1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thơ đương đại- một góc nhìn

Chủ đề trong 'Thi ca' bởi 2910, 29/10/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. 2910

    2910 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2004
    Bài viết:
    366
    Đã được thích:
    0
    QUE DIÊM (trích)
    Vương Huy
    những ánh sáng khép dần
    trên mặt
    không khí rụng bao la
    trong bóng tối vô hồi đổ nhịp
    nằm yên một chiếc que diêm
    đã tắt
    tất cả nó là bốc cháy
    tất cả nó là thiêu
    rụi
    tất cả nó là một sợi khói lãng quên
    trong hân hoan đau đớn
    sự sống ăn dần từng chút
    từng chút
    bụi
    để nhập lặng im
    nó chỉ còn một ánh lửa lạnh đen
    cô đặc
    như đầu
    Trích đọan ?oQue diêm? theo cảm nhận của bác dumb:
    Thơ thì nói ai nói hiểu được kiểu toán học. Hiểu được đã là khoa học. Nhưng cũng có thể thấy hay được thôi.
    Trong sự cô kiệt đến gai người, người viết đã đững ngoài mình, không phải trong mình, cũng không phẩi trên mình. Mấy ai đứng được ngoài mình khi viết. Có cảm giác Vương Huy đang viết lúc ở ngoài Vương Huy.
    Trong sự đối chọi giữa cái đơn lẻ ( que diêm) và cái vô cùng (ánh sáng / bóng đêm), vật đơn lẻ có thể coi như biểu tượng của sự sống khi nó phát được ánh sáng và biểu tượng của cam chịu, đau đớn , nhẫn nhục khi nó được cô đặc lại. Nó cũng có thể coi như cuộc đấu tranh nội tâm, dằn vặt đến tuyệt vọng, bào mòn dần. Cái tưởng như là khoảnh khắc thăng hoa của nó, lúc phát sáng, đáng thương thay, chỉ là một sự huỷ hoại, thay vì thắp sáng để chiến thắng bóng đêm hau như ánh sáng của ngọn hải đăng...
    Nhịp điệu của bóng đêm (vô hồi đổ nhịp), một thứ khá vô hình được cách điệu một cách bóng bẩy, điệu đà ( không khí rụng bao la) ...Đoạn thơ như một chuyển cảnh trong điên ảnh, bằng ngôn ngữ thi ca..từ ánh sáng dần thành bóng tối, trong cảnh đó, là cuộc hành xác của một que diêm đơn độc Đoạn cuối bất ngờ làm sao : Cô đặc, như đầu. Đâu đó đau đớn, đâu đó bất lực, và vô tích sự làm sao: Một sợi khói của lãng quên...
    Sự giảm dần đều với những câu thơ ngắn dần và những từ như rụi, bụi,...càng làm tăng vẻ đẹp của sự dần cạn kiệt...
    Bài thơ đẹp, cái đẹp của sự hoán chuyển, nếu chúng ta nhìn thấy cái nội lực hướng thiện - mỹ của nó....
  2. 2910

    2910 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2004
    Bài viết:
    366
    Đã được thích:
    0
    Hay nhỉ, thế cậu đọc cậu chỉ có quyền thích thôi à? hoàn toàn có quyền nói cậu không thích chứ. Đấy mới là tôi biết, tôi bàn, tôi không làm nhưng tôi kiểm tra chứ
    Kể ra ít người đọc cũng hơi buồn, nhưng chỉ cần độ 1000 người đọc tử tế là dân làm thơ bán được sách và tớ có quyềnmua rồi.
    Cần j` những người không thích đọc nhưng cứ thích làm nhà phê bình la hoảng lên cho thực trạng thơ ca nuớc nhà?
  3. deny_me

    deny_me Ma Xó

    Tham gia ngày:
    07/03/2003
    Bài viết:
    7.776
    Đã được thích:
    0

    thôi rồi, mình không biết thế nào là đọc tử tế
    Được deny_me sửa chữa / chuyển vào 13:25 ngày 13/11/2004
  4. 2910

