1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thơ đương đại- một góc nhìn

Chủ đề trong 'Thi ca' bởi 2910, 29/10/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. 2910

    2910 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2004
    Bài viết:
    366
    Đã được thích:
    0
    Những câu anh hỏi rất khó trả lời một sớm một chiều được, HuynhHac79 ạ. Nó liên quan chủ yếu đến các tiêu chí phân kỳ văn học. Để đưa ra được một bộ tiêu chí, đặc điểm về thơ, về kinh tế, chính trị, xã hội... thời kỳ này để dứt nó ra khỏi thơ các thời kỳ trước là việc bất khả với một độc giả (dối) vì bên cạnh những đứt gãy là sự chuyển mạch liên tục của nền thơ luôn luôn vận động.
    Nhưng để khẳng định một nền thơ "mới" đã ra đời, tôi nghĩ không còn dựa được vào các tiêu chí về chính trị nữa. Thơ đã có đời sống riêng, sự vận động riêng của nó không hoàn toàn phụ thuộc vào các mốc lớn trong lịch sử chính trị xã hội. Vì nếu lấy mốc Đại hội Đổi Mới (1986) thì chưa thấy có hiện tượng thơ nào nổi bật có ý nghĩa sâu rộng đối với xã hội. Phải bắt đầu từ sự trở lại từng bước "tái hoà nhập cộng đồng chữ" của Nhân văn Giai phẩm và hiện tượng Nguyễn Quang Thiều để bắt đầu suy nghĩ về một nền thơ mới, tự do hơn, đổi mới hơn trong giai đoạn "mở cửa". Rồi nữa về năm vừa qua, khi có một loạt những hiện tượng thơ tương đối đột ngột xuất hiện bắt người ta phải nghĩ về một góc quanh mới của dòng chảy thơ đương đại. Tóm lại, tôi nghĩ là phải dựa vào các hiện tượng thơ để phân kỳ thơ chứ không dùng mốc chính trị nữa. Nhưng để nhận định rõ những đặc điểm của thơ thời kỳ này thì tôi chịu, không thể cứ nói khơi khơi ra rằng nó giàu có về ngôn ngữ và biểu đạt, nội dung thể hiện phong phú đa dạng về tất cả các góc cạnh của xã hội, biểu hiện được các bức bối của con người cá nhân trong tiếp nhận các giá trị khác mình, tự bên ngoài, vân vân và etc được. Mà việc lôi ra một số đặc điểm đó, tôi vẫn đang chờ bác hoặc ai đó thử nêu ra trước đi, xem các bác thấy có đặc điểm gì ở thơ thời kỳ này mà các bác đọc thơ hôm nay xong, đọc lại thơ thời kỳ Cách Mạng hoặc thơ "Mới" 32-45 vẫn không thấy ...chuối?
    Còn về việc bác hỏi thơ 5 năm đầu TK XXI thì tôi không biết. Chẳng có gì dứt mạch trong thơ từ 2001 đến 2004 cả?! bác đã nêu câu hỏi thì chắc cũng ôm vài quả bom ba càng để sẵn sàng trả lời rồi. Vậy bác cứ tương cả lên đây cho anh em cùng biết xem bác nghĩ gì về những tác giả bác đọc xem nào, HuynhHac79.
    Ồ, vui mồm lắp lẫn, nhiều kinh kệ không quen
  2. HuynhHac79

