1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thơ HẬU HIỆN ĐẠI

Chủ đề trong 'Thi ca' bởi blowjob, 09/12/2005.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. A_Rose_Is_A_rose_

    A_Rose_Is_A_rose_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/12/2005
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0

    Cảm ơn bạn đã đưa đến 1 bài thơ hay và mới. Lê Thị Thấm Vân là 1 nhà thơ cấp tiến đang ở Mỹ, có nhiều ý tưởng cách tân táo bạo. LTTV chính là em ruột nhà thơ Lê Thị Huệ, chủ bút 1 tạp chí văn học có uy tín - Gio-O.com. 2 người còn có 1 người em là Lê Nghĩa Quang Tuấn, cũng là 1 nhà thơ kiêm nhạc sĩ.
    Đây là chân dung Lê Thị Thấm Vân:
    [​IMG]
    Xin gửi 1 bài thơ "mãnh liệt" hơn của LTTV:
    Căn phòng 2.2 - âm thanh sóng
    Khi anh cởi quần lót bên trong phòng tắm
    bên ngoài này, em nằm gối đầu lên hai cánh tay mình, mắt ngó đỉnh trần

    Khi anh bước vào bồn tắm
    mắt em vẫn còn ngó đỉnh trần

    Khi toàn thân anh ướt đẫm nước vòi sen
    em đổi thế nằm, mắt dõi theo ánh nắng ngoài trời, qua mảnh màn hé mở

    Khi tay anh xoa xoa xà phòng lên tóc
    nắng ngoài trời rực sáng

    Khi tay anh xoa xoa xà phòng lên cổ vai ngực
    nắng ngoài trời rực sáng thêm một chút

    Khi tay anh xoa xoa xà phòng nơi ấy
    nắng ngoài trời rực sáng thêm một chút nữa

    Nơi ấy giờ thì mềm xìu, bé tí, bình thường như vành tai, chóp mũi, khuỷu tay, đầu gối, gót chân... như bất cứ phần nào trên thân thể anh

    Trước đấy một giờ. Nó cương cứng, nóng hổi, hùng hổ trong miệng em, giữa rãnh ngực em, trên mông em... Nó cố đâm thấu-xuyên-sâu-qua bao lớp da thịt để vào được trong em. (Là nó, chẳng thuộc về ai)
    Độ nóng làm tim em chảy
    Độ cứng làm trí em mềm
    Độ sâu, rã tan thân xác em

    Khi anh bước ra khỏi bồn tắm, lau vội làn da đẫm nước, bên ngoài này, em trở người quay mặt vào vách, ngó bức tranh treo trên tường: màu lam trời chiều, vòm lá sồi vươn lên từ phía sau nóc nhà ngói đỏ, ô cửa sổ rất rộng. ?oĐể người đàn bà dễ leo.? Anh nói. ?oKhông phải, để cả hai cùng dễ leo.? Em nói

    54 bức tranh treo trên tường trong 54 căn phòng cùng một chu vi cùng nhốt kín âm thanh sóng

  2. A_Rose_Is_A_rose_

    A_Rose_Is_A_rose_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/12/2005
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0

    Xin tiếp tục với Nguyễn Đăng Thường, 1 nhà thơ đầy cá tính và uyên bác, đã từng là bạn của thiên tài thơ nước Pháp - Rimbaud. Sau đây là những phát biểu của ông về THƠ TÌNH:
    NGUYỄN ĐĂNG THƯỜNG NÓI VỀ THƠ TÌNH (phỏng vấn của Trần Nhuệ Tâm)
    Thời thanh niên ông đã yêu bài thơ tình nào? Nếu ngay lúc này, trở lại tuổi mười tám và người yêu của ông muốn nghe ông đọc một bài thơ tình, trong những bài thơ tình ông biết (sau thời kỳ tiền chiến) ông chọn bài nào?

    NĐT: Hồi nhỏ ở trường có môn ám đọc nên tôi phải học thuộc lòng vài bài thơ tình, tuy chúng không được phân biệt như thơ tình, mà chỉ là thơ của một tác giả có trong chương trình, như bài ?oLe lac? của Lamartine.[1] Thích nhất lúc đó là những bài sonnet của Ronsard[2] viết tặng các nàng Cassandre, Marie, Hélène. Thơ Việt tôi thích ?oKhóc Bằng Phi?, ?oKhóc ông Phủ Vĩnh Tường?, ?oThương vợ? (Trần Tế Xương). Đây là những bài thơ tình với tình cảm chân thật về những con người bình thường, vợ chồng có thật, không xinh như mộng chẳng đẹp như trăng. Với tôi, chúng là những bi kịch ít lời, đau nhói, so với những tuồng cải lương sướt mướt của thơ tình lãng mạn. Vũ Hoàng Chương, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính, Đinh Hùng và vài nhà thơ khác, tôi chỉ đọc khi đã ra hải ngoại và tìm đọc lại văn chương Việt Nam. Tác giả bài ?oGhen? có một câu lục bát lắc rumba-cha cha cha khá thú vị: ?oBuồn hương bóng bóng mình mình / Gió hiu hiu hắt qua mành mành hoa...? Thời thanh niên tôi đọc thơ tình Apollinaire, Aragon, Éluard, Cendrars, Genet, Neruda, Shakespeare (sonnet). Và thi tập Toi et Moi của Paul Géraldy,[3] một best-seller của thập niên 30-50, nhất là đối với phụ nữ. Tác giả này chỉ là một nhà văn nhỏ. Tập thơ do người anh rể tặng chị tôi, tôi tò mò lấy đọc. Bài ?oLa chanson du mal-aimé? của Apollinaire rất tuyệt. Bài ?oLe condamné à mort? của Genet, đồng tính, táo bạo, trữ tình, cũng là một tuyệt tác của thơ Pháp. Aragon có bài "Les yeux d''Elsa" nổi tiếng. Éluard có thi tập ?oDerniers poèmes d?Tamour? tuyệt vời. Phía ta, tôi thích bài thơ văn xuôi ?oLễ tấn phong tình yêu? của Tô Thùy Yên. Bài thơ này khá dài, có nhiều câu rất dễ thương: ?oEm là chiếc thuyền thời thượng cổ chở đến anh hoa trái tốt tươi ngọt ngào của miền đất anh biết qua thần thoại. Em là dòng suối trong veo nhí nhảnh chảy mang theo nhan sắc của bầu trời, dòng suối đưa chân anh vào hứa địa. / Tháp đôi thân thể vào nhau, anh nhân lên với em thành vô vàn khoái cảm. Với linh hồn xao xuyến của rừng thu, anh trút sạch lá vàng đau khổ cũ.? Tôi thích thơ Yên thời kỳ Sáng Tạo, Văn Nghệ. Tôi chưa được hân hạnh gặp ông lần nào, nhưng mới đây ông có gởi tặng tôi tập Thắp Tạ của ông qua một người bạn thân của tôi là họa sĩ Nguyễn Đồng ở California, khiến tôi rất xúc động. Của nhà thơ Viên Linh tôi mến bài thơ này:
    Nàng đi đã xa rồi
    Bấy giờ một mùa rét lại
    Tôi co ro cánh chim
    Lủi vào thành phố tiêu điều
    Thôi chẳng còn chi
    Tấm gương rạn trên bàn
    Cùng bóng tối
    Tôi nuốt lệ ngồi yên lặng chơi.
    ("Mùa rét trước")