    2910 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2004
    Bài viết:
    366
    Đã được thích:
    0
    Văn Cầm Hải (tên thật: Nguyễn Thanh Hải, sinh ngày 20/01/1972 tại Làng Tràn, Quảng Bình. Hiện sống và làm việc tại Huế)
    Tập thơ đã xuất bản: ?oNgười đi chăn sóng biển? (1995), ?oNhững giấc mơ của lưỡi? (chờ xuất bản)
    *
    Đợt triển lãm sách Pháp vừa qua trên hiệu sách trung tâm Tràng Tiền, tôi có nhìn thấy một cuốn thơ Pháp khá lạ. Bạn thử tưởng tượng thi phẩm đó gồm 10 trang, mỗi trang là một bài thơ không tiêu đề gồm 14 câu chia làm 4 khổ. Mỗi câu thơ đó lại được in trên một dòng cắt biệt hẳn so với các câu còn lại, nghĩa là bạn có thể giở từng câu ra một để lộ câu in ở cái rẻo giấy tiếp theo (hay sau nữa tuỳ bạn) và đọc lại toàn bài với một câu được đổi khác. Nghĩa là bạn đã có một bài thơ mới. Với cách làm như vậy, bạn có được một tập thơ gồm 10^14 bài, tức 100.000.000.000.000 liên tưởng khác nhau! Thơ như thế phải chăng đã chạm tới cái bất khả luận, bất khả diễn dịch, nhờ vào kỹ thuật và phương pháp sản xuất hàng loạt? Nghĩa là bạn hoàn toàn có khả năng bơi tự do trong đó, tùy ý làm thơ theo ý bạn dựa trên những con chữ đã chọn lọc đó (mà cũng có cần phải chọn lọc không nhỉ?). Tuỳ ý, bạn thích tạo nghĩa và tạo dựng văn bản thơ ntn là tuỳ bạn. Nhà thơ mướt mồ hôi ra làm xong phần việc của mình rồi, đến lượt bạn, bạn thích làm j` tiếp với nó thì làm.
    Tất nhiên, đó là một cách đọc có thể bị coi là hũ nút, là vô bổ béo nếu nó không chạm được vào suy nghĩ của bạn. Nhưng tại sao khi thế giới đã có rất nhiều hình thức thể hiện thơ khác nhau, nhiều cách làm lạ hoá bài thơ đi thì chúng ta không có quyền đòi hỏi có những tập thơ mang màu sắc kỳ khu như thế?
    Thơ Văn Cầm Hải là một sự khác biệt hẳn so với cách làm thông thường. Nó bắt người đọc tự vận động chứ không thể thụ động đi theo một trình tự nhất định nào. Thực sự, đọc tập ?oNgười đi chăn sóng biển? tôi chẳng hiểu j`, chẳng hiểu nổi cuối cùng thì cái tập này nó trọn vẹn một ý j`, một quan điểm j`. Tôi đã rất bực mình vì có cảm giác như nhà thơ này đang định bịp bợm tôi điều j` đó. Tôi đã từng nghĩ anh là tay ma thuật chữ, lắm chữ quá thì lôi ra làm xiếc loè độc giả chứ chẳng có cái ý quái nào trong tập này cả! Nhưng đọc những tập bút ký của anh ?oTrên dấu chim di thê?, ?oTây Tạng- giọt hoa trên nắng? thì thực sự tôi choáng ngợp trước sức đọc, sức thẩm thấu tài liệu của anh để có những liên tưởng đẹp và giàu có. Những trang viết ngồn ngộn ngôn từ của một người thuộc chữ và nắm vững hàng tá tư liệu về cái mảnh đất Tây Tạng trước khi đến đó làm tôi nhớ Nguyễn Tuân với cái dạ dày sư tử của mình đã phải tiêu hoá trọn một bộ 7 cuốn La mission Pavie (Phái đoàn Pavie) mà ông nói là dày và to để có thêm tư liệu về mảnh đất Lai Châu nơi ông viết nên tập ký Sông Đà nổi tiếng của mình.
    Và sự kinh sợ (tôi rất sợ và cảnh giác những tay lắm chữ) lại bắt tôi phải đọc lại tập ?oNgười đi chăn sóng biển? của anh. Một số bài khả dĩ có thể hiểu được như ?oTay trắng?, ?oĐời chị?, ?oVĩnh biệt mặt trời?? còn đa số còn lại như một khối ru-bích tôi không tìm cách nào sắp xếp lại được theo ý mình. Vì vậy, tôi vẫn đành chịu bằng lòng với việc cảm nhận từng câu nhỏ một.
    Ví dụ khổ thơ:
    ?oĐôi dép biếc tầng sáu
    Sóng phơi khô lề biển?

    có liên quan tới đoạn:
    ?ongười dương cầm
    lên cơn tổng phổ
    đôi dép xanh
    phục áo thao nương rẫy
    ? (Ngôi nhà cảm và luận)
    tôi muốn nhặt riêng ra hình ảnh đôi dép xanh mà liên tưởng tới những đôi bẹ cau của thí sĩ thời xưa trong bức tranh này: trong cái cơn gió nóng của đất miền Trung, trong cái nắng gắt đến ?oxanh một màu Quảng Trị?, thấp thoáng là những đôi bẹ cau sĩ tử xưa bỏ lại trên cát nóng để tìm đường lên kinh thi cử mong góp mặt với đời. Thì Nguyễn Trọng Tạo cũng thế, cũng là một người tạm chia xa cái đất Nghệ An mà tìm lên Hànội, bỏ lại những cái cũ kỹ để đi khẳng định mình, nhưng vẫn giữ đủ cái mát xanh của ?ophục áo thao nương rẫy?? Không biết tôi hiểu thế có đúng không, nhưng tôi hài lòng với cách liên tưởng sơ sài ấy và mong rằng ở những câu đơn khác, tôi tự có thể bồi đắp cho riêng mình một văn bản khác, một liên tưởng giàu hình ảnh trên đó.
    Hoặc một câu in đậm trong tâm trí ?oTrên da bụng em nườm nượp tiếng khóc? đẹp một cách ma quái. Với riêng câu này dường như có thể xây dựng rất nhiều văn bản, nhiều đoạn văn xếp cạnh nhau mà không giải thích được rõ cái thách đố do câu thơ đặt ra. Trong từng văn bản, có thể xây dựng một hình ảnh em khác nhau, một hay nhiều tiếng khóc khác nhau. Em có thể là một con điếm chơi với những tiếng khóc bi luỵ hay cầu xin mất phẩm giá của những kẻ đến với em. Em cũng có thể là người duy nhất đến với anh lúc này, anh xin rửa mát em bằng tiếng khóc câm lặng trước một miền đất huyền diệu. Hoặc cũng có thể, cái phần gợi cảm của người nữ, vùng da bụng đó, là ký ức anh, là quá khứ, là tương lai đồng hiện trước mắt anh? Nhưng hiểu theo nghĩa nào cũng không diễn thoát được cái nhìn ?onườm nượp? đó, nó vừa ngụp lặn trong cái vĩnh hằng vừa thoát khỏi nó, vừa khóc theo nó vừa đứng ngoài nó? rất khó xác nhận thế nào là đúng cho hết? đành phải tùy ý bạn liên tưởng riêng theo một mạch nào đó thôi. Phải chăng đó là thứ Tự Do vô hạn mà thi ca có thể mang tới?
    Nhưng cả bài Quên lãng này, dường như vẫn mang chút diễn giải chăng? bạn đọc lại thử nhé:
    Chiếc nôi lật ngược
    tiếng khóc rơi xuống
    tã lót rách bươm, lời mẹ ru không khâu vá nổi
    tôi và em đi xa
    sa mạc
    con Spanh buồn bã
    khi bọn cướp đục thủng lấy mất quả tim
    tôi và em
    trên da bụng em nườm nượp tiếng khóc
    theo nhau thành dòng nước lũ
    cả căn hầm chữ A
    chiếc áo nâu thế hệ
    mà nỗi đau vo ve từng hạt máu
    đong đầy nghĩa địa.

