1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thơ đương đại- một góc nhìn

Chủ đề trong 'Thi ca' bởi 2910, 29/10/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nguoi_thuong

    nguoi_thuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/01/2004
    Bài viết:
    967
    Đã được thích:
    0

    Tớ cũng mới đọc về thơ tân hình thức thôi nên không dám mạn đàm. Đọc bài 2910 viết về thơ Vi Thuỳ Linh thích quá, theo tớ thì bạn nói được rất đúng chất của Linh. Mấy tác giả khác cũng có bài tớ thích nhưng chưa thật ấn tượng lắm. Không biết bạn có links những tập thơ của Vi Thuỳ Linh? Nếu được, có thể cho tớ không?
    Xin cảm ơn trước!
    NT
    PS. tớ thật sự rất thích topic này, nhưng chưa dám nói vì chưa đọc đủ , chúc bạn vui và viết nhiều nhiều !
  2. 2910

    2910 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2004
    Bài viết:
    366
    Đã được thích:
    0
    Trần Tiến Dũng (Sinh năm 1958 tại Gò Công, Tiền Giang. Hiện sống và làm việc tại Sài Gòn)
    Các tập thơ đã xuất bản:
    ?oKhối động? (1997)
    ?oHiện? (2000)
    ?oBầu trời lông- gà lông- vịt? (2003)
    Có thể xem tiếp tại:
    http://www.tienve.org/home/authors/viewAuthors.do?action=show&authorId=32
    *
    Với thơ Nguyễn Tiến Dũng, tôi còn nhớ rằng: Ở tập ?oHiện?, tôi gặp hình ảnh người đàn ông ngồi nghịch lầm lũi trên cát, trên cỏ với những châu chấu cào cào. Và bằng lòng sống trong một thứ tự do vừa phải mà tẩn mẩn với những thí nghiệm xúc cảm của mình. Thì ở tập tiếp sau, ?oBầu trời lông- gà lông- vịt? tôi nhận thấy cái nhìn tinh nghịch hơn và trong phạm vi nhỏ hẹp hơn của không gian, dường như anh lại thấy thoải mái hơn về cảm giác, bứt khỏi các thử nghiệm ở tập trước để có tiếng cười tuy hơi hoang hoải và thầm lặng, nhưng là tiếng cười khả dĩ chấp nhận được trong thơ. Mà tiếng cười dường như vẫn là hơi thiếu với nhà thơ chính quy và hơi thừa với các nhà thơ văng mạng hiện nay chăng?
    Mà thôi, tốt nhất là tôi dừng lại vì đã được đọc bài giới thiệu sắc nét của Nguyễn Hưng Quốc cho tập thơ ?oBầu trời lông- gà lông- vịt? mà cũng là nói cả về giọng thơ Trần Tiến Dũng tới nay:
    ?oÐiều tôi thích nhất ở Trần Tiến Dũng là thái độ làm thơ của anh, một thái độ đầy nhiệt tình, nghiêm túc và rất quyết liệt. Quyết liệt ở ngay cái chỗ khó quyết liệt nhất: với chính bản thân anh. Anh không ngừng thử nghiệm, và để thử nghiệm, anh không ngừng tự phủ định mình. Tôi có cảm tưởng, với anh, làm thơ là dấn thân vào một cuộc phiêu lưu vô tận. Theo dõi cuộc phiêu lưu ấy, từ mấy năm nay, tôi gặp nhiều sự bất ngờ và luôn luôn cảm thấy thú vị. Thú vị nhất là thấy anh càng ngày càng sâu sắc, càng phức tạp, và nhất là càng tinh nghịch hơn. Sâu sắc và phức tạp? Chúng ta cũng có thể nói như vậy với nhiều người làm thơ khác, thậm chí có người còn hơn anh nữa. Nhưng tinh nghịch? Ở ngoài nước, chúng ta có thể kể đến Ðỗ Kh., Nguyễn Hoàng Nam và Ðinh Linh. Nhưng còn ở trong nước, dường như hiếm hơn nhiều, nhất là tinh nghịch mà không cợt nhả; tinh nghịch mà lại sâu sắc và phức tạp thì lại càng hiếm.
    Tính chất tinh nghịch ấy trở thành một điều lạ khi nó xuất hiện trong một không gian dường như lúc nào cũng sẵn sàng huỷ diệt mọi tiếng cười: không gian của ?ocái hang?, của ?ocái vũng hụt hơi?, của những cánh ?ocổng đóng gió?, của những ?obầu trời có nắp đậy?, như một số tựa đề thơ của Trần Tiến Dũng. Từ cái cõi chật chội ấy, tiếng cười cất lên, mang âm vang của những rạn vỡ. Trước hết, là rạn vỡ của những luật lệ, kể cả những luật lệ trong thơ; rạn vỡ của các quy ước, kể cả các quy ước về thẩm mỹ; rạn vỡ của những thứ luận lý thông thường, kể cả thứ luận lý vẫn tồn tại từ ngàn đời trong ngữ pháp; cuối cùng, có lẽ quan trọng nhất, rạn vỡ của những niềm tin, kể cả niềm-tin-phản-niềm-tin của những người được mệnh danh là phản kháng.
    Hình như Trần Tiến Dũng không có niềm tin nào khác, ngoài thơ. Dẫu sao, cũng may cho anh. Là, còn thơ.
    Nhưng cái gọi là thơ, ở Trần Tiến Dũng, dường như là một cái gì khá bất định. Hôm nay nó thế này; mai, nó có thể khác đi. Ðối diện với một kẻ làm thơ như một phiêu lưu như thế, thú thực, tôi không biết cuối cùng Trần Tiến Dũng sẽ đi về đâu. Tuy nhiên, bất kể anh đi về đâu, tôi vẫn tin sự lựa chọn của anh là đúng đắn: ngay cả khi anh rơi xuống vực thì con đường phiêu lưu anh đã đi qua cũng là một con đường đẹp. Nó hơi vắng vẻ. Nhưng đẹp. Ðẹp, không chừng, một phần cũng chính vì sự vắng vẻ ấy.
    Nói cho cùng, trong văn học, không có gì đáng chán bằng những chỗ đông người: ở đó, người ta thường chỉ thấy rác.
    Nguyễn Hưng Quốc
    Melbourne 28.2.2003?

