1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thơ đương đại- một góc nhìn

Chủ đề trong 'Thi ca' bởi 2910, 29/10/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. _vutuananh_

    _vutuananh_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    1.386
    Đã được thích:
    0
    Định không phiền cậu mày nữa nhưng lỡ ngó cái rồi thì biết gì nói đấy vậy , mất câu phiên âm ra tiếng Việt bên dưới của Hán văn quen quen rồi , tớ là thằng chơi hoa cỏ , nói cái về câu này nhé : Câu thơ này của Lục Du đời Tống bên Tàu viết về Hoa Hải Đường :
    Vị ái danh hoa để tử cuồng
    chỉ sầu phong nhật tổn hồng phương
    Vì yêu hoa đến chết điên lên mất ( vậy ) mới buồn khi thấy gió , ánh sáng mặt trời làm nhạt màu hoa .... Hai câu cuối cũng hay lắm nhưng thôi , nó không ăn nhập gì đến Hoa cả ? Hji` ! Lão Lục Du viết theo thể hứng , khó đoán định bỏ xừ , tớ đọc chơi thôi cậu mày ạ !
    Thơ Lục Du ấy được xuất bản từ năm 1963 do nhà xuất bản Văn Học phát hành , nhà tớ vẫn còn quyển đó . Hji` ! Thôi bàn tiếp đi , cái Thơ hiện nay ấy , tớ chán chõ mõm vào rồi , không lại bảo toàn nói thứ ngoài thơ . Sic...!
  2. 2910

    2910 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2004
    Bài viết:
    366
    Đã được thích:
    0
    Nguyễn Bình Phương (Sic, tôi không biết thông tin j` về nhà thơ này cả.)
    Các tác phẩm thơ đã xuất bản: Lãng mạn (?); Lam chướng (1992); Xa thân (?); Từ chết sang trời biếc (2001); trường ca ?oKhách của trần gian? (?), thơ Nguyễn Bình Phương (2004)
    *
    Tôi không có nhiều thông tin về nhà thơ này. Nhưng cả trên hai lĩnh vực Thơ và tiểu thuyết, Nguyễn Bình Phương đã chuẩn xác một cách viết gây ấn tượng. Một cái nhìn lạnh lùng có phần dửng dưng vào cuộc sống đầy những xáo động khúc khuỷu trong tiểu thuyết. Và một cái nhìn ra những điều xa hơn, mơ mộng, đằm thắm và giàu mộng tưởng hơn trong thơ.
    Kể cũng buồn cười, đây là nhà thơ của Hà Nội mà thơ của anh tôi chỉ có thể tìm thấy có 2 tập ở Huế. Mới đợt hè vừa rồi tôi phải vào Đà Nẵng công tác, thứ Bảy, Chủ Nhật chẳng biết đi chơi đâu, lạ cạ mãi chẳng cưa được em nào, đành phải bắt xe vào Huế chơi một mình. Không có tập ?oThơ Nguyễn Bình Phương? mà nghêu ngao tí thì cũng chẳng biết để đâu cho hết nhớ Hà Nội. Mà thực ra, thơ anh cũng không hẳn viết về Hà Nội, nhà thơ quân đội này dường như gắn bó với Thái Nguyên, với mảnh đất Linh Nham nơi anh đóng quân (?) nhiều hơn. Thơ anh vì thế có được nhiều sương mù bảng lảng hơn, nhịp thơ chậm như cuộc sống ở đó. Những màu sắc cũng thiên về màu cũ ấm và nóng (vàng đỏ) hoặc trầm lạnh (lam chàm?) Cách viết dường như cũng thiên về biểu tượng hơn chăng? Vì thế nó vẫn có cái dễ gần hơn các giọng thơ khác.
    Trong một buổi lên phòng thí nghiệm của trường ĐH BK Đà Nẵng, tôi đã viết câu này của anh lên bảng:
    ?oYêu có nghĩa vừa bay vừa nghĩ ngợi?
    chẳng hiểu có cô em nào để ý không nữa. Số anh chỉ câu được mỗi em thôi, em yêu ạ.
    ?oQua đường hầm nhỏ
    Anh đang trở về??