    nên cả bài, tôi muốn cắt bỏ hết để giữ riêng lại cho mình một câu thôi (tự do, tuỳ tiện đến thế là cùng chứ j`?)
    Chính vì Văn Cầm Hải đã chọn một lối đi khá hẹp và bắt người đọc phải động não rất căng thẳng và đầy thách thức, nên anh cũng chịu bộc lộ ra một cách rõ ràng hơn nhiều bài tôi cho là dở, đọc như bị đuối hơi về sau? Ví dụ bài Vô Tư tôi xin trích cả ra đây vì nó cũng ngắn:
    Tôi lật từng giọng sách
    xô ào mấy núi non
    tôi bay xé dòng sông
    bàn tay đã nhuốm nọc độc
    em cầm vào hoá dại mùa thương
    chiều lẵng hoa cuốn vèo khi em đi
    chợt dòng chữ ly ti
    kim đâm nát màu thơ
    trong tôi trăm ngàn mảnh

    thì cái hơi thơ nhỏ hẹp ở hai câu cuối không chịu được áp lực của 3 câu đầu? nó gợi tôi nghĩ tới cái tư duy của nhà thơ miền Trung (xa trung tâm) này dường như vẫn có cái nhìn cái cảm thiên về chiều sâu tâm tưởng, lịch sử mà thiếu đi cái độ rộng và thoáng? Vương vãi đâu đó vẫn có những chữ, những tư duy như vậy. Bạn xem lại thử bài ?oĐời chị? nhé? dường như cách nói:
    ?ongười ta háo hức
    lũ ruồi đòi làm cột thu lôi
    ?
    so sánh con người với lũ ruồi muốn nhận tiếng sét ái tình từ nhân vật chị thì dường như hơi kém lượng! (Dù sao thì đây cũng là nhận xét của riêng tôi, không phải nhận xét của bạn, bạn nên đọclại theo cảm nghĩ của mình)
    Văn Cầm Hải cũng ít dùng những từ có khả năng mở nghĩa nhiều thì phải. Ví dụ, ?ongàn năm ngu si?, ?othiên thần quàng quạc lũ quạ đen nhiều màu?, ?othời gian đã thối trên tay?, ?olom khom cõng nụ cười?? là những liên tưởng rất hẹp và ít chất quặng để trí tưởng tượng của tôi có thể khai thác được điều j` hay ho.
    Rồi như một đoạn deny_me đã nhận ra trong bài ?oĐỉnh em?
    ?ochiếc mũ rơi
    bão kêu
    vút pháo hiệu
    đỉnh em
    nghe thiên hà lộp độp khai sinh
    mới thơ?

    là khá khó chấp nhận trong một văn bản người ta đòi hỏi nhiều bão hơn nữa (và ít thơ thôi), tuy rằng cái mong muốn có một mạch thơ hoàn chỉnh trong thi phẩm của Văn Cầm Hải dường như hơi phi lý vì các sự vật dường như gắn kết với nhau trong văn cảnh rất ít, chỉ bằng những nghĩa hẹp, nghĩa xa nào đó chăng?
    Đọc thơ Văn Cầm Hải tôi nghĩ thế này: nhiều lúc đứng trước một thi phẩm được công bố, rất có thể người đọc không tìm cách kết liên được các hình ảnh, các từ đúng một tầng giá trị với nhau, điều đó lỗi một phần về tác giả, nhưng lỗi nhiều lại thuộc về độc giả, khi họ đã chọn sai cho mình một cách đọc thơ và không đủ sức cho các Từ bắt tay nhau cùng xây dựng một hình ảnh trong mình. Tất nhiên, cách đọc này là rất cá biệt và không thể áp dụng cho tất cả các cách đọc khác được.
    Đến đây, tôi muốn đọc bài ?oGiọng hát của gió? theo cái nhìn của riêng tôi đang vận động, vì có thể có nhiều cách đọc khác nhau, nhưng tóm lại, ai cũng khen bài này của anh cả. Tôi nhìn bài thơ này như một quá trình phát triển trọn vẹn về tư tưởng một con người qua các thời kỳ đi hết chiều dài lịch sử tư tưởng của thi ca thế giới. (rất có thể nâng nó lên tầm triết học nữa, nếu bạn đủ trình)
    Hai câu đầu:
    ?oTôi chỉ là chim sâu nhỏ nhoi giọng hát giữa dân tộc hay hát
    tự thuyết minh cho đồng lúa, rừng hoang, người thổ dân vui ca hành trình?

    làm tôi nhớ tới hơi thơ của Walt Whitman, về một thời kỳ thi ca cất lên những tiếng ca đầy tự hào và cái tôi trữ tình tự tìm cách hoà tan vào các cảnh vật, con người nó bắt gặp trên đường đời. Tiếp theo,
    ?ovượt qua giai đoạn thành kiến
    nhớ buổi sinh tiền
    cơn hát gió?

