1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thơ đương đại- một góc nhìn

Chủ đề trong 'Thi ca' bởi 2910, 29/10/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2
    Dạ!
    Tôi là người thích khoe là mình kô hiểu để chê các loại thơ mà tôi kô hiểu là thơ hũ út (trong bài của bạn đề cập đến)
    Tôi cũng kô phải là người hay đọc. Đọc lại kô hay nhớ. Nhớ lại hay quên.
    Nhưng tôi thích những bài của Away mà các mod đã chọn trong Bài thơ của 1 ngày.
    Tôi thích nhất là bài "Ừ thì buồn"
    Có câu gì nhỉ:
    " Những niềm vui giản dị
    Sẽ vuốt tóc nỗi buồn."
    và những ý đại loại như mầm nắng sẽ mọc lên sau mưa.., sự quấn quýt của đôi bạn nỗi buồn - cái chết...
    Tôi kô có nhiều lắm TG để sưu tầm theo đề nghị của bạn, rất tiếc.
    Một số bài của Away, tôi đọc thấy gai người, vì nó mạnh bạo quá. Away viết dễ, từ ngữ thừa thãi và chọn lọc. Ý tứ táo bạo, dám đẩy đến tận cùng ngóc ngách....Đôi bài đạt đến sự giản dị.
    Đó là cảm nhận của riêng tôi (một người kô chuyên nghiệp), thôi
    Đối với tôi, có vài kiểu thơ:
    1- Thơ là những cảm xúc không lý giải được, nó xâm chiếm , tràn ngập chúng ta bằng sự hoang mang, ám ảnh hay về những tình cảm đời thường, cảm xúc trước cái đẹp... Có thể nói, đôi chút đến từ vô thức...
    2- Hay thơ là những triết lý được thơ hoá bằng ngôn từ thơ ca.
    Tôi cũng nghĩ thơ phải đem đến xúc cảm bằng ngôn từ. Đôi khi nó khó chịu, đôi khi sung sướng, nhưng phải đem đến giá trị cảm xúc. Bằng không nó chỉ là những xác chữ
    Tôi là người khá cổ điển, lạc hậu, tôi cho là những loại thơ với những từ ngữ như "tử cung", "lỗ"... là thơ tắc tị, u bế, nó chỉ là cách giải toả bản năng.
    Đối với tôi, trong những TH như thế, tôi tìm bp khác, đi du lịch chẳng hạn,hoặc thậm chí have ***... kô làm thơ.
    Phương Lan, hay những tác giả thơ nữ @ đó ý mà, theo tôi là kém tài và phải gây sốc bằng những kiểu thơ đó. Hoặc là tôi kém kô hiểu được họ....
    Bạn có thể đọc thơ nước ngoài. Họ kô bao giờ viết lung tung, mặc dù đôi khi đọc họ rất khó hiểu.
    Tôi ủng hộ bạn thôi mà. Nhìn lại đi, tôi có nhiều * hơn bạn.
    Thân mến!
  2. _vutuananh_

    _vutuananh_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    1.386
    Đã được thích:
    0
    Thế thì phải đọc xem ông này nói gì , nghiệp dư như nhau cả thôi vô tư đi .
    http://evan.vnexpress.net/Functions/WorkContent/?CatID=2&TypeID=2&WorkID=294&MaxSub=294
    Tớ không định lấy ông Hồng minh này ra làm tiêu đề tranh luận cho việc có phải thơ hay không phải thơ : Nhưng một điều chắc chắn rằng từ trước đến nay VN không ai định nghĩa được nó trừ ai đấy bên Tàu lâu rồi tớ cóc thèm nhớ tên nữa : Thơ là nhạc của lòng .
    đấy là cái bản thể rất riêng của họ không thể không gọi những cái thơ của người khác mà bảo là không phải thơ được . Đấy là một quan điểm . Thứ nữa mỗi người chuộng cho mình một giai điệu nhạc , người ta thích những thể loại Rốc , Ráp hay pốt , piếc gì đó thì sao ? làm sao có thể lấy nhạc của mình để nhìn nhạc người khác được ( trên tinh thần học thuật ) ?
    Chính vì thế đấy vẫn là thơ , nhưng lại là thơ của riêng họ , và một số độc giả nào đó đồng cảm với họ , cùng nhảy theo họ trong những bản nhạc ngôn ngữ đấy . Chẹp ... thôi tớ không nói nhiều nữa không thì 2910 lại bảo tớ thao thao vớ vẩn ngoài thơ mất .
    Hji` !
  3. 2910

