1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thơ Hà Nội

Chủ đề trong 'Public Hà Nội' bởi FUTURE_HN, 16/06/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. cap3donghoi

    cap3donghoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/06/2008
    Bài viết:
    1.659
    Đã được thích:
    6
    NGỌC LÒNG
    Phạm Bá Chiểu
    Như loài trai biến vết thương thành ngọc
    Vết thương lòng cũng thành ngọc long lanh
    Suốt một đời âm thầm em lặng ngắm
    Chẳng mặt nào chẳng hiện bóng hình anh.
    _________________
    EM XINH THẾ NHƯ KHÔNG LÀ SỰ THẬT
    CHO ANH TIN HÀ NỘI CHÍNH THIÊN ĐƯỜNG
  2. cap3donghoi

    cap3donghoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/06/2008
    Bài viết:
    1.659
    Đã được thích:
    6
    CẦN TƯỚI BAO NỤ HÔN?
    Phạm Bá Chiểu
    Cần bao nhiêu sông suối
    Đong cho đầy biển xanh
    Cần bao nhiêu ngọn sóng
    Góp cho đầy tình anh?
    Cần bao nhiêu mưa đổ
    Lụt hoang mạc khô cằn?
    Cần bao nhiêu bão tố
    Ngập tình em nhớ anh?
    Cần bao nhiêu giọt nước
    Đổ cho đầy Hồ Tây?
    Cần bao nhiêu nguyện ước
    Ta lọt vào mắt ai?
    Cần bao nhiêu ngây dại
    Để biết mình chợt khôn?
    Cần bao nhiêu êm ái
    Đong cho đầy nụ hôn?
    Cần bao vòng tay ôm
    Cho thỏa ngày gặp lại?
    Cần tưới bao nụ hôn
    Cho tình ta tươi mãi?
    _________________
    EM XINH THẾ NHƯ KHÔNG LÀ SỰ THẬT
    CHO ANH TIN HÀ NỘI CHÍNH THIÊN ĐƯỜNG
  3. cap3donghoi

    cap3donghoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/06/2008
    Bài viết:
    1.659
    Đã được thích:
    6
    TÌNH EM
    Phạm Bá Chiểu
    Tình em sa mạc khát chờ
    Mây anh phiêu lãng bao giờ thành mưa?
    _________________
    EM XINH THẾ NHƯ KHÔNG LÀ SỰ THẬT
    CHO ANH TIN HÀ NỘI CHÍNH THIÊN ĐƯỜNG
  4. cap3donghoi

    cap3donghoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/06/2008
    Bài viết:
    1.659
    Đã được thích:
    6
    HÀ NỘI ĐÊM NOEL
    Phạm Bá Chiểu
    Dòng người đổ ào, ào, ào bão cuốn
    Xé mùa đông thành muôn mảnh mùa hè
    Về tâm bão, đèn sao nhà thờ Lớn
    Rùng, rùng, rùng những con phố biết đi?
    Tiếng chuông ngân đẩy lùi cơn gió bấc
    Ông già noel đỏ nặng túi quà
    Thông noel trĩu nặng cành lời chúc
    Chúa hài đồng hang đá lạnh đầy hoa.
    Sao nhà thờ, sao trời, sao ánh mắt?
    Đêm noel, đêm của những vì sao
    Hướng giáo đường hát thánh ca nguyện ước
    Thế giới hòa bình, chiến tranh qua mau
    Chúa trời tạo loài người, em biết
    Tạo đàn ông trước tạo đàn bà?
    Bởi lẽ chúa rất cần bản nháp
    Để hoàn thành kiệt tác nguy nga
    Anh bản nháp cho em thành kiệt tác
    Mình thành đôi như ý chúa, amen!
    Hãy giang tay làm cây thánh gía
    Đóng tình anh vào giữa trái tim em
    _________________
    EM XINH THẾ NHƯ KHÔNG LÀ SỰ THẬT
    CHO ANH TIN HÀ NỘI CHÍNH THIÊN ĐƯỜNG
  5. huynhannie

    huynhannie Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/12/2007
    Bài viết:
    35
    Đã được thích:
    0
    Xa rồi, Anh
    Mùa đông này ai sẽ nắm tay em
    Đưa em đi qua những con đường trong chiều gió lộng
    Qua những mê mải trải dài, qua lạnh lẽo ngày đông
    Qua hơi ấm cuối cùng sót lại từ một lời nói dối