    Giả sử một ngày mai ông đối diện với ba sự kiện ?" Thứ nhất: Người yêu muôn thuở bước ra từ giấc mơ. Thứ hai: Cuộc cách mạng nhân văn. Thứ ba: Người ngoài hành tinh mời ông đi du lịch một chuyến. Trong ba sự kiện, chỉ được phép chọn một. Ông chọn sự kiện nào để làm bài thơ lớn của đời ông? Tại sao?

    NĐT: Cả ba đều không hấp dẫn đối với tôi, mặc dù số một có thể giúp tôi trả thù duyên kiếp. Rủi thay, tôi không có người trong mộng như ông Hàn Mặc Tử. Cách mạng là con dao nghìn lưỡi, là máy chém, dù đứng về phía nào sớm muộn gì rồi cũng tới cái mạng mình. Hành tinh tôi muốn đến là Hollywood.
    Ông có tin một bài thơ tình biết phản bội không? Ông có từng rơi vào trường hợp bị một bài thơ tình đưa vào cảnh trớ trêu, thậm chí vì một bài thơ tình nào đó mà ông bị em đá đít không? Ông có nghĩ hiện nay mọi người đang có nhu cầu đọc thơ tình thuần khiết không?

    NĐT: Đừng gán đức tính con người cho thơ. Chỉ có con người mới có những hành động tuyệt vời như phản bội, nếu nói theo Genet. Tôi có làm một bài thơ tình, độc nhất. Hay đúng hơn một bài nhại thơ tình, đăng trên Hợp Lưu hay tạp chí Thơ khá lâu rồi:
    yêu em
    tôi vác
    cày
    qua núi
    ("Nông phu")
    Với bài này tôi muốn nhắc lại và minh họa kiểu ******** ?ovác cày qua núi? trong Kama Sutra: người nữ (hay nam) làm cày nằm gác chân lên vai người cày. Hai chân người nữ (hay nam) được thể hiện bằng cụm từ ?oyêu em? và ?oqua núi?. Chẳng biết độc giả có hiểu được ý tôi không. Làm để kỷ niệm một buổi tối nghe chuyện tiếu lâm ở Quang Trung, lúc một số giáo chức phải nhập ngũ chín tuần. Cũng có cái nháy mắt hài về phía thơ xã hội chủ nghĩa (nông phu), nhưng chắc không ai đọc hay để ý. Nhu cầu thơ tình thuần khiết? Có chứ. Dù tôi chưa rõ nó phải thuần khiết như thế nào.

    Một quan niệm chung cho rằng cái đẹp tình yêu và những bài thơ viết về tình yêu là bất biến. Ông có cho rằng trong 10.001 năm nữa thơ tình chẳng cần thay đổi? Rằng mặc kệ các thời đại, không cần phải đưa chất liệu mới vào thơ tình? Ngày mai ông có tin rằng con ông sẽ đọc cho người yêu nghe thơ tình của ông hoặc bài thơ tình mà ông đã thích?