    Em đừng giận nhé, nếu sau đợt này anh cũng ra Bờ Hồ xem các cụ ngồi đánh cờ.
  3. 2910

    2910 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2004
    Bài viết:
    366
    Đã được thích:
    0
    MỞ LỜI
    Người yêu tôi ngồi vẽ cho mình
    Rặng cúc tần xanh xanh buồn bã
    Buồn như giấc mơ cô ấy hôn người lạ
    Đuổi theo một dấu chân
    Những ngôi sao màu hung
    Quay mãi vòm lá héo
    Người yêu tôi bé tẹo tèo teo
    Đêm dài nghe doi chín trong vườn
    Qua ô cửa bầu trời hoá thạch
    Cái bóng già nua lử lả tan dần
    Những ngôi sao màu hung
    Quay mãi vòm lá héo
    Người yêu tôi nằm cạnh một con mèo
    Cạnh một ánh trăng
    Cả ba ho húng hắng.
    KHUYA NÀO
    Chạm vào cỏ trắng
    Se sẽ hiện về
    Em mách rằng có con chim nâu
    trong bông hoa nâu
    Khuya nào nó cũng mải mê hót
    Hót vào giấc mơ của em
    Em nắm tay nhỏ nhẹ cúi đầu
    Cỏ trắng ơi cỏ trắng
    Bao nhiêu thung lũng mù sương
    Có hai người đang yêu phải xa nhau
    Có hai người không nói gì không nghe gì cả
    Ôm bóng nhau trong đáy núi ì ầm
    Cỏ trắng theo mưa
    Em rời cỏ trắng
    Dòng ngựa buồn chầm chậm nối nhau đi.
    HÌNH CŨ
    Bóng những bông hoa bị ngắt
    Nửa đêm về đậu trên cuống run run
    Sau lưng nở nụ cười lơ đãng
    Vầng trăng trên nước toạ im lìm
    Em đã bỏ ta đi
    Em đã ngắt một chùm hoa nhỏ
    Chú chim sâu thuở ấy rất buồn
    Không thể hẹn hò nhau được nữa
    Cuối tình yêu có một cơn mưa
    Có đôi tay trần từ trời cao dịu dàng buông xuống
    Bóng xưa về trên cuống rưng rưng.
    BÂNG QUƠ
    Dưới gầm trời ẩm ướt
    Người cuối cùng đang nghĩ về em
    Sau rèm mây ghế mây thấp cũ mèm
    Thân thể anh mơ mộng
    Ngàn xe máy chở ngàn khoảng trống
    Phóng như bay vào nỗi chán chường
    Người cuối cùng lắng nghe tiếng chuông
    Ngân nga lên tóc em lên làn da xa thẳm
    Những chiếc lá nhu mì toả sáng
    Trên ngại ngùng hai ta
    Không ai làm đường xưa vang động
    Ngàn xe máy chở ngàn khoảng trống
    Phóng như bay vào nỗi chán chường
    Chiều nay hoa cũ dâng hương
    Khung cửa hẹp bỗng làm anh hồi hộp
    Có một người trở về sau ánh chớp
    Lặng lẽ mang đi hư ảnh cuối cùng
    Ngàn xe máy chở ngàn khoảng trống
    Phóng như bay vào nỗi chán chường?
    CON ĐƯỜNG BÍ MẬT
    Với một chút e dè trong bủôi tối dông dài
    Em là chiếc gối ru tôi ngủ
    Gió không mang đến hương thơm của nắng
    Mà mang đến một ánh trăng
    Tôi lớn dần lên trong những cơn chóng mặt
    Phố phường cũng lớn dần lên
    Tiếng vang dài từ cầu thang đêm
    Làm lay động những câu chuyện cổ
    Bao giờ thức dậy tôi sẽ đưa em trở lại chốn xưa
    Theo sợi chỉ từ sông Ngân buông xuống
    Cây lộc vừng đắm vào bóng mình quên hết mọi con đường
    Cuộc hẹn hò chẳng thể nào có được
    Em nói về màu hồng cùng những vết xước
    Tôi vẫn ôm gối ngủ
    Mơ tiếp thế cờ tàn con mã quỳ đợi chủ
    Một nẻo đường mưa rắc trong lòng tay?
    Gió không mang đến hương thơm của nắng
    Mà mang đến một ánh trăng?
    NỖI SỢ
    Trong giấc ngủ xa vời có một ánh trăng
    Trong ánh trăng
    một ngọn đèn nho nhỏ
    Sáng ngập ngừng nỗi sợ đời tôi?
  4. 2910