    Thu qua mất rồi, con ngõ đợi mồ côi
    Ai lau nước mắt cho em, một chiều hoang hoải nắng
    Ai chung hởi thở cùng em trong nhịp buồn nằng nặng
    Quán cũ em ngồi, ai chắn gió sau lưng?
    Những cánh diều bỏ lại, ngơ ngác giữa trời không
    Còn ai đứng đợi em, ở mùa đông năm trước
    Còn ai gọi tên em - khi không anh - nếu thời gian quay ngược
    Liệu mình có nhận được ra nhau?
    Mùa đông này lỗi hẹn cả mùa sau
    Ai che chắn cho em lúc cơn mưa ập tới
    Ai siết nhẹ vai em, kéo em khỏi những mông lung diệu vợi
    Ai gọi nắng bên thềm hong tóc em xanh
    Ai sẽ mắng rằng "đừng có mặc phong phanh"
    Khi giá lạnh lùa về đan vào phím dương cầm đêm mỏng mảnh
    Ai xót xa - em - vai gầy mảnh khảnh
    Chẳng gánh nổi mùa thu
    Xa em rồi, mùa cạn cả miên du
    Vu vơ nhặt tiếng chim buồn gãy vụn.
    Candle_light
    http://thegioitoi.com/main.php?asin=detail&id=15741&idcate=6&idsub=192
  6. nhattuanhidro

    nhattuanhidro Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/05/2006
    Bài viết:
    1.767
    Đã được thích:
    0
    Tình ca phố
    Ta lang thang trong khoảng trời thu Hà Nội
    Biến muôn trùng trong vắt khoảng trời xanh
    Tiếng gió lùa, tiếng phai nhat, tiếng mưa đêm mong manh
    Tiếng im lặng của một ngày đã cũ
    ?
    Tiếng phố phường chắc ta vẫn còn nhớ
    Phố Phan Đình Phùng lá vàng úa nhòe tim
    Cứ mỗi thu gió lặng đến đây tìm
    Từng gốc sấu già lăn trầm từng năm tháng
    ?
    Hàng lim già xỏa dài trên đường Láng
    Mỗi độ trăng về chấp choáng bóng hình xưa
    Và mỗi lần Hà Nội chìm trong mưa
    Hàng cây già lặng im nơi ta trú
    ?.
    Phố Tràng Tiền in sâu trong trí nhớ
    Nhà Hát Lớn thênh thang rộng khắp chỗ ta ngồi
    Tiếng thanh âm của những bản Ra Khơi
    Hay trầm ấm của mùa đông nhòe nhoẹt?
    Đây kem Tràng Tiền run lên trong cơn rét
    Đây ZigZag buồn tối thứ 7 nhiều mưa
    Đây Boldega vẫn cổ kính như xưa
    Đây E?Tlspace trầm trong muôn trùng ánh sáng
    ?.
    Và Thanh Niên trong buổi chiều đầy nắng
    Highland buồn khép nép với thời gian
    Trúc Bạch mơ màng trong tiếng ho khan
    Tây Hồ lặng sóng khi trăng vàng chiếu rọi
    Và Nguyễn Sơn ?" cốc café rất vội
    Tiếng đạp thuyền lơ lửng giữa hoàng hôn
    Đền Quán Thanh uy nghiêm ?" nghĩa nặng mang ơn
    Ngọc lan tỏa ngát hương thơm ngày đầu hạ.
    ?
    Phủ Tây Hồ chiều thu rơi rớt lá
    Cây đa mười tám gốc buồn trơ trọi với thời gian
    Khói nhang bay cuốn hồn ta miên man
    Sóng vỗ bờ ta đâu hay gió khẽ?
    Bánh tôm Tây Hồ - mùa thu chưa kịp hé
    Bún ốc cay nồng ?" mùa hạ đã đi qua
    Câu cá ven hồ - chiều hoang kéo theo ta
    Bến Hàn ?" Bến Nhật theo hoa đăng rực sáng
    ?
    Đây Mã Mây cổ xưa với trăng về lai láng
    Đường cong ngày nào giờ hóa những hàng cây
    Tiếng êm êm của ngày đó thơ ngây
    Ngôi nhà cổ kéo theo mây vào hạ
    ?
    Hà Nội đong đầy khi thu vàng rớt lá
    Cố tìm cho mình một quán quen
    Một quán quen cho một ngày bình yên
    Một café cho màn đêm ?" rất vội!
    (10/08)
    Tuấn Kin
    Blog : http://360.yahoo.com/my_profile-JhG6DRc_c6cxAjKfdbcGezcbFIwZ;_ylt=AkWW6AZkBbarrf3WlT2G.Ay0AOJ3
  7. seestars88

