1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

thơ hai-cư

Chủ đề trong 'Văn học' bởi hoadai, 08/08/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hoadai

    hoadai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/06/2003
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    0
    thơ hai-cư

    Đồng bào ai biết tài liệu gì về thơ hai-cư giới thiệu cho em với. Em xin cảm ơn và hậu tạ
  2. cuonphong

    cuonphong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2006
    Bài viết:
    571
    Đã được thích:
    0
    em đọc sách nói về văn hoá Nhật bản sẻ có thơ hai cu.
    "Nhật bản trong chiếc gương soi", hay mấy cuốn sách viết về Basho,.. anh không nhớ lắm . đọc thơ này khó lắm, em phải hiểu về thiền, về trà đạo, và con người Nhật,
  3. Wildcat

    Wildcat Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/01/2002
    Bài viết:
    859
    Đã được thích:
    1
    Sorry chưa gì hết nó tự post rùi
    Được wildcat sửa chữa / chuyển vào 23:18 ngày 12/08/2006
  4. Wildcat

    Wildcat Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/01/2002
    Bài viết:
    859
    Đã được thích:
    1
    Sửa lại mà đi post lần nữa. Sorry
    Được wildcat sửa chữa / chuyển vào 23:19 ngày 12/08/2006
  5. Wildcat

    Wildcat Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/01/2002
    Bài viết:
    859
    Đã được thích:
    1
    Chắc là Hoadai học đại chọc chuyên nghành văn? Mình đoán vậy vì trong chương trình sẽ có phần thơ Haiku. Mấy tư liệu lâu quá rồi nên thất lạc cũng nhiều, còn lại một bài bình thơ mình đã làm trước khi thi môn này. Chắc là không đạt cho lắm, nhưng hy vọng sẽ giúp bạn một phần nào...
    BASHÔ - TIẾNG THƠ CỦA NHỮNG CẢM THỨC CUỘC ĐỜI
    Có lẽ nên bắt đầu từ cái cảm thức ấy, cảm thức về sự đơn sơ, cô tịch và u huyền của cuộc đời. Thứ cảm thức đã toả ánh lung linh chập chờn, không chỉ một lần mà nhiều lần trên những dòng thơ của Bashô.
    Cuộc đời vốn vô thường, vạn vật đều biến đổi không thường. Nhưng trong cái vô thường mà nhận ra được cái thường hằng vĩnh cửu, sống trong an lạc nhẹ nhàng mà mỉm cười trước mọi sự đổi thay, người như thế mới là đạt đạo. Những bài thơ của Bashô, nhất là những bài thơ thu đã toát lên được tinh thần tuyệt vời đó.
    Rất nhiều lần trên dòng đời tấp nập, khi mà người người quay cuồng với gánh nặng của cuộc đời mệt mỏi, thì Bashô đã lặng lẽ dừng lại, lặng lẽ ngắm nhìn, lặng lẽ suy nghĩ..Và cuộc sống theo đó hiện lên thật trầm lắng :
    "Trên cành cây khô
    Cánh quạ đậu
    Chiều thu"

    Không có sắc vàng của lá, sắc xanh của mây trời, màu óng ả của nắng, cái lạnh nhè nhẹ của gió heo may. Bức tranh thu trong thơ Bashô lấy khoảng trống không màu làm nền, khô cằn làm mẫu vẽ, lấy thời khắc của ngày tan làm giá đỡ..đơn sơ cực độ mà sâu thẳm đến tột cùng! Trên cái nền thanh âm náo động, màu sắc sặc sỡ của xã hội phù thế, mùa thu của Bashô trở thành vật "phi thời" bởi chính sự cô tịch của nó. Đó là một buổi chiều mùa thu xám tối, âm u, có cánh quạ cô đơn "đậu" trên cành cây cây khô hiu hắt, dường như bất động nhưng kì thực nó đang chuyển động, chuyển động trong chính cõi lòng con người, cuốn hút ta vào thế giới u huyền kì ảo...Đó cũng chính là sự cô tịch mà Bashô mang trong trái tim mình khi ông lắng nghe niềm im lặng bất diệt của chân không.
    Một bản dịch khác đã viết:
    "Ngừng trên cành cây trơ trọi
    Một cánh quạ cô đơn
    Chiều thu"