    NĐT: 10.001 năm là một quãng thời gian mịt mù. Nhân loại còn sống tới đó hay không? Nhưng thôi, đừng thắc mắc. Tôi nghĩ thơ Việt và nhạc Việt tới nay vẫn quan trọng hóa mối tình đầu và đối tượng nữ độc nhất quá mức, khiến nhạc sĩ nhà thơ như ký sinh trùng, không thể sống một mình khi người tình cũ đã ?osang sông?. Ông Vũ Hoàng Chương viết: ?oĐời vắng em rồi say với ai?. Trên thực tế, ta vẫn có thể say được chứ (á phiện và rượu như nhà thơ) dẫu đời ta đã nhẵn nhụi hết cả, trừ á phiện và rượu, tất nhiên. Cũng có thể hiểu say là say tình, say đời, say nhạc, say thơ, say phở hay say cái gì khác, nhưng vẫn không thể bác bỏ lập luận của tôi. Tôi có được vinh hạnh thấy mặt ông Chương xa xa, vài lần, ở Chu Văn An. Tác giả câu thơ ?olui đôi vai / tiến đôi chân / bốn tường gương điên đảo bóng giai nhân? ("Say") vang lừng một thủa, lúc đó đã già yếu, má hóp, nhưng áo quần vẫn chỉnh tề, luôn luôn cà vạt com-lê trắng, và nón nỉ, rất thanh niên Hà Nội 30. Ông Chương dạy Việt văn.
    Vài hình bóng cũ: Trong phòng giáo sư vào giờ ra chơi, nơi chiếc bàn formica mênh mông đỏ có những tách trà con con, các cụ ngồi một đầu gần cửa ra vào cạnh chiếc bàn nhỏ có bình trà và tẩu thuốc lào, bọn trẻ mới ra trường ngồi một đầu ở cuối phòng, không lẫn lộn. Nhà thơ Nguyên Sa, giáo sư triết, không trẻ chẳng già, ngồi chung với các cụ. Anh Lê Hữu Phụng, phụ tá giám học, có kể cho tôi nghe giai thoại này. Rằng khi sang Pháp (không nhớ năm nào) cụ Chương đã bị giữ lại ở phi trường vì trong va li có gói á phiện. Sau nhờ có André Malraux, lúc đó làm bộ trưởng văn hóa, gọi điện thoại can thiệp, cho biết Vũ Hoàng Chương là thi sĩ, á phiện để riêng cho nhà thơ sử dụng, chứ không để buôn lậu, cụ mới được thả. Tác giả áo lụa ?onói chẳng nên lời? (nhưng vẫn có một thi nghiệp đồ sộ) thì tròn trịa, luôn luôn mỉm cười trông rất duyên dáng, nên tôi không thể hình dung chàng đã từng bị một em đá đít.
    Ở Chu Văn An, tôi cũng có gặp rồi chơi thân với Đỗ Quý Toàn. Nhà thơ có tặng tôi một cuốn thơ tình mỏng dính, Nàng, do văn thi hữu[4] chung tiền in nhân ngày vui của đôi trẻ. Phạm Duy phổ nhạc ?oMùa xuân yêu em?, Nguyễn Trung vẽ bìa, một nàng cổ dài (rất Modi) trên đầu có trăng có chim. Nàng là một... dược sĩ. Thi tập gồm bốn bài thơ nhiều khổ (?oTự tình?, ?oMặt trời nàng?, ?oĐêm nàng?, ?oXuân nàng?) về một chuyện tình tuyệt đẹp, vì chàng-nàng gặp nhau khi đi thi tú tài, ngồi cạnh nhau. ?oMặt trời nàng? và ?oĐêm nàng? có hương vị Tagore, một Tagore nhâm nhi điếu thuốc lá và tách cà phê hiện sinh tại một quán cà phê lộ thiên ở Ngã tư Bảy Hiền, hay trong quán Cái Chùa trên đường Tự Do. Đỗ Bằng Lăng, ái nữ của nhà thơ và cô sinh viên trường dược, hiện là một nhạc sĩ dương cầm tài ba ở Canada.
    Diễm Châu có thi tập Sáng muôn thu, đã tuyệt bản. Sáng là tên cô sinh viên du học ở Thụy Sĩ vừa mới trở về Sài Gòn, sẽ là hiền thê của nhà thơ. Vì thi tập này đã thất lạc, tôi xin trích dẫn lời nhà thơ để độc giả biết thêm đôi điều về nó:
    ?oSáng muôn thu là một thi tập mỏng khoảng mười bài hay ít hơn. Ngoại trừ bài dùng làm tựa khá dài và khá Prévert, toàn tập đã bắt đầu nhuốm những âm hưởng màu sắc địa phương mà tôi ưa dùng. Tất cả các bài khác, trong đó có bài "Utopia" mà tôi thích dịch là "Miền không tưởng", Thế Uyên có trích dẫn trọn bài này trong tập Lính tiền đồn (?) nhưng lại trích sai. Tất cả các bài khác đều manh nha tình tự chống-chiến tranh, đi từ nhẹ nhàng như một mơ ước hòa bình đến rất violent trong nhiều bài khác. Thủa ấy tôi chịu ảnh hưởng bài ?oThăm lúa? của Trần Hữu Thung nên đã viết một bài theo lối ấy, có nhắc tới hình ảnh cần kín nước,[5] và ruộng lúa quanh Sài Gòn, bây giờ nghĩ lại còn thấy tiếc là không bao giờ tìm lại được nữa. Bìa của tập thơ mỏng ấy cóp lại những tảng đá lót đường của Pháp (lấy trong Paris-Match).?
    Điều mà tôi, người trả lời phỏng vấn ông, rất muốn lưu ý ở đây, là qua cái tựa đề của tập Sáng muôn thu, khi ta đã biết rõ hơn, là cái ý định muốn dứt khoát với truyền thống thơ nhân cách hóa vẫn còn khá thịnh hành vào thời điểm ấy. Đối tượng tình yêu không còn là trung tâm vũ trụ khiến ?ohoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh?, hay ?ocỏ cây cũng muốn nổi tình mây mưa?, mà ngược lại, người tình của nhà thơ đã hòa lẫn với thiên nhiên, đã biến thành ngoại giới: người con gái tên Sáng đã hóa thành những buổi sớm mai, rồi nàng chính là Ánh Sáng, ánh sáng trên không gian và thời gian của cõi vĩnh hằng.
  3. A_Rose_Is_A_rose_

    A_Rose_Is_A_rose_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/12/2005
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0

    Cũng là ánh mắt, ngôn ngữ, cử chỉ, hoa hồng, trong không gian tràn ngập cảm xúc hoa hồng... một bài thơ tình điên điên cất lên. Ông có nghĩ là thiếu văn hoá, là đáng bị em/anh cho là đồ yêu quái rồi ?obái bai?&? Hay ông cho đó là liệu pháp cảm xúc chống lại bệnh não hoá biểu tượng tình yêu? Ông có làm thơ tình khùng, hay từng đọc tặng người yêu mình bài thơ khùng của ai khác không? Ông có thể bộc bạch cảm xúc nghệ thuật không kềm giữ của ông với bạn đọc không?