    2910 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2004
    Bài viết:
    366
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn sự tham gia của bác dumb ./.
    Được 2910 sửa chữa / chuyển vào 08:29 ngày 02/11/2004
  4. 2910

    2910 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2004
    Bài viết:
    366
    Đã được thích:
    0
    Nguyễn Quang Thiều (sinh ngày 13/02/1957, quê ở Sơn Công, Ứng Hoà, Hà Tây)
    Đã xuất bản những tập thơ: ?oNgôi nhà 17 tuổi? (1990), ?oSự mất ngủ của lửa? (1992), ?oNhững người lính của làng? (1994), ?oNhững người đàn bà gánh nước sông? (1995), ?oNhịp điệu châu thổ mới? (1997), ?oBài ca những con chim đêm? (1999)?
    Ngoài ra có thể đọc thêm các sáng tác mới tại:
    http://www.tienve.org/home/authors/viewAuthors.do?action=show&authorId=113
    *
    Thực sự tôi nghĩ Nguyễn Quang Thiều là một nhà thơ lớn nằm ngoài tầm nhận định của chúng ta. Tôi chưa được đọc bài viết nào tương đối đầy đủ về cái thế giới quan rộng khắp của Nguyễn Quang Thiều vì nó chưa ngừng lớn mạnh và phát triển. Những gì ghi ở đây là một chút cảm xúc của tôi thôi?
    Tôi còn nhớ thơ Nguyễn Quang Thiều như thế nào? đọng lại đầu tiên trong tôi là ấn tượng về một nhà thơ của thị xã (Hà Đông, hay cũng có thể là một thị xã nào đó khác). Cái không khí của thị xã có sự hoà trộn giữa một phần thành thị, tỉnh lẻ với nhiều mảng còn lại của nông thôn. Nó không ra hẳn là làng mà cũng chẳng nhộn nhạo như thành phố. Tôi nghe thấy trong cả bài thơ dài u uẩn ?oNhân chứng của một cái chết? cái không khí đặc sệt thị xã mà tôi chưa lý giải được. Những tiếng nói rì rầm của những con cá hay những sự chuyển động hình ảnh chậm rãi là nhịp điệu dường như đã chảy từ từ vào tâm hồn tôi tự lúc nào. Những cơn lũ lụt tràn qua và cái chết thảm thương của đứa bé trôi cùng những dòng rác rến của thị xã
    ?oĐứa bé ngủ trong nước, tay chân xoãi dài, và tóc nó đẹp làm sao. Mái tóc rập rờn như lá cây trong gió. Khối đá tảng quá nặng của đời sống này đè lên nó và tâm hồn trong sáng của nó, đã cho nó quyền đứng lên hàng đầu để được ban phép trước tiên. Và trong nước mặt nó nghiêng nghiêng về phía chúng ta. Nó đang ngoái lại nhìn chúng ta và mỉm cười tạm biệt. Nụ cười ấy gần gũi với chúng ta làm sao. Chúng ta đã gặp nụ cười ấy trong giấc mơ hiếm hoi của mình ở những năm tháng tuyệt vọng. Và chúng ta nức nở trước nụ cười đó?
    và cái nhìn thương cảm với những số phận người đàn bà Việt lam lũ cần mẫn đầy nhịn nhục trên con đường sống của mình:
    ?oNhư mây trước cơn giông trôi nặng nề, oi bức
    Những người đàn bà vác dậm đi thành một hàng dọc về phía bên phải sát mép đại lộ
    Họ đến từ đâu và sẽ đi đâu
    Với mùi tanh cua ốc toả quanh người?

    Những mảnh đời ngàn năm nay vẫn vậy bỗng sống dậy và bật khóc trong tâm hồn đầy nhạy cảm của Nguyễn Quang Thiều. Tôi đã được đọc những dòng thơ lan tràn miên man cảm xúc như thế về cái góc tâm hồn sâu thẳm trong mỗi người Việt Nam tôi, về những cuộc sống vĩnh cửu như dòng sông, ruộng lúa quê hương?
    Nhưng không những vậy và không chỉ khóc thương cho những ngôi làng (chữ của Đỗ Minh Tuấn), Nguyễn Quang Thiều đưa tôi đến với một ngôi làng- toàn cầu. Ở đó có sự trộn lẫn giữa cái không khí của làng quê cổ xưa với những cảnh sinh hoạt như của Châu Âu thời trung cổ. Tôi đã thấy những đốm lửa leo lét trong bữa ăn tối cùng những lời rì rầm khấn nguyện trước bữa ăn. Ngoài kia, bóng tối trùm lên những cánh rừng?
    ?oNgồi xuống đi các con
    Bóng tối đã phủ đầy bàn tay cầm đũa
    Trên mâm cơm chúng ta biết bao giờ hết gió
    Và linh hồn những nông dân
    Đi lang thang trên cánh đồng
    Nhìn về phía chúng ta, ngôi nhà nửa bóng tối?