    seestars88 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2008
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    0
    Hì , mấy anh chị làm thơ hay quá !^^........
  8. chaiaihanoi2

    chaiaihanoi2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/02/2009
    Bài viết:
    72
    Đã được thích:
    0
    Mình có bài thơ viết tặng bồ, vì rất yêu bồ, sắp cưới roài! Ngày xưa ko hiểu nhau nên chia tay 2 năm rồi quay lại thấy yêu khủng khiếp!
    Yêu
    Tôi đã yêu, yêu từ bao giờ không biết
    Chỉ biết rằng tôi đã đang yêu
    Một tình yêu, yêu thương da diết
    Khiến nhiều khi lao lao lòng thấy mệt
    Mệt vì yêu, niềm hạnh phúc tràn đầy
    Ấy, tình yêu chẳng phải ở xa
    Ở bên ta mà ta từng không biết
    Quá khư nhạt nhòa, nghĩ nhiều khi thấy ngờ nghệch
    Hiện tại, tương lại hóa đậm đà
    Tôi đang yêu và mãi mãi yêu
    Khi đang yêu cũng thấy mình "ngờ nghệch"
    Lúc vui đùa, lúc mặt buồn xỉu
    Có nhiều khi mắt dướm lệ cũng vì yêu
    Anh yêu em từ trái tim sâu thẳm
    Nhớ em nhiều từ tận đáy tâm can.
  9. FUTURE_HN

    FUTURE_HN Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/05/2003
    Bài viết:
    245
    Đã được thích:
    1

    Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;}
    Trở lại trái tim mình
    Bằng Việt
    1. Tôi trở lại những bờ đường mùa xuân
    Cây già trắng lá
    Ôi thành phố tôi yêu kỳ lạ
    Cái sống như trăn trở ngày đêm
    Tôi lớn lên, lo nghĩ nhiều thêm
    Thành phố cũng như tôi đang lớn
    Những gác xép bộn bề hy vọng
    Những đầu hồi bóng nắng nhấp nhô...

    Tôi trở về những ngõ quen xưa
    Mỗi ngõ nhỏ giấu một lời tâm sự
    Tôi trở lại những lối mòn quá khứ
    Có tấm tình ta mắc nợ cha ông

    (Nhịp chày sương hay tiếng trống thu không
    Nét son đượm trên vòm cong mái cổ)
    Tôi trở lại những lối mòn tình tự
    Cánh **** màu hạnh phúc cứ bay đôi
    Tiếng ve ran những điệp khúc mùa vui...

    ...Ôi rất lâu rất lâu
    Tôi mới lại đi một ngày thong thả
    Thành phố như tim tôi êm ả
    Sau rất nhiều gian lao.

    2 .Hãy nghe, hãy nghe tiếng người lao xap
    Chỗ những căn nhà bom xô tốc mái
    Nay ta về lợp lại
    Che ấm cuộc đời vun vén bên trong
    Hãy theo những ngả đường sang sông
    Cầu phao cót két
    Những chuyến hàng đi hoài không hết
    Mõi chuyến xe mang một tấm lòng.

    Hà Nội thức bao đêm ròng?
    Không ai nhớ nữa
    Nhưng mỗi sớm nhìn vào cửa chợ
    Lại thấy hoa bày trên lối đi
    Hà- nội bao lần chia ly?
    Không ai nhớ nữa
    Nhưng cách đánh quân thù phải sợ
    Thì không đâu biết rõ nơi đây
    Hà Nội mang tầm vóc hôm nay
    Cọng với tầm cao quá khứ
    Tôi đi dọc những lối vào lịch
    Nghe suốt năm châu bè bạn nối gần
    Tôi đi ngang những cuộc đời thường
    Biết ở đó chia nỗi lo nhân loại

    3 .Có phải bao nhiêu vui buồn thời đại
    Soi vào đây càng đậm sắc màu riêng?
    Tấm lòng Hà Nội thiêng liêng
    Vẫn nguyên vẹn sau rất nhiều từng trải
    Con đường loá bóng hoa vàng trẻ mãi
    Tiếng lanh canh trên gạch lát hồn nhiên
    Âm vang bao biến thiên
    Thế giới gửi nơi này ghi nhớ
    Bao hạt cát hạt vàng lịch sử
    Hà Nội kiên tâm gạn lọc công bằng

    Nghe tiếng Bác mỉm cười đôn hậu
    Nghe bướcmìnhvững chãi tháng năm...