    Nhiều người cho rằng từ "ngừng" ở đây đúng nguyên tác hơn từ "đậu". Ngừng nghĩa là dừng lại, không vọng động, không đuổi bắt một điều gì, không tìm cầu cái bên ngoài mình. Dừng lại là nhìn thấy vũ trụ trong trái tim mình, là đậu vào cõi u huyền màu nhiệm..Dù gợi lên nhiều ý nghĩa, bài thơ không bao giờ là sự chết chóc hay sự bất động như bề ngoài của nó. Bởi "cô tịch" không phải là sự chết và mọi vật trong bức tranh thu ấy đã tạo nên một vũ trụ vĩnh cửu vô thường mà ta đang sống mỗi ngày...Vả chăng giữa trời đất bao la này sự sống luôn tồn tại, bởi đàng sau sự huỷ diệt là bất diệt. Và dù cái "cô tịch" của nhà thơ có "chông chênh" thế nào giữa cuộc đời thì tấm lòng thơ ông mang đến cho đời vẫn luôn có giá trị. Và bài "Con qụa" đã mở đầu thật xứng đáng cho sự nghiệp thơ ca của ông.
    Hãy mở lòng ra để đọc được những rung động sâu xa dưới bao dòng chữ, có để lòng yên ả mới thấy cái "động" trong một bức tranh tĩnh lặng..Thơ Haiku là thế. Và một lần nữa, ta hãy tìm đến những cảm thức sâu lắng ấy :
    "Một lá ngô đồng rơi
    Mà sao bạn không đến
    Bên nỗi buồn tôi"

    Hay :
    "Dọc đường này
    Đi cùng không ai
    Đêm thu"

    Mùa thu trong thi ca thường đượm buồn. Thơ Haiku cũng thế. Và trong những dòng thơ của Bashô, nỗi buồn ấy hiển hiện qua sự cô đơn. Cảnh vật cũng cô đơn như chính lòngngười..Từ "một" tự thân nó đã nói lên nhiều ý nghĩa..Chỉ một chiếc lá rơi, và một mình "tôi" cùng với nỗi buồn..Đêm thu yên tĩnh lắm, và "dọc đường này" - giữa cuộc đời này ta biết đi cùng ai? Nếu ta có thể đảo lại là "Không ai đi cùng" xem ra sự cô đơn sẽ giảm đi nhiều. Đàng này, sự phủ định lên đến tột cùng khi nhà thơ diễn tả "Đi cùng KHÔNG ai"..Dùng từ "Không" như một sự phủ định, nhưng kì thực, nó lại chính là khẳng định, khẳng định cho "MỘT", khẳng định cho sự cô đơn đến tột độ. Không có ai và chỉ một mình ta..! Câu chữ đập vào tai người đọc một âm thanh không lớn, nhưng tiếng vang của nó thì vô tận..
    Sự cô đơn trong bài thơ làm ta liên tưởng đến cuộc sống ngắn ngủi của một kiếp người với bao lo toan. Đôi lúc ta cảm nhận ta có tất cả, nhưng kì thực cuối cùng ta không có gì cả giữa cuộc sống trần tục này. Và nhà thơ đã nhìn ra nguyên nhân của sự cô đơn ấy khi ông viết :
    "Mùa thu ở Kisô
    Người tiễn đưa ta
    Ta tiễn đưa người"

    Sự chia ly là nỗi buồn mà đời người không thể tránh khỏi. Và tôi nhớ, ai đó đã viết
    "Cuộc đời là những chuyến đi
    Gặp nhau rồi lại chia lay là thường"

    Có người tiễn đưa nhau còn hẹn ngày gặp lại, và cũng có người tiễn đưa nhau rồi mãi mãi chia lìa..Hôm nay ta tiễn đưa người, ngày mai sẽ có người tiễn đưa ta. Đó là một quy luật tuần hoàn xoay vòng..xoay vòng mãi như những vòng quay của trái đất, không bao giờ ngừng...Đến đây chợt nhận ra, những quy luật thường hằng vĩnh cửu đã đi vào thơ thật giản đơn. Đó là cái hay của thơ Haiku mà hiếm thể loại thi ca nào diễn tả được.
    Thời gian cứ thế lướt qua cánh quạ ấy, qua chiếc lá ngô đồng ấy, qua đêm thu và chiều thu ấy..Hơn ba trăm năm rồi, mùa thu của Bashô vẫn đứng vững, làm chứng cho sức sống kì lạ của thể thơ Haiku, của một thiên tài thơ. Những bài thơ của Bashô luôn nằm ở bên kia của chân lý vô thường, nơi của thời gian và vô thời gian..Đó là nơi vạn vật sinh ra, là nguồn sống của thế giới này..Để rồi mỗi độ thu về, lòng người chợt ngân nga :
    "Mong manh mong manh
    Một nhành hoa cúc
    Vừa đơm nụ vàng"