    Được 2910 sửa chữa / chuyển vào 14:34 ngày 10/01/2005
  3. 2910

    2910 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2004
    Bài viết:
    366
    Đã được thích:
    0
    ĐƯỜNG MÙA THƠM
    Kính tặng thầy Cù An Hưng
    Chụm miệng chích choè môi
    chàng trẻ người non dạ
    cả gan
    từ tạ mái nhà rơm
    Đường xuân thơm
    bước ba bước tới trời
    sáu bước về lòng đất
    chín bước trở lại đời
    Ồ xuân thơm- xuân thơm
    Nhưng kìa mái nhà rơm
    đã dời đâu rồi nhỉ
    lần tái sinh cuối cùng
    tội nghiệp
    chàng cần mỗi cọng rơm.
    NGƯỜI CHƠI MỘT MÌNH TRÊN ĐỒNG ĐẤT
    Hắn trú trên râu, cánh và gai chân của bầy cào cào đang rối tung trên đám cỏ
    Làm sao tự ném được chính mình: co một chân? mở hai cánh chờ gió bọc? có cần lên đồi kia rồi cắm đầu xuống vực? hay cuộn lại giữa triền dốc mà buông thân?
    Hắn nghĩ cứ bất kể! Được lộn cổ là tốt!
    Ở phía thân hắn được ném tới chỉ cái nhìn là phẳng
    Nhưng đó thật là vũng rộng, nơi nhấp nhô những đỉnh cao ngất.
    Ở phía thân hắn được ném tới. Khoảng trống phơi phân trâu bò, những bệch đất bùn, xác chuột, hoa khô.
    Hắn còn tìm thấy dấu răng ký ức của hắn trên những trái non.
    Như bãi hoang hỗn độn. Tất nhiên rồi!
    Cần gì phải giấu chỗ phân huỷ ấy. Điều cốt yếu hắn đã xa hơn một đoạn, xa hơn ngày hôm trước và suýt nữa đuổi kịp mùa cỏ cũ.
    Tự xô ngã! Vâng, hắn ưng vậy. Cứ chúi lủi, lom khom, trước khi bật lên rồi lại chúi lủi, bò?
    Cúôi cùng hắn cũng tìm được lại sự ném. Trong lúc thực hành mỗi động tác túm lấy chính hắn ném đi, luôn tồn tại sự vướng víu khó chịu.
    Có thể là quần áo, tóc, móng, da. Cũng có thể là nhịp tim vay mượn của thế kỷ trước.
    Hắn phủi? rồi lại phủi, nhưng vẫn không dứt được sự níu kéo của gió, thói ấp ủ của ánh sáng, và cả sự rộng lượng của hơi thở.
    Thật bậy bạ nếu nghĩ rằng hắn không dám tự xé rách vụn hắn để lực ném được nhẹ. Bởi hắn tin từng mảnh lẻ rời vụn sẽ trì nặng hơn khối nguyên mà hắn lưu trú.
    Đừng hỏi đâu là điểm dừng: Hãy nhìn bầy cào cào búng nhảy trong nhịp hoàn hảo, luôn ở phía xa.
    Hắn liên tục ném, hắn không phải tranh một chỗ chôn thân. Hắn chỉ muốn tìm lại lòng ham chơi và cách chơi tràn cảm xúc trên đồi đất.
    C ó t h ể đ ó l à s ự r ư ợ t đ u ổ i v ô v ọ n g
    Nhưng chắc gì hắn không đến được đất đồng bất biến để chơi một mình.
    Và nếu khăng khăng đó là sự vô vọng, chuyện hắn được chơi trên suốt hành trình đến bờ vô vọng cũng đáng một đời.
    Giá tôi biết được cách ném thân để được thấy mình cũng chơi với hắn, trong cái thế giới đất đồng không vướng mắc!
    Nhưng nay tôi đã nhìn thấy hắn. Cái nhìn dù trong mọi cách không thể thay được hành động.
    T ô i
    n a y
    đ ứ n g
    c h ế t
    g i ữ a
    c h ố n v ô t h ư ờ n g
    và bật khóc.
    VŨNG BAN- CÔNG
    Hướng ra gió lớn
    những phương lửa bao giờ cũng tối
    những con mắt ban- công nhảy loạn
    chỗ đứng không thoát không gian cháy
    Ban- công bây giờ là tấm gương
    không vì sự nhìn sáng
    không dựng thành vách soi
    trong chất nước của sự nhìn lại
    bóng gương mặt
    tôi
    chậu không hoa
    sự chung sống bắt đầu kết hợp lỏng
    VỀ NHỮNG BỨC TƯỜNG
    Người ta nghĩ
    không có bức tường nào
    Như tất cả vật liệu đã được đưa ra khỏi suy nghĩ
    Gió thổi qua mặt phẳng trơn bóng
    Không tiếng chim gọi ồn
    Mọi âm thanh được kìm giữ như đã kìm giữ tiếng khóc
    Không có tiếng khóc nào nặng như tiếng khóc dội ngựơc
    Tiếng khóc bị cướp chỗ tựa
    Trong không gian không có bức tường nào
    (làm như chuyện không có bức tường nào là sự thật)
    Hơi nóng trở mặt nướng cong những con đường sáng rõ
    Mở hết mọi cách nhìn
    Khi ấy
    Khắp nơi là bóng tối cầu an và tự dối
    Khắp nơi là đêm rộng chỗ trú cam phận
    Và đổ nát được vỗ êm trong phần mộ của mình
    Tất nhiên!
    Những con đường rẽ hướng ích kỷ qua bãi hoang để vứt cái áo, đôi giày và cả hành trình khát vọng
    Đống gạch vụn thôi chơi trò trẻ con, thôi giấc trắc ẩn người già
    Những con mèo ngũ thẳng lưng không còn gì đáng kinh ngạc
    Những con chó biết chìa mõm ra tin giá trị chập chờn của loài ****
    Chúng ta bắt đầu tự trách đôi chân sao quá yếu
    Bởi không có bức tường nào
    (Làm như chuyện lấy hết vật liệu ra khỏi suy nghĩ là khả năng có thật)
    Để tựa vào đó và phóng lên, đạp tiếp vào bức tường khác
    Tìm đâu bây giờ những động lực ngăn trở để nâng chúng ta lên
    Và đạp chính vào động lực đó để đôi chân chắp cánh.
    HAI CÁI TRŨNG
    Một khi
    Nhiễm sắc chuyển vào mắt ông
    Từ nghĩa những mô sóng câu chữ
    ông bơi và tin
    Sống là chuyển động một dòng
    Ông đã dìm
    cột khói tàu
    Những người lạ, ý nghĩ khác vào biển số nhiễm sắc thể mở rộng cái trũng
    Giữa bao gương mặt chỉ trò chuyện bằng im lặng
    Tôi- sống trong mạch ngầm
    Khi không gian là của ông và những khối bọt nổi quanh ông
    Những cái đầu cứng
    Định hướng dòng chảy
    Mạch ngựơc tôi ơi- chảy đi!
    Đừng khóc
    Phun cao và hát
    Không cửa cho tôi những biển, sông, hồ
    Dẫu bầu trời hàng ngày trôi qua tóc
    Dẫu chôn trong tầng chỉ định
    Không gì quấy rối sự phun lặng lẽ này
    Không ngựa
    Không buồm
    Không giày và gậy
    Tôi
    Tự đào vào trũng tôi và thoát
    Tôi lại đến với việc làm mỗi sáng
    Đổ mồ hôi và nhổ nước bọt
    Khóc trong tóc rối người tình suốt đêm
    Trao tất cả vọng ngoài cho sự phân rã
    Cơn khát làm giàu
    Học phí cho trẻ
    Xỉa răng và đọc báo
    Mơ và nói mớ
    Cố quên những vọng ngoài tìm thấy và không tìm thấy hôm nay
    Là đây trái tim tự phun
    Là đây trái tim nhảy vọt tự té trong sóng sôi bất tận
    Sóng lớn của sự va đập đang cất cánh biến đổi chất đời sống này
    Và trũng nước ông
    Rốt cuộc đâu phải sống để loay hoay trơ khối cứng.
    TRƯỚC BỮA ĐIỂM TÂM TÍNH DANH
    Đôi khi trước mỗi rạng đông tôi như không có đầu
    Khoảnh khắc ấy, vũng lầy giữa hai vai tôi chỉ là cái ổ đất trồi sụt luôn trôi ngựơc hướng đông
    Tìm người anh em của nó
    Tôi đọc tên nó: thằng Bùn
    Cái thằng không xa thân tôi, không xa khoảng cách một cái khoát tay
    Tôi phải gọi tên nó lần nữa, trước khi trời sáng hẳn, trước khi tôi tự gọi được tên tôi bằng chùm ngôn ngữ khua vang, nghe vui tai và vô nghĩa như tiếng chuông trên cổ con bò
    Nhất thiết phải xoay mọi hướng cho nó thấy mặt, nó sẽ kịp mở mắt tôi trước giờ những ý nghĩ phù phiếm trởi về phủ tối mắt
    Tôi lại gọi: thằng Bùn
    Cái tên thật khó nghe! Tôi không chủ ý làm tan biến trạng thái thân thịên này
    Bấy giờ chẳng có gì chứng minh tôi đã gọi đúng tên nó, lắng không nghe dấu vết tiếng gọi. Tôi lại run run giọng gọi như khi nghe được đúng tên mình.
    Tôi thử gọi bằng một cái tên khác
    Tiếng tôi gọi chạy thẳng về phía tây rồi dừng lại, không ai nhận. Bấy giờ đập rộn trong ngực tôi là món quà tôi mang theo để tặng người anh em của tôi, món quà nặng buồn như khối đá.
    Tôi thử đọc tên nó bằng âm thanh sai biệt
    Ý thức tôi mở những vách gió kín bưng, những mặt phẳng nhoà nhạt những ổ khoá to như nắm tay đồng loạt mở miệng kêu và ngạo: ?oĐồ ngu!?
    Tiếng gọi của tôi được đẩy trả lại, được xá định trên lửa, tóc, da- thứ lửa thu hưởng từ sự trở chín thịt xương. Và nhưng giọt mỡ ngậy vàng bỗng chốc khuyếch đại âm thanh tính danh tôi.
    Và cái nồi giữa chỗ trũng hai vai tôi trở nên nóng đỏ. Trong bọt khói sự sôi tính danh, bữa ăn đã sẵn sàng.
    Tôi hao háo mở miệng lúc này chờ nhai thay cái đầu không tên. Cái đầu không bao giờ tìm sự tồn tại trong thời gian của nó bằng những bửa điểm tâm tính danh bất tận.
    Được 2910 sửa chữa / chuyển vào 14:37 ngày 10/01/2005
  4. 2910

