta cần phải xây dựng một văn đức mới trong văn học dựa trên một tinh thần đối thoại mới của tình bạn.
    Không ai đòi hỏi các nhà phê bình nhất nhất đều phải đúng. Như vậy thì không còn ai dám phê bình nữa và cũng là vi phạm một nhân quyền cơ bản của con người: quyền được nhầm lẫn. Nhưng ta có quyền đòi hỏi các nhà phê bình phải tử tế và lương thiện. Các cụ dạy: ?oLời nói đọi máu?. Các nhà phê bình phải có cái thận trọng, cái tâm của bậc ?olương y kiêm từ mẫu? chứ không thể ứng xử như một tên lang băm vô trách nhiệm. Mục đích của việc phê bình không phải là kết quả hơn thua giữa người viết và người phê bình như trong một trận đánh bốc mà là tương lai của nền văn học- ngôi nhà chung của cả người sáng tác lẫn người phê bình.
    Xin hãy thương lấy chữ hơn nữa.
    4. Nhiều người thắc mắc ?oAnh tự nhận là một người lạc quan ngoan cố sao thơ tình anh lại rất buồn?.
    Không nên lẫn ?obuồn? với ?osướt mướt?, ?obi lụy?. Cũng như không nên hiểu lạc quan là ?otí tởn?, ?ohí hửng?. Trong bài trả lời chương trình TV5 của truyền hình Pháp về bài thơ bất khả chiến bại, tôi đã phát biểu: ?oNgười làm thơ có thể bị đánh bại, thậm chí trọng thương. Nhưng bài thơ không thể chịu thua. Hầu hết những bài thơ tình của tôi đều là những bài thơ thất tình. Chẳng ai yêu tôi cả (*). Nhưng tôi không vĩnh biệt hy vọng. Thơ tôi là những lời gọi yêu?
    Ngoan cố thất tình xuân vẫn mải
    Khờ biết bao giờ hết dại yêu

    Tôi thiết tha cái lạc quan của nhà sư già một mình giữa mênh mông rừng tuyết hàng ngày vẫn phóng những tư tưởng thanh cao lên vòm trời hoang vắng hy vọng làm giảm ô nhiễm cho khí quyển. Tôi thiết tha cái lạc quan của người tu sĩ điên thuyết pháp giữa sa mạc. Và tôi xin sửa- mượn lời Đấng Cứu Thế: Nếu tình yêu tát má bên phải hãy đưa má bên trái ra.
    5. Quê hương không phải một khái niệm đơn thuần địa lý.
    Không phải cứ ở trong nước là ?onhiều quê hương? hơn ở ngoài. Vấn đề chính là tâm thế. Người ta rất có thể cách xa quê ngàn dặm mà vẫn ở gần quê hơn một kẻ nằm giữa lòng đất nước mà chỉ tơ tưởng đến việc đục khoét nó.
    Xây dựng một nền thơ hiện đại Việt Nam là một công cuộc khó khăn và gian khổ, nó đòi hỏi sự nỗ lực hợp tấu của tất cả các nhà thơ, trong cũng như ngoài vì một lòng thương yêu tiếng Việt thiết tha, nó chính là lòng yêu dân yêu chữ thật sự của những người làm việc ngôn ngữ.
    Các nhà thơ ở ngoài có thế mạnh là gần những vận động mới của thơ hiện đại thế giới.
    Các nhà thơ ?otrong nước? có thế mạnh là hấp thụ trực tiếp nguồn nhựa dinh dưỡng của mảnh đất sinh thành ngôn ngữ Việt.
    Tôi xin kết luận bằng một nhận xét đồng thời cũng là hy vọng. Nhiều cơ quan kinh tế tài chính cũng như khoa học tự nhiên xã hội đã nhiều lần kêu gọi sự hợp lực đóng góp của đồng bào hải ngoại. Bao giờ thì có lời kêu gọi đó từ phía các nhà thơ?
    Thư viết đã dài mà vẫn chưa trả lời hết những câu hỏi của anh. Xin hẹn anh một vận hội khác.
    Thăm anh và thăm tất cả những người từng bận tâm đến tôi ?onhững ngày Epphen?.
    Lê Đạt.
    (*) Lời Enxa Triôlê giải thích lý do nhà thơ Maia tự sát: ?oChẳng ai yêu tôi cả, tôi đi?
  4. 2910