    NĐT: Hồng, tôi không thích hồng trong thơ. Trừ hai đóa. Của Ronsard: ?oRose, elle a vécu ce que vivent les roses / L''espace d''un matin?.[6] Và của Gertrude Stein: ?oRose is a rose is a rose is a rose.? [7] Thơ tình nói riêng và thơ ca nói chung đều điên điên, khùng khùng hết cả. Mà điên nhất, khùng nhất là độc giả thơ. Rimbaud, nhà thơ thiếu niên mà cũng là ông tổ của thơ hiện đại và hậu hiện đại, Rimbaud kẻ điên khùng nhất, đã hiểu rõ điều này hơn hai hết, nên một hôm chàng đã tự nhủ ?onhiêu đó thừa rồi? và giũ áo thi nhân, xuống tóc bốn phương, khoác bộ com-lê bố trắng sang châu Phi buôn lậu vũ khí và nô lệ. Thơ điên, thơ khùng, một phần lớn vì thơ sử dụng ẩn dụ, vì thơ thích nhân cách hóa, nhất là thơ Việt và nhạc Việt đặt đối tượng nữ vào trung tâm vũ trụ: biển nhớ tên em gọi về / đồi núi nghiêng nghiêng đợi chờ / sỏi đá trông theo từng giờ. ?oBiển nhớ? là ca khúc lý tưởng để tưởng niệm nạn nhân sóng thần tsunami, ông đồng ý chứ? Điểm chót: Bộc bạch cảm xúc nghệ thuật không kềm giữ không phải là vấn đề của tôi (người làm thơ), mà của các gia trang, đặc san, và độc giả, có đăng, có đọc hay không. Tóm lại, họ có cho tôi bộc bạch hay không.
    Trên đỉnh cảm xúc lãng mạn của một đôi tình nhân trẻ. Nếu được phép nghe lén (trừ lúc lên giường) ông cho rằng sẽ nghe được gì?

    NĐT: Sáu câu. Nhưng nghe lén cái kiểu này các cụ Nguyễn Du, Shakespeare đã làm rồi. Thật ra, đó là nghe lén chính mình nhiều hơn nghe lén tha nhân. Thúy Kiều là phát ngôn viên, là sứ giả của ông Du, dù Truyện Kiều được phóng tác từ một tác phẩm ngoại. Những lời tỏ tình, tựa những lời chúc, đã sáo mòn hết cả rồi. Nếu có nghe lén thật sự một đôi tình nhân trẻ chắc tôi cũng chẳng thu nhặt được điều gì mới lạ đâu. Nhưng có thể họ sẽ nói ?oanh yêu em / em cũng vậy? hay ?oem yêu anh / anh cũng vậy? theo kiểu Mỹ ?oI love you / Me too?. Me too / em cũng vậy / anh cũng vậy với nghĩa ?oem cũng yêu em như anh yêu em / anh cũng yêu anh như em yêu anh?.
    Ở thời kỳ hậu hiện đại, theo Umberto Eco, một người đàn ông muốn tỏ tình với một phụ nữ trí thức, không thể nói: ?oAnh yêu em một cách tuyệt vọng? vì chàng biết nàng biết (và nàng biết chàng biết nàng biết) Barbara Cartland viết câu đó. Tuy nhiên, theo Eco, vẫn còn một giải pháp. Chàng có thể bảo, với giọng pha chút châm biếm: ?oAnh yêu em một cách tuyệt vọng như Barbara Cartland có thể nói?. Do vậy, tôi nghĩ đôi tình nhân trẻ của chúng ta có thể rù rì thế này. Chàng: ?oEm là lá biếc là mây cao là tiếng hát. Em là cánh hoa là khói sóng đêm màu hồng, như Thanh Tâm Tuyền có thể nói?. Và nàng: (xin để quí vị tùy nghi điền vào đây). Nhưng không được tếu với ?oKhổ lắm, biết rồi, nói mãi?. Chàng-nàng cũng có thể ca sáu câu Thành Được-Út Bạch Lan như đã nói ở trên. Nếu vậy thì rất ngầu. Nếu vậy tôi chẳng ngại nghe lén đâu.
    Nguyễn Du đã suy bụng ta ra bụng Kim-Kiều, khiến họ lắm mồm lắm miệng, tỏ tình mà lý luận như một ông già thâm nho. Nhưng may thay, có vài ông nhạc vàng Sài Gòn thập niên 60 đã tiết kiệm lời ăn tiếng nói của lứa đôi, khai sinh những cặp chàng-nàng kiểu ?othương / còn thương những chiều / đời chưa biết nhiều / ngại ngùng nhìn nhau không nói? (Mạnh Phát) hoặc ?onhớ nhớ nhớ đêm nào / trên bến tìm sao / hai đứa nhìn nhau / không nói một câu? (Văn Phụng).
    Nếu một chàng trai-cô gái 18 tuổi nào đó, như mọi chàng-nàng trẻ tuổi trên đời, bỗng một hôm bị cái đẹp tính dục quyến rũ không cưỡng được. Anh-chị ta muốn làm bài thơ ?ohai trong một? tình yêu và tính dục. Bỏ qua lời khuyên ?oanh-chị hãy giấu trong cõi riêng?. Ông sẽ nói gì với chàng trai ấy?
    NĐT: Nhớ viết đủ ba mươi sáu kiểu nhé. Nhưng xin rỉ tai độc giả: với camcorder, digital camera, ta sẽ có những ?ovisual poetry? tuyệt vời hơn nhiều!
    Xin cảm ơn sự cộng tác của ông.
    _________________________
    [1]Alphonse de Lamartine (1790-1869). Tập truyện thơ Jocelyn của Lamartine gồm 8.000 câu (1836), kể lại mối tình bạn thắm thiết giữa Jocelyn một sinh đồ chủng viện (séminariste) và một thiếu niên mồ côi 16 tuổi tên Laurence trong một tu viện, cho đến một hôm một tai nạn bất ngờ khiến Jocelyn phát hiện Laurence là gái giả trai, có thể đã gợi hứng cho Khái Hưng viết Hồn **** mơ tiên. Câu ?oNhững người muôn năm cũ / Hồn ở đâu bây giờ? trong bài ?oÔng đồ? của Vũ Đình Liên có thể đã mượn ý câu ?oMais où sont les neiges d''antan? (Đâu rồi những đóa hoa tuyết của ngày xưa?) trong bài ?oBallade des dames du temps jadis? (Thi khúc giai nhân đời xưa) của Francois Villon (1431-1489). Câu ?oYêu, là chết ở trong lòng một ít? (Xuân Diệu) là phỏng dịch câu cách ngôn Pháp ?oPartir, c''est mourir un peu? (Ra đi, là chết ở trong lòng một ít).
    [2]Pierre de Ronsard (1524-1585), nhà thơ trữ tình.
    [3]Paul Géraldy (1885-1983), nhà thơ và kịch tác gia.
    [4]Danh sách bạn thân của thi sĩ Đỗ Quý Toàn in trong thi tập Nàng (nxb Tiến Nói, 1965): Chu Tử, Dương Nghiễm Mậu, Đằng Giao, Đỗ Ngọc Yến, Phạm Duy, Trần Đức Uyển, Nguyễn Thụy Long, Trần Dạ Từ, Nhã Ca, Lý Hoàng Phong, Vũ Dzũng, Anh Đào, Nguyễn Trung, Viên Linh, Duy Nghiệp, Lê Tất Điều và Trần Tuấn Kiệt.
    [5]Quanh Saigon là vùng người nhà quê (Bắc kỳ di cư) trồng lúa, họ đào giếng nhưng thay vì thả thùng xuống lấy nước (quá nặng), họ dùng một thứ mécanisme gồm một cây tre to và dài, gắn vào một cây cột và ở một đầu cây tre là sợi thừng có sẵn cái thùng. Họ nhấn một đầu cây tre để thả thùng xuống giếng và khi muốn lấy nước (kín - tiếng Bắc kỳ) chỉ cần nhấn đầu kia của cây tre (theo nguyên tắc đòn bẩy-levier)... Nhân vật trong bài thơ là một thiếu phụ (đã mang thai) chờ chồng buổi tối nhưng chồng vì chiến tranh không về. Người ấy ra kín nước ngoài vườn, và vì thùng nước quá nặng hoặc sao đó đã ngã ngồi, văng ra đất: ?oCần nước vút lên trời / Em ngã ngồi đau lắm?. Người chồng thì: ?oĐầu cúi đôi vai nghiêng / Anh vẫn hoài như thế...? Ấy chỉ là một vài hình ảnh (trong hồi tưởng của thiếu phụ) chỉ sự thiếu thốn đôi tay người đàn ông hoặc chính người đàn ông ấy vì... (Diễm Châu)
    [6]Dịch sát: ?oHồng, nàng đã sống như các đóa hồng / Không gian của một buổi sáng?.
    [7]?oBông hồng là một bông hồng là một bông hồng là một bông hồng?.
    (Nguyễn Đăng Thường ghi chú)
    1 bài thơ khác của NĐT:
    Chân lí mới
    Hồi nhỏ có khi nó bị đòn.
    Bây giờ có khi nó bị táo bón.