    Ấy phải chăng là tiếng thu của những cảm thức cuộc đời trầm mặc vô biên?
    Được wildcat sửa chữa / chuyển vào 23:26 ngày 12/08/2006
  6. oiiphudung

    oiiphudung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/08/2006
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    Mình cũng đang nghĩ đến chuyện tìm đọc tài liệu về thơ Haiku, thấy có topic này lập ra nếu có bạn nào rành về thể thơ này hay có quan tâm thì cùng nhau trao đổi, thích quá. Mình thì không biết gì, chỉ thấy muốn tìm hiểu, sẽ tham gia với vai trò post qua post lại những bài tìm được đâu đó trên mạng. Các bạn có gì thì vào cùng trao đổi nhé.
    Theo mình đuợc biết thì ở VN hiện tại có những tài liệu của tác giả Phan Nhật Chiêu -
    Thơ ca Nhật Bản, biên khảo, Nxb Giáo dục, 1998.
    Văn học Nhật Bản, biên khảo, Nxb Giáo dục, 2000.
    Basho và thơ Haiku, biên khảo, Nxb Văn học, 1994.

    Đó là 3 tác phẩm riêng về văn học,
    còn có tác phẩm " Nhật Bản qua chiếc gương soi" của tác giả này. Những tài liệu này thì bạn Cuonphong đã giới thiệu rồi, mình chỉ thêm vào cho đầy đủ một chút.
    Vừa search được trên mạng 1 bài viết trong " Thư viện hoa sen" của Nhật Chiêu, post lên đây cho các bạn tham khảo:
    GIẤU MÌNH TRONG HƯƠNG
    Nhật Chiêu
    Những bông hoa giấu mình trong hương. Như trên Linh Sơn, Ðức Phật giấu mình trong niềm im lặng của một bông hoa. Thế Tôn niêm hoa và một làn hương vĩnh cửu bay đi. Chỉ một Ca Diếp mỉm cười. Thế cũng đủ. Ðủ cho một làn hương trao. Ðủ cho Phật pháp ra đi và trở về. Ðủ cho những nghìn năm thơm lừng hương Phật...
    Giấu mình trong hương
    Một bông hoa trắng
    Dạ lan.
    Buson
    (Yoru no ran
    Ka ni kakurete ya
    hana shiroshi)
    Nhà thơ Buson nhìn thấy một làn hương trong bóng tối. Làn hương ấy là hiện thể của hoa dạ lan.
    Có một Phật quốc tên là Chúng Hương, nơi mỗi làn hương là một lời nói trên môi người. Nói, ấy là trao hương cho nhau.
    Từ cây hoa nào
    Mà ta không biết
    Một làn hưong trao.
    Bashô
    (Nan no ki no
    hana towa shirazu
    nioi kana)
    Không có ngôn từ nào kỳ diệu hơn hương thơm, một ngôn từ không biết đến bạo lực. Một ngôn từ mà tinh tố là tình yêu.
    Dẫu lừng hương thơm
    Tôi không nhìn thấy
    Ôi cây mơ gần
    Chora
    (Nioi ****e
    tonari no ume no
    mienu kana)
    Những bông hoa ấy giấu mình trong hương. Như trên Linh Sơn, Ðức Phật giấu mình trong niềm im lặng của một bông hoa. Thế Tôn niêm hoa và một làn hương vĩnh cửu bay đi.
    Chỉ một Ca Diếp mỉm cười. Thế cũng đủ. Ðủ cho một làn hương trao. Ðủ cho Phật pháp ra đi và trở về. Ðủ cho những nghìn năm thơm lừng hương Phật.
    Vì thế lời xưa mới nói: ?oNhục thân Thích Ca còn ấm, nụ cười Ca Diếp còn tươi?.
    Nhục thân giấu trong niềm im lặng. Chính vì thế chúng ta cảm thấy cái ấm áp vô cùng của niềm im lặng. Ðóa hoa mà Phật nâng lên ở Linh Sơn vẫn còn tuơi như nụ cười Ca Diếp, vẫn nở ra trước mắt chúng ta mà không biết đến tàn phai.
    Bởi vì đóa hoa ấy đi vào trong mọi đóa hoa. Bởi vì nụ cười ấy đi vào trong mọi nụ cười.
    Dưói trăng
    Hương sắc tử đằng
    Mơ hồ xa xăm
    Buson
    (Tsuki ni tôku
    oboyuru fuji no