    đưa tôi nhớ về thời kỳ Phục Hưng, khi châu Âu chủ trương tìm lại những cái mát lành của nghệ thuật Hy La cổ sau sự ảnh hưởng nặng nề của tôn (truyền) giáo. Rồi nữa,
    ?ocon số không thời đại đeo ngón tay áp út
    níu ngọn nắng xanh hơn khi về với đất?

    tư tưởng đã đi tới thời kỳ Hư vô rồi đó chăng? Đã đến thời kỳ nghi ngờ rồi chăng, để sau đó nhận ra cuộc sống tốt đẹp hơn, nhưng
    ?ocái nhìn nguyên thể
    gọi miền phủ định?

    là quay lại thời kỳ chủ biệt trong thi ca rồi đấy, khi Descartes với cái nhìn nhất nguyên của mình, đã từ chối tiếp nhận sự tương đồng có thể có giữa A và cái phi A ?
    ?obông hoa cõi trần cánh
    tặng tôi hương ảo giác đỏ hồng nhũ hoa?

    câu này chả hiểu j`. Hậu xét. Trong câu
    ?obầy mưa thôi nôi, âm thanh kêu xé hai hàm răng thanh lịch?tôi nhớ đến thời kỳ siêu thực, đến chủ nghĩa Dã thú trong hội hoạ, rất nhanh, tôi đến một thời tự nhiên nhi nhiên thơ êm ái hơn:
    ?othời không cần nhạc đệm em vẫn sinh ra trữ tình như không?
    hai câu:
    ?otôi trở thành siêu sao
    đá mặt trời vào gôn hư vô
    ?
    thì lộ tẩy ra tư tưởng của Nieszche với quan niệm Chúa đã chết và siêu nhân xuất hiện?
    hai câu cuối:
    ?obắt gặp câu hát lạ
    vận nâu sồng viếng chùa
    !?
    Câu cuối rất tự tại và bình thản, nhìn mọi vật nhẹ như không, con người đã kinh qua hết các giai đoạn tư tưởng rồi, đã thấu trọn rồi lại nhìn mọi vật bằng con mắt khá thiền định! Tuy rằng? vẫn mang âm hưởng lấn cấn, chưa hẳn là thanh thoát phiêu bồng. Phải tay tôi mà gặp được câu hát lạ, lại hay nữa thì cứ thế mà phi thẳng lên chùa chứ nghiêm cẩn vận lệ làm j` cho mệt ra? Khổ thế, Văn Cầm Hải viết bài này năm 98 (tức 26 tuổi rồi) đọc nhiều, hiểu rộng mà dường như vẫn chưa thoát được ra khỏi các trào lưu và trường phái để riêng có một giọng thật thoáng rộng hơn. Hình như thế? Nhưng tóm lại, đây là bài thơ đẹp, mở ra nhiều hướng đọc và có nhạc tính.
    Trên đây là một số nhận định của riêng tôi (có thể lầm lẫn và ấu trĩ) về giọng thơ này, nhưng nó bắt tôi phải suy nghĩ nhiều và tôi muốn nghe sự phê bình xác đáng dựa trên nền tảng lý luận thực sự. Còn cảm xúc thì lan man, đúng sai là tuỳ ý, thích hay không cũng không cấm thì không thể nhận chân được những đóng góp hay làm trò của tay giả thuật chữ Văn Cầm Hải này được.
    Tóm lại, tập thơ ?oNgười đi chăn sóng biển? là một cách làm khác lạ đi, hướng người đọc tới trường liên tưởng rất rộng và khả năng tạo nghĩa mạnh. Nhưng tôi không thích bằng các bài sau này anh viết đăng rải rác, ở đó, anh viết tốt hơn nhiều. Có thể chờ đợi ở tập sau được.
    Một ý nhỏ: Tôi đã có ý tìm nguyên bản tập thơ này từ năm ngoái đến giờ, post cả tập thơ này lên địa chỉ:
    http://www.ttvnol.com/tacphamvanhoc/220800.ttvn
    nhưng dường như rất ít người để ý đến nó? vậy bây giờ cũng xin hô to lên một câu rằng: nếu bạn bè nào có tập thơ này hoặc biết đâu có nhã ý bán lại thì tôi cảm ơn vạn bội, không thích được cũng xin trân trọng giữ lấy chứ đã đua đòi chơi thơ rồi thì còn biết ngượng ngùng cái j`. Bạn sẽ giúp tôi chứ?
    Địa chỉ liên hệ tại đây, phạm nhân 2910, hoặc tại nhà riêng của Lãnh Út: lanhut2910@yahoo.com
  5. 2910