    Bàn chân ta thường có năm ngón.
    Bàn tay ta cũng thường có năm ngón.

    Bàn chải ta vì không tay không chân nên không ngón.

    Đánh cờ có thể ngồi lâu.
    Đánh vợ có thể u đầu.

    Chơi gái phải chụp mũ chơi bài không cần nón.

    Nàng thì có nốt ruồi son.
    Trên cổ nõn.

    Chàng thì có hai hòn non.
    Bự và tròn.

    Ở tuổi già
    Ta thường hay khám phá ra
    Được nhiều cái chân lí mới lạ.

  4. A_Rose_Is_A_rose_

    A_Rose_Is_A_rose_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/12/2005
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0

    Xin tiếp tục giới thiệu KHOAN CẮT BÊ TÔNG theo bài viết của Đoàn Cầm Thi:
    3. La liệt những ký hiệu tối kỵ trong thơ truyền thống vốn mượt mà thuần khiết: dada cheets yeeur vee, dấu * % # $ &, tiếng Anh condom, freedom, Game Modes, những từ vô nghĩa lauli lonni, sisi911, các con số, các dấu ngoặc ( ) [ ], chữ viết thẳng viết nghiêng viết hoa, dấu chấm phảy xuống dòng không theo qui luật.
    Loang loáng những cái nháy mắt, những tiếng gọi nhau: Đặng Đình Hưng [the ?zdada?o Bird] Và con thuyền đã gặp ?zbến lạ?o trong một chiều mưa? (Đặng Thân), a? xiu ha đang chút chích tôi viết tặng cho thi sĩ Bùi Chát (Huỳnh Lê Nhật Tấn), Ê, tao đây? bọn mày đâu? Với N.Q.C (Lý Đợi), Từ bức collage âm nhạc Từ một giọt nước của Hoàng Ngọc-Tuấn. Để dỗ dành Nguyễn Quốc Chánh và Đinh Linh ?" hai ông thầy dạy tôi làm thơ (Miên Đáng), Đinh Linh viết ?zVesicle?o là chữ đẹp nhất trong Anh ngữ? (Nguyễn Quốc Chánh), ?vang vọng trong đầu lời ca: đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt? (Nguyễn Quốc Chánh).
    Đặng Thân
    TỪ ĐIỂN THI X/X LOẠI [chúng sinh]
    DADA
    Gadji... khi nhuwngx gias trij vawn hoas khoong theer cos ddur suwcs manhj ddeer dduwngs vuwngx trong khi nhuwngx khaaur ddaij phaos laij cos ddur suwcs manhj ddeer lamf chur soos phaanj con nguwowif. Vaf nhieeuf nguwowif trong nooix ddau tuyeejt vongj veef suwj voo dungj cuar vawn hoas, ddax trowr thanhf nhuwngx nguwowif Dada nhuw 1 thais ddooj phanr khangs. 1 khi nhuwngx nooix longf bi phaanx leen deens ddinhr ddieemr con nguwowif cos theer lamf dduwowcj nhuwngx vieecj chuwa tuwngf cos: tuwf nay nhaan loaij phair bieets nghix & lamf khacs ddi, nghe chuwar?! Dada khoong chir laf nhuwngx canhs chim bawngf cuar ngheej thuaatj maf conf laf nhuwngx canhs buwowms cair hoas suwj u toois kinh khungr gaay ra bowir longf tin muf quangs & tinhs ddaoj dduwcs giar...
    Nhiều người, mỗi lần đề cập nhắc đến chữ "Dada", vẫn chỉ nghĩ đến nó như một phong trào yểu tử mà bản chất chỉ là một trò đùa, một trò lường gạt, một trò thời trang lập dị, một sự phá hoại nghệ thuật, hay một thái độ phản kháng cực đoan nhất thời của một nhóm nghệ sĩ lập dị thời Đệ Nhất Thế Chiến. Phản ứng của nhiều người, đối với chữ "Dada", là phản ứng lộ vẻ giễu cợt, chê bai, hay thẳng thừng kết án.