    iroka kana)
    Và làn hương ấy đi vào mọi làn hương.
    Cho nên còn một đóa hoa, còn một làn hương là nhục thân Phật vẫn còn ấm áp.
    Chỉ cần một cái nhìn sâu xa là hoa nở khắp nơi, hương lừng trời đất cây đời vĩnh viễn xanh tươi.
    Và mọi lý thuyết đều màu xám (goethe) như ý nghĩa của bài tắc sau đây trong Bích nham lục:
    ?oLục Hoàn đại phu (một học giả Phật giáo thời Lục Triều) hỏi Thiền sư Nam Tuyền:
    ?" Tôi nhớ Triệu Pháp sư nói: Trời đất cùng ta đồng gốc, vạn vật cùng ta đồng thể. Kỳ quái thật!
    Nam Tuyền chỉ bông hoa trước sân và đáp:
    ?" Người thời nay nhìn hoa này không như hoa mà như mộng?.
    Thiền sư nhắc nhở nhà học giả rằng hoa hiện thể như hoa, bao giờ cũng là hoa. Hoa có ở đây, bây giờ, trước mắt ta, với hương sắc diệu kỳ. Không cần lý luận, không cần giấc mơ.
    Hoa có đây, bên hàng giậu:
    Ta nhìn sâu xa
    Bên hàng giậu nở
    Cành nazuna
    Bashô
    (Yoku mireba
    nazuna hana saku
    kakine hana)
    Ðấy là cái nhìn đưa ta vào tinh tố của sự vật, niềm vui của sự vật, cái nhìn của Trang Tử trước những con cá bơi lội tung tăng dưới hào. Trang vui niềm vui của cá và Bashô vui niềm vui của hoa.
    Ta nhìn sâu xa
    Dưa nằm trong cỏ
    Hé mấy nụ hoa
    Shiki
    (Yoku mireba
    kiuri no tsubomi ya
    kusa no naka)
    ?oNhìn sâu xa? (yoku mireba) là cái nhìn thiền, một cái nhìn trong suốt, lắng đọng, như như. Cái nhìn đó ?ogiấu mình? vào sự vật, lặn vào sự vật chứ không mổ xẻ, phân tích. Cái nhìn đó không cần gọi tên, không cần xếp loại:
    Trong cỏ xanh
    cành hoa không biết
    nở ra trắng ngần
    Shiki
    (Kusa mura ya
    na mo shiranu hana no
    shiroku saki)
    Những bông hoa giấu mình trong cỏ, trong hàng giậu, trong hương thơm, trong bóng trăng, trong sự vô danh. Cái đẹp của hoa chỉ hiện ra trong cái nhìn sâu xa của tình yêu.
    Em ở đây, hoa nói. Em ở đây có nhìn thấy không? Em đây mà.
    Ở đây, bên con đường núi:
    Vưong trái tim tôi
    Bên con đường núi
    Cành hoa tím ơi
    Bashô
    (Yamaji kite
    naniyara yukashi
    sumire-gusa)
    Cũng bên con đường, có lần Bashô cảm nghiệm được cái kỳ diệu của một làn hương hoa:
    Mùi hoa mơ oi
    Con đường núi mọc
    Bỗng nhiên mặt trời
    Bashô
    (Ume ga ka ni
    notto hi no deru
    yamaji kana)
    Giữa mùi hoa mơ và mặt trời có tương quan gì? Và con đường núi?
    Và thi nhân?
    Và chúng ta.
    Tương quan gì giữa Pháp thân thanh tịnh và một đóa hoa? Có một vị Tăng hỏi Thiền sư Vân Môn:
    ?" Thế nào là pháp thân thanh tịnh?
    Vân Môn đáp:
    ?" Hoa thược lan.
    Hoa mơ, hoa tím hay thược lan... Hoa nào chẳng vì Pháp mà mọc, chẳng vì Pháp mà rơi.
    Nghe thác nước reo
    Những cánh hồng núi
    Đây đó rơi theo
    Bashô
    (Horo horo to
    Yamabuki chiru ka
    Taki no oto)
    Hoa và mặt trời và thác nước và nhà thơ và vũ trụ... tất cả như đang thể hiện một vũ điệu. Vũ điệu của sinh tử và cũng là vũ điệu của vĩnh cửu.
    Khi hoa bay đi, rơi xuống thác nước, hoa như mượn tiếng nước reo mà chào từ biệt đời, từ biệt một mùa .
    ?oTựa hồ hoa như nói: Bọn em đi về vĩnh cửu đây? (Okakura Kakuzo).