    Tôi đã thấy sự hoà hợp giữa cái bất biến truyền thống dân tộc với cái trăm năm Châu Âu âm thầm chảy trong thơ ông chăng, tôi thấy sự nhòa lẫn văn hoá giữa phương Đông và phương Tây ở đây chăng? Và tôi cứ mạnh mồm gọi Nguyễn Quang Thiều là thi nhân của ngôi làng- toàn cầu mặc dù tôi chẳng đủ sức để đi trọn các bài thơ của ông.
  5. 2910

    2910 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2004
    Bài viết:
    366
    Đã được thích:
    0
    SÔNG ĐÁY
    Sông Đáy chảy vào đời tôi
    Như mẹ tôi gánh nặng rẽ vào ngõ sau mỗi **** chiều đi làm về vất vả
    Tôi dụi mặt vào lưng người đẫm mồ hôi mát một mảnh sông đêm
    Năm tháng sống xa quê tôi như người bước hụt
    Cơn mơ vang lên tiếng cá quẫy tuột câu như một tiếng nấc
    Âm thầm vỡ trong tôi, âm thầm vỡ cuối nguồn
    Toả mát xuống cơn đau tôi là tóc mẹ bến mòn đứng đợi
    Một cây ngô cuối vụ khô gầy
    Suốt đời buồn trong tiếng lá reo.
    Những chiều xa quê tôi mong dòng sông dâng lên ngang trời cho tôi được nhìn thấy
    Cho đôi mắt nhớ thương của tôi như hai hốc đất ven bờ nơi những chú bống đến làm tổ được giàn dụa nước mưa sông.
    Sông Đáy ơi! chiều nay tôi trở lại
    Những cánh buồm cổ tích đã bay xa về một niềm tức tưởi
    Em đã mang đôi môi màu dâu chín sang đò một ngày sông vắng nước
    Tôi chỉ gặp những bẹ ngô trắng trên bãi
    Tôi nhớ áo em tuột rơi trên bến kín một trăng xưa
    Sông Đáy ơi, sông Đáy ơi? chiều nay tôi trở lại
    Mẹ tôi đã già như cát bên bờ
    Ôi mùi cát khô, mùi tóc mẹ tôi
    Tôi quì xuống vốc cát ấp vào mặt
    Tôi khóc.
    Cát từ mặt tôi chảy xuống dòng sông
    Sông Đáy, 1991
    MƯỜI MỘT KHÚC DỰ CẢM
    I (trích)
    Dâng lên như mùa xuân thứ nhất
    Những con đường biền biệt thuở thơ
    Tiếng người gọi hai bên thiêm thiếp cỏ
    Ta khổ đau lần thứ nhất trong đời
    Ta giấu một tình yêu chưa giới tính
    Sau nâu nâu vạt áo học trò
    Ta khóc vụng một ngày thưa bóng mẹ
    Tiếng gà buồn mổ rỗ mặt hoàng hôn
    Xin quì lạy
    Xin lặng câm
    vứt bỏ
    Mất đê mê từ thuở tóc chưa về.
    NHỮNG NGƯỜI ĐÀN BÀ GÁNH NƯỚC SÔNG
    Những ngón chân xương xẩu, móng dài và đen toẽ ra như móng chân gà mái
    Đã năm năm, mười lăm năm, ba mươi năm và nửa đời tôi thấy
    Những người đàn bà gánh nước sông.
    Những bối tóc vỡ xối xả trên lưng áo mềm và ướt
    Một bàn tay họ bám vào đầu đòn gánh bé bỏng chơi vơi
    Bàn tay kia bấu vào mây trắng.
    Sông gục mặt vào bờ đất lần đi
    Những người đàn ông mang cần câu và những cơn mơ biển ra khỏi nhà lặng lẽ
    Những con cá thiêng quay mặt khóc
    Những chiếc phao ngô chết nổi
    Những người đàn ông giận dữ, buồn bã và bỏ đi.
    Đã năm năm, mười lăm năm, ba mươi năm và nửa đời tôi thấy
    Sau những người đàn bà gánh nước sông là lũ trẻ cởi truồng
    Chạy theo mẹ và lớn lên.
    Con gái lại đặt đòn gánh lên vai và xuống bến
    Con trai lại vác cần câu và cơn mơ biển ra khỏi nhà lặng lẽ
    Và cá thiêng lại quay mặt khóc
    Trước những lưỡi câu ngơ ngác mồi
    (1992)
    BỨC THƯ ĐỀ NGÀY 25 THÁNG 12
    Ngày 25 tháng 12
    Năm 1997
    Bắt đầu bằng chúng ta.
    Tất cả ly chén bày hết lên bàn
    Những nắp chai bật tung
    Chúng ta lao vào uống.
    Với thói quen khốn khổ, chúng ta bắt đầu nói
    Chúng ta gào lên, chúng ta khóc rống
    Chúng ta giống những con bò trong đấu trường.
    *
    Chúng ta săn tìm xác chết những con tôm trong lọ mắm
    Theo cách của chim ưng
    Chúng ta xé những chiếc bánh mì
    Bằng động tác của báo
    Chúng ta cắt dao vào ngón tay trỏ
    Nhưng xuýt xoa ngón tay cái
    Nhìn xuống gầm bàn chúng ta chửi
    Chiếc giày chân phải
    Hay tranh chỗ chiếc giày chân trái
    Chúng ta giành nhau làm kẻ lưu manh
    Thực tế chúng ta vô cùng ngờ nghệch
    Chúng ta dễ dàng tha thứ cho nhau
    Bởi chúng ta không dám kết tội
    Chúng ta ngợi ca nhau
    Bởi chúng ta không tìm được
    Những ngôn từ để tố cáo bản thân
    Ngày 25 tháng 12
    Năm 1997
    Căn phòng mịt mù khói thuốc
    Giống những đám bụi đấu trường
    Và tiếng chúng ta gào thét
    Bi thương và hèn yếu làm sao
    Chúng ta rót rượu tràn chén mà không hề biết
    Và chúng ta không hề biết
    Sự lừa dối rót đầy chúng ta
    Và lúc đó có người đứng dậy
    Đi vào bóng tối
    Và quay nhìn lại
    Thấy mình mẩy chúng ta cắm đầy giáo
    Phóng tới từ một đấu trường khác.
  6. 2910