    2910 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2004
    Bài viết:
    366
    Đã được thích:
    0
    MẢNH ĐẤT DỊU DÀNG
    Sáng sáng con bò lên đồi chúng tôi uống bình minh bò uống sương vợ tôi chứa bình minh trong cái chum nhỏ cô nói: thứ nước này nhăn nheo và già như chúng ta cô hát
    Ví dầu tình bậu muốn thôi
    bậu gieo tiếng dữ cho rồi bậu ra
    Gai cỏ ghim đầy tay tôi tôi sực nhớ cái bàn tay thế chấp ở ngân hàng móng ra dài không được cắt con bò về chuồng hoàng hôn nhào nặn bò thành khối ẩm nóng bò bị nhốt trong miệng đám muỗi đói một con bò sống vô nghĩa đem trái tim bất hạnh che chở chúng tôi lưỡi bò tôi mừng vì đã mua được thứ đất này ngân hàng Địa ốc nói: đây là miếng đất cuối cùng phần tính thêm cho tôi là đám ****-cào cào đang soạn sách bách khoa toàn thư con tôi cần học sách này chúng tôi dựng nhà ở đây ánh sáng của họng bò không có phần
    tối dế và cá không bị nước dãi cơn đói giết chết thắp đèn không nghe giấc mơ thở bất an ở đây gia đình tôi ăn cỏ vá hát
    ầu ơ? Đói ăn rau
    Đau uống thuốc
    BẦU TRỜI LÔNG- GÀ LÔNG- VỊT
    Bầu trời ngộp lông-gà-lông-vịt tiếng hắt xì nặng mùi ngũ vị. Những trường học trên lửa, người người được học về nỗi sợ, những bài học kéo dài từ đêm trước qua đêm sau mỗi đêm nỗi sợ luyện thành một thanh gươm cắm trên đầu một người một nơi gió réo. Nỗi sợ! Đó là thứ nhạc tôi muốn nghe không phải lúc nào cũng hay nhưng là thứ nhạc an toàn. Tôi nghe dài dài tôi nghe tới chỗ sự chết và tên tội phạm ý thức chỉ muốn trả lại những cái xác.
    Ở TIỆM HỚT TÓC
    Tôi, hễ soi gương ở tiệm hớt tóc là muốn làm cách
    mạng không hiểu giữa kiểu tóc và nghệ thuật
    lấy rái tai cuộc cách mạng nào sướng hơn. Tôi là dân đen, thường ngày không để ý đến giá trị đó, nhưng nếu có ai dán lên mắt tôi màu trắng hoặc đỏ, lập tức tôi nổi khùng lúc đó toàn thân tôi đậm màu tiết canh trộn mùi rau thơm đậu phọng. Tôi ghét cái việc tham gia sự nghiệp nổi dậy của những người trong quán rượu nhưng mỗi chiều tôi lại chìm ngộp trong cái mùi nước đái ở đó. Tôi khát thứ rượu được đong từ hi vọng nói thứ tiếng của biển biển hớt tóc lấy rái tai mỗi tháng vài lần mỗi mảng tóc mỗi mảnh rái tai là những con tàu chở ý thức dân chủ tới giúp những ông già nhăn nheo trở thành những cậu bé có vầng trán ấp ủ giấc mơ tương lai thành tổng thống.
    CÁI VŨNG HỤT HƠI
    Tặng Đinh Linh
    1
    Hắn nghĩ, nhìn ý nghĩ, chờ ý nghĩ vượt thoát cái vực không đáy. Hắn nói với bầy đàn ý nghĩ đang bơi hả họng trong vũng hụt hơi rằng: chúng bây tồn tại tùy thuộc vào đời sống của thanh kim loại có hai đầu nhọn đang thọc vào tim đâm vào đá.

    Hắn đớp được tiếng tôi nghe hắn hát

    Trời mưa lâm râm
    Bà câm chạy vô nhà bà già té xuống sông

    Mỗi ngày hắn đội nón và che cái miệng khỏi ánh sáng. Hắn đưa tiếng nói ra bờ sông. Có hàng triệu bà già ngồi trong cái miếu thờ, hàng triệu bà già từng ngậm tiếng như ngậm trầu và nhổ từng tiếng đỏ bầm vào bầu trời nín lặng.

    Hắn nuốt ực một cái, hắn há miệng cho tiếng ca nham nhở dấu răng tuổi thơ phụt ra từng tiếng từng tiếng một, nhảy theo đám ễnh ương chảy vào cơn mưa hoảng loạn.
    Tất cả đã mất nơi chốn dung thân.


    2
    Lần đầu khi gia đình tôi dọn đến ngôi làng này, tôi buộc phải đưa con gái tôi vào siêu-thị-tiếng-nói. Nó ba tuổi.

    Nó bị một đứa con gái cùng tuổi dùng tiếng của xác kẹo cao su trét đầy mặt, một đứa khác dùng thứ tiếng lạ tụt quần để coi con tôi mặc quần lót hiệu gì, lần khác nó bị một hộp trái cây phun tiếng vào mắt, tới giờ cái nhìn của nó có màu vàng ngờ nghệch.

    Tôi lo lắng cho số phận đứa con. Tôi luôn luôn theo sát nó mỗi khi ra ngoài để ngăn không cho con tôi đánh trả lại bọn đó bằng thứ tiếng đó. Tôi có nguy cơ bị mẹ của đám trẻ đó há miệng đớp gọn cái đầu. Trong cái làng này mọi người rất dễ căng thẳng, để được sống tốt, hàng ngày họ phải nuốt và nhả một thứ tiếng nặng kinh khủng, chỉ cần phản ứng một tí là có thể bị vật chết tươi. Anh khuyên tôi cẩn thận, xin cám ơn! Tôi không thể, tôi ham sống tốt, mục đích của tôi là sớm định hình hài từ thứ tiếng của cái làng này.
    BẦU TRỜI CÓ NẮP ĐẬY (Trích)
    2
    Cái nhìn, cành nào chờ treo cái nhìn ngày khác.
    Tôi nhận biết tôi lúc ấy, cái thằng khô giòn ván trên vách không màu.
    - Tên kia ngồi dưới vực thẳm làm gì ?
    - Hắn ăn mặt trăng của hắn.
    - Nắp đậy, chỉ là cái nắp đậy thôi.