    2910 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2004
    Bài viết:
    366
    Đã được thích:
    0
    KHÁCH CỦA TRẦN GIAN
    Dưới vòm tháp uy nghiêm
    Đoàn người xếp hàng dằng dặc đợi
    Kìa, giờ đã tới
    Nó đi trên những tiếng chuông
    Áo đỏ phất phơ ngang trời
    Hoa bằng lăng cũng đỏ
    Đỏ ngọn phi lao chiều
    Tháp rùa đỏ
    Phố đỏ
    Chú bé loay hoay tỉnh cơn mê
    Khẩu súng nhựa đen nòng
    Cách gì làm trắng nó?
    LỜI HỨA MUỘN
    Tơ hồng vàng giăng trước ngôi nhà vàng
    Đừng ai rứt, đừng ai ca ngợi tôi
    Cái đã mất lại về từ bóng tối
    Áo như mây tóc như khói trên tường
    Mắt em nhìn thời gian dần héo
    Trong ánh sáng những câu thơ lạc nẻo
    Ta tặng em
    ghế hoa nhài
    thảm trải nhà hơi nước
    Những khuôn mặt miên man chùm quả dại
    Sống mũi lạnh lùng ******** yêu không tàn phai
    Vĩnh viễn còn lại nụ hôn cỏ úa
    Còn lại cây trong mưa
    Anh
    Tơ hồng vàng giăng trước ngôi nhà vàng
    Đừng ai rứt, đừng ai ca ngợi tôi?.
    HỒI LẠI
    Vào các tối thứ bảy
    Tấm vẫn đi dọc bầu trời cùng những ngọn gió
    Bước chân ngời ngợi ánh trăng
    Trong cỏ úa mênh mông
    Cám đã mộng

    Trong nỗi đoạn trường của sắc đỏ
    Chúng ta đã mộng
    Trong đám rước thê lương tới cánh đồng
    Họ cũng mộng
    Ôi giấc mộng thiêng liêng
    giấc mộng khổ đau quyết liệt
    Bị đánh thức bởi tiếng hót oán thù
    Những dấu chân mang hình linh tự
    Sẽ băng qua bầu trời
    Giữa mặt nước với mặt người
    Cái cây
    Như nụ cười lãnh đạm
    Xa xa
    Dưới lòng đất ẩm
    Bộ xương cá rùng mình lặng lẽ ấm dần lên?
    MẮT
    Qua con mắt khép hờ
    Mặt trăng đi thẳng vào giấc ngủ
    Cuối đường gặp một ban mai bàng bạc
    Ở đây có Nguyễn Trãi
    Nguyễn Trãi bảo cuộc đời là dao và tre trúc
    Sau đó im lặng dẫn ông đi xa mãi
    Ở đây Hồ Xuân Hương ngừng lại
    Bà dựng nhà bằng những cơn mưa
    Ngoài hiên
    Mùa thu mơ chiếc quạt ngà
    Hồ Dâm Đàm rẽ nước để trời xanh bay xuống
    Nếu trời xanh bay trượt ra ngoai anh dám đỡ không
    Người đeo kính hết mọi nhớ mong
    Những quên lãng lại hồi về trí nhớ
    Con mắt khép nửa vời là cạm bẫy thờ ơ
    Trong giấc ngủ đầy mộng mị
    Trăng không thể bay ra?
    THẾ GIỚI MƯỜI HAI DÒNG
    Từ mực xuống giấy
    Xa hơn
    Từ anh tới em
    Giữa hai bước chân
    Chúng mình biến mất
    Từ chết sang trời biếc
    Qua một cây cầu mưa
    Ở thuỳ trán cũ
    Câu hỏi ngân nga
    Ở thời gian cũ
    Ánh sáng chan hòa
    Đâu là giấy trắng đâu là ta?
    NGOÀI CỜ
    Chuyển con pháo sang bên cánh trái
    Tầm nhìn thẳng chân trời không khói sương
    Và con mã quỳ bên con tượng
    Nét mày chau xô nét nhăn ngang
    Tốt mới chạm mép sông sông nổi sóng hàng hàng
    Trong sóng hiện triệu linh hồn u uẩn
    Triệu linh hồn nằm miên man trên hoa
    Chúng ta lặng lẽ về biển cả
    Này con xe phong trần đi dọc ngang thiên hạ
    Đạp chân lên giấc ngủ đôi sĩ gầy
    Bên kia đất nhà người những khoảng trống mỡ màng giăng bẫy
    Con tướng ngồi nhìn xác mình lơ ngơ
    Pháo đã lộn trúng vào nỗi sợ
    Bàn tay ngừng lại ngang chừng
    Mắt cụp xuống ngổn ngang mây trắng
    Trong những nước cờ tàn
    Không ai thấy đường bay con tượng?
    Vui tí, không biết các bạn nghĩ thế nào chứ tôi thấy tay Nguyễn Bình Phương này vừa thích vừa không thích cái màu vàng đục thì phải?
  5. chan_dat_dau_tran