    2910 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2004
    Bài viết:
    366
    Đã được thích:
    0
    VĂN BẢN LẦN THỨ NHẤT
    Chương V (trích)
    Trong thống thiết, đắm mê, rền vang của trống, kèn và nhị
    Chiếc quan tài dâng lên mãi, dâng lên? đám mây ngũ sắc
    Lửa nến reo cùng gió, những lá cờ của bản chất ánh sáng
    Dâng cao mãi, dâng cao? con thuyền rồng trong hải lưu không gian cuồn cuộn
    Những hồ nước mắt dâng đầy, những dòng sông nước mắt giàn giụa, không bờ bến
    Cây hai bên đường dựng lên những lá cờ sáng bạc
    Cậu bé đi dưới lá cờ chủ ngũ sắc, dẫn đầu
    Những lá cờ đuôi nheo, những lá phướn, tươi ròng chảy xiết trong gió
    Hiện lên trong máu cậu bé ánh sáng của ý thức diệp lục mới
    Hịên lên thế giới những lá cờ tốt tươi trong giấc ngủ đất đai
    Và âm nhạc dâng lên xứ sở
    Bóng thể xác tan đi trong ánh sáng chan hoà
    Những người đàn bà già của làng đồng phục màu nâu
    Những trụ cầu mảnh mai, suốt đời bền vững
    Họ dựng lên cây cầu
    Và con đường vươn ra lộng lẫy
    Cây cầu bắc mãi vào xa xôi, bắc mãi vào gần gũi
    Cây cầu lan xa tiếng cười
    Ánh sáng lướt qua những trụ cầu nâu
    Và Người Nông Dân Già đi- vệt sao băng chói trắng
    Những người đàn bà già ngước lên và hát
    Lời hát sum vầy như đất vụn, như thóc vun và như lá xum xuê
    Họ hát từ chân lư đồng, ra bậc cửa, ra ngõ, ra con đường và ra vĩnh viễn
    ?
    - Con đường Người chảy thấu qua ngôn ngữ chúng tôi
    Hồi sức những âm tiết đơn, sinh sôi đa bào
    Mang ý nghĩa mới tiếng gọi, tái sinh mãi tiếng vọng
    Ngôn ngữ máu minh chứng cho chúng tôi
    Ngôn ngữ ánh sáng minh chứng con cháu chúng tôi
    Chúng tôi ngước nhìn con đường Người và chúng tôi đẹp bền vững.
    *
    Và Cậu Bé đi, trong tiếng đập rền rĩ của cờ ngũ sắc
    Đập rung ánh ngày và vọng đến những cánh rừng đêm
    Nơi những lá cờ đã say ngủ, quên cả mùa di cư, quên những con đường gió.
    Giờ đập cánh bay lên, lượn quanh cờ ngũ sắc, theo hình trôn ốc
    Và Cậu Bé đi, không phải để dựng lên một lá cờ khác
    Chỉ đi như một trụ cầu để đỡ lấy một giọng nói.
    Một số bài tôi rất muốn post cả lên đây như ?oLễ tạ?, ?oChuyển dịch màu đen?, ?oNhân chứng của một cái chết?? nhưng hơi dài và các bạn có thể đọc được đâu đó trên mạng. Rất mong các bạn chia sẻ những bài thơ mà các bạn tâm đắc.
  7. Tachuterotic