    2910 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2004
    Bài viết:
    366
    Đã được thích:
    0
    TAY TRẮNG
    Anh chiều em hơn cả bà mẹ nâng bầu vú cho thơ
    Con chim non lượn hơi xanh biếc từ xa về
    bếp lửa
    đáy lòng đất rạng rỡ hơn ban ngày
    anh chiều em như chiếc nhẫn ôm tay
    máu đắp bồi và ánh sáng chắp cánh trên vai
    em bay lên niềm vui qua bờ
    anh vẫn chiều em tay trắng
    (Huế và mưa 92)
    ĐẤT HUYỀN THOẠI
    Trái đất xanh như người đàn bà
    mà rừng cây là lông tơ phủ thẳm
    tôi lắp đạn mặt trời
    quà định mệnh
    đi săn điều ngớ ngẩn
    không biết mình tội nghiệp
    trái đất thầm thì vàng vọt
    tôi phải gánh nhiều buổi sáng huyền thoại
    kể líu lo
    tôi cũng là đất của đất
    khi cái chết trở về tái sinh
    (Huế và mưa 92)
    NHỮNG DÒNG SÔNG KHÔNG CHỈ CÓ RIÊNG TÔI
    Những dòng sông Việt Nam thường hay trầm tư
    tầng mây ký ức
    hớp cỏ buồn ngụm sông xanh
    trên thân thể sằng sặc hố bom phản chiếu lên mặt trời
    từ trên cao chiếc lưỡi lang thang
    ngôn ngữ nàng là ánh sáng rải đều không mệt mỏi, mặc cơn mưa mộng du, nóc giáo đường, chân cầu, cành củi khô như cái chết tựa hiên nhà em
    nỗi đau tôi không mùa đơm hoa kết trái
    đêm sủa mặt vô vàn con mụn
    bông hồng cầm súng
    trái tim tôi
    ống thổi lửa
    thời từ ngữ say đùng bên bếp
    bàn tay mớm lời chết
    tiền kiếp em tôi
    tivi mù
    anh vẫn xem cho tàn canh bạc
    điếu thuốc cháy thân hình loã thể
    chiếc xe quỵ vì giật giải thiên thu
    dẫu mai kia ai hò đưa linh
    hương mình ơi đừng vay suy thoái
    Những dòng sông xanh thêm eo lưng em gái
    Rất tự tin quyến rũ bản đồ thế giới
    (Mùa hạ 98)
    NGÔI NHÀ CẢM VÀ LUẬN*
    Của căn phòng 605- Phương Mai, Hà Nội
    Thời gian không mê
    đôi dép biếc tầng sáu
    sóng phơi khô lề biển
    ngực em vừa lửa
    căn phòng cảm
    chân ngã tư hàn lạnh
    rêu kết tủa niêm phong
    chỉ một liều đêm
    căn phòng reo nấm độc
    ngôi nhà đổ tiếng ho ngày nào tàng hình trong lá, cả vườn cây kim tiêm rét rĩ
    bóng ma đứt cơn sốt
    người dương cầm
    lên cơn tổng phổ
    đôi dép xanh
    phục áo thao nương rẫy
    bên mắt hiên chùm hoa ti gôn cũng đỏ màu tập thể
    giọt máu
    cánh cong
    Anh tôi
    Cái bản làng gọi máu ngất khô phục sinh đô thị
    Thơ môi đỏ chấm câu vợ lẻ
    vẫn đạo ca chính lễ thời gian.
    *Chữ dùng của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo
    GIỌNG HÁT CỦA GIÓ
    Tôi chỉ là chim sâu nhỏ nhoi giọng hát giữa dân tộc hay hát
    tự thuyết minh cho đồng lúa, rừng hoang, người thổ dân vui ca hành trình
    vượt qua giai đoạn thành kiến
    nhớ buổi sinh tiền
    cơn hát gió
    con số không vô tình thời đại đeo ngón tay áp út
    níu ngọn nắng xanh hơn khi về với đất
    cái nhìn nguyên thể
    gọi miền phủ định
    bông hoa cõi trần cánh
    tặng tôi hương ảo giác đỏ hồng nhũ hoa
    bầy mưa thôi nôi, âm thanh kêu xé hai hàm răng thanh lịch
    thời không cần nhạc đệm em vẫn sinh ra trữ tình như không
    tôi trở thành siêu sao
    đá mặt trời vào gôn hư vô
    bắt gặp câu hát lạ
    vận nâu sồng viếng chùa!
    (mùa hạ 98)
    KINH NGHIỆM XANH
    Tôi nằm dưới bóng râm thời trang
    kinh nghiệm xanh rì rào thành phố
    đất nước tôi
    những vùng môi mặn đỏ phù sa
    ngọn tầm vông chuyển giao đất trời
    tư duy tim
    đổi mới
    giấc chiêm bao lịch sử nóng ran
    công trường
    và chiếc nôi đầy đặn ngữ pháp khóc cười
    văn hiến
    đi tìm chồng cho mẹ Âu Cơ
    mà mắt biếc bao chùm điện tử
    không hoá giải
    Hình quê hương trong khúc hát mồ hôi!
    (05/96)
    Riêng về thơ Văn Cầm Hải, tôi mong các bạn đọc một cách thoải mái hơn, đừng tự đóng cửa cảm xúc bằng cách coi nó là hũ nút hay bế tắc (nói thế thì ai chả nói được) và cũng không coi cách đọc của tôi là duy nhất (vì tôi không đánh giá được thơ anh. Chắc chắn.)
  6. 2910