    4 Ôi những hàng ô-rô ta vẫn xén
    Làm vui mắt mỗi người đi kháng chiến
    Mỗi nét đơn sơ cũng đượm tình nhiều
    Từ ánh nê-ông pha biếc buổi chiều
    Đến hơi mưa trong khóm hoa màu tím
    Gáy sách cũ xếp chồng như kỷ niệm
    Lá thiếp mừng đám cưới mát trên tay
    Bao điều không ai hay
    Bỗng thấm thía giữa ngày chống Mỹ
    Hà Nội bận dẫu không hề phút nghỉ
    Vẫn còn nguyên phong thái hào hoa!

    5 Ở đây tôi bắt gặp hôm nay, tôi bắt gặp ngày qua
    Tôi bắt gặp những ngày chưa tới
    Trong mỗi dáng người gặp vội
    Đều chín muồi những dự định tương lai
    Trong mỗi ba-lô quàng vai
    Đều cất giữ kho tàng chưa mở hết
    Như Hà Nội mười năm tôi đã biết
    Sớm hôm nay vẫn lạ nét ban đầu!
    Sông Hồng ơi! Dông bão chẳng thay màu
    Rùa thàn thoại vẫn nhô lưng đội tháp
    Chùa Một cột đổ trên đầu giặc Pháp
    Lại nở xoè trọn vẹn đoà hoa sen
    Dù nhiều điều tôi nhớ tôi quên
    Nhưng Hà Nội trong tôi là vĩnh viễn
    Dù mười năm, hai mười năm khángchiến
    Hà Nội vẫn rèn sắt thép lòng tin
    Dù quân thù bắn phá cuồng điên

    Tim ta đỏ vẫn nguyên lành Hà Nội
    Ôi trái tim nóng hổi
    Tôi về đây là thêm sức đi xa!...