    Tachuterotic Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/04/2002
    Bài viết:
    244
    Đã được thích:
    0
    Viết gì đây???
    Biết mình nên viết gì sau những dòng tâm huyết của 2910. Tôi là bạn nó, hay không, không rõ. Thỉnh thoảng gặp, tán phét vài câu, nói năng như ở quán bia, quán rượu, giờ lại nhảy vào một chủ đề bình thơ mà nói láo. Thú thật với quí anh chị, tôi từ nhỏ đến lớn đều uý kị thơ. Lúc nào tôi cũng nhìn thơ với ánh mắt kính nhi viễn chi, không bao giờ dám chê bai, nhưng cũng tự thấy rằng mình không hiểu. Nay lại dắt sau lưng vài mảnh giáp của Tố Hữu, Chế Lan Viên, tay cầm run rẩy thanh kiếm tình rèn bằng đôi bài thơ Xuân Diệu, được sự dẫn dắt, kêu gọi của 2910 và tiếng tăm hấp dẫn của Đoàn Minh Hằng, tôi liều mình nhảy vào Box Thi Ca. Oà, trước mắt là cả cục thơ, đọc sao cho hết đây, lần mò qua Võ Trung Hiếu, vạ vật đến Away, chưa kịp có được cái nhìn đầy đủ về thơ tạm gọi là cổ đại thì đã chết đuối trong đương đại. Quá ba phần của những cái tên 2910 nêu trong danh sách tôi chưa từng biêt tới, phần tư còn lại chia tiếp làm đôi, một nửa tôi cũng đã từng có đuợc hạnh ngộ gặp được đọc một vài bài, nửa còn lại vẫn văn kì thanh ..
    Nhìn thấy trươc mắt là một dòng, một mạch suy tưởng của 2910, tôi không biêt mình có hiểu được chút gì không, nhưng có lẽ là theo như ý nó thể hiện, tôi thấy việc khám phá cái ĐẸP, cái SỐNG trong nhân loại dường như đặt cả lên vai của thơ, có nặng quá không nhỉ, bản thân thơ đã là một đứa trẻ đẻ khó, nó vật vã, dằng dẽ, tổn hại rất nhiều đến sức của người mẹ để ra đời (hình như còn có một số nhà thơ lại hay mổ đẻ sớm, không đợi đủ tháng đủ ngày, thậm chí chỉ thấy bụng mình to cũng nghĩ là mãn nguyệt), việc nó lăn lộn chống chọi, tồn tại đươc trong môi trường xung quanh cũng đã là cả một phạm trù phong phú (nói theo ngôn ngữ của một nhà lập ngôn thời mới là cả một vấn đề bức xúc và nổi cộm), nay ta lại bắt nó thêm (trích dẫn) "nhiệm vụ phát hiện những xác chết trong nội tâm con người và tạo cho chúng một tình trạng mồ yên mả đẹp ".
    Trong một nền thơ khoẻ, việc phát triển của nội tâm con người được đồng lòng nhất trí, công nhận, hiển vinh, thế nhưng hình như để có thể đạt được đến khi đó, chính bản thân thơ phải tự nuôi sống và dung dưỡng được nó, phải đánh thức được những thế hệ cảm xúc tiếp theo, phải giúp nhìn thấy được những trì trệ, rêu phong của thế hệ trước, mang cho chúng một nguồn sức mạnh, đủ để vượt qua rào cản vốn có do thế hệ trước sau thời gian rỉ sét lại trong tâm hồn con người. Việc đó đòi hỏi sự ăn ý, phối hợp giữa nguồn cảm xúc(là thơ) và vị thuốc dẫn(phê bình). Hay là đẩy hết lên vai thơ, bắt nó phải được tự công nhận, và chống chọi lại sự thù hằn và cái nhìn không yêu mến. Hãy giúp nó chỉ là một hồ nước ngọt mà ta sẽ quì xuống uống khi khô cổ, chân dẫm lên dừng là gai hoa hồng(hoặc mảnh thuỷ tinh) mà chỉ là những bậc thang hạ dần xuống thôi mà. Mang đi, cuốn đi, trôi đi đều yên ả.
    Kém cỏi ngu dại thì không nên lĩnh hội được nhiều,vậy để về với đống rơm và cái máng lợn, yên lành mà ngủ tiếp đi thôi.
    Được tachuterotic sửa chữa / chuyển vào 11:28 ngày 03/11/2004
  8. 2910