    chan_dat_dau_tran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2004
    Bài viết:
    264
    Đã được thích:
    0
    Sic, tôi cũng chỉ biết hơi hơi về "tay" này. Khoảng chừng 40, người gầy, mặt xương xương, có hàng ria con kiến trông gian gian, chuyên đội 1 cái mũ bê rê nhung màu hung, chừng 10 chưa thay.
    Hồi trước tôi thỉnh thoảng chơi bi da cùng anh, vì anh làm cùng cơ quan với ông già tôi. Tất nhiên là hồi đó tôi còn nhỏ và chẳng coi anh ta là "nhà" gì ghê gớm cả. Có đọc 1 cuốn Những đứa trẻ chết già chẳng hiểu gì cả. Cho đến bây giờ cũng chẳng hiểu. Nhưng có một bài thơ là bài Tháng 11 thì tôi lại thuộc như in cho đến bây giờ.
    Nếu cụ cần tìm đọc một số tác phẩm của anh ta, và trả công tôi một cách xứng đáng thì tôi có thể giúp được!
  6. 2910

    2910 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2004
    Bài viết:
    366
    Đã được thích:
    0
    Cụ quái nào ở đây? Em cũng chỉ là 1 đứa trẻ chết già thôi.
    Thơ NBP em mới chỉ có 2 tập TCSTB với tập mới XB, tiểu thuyết thì cũng chỉ có ?oThoạt kỳ thủy? với ?oTrí nhớ suy tàn?. Nếu bác có cuốn nào khác, em cũng xin được biết. Còn công xá có ngại j`? Vớ đựơc sách hay mà đọc với em là cực khoái, cố được thì cũng chẳng dám cò kè thêm bớt. Họ làm thơ thì gọi họ là nhà thơ, em chả thấy thằng độc giả nào làm được nhà bằng cái sự đọc cả chứ không cũng tự gọi mình là nhà đọc!!!
    Bác có cái cổ tích nào hay hay về tay NBP này không? hình như hắn đang lang thang trong Cà Mau, đọc mấy cái tuỳ bút của hắn trên Tia sáng ngán quá.
  7. deny_me

    deny_me Ma Xó

    Tham gia ngày:
    07/03/2003
    Bài viết:
    7.776
    Đã được thích:
    0
    tớ cũng thích đọc, thèm sách vô cùng Dán mắt vào quyển sách thích hơn là vào màn hình Đọc từng chữ trong đó cũng dễ hơn, mỗi tội chả có điều kiện.
    note: buôn vì chưa biết tham gia gì cho cùng khí thế nhiệt tình hừng hực của 2910