    (1967)​
  10. MAGICSTAR

    MAGICSTAR Public HN Moderator

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    2.394
    Đã được thích:
    23
    http://tuoitre.vn/Tuoi-tre-cuoi-tuan/403657/Toi-viet-bai-tho-Em-oi-Ha-Noi-pho.html
    ...
    Tôi viết Em ơi, Hà Nội phố từ năm 1972 nhưng trong một thời gian dài, vì những lý do riêng, bài thơ chưa đến với độc giả. Cho đến năm 2009, nguyên tác bài thơ mới in trong tập Thơ Phan Vũ. Ở Huế, tôi đã đọc bài thơ dưới ánh sáng của một ngọn nến, trong một căn nhà cổ cho một số bạn Huế yêu thơ. Ở Sài Gòn, tôi đã đọc tại quán Guitare Gỗ do nhạc sĩ Châu Đăng Khoa đệm đàn và viết một ca khúc phụ họa.
    Như vậy là gần nửa thế kỷ bài thơ viết về Hà Nội, tại Hà Nội vẫn chưa trở về Hà Nội. Và tôi vẫn mong đợi một dịp được lần đầu đọc Em ơi, Hà Nội phố giữa thủ đô.
    ***​
    Tháng chạp năm 1972, khi B-52 của Mỹ bắn phá thủ đô với lời hăm he “đưa Hà Nội trở lại thời kỳ đồ đá!”, tôi khởi viết những câu đầu tiên: Em ơi, Hà Nội phố... Ta còn em, mùi hoàng lan, ta còn em mùi hoa sữa... Điệp từ Ta còn em, ta còn em... được lặp lại trong từng đoạn của bài thơ. Có người nghĩ điệp từ này có ý nghĩa thách thức với lời hăm dọa của ông Nixon. Tôi không có ý đó, chỉ thấy lòng mình chùng xuống vì âu lo trước cảnh tượng đất đai Hà Nội bị bom đạn cày xới và máu người Hà Nội đổ trên phố phường nên đọc một câu “niệm chú” để tự trấn an. Ta còn em... là còn những hoài niệm yêu thương của tôi về Hà Nội mà đôi lần khi trong trạng thái cần nương tựa, an ủi, tôi lại tìm về.
    Nhưng Em ơi, Hà Nội phố không phải là một lời thủ thỉ tự tình, đó là một tiếng kêu thương tha thiết... Tháng chạp bi tráng năm ấy, những sự việc hằng ngày đã khắc ghi những đường rãnh trong ký ức, giữ lại cho con người một nỗi nhớ xót xa, sâu đậm. Chỉ một đêm xuống phố Khâm Thiên sau trận bom, nghe tiếng than khóc của dân phố, nhìn những vành khăn tang trắng xóa trong đêm và ngửi mùi hương cúng đã hình thành ngay hoài niệm để một đời không thể nào quên.
    Tôi cũng phải nói thêm điệp từ Ta còn em... còn có nghĩa “ta mất em...”. Đó là sự tiếc nuối về những gì “thật Hà Nội” không còn nữa! Không chỉ do chiến tranh mà có thể vì những sai lầm, những vô ý, vô tình của người đời, không ngoại trừ sự quên lãng của thời gian, đã gây ra những đổ vỡ không thể hàn gắn được. Chỉ cần mấy câu thơ của người xưa Dấu xưa xe ngựa hồn thu thảo, nền cũ lâu đài bóng tịch dương... cũng làm chúng ta rung động huống hồ những xót đau, mất mát thuộc về tâm linh, một thứ để thờ phụng, khiến con người có thể thí mạng để bảo vệ, gìn giữ. Và tinh thần của người Hà Nội trong tháng chạp năm ấy đã chứng tỏ rõ ràng.
    Tôi đã sống một mình trên căn gác suốt 12 ngày đêm khốc liệt của Hà Nội. Bao hoài niệm thật đẹp mà tôi đã có trong quãng thời gian được gọi là “chàng trai Hà Nội” đã trở về trên căn gác, tại một khu trắng triệt để sơ tán vì gần Nhà máy điện Yên Phụ, một mục tiêu oanh kích. Những hình ảnh, những ngôn từ dồn dập kéo đến, đan xen, chồng chéo, không theo một thứ tự thời gian, không gian.
    Tôi như đang trong một giấc mơ giữa ban ngày với đôi mắt mở! Em ơi, Hà Nội phố với 25 khổ thơ đã ra đời trong khoảng cách những hồi còi hụ trên nóc Nhà hát Lớn, với giọng Hà Nội thật chuẩn của cô phát thanh viên báo tin những đợt B-52 vào thành phố. Tôi ghi lại một cách vội vàng, theo sự tình cờ, bất chợt, không xếp đặt. Tất nhiên, trong một quá trình dài dặc nửa thế kỷ, bài thơ không thể nằm yên trong ngăn kéo mà luôn cựa quậy, bắt tôi phải chỉnh sửa nhiều lần. Nhiều khi có vài ly rượu ngà ngà lại chợt nhớ, chợt thương một nỗi niềm, chợt tìm thấy một dáng, một hình, một con chữ cần thêm, cần bớt.
    Tôi cũng thường bỏ công chép cả bài thơ dài dặc để tặng ai đó, nhưng khi khách ra về lại hí hoáy sửa lại vì trong lúc chép tặng chợt phát hiện một câu, một chữ chưa vừa ý. Do đó Em ơi, Hà Nội phố đã thành tam sao thất bản, đến mức tác giả cũng không sao phân biệt được!