    2910 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2004
    Bài viết:
    366
    Đã được thích:
    0
    Thơ chỉ là một cửa sổ để nhìn ra thế giới. Có nhiều cách để khao khát và xây dựng một cái nhìn, một lối sống đẹp. Không chỉ riêng thơ. Lê Đạt cũng đã nói: "Thơ vừa tối quan trọng lại vừa chẳng có gì đặc biệt cả". Nhưng cũng như bất cứ ngành nghệ thuật nào, người ta đòi hỏi ở thơ sự kỳ công và sự chuẩn mực nhất định không được phép bỡn cợt.
    Người đọc, vốn dĩ ngoại đạo, rất sợ những tay lắm chữ làm trò ma quái, xiếc chữ để hù mình. Và đáng sợ hơn nữa, là những tay thơ nổi danh lại độn thêm những bài rất củ chuối vào giọng thơ mình nhằm câu khách. Một bài thơ đẹp có thể làm tăng sức đề kháng của người đọc. Nhưng một bài thơ dở nếu được công nhận rất có thể gây ra những thiên kiến về một tâm hồn khoẻ mạnh một cách giả tạo. Gánh nặng của người làm thơ chuyên
    nghiệp là phải đúng tâm trạng cảm xúc mình, vì khi họ đã cầm bút (hay gõ phím) viết để công bố, thì cái tâm trạng đó không còn là của riêng họ nữa, muốn ra sao thì ra, mà rất có thể, nó là cái phản ứng của cả một cộng đồng trước một thực tại nào đó đang đập mạnh vào giác quan của nhà thơ và cũng chính là giác quan của họ. Còn những người bắt đầu làm thơ, cái khó là tạo được một vốn chữ của mình, cái đó thể hiện kinh nghiệm sống của họ. Kỹ thuật già, mộng trẻ. Cảm xúc càng chín chắn thì những con chữ càng tươi mới và dễ đồng cảm. Chưa bao giờ những bài thơ vang bóng một thời của Tố Hữu, Chế Lan Viên hay Xuân Diệu? mất đi ý nghĩa của nó nhưng nhất sướng vẫn là được nghe những giọng tươi mới có khả năng diễn tả được cái đa dạng nhiều chiều của thơ hôm nay. Và dường như chưa bao giờ thơ mới có khả năng tự mình gánh vác cái j` hết. Nếu không có một lớp người nào đó ủng hộ nó. (Tao muốn biết những người như thế)? Vì thế, nhiều khi gánh nặng lại nằm
    trên vai những người đến với thơ chứ không phải trên vai những người tạo ra thơ? Đó là một số suy nghĩ độc diễn khi gặp mày cũng vào góp vui với tao, Tachuterotic ạ. Nhưng thực sự, thơ có ý nghĩa quái j` khi tao ngồi nghe đôi loa hoành tráng nhà mày, nghe cơ bắp cũng cứ cộng hưởng đập rung bình bình lên được? Thơ ca có ý nghĩa quái j` khi chính cuộc sống chúng ta cũng chẳng ra cái quái j`? Đọc tiếp cùng tao nhá?
  9. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2
    Chào 2910!
    Hôm nay mới vào mạng và đọc những bài bình của bạn. Tôi rất thích.
    Lan man một chút: Hôm rồi, đọc lại tập thơ tình của các tác giả nói chung là thuộc thế hệ trước. Cũng thấy họ mới mới lạ.
    Hoá ra mình đọc các nhà thơ hiện đại trước rồi mới đọc các nhà thơ thế hệ trước. Thế là hoá ra thấy thơ trẻ lạc hậu mới chết.
    Lại nhớ thêm một câu của Nguyễn Đình Thi
    "Chúng ta yêu nhau kiêu hãnh làm người."
    Thật là cảm động khi đọc những câu thơ như vậy.
    Mong được đọc tiếp những bài post và bình thơ của bạn. Có lẽ tôi sẽ chăm vào thêm TTVN để đọc bình thơ của bạn rồi mới treo nick (sợ mắc nghiện mạng)
    Phải nói là một số bài thơ tôi mới được đọc mà bạn post tuyệt hay. Có thời gian sẽ đọc lại.
    Thôi xin phép bạn lan man chút. Tôi có đọc một bài thơ của Vương Huy(Que diêm thì phải). Tôi cũng thích bài thơ này.
    Mà bạn bình thơ của ĐCLR làm gì. Tôi đọc nhiều của cô này, chỉ nhớ được độc một câu. Cô này viết mãi mới được nổi 1 câu đáng nhớ.
    "Ta nghiêng chén cho chiều buồn đổ xuống
    Phố thênh thang giấc mộng hoang đường."
    Còn lại, tôi cứ thấy như người ngủ mơ.
    Quên, sau rót, còn câu này nữa chứ
    "Ôi thôi đời ta phung phí trong những cơn buồn phiền
    Ta xin tháng ngày rồi bình yên"
    (kô rõ tác giả - chữ ký của cô này trên mạng VNN)
    Sến đến thế là cùng, phải không 2910.
    Chọc một tí nhé, DCLR đừng có giận nhé, nhưng tôi muốn bạn 2910 tiếp tô pic này thì hơn.
  10. 2910