  8. 2910

    2910 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2004
    Bài viết:
    366
    Đã được thích:
    0
    Khôn thế! Bọn cậu toàn đọc xong rồi im ỉm đi, chả ai biết đằng nào mà chiều. Nhưng nếu cần đọc cuốn j` mà tớ có, cũng chẳng dám giấu đọc riêng đâu. Khi`. TMH nhá?
  9. 2910

    2910 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2004
    Bài viết:
    366
    Đã được thích:
    0
    Nguyễn Trọng Tạo (sinh ngày 25/08/1947 tại Tràng Khê, Diễn Hoa, Diễn Châu, Nghệ An. Hiện sống và làm việc tại Hà Nội)
    Các tác phẩm thơ đã xuất bản: ?oTình yêu sáng sớm? (1974), ?oGương mặt tôi yêu? (1980), trường ca?oCon đường của những vì sao? (1981), trường ca ?oTình ca người lính? (1984), ?oSóng nhà đêm biếc? (1986), ?oSóng thủy tinh? (1988), ?oGửi người không quen? (1989), ?oĐồng dao cho người lớn? (1994, 1999), ?oThư trên máy chữ và tản mạn thời tôi sống? (1995), ?oNương thân? (1999), ?oThơ Nguyễn Trọng Tạo? (2003), và tập ?oThế giới không còn trăng? (sắp xuất bản).
    Có thể xem thêm tại:
    http://www.tienve.org/home/authors/viewAuthors.do?action=show&authorId=183
    *
    Nguyễn Trọng Tạo là một nhà thơ tài hoa thuộc cả hai thế hệ. Tôi chưa được đọc những bài thơ thời trước của ông, nhưng những bài thơ duyên dáng trong hai tập ?oĐồng dao cho người lớn? và ?oNương thân? khiến tôi rất thích và có thể thuộc ngay vài bài khi đọc. Thể thơ đồng dao của Nguyễn Trọng Tạo là một sự cách tân đầy tự nhiên và tươi trẻ đối với lứa tuổi của lớp nhà thơ khoác áo lính. Ít người lớp cũ nào có được sự cách tân thích ứng được với tôi như thơ Nguyễn Trọng Tạo.
    Ở tập ?oĐồng dao cho người lớn? hiện lên một dáng hình sinh động của Người Ham chơi mang một nỗi buồn vĩnh cửu. Tôi thấy không có j` thú vị hơn là trích lại một định nghĩa của Hoàng Phủ Ngọc Tường về gương mặt của Nguyễn Trọng Tạo:
    ?oThế giới hiện đại ưa chuộng một gã người có bộ mặt bông đùa dễ thương, gọi là Homo ludus, Người Ham Chơi. Khác với những tiền bối của nó là Người Làm (Homo fabien) và Người Biết (Homo sapien) vốn đã có mặt từ văn hoá nhân loại cổ xưa, Người Ham Chơi cũng Làm, cũng Biết thông thái mọi điều. Nhưng gã lại là một tay giang hồ khí cốt, nhìn đời như một khu vườn hoan lạc, nơi đó gã sa đà theo những cuộc vui với một tâm thức cóc cần nhẹ nhõm. Cũng có người nhăn nhó khi nói đến gã, nhưng gã không bận tâm về điều ấy: Người Ham Chơi lãng đãng giữa cõi đời cũng là để làm nhẹ bớt căn bệnh hay cau mặt của những kẻ thích tỏ ra nghiêm nghị?
    Đó là một định nghĩa chính xác. Và đẹp. Con Người Ham Chơi Nguyễn Trọng Tạo ham chơi, ham sống vì biết rằng bản chất cuộc sống là buồn, một nỗi buồn viên miễn? Con người nhiều khi chưa biết buồn và nên buồn một cách đúng cách. Chúng ta hay cau có, bực dọc những điều không đâu. Tại sao phải thế? Đừng bao giờ nghĩ rằng bản chất tôi là thế. Không ai muốn tỏ ra căng thẳng cả. Người ta không thể hơn nhau ở các cuộc đấu võ mồm. Thơ luôn có giá trị nâng đỡ tâm hồn và làm nhẹ đi các xung đột vốn dĩ có thể giảng hoà bằng lời nói hoà bình. Nó khác với thơ ca đầy lửa Cách Mạng, nơi đó người ta cần những tiếng căm thù và nóng bỏng. Thơ ca hiện đại rất chuộng những tiếng nói hoà bình và có những tiếng cười mát lành. Tiếng nói của thơ ca là tiếng nói của vui vẻ nhẹ nhõm trước một thực tại sống buồn mênh mang. Nguyễn Trọng Tạo ở lại trong tôi như thế. Cái nỗi buồn trong thơ ông là nỗi buồn nâng đỡ tâm hồn lên. Con người còn biết buồn là vẫn còn khả năng tái sinh năng lượng sống và Nguyễn Trọng Tạo biết cách buồn một cách hơi ngang tàng, có phần kiêu hãnh nữa.
    ?oTa tỉnh đền đài ngả nghiêng say?
    Cái buồn cũng muôn hình vạn vẻ, khó định nghĩa hết cho được?
    ?oBuồn ơi Buồn có thương tôi
    đừng làm tôi phải mồ côi nỗi Buồn!??