    HuynhHac79 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2003
    Bài viết:
    198
    Đã được thích:
    0
    Trước tiên là đồng ý : không dùng các mốc sự kiện chính trị để phân kỳ các "thời thơ".Những câu hỏi của HH chắc chưa đủ cụ thể vậy xin bổ sung cho rõ: chúng tập trung vào các hiện tượng thơ. Ví dụ như : cái tên Vi Thuỳ Linh khiến giới phê bình phải chao qua đảo lại, hoặc tập "Văn Mới" đang được Hồ Anh Thái biên tập và cổ vũ. Cái này đồng nhất với ý của 2910 đã viết, tất nhiên không bó hẹp trong hai chữ " hiện tượng''''. Cũng không nên bỏ qua tất cả các yếu tố kt - ct -ls - con người bởi chính chúng giúp người đọc ( thật ) tìm hiểu, lý giải các hiện tượng thơ.
    Tiếp theo, đọc qua bài viết của 2910 - HH cảm thấy có lẽ khi mới bắt đầu một vấn đề cần đào sâu tìm hiểu và trách nhiệm trong từng từ ai cũng thận trọng ( không thể "khơi khơi"!... mà vung ra các hàm ngôn loạn ngữ được-) Mong rằng trên tinh thần thẳng thắn, bộc lộ hết mình các hiểu biết, chúng ta dần dần khơi thông dòng chảy suy nghĩ - cảm nhận Thơ.
    Để đi tiếp xin đính chính một chút: HH không "tương" lên đây được một cái gì ! (chữ "tương" dùng cho đối tượng khác) mà sẽ suy nghĩ sắp đặt cấu tứ, đồng thời viết bằng nhiều cung bậc của sự cảm nhận văn thơ: nóng bỏng - tỉnh táo - trầm lặng - sôi nổi... để từ đó tạo ra những góc nhìn khác nhau, hòng góp thêm sinh khí cho diễn đàn Thica ( bắ đầu từ phạm vi nhỏ đó đã ).
    Sẽ vào mạch bằng cách tự trả lời cho câu hỏi 1- 2.
    Với khả năng kiến thức và thời gian hạn hẹp chắc chắn không viết hoàn chỉnh , làm rõ hết các khúc mắc nhưng tin rằng sẽ là tiền đề cho những bài viết tiếp theo.
    -Dựa vào các yếu tố nào để xác định được dòng chảy của thơ nói riêng và của văn học nói chung?
    -Hoặc cụ thể hơn như sau: Những điều gì giúp người đọc phân biệt " Thơ đương đại" với các thời trước? (Từ đó đi đến trả lời cho: "Có một nền thơ đương đại không?").

    Theo riêng HH:
    Có 5 yếu tố để xác định dòng chảy của thơ ,
    - Mốc thời gian đánh dấu các hiện tượng nổi bật
    - Những tư tưởng chủ đạo thể hiện trong những mốc thời gian đó.
    - Các tác giả, tác phẩm có ảnh hưởng và tiếng vang.
    - Công chúng đọc thơ.
    - Chất liệu nghệ thuật
    Đó cũng là câu trả lời của HH với chính mình: sử dụng các thông tin thu nhận được phân tích trên năm yếu tố trên sẽ xác định được "Thơ đương đại" có những gì khác với các thời thơ trước.
    "Có một thời " Thơ đương đại" hay không? ". Sẽ trả lời tiếp sau bằng những bài viết sâu hơn bàn về 5 yếu tố trên. Và mốc thời gian xin khiêm tốn lấy 5 năm đầu thế kỷ 21- ( Nếu bạn nào hỏi tại sao lại như vậy? Trả lời: bởi cũng chỉ từ năm 2000 HH mới có sự nghiêm túc và tạo dựng được nét "tự chủ" trong trong đọc và cảm nhận ).
    Chúng ta đều có trong mình những băn khoăn..bằng cách này và cách khác , rồi tự tìm câu trả lời. Có điều thường giấu kín các băn khoăn và trả lời ấy!

    Được HuynhHac79 sửa chữa / chuyển vào 19:16 ngày 31/05/2005
  3. nguoibinhthuong_2011