    2910 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2004
    Bài viết:
    366
    Đã được thích:
    0
    Nhà thơ Lê Đạt, với những thi phẩm như ?oBóng Chữ?, ?oNgó lời?, ?oTừ tình Epphen?, trường ca ?oBác?, và một loạt các tiểu luận khác, đã đưa tôi đến với thi ca bằng những con chữ nặng lấp lánh mà sâu thẳm. Hôm nay, Lãnh Út tôi xin mượn một bài của Bác đã đăng trên tạp chí Sông Hương số tháng 3 năm 1998 thay một ngỏ lời tới các bạn yêu thơ, để cùng mời các bạn bước vào vườn thơ đương đại. Dường như chúng ta đang đi vào chặng cuối của một thời kỳ thơ (tôi không biết gọi tên gì tạm gọi thơ đương đại) được bắt đầu năm 1992 bằng tiếng nổ của ?oSự mất ngủ của lửa? (Nguyễn Quang Thiều) và ổn định bằng sự xuất hiện của một thế hệ mới với những cảm xúc mới tự do hơn. Đã đến lúc một bạn đọc như tôi đóng gói lại hành lý những bài thơ đã theo tôi suốt một thời kỳ tươi trẻ của mình. Những cảm xúc phong phú đầy thương cảm của Nguyển Quang Thiều, cảm quan văn hoá của Phan Nhiên Hạo, những ức chế bùng toả thành phản kháng của Nguyễn Quốc Chánh, những khát khao nhục cảm ướt mượt của Vi Thuỳ Linh, sự thật biết cười một cách đau đáu của Phan Huyền Thư, một giới chữ rậm rạp và lan toả của NHHMinh? Còn nhiều, còn nhiều nữa như Văn Cầm Hải, Vương Huy, Lãng Thanh, Phan Bá Thọ, Nguyễn Hoàng Tranh, Đỗ Kh., Nguyễn Quyến, Nguyễn Bình Phương, Lê thị Mây, Bình Nguyên Trang? mà nhất thời tôi không nhớ được hết tên nhưng đã chín trong tôi về một nền thơ chung tiêu biểu cho thời kỳ này và một ngôi làng thơ đã định hình trong cảm xúc độc giả.
    Xin trân trọng giới thiệu cùng các bạn và rất mong nhận được cảm xúc chia sẻ.
    Phạm nhân 2910.
  5. 2910

    2910 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2004
    Bài viết:
    366
    Đã được thích:
    0
    TRẦN DẦN (23/08/1926- 17/01/1998)​
    TIM ĐẬP NHỊP TRẦN DẦN
    Hôm nay, để chuẩn bị cho mình một hành trang thơ mới, tôi nghe tim mình đập mạnh nhịp Trần Dần: bi kịch lớn nhất trong văn học sử Việt Nam hiện đại.
    Thưa tiên sinh! Tiên sinh một lòng tận tuỵ chữ, những mong nới những đường biên của văn nghệ ra xa mãi. Cái mong ước chính đáng đó, tiên sinh đã phải một đời lao lực trong cảnh tù đày tâm tưởng. Những đau khổ của tiên sinh, chúng tôi trọn đời không dám quên, những vùng chữ tiên sinh khai phá, rồi sẽ đến lúc mở nghĩa trong lòng người đọc. Thưa tiên sinh, thời đại con người không tìm được tiếng nói tự do của mình đã qua rồi, một thời đại mới đã đến. Thi ca Việt Nam đang đi vào một giai đoạn mới, yên ổn và bình thường hoá hơn. Hôm nay, Lãnh Út tôi xin mời tiên sinh cùng về đây chứng giám cho những bài thơ này, những bài thơ của một thế hệ mới thơ Việt mong mỏi thoát ra khỏi nếp suy nghĩ cũ, cùng nhau xây dựng một mái nhà thơ Việt chung, chấm hết thời kỳ chiến tranh nóng lẫn lạnh, chấm hết thời kỳ chiến tranh giữa những người đang sống với nhau. Mong mỏi của người đọc chúng tôi là có một nền thơ dung nhận, bao dung hơn nhưng cũng có khả năng nhìn trực diện vào một cuộc sống còn quá nhiều rào cản thành kiến và ì trệ. Và không bao giờ quên những bi kịch thời đại mà không bao giờ chúng tôi cho phép được lặp lại.
    Rồi đây, những thi phẩm, những thể nghiệm của tiên sinh sẽ được thời gian minh chứng và kế thừa. Còn bây giờ, xin mượn tiên sinh mở lời bằng những dòng thơ chưa bao giờ cũ.
  6. 2910