    cái buồn đó đằm hơn, da diết hơn cái buồn trong sáng và có phần hoang mang của Lâm Vũ Thao:
    ?oTôi ôm chầm nỗi buồn không nói năng chi
    Nó ngước mắt bảo tôi đừng buồn nữa!?

    Cái đóng góp to lớn của Nguyễn Trọng Tạo là chất giọng tung tẩy đồng dao của ông, đây là tiết tấu rất được ưa chuộng, tôi đã đọc một số bài có cách ngắt nhịp 4/4 theo giọng thơ ông, nhưng làm sao tôi không khỏi phì cười vì đã được đọc cái dấu ấn của Nguyễn Trọng Tạo trong đó mất rồi.
    Chúng ta có thể sẽ có một chất giọng Nguyễn Trọng Tạo mới hơn ở tập sắp xuất bản của ông chăng? Nhưng có lẽ tôi nên nói một chút về tâm cách Nguyễn Trọng Tạo mà tôi nhận thấy.
    Là một nhà thơ kiêm (nhà) phê bình, nhận xét của Nguyễn Trọng Tạo nhiều lúc thiên về cảm tính. Tôi không thích một lối phê bình như thế. Nếu đã là nhà phê bình thì phải có học thuật và lý luận, còn không chỉ đáng gọi là người cảm nhận thôi. Nguyễn Trọng Tạo lại tỏ ra khá nóng nảy trong việc bảo vệ và nâng niu những cái mới. Ai đời lại đi cãi nhau với một tay thổ phỉ! Cái đó tôi cũng không thích một chút nào. Và thực sự, hai nhà thơ mà ông giới thiệu đến chúng ta: Vi Thùy Linh và Nguyễn Hữu Hồng Minh chưa đủ sức tạo ra một cuộc cách mạng thơ, thoát hẳn khỏi tầm ảnh hưởng của thơ Mới. Nhưng tất cả điều đó dường như không có nghĩa lý gì cả. Ông đã sống thật, căm thù sự giả tạo, điều đó thì ?oTin thì tin không tin thì thôi!? và cái cách sống khá lửa, và tin tưởng vào cái mới của ông khiến tôi tin cậy hơn cái thái độ hiếu chiến của T.M.H, hay hơi ngạo mạn kiểu N.T.S. Ông có một câu tôi nhớ mãi: ?oTôi căm nhất không cho thơ cách tân phát triển?. Thật thế. Những giá trị của thi ca luôn luôn được tôn trọng ở cái ?ođất nước của thơ ca và thần thoại? này. Chưa bao giờ người đọc sợ thừa thơ ca và loạn giữa các giá trị cả. Đó chỉ là cách nói lấp liếm của một nền văn học thiếu sự dẫn dắt của người phê bình chuẩn mực, có cả học thuật lẫn tâm thuật. Phải luôn ủng hộ cái mới và đưa người đọc tới nhiều nền văn hóa khác nhau kích thích sự tự do suy nghĩ hơn nữa. Sự đóng góp của Nguyễn Trọng Tạo với nền thơ đương đại là chí tình trong sự cố gắng đưa người đọc đến với những giá trị mới hơn và xích lại gần hơn giữa thi ca trong lẫn ngoài nước.
    Tôi ngoại đạo cũng xin cảm ơn Nguyễn Trọng Tạo về điều đó.
    Được 2910 sửa chữa / chuyển vào 13:43 ngày 11/11/2004
  10. 2910