    2910 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2004
    Bài viết:
    366
    Đã được thích:
    0
    Phan Nhiên Hạo (sinh năm 1967 tại Kontum. Hiện đang sống và làm việc tại Hoa Kỳ)
    Đã xuất bản những tập thơ: ?oThiên đường chuông giấy? (1998), ?oChế tạo thơ ca 99- 04? (2004).
    Có thể xem thêm thơ hoặc các bài phê bình của tác giả tại:
    www.haophan.net hoặc
    http://www.tienve.org/home/authors/viewAuthors.do?action=show&authorId=28 hoặc
    www.talawas.org
    *
    Thơ đối với tôi là gì? Nhiều lúc tôi nghĩ thơ là cái phản ứng mà tôi muốn thấy và muốn có của con người trước một thực tại xác định. Cái thực tại mà con người bị đẩy vào đó và bắt buộc phải sống với nó, đi vào tận cùng của nó, phản ứng lại, tìm lấy chính một thái độ sống của mình để bật thành thơ. Thơ Phan Nhiên Hạo đối với tôi còn nhiều hơn thế. Đó là một cách nhìn văn hoá và cách ứng xử khách quan vì một nền thơ phát triển lành mạnh. Trong một bầu không khí ô nhiễm của thơ ca bây giờ (cách Khúc Duy Mở Miệng bôi bẩn là phi thơ một cách kinh tởm và cách Đinh Linh mỉa mai dân tộc một cách tủn mủn phản tỉnh người đọc biết nghi ngờ tâm địa người viết) thì thơ của Phan Nhiên Hạo đến với tôi như một cái nhìn ra phía biển. Ở mãi nơi xa kia, là cái nhìn thoáng rộng, mát lành hơn. Ở đó, nơi tâm điểm của những trường phái và chủ nghĩa (ảnh hưởng nhiều khi một cách quá khích đến người viết trong nước), tôi thấy một Phan Nhiên Hạo đang duy trì một cách nhìn sâu vào những giá trị vững bền hơn của thi ca:
    Thi ca là cái đẹp đi vào từng ngày trong đời một cách tự nhiên như nước, như không khí, như không thể thiếu:
    ?oTôi ngủ dậy trễ người câu cá đã đi xuống đồi chỉ còn tôi với những túi rong khô
    Và mặt vịnh xanh biếc
    Không có con quạ nào
    Ngày hoàn hảo tôi muốn làm quen với các thoả hiệp, tôi muốn ăn rong, tôi muốn viết đôi điều giản dị, tôi muốn đọc một nhà thơ đã khuất
    Ông ta cũng từng là người câu cá
    Với mồi là những giấc mơ?