    Cho đến năm 1985, một lần gặp Phú Quang, một đoạn thơ đã được phổ nhạc. Khi ca khúc Em ơi, Hà Nội phố đã nổi tiếng với nhiều khen tặng, có người đến nói về giá trị phần ca từ của tôi, nhưng tôi vẫn nghĩ sự xứng đáng thuộc về Phú Quang với những giai điệu mượt mà, du dương quen thuộc của anh; cả về công lao của Phú Quang với ca khúc ấy đã giới thiệu một bài thơ còn lận đận, chưa ra đời! Mấy câu thơ của tôi, một tâm tư mang tính cá nhân, là nỗi đau thầm lặng, nỗi buồn da diết riêng mang không có tính cộng đồng.
    Ngày ấy, có một nhà thơ lớn khi đọc bài thơ này đã thật lòng khuyên tôi không nên phổ biến vì có thể chuốc vạ vào thân. Tôi cũng mệt mỏi vì nhiều sự phiền hà văn chương của giai đoạn ấy nên cũng nghe lời bỏ xó.
    ***​
    Tôi hi vọng lần đọc đầu tiên bài thơ ở Hà Nội cũng là đọc bản chính thức cuối cùng của Em ơi, Hà Nội phố. Bởi với tuổi 85, hành trình đi qua trần gian, hay nói theo Trịnh Công Sơn là quãng đời “ở trọ trần gian” của tôi cũng đã quá dài so với bao nhiêu bè bạn. Giữa Hà Nội hôm nay bỗng nhiên tôi nghĩ đến những nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ, họa sĩ cùng đứng với tôi trong ban chấp hành đầu tiên của Chi hội Văn nghệ Nam bộ thành lập từ năm 1952 giữa rừng U Minh, như các anh Diệp Minh Châu, Hà Mậu Nhai, Đoàn Giỏi, Quách Vũ, Dương Tử Giang, Huỳnh Văn Gấm, Chi *****, Ngọc Cung, Trương Bỉnh Tòng...
    Trong số đó, có người tập kết ra Hà Nội đã nằm lại trong lòng đất thủ đô, những người ở lại miền Nam bị bắt bớ, tù đày cũng đã qua đời. Các anh ấy chỉ biết Hà Nội trong tưởng tượng, càng không thể hình dung có một Hà Nội của thơ như hôm nay với người cuối cùng còn sót lại của ban chấp hành xa xưa trở về Hà Nội đọc thơ!
    Tôi cũng nghĩ tới những người bạn đã kết thân khi tôi từ miền Nam trở về Hà Nội năm 1956, đó là các anh Tử Phác, Đặng Đình Hưng, Trần Dần, Lê Đạt, Bùi Xuân Phái, Nguyễn Sáng, Dương Bích Liên, Phùng Quán, Phùng Cung, Hoàng Cầm, Hữu Loan... tất cả các anh ấy đều có một số phận không may và đã lần lượt kéo nhau ra đi về “Bến lạ” (tên một tập thơ của Đặng Đình Hưng). Và tôi lại trở thành một trong những kẻ sống sót để thụ hưởng những gì mà đáng lẽ các anh ấy đều được hưởng!
    PHAN VŨ
    Từ bài thơ đến ca khúc Em ơi, Hà Nội phố
    “Những năm đầu tiên tôi mới vào Sài Gòn, một buổi ngồi nói chuyện với nhà thơ Phan Vũ ở sân Nhà văn hóa quận 3, được anh đọc cho nghe một bài thơ. Nghe xong tôi nói với anh rằng tôi cảm giác bài thơ này có thể phổ nhạc được nhưng lúc ấy chưa định là sẽ phổ ra sao. Ngay tối hôm đó tôi đã viết Em ơi, Hà Nội phố trong nỗi nhớ của những ngày xa Hà Nội. Viết xong, hát cho anh Phan Vũ nghe, anh bảo âm nhạc đã làm cho bài thơ lung linh lên.
    Lần đầu tiên bài hát được lên sóng phát thanh là năm 1987 với giọng hát của ca sĩ Lệ Thu. Cũng rất lạ, trước đấy Lệ Thu hát khá nhiều bài hát của tôi trên sân khấu kịch, có một lần cô ấy nói: “Sao anh chẳng cho em hát bài nào trên đài nhỉ”. Tôi đưa bài hát ấy cho Thu, nó vừa vặn và hợp với giọng hát cô ấy đến độ tưởng như bài hát ấy tôi “đo ni đóng giày” cho Thu. Sau này có nhiều người hát hay và thành công ca khúc này nhưng khán giả nói không ai hát hay hơn Lệ Thu lần đầu tiên ấy.
    Tuy nhiên, bài hát cũng có số phận khá đặc biệt, đó là suýt nữa thì không được phát hành, và khi Nhà xuất bản Dihavina phát hành lần đầu thì bài Em ơi, Hà Nội phố đứng khiêm tốn ở mặt B trong danh mục ca khúc. Nhưng thật may là khán giả đã ưu ái và bài hát vẫn được nhiều người biết đến. Hơn nữa, bài hát này cũng mang đến cho tôi giải thưởng đầu tiên trong đời về âm nhạc”.
    Nhạc sĩ PHÚ QUANG (H.ĐIỆP ghi)
    Em ơi! Hà - Nội - phố...
    Ta còn em mùi hoàng lan
    Ta còn em mùi hoa sữa.
    Tiếng giày ai gõ nhịp đường khuya?
    Cọt kẹt bước chân quen
    Thang gác
    Thời gian
    Mòn thân gỗ
    Ngôi sao lẻ lạc vào căn xép nhỏ...