    nguoibinhthuong_2011 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/09/2004
    Bài viết:
    144
    Đã được thích:
    0
    ôi em vào đây vì có lời thành thật mong bác Lanhut thứ lỗi, hic, bác nhiệt tình thế, thế mà em..HIz, bác thông cảm cho em nha, dạo này em đang thi mà, đợi em thi xong em sẽ vào tranh luận cùng các bác... Đợt này có bác Huynhhac nêu vấn đề hay quá...
    Em chưa đọc kĩ hết các vấn đề bác huynhhac đưa ra, chỉ có xem luớt qua qua thôi, nhưng em có ý kiến nhỏ thế này. Theo em nghĩ - ý kiến riêng nhá, chẳng dựa theo ý kiến truờng phái của ai hết nên sai đúng thế nào em ko biết đâu, hi hi- thì thơ đuơng đại hay văn học đuơng đại đúng là ko thể hoàn toàn dựa vaòp phân kì lịch sử- chính trị để chia ra được. Cơ sở để tách văn học đuơng đại với văn học trung đại, hiện đại ( tính từ 45 đến khoảng sau 75) là thi pháp, bút pháp . Nhưng cũng ko thể phủ nhận được yếu tố thời gian ngay trong nội hàm khái niệm đó. Đương đại- có nghĩa là thời đại ta đang sống thôi , là sản phẩm của những con người cùng thời, cùng thế hệ với ta - xét theo 1 nghĩa rộng . Hết !
    Á, thôi em phải về học thi đây ko lại thi truợt trắng mắt ra. Vấn đề này hay quá, các bác đợi em với nhá, em muốn tranh luận cùng các bác quá. Lần sau thi xong có time em sẽ viết bài tử tế hơn, hức hức...
    Kính các bác.
    -----
    to bác Lanhut: bác thông cảm cho em nhá, hic em ngại we''...
  4. nguoibinhthuong_2011

    nguoibinhthuong_2011 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/09/2004
    Bài viết:
    144
    Đã được thích:
    0
    hi hi, gửi bác Lanhut, em mới làm bài thơ này, dở tệ, nhưng mà post lên cho bác đọc cho vui, hi hi, coi như là món quà mọn đáp lại tấm lòng của bác. Bác đọc xong thấy dở we'' đừng cười nha, mà cũng đừng del, tội nghiệp em T__T
    ---------
    Đêm
    Đứa trẻ đàn bà trong em bật khóc
    Giấu thổn thức tủi hờn sâu giữa các cơn mê
    Nỗi nhớ cồn lên
    Rấm rứt nhoi nhói buốt nơi hơi thở ngừng ***g ngực
    Nhoi nhói làn da nhoi nhói đầu ngón tay nhoi nhói đầu ngón chân
    Nhoi nhói
    ....
    Xoã tóc rối lấp hào hển đêm
    Xoè bàn tay phủ mặt
    Nuớc mắt lặn nguợc sâu trở lại
    Miệng đắng
    Khô khốc
    Đêm nhìn em
    Đừng mãi nói với em về tình yêu như thế
    Đừng mãi nói với em về hạnh phúc- khổ đau, về ảo ảnh trần gian và trăm điều huyễn hoặc
    KHi thực tại anh là mãi mãi cách xa...
    Anh đừng quay lưng
    Đừng ngã khỏi tình yêu của em
    Đừng bỏ chạy
    Cuống cuồng mê mải em đuổi bắt
    Hụt hơi
    Em đã lấy tuổi mình chơi trò sấp ngửa
    Hạnh phúc đấy
    Tình yêu đấy
    Canh bạc tan rồi
    Em thua trắng bàn tay...
    Đừng mãi nói rằng em mạnh mẽ
    Đừng mãi nói rằng em can đảm kiên cuờng
    Đừng để em mù quáng tin vào đôi bàn tay mình là vậy
    Khi bao lần em đớn hèn nông nổi
    Khi em níu kiệt sức mình, anh vẫn vời vợi xa...
    Đêm.
    Người đàn bà trong em run rẩy khóc
    Đặc quánh buồn một góc tối phòng đơn
    Sao anh chẳng trở về
    Đặt nụ hôn lên bờ môi, làn tóc em bời rối
    Trả lại vạn sao trời và giấc ngủ em bình yên
    Trên bờ ngực dịu dàng anh.
    -----------
    Đêm.
    30/5/05
    _________________
  5. HuynhHac79