    2910 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2004
    Bài viết:
    366
    Đã được thích:
    0
    Đọc lại Nguyễn Bình Phương, nhớ tới bác chan_dat_dau_tran thích bài này, post tiếp:
    THÁNG MƯỜI MỘT
    (Nguyễn Bình Phương)
    U uất những khoảng vắng trên đồng
    Mưa phùn bay giấc mơ màu ngọc
    Mình nghĩ mãi về đốm sáng lạ lùng
    Cuộc chia tay dài không dám nhắc
    Ồ những đêm này gối chăn thật rộng
    Đời mênh mông hay ta mênh mông hơn
    Ai biết được cuối thu có người còn thèm ngủ
    Gót sen hồng sang nở giữa trời đông
    U uất những khoảng vắng trên đồng
    Tóc ấy, hài ấy sao dễ tàn hơn cỏ
    Anh đánh chiêng đánh trống gọi chim về
    Chim bay kín mặt trăng em làm sao thấy được
    Những con chim ngủ yên trong mặt trăng bằng nước
    Mưa phùn bay giấc mơ màu ngọc.
    Nghĩ rằng, ra bác cũng khoái ồn ào lắm, thích được bài trên cũng vì dường như duy nhất trong bài này NBPhương có cái kiểu ?ođánh chiêng khua trống? khá bốc. Có phải không bác chan_dat_dau_tran?
  7. chan_dat_dau_tran

    chan_dat_dau_tran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2004
    Bài viết:
    264
    Đã được thích:
    0
    Hơ hơ, cụ ơi, kỳ thực tôi không khoái ồn ào đâu ạ. Ở ngoài đời tôi chỉ thích chui vào chỗ nào không ai nhìn thấy tôi thôi. Còn ở trên NET thì, he he, chỗ nào ồn ào thì tôi lại khoái lắm! Nhất là được cãi nhau với mấy anh mod khờ khạo một cách thú vị. Hehe!!!
    Dù sao cũng cám ơn cụ! Vẫn làm theo những gì đã hứa, cụ cứ chờ một thời gian!
  8. 2910

    2910 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2004
    Bài viết:
    366
    Đã được thích:
    0
    Phan Huyền Thư (tên thật: Phan thị Huyền Thư, sinh ngày 19/02/1972 tại Hà Nội. Hiện đang sống và làm việc tại Hà Nội)
    Tập thơ đã xuất bản: ?oNằm nghiêng? (2002)
    *
    Một đặc điểm nhã thú đối với thơ là thơ phải gọn gàng và nhẹ nhàng. Những bài thơ ngắn gọn và có độ sáng rõ của từ luôn có khả năng gây thư giãn được cho những độc giả trong những giờ phút lười biếng ngắm mây trôi. Thơ Phan Huyền Thư, theo tôi, có cái dìu dịu đầy nhã cảm. Hôm nay gió mùa đông bắc, thật chẳng thích hợp để đọc thơ cô chút nào. Nhưng thôi, chả nên câu nệ thế.
    Trong những sự cố gắng làm khác của thơ ca thời kỳ này, có nhiều lúc cách nhìn nhận sự việc bị đẩy đến cực đoan. Ví dụ như cách Phan Huyền Thư nói: ?oXin lỗi, nếu thơ tôi không dành cho bạn? chỉ vì cô sợ người khác làm chữ của cô đau. Tôi cứ thấy buồn cười với cách cô tuyên ngôn trên Tia Sáng như vậy, vì cô cũng ngấu nghiến từ ngữ cũng khiếp lắm chứ có hiền lành đâu. Xem nhé:
    ?ocó lúc
    chữ nghĩa
    tôi cũng nhai nát trong miệng
    cùng với nước miếng
    rịt vào vết thương người làm tôi đau?

    và ngay lập tức, một người bạn viết của cô đánh yêu lại bằng một bài ?oXin lỗi, nếu tôi không đọc thơ bạn? cũng là để hạ hoả bớt thôi chứ ai chả biết, mấy tay nhà thơ cứ bênh nhau chằm chặp, chỉ có đám phê bình là hay xét nét toàn những chuyện không đâu ngoài thơ (mà gã ld3i đã nói là: tán nhảm ngoài văn bản!)
    Đọc thơ Phan Huyền Thư thấy một hiện thực buồn trong đó con người muốn nhìn nhận, chấp nhận nó một cách (có thể) là thoả hiệp mà tôi tạm gọi là một sự thật biết cười một cách đau đáu.
    ?oEm là con ngựa đau chẳng khiến cả tàu thèm bỏ cỏ?
    ?oTôi nằm mơ một đám ma người chết là tôi. Tôi người đã chết.
    Những kẻ thù yêu những người yêu tôi cũng đến xếp hàng nhấp nhô đến bên tôi im lặng nhếch môi ít nhất đã hơn một lần họ mong tôi chết bỗng nhiên chẳng thấy tôi có điểm gì đáng ghét họ nhẹ lòng và dãn môi thắp hương tự tôi thấy mình thật vô duyên vì cho đến giờ tôi vẫn được họ nhớ?
    Đến đây, tự nhớ ra mình là một fan hâm mộ của Lê Đạt , tôi chỉ muốn nhắc lại rằng, với đa số các nhà thơ nổi danh của thời kỳ này, sự ảnh hưởng và kế thừa của các nhà thơ lớp trước (nhất thời kỳ NVGP) là khá lớn, nhưng sự ảnh hưởng của Trần Dần là sâu rộng nhất, Hoàng Cầm chẳng kiếm được ai phát triển tiếp dòng thơ mượt mà mộng mị Kinh Bắc của mình. Còn Lê Đạt, nhà thơ già đã kiếm được một người đàn bà chưa hết trẻ là Phan Huyền Thư trên hành trình duy mỹ chữ. Nhưng xét ở độ kiệm lời, cô thua Lê Đạt, một số câu của cô vẫn mang tính dàn trải, ví dụ:
    ?oMắt
    môi
    lưỡi
    răng
    nha phiến
    ?
    câu thơ đã bị trượt nghĩa đi nhiều chứ không có độ nén chữ đến sâu nặng giữa các từ như trong thơ Lê Đạt. Nhưng chẳng ai đi so sánh kiểu dở hơi đó cả, và chẳng có j` hay hơn là bạn tự thư giãn với thơ cô. Vì không j` chán bằng phải nghe một thằng lải nhải về một giọng thơ vốn dĩ rất chi là thư giãn.
  9. 2910