    - Không bay ư !
    ?o Ngu !? hễ có thứ để nhai là tôi bay.
    Tôi hiện hữu để cúi mặt giấu miếng ăn và chỉ ngẩng đầu tìm thứ khác để nhai.
    ?o Ngu !? ngay cả việc nghĩ về món ăn của tôi cũng là hành động đánh cắp.
    Đừng mong tôi cho cái nắp đậy.
    Đừng buộc tôi.
    3
    - Chúng ta sẽ uống rượu chứ ?
    - ...
    - Tao thèm cào cào rang quá !
    - ...
    - Sao mầy biết tao từng ăn món đó ở rừng?
    - ...
    - Tao không ưa rau Tàu bay luộc, tao khoái rau Tàu bay xào dầu.
    - ...
    - Ừ thì tao khùng. Ừ thì chúng ta hiện ngồi đây.
    Tôi thấy tôi ngồi trong không khí đầy hơi rượu, tay khui nút chai, tự rót ra hai cái cốc sành. Tiếng rượu kêu như chuột rúc.
    Trong cột hơi liên tục ợ lên tôi thật thơm mùi đất.
    - Trời nóng quá!
    - ...
    - Nóng đến mức nào hả ?
    Hôm nay, thứ sáu ngày 5 tháng 7. trời nóng đến nỗi có một gã đàn ông cởi hết quần áo tại công viên trung tâm thành phố. Sau khi nghênh ngang trước đám đông vào giờ tan sở, hắn được một người đàn bà ẵm ngữa đặt vào trong xe nôi đẩy trả về hướng cái nắp đậy.


    4
    Trong cái hang chúng cư dẫn lên hướng tối, tôi thấy tôi bốc cháy,
    run
    và nhận ra một thân thể xa lạ ngoài ý thức tôi.
    tôi thấy tôi tiếp tục lên con dốc của tính bất lương và rùng mình phóng hai con mắt lửa

    không thể cưu mang nỗi tôi trên hướng dẫn lên tầng trên nữa: bầu trời.

    Một tên muốn thành kẻ cướp dấu khẩu súng giả
    trong quần khập khiễng chạy trong sự phẫn nộ
    từ tầng thứ nhất lô A chúng cư Lý Thường Kiệt
    và đang muốn đào thoát qua nắp đậy bầu trời.
    Hắn thất bại chỉ vì một tên làm thơ ngớ ngẩn
    tự biến thành mèo và nhìn hắn là chim.

    Ông Môn, người giữ xe kiêm bảo vệ chúng cư
    nói lớn: Đây là vụ cướp thứ tư bị thất bại trong
    tháng cũng là lần thứ tư ông nhà thơ khùng trở
    nên có ích.

    Tôi quay người bước xuống con dốc, đứng dạn chân đối diện tình trạng tụt dốc vận tốc cao.
    ĐƯỜNG VỀ VUI VẺ CẢ LÀNG*
    Tôi đi coi bọ hung cập cảng Sài Gòn. Có chuồn chuồn có dế cơm? Tất cả chúng tôi đứng xa xa nhìn xuống bến Bạch Đằng, hình như trên sông có cái cột cờ ở truồng mà đội nón. Tôi thấy thật là khó tìm đường về. Sông Sài Gòn nước chảy lên trời. Hình như có con tôi trong đám học trò mảnh mai như bươm ****, hình như chúng đứng sau lưng các quan chức thùng thình. Con ơi! Làm sao ba phân biệt được bọn quạ giả thường dân đang đứng canh chừng con. Ba chỉ thấy hình như xa xa là tàu chiến Mỹ với binh lính và sĩ quan sạch mới như những miếng bông gòn. Tôi lại thấy cái mà tưởng đã quên, rằng tất cả chúng tôi từng gặp tự do, đó là vết thương, đó là cái chết của một cuộc chơi hoá ra không sạch sẽ. Và tất nhiên đường về thật khó. Thôi thì, ghé qua tiệm mát-xa Khang Lạc, thằng nhỏ tôi từ lâu không được làm đầu, thật khoái khi được bắn pháo bông rồi húp hột gà la-cót. Tôi thích dừng lại một mình bên hoa trắng, trắng như bãi nước bọt của kẻ cùng đường, tiếng khạc và tiếng động của hy vọng ôi sao mà buồn! Thôi thì quên chuyện: nói thật điều mình nghĩ rằng tự do là thứ hoa tinh khiết nhất.

    11/2003
    --------------------------------
    *Nhân dịp tàu chiến Mỹ đậu bến Sàigòn sau gần 30 năm
    Nói chung là chủ đề này chỉ để anh em vào tán gẫu lăng nhăng với nhau thôi, thích thì cứ viết vài dòng vui vui vào có làm sao? làm gì mà phải lăn tăn nhiều thế hả nguoi_thuong? Thơ VTL có thể tìm thấy rải rác trên mạng nhiều, bạn có thể tự tìm được. Còn nếu muốn đọc cả nguyên bản thì chịu, chắc không kiếm được nữa.
    Này bác VTA, tối thứ Bảy em bắt xe xuống Phòng, bác chuẩn bị tinh thần anh em mình khướt một trận đê!!!
    Được 2910 sửa chữa / chuyển vào 19:43 ngày 10/01/2005
  5. caunem

    caunem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/02/2004
    Bài viết:
    1.262
    Đã được thích:
    0
    2910 ơi ... làm quả về Nguyễn Vĩnh Nguyên khơi mào năm mới đê
    bữa trước đọc Đà Lạt và những đoạn thơ rời thấy khoái khoái mà chả có bài nào nữa
  6. 2910

    2910 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2004
    Bài viết:
    366
    Đã được thích:
    0
    Inrasara (tên thật: Phú Trạm. Sinh năm 1957 tại Chakleng- Ninh Thuận. Hiện sống và làm việc tại Sài Gòn)
    Các tác phẩm thơ đã xuất bản:
    ?oTháp nắng? (1996)
    ?oSinh nhật cây xương rồng? (1997)
    ?oHành hương em? (1999)
    ?oLễ tẩy trần tháng Tư? (2002)
    Có thể xem các tác phẩm của anh tại:
    http://evan.com.vn/Functions/Author/?AuthorID=98
    hoặc
    http://www.tienve.org/home/authors/viewAuthors.do?action=show&authorId=152
    *
    * *​
    ?oLễ tẩy trần tháng Tư?, ?oLễ tẩy trần tháng Tư?? Tôi đã chuẩn bị sẵn trong tâm hồn mình mong gặp lại thần Brahma, thần Siva, gặp lại Chế Bồng Nga, nàng Mỵ Ê? gặp lại tất cả những gì quen thuộc mà tôi có thể nghĩ tới khi bước vào ?oLễ tẩy trần tháng Tư? của người Chăm? nhưng dường như Inrasara không nói với tôi về điều đó. Vẫn lấp ló đâu đây những con người, những cảnh huống xưa cũ văn hoá Chăm, nhưng bị phai lạt đi và đồng hoá nhiều với sự đô thị hoá ồn ã gần đây. Dù nhiều hơn cả vẫn là cái tâm sự của người con Chăm với lễ hội của ?ovăn hoá đùa vui, chịu chơi cả trong đau khổ?.
    Tôi những muốn được thả hồn hoàn toàn vào dòng thơ miên man của Inrasara. Nhiều đoạn nhịp thơ đã dẫn tôi đi trong không gian nhạc và nắng, nhưng vốn sợ hãi những hướng dẫn viên nói quá nhiều, diễn giải quá nhiều ở những nơi tôi chỉ muốn một mình với không khí thơ, Inrasara lần nữa khiến tôi thất vọng vì không hoàn toàn được ru mình như vậy. Thoảng hoặc, những câu thơ của anh khiến tôi giật mình:
    ?oSống chỉ 1 lần
    Dứt áo rồi quay lại Phan Rang cả trăm lần
    Sinh ra và chết ôi Phan Rang chỉ 1 lần?

    (Ngày 8: Sinh chỉ 1 lần)
    ?oĐôi lúc
    nửa đêm
    tôi nghe tháp mọc ngang trời?
    ?oHọ phố cả rồi
    tháp thì ở lại??

    Vì những cái giật mình như thế hay chỉ vì riêng với bài ?oSinh chỉ 1 lần? và cách định danh ?oTháp nắng? cho tháp Chàm muôn mặt của anh, mà tôi muốn đọc lại ở đây những bài sau?
    Được 2910 sửa chữa / chuyển vào 15:38 ngày 08/02/2005
  7. 2910

    2910 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2004
    Bài viết:
    366
    Đã được thích:
    0
    BẤT NGỜ NHIỀU CÁI NGHĨ TỐI NAY
    gửi bạn thơ Trần Tiến Dũng


    con ma nào đưa tôi ngồi quán

    tôi rơi vào mắt cô gái Chăm đầu tiên bán bia ôm
    em ngồi sát vào khiến tôi rụt cái đầu con nít.
    ồ tôi có thể dòm gì, làm gì em cũng được
    nhưng tôi muốn dòm / làm gì!?
    đôi mắt em chuyển màu suy nghĩ tôi
    có gì liên quan giữa bắp chân tròn thô đậm rơm rạ em
    với cặp giò thon thả vũ nữ Apsara xưa?