    beri bimba... aays cais gioongs nguwowif caanf phair hieeur rawngf moij suwj deeuf sawnx cos trong taamf suy nghix cuar con nguwowif, rawngf neeus khoong nhowf tris ocs cuar con nguwowif, thif cacs suwj vaatj chir nawmf keef caanj nhau nhuw thees, nhuw nhuwngx canhr tris vui mawts cuar vux truj. Cacs suwj vaatj laf nhuwngx manhr rowif racj vaf voo ichs khungr khieeps (coo down vaf voo vongj khungr khieeps). DDieeuf ddos khieens chungs ams anhr ta. Vaf chuwngf naof chungs conf ams anhr thif chungs conf huwux dungj.
    Có từ điển mô tả Dada bằng giọng điệu mang tính lên án hết sức phiến diện. Current Literary Terms: A Concise Dictionary: "DADAISM. Dada, tiếng Pháp, là con ngựa gỗ cho trẻ nít cưỡi chơi... Một phong trào mang tính cách phá hoại và hư vô chủ nghĩa trong nghệ thuật và văn chương được dấy lên ở Zurich vào khoảng 1916. Joán Miró, Marcel Duchamp, Max Ernst là những thành viên cột trụ. Kurt Schwitters tạo nên Merzbild - những bức tranh làm bằng rác - và khẳng định, "Bất cứ cái gì nghệ sĩ khạc nhổ ra cũng đều là Nghệ Thuật".

    glandridi... Dada laf hanhf ddoongj tuwf choois taats car nhuwngx trachs nhieemj vawn hoas maf xax hooij ddax gans gheps cho con nguwowif. Hoj ddapj ddoor vawn hoas ddeer giair thoats con nguwowif khoir ddinhj kieens rawngf vawn hoas cos theer giups con nguwowif soongs sots trong cuoocj tanf sats voo hanj. OOi Dada [DD] owi, DD lamf moij nguwowif uwa Mowr Mieengj [MM] hay laf MM lamf nguwowif ta khoais DD ddaay?! DM...
    Encyclopaedia Britannica ghi nhận một số điểm tích cực hơn: "Dada đã tạo nên được những tác động mang tầm ảnh hưởng rộng đối với nền nghệ thuật của thế kỷ 20. Những kỹ thuật sáng tạo bao gồm sự đột hiện (accident) và ngẫu nhiên (chance) sau đó được ứng dụng bởi phái Siêu Thực và phái Biểu Hiện Trừu Tượng. Nghệ Thuật Ý Niệm (Conceptual Art) cũng bắt rễ từ Dada, vì chính Duchamp [kẻ đã vẽ râu "Mona Lisa"] đã là người đầu tiên đưa ra quan niệm rằng hoạt động tinh thần ("sự biểu hiện trí tuệ") của nghệ sĩ thì quan trọng hơn rất nhiều so với tác phẩm được sáng tạo".

    lauli lonni... Dada ddax ddeer laij nhuwngx ys nieemj cos anhr huwowngr quan trongj laf ys nieemj dda ddieemr ddoongf hieenj, ys nieemj phuwcs ddooj & ys nieemj baats khar ddoans.

    Encyclopedia of World Literature in the 20th Century còn ghi nhận nhiều điểm tích cực hơn: "Phong trào Siêu Thực, được mở đường bởi Dada, đã thừa hưởng những thái độ và những lý thuyết như sự khai triển tính cách xung đột giữa các yếu tố tương phản, và những kỹ thuật như collage (dùng các mảnh báo rách dán vào nhau) và viết tự động (automatic transcription); những kỹ thuật như loại thơ đồng hiện của Dada, được diễn đọc bằng nhiều ngôn ngữ trong cùng một lúc. Lý thuyết của Dada mang tính cách mạng, và những kỹ thuật của Dada, cả về tạo hình lẫn ngôn từ, đã gợi hứng cho nhiều kiệt tác..." Một sự diễn giải rành mạch là điều cần phải có. Stefan Wolpe (1 người không phải là thành viên chính thức của Dada, không phải là một nhà thơ hay hoạ sĩ, mà là một người sáng tác nhạc - lĩnh vực nằm ngoài những hoạt động chính thức của Dada), với quyết định truy tầm những ý niệm mỹ học mới cho việc sáng tác âm nhạc đã khiến ông tìm đến Bauhaus để theo học về nghệ thuật tạo hình trong những giờ giảng của Paul Klee, Lyonel Feininger, Walter Gropius, Theo van Doesburg, Piet Mondrian, Moholy-Nagy, Oskar Schlemmer, và nhiều nghệ sĩ vĩ đại khác. Đồng thời, ông kết bạn với các thành viên của Dada như nhà thơ và nghệ sĩ collage Kurt Schwitters, hoạ sĩ và nhà làm phim Hans Richter, và nhà thơ Hugo Ball trứ danh cùng vợ là nữ thi sĩ Emmy Hennings lập nên quán cà phê "Cabaret Voltaire" khai trương năm 1916. Trong đêm khai trương, ngoài chương trình văn nghệ hết sức lạ lùng [hay lắm, kể sau nhé], còn có cuộc triển lãm tranh của những nghệ sĩ trẻ chưa ai biết đến như: Picasso, Arp, Buzzi, Segal, Wabel, v.v... Sau đó, "Cabaret Voltaire" còn xuất bản các tuyển tập thơ văn và hội hoạ, cùng các đêm sinh hoạt với sự tham gia thêm của Apollinaire, Kandinsky, Oppenheimer, v.v... Chính tên gọi "Dada" sinh ra từ quán cà phê này: trong một buổi họp, Tzara đã bất ngờ dùng một con dao rọc giấy đút vào cuốn từ điển song ngữ Pháp-Đức và mũi dao chỉ đúng vào chữ "Dada".