    2910 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2004
    Bài viết:
    366
    Đã được thích:
    0
    GIẤC MƠ CỦA LƯỠI
    Tôi sâm sấp mặt vũng
    ngôn ngữ đang chết trên cánh đồng
    gieo vần
    Gốc rễ rên nỗi lưỡi hái cùn
    Tôi khóc sứ mệnh
    mầm tuyên thệ hạt
    Vô sinh
    Đám mây hành khất
    không khóc cùng mặt trời
    tôi nằm sấp ướt
    tử ngữ nhập nhằng ma trơi
    khi lưỡi nằm ngoan trong miệng
    răng ngủ vùi sau môi
    nụ cười chết.
    Tôi nghe sấm phục sinh rền mặt đất
    cơn mưa rào lân tinh
    Nấm mộ nở vụt hoa Tử Huyền*
    Và giấc mơ của lưỡi
    bắt đầu mở nguyên âm
    (02/09/98)
    *Hoa Tử Huyền: dùng chữ của Nguyễn Huy Thiệp
    KÝ HIỆU
    Những con chữ, ký hiệu của tôi
    chen chúc trong đầu sần sùi da thịt và tắc nghẽn mạch máu
    có lúc
    thiếu anh
    tôi cũng nhồi vào một khoảng trống
    con thú nhồi bông mắt nhựa ngô nghê
    có lúc
    chữ nghĩa
    tôi cũng nhai nát trong miệng
    cùng với nước miếng
    rịt vào vết thương người làm tôi đau
    Có lúc
    người đánh tôi bằng lưỡi
    đánh tôi bằng hoa hồng
    đánh tôi bằng cái nhìn âu yếm
    bằng hạnh phúc gia đình
    đánh tôi bằng lòng tốt
    người còn đánh cả tôi bằng sự cô đơn
    Có lúc
    tôi đau
    Có lúc
    buồn
    tôi nhai như trầu
    nước đỏ chảy như máu
    chữ nghĩa của tôi ký hiệu của tôi
    cũng có màu, dù sao?
    Xin đừng làm chữ của tôi đau!
    (22/04/89)
    TÔI ĐI TRÊN ĐƯỜNG ĐẦY BỤI, THÀNH PHỐ CỦA TÔI.
    Những cô nàng chân cong váy ngắn
    loé xoé tiếng địa phương
    những nàng nhâm nhi văn chương
    khen nhau cố hớp giọng thị thành
    Tôi đi trên đường đầy rơm
    đồng quê đang cựa quậy
    thôn nữ quần jeans giầy da
    làm sao để cầy cấy
    trai làng ngày đêm vỉa hè đợi việc
    chầu chực một tương lai đô thị hoá nông thôn
    xe dream phóng thẳng vào thế kỷ
    hai mốt
    Tôi đi
    hàng cây xanh
    những nhà thơ uống bia và chửi tục
    chị lao công người Hànội gốc
    lặng lẽ quét đường
    Tôi đi
    tiếng còi hú dẹp đường
    xe đi họp lao như tia chớp
    để lại đằng sau phố xá nườm nượp
    người người chẳng hiểu mình sẽ về đâu
    Tôi đi
    những thằng bé lau nhau
    chạy long đường bán vé số
    đánh giày, ?otử vi? và ?okết quả?
    thành phố của tôi
    mọi người sống và biết kết quả từng ngày
    ?oKết quả đây!?
    một nghìn đồng một mẩu giấy
    Mua đi kết quả
    để sống tiếp ngày mai?
    (25/04/98)
    CÁO PHÓ
    Đừng ai gọi
    hãy coi tôi như vắng
    căn phòng ngổn ngang
    mạng nhện không người
    Đừng nhắc tôi
    để nhớ chính mình
    sự thuỷ chung ồn ào
    hay đổi thay lặng lẽ?
    Đừng nghĩ đến
    bằng nén hương lòng
    mịt mù kỷ niệm
    không thoáng nổi mùi trầm
    Tôi muốn tự mình
    ***g ảnh vào khung
    ?oĐóng vào không
    tìm treo nơi trang trọng??
    Như đã qua đời.
    (23/07/97)
    MEN THEO MÙA HẠ
    Men theo mùa hạ
    Trăng non cong nỗi thượng tuần
    Loè loẹt a- dua
    hoa dại học đòi ven ray ga xép
    Trên nóc toa tàu bỏ quên
    Mùi nắng ngủ mê mệt
    Vì lý tưởng du dương bất tử
    con dế thất tình vấp phải giọt sương
    Chiến binh Thạch sùng tặc lưỡi uống đêm
    mơ giấc mơ mỏng tang cánh muỗi
    Giăng mắc niềm tin con nhện cái
    ôm bọc trứng bão hoà
    Uống nhầm phải giấc mơ
    Thạch Sùng gỗ của tôi đêm qua nức nở
    Tự dắt mình men theo mùa hạ
    Tìm một lối đi thu
    (07/99)
    NGỰA ĐÊM
    Như ngựa non tập phi nước đại
    em hí lên hân hoan trong vũ điệu
    thảo nguyên
    gió liếm vào gáy đêm một mùi cỏ thơm
    của sương âm thầm làm giọt
    Em là con ngựa đau chẳng khiến tàu thèm bỏ cỏ
    bờm rối tung vó ức căng đầy trong màu đêm
    côn trùng rên rỉ ngất
    ngây ngựa non em cứ liếm mãi
    vết thù trên lưng nhỏ giọt
    Thảo nguyên mênh mông những cây thông ghen tuông
    nước mắt ứa ra mùi hăng hắc
    một con ngựa điên vì không biết khóc
    đang nín thở nghe tiếng anh tới mênh mang
    trong nhịp vó đằng lưng.
    (1996)
    ĐIỆP KHÚC SÁNG MÙA ĐÔNG
    Dằn nỗi vô ơn không thoái thác
    em thèm miết ngón tay
    không vị mặn
    của anh
    Mắt
    môi
    lưỡi
    răng
    nha phiến
    Anh ở đâu sót lại trong vết xước
    em cào ngực rách ra những vì sao
    Điệp khúc: ?oSáng mùa đông
    thoa kem vào chân gác trên bậu cửa
    thoa kem vào chân gác lên bồn rửa
    vào trong ra ngoài trơn tru
    vào trong ra ngoài êm ru?
    Vết xước đang lên da non
    vảy huyết tím đen
    em cào ngực
    không có anh trong da thịt
    Anh ở trong mồ hôi chân
    gác trên bồn tắm
    đã thoa kem
    hát rằng: ?oSáng mùa đông??
    (19/01/99)
  10. 2910