    Tôi ực một hơi bia 333

    có gì liên quan giữa vầng trán u uẩn bác chài An Giang với
    cằm ngạo nghễ Shiva?
    từ bia Võ Cạnh đến ghế tôi ngồi đêm nay chưa đầy hớp
    làm sao linh hồn tôi thăng hoa?

    cha dạy tôi đánh vần tên sông mơ hồ
    huyền sử ông ngoại kể tôi không muốn nhớ
    Glang Anak viết thi phẩm mỏng tang nhiều thế hệ thuộc / hiểu thì sai
    làm sao tôi thở than cùng em tiếng mẹ?

    Con ma lôi tôi khỏi quán

    tổ tiên góp sức gì vào xuống cấp hôm nay?
    tâm hồn đám hậu duệ khô gạch nung
    âm tắc đọng vòm họng dân Quảng 500 năm không chịu mất vết
    vẫn đậm mắt buồn tháp hoang
    vẫn môi dày, mày rậm, tóc gợn, da ngâm, bắp tay săn chắc

    Tôi đứng sững dưới hiên mưa.

    hôm qua
    tôi vỗ đùa vào bụng bia đàn ông Cham thứ 100
    có dính dáng gì giữa ngang tàng vòm tóc Bồng Nga với
    chền ễn bụng bạn tôi?
    con gái tôi bảo: cha ơi đêm qua con mơ thấy bộn bong bóng xì

    ôi là khốn khổ
    chúng tôi lớn lên từ Mĩ Sơn, Dương Long
    chúng tôi lớn lên từ nhà Yơ,[*] nhà Halam /
    chúng tôi cũng lớn lên từ chòi lợp tôn Mĩ
    lớn lên từ Panwơc Pađit, Pauh Catwai /
    cũng lớn lên từ Truyện Kiều, thơ Nguyễn Trãi
    lớn lên từ nắng, mưa, bão miền Trung /
    cũng lớn lên từ cánh đồng mỡ mầu Tây Ninh, Châu Đốc
    từ bùn đất Châu Lý, Châu Ô / cũng từ nước sông Phan Rang,
    Phan Thiết
    chúng tôi có biết đến tên Khổng Khâu, Socrate / cả Jaspers, Derrida
    có đọc lỗ mỗ Dante, Tagore, Sartre, Palmer
    tội ơi cho chúng tôi đứa con hoang lịch sử !

    Tôi đi lao vào mưa

    ôi là phó tiến sĩ hữu nghị đứng giảng đường
    ôi là đồng hương bác nông dân cày rẫy Quảng Nam
    họ hàng xa cô gái mười bảy bán bia ôm Sài Gòn
    chung huyết thống tôi trí thức mang nhiễm triệu virút
    sách vở khệnh khạng

    Tôi đi. không hiểu về đâu đêm nay.

    tôi nhiều lần nằn nỉ vợ đừng nói bệnh hãy nói rwak
    dạy thằng Út tập phát âm chuẩn jwai, panwơc, twei
    lên lớp ông bạn chớ trò chuyện với con bằng thứ ngôn ngữ độn
    ai người dạy tôi?

    hãy tha thứ cho chúng tôi đứa con quái thai của
    mảnh vụn văn minh tái chế

    tội nghiệp cho các mandapa tưởng mình quan trọng
    tội cho đầu gà trên mâm cỗ kia ngỡ mình quan trọng
    nhân vật kia cố gắng làm quan trọng bằng hành vi
    trịnh trọng lập ngôn trang trọng
    tội cho cả tôi thấy chúng chả được kí lô gờ ram nào quan trọng

    Tôi thiu thiu đánh giấc trong góc ngôi nhà ma

    trang sử hãy mau chóng gấp lại sau lưng như quán bar đóng sau lưng
    dù chúng tôi không là kẻ động phản quá khứ
    đứa trẻ quên ngay cuộc chơi vừa chơi hôm qua
    quên làm chúng lớn

    buồn cười
    tôi làm thơ để cãi nhau với bóng của mình.

    Cuối cùng tôi băng ngã tư đi về vào một giờ kém.

    Buổi sáng ?" rất sảng khoái, tôi ra sông Lu
    gánh theo đầu kia 41 inư akhar Cham K C T, đầu này
    nhúm chữ cái Latinh A B C
    nhận đầu chúng xuống nước bắt tắm gội từng đứa một
    và tôi vui vẻ tắm với chúng.

    _________________________
    [*]yơ, halam: tên nhà cổ Cham; panwơc pađit:ca dao; mandapa: phần kiến trúc dựng trước đền thờ chính, là nơi để chuẩn bị những nghi thức tế tự; inư akhar: chữ cái; Võ Cạnh (Nha Trang): được xem là bia đá đầu tiên của Champa, khắc chữ Phạn.
    CÁI KHÔN THỪA
    mặt đất có lắm người khôn tôi gặp
    thuở con nít thời trai trẻ
    gặp nhiều hơn khi lớn
    họ khôn nhiều rất nhiều cái khôn
    không thể đếm nhưng vẫn có thể
    như bọn trẻ đếm viên bi
    nhiều lúc muốn tràn khỏi túi
    đã ních chặt phồng căng tiền, người tình
    bài thơ, sự nghiệp rách
    khôn giành hết về phần mình
    để làm gì không hiểu
    tôi thấy họ giấu giấu giếm giếm
    đôi lúc cũng xoè ra như sẵn sàng
    đối phó hay ra tay với ai không biết
    thỉnh thoảng tôi cũng thèm khôn như họ
    viết lách hay bon chen nhưng
    khi ngồi trước giấy trắng tôi quên khôn
    ồ khôn nhiều mà làm gì
    ôi cuộc đời để làm gì chứ
    họ?
    NHỮNG NGÀY TRỐNG (Trích)
    Ngày 2: Nghèo

    những cái bụng không đói ăn
    mải bươn bả đi tìm
    của cải, tiện nghi làm an ninh.

    những trái tim hết nghe khát
    đã không cần thiết tìm
    vô ích mấy tập thơ dăm đêm hòa nhạc.

    những tâm hồn đã nê
    trang báo pha tình pop coca cola
    thôi còn biết đói.

    quần chúng đất nước nghèo nhất thế giới
    không cảm thấy nghèo.

    tinh thần kẻ giàu nhất thế giới
    đang rất nghèo
    nghèo rớt.
    Ngày 8: Sinh chỉ 1 lần
    Ôi Phan Rang Phan Rang sao không đâu khác mà Phan Rang?
    làm chú rể ở Phan Rang 2 lần
    hát karaoke 3 lần, khóc 4 lần, đánh nhau say xỉn 5 lần.

    Sinh ở Phan Rang chỉ 1 lần.

    Như trước đó cha tôi sinh hay trước nữa
    ông tôi sinh, lớn và chết
    như Phan Rang nắng ngàn năm xưa sang triệu kiếp sau
    đứa con tôi sẽ nơi đâu?

    Yêu ở Phan Rang 6 lần, đau khổ cũng ngần ấy lần
    giàn lửa không thiêu hết tóc em trưa ấy
    đêm nay nung sôi ***g ngực anh.
    gục ngã ở Phan Rang 7 lần, gượng đứng dậy hơn 7 lần.

    Sinh ở Phan Rang chỉ 1 lần.

    Sao không 600 năm trước hay 700 năm sau ôi Phan Rang?

    Vinh quang lớn / bé 8 ?" 9 lần
    hổ mặt không muốn nhớ mươi lần
    giúp người vài lần, chịu ơn đời ngàn lần
    nói ngu ngốc, phét lác / làm thơ, viết lách trịnh trọng bộn lần
    chịu đói, nhịn khát / tiệc tùng khoái khẩu nhóc lần.