    Hoa biết cách giấu mình trong hưong cũng như biết cách giấu mình trong vĩnh cửu. Giấu mình trong Phật Ðà.
    Cố đô Nara
    Mùi hương hoa cúc
    Chân dung Phật Đà
    Bashô
    (Kiku no ka ya
    nara ni wa furuki
    hotoke tachi)
    Giấu mình trong tiếng chuông chiều, nối dài niềm tịch tĩnh Niết bàn:
    Tiếng chuông qua rồi
    Và hương hoa ngát
    Chiều ơi
    Bashô
    (Kane kiete
    hana no ka wa tsuku
    yube kana)
    Và ngay cả những lúc không có hoa, hoa vẫn giấu mình đâu đó trong giấc mộng đêm xuân, điều mà một bài tanka của Shotetsu đã diễn tả:
    Không có hoa nơi này
    Những cây thông thức giấc
    Trên đỉnh đồi ban mai
    Hoa đào đêm xuân mộng
    Cũng chỉ là mây bay
    Shotetsu
    (Hana zo naki
    Sametaru matsu wa
    Mine ni akete
    Magaishi kumo mo
    Haru no yo no yume)
    Khi thức giấc, cái mà ta tưởng là hoa đào chỉ là một áng mây đang lững lờ trôi. Nhưng chẳng phải là hoa giấu trong mây đó sao? Mây được tự do đi lại, hoa được tự do tung hương, tất cả có thể biểu hiện vì vuợt qua chúng là tánh không, là cái ảo, là mộng huyễn, là trò chơi vô tận của tự nhiên.
    Một trò chơi không chỉ có hoa mà có muôn loài.
    Tiếng chim oanh xa
    Thế mà thôi thúc
    Mặt trời mọc ra
    Chora
    Nếu như một mùi hương hoa mơ đã làm cho mặt trời xuất hiện bất ngờ thì một tiếng chim oanh xa cũng có thể thôi thúc vầng dương được chứ
    Nếu như vũ điệu mặt trời mọc cần hương hoa, tiếng chim thì toàn thể vũ trụ phải đáp ứng thôi.
    Và nếu như màu xanh của bầu trời cần tiếng nhạc thì:
    Ôi sơn ca
    Giấu mình đâu đó
    Trời xanh bao la
    Rikuto
    (Kuma mo naki
    sora ni kakururu
    hibari kana)
    Vì huyền bí của vũ trụ là giấu và mở, ẩn và hiện, sắc và không, mộng và thực.
    Cuộc đời tựa như giấc mộng nhưng đừng biến bông hoa trước mắt ta thành một cơn mơ trống rỗng. Ðời có thể như mơ nhưng hoa thì vĩnh cửu.
    Ðời thì trừu tượng.
    Nhưng hoa thì cụ thể. Cũng như tiếng chim oanh thì cụ thể. Như Thế Tôn niêm hoa. Như Ca Diếp vi tiếu.
    Như những kẻ giấu mình trong niềm im lặng sau đây:
    Chủ, khách không lời
    Và hoa cúc trắng
    Lặng lờ im hơi
    Ryôta
    (Mon iwazu
    kyaku to teishu to
    shiragiku to)
    Cái không gian im lặng ấy như đang diễu hành qua trước mắt ta. Cái im lặng của mỗi người va chạm vào nhau một cách êm ái, pha lẫn vào nhau một cách gợi cảrn. Và cái im lặng thơm hương của hoa cúc trắng vây phủ lên không gian ấy một hơi thở u huyền muôn thuở.
    Cũng giống như ai đó giấu mình trong hương khói tâm linh:
    Một đêm mùa xuân
    Trong góc Phật đường
    Bóng ai quỳ dâng hương
    Bashô
    (Haru no yo ya
    komoribito yukashi
    dô no sumi)
    Ai đó đang quỳ trước Ðức Phật, trước đêm xuân, giấu mình trong hương khói. Hương khói sẽ tắt, đêm xuân sẽ qua. Nhưng lời cầu nguyện vĩnh viễn nối kết tâm linh ai đó vào cõi Phật, vào quốc độ của làn hương bất diệt.
    Những dạ lan, tử đằng, đồng thảo, cúc trắng... giấu mình trong hương, trong niềm tịch tĩnh muôn đời.
    Cúi mình trước hoa, lặng im với hoa và ẩn giấu như hoa ẩn giấu, phải chăng là ước nguyện của ai đó một đêm mùa xuân?
    (NSGN số 74?" tháng 5 - 2002)
  7. oiiphudung