    HuynhHac79 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2003
    Bài viết:
    198
    Đã được thích:
    0
    (Tiếp theo)
    Với mốc thời gian của các hiện tượng - xin thêm vào "sự kiện" Thơ thì theo sách giáo khoa các thời thơ trước đã được phân tách...
    Khi trao đổi với 2910 thì mốc thời gian được cậu ấy đưa ra là từ những năm 1990. Trong 15 năm không dài, song cũng đủ tạo dựng nên sự dày dặn trong đời sống nghệ thuật nói chung và thơ ca nói riêng. Quả thực sức của HH không thể đọc , tìm hiểu chi tiết cặn kẽ các hiện tượng trong vòng 15 năm ấy nên rất mong 2910 cùng với bạn hữu cùng chung sức đưa ra các hiện tượng và sự kiện nổi bật.
    Trong trí não HH có:
    Hiện lên thơ Bùi Chí Vinh phá vỡ lối suy nghĩ rằng: thơ phải luôn ước lệ.
    Hiện lên cái cuốn lịch của Nguyễn Duy với cả 2 giá trị: thi ca và vật sử dụng
    Hiện lên bút danh Lãng Thanh làn sóng lạ được giới sinh viên trầm trồ rồi cái "đi" không thể ngờ và gây nhiều oán thán số cho phận, để lại "một cuộc náo nức hơn với đời" qua các trang báo.
    Hiện lên cái chao đảo của giới phê bình khi bàn luận về Vi Thuỳ Linh
    ......Còn nhiều nữa ! Để dựng lên đầy đủ thời cần nhiều người đóng góp vào.

    Xin so sánh( có thể không chính xác bởi xuất phát từ một cá nhân nhỏ hẹp), thật khác với những năm 30 - 45 , có một sự kiện mang tính tác động tư tưởng như cuộc tranh luận: "nghệ thuật vị nhân sinh với nghệ thuật vị nghệ thật" thì 15 năm năm của khoảng cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21 nói một cách nào đó hơi ích kỷ là: chỉ tự làm thoả mãn những băn khoăn cùng nhu cầu tinh thần cá nhân với đời.
    Được HuynhHac79 sửa chữa / chuyển vào 19:56 ngày 31/05/2005
  6. 2910

    2910 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2004
    Bài viết:
    366
    Đã được thích:
    0
    Hay quá. Hiện em đang có ý tìm tập thơ tình Bùi Chí Vinh in năm 1989 và đâu như một tập tuyển thơ Nguyễn Duy năm 1992. Các bác nào biết thì giúp em tầm đọc cái, thơ hay như gái đẹp. Nghe nói mà chưa được tận mục sở thị. Cũng buồn, chả muốn viết nữa dù rằng ý kiến chủ quan cuối của bác sai lè lè...
  7. HuynhHac79