    2910 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2004
    Bài viết:
    366
    Đã được thích:
    0
    ĐỒNG DAO CHO NGƯỜI LỚN
    có cánh rừng chết vẫn xanh trong tôi
    có con người sống mà như qua đời
    có câu trả lời biến thành câu hỏi
    có kẻ ngoại tình ngỡ là tiệc cưới
    có cha có mẹ có trẻ mồ côi
    có ông trăng tròn nào phải mâm xôi
    có cả đất trời mà không nhà ở
    có vui nho nhỏ có buồn mênh mông
    mà thuyền vẫn sông mà xanh vẫn cỏ
    mà đời vẫn say mà hồn vẫn gió
    có thương có nhớ có khóc có cười
    có cái chớp mắt đã nghìn năm trôi
    (1992)
    TƯỢNG MỒ
    đàn bà khoe Âm đàn ông khoe Dương
    hài nhi người già ôm mặt buồn thương
    đây vợ địu con đây chồng săn bắn
    chim cú chim cu gật gù hoang vắng
    nhà mồ im ắng lẳng lặng bóng người
    hồn ma lang thang về nơi cuối trời
    chỉ còn tượng mồ phủ đầy lá dại
    chỉ còn thời gian nắng mưa dầu dãi
    chỉ còn Bana Êđê Giarai
    tượng mồ tượng mồ rữa mục hồn ai?
    (2-1994)
    THỜI GIAN I
    ngày bóc tờ lịch
    dán vào đời tôi
    ngày bóc đời tôi
    ném vào đen đỏ
    rồi thua xanh cỏ
    rồi tóc trắng vôi
    rồi thua ngọn gió
    một trời rong chơi
    vẫn bóc vẫn dán
    vẫn đầy vẫn vơi
    tôi còn cái lõi
    ngày bóc luôn rồi
    còn chi bóc nữa?
    hãy bóc hồn tôi
    tôi thành tờ lịch
    bóc sang Luân hồi?
    (nguyên đán Quý Dậu)
    LƯU LẠC
    lạc vào kinh kệ
    u mê chiều tà
    lạc vào quyền chức
    kiếp nào gỡ ra
    con đường thì xa
    chỉ tay mạng nhện
    ta lạc ngoài ta
    đi hoài không đến
    một băng nhạc sến
    ướt chùng chiều mưa
    có một gã thừa
    lạc vào nhăng nhố
    ngác ngơ giữa phố
    một thằng nhà quê
    nhớ thương Mộ Tổ
    biết bao giờ về?
    (25-7-1991)
    HUẾ I
    sông Hương hoá rượu ta đến uống
    ta tỉnh đền đài ngả nghiêng say
    (1992)
    CHIA
    chia cho em một đời tôi
    một cay đắng
    một niềm vui
    một buồn
    tôi còn cái xác không hồn
    cái chai không rượu tôi còn vỏ chai
    chia cho em một đời say
    một cây si
    với
    một cây bồ đề
    tôi còn đâu nữa đam mê
    trời chang chang nắng tôi về héo khô
    chia cho em một đời Thơ
    một lênh đênh
    một dại khờ
    một tôi
    chỉ còn cỏ mọc bên trời
    một bông hoa nhỏ lặng rơi mưa dầm?
    (1989)

Chia sẻ trang này