    2910 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2004
    Bài viết:
    366
    Đã được thích:
    0
    KHAI TỪ!
    Kỷ niệm! Đưa tôi về chốn cũ!
    Đừng ngại mây che từng cây số buồn rầu!
    Đừng ngại mở trong lòng vài khung cửa nhớ thương!
    Tôi đã sống đã lỡ lầm chẳng nhỏ
    Trong đời tôi đã có thơ ngây
    Tôi đã có đôi ngày nhỏ dại
    Hãy châm man mác các dặng đèn từ ký ức vùi sâu!
    Đây có phải bụi Cửa Trường?
    Một cuống nhau chôn trạnh lòng phố mẹ!?
    Đây có phải đường Hàng Song xanh lấm tấm sao chiều?
    Một chút sương lên? lên vừa đủ lạnh
    Thôi thế là đành: tôi chẳng có ai yêu!
    16 tuổi!!!
    Đây là đêm
    Ngoài cổng đề lao tim? sao mọc hững hờ?
    Đây là ngày
    Thời gian lặp đi lặp lại những chiều vàng vọt như nhau
    17!
    Tôi nổi máu điên
    Tôi chồm về ngã Bẩy
    Tôi đứng lầm lầm như một cái chòi đêm
    18!
    Tôi cắn chết nhiều ngày mưa
    Tôi đứng xù xụ bến tàu bùn
    Thì hãy lấy mùi soa đêm chùi đôi mắt khổ
    Hơn là mỏi răng nhai ràu rạu vỉa hè.
    19!
    Khổ to rồi! Không có công ăn việc làm trên trái đất
    Tôi nhảy chồm mỗi lúc gió lên
    Mau mau! Lấy tình yêu xích tên rồ kia lại!
    Kẻo nó nhẩy từ gác mười tầng
    Vồ một phố đèn lên.
    Dĩ vãng! ối ôi! Sống!
    Cái nghề này ai ai cũng thạo
    Chỉ mỗi mình tôi không thạo mà thôi!
    Tôi đã bơ vơ
    Bơ vơ phải đâu là tội nhỏ
    Ai?
    Ai kẻ vá may khi sứt chỉ đường tà?
    Những ngày trở trời- ai cháo lão cho tôi?
    Thế là xách va li tim đi thui thủi địa cầu
    Các bạn ạ!
    Tôi đã không thể thoát bơ vơ nếu không nhờ các bạn?
    Nếu không Thi- mệnh bọc đùm?
    Ôi phố mẹ! Để tôi về phố mẹ
    Tôi về tảo mộ xó quê tôi?
    Tôi tảo mộ xó quê tôi?
    Tôi tảo mộ từ một đứt ruột đã qua
    Từ một dại khờ chưa hết dại?
    Phải!
    Tôi kiểm thảo bản thân cùng một thời đại buồn rầu
    Đêm xuống ướt mui rồi
    Sông khuya tì tũm vỗ
    Đi thôi! Kỷ niệm!
    Có lẽ xa kia là phố tôi sinh
    Có sương sớm đọng trên đèn muộn
    Tù và thơ ơi!
    Dạ khúc khởi đầu
    (Trích Cổng Tỉnh 1994)
  7. 2910