    Sống chỉ 1 lần.

    Dứt áo rồi quay lại Phan Rang cả trăm lần.

    Sinh ra và chết ôi Phan Rang chỉ 1 lần.


    Ngày 10: Từ góc quán cà phê
    Sáng nào cũng vậy
    túi xách simili rẻ tiền
    trước cửa Trung tâm môi giới việc làm ?" các nàng đến
    ngơ ngác nhìn / hỏi / đưa mắt dáo dác tìm
    rồi đi.

    Hệt nhau
    quần jean rộng hơn hay chật hơn
    mái tóc dài hơn hay ngắn hơn.

    Hệt nhau ?" nơi đi, điểm đếm
    từ những số phận đi tìm những số phận
    hi vọng sẽ khác.

    Sáng nào cũng thế. Tôi thấy những số phận
    đi theo đoàn hay đơn lẻ
    bằng dáng đi sụp đổ
    biến hút vào trưa.

    Biến hút vào trưa
    tôi thấy những số phận
    cửa sau thành phố.
    THÁP CHÀM MUÔN MẶT (Trích)
    ·
    Chế Lan Viên trông dáng tháp gầy mòn
    Sara ngó ra tháp nắng
    Thu Nguyệt thấy dấu chấm than
    một tháp mà có bao kiểu ngộ (và ngộ nhận)
    ·
    Đôi lúc
    nửa đêm
    tôi nghe tháp mọc ngang trời
    ·
    Người không học thấy tháp là tháp
    Người có học thấy tháp vẫn là tháp
    thi sĩ thấy tháp là chim
    ·
    Đôi khi tháp nhớ nàng Apsara
    Tháp mong thần Shiva thăm hỏi
    họ phố cả rồi
    tháp thì ở lại
    ·
    Rất nhiều tháp Chàm bay ở Sài Gòn, Tokyo, Kabul
    bay qua Happy New Year, giữa Black and White
    rất nhiều tháp xanh
    bay đêm màu xanh, tôi thấy.
    ·
    Mùa hạ tháp ở trần nằm
    mùa đông tháp ngủ đắp chăn lá cây
    không cánh không tay- tháp đứng nắng
    ngày mai tất cả cùng bay.
  8. 2910

    2910 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2004
    Bài viết:
    366
    Đã được thích:
    0
    LỄ TẨY TRẦN THÁNG TƯ(Trích)
    3. Cư sĩ và đám mây kí ức (trích)
    Ngước mắt nhìn xuyên tầng mây trĩu nặng,
    phóng tầm mắt vào vùng u tối bên kia cõi trưa
    ông hỏi vào một miền xa, rất xa:
    Người anh em ta nơi đâu?
    mặt trời trưa nhiệt đới sắp đổ lửa xuống sa mạc
    trần gian
    họ đang chạy về đâu? hơi gió rú rừng trước mặt ta
    hất đám mây rớt lại
    đám mây thập giá đỡ đần cưu mang đang manh tâm
    đè bẹp họ
    đợi họ cuối đường khát khô!
    khi xưa ta đã yêu đất, yêu mây/
    chưa học biết yêu con đường
    cứ ngỡ trong đám mây mù loà kia có con đường
    hay vạch mây trôi dẫn hướng con đường
    ôi! Dẫu đám mây là nước mắt mẹ ta, mồ hôi cha ta
    một ngàn sáu trăm năm tích tụ nhưng vẫn cứ
    là đám mây bềnh bồng phiêu lãng
    ta đã hoang phí cả tuổi trẻ trì níu đám mây ở lại với ta
    với con cái ta/ đám mây vẫn cứ
    phiêu du hoang đãng
    phiêu du hoang đãng với dòng nước mặt nhục nhằn ta.
    Người anh em của ta nơi đâu?
    dòng nước mắt nhục nhằn vỡ lòng ta bài học
    đầu tiên về con đường
    bài học ta phác vào con nước dòng sông, vẽ lên
    khoảng không, ta khắc trên bãi cát
    bài học anh em phải học lại ngày mai
    Quá khứ diệu vợi bao la/ hôm nay là cánh đồng cày ải
    của cải cha ông phong nhiêu ngất trời/ hiện tại là
    thửa ruộng ta canh tác
    con đường mòn ta vạch dẫu đa mang/ ngày mai
    mới chính là biển cả đánh bắt của con
    Đứa con ta sẽ về đâu?
    đám mây nặng ngày xa hơn nửa đời thương, đau ta vác mang đổ về đồi xa
    đám mây ta sắp vĩnh viễn từ bỏ
    đám mây có mang mưa linh ẩn làm nẩy mầm hạt
    mùa mới?
    chúng đang trôi về đâu?

    6. Ẩn ngữ Pauh Catwai (Trích)
    Hãy nâng cốc mừng chúng ta, đứa con của ánh sáng và
    bóng tối đồng loã
    đứa con lớn dậy từ mảnh vụn văn minh tái chế
    đứa con của hoàng hôn và của ban mai.
    ·
    Văn hoá Chăm là văn hoá đùa vui
    chịu chơi cả trong đau khổ
    ·
    Tôi còn buồn là tôi còn sống
    tôi còn viết là tôi còn yêu
    tôi hết yêu là tôi đã chết