    cadori... Dada cheets yeeur veef banr chaats khoong phair laf 1 thaats baij nhuw nguwowif ta tuwowngr, maf laf 1 thawngs lowij vix ddaij cuar nhuwngx ys chis sangs taoj: sau khi ddax thuwcj hieenj xong 1 vieecj gif, con nguwowif sangs taoj khoong bams laays nos, xaay thanhf quanh nos, maf bor nos laij ddawngf sau ddeer tieeps tucj thuwcj hieenj nhuwngx vieecj khacs. Thaatj ddungs laf cais ddaoj "coong thanhf thaan thoais" cuar phuwowng DDoong huyeenf dieeuj ddax cos trong Dada rooif vaayj. Khen thay!
    Như thế, việc hình thành phong trào Dada chính là việc các nghệ sĩ tìm đến nhau để tổ chức một cuộc cách mạng trong ý thức sáng tạo (đặc biệt trong trạng huống tuyệt vọng của nền văn hoá Âu châu thời Đệ Nhất Thế Chiến). Thái độ hư vô chủ nghĩa của họ chính là thái độ dọn sạch những gốc rễ cũ trước khi có thể thực sự gieo được những mầm mống mới. Họ đã cùng thí nghiệm (thí nghiệm nào cũng chịu nhiều thất bại, và những tác phẩm non yếu là kết quả tất nhiên của những bước đầu); họ đã bày tỏ sự cực đoan và sôi nổi quá trớn (ý chí cách mạng mãnh liệt nào mà chẳng cực đoan và bồng bột, đặt biệt là nỗ lực vươn lên từ niềm tuyệt vọng); rồi họ bắt đầu tìm ra những hạt mầm sáng tạo mới (những hạt mầm sẽ làm sinh ra bao nhiêu hoa trái của những phong trào văn nghệ sau đó). Khi đã bắt đầu nắm được trong tay những hạt mầm mới (may mắn họ đạt được điều này đồng thời với sự khôi phục của giá trị con người sau khi chiến tranh kết thúc được năm năm), họ bỏ phòng thí nghiệm Dada lại sau lưng để lên đường đi cấy trồng những vườn hoa nghệ thuật mới (đầu tiên là vườn hoa Siêu Thực, rồi những vườn hoa khác).

    Gadji beri bimba... khi phuwowng Taay ngootj ngatj nhuw thees, Trowif ddax sinh ra Dada, cos nhex Ngaif muoons phir nhoor vaof cais neenf vawn minh aays. Nos mays mocs quas. Nos dure quas. Nos logic quas, logic khoong chiuj nooir. Vif thees nos moong muooij, sucs vaatj vaf acs. Vif nos thieeus cais nhaan tinhs meemf maij uyeenr chuyeenr cuar DDaoj Hoaf. Hinhf nhuw Chaan lys nos phi logic lawms, Dada baor thees khi hoj ddeer 1 con khir canhj 1 cais ddoongf hoof hay gheps 1 baif ca coongs ranhx vowis 1 banr nhacj cuar cuj S. Bach (hay OwFaanBawcs) vix ddaij, hay ddawtj owr ngay cuwar nhaf trieenr lamx 1 cais toa lets hooi thoois bawts moij nguwowif phair ddi qua rooif mowis vaof trong xem dduwowcj nhuwngx tuyeetj phaamr cuar hoj. Cos 1 Guru nois Thuwowngj DDees cungx laf 1 teen voo toor chuwcs, ham vui vaf hay say xinr (thaor naof Loaif Nguwowif mowis "haamf baf laanf" [chuwx cuar Khucj Duy] nhuw baay giowf), vaf Dada chuwa cos dduwowcj loois tuw duy holistic cungf cawn coots cais sowr hocj "truyeenf taam aans" kieeur phuwowng DDoong loong boong vaf toongf ngoongf.
    glandridi lauli lonni cadori...
  5. A_Rose_Is_A_rose_

    A_Rose_Is_A_rose_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/12/2005
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0

    Đặng Thân
    TỪ ĐIỂN THI X/XLOẠI [chúng sinh]
    ĐẶNG ĐÌNH HƯNG [the "Dada" Bird]
    Và con thuyền đã gặp "Bến lạ" trong một chiều mưa...
    Cánh chim ngục tù đa đa hỡi bay về đâu nhớ những ngày jáo jác anh trốn học cùng em đi ăn "Ô mai" ở fố Hàng Đường trong tiếng chó sủa gâu gâu làm chúng mình đắng nghẹn. Em gục đầu bảo em cô đơn lắm, xót thương lắm, anh có thương em không. Em ơi em có biết "Cô đơn" là tật ách của thiên tài. Anh cũng rất sợ cô đơn nhưng anh muốn làm thiên tài nên anh chấp nhận cô đơn. Với anh cô đơn là fải đến tận cùng triệt để toàn fần mới thống khoái, mới sinh năng lượng. Thế rồi thời thế ẩm ương cánh chim thiên tài fải gặp cảnh thiên tai. Em chan nước mắt nhìn anh ái ngại. Em ơi hãy đi đi cho khuất, cho khuất những nợ đời. Ai cũng biết Thơ là Ngôi Lời, nhưng ôm nàng chỉ thấy đời toàn lỗ. Vì Thơ ơi người thơ toàn một lũ jở hơi không biết bơi, jữa bể khổ anh chỉ còn mình em làm fao cứu hộ. Chính nghịch cảnh đã làm anh đốn ngộ, rằng cuộc đời rặt một lũ bất nhân, kể cả những người thân. Yêu "cái đẹp" nên fải đi cải tạo, thích "nhân văn" mà gặp đời tàn bạo, nên em ơi muốn làm người thì hãy yêu cái xấu. Thậm chí em còn fải jao cấu với bọn xấu nếu em muốn ngày mai em vẫn có khẩu fần. Nếu không trước mắt họ em chỉ là đống fân chờ ngày xuống ruộng, em ơi thế thì rất uổng, thương lắm áo jài ơi. Anh biết em thích mặc áo jài, bởi vì em là hoa thài lài... Thôi em hãy theo bọn *** jái, lấy chồng đi, jù nó có sa đì. Anh ra đi bước vào chốn lưu đầy, nhưng em cứ yên tâm ja mặt anh jầy. Anh thầm lặng vượt qua vũng lầy để sau này anh có một "Thái Sơn". Nhờ có nó mà anh mới được đền oán trả ơn.