    2910 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2004
    Bài viết:
    366
    Đã được thích:
    0
    ĐÀN ÔNG NHỮNG NĂM BỐN MƯƠI
    Đàn ông những năm bốn mươi
    da cam
    mầu lửa
    khủng hoảng giữa đời
    Đàn ông những năm bốn mươi
    không còn yêu mình nữa
    lập loè
    khinh công
    Đàn ông những năm bốn mươi
    tự dưng hối hả
    Đến rồi đi
    Lũ con gái mười lăm
    đêm nằm
    khóc
    (11.97)
    MƯA
    Đoạn tuyệt ngày hôm qua
    đầu giường sằng sặc giấc mơ mới
    đông cứng nỗi buồn
    ngọ nguậy trong đầu con mọt nghiến răng
    thèm ý mới
    đôi bầu vú thông minh
    không cứu nổi cặp đùi dài ngu ngốc
    chảy vào nhau
    tình chảy vào sâu tràn trề lênh láng
    mặt đất buồn
    mưa gõ mõ cầu siêu
    hồn phiêu diêu đèn nhang cửa ngỏ
    buồn tập tễnh
    về ăn giỗ mình.
    (Sài Gòn 11/09/01)
    NẰM NGHIÊNG
    Nằm nghiêng ở trần thương kiếp nàng Bân
    ngón tay rỉ máu. Nằm nghiêng
    khe cửa ùa ra một dòng ấm
    cô đơn. Nằm nghiêng
    cùng sương triền đê đôi bờ
    ỡm ờ nước lũ
    Nằm nghiêng hơi lạnh
    hơi lạnh cũ. Ngoài đường khô tiếng ngáy.
    Nằm nghiêng. Mùa đông
    nằm nghiêng trên thảm gió mùa. Nằm nghiêng
    nứt nẻ khoé môi
    đã lâu không vồ vập răng lưỡi
    Nằm nghiêng
    xứ sở bốn mùa nhiệt đới, tự dưng nhói đau
    sau lần áo lót có đệm mút dầy
    nằm nghiêng
    về đây
    (14/12/00)
    TUẤN NGỌC BUỔI SÁNG*
    Sóng sánh cà phê bạc hà khói thuốc
    Tuấn Ngọc
    trong quần nhợt nhạt nỗi hoang mang
    bầy sẻ cũng hom hem**
    đêm sương con dế buồn tự vẫn
    Đành như chiếc que diêm
    Tuấn Ngọc
    cháy một cõi riêng
    Nằm sấp úp mình lên
    Tuấn Ngọc
    thấy thiếu nỗi trên lưng
    Nằm ngửa khép đùi khít
    Tuấn Ngọc
    thấy vắng khoảng trong cùng
    Thôi uống sương con dế chẳng còn buồn
    bầy sẻ cũ đã qua đời lặng lẽ
    buổi sáng Tuấn Ngọc vào rất khẽ
    như là chẳng ra
    (11.97)
    * Tuấn Ngọc: tên một giọng ca hải ngoại
    ** Ca từ của Từ công Phụng (phổ thơ Du Tử Lê)

Chia sẻ trang này