    10. Lễ tẩy trần tháng Tư
    Nắng đã khởi động trên đồi tháng Tư
    khởi động sớm hơn nhiều thế kỷ trước
    khi biển còn chưa thức giấc
    sớm hơn cả ký ức thầy chủ lễ già.
    Sớm hơn. Nắng đã khởi động
    nắng cưỡi lên chiếc roi mây vũ sư Kaing
    đánh thức trống baranưng còn nằm phủ bụi trên sà nhà
    lay dậy tiếng gà gáy cặp gà trống đêm cuối cùng chờ hiến tế.
    Nhanh hơn. Tôi thấy nắng vỡ
    trên bước chân viên pháp sư bước gấp xuống đồi
    nhanh hơn nữa. Tôi thấy nắng tràn
    không kịp cho giọt sương còn nán ngủ
    nắng vây bọc mái tóc đám thiếu nữ xuống sông
    lấy nước, cây cột, tấm tranh, màu áo,
    tiếng gọi nhau tràn về đầu làng để dựng lên
    kajang cuộc lễ
    nắng vồ chụp cả khăn mưtham bà vũ nữ
    bay qua 365 ngày tẩm nhiễm nỗi trần gian.
    Lễ tẩy trần đang khởi động
    cũng ngày này tháng này của muôn ngàn năm trước
    cũng cái lo lắng, đắm say, thắc thỏm chờ đợi này
    chỉ sự lặp lại là có mặt
    cũng bản kinh, bài tụng ca đang được giở ra này.
    Lửa đã đỏ
    đỏ trái lựu mua ngoài chợ hôm qua đỏ hoa phượng
    vừa hái đỏ nắng hạ
    đỏ màu áo Ông đỏ
    lửa đã đỏ vào ngõ ngách mọi tâm hồn chờ đợi
    nến được đốt lên nhiều ngọn nến cháy lên giữa trưa ngày
    trước cửa kajang kia- lửa đã đỏ.
    Ông thấy
    Ông giơ cao roi/ cao trên những thế kỷ cũ
    ông quất xuống hai chân/ hai chân ù lì
    từ triều đại trước
    bàn chân 365 ngày chỉ biết đi theo đường cày
    bàn chân hôm qua chậm chạp nhịp cei dalim, cel tathun
    bàn chân toan làm xơ cứng.
    Lễ tẩy trần tháng Tư đang khởi động
    tiếng thầy chủ lễ lầm rầm khấn tiếng baranưng vỗ
    vẫn còn là chưa đủ- bài kinh lễ nguyện cầu
    chưa đủ cho niềm vui Ông.
    Kho chúng ta đầy ứ từ- những từ mòn chán
    đầy ứ từ/ vẫn không lấy manh mún từ ngợi ca
    niềm vui
    một từ vươn vai ngang tầm ngọn lửa
    ngang tầm lễ tẩy trần.
    Không còn từ để gọi. Ông thét lên. Các từ xếp cánh và
    lủi mất
    chỉ còn tiếng thét Ông tràn vào khoảng trống trần gian
    A? U? M?
    Ông thét lên
    tiếng thét dội đến bầy trâu gặm cỏ đồi xa dỏng tai nghe
    oan hồn bị lãng quên ngàn năm đội tro than ngồi dậy
    cánh chim giật mình bay ra vội vã quay lại
    như sợ bị tranh mất nguồn vui tẩy trần
    AUM? AUM? AUM?
    Ông đã thấy
    cửa trời mở như vòng tay người vợ kiếp xưa ông mở
    đám mây mùa tràn về như chỏm tóc đứa con trai
    kiếp sau ông bay về
    Ông dang tay
    Ông bước tới, đạp tới bằng bàn chân ngày qua còn đẫm bùn
    sá gì ngọn lửa lẹt đẹt với tiếng vỗ tay ahei lẹt đẹt
    sá gì trống ginang đánh giục truy đuổi sợ hãi
    Ông biến vào lửa Ông nhảy cùng lửa Ông là lửa
    sạch lần cuối cùng/ sạch muôn ngàn lần nữa
    cho thế giới một lần được sạch. Như thế.
    Nhanh. Nhanh hơn.
    khói bốc lên thành mây, khuôn mặt người cụm mây,
    mái tóc vạn sợi mây, cả khoảng không gian
    tảng mây mưa khổng lồ
    chúng đang lở, đang vỡ và sắp ném tới trận mưa.
    Đã vỡ lễ tẩy trần tháng Tư. Ông thấy
    vỡ đất, trời, âm thanh bài tụng ca
    vỡ niềm vui chờ đợi giấu kín.
    Cuộc sống không còn là chần chừ, trì hoãn nữa
    nhanh, nhanh hơn
    nhưng chậm quá chậm như không thể nào chậm hơn
    Ông thấy
    ngôn ngữ bài tụng ca tràn vào triệu tế bào đang sống hay đã chết
    tràn và lay động không bao giờ cho chúng ngủ nữa
    cả triệu triệu hạt mầm đang vươn vai ngóc đầu.
    Bước đạp vạm vỡ hơn. Tôi thấy- dứt khoát hơn
    thế giới vỡ vụn và ráp lại qua hơi thở gấp
    lửa hấp hối.
    Ông bị quăng ra khỏi vùng lửa- mình đầy thương tích
    cả thế giới thương tích- chỉ nụ cười vẹn nguyên niềm vui vẹn nguyên
    triệu triệu giọt nước bay về giập tắt tia lửa sống sót
    toan gượng dậy lần cuối cùng
    giập tắt khổ sở, thất vọng trên những khuôn mặt
    Tôi thấy.
    Ở bên kia niềm vui
    Sự chịu đựng vẹn nguyên họ lại bắt đầu bén rễ
    Bis bis vơk vơk
    lần nữa ta đi
    lần nữa lần nữa đi cuộc sống.
    -----------------
    *kaing: Một chức vũ sư Cham; baranưng: tên một loại trống; kajang: rạp lễ; mưtham: một loại khăn quàng; cei dalim, cei tathun: tên điệu vũ; ahei: hoan hô; ginang: tên loại trống đôi; vơk vơk[/i]: nữa nữa; Aum[/i]: âm thánh linh- được Chăm biểu thị đại giác bằng hình tượng Haumkar.
    Được 2910 sửa chữa / chuyển vào 15:45 ngày 08/02/2005
  9. 2910

    2910 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2004
    Bài viết:
    366
    Đã được thích:
    0
    Mai Văn Phấn (Sinh năm 1955. Hiện sống và làm việc tại Hải Phòng)
    Các tập thơ đã in:
    ?oGiọt nắng? (1992)
    ?oGọi xanh? (1995)
    ?oCầu nguyện ban mai? (1997)
    ?oNghi lễ nhận tên? (1999)
    ?oNgười cùng thời? (1999)
    ?oVách nước? (2003)
    Liên hệ các bài tiếp ở:
    http://evan.com.vn/Functions/Author/?AuthorID=122
    hoặc:
    http://www.tienve.org/home/authors/viewAuthors.do?action=show&authorId=138

    *
    * *​
    Một trong những đặc điểm của thơ hay là người đọc có cảm giác bị bài thơ ?ohạ gục? ngay từ lần đọc đầu tiên, và đọc đi đọc lại, vẫn bị từ trường bài thơ hút hồn và xoáy đều theo nhịp điệu hay cơn lốc xoắn do những câu thơ hè nhau vây bủa tâm hồn mình. Đọc thơ Mai Văn Phấn, ở một số bài, có cái thích thú như vậy. Tôi đã bị cuốn vào kịch tính của bài thơ ?oVẫn trấn tĩnh tiễn khách ra ngõ? cho đến câu thắt nút cuối cùng. Tôi đã bị knock out lí trí ngay từ những dòng đầu bài ?oQuay theo mái nhà?? đủ để tôi tự tin rụt rè đi tìm tập thơ ?oVách nước? tại nhà thơ ở Hải Phòng giàu lòng hiếu khách này.
    Có thể tạm xếp thơ của anh theo ba thời kỳ chính là trước, trong và sau tập thơ ?oVách nước?. Nếu ở những bài thơ trước ?oVách nước?, người đọc có thể thấy thái độ kiên tâm thơ của anh đều trên mặt báo, nhưng vẫn chưa đủ để những câu thơ hay hay đó thoát ra khỏi biết bao bài thơ hay của người khác đăng trên các trang in mà đọng vào tâm trí mình. Thì đến giai đoạn ?oVách nước? hoàn toàn có thể người đọc bị giật mình khi lạc vào không gian mới lạ lẫm với những cảm xúc nghiệm sinh đau đớn:
    ?oDọn nhà thuỷ táng cả chân nhang
    Sao hương khói vẫn còn quanh quẩn?
    ?
    (Linh hồn đã bay?)
    ?oNước mắt làm tôi tỉnh dậy
    nỗi đau cuộn sóng bạc đầu
    ?
    (Nếu)
    ?oTôi chạy quanh và miệng sùi sọt
    Tôi nhễ nhại, giả chết, ***g lộn
    Tôi rã rời, loạn nhịp, vỡ tung
    Tôi thấm nước và vắt ra nước...
    ?
    (Chỉ là giấc mơ)
    Ở ?oBiến tấu con quạ? có tính chất như một trường ca thu hẹp, tôi đọc thấy chất tranh đấu, xâm thực giữa các hình ảnh, linh hồn và cái chết, giữa cái sống phi lý với cái chết bất ngờ vô nghĩa lý?
    Trong cái thế giới bị vây bủa và chìm ngập trong những ám ảnh mơ hồ, đâu là lối thoát và đâu là bàn tay em mát hạ dịu cơn sốt bừng bừng cơ thể? Mỗi người đọc phải tự đi tìm cho mình một ?ovách nước? trong những nhịp điệu vang vang trên mỗi bài thơ thôi chứ biết làm sao?
    Gần đây, giọng thơ anh chuyển hướng nhẹ nhõm hơn, có mang một tiếng cười dịu dịu bất ngờ giữa thực trạng được nhìn nhận cố gắng khách quan đến tưởng như lạnh lùng?
    Nhưng đó là tôi cứ tạm xếp ra các thời kỳ như vậy để dễ bề cho mình theo dõi thôi, chứ ở một giọng thơ luôn có ý thức tự làm mới mình không ngừng như Mai Văn Phấn- dù chỉ là những bước chuyển nhỏ đi dần khỏi chính những vùng từ trường do mình tạo ra để tạo ra những vùng sinh quyển chữ mới- mỗi bài thơ tự nó có sức lay động tinh thần từng độc giả, theo ý muốn, không lệ thuộc vào cách mà tôi tự áp đọc một cách rất chi là cảm tính.
  10. 2910