    Ta còn em chấm lửa
    Xập xòe
    Kỷ niệm...
    Một con đường
    Một ngôi nhà
    Khuôn mặt ai
    Dừng trong khung cửa...
    Những phong thư bỏ quên trong hộc tủ
    Không tên người,
    Không tên phố.
    Người gửi không tên.
    Ta còn em chút vang động lặng im,
    Âm âm tiếng gọi
    Trong lòng phố...

    Em ơi! Hà - Nội - phố...
    Ta còn em một gốc cây,
    Một cột đèn
    Ai đó chờ ai?
    Tóc cắt ngang
    Xõa xõa bờ vai,
    Khung trời gió
    Con đường như bỏ ngỏ...

    Ta còn em khăn choàng màu tím đỏ
    Thoáng qua
    Khuôn mặt chưa quen
    Bỗng xôn xao nỗi khổ
    Mỗi góc phố một trang tình sử.


    [​IMG] Tranh: Phan Vũ

    Em ơi! Hà - Nội - phố...

    Ta còn em chuỗi cười vừa dứt
    Chút nắng còn le lói vườn hoang,
    Vàng ngọn cỏ.
    Cô gái khẽ buông rèm cửa,
    Anh chàng lệch mũ đi qua,
    Lời tỏ tình đêm qua dang dở...
    Ta còn em ngày vui cũ,
    Tàn theo mùa hạ.
    Tiếng ghita bập bùng tự sự,
    Đêm kinh kỳ thuở ấy xanh lơ...

    Em ơi! Hà - Nội - phố...
    Ta còn em vầng trăng nửa
    Người phu xe đợi khách bến đầu ô.
    Tiếng rao đêm lạc giọng
    Ơ hờ...
    Căn gác trọ đường vào bằng cửa sổ
    Lão Mozart hàng xóm
    Bảy nốt cù cưa.
    Từng đêm quên giấc ngủ...

    Ta còn em cây dương cầm
    Trong khung nhà đổ
    Lả tả trên thềm
    Bettho và sonate Ánh Trăng.
    Nốt nhạc thiên tài lẫn trong mảnh vỡ...
    Cô gái áo đỏ Venise
    Xa Hà Nội,
    Vẽ clavecin,
    Tập đàn
    Trên phản gỗ...

    Ta còn em, một đêm lộng lẫy,
    Những tràng pháo tay vang dậy
    Cô gái dương cầm đứng giữa rừng hoa,
    Nước mắt lã chã trên tà áo đỏ
    Rồi một ngày tả tơi,
    Loạn gió
    Vườn Ngọc Hà
    Mất một mùa hoa.
    Đường Quan Thánh
    Bản giao hưởng ”Lặng Câm”
    Trong một ngôi nhà...

    Ta còn em một đam mê,
    Một vật vã,
    Một dang dở,
    Một trống không,
    Một kiếp người,
    Những phím đàn long...

    Em ơi! Hà - Nội - phố...
    Ta còn em ráng đỏ chiều hôm.
    Đôi chim khuyên gọi nhau trong bụi cỏ.
    Đôi guốc bỏ quên bên ghế đá
    Gã đầu trần thơ thẩn đường mưa...

    Ta còn em một tên thật cũ
    Cổ Ngư
    Chiều phai nắng
    Cành phượng vĩ la đà
    Bông hoa muộn in hình ngọn lửa.
    Chiếc lá rụng
    Khỏi đầu nguồn gió
    Lao xao sóng biếc Tây Hồ
    Hoàng hôn xa đến tự bao giờ?
    Những bước chân tìm nhau
    Vội vội.
    Cuộc tình hờ bỗng chốc nghiêm trang...