    oiiphudung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/08/2006
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    MẸ QUA NHỮNG VẦN THƠ HAIKU
    Sao Đêm
    --------------------------------------------------------------------------------
    Mẹ là thơ. Mẹ và thơ mãi khắng khít nhau như hình với bóng. Hình ảnh mẹ càng cần cù, mộc mạc bao nhiêu lại càng nên thơ bấy nhiêu. Trong ngôn ngữ thi ca của thế giới, dân tộc nào cũng có những vần thơ chứa chan tình mẹ. Mẹ hiển hiện trên đường về, trên từng ngõ hồn sâu kín. Mẹ là chất liệu kết tinh của tất cả những thiên anh hùng ca, những đại sử thi, những trường thiên tình sử và cả trong những vần thơ Haiku đơn sơ, thâm thúy.
    Với dân tộc Nhật Bản, Haiku được xem như tinh hoa của văn hóa dân tộc. Dưới góc nhìn của Thiền tông, Haiku là thể thơ đặc biệt có thể hàm chứa được thực tại nhiệm mầu trong vỏn vẹn 17 âm tiết, vừa sâu lắng uyên thâm, lại vừa đơn sơ giản dị. Nghe qua, người ta khó tưởng tượng được rằng một thứ tình cảm dạt dào, mơn man bất tận như tình mẹ lại có thể ẩn mình trong những vần thơ gẫy gọn này. Không ! Hoàn toàn ngược lại : Hình ảnh mẹ trong thơ Haiku lại càng bát ngát, phiêu diêu hơn bao giờ hết.
    Haiku (Hài cú) là thể thơ đặc biệt của Nhật Bản, kế thừa từ các dạng liên ca truyền thống. Từ Haiku được rút gọn từ Haikai và Hokku. Người có công đầu lập nên con đường "Tiêu phong" (Shofu) này, và đưa đến đỉnh cao nghệ thuật thi ca thế giới là Thiền sư Matsuo Basho.
    Sau Basho, có ba nhà thơ lớn của Haiku lần lượt xuất hiện, hợp cùng Basho thành tứ trụ của Haiku Nhật Bản :
    Basho 1644 ?" 1694.
    Buson 1716 ?" 1784.
    Issa 1762 ?" 1826.
    Shiki 1867 ?" 1902.
    Ngoài bốn vì sao đó, còn có vô số người đi theo con đường này, họ đưa Haiku lên bình diện niềm vui nghệ thuật và lấy làm lẽ sống đời mình, cũng như trà đạo, hoa đạo, nhu đạo... với một triết lý sâu thẳm hơn, có thể gọi là Hài cú đạo (Haiku đô).
    Ngoài những mảng đề tài về thiên nhiên, Haiku còn có đề tài về mẹ. Hình ảnh Mẹ hiện lên với tất cả xúc cảm của khổ đau và vẻ đẹp nhẹ nhàng của sự giải thoát, chúng ta sẽ tìm thấy ở thơ Issa và thơ Basho.
    Những hình ảnh vừa nhỏ nhoi vừa mong manh như hạt sương, giọt lệ đến với thế giới thơ Haiku trở nên lung linh, vĩ đại, như ẩn chứa một linh hồn.
    Issa là người bất hạnh, năm lên 3 mất mẹ. Hơn ai hết, Issa hiểu Mẹ quan trọng biết dường nào.
    Một ngày hội, trẻ nhỏ nô đùa với bạn bè, tung tăng trong vòng tay mẹ, Issa thấy mình lạc lõng cô đơn, nỗi buồn ập đến, và Issa tìm về với bầy chim để được chia xẻ :
    Ore to kite Đến đây nào, với tôi
    asobe yo oya no cùng chơi đùa chim sẻ
    nai suzume. không còn mẹ trên đời. [*]