    HuynhHac79 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2003
    Bài viết:
    198
    Đã được thích:
    0
    Xin được đi tiếp với những suy nghĩ !
    Khi đi vào tìm hiểu mỗi thời kỳ lịch sử thường nêu ra những đặc điểm nổi bật của nó. Đối với mỗi " Thời Thơ" cũng vậy. Với những con người khác nhau lại quan tâm sâu hoặc cách đưa đặc điểm cũng rất khác. HH thường đặt ra các gạch đầu dòng sau;
    -Tư tưởng bao trùm
    -Chất liệu nghệ thuật
    -Yếu tố con người sáng tác và người đọc ***g trong bối cảnh xã hội.( ví dụ người đọc thơ bây h có thói quen mới là đọc trên mạng )
    Lại nảy sinh những câu hỏi mới và sự đòi hỏi tìm tòi cũng gay gắt và khắt khe hơn:
    Có những luồng tư tưởng trong thơ nào nổi bật? Sự hình thành của chúng ra sao? Có sự đồng thuận hay đối kháng thế nào.?
    Chất liệu nghệ thuật của thơ có những biến đổi mang tính đột phá không? (sự biến đổi đó là một hướng đi mới hay chỉ đơn giản là chắp nối - quay trở lại cái cũ đã lâu không còn sử dụng nay được làm mới lại - Từ đó nhìn ra sức sáng tạo của thời Thơ)
    Và quan tâm rộng ra :các vấn đề xã hội tác động tới người viết thơ và người đọc thơ như thế nào? Công cụ mới, nhịp sống mới vvv ,,,,vv
    (lan man với những câu hỏi còn về cái cảm nhận cá nhân của mình. )
    Đối thoại với 2910 như sau:
    câu "...15 năm năm của khoảng cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21 nói một cách nào đó hơi ích kỷ là: chỉ tự làm thoả mãn những băn khoăn cùng nhu cầu tinh thần cá nhân với đời.." như một khám phá mang tính cá nhân về 1 thời thơ.. khi nó sai thì chứng tỏ:
    +Người cảm thơ có những góc nhìn chưa đầy đủ về thơ( để nhìn đầy đủ thì rất khó với một con người bình thường như mình)
    +Thời thơ mà câu nói này nhắc đến thể hiện ngược lại . Điều này cần được lý giải và tìm hiểu.
    Từ 2 dấu cộng trên mà rất cần những trao đổi mang tính phân tích ( không chỉ dừng ở giới thiệu ), rất cần sự chắt lọc và khai phá giá trị. Mà điều đó qua "Thơ đương đại một góc nhìn" 2910 dường như cũng muốn làm!?
    Điều HH thấy được đó ở topic này có phải chăng 2910 đang tìm đến một sự thoả mãn về nhu cầu? Nhu cầu thưởng thức thơ ca!
    Cuối cùng góp vốn một bài thơ của Bùi Chí Vinh
    Thợ giặt đồ
    Mới đầu ta định làm thơ
    Sau rồi lại thấy giặt đồ hay hơn
    Sống như Hàn Tín luồn trôn
    Hai bốn chữ cái nuôi mồm không xong
    Ra đường sạch giữa đám đông
    Về nhà đóng kín thư phòng thấy dơ
    Tắm nhiều lưng vẫn trơ trơ
    Tốn bao nước rửa bàn cờ vẫn xoay
    Chi bằng sẵn áo quần đây
    Ta dồn cái sạch bên ngoài vào trong
    Sá gì một chút xà phòng
    Mà đi phản bội tấm lòng chậu thau
    Nắng lên phơi áo công hầu
    Đợi khô, đóng kịch biết đâu thành người...!?
    Cùng ngẫm xem cái kiếp thẩn thơ
    Lơ ngơ đứng giữa dòng cộ xe
    Bè nhè chẳng được ho he
    Rồi về "chọ chẹ cho che" tự mình

    Được HuynhHac79 sửa chữa / chuyển vào 22:00 ngày 02/06/2005
  8. foolishbeats

    foolishbeats Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/03/2004
    Bài viết:
    633
    Đã được thích:
    0
    Thờ Ơ (1)
    nghoệch ngoạc bét lên tấm toan - tờ giấy trắng.
    mảnh màu thừa của những họa sĩ nổi tiếng
    bằng những nét bị ám ảnh bởi những
    ?oem Thúy?, ?omùa thu vàng? ?ongười đàn bà?(2)
    Anh vẽ cuộc đời mình
    Và gọi nó là thờ ơ..
    thờ ơ about cuộc sống
    thờ ơ of con cá, mớ rau
    thờ ơ in cảm xúc
    not thờ ơ​
    Nặng nhọc đào bới trong vỉa từ bị bỏ hoang(3)
    Mong tìm chút quặng cảm xúc
    Anh mò mẫm với con chữ kh^ ngữ nghĩa
    (Dù thật lòng, anh chẳng muốn làm phu chữ) (4)
    anh gọi nó là thờ ơ.
    ??????..
    I am the late bird
    That comes too early.
    Trying hard to sing differently
    You may call that music or just noise
    I call it poe-try​
    to be continued?..
    (1) thờ ơ? thơ - Một cách chơi chữ của Dương Tường.
    (2) Tranh của Trần Văn Cẩn, Levitan, Picasso.
    (3) Vỉa từ - thơ Nguyễn Hữu Hồng Minh
    (4) Lê Đạt hay Trần Dần gì đó hổng nhớ nổi
    Nghịch tí :D thơ đương đại nó thế!!!!
    Được foolishbeats sửa chữa / chuyển vào 16:14 ngày 27/06/2005

Chia sẻ trang này