    [​IMG] Tranh: Phan Vũ

    Em ơi! Hà - Nội - phố...
    Ta còn em ngọn gió Nghi Tàm
    Thoáng mùi sen nở muộn.
    Nhớ Nhật Tân
    Mùa hoa năm ấy
    Cánh đào phai.
    Người dẫu ra đi vạn dặm dài.
    Gió ngọn vẫn vương hương phố cũ...

    Em ơi! Hà - Nội - phố...
    Ta còn em cơn mưa rào qua nhanh
    Ướt bậc thềm
    Chiếc lá bàng đầu tiên nhuộm đỏ.
    Cô gái vội sang đường
    Chợt hồng đôi má.
    Một chút xanh hơn
    Trời Hà Nội
    Hôm qua...
    Ta còn em cô hàng hoa
    Gánh mùa thu qua cổng chợ
    Những chùm hoa tím
    Ngát
    Mùa thu...

    Em ơi! Hà - Nội - phố...
    Ta còn em con đê lộng gió
    Dòng sông chảy mang hình phố.
    Cô gái dựa lưng bên gốc me già
    Ngọn đèn đường lặng thinh
    Soi bờ đá...

    Ta còn em mùa nước đổ
    Mất tăm bãi Giữa
    Dòng sông Hồng
    Bè nứa xuôi nhanh,
    Con tàu nhổ neo, về bến.
    Hồi còi vọng
    Như một tiếng than dài:
    “Mùa này trăng vỡ trên sông”...

    Ta còn em hàng cây khô,
    Buồn như dãy phố.
    Người bỏ xứ
    Quay nhìn lần cuối
    Đôi mắt nhòe với hạt sương tan
    “Người đi, ừ nhỉ, người đi thực!”... (1)
    Ly khách khẽ ngâm câu tống biệt
    Đành đoạn một lần dứt áo xanh.

    Em ơi! Hà - Nội - phố...
    Ta còn em một Hàng Đào.
    Không bán đào.
    Một Hàng Bạc
    Không còn thợ bạc.
    Đường Trường Thi
    Không chõng, không lều
    Không ông nghè bái tổ vinh quy.

    Ta còn em ngày đi
    Một nỗi mang tên nhớ.
    Ngày về phố cũ bỗng quên tên.
    Quên bậc đá,
    Quên mái hiên.
    Quên cây táo trồng ngay trước cửa.
    Thuở ấu thơ thỏa thích leo trèo...
    Ngày về ra rả tiếng ve
    Võng trưa hè kẽo kẹt
    “À ơi! Tùng tùng trống đánh ngũ liên
    Bước chân xuống thuyền
    Nước mắt như mưa...”
    Bài tập đọc
    Quốc văn giáo khoa thư
    Bà ru cháu ngủ
    Người về sững sờ bên cánh cửa,
    Tiếng ơi à...
    Gợi lại mảnh đời quên.


    [​IMG] Tranh: Phan Vũ

    Em ơi! Hà - Nội - phố...
    Ta còn em chiếc xe hoa
    Qua hàng liễu rủ
    Cánh tay trần trên gác cao
    Mở cửa.
    Mùa xuân trong khung
    Đường phố dài
    Chi chít chồi sinh
    Màu ước vọng in hình xanh nõn lá
    Giò phong lan.
    Điệp vàng rực rỡ.
    Những gót son dập dìu đại lộ
    Bờ môi ai đậm đỏ bích đào?

    Ta còn em tiếng trống tan trường.
    Màu thanh thiên lẫn trong liễu rủ
    Đêm hoa đăng tà áo nhung huyết dụ.
    Đất nghìn năm còn mãi dáng kiêu sa.
    Phường cũ lưu danh người đẹp lụa.
    Bậc thềm nào in dấu hài hoa?

    Em ơi! Hà - Nội - phố...
    Ta còn em đường lượn mái cong
    Ngôi chùa cổ
    Năm tháng buồn xô lệch ngói âm dương.
    Ai còn ngồi bên gốc đại già?
    Chợt quên vườn hồng đã ra hoa.
    Chợt quên bên đường ai đứng đợi...
    Cuộc đời có lẽ nào
    Là một thoáng bâng quơ!

    PHAN VŨ (trích)
    (Gửi những người Hà Nội đi xa)
    __________

Chia sẻ trang này