    2910 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2004
    Bài viết:
    366
    Đã được thích:
    0
    LẨN THẨN LÚC CHĂN VỊT
    Đi hết triền sông
    Những con vịt lạc vào đầm lầy
    Tôi ném nắm đất để chúng quay lại
    Đến lượt những ý tưởng của tôi giữa đầm lầy khắc khỏai
    Thèm một nắm đất ai ném trước mặt
    Để chòang tỉnh thấy mình như con vịt ngẩn ngơ
    (Trước 1995)
    TIẾNG ---------KẸT ---------CỬA
    Vọng trong cơn mơ thành tiếng sét
    trên giường cũ
    cánh đồng rộng lại về
    mùi đất ải dâng mưa mù mịt
    quyện vào mồ hôi chiếu chăn
    thân cò, phận cò
    chìm trong màn trũng
    thoai thoải xá cày vừa gối
    phù sa bồi ngập lỗ tai
    lòng tay lao xao tôm cá
    người đi sạt đất lở bờ
    cố trấn tĩnh và nhớ trong mê sảng
    trước tiếng sét là tiếng cuốc
    trước nữa là cây bén xuống vực sâu
    tiếng sét đi không còn vọng
    thông với vực sâu lối hẹp
    tiếng kẹt cửa réo vang
    mở con đường.
    DỪNG LẠI ĐỂ SUY NGHĨ
    ... tại thời khắc mất lái
    giữa những chiếc xe quá hạn sử dụng
    võng mạc đột mở khâm liệm cái chết

    sẵn sàng

    nơi ranh giới tiếp diễn và kết thúc
    lạc quan và bi đát
    lóe sáng tinh thần tôi vụt thoát
    cánh chim loang loáng như gươm tung lên
    như bụi...

    bét nhất là thân xác phải biến thành
    kim cương hoặc chất dẻo
    ĐẾN TRONG Ý NGHĨ
    1
    Đôi mắt tấm liếp khoét thủng, cánh tay buồm chão, những bàn chân lá khô cong vênh lê trên mặt đất. Và miệng hắn, sâu hoắm, mở rộng, vỡ ra từng mảng để nung vôi.
    Hắn thường đến với tôi trong ý nghĩ.
    Bảo tôi sợ hắn, không phải. Muốn thu nạp hắn, không. Hay lãnh đạm, trốn tránh, nể trọng... cũng không. Thế mà hắn đan lẫn vào tôi từng hơi thở. Vợ tôi giải thích: Trong âm có dương, trong dương có âm.
    Tranh luận là hết.

    2
    Tôi đi xe hết ga hết số. Răng nghiến chặt. Tay bóp cổ hắn. Kéo hắn lướt trên mặt đường. Những hàng cây, bức tường mới cũ, cùng những bóng người trôi vụt lại sau. Đích đến là buổi lấy phiếu tín nhiệm đề bạt, trả lời phỏng vấn, chuẩn bị phong bao một đám hiếu, cuộc gặp gỡ một nhân vật quan trọng... Hắn kéo căng mọi giác quan tôi, ninh nhừ ý nghĩ, đóng đinh dây thần kinh giữa hai đầu phố.
    Thoáng khuôn mặt vợ con trong khoảng lặng những quảng cáo thương hiệu.

    3
    Hắn mặc cả từng việc. Một cành gãy còn treo trên cây nhờ đám lá, đầu kia chĩa ngọn giáo xuống lối đi. Ai tự nguyện đến làm chim, làm gió?
    Nhiều hình nhân cử động trong ký ức không rõ mặt, hắn cho tôi tuỳ nhận, không cần bắt thăm.

    4
    Tôi bị sụt cân, mất ngủ triền miên. Hắn đem đến mấy bài thuốc. Không bao giờ tôi sử dụng. Như, bất ngờ đập chết một con vật nuôi trong nhà lúc nó mải chơi với những con vật khác. Và đêm đêm lại chuyện trò với bộ lông ấy đã nhồi rơm. Hoặc, hối lộ nhân viên phòng mổ chui vào đội lốt. Lúc bác sỹ hô kéo thì đưa KIM CHỈ, hô THUỐC MÊ thì tiêm DOPING.
    DẤU VẾT
    Bức tường và cánh cửa vẫn đóng. Làn hương lao về phía tôi tìm cửa thoát hiểm cuối cùng. Đập vỡ khuôn mặt thủy tinh hương thơm đào thoát vào trong, qua những khoảng tối nhốt đầy kỷ niệm... từng quả trứng nở bung dị ảnh, thoáng bóng cô hồn vào ăn cỗ cưới, ai thắp đèn đuổi ma trong cây, tiếng khóc dạ đề huơ trên đống lửa... Tôi trong quầng sáng khó phân định, dính chặt vào loa phóng thanh đầu xóm mùa lũ. Bàn tay nước giờ đã khô còn mắc kẹt trong khe cửa. Không xa là hàng rào thưa. Không xa là đàn rêu đến kỳ sinh nở. Những làn hương thanh tao bầm dập cùng đổ về trong cơn lốc phân định lẽ phải cuối cùng. Nhưng tiêu chí chúng đặt ra quá đỗi mơ hồ nên chẳng bao giờ tìm được chân lý, tốt hơn hết chỉ còn cách đào thoát. Dù đào thoát về hướng nào, bằng cách nào cũng không giấu nổi dấu vết. Trong sổ tay những đoàn khảo sát chúng sẽ được gọi đích danh bằng thuật ngữ La-tinh.
    MƯỜI BÀI TẬP MÙA XUÂN (trích)
    5
    ... băng giá tan trên đỉnh cây vệt sáng rải mờ mở con đường chênh vênh trẻ thơ ướt tóc đuổi theo lũ chuột đồng rét mướt đàn châu chấu rách cánh thoảng hơi áo bông cố choàng lộng lẫy xuống đáy ao làng gió thổi người xiêu rúm ró tia chớp dạt bông hoa mềm dắt bụi dứa dại chới với vươn về phía bàn tay khô ngỡ mọc ra từ chiếc gai nâng chiếc kèn lá rúc cứa vào môi làm máu nóng tung tăng nhiều móc chiếc khăn quàng không mang được ánh mắt bên kia bờ giậu lá tơ non càng nghẽn thở lô xô tô đậm con đường vắt qua đáy mưa bụi thèm vãi cốm pháo bông càng trằn trọc ngậm ngùi linh hồn càng lủi thủi lần về trong hun hút...
    8
    ... đọt mầm vươn trong vòm họng tốt tươi dịch vị cỏ mật đắng rôn rốt trái non đàn dế mở tiếng hoan hỉ thoát nạn mùa đông mặt hồ đang khai sinh ra nước rơm rạ tự nguyện hiến thân trong tro trấu nguội tàn mọi nghiêm cẩn bỡn cợt đều nhầm lẫn bởi muôn đời chim chóc về chao lượn bầu trời không hình nhân nón rách trên đồng không sợ hãi mọi người đi trong tự tin ướt át không lời răn hay van vái ý nghĩ ước phục sinh của vòm diệp lục đang thở mùi chăn ấm gọi da thịt em trong trái chín mắt cắt gọt từng lớp vỏ nhói ngực cuồng si từ đỉnh đầu chảy xuống thắt lưng em sinh thành anh hạt nước to mọng rơi xuống đám kiến vừa từ chối phô diễn bản năng đằng đẵng xếp hàng trong sương khói phủ mờ quan niệm mất đà mọi quán tính anh ước trong sự không rõ ràng được thả hết mọi hoang tưởng mà hy vọng nhiều điều...
    9
    ... đó là thời khắc rất khó phân định rạch ròi giao mùa trên vai người lái đò tự đẩy mùa xuân quay lại phía sau mà không biết bởi hơi ẩm vẫn phủ ngập trong khăn áo ủ thói quen cũ rích và rất lâu sau đó sẽ có ai bình tĩnh lấy điểm mốc chính xác lúc ngọn đèn vô tình tự vẫn trước bản tin dự báo thời tiết...

Chia sẻ trang này