    Mất mẹ là mất đi một phần quan trọng tạo thành sự sống. Cuộc đời Issa trở nên lang thang, lang thang khắp nước Nhật, kiếm sống đủ mọi nghề, những vẻ đẹp trên đời dường như vô nghĩa đối với Issa, thậm chí còn như địa ngục ám ảnh suốt cuộc hành trình :
    Aki no kaze Gió mùa thu
    ware wa nairu wa địa ngục nào đây
    dono jigo ku. cùng tôi giang hồ.

    Khi Issa có dịp trở về với biển, do ngoại dáng mênh mông và mùi hương đậm đà vị mặn của biển, nhà thơ đã tìm thấy hơi ấm và tình thương của mẹ :
    Naki haha ya Mẹ yêu ơi !
    umi miru tabi na mỗi khi nhìn thấy biển
    miru tabi ni. khi thấy biển khơi.

    Một khám phá mới làm thăng hoa tâm hồn Issa. Mẹ được hóa thân vể biển, một cảm giác vừa bao la của tình mẹ, vừa mặn mà ấm áp của vòng tay. Về với biển, Issa và Mẹ không còn ranh giới nữa, cùng hòa vào bản thể nhiệm mầu. Giờ đây, trước mắt Issa, một Thiền sư, tất cả đều có cuộc sống, có Phật tính, có sự bình đẳng trong ánh sáng và trong cát bụi. Nơi hạt bụi chứa tam thiên đại thiên thế gió驮 Mỗi hình ảnh pháp trần là hiện thân của Mẹ :
    Tsuyu no tama Ôi những hạt sương
    hitotsu hitosu ni trân châu từng hạt
    furusato ari. hiện hình cố hương.

    Mẹ là tất cả, tất cả đều là hiện thân của Mẹ. Issa đã chấm dứt nỗi cô đơn ! Bên cạnh những bài thơ về mẹ của Issa, Basho cũng có một bài thơ về mẹ rất xúc động :
    Te ni toraba kien Tóc mẹ còn đây
    namida zo atsuki tan trong lệ nóng
    aki no shimo. sương mùa thu bay.

    Một đoạn Basho viết trong cuốn nhật ký năm 1684 như sau :
    "Cuối cùng tôi về đến quê nhà vào đầu tháng 9, cây hoa hiên mà mẹ thường trồng trước phòng bây giờ không còn nữa, có lẽ đã chết vì sương giá. Tất cả mọi thứ khác cũng đã đổi thay - Gương mặt anh tôi đã hiện nếp nhăn trên trán và tóc bạc nơi thái dương.
    Chúng ta vẫn còn sống, anh chỉ nói thế. Rồi, không lời nào nữa, anh mở một chiếc túi kỷ niệm mà nói : Hãy nhìn mớ tóc sương của Mẹ đây này. Đây là chiếc hộp linh thiêng của Urashima đấy, ta cũng sẽ bạc đầu".
    Urashima là chàng ngư phủ huyền thoại, đã cưới công chúa thủy cung mà còn nhớ nhà. Chàng về quê, mang theo chiếc hộp của công chúa tặng, dặn đừng mở ra, nhưng chàng đã mở, và tuổi già đã ập xuống, tức thì tóc bạc và da nhăn.
    Mỗi chúng ta là một Urashima, nghĩa là một kẻ nhớ cố hương, muốn ngược thời gian để tìm lại mẹ. Nhà thơ, Urashima và chúng ta không thể không mở chiếc hộp này.
    Tóc mẹ còn đây
    tan trong lệ nóng
    sương mùa thu bay.