    2910 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2004
    Bài viết:
    366
    Đã được thích:
    0
    Về thơ mi-ni
    .một Viết dãi ràu sinh ra một Đọc dãi ràu.
    .thơ cổ lai đặt ở tứ lạ- lời hay- hình ảnh đẹp- âm điệu ru hồn? tôi giản dị đồng nhất Thơ vào Chữ.
    Đọc cũng số nhiều như Viết số nhiều.
    . đối với tôi- mất nước văn học là mất nước nhất
    .cái gì người ta biết: đấy là cái chớp mắt?
    cái gì người ta không biết: đấy là THIÊN THU?
    . ưu tiên tác nghĩa?
    con Chữ ưu tiên?
    bọn con Nghĩa phải sáu phía ruồi bu, à à vo ve quanh con Chữ
    .Chữ như ám sát sự vật, từ đó đẻ ra Nghĩa mới.
    .chỉ một chữ ốc vít chưa khớp là toàn bộ công trình chưa thể đi vào sử dụng.
    .tôi viết- tức là tôi để con Chữ tự mình làm Nghĩa.
    1. tuyên ngôn
    cởi trói chân trời
    cởi trói các chân mây?
    2. sám hối
    tôi đã khoá 88 chân trời
    khoá 88 chân mây?
    3. sám hối quê đâu
    chỗ nào? tôi cũng thiếu quê hương
    4. sám hối chống duy lí
    mưa rơi không cần phiên dịch
    .về thơ mi-ni
    thách thức- thành thật
    tôi như
    thàn thàn
    con
    bàng- gãy cánh
    vẫn thàn thàn- khinh mạn bão mưa
    .phải hơi nghịch lí?
    từ chết- không ai về, đã đành? Nhưng đây nghịch lí lại:
    cổ lai- từ sống- mấy ai về?
    ?xế ngày vẫn ra rả đường bay?
    .không phá ngục Bastille- không đề bạt làm người?
    sao gọi là người- kẻ chẳng mở chân mây?
    .tôi vẫn đứng ở chân trời câu rút? Tôi than khóc những ngu dân còn u mê bái tượng? gục quì trước những tượng ma lem- tượng quì- tượng ác ma
    tôi vẫn chốt ở chân trời Bayon chữ? tôi chỉ thờ con Chữ? thơ với tôi như tôn giáo không nhà thờ- không giáo chủ? chẳng tăng sư?
    Tôi vẫn chốt ở đầu Bayon chữ? thơ là mạng sống, là lí lịch thật đời tôi? Tư Mã nói tàm thay tôi kết luận?
    .hàn lâm? ?ocứ hai người với nhau tôi gọi một hàn lâm? (Ngô Thì Nhiệm)
    .tuổi muội?
    vắng lặng
    tôi ra khỏi chân trời? bước lặng tôi về tuổi muội
    tôi vẫn sống ở thiên đường đổi mới
    .lại đi?
    Khi cuộc THẾ đi về phản THẾ
    . được ván cờ thua? giữa sẩm chiều
    bước lặng
    tôi đi sẩm tối
    vẫn là người được ván cờ thua?
    .thơ vì tuyệt đối? hễ vì bất cứ gì khác, dù cao quí mấy, thơ sẽ chẳng còn là thơ? Không đùa được với thơ, vì vậy, thơ khôn thể vì chim gái chẳng hạn? những thơ tình, thơ chính trị, bất kì tính từ nào, đều vô nghĩa với tôi?
    .tôi bước lặng bên tôi
    không mốt- hai mà vẫn bước đều
    cho đến lúc sau nâu
    tôi rẽ vào fố lặng.
    (trích theo www.tienve.org, những tác phẩm chờ công bố)
  8. 2910

    2910 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2004
    Bài viết:
    366
    Đã được thích:
    0

    Tiếp theo tôi xin lần lượt trích các tác phẩm của các tác giả sau. Danh sách sẽ được bổ sung theo sự nhiệt tình của các bạn.
    1. Nguyễn Quang Thiều
    2. Phan Nhiên Hạo
    3. Lãng Thanh
    4. Nguyễn Bình Phương
    5. Nguyễn Trọng Tạo
    6. Vi Thùy Linh
    7. Nguyễn Hữu Hồng Minh
    8. Vương Huy
    9. Văn Cầm Hải
    10. Phan Huyền Thư
    11. Nguyễn Quốc Chánh
    12. Ngô Tự Lập
    13. Trần Tiến Dũng
    14. Inrasara
    15. Mai Văn Phấn
    16. Nguyễn Quyến
    17. Lâm Vũ Thao
    18. Đoàn Thị Lam Luyến
    19. Bình Nguyên Trang
    20. Lê Thị Mây
  9. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2

    Có thể bổ sung thêm Nguyễn Thế Hoàng Linh(nick trên mạng TTVN là Away) vào danh sách của bạn được kô ?
    Theo thiển ý của tôi, trong số lượng rất nhiều bài của Away, có một vài bài đã gần đạt đến vẻ đẹp hoàn mỹ...
    Nếu so sánh với nhiều loại thơ hũ nút, tắc tị, u bế, thơ Away có lẽ cũng nên được đưa vào.
    Danh sách của bạn rất đẹp. Tôi thích nhất Nguyễn Quang Thiều, Ngô Tự Lập và Lâm Vũ Thao.
  10. 2910

    2910 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2004
    Bài viết:
    366
    Đã được thích:
    0
    Em chưa có điều kiện đọckỹ thơ away (mà dạo này hắn chạy đâu i'' nhỉ) nên phiền bác làm hộ một cái collection những bài thơ của away mà bác cho là tiêu biểu được không? chứ bảo em đọc lại đến gần 80 trang của hắn thì đến... Tết mất. Trên cái mảnh đất này, em thấy cónhiều giọng thơ đọc khoái khôngkém gì thơ in cả. Và chính LVThao (goldmun) thì cũng ở đây mà ra cả...
    Nhất thời chỉ nhớ có thơ hay và thơ dở(m), không biết cái thể thơ hũ nút, bế tắc nó ntn, nếu cứ mỗi bài thơ như vậy bác cho em xem, em xin biếu bác 5* làmvốn

Chia sẻ trang này