    Thi ca là cách ứng xử dung nhận hơn với cái khác mình:
    ?omột người trẻ tuổi sáng sủa đứng gần cầu thang hát:
    ?oem là con rắn nhỏ
    quấn quanh cổ anh
    như chuỗi ngọc xanh nhặt từ biển
    xin đừng giết anh với những lời nọc độc thì thầm?
    tôi mỉm cười và ném tiền vào chiếc ly giấy,
    sự thật thì tôi ghê tởm
    tất cả những gì liên quan đến rắn?

    vì khi đã nhận ra rằng ?olịch sử là máu đã khô của những xung đột? tôi tin rằng không ai còn muốn một tương lai được xây dựng bởi những cái quá khích. Tất cả những trò làm dáng không thể nói được những điều thiết yếu và con người phải nên tự nói tiếng nói của chính mình không xa rời bản chất cuộc sống:
    ?oTôi là một người lưu vong thèm ăn phở
    Tôi không làm bộ
    Và tôi ghét các đệ tử của Derrida, những kẻ bày trò chống lại sự thiết yếu?

    Phan Nhiên Hạo, từ cái tâm thế của người di dân muốn thâm nhập tận cùng vào thực quản nước Mỹ như một điều bắt buộc
    ?oNăm 1992 đi xe bus Greyhound từ Altanta đến Seatle
    chỉ tốn 85 dollars cho quãng đường dài 3.507 km
    Nước Mỹ đã nuốt chửng tôi qua thực quản dài ngoẵng của nó
    một cách rẻ tiền như vậy?

    đến cái tâm ý nhìn thẳng của người tự xác định mình là kẻ lưu vong chuyên nghiệp vào cái vẻ hào nhoáng có khả năng giết chết dần tình cảm con người
    ?oNói chung sứ mạng của chúng ta là bán thật nhiều thứ cho đến khi con người tự bán mình cho chúng ta?
    nhìn thẳng vào những giá trị phi lý mà chúng ta phải mang vác
    ?oLàm thế nào có thể thành tựu
    việc chết cho một cái chết khác
    tổ quốc, những người ở ngoài tôi, những áp bức không lên tiếng
    Chỉ có thể chết cái chết của chính tôi
    Không bao giờ nói: ?oTôi chết vì??

    Từ cái thiên đường không thể tới được bởi những chiếc chuông bằng giấy đến cái thiên đường bằng nhựa nơi mà thơ ca cũng có thể chế tạo như một hàng hoá, Phan Nhiên Hạo đã định hình một tư thế dường như đứng cao hơn chính trị, hơn những định kiến và những điều sáo rỗng để có được chính xác cái nhìn của mình, cái nhìn của con người hai tổ quốc (đa quốc gia).
    Tôi sẽ thôi không nói lại những thủ thuật của Phan Nhiên Hạo trong một cố gắng đổi mới kỹ thuật để đưa thơ đến một sự gây sốc nhỏ kích thích tâm thức bạn đọc như
    ?ovượt qua những thăng trầm lịch sử, họ, những người này
    những người hàng ngày sống và sinh hoạt
    trong nhà ống. Đã thành công trong việc
    biến ngôi làng của mình thành một thủ đô?

    và những hình ảnh lạ, những liên tưởng đầy chất thơ trong thơ Phan Nhiên Hạo vì các bạn có thể đọc lại bài của Inrasara như một gợi ý:
    http://www.tienve.org/home/literature/viewLiterature.do?action=viewArtwork&artworkId=2547
    Cái tôi muốn nói là cách nhà thơ Phan Nhiên Hạo đang nỗ lực trong sự đầu tư các sản phẩm văn hoá và xích gần giữa hai nền văn học trong nước và hải ngoại đang còn nhiều xa cách và thiếu hiểu biết lẫn nhau. Sự quan tâm đến việc xây dựng một văn hoá đọc mà tôi nhận được từ Phan Nhiên Hạo là niềm tin tưởng của tôi vào sự trường tồn của thi ca và những giá trị nhân văn mang tính kết liên mà thơ anh có thể mang tới. Trong những giờ mệt mỏi của tâm hồn, hoàn toàn tiếng thơ anh có thể là điểm tựa cho một cái nhìn trong sáng và tươi mới hơn. Cảm ơn anh và những người đã luôn cố gắng vì một nền thơ Việt gắn bó và hoà nhập.

Chia sẻ trang này