    Basho đã khóc khi nhìn thấy tóc sương của mẹ, lệ nóng của nhà thơ nhỏ xuống, và nhà thơ không dám nâng tóc mẹ lên vì sợ tóc ấy sẽ tan đi như sương mùa thu. Tóc sương của mẹ và sương mùa thu lẫn vào nhau, chúng ta khó lòng phân biệt được tóc mẹ tan hay sương mùa thu tan vì lệ nóng, có lẽ cả hai !
    Mẹ không còn nữa ! Nỗi dằn vặt giữa mất và còn làm những giọt lệ hiếm hoi của Thiền sư rơi. Để chuyển hóa nỗi đau, Thiền sư thi sĩ đưa mẹ về với thiên nhiên, tóc mẹ trở về với sương mùa thu, tất cả hòa vào vũ trụ bao la ?" thế giới vô ngã. Để rồi, nơi những cánh hoa đào, những bông tuyết trắng, những cỏ cây... đều có phần của mẹ.
    Mẹ không còn, nhưng bài thơ bất hủ của Basho, của Issa vẫn còn đó. Nó tỏa những vầng sáng dịu hiền trên nền trời thi ca thế giới.
    Mẹ trở thành vĩ đại !
    Ghi chú
    (*) Những vần thơ Haiku trong bài này đều do Nhật Chiêu dịch.
    http://www.buddhismtoday.com/viet/vulan/044-meHaiku.htm
    không biết hoadai đã tìm ra được những tài liệu cần thiết chưa. Có gì hay hoadai post lên đây cho mọi người cùng tham khảo nhé. wildcat có gì mới nữa không?
    Được oiiphudung sửa chữa / chuyển vào 12:57 ngày 12/09/2006
  8. oiiphudung

    oiiphudung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/08/2006
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    Bài viết trên về mẹ các bạn có thể tham khảo bản chính của tác giả Nhật Chiêu trong " Lệ và sương"
    http://www.quangduc.com/VuLan/082levasuong-nc.html
    Các bạn có quan tâm cùng chia sẻ nhé. Cám ơn .
    Được oiiphudung sửa chữa / chuyển vào 01:43 ngày 15/09/2006
  9. oiiphudung

    oiiphudung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/08/2006
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    Hi!
    Haiku tới bữa nay vẫn chưa có thêm bài nào nhỉ?
    Các bạn có gì không?
    Được oiiphudung sửa chữa / chuyển vào 12:51 ngày 17/09/2006
  10. linglang

    linglang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/05/2004
    Bài viết:
    446
    Đã được thích:
    0
    tôi xin góp mấy bài từ cuốn Thơ cổ Triều tiên-Nhật bản.Nhà xuất bản lao động 1990 ( Thái bá Tân dịch)
    1
    Sương mai như khói trắng
    Đến làm cong những bông lúa nặng trĩu
    Rồi bỏ đồng bay đi.,,
    Còn tình yêu,
    Tình yêu của tôi bay đi đâu?
    2
    Khi người yêu tôi
    Mặc áo trắng đi ngang đồi
    Vương vào lá,
    Chắc áo sẽ ngả vàng,
    Vì đang là mùa thu.
    3
    Trời mưa, chẳng thể đi đâu,
    Buồn, cô quạnh...
    Tôi nhìn ra:
    Kìa, dãy Caxuza
    Lá đỏ trong mưa lấp lánh!
    4
    Để phạt nàng đã đi lâu,
    Như hai chiếc lá khô rời rạc,
    Chúng tôi nằm quay lưng với nhau
    Suốt đêm...
    Bây giờ tôi hối hận.
    5
    Thế giới này
    Biết ví cùng gì đây?
    Từ sáng sớm
    Chiếc thuyền con xa bờ
    Mất hút...
    6
    Cả tượng thánh nhiều khi
    Người ta cũng sờ tay, ve vuốt.
    Thế mà cô bảo tôi:
    Em có chồng rồi,
    Không được chạm vào em, có tội!
    7
    Đàn vịt bay trên cao
    Che kín bầu trời giá lạnh
    Một giọt sương
    Qua khe hở nào giữa cánh
    Đang rơi.
    Được linglang sửa chữa / chuyển vào 20:44 ngày 20/09/2006

Chia sẻ trang này