  6. A_Rose_Is_A_rose_

    A_Rose_Is_A_rose_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/12/2005
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0

    ĐẶNG MẬU LÂN [the Đa-đa-ist]
    Văn học sử hiện đại đã phải xét lại con người này, mặc dù hắn càn quấy, bạo ngược và hiếp gái ruộng giữa ban ngày. Người xưa bảo tại hắn ỷ thế bà chị Đặng Thị Huệ Tuyên Phi. Đâu hẳn thế, vì Huệ thiếu gì thằng em mà chỉ có mỗi Lân là lưu danh thiên cổ. Trong một xã hội hủ lậu, trì trệ, thối nát và duy tâm khi người ta chỉ biết có mỗi một chủ nghĩa duy nhất giáo điều khủng khiếp thì Lân là người phản kháng quyết liệt bằng hành động. Các nhà phân tâm học hiện đại thấy ở Lân một con người đa nguyên cấp tiến. Trong Lân có đủ bản chất của một con người "hiện sinh" (existentialist): Lân thường xuyên muốn vượt qua chính mình bằng cách làm ngược lại những định chế luân lý của xã hội; Lân không tin vào Trời, Luật "nhân-quả" vì tin rằng "Thượng Đế đã chết", vậy Lân theo Thuyết "siêu nhân" của Nietzsche; trong khi xã hội ươn hèn mà Lân tàn bạo như một đối lực với tất cả, vậy Lân tin vào Thuyết "bạo lực cách mạng"; Lân đi trước Freud nên đề cao "thị dục huyễn ngã" và "******** bản năng"; đã ngàn đời mọi người đề cao lối sống thanh bần mà Lân ưa "thực dụng" ham tiền bạc và quyền lực. Tóm lại Lân là một thằng đực.
  7. A_Rose_Is_A_rose_

    A_Rose_Is_A_rose_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/12/2005
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0

    Chân dung Đặng Thân:
    [​IMG]
    Đặng Thân hiện ở Hà Nội, sáng tác bằng hai ngôn ngữ Việt và Anh. Đây là Tiểu sử của ĐT trên http://www.thewriterspost.net/author_dangthan.htm
    Dang Than, pseudonym of Dang Xuan Than, born in North Vietnam, lecturer, writer, poet, translator, and interpreter. He teaches American and English literature at a number of universities in Hanoi since 1990, currently serves as the Training Director at the IVN Institute for Research and Support of Education Development, concurrently Dean of Futurology Studies at the I Ching Research & Development Center in Hanoi. In the field of translation, he is one of the most reliable simultaneous translators in Vietnam, simultaneously interpreting from and into Vietnamese, English (verbally and live from translation booths) and covering, at a conference or seminar or meeting, a wide range of fields: economics, culture, technology and science, literature and the arts, poetry, and more. In the field of literature, he writes in two languages: Vietnamese and English. He began the road to his literary success with his prose and verse published in the print or electronic magazines based in Vietnam, Australia, Germany, and the US: Nguoi Ha Noi, Tia Sang, Ngay Nay, Khao Cuu Van Hoa Phuong Dong, Khoa hoc va Doi song, Nhan Dan, eVan, Song Cuu Long, Talawas, Tien Ve, Tan Hinh Thuc, Tap chi Tho, and Gio-O. Apart from published work in Vietnamese, his poems written in English or in English translation have appeared, in the US, in such anthologies of poetry: The Colors of Life, Eternal Portraits, and Who?Ts Who in International Poetry, which were published by Watermark Press and The International Library of Poetry; and in the UK, in such anthologies: Colours of the Heart and Labour of the Heart published by Noblehouse Publisher. Dang Than has in preparation an anthology of poetry entitled ?~Tao?Ts Poetry ?" or the Poetic Pursuit of the Truest-self?T. He is living in Hanoi, Vietnam.

    Typical Works:
    · Prose:
    - The Shock to Root
    - I Bathe...
    - The Language Guru
    - Hanoian for 20 Years
    - Teacher of Declarations
    - King Nam Viet''s Night
    - On Prickology
    - The Giaochi''s Footprints
    · Poetry:
    - The Po-mo Human Dictionary
    - Tao''s Poetry - or the Poetic Pursuit of the Truest-self
    (Poetry Collection)

    · Tel: 84(0)9 0322 3088
    · E-mail:
    dangthan@fpt.vn ~ thandx@yahoo.co.uk
  8. baconcua

    baconcua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/05/2003
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    0

    hẩu la! Tin chính xác là bà chị Lê Thị Huệ chê thơ văn bà em Lê Thị Thấm Vân lẫn Tân Hình Thức, Hậu Hiện Đại dở wá nên bà chị Lê Thị Thúy Kiều không bao giờ cho thơ văn bà em Lê Thị Thuý Vân lên Gió O . Đố kiếm được bài nào của Lê Thị Thấm Vân trên Gió O
  9. Neo_Confucius

    Neo_Confucius Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/12/2005
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0
  10. A_Rose_Is_A_rose_

    A_Rose_Is_A_rose_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/12/2005
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0

    Miên Ðáng
    Biển lớn cho chàng

    Từ bức collage âm nhạc Từ một giọt nước của Hoàng Ngọc-Tuấn.
    Để dỗ dành Nguyễn Quốc Chánh và Đinh Linh - hai ông thầy dạy tôi làm thơ.

    Khép mắt trong đam mê với nhiều mũi nhọn
    để khám phá chính mình.
    Ấy là khi nằm với bề mặt chữ A,
    gai đâm sâu,
    tự giải thích giấc mơ về một người đàn ông.

    Nếu chàng xuất hiện ở trong em sẽ nghẹt thở dưới nỗi đau chìm sau ngực run mùa những con cá hồng màu hoa vừa tẻ nụ bừng như máu cắn trật qua lưỡi mút ngọt bình minh có tiếng chim rỉ tai dưới cội cây lá nhú sương sa rực lên từng ngón từng ngón từng ngón...

    Cầm thú và côn trùng dễ thương vây quanh chàng,
    nhưng em là một miếng chocolate -
    chào đời nằm trần truồng với đất.
    Và hình hài rạc rời lời nói lắp bắp
    ngữ ngôn xáo trộn
    đi vào một chi tiết khác...

    Nguyên cớ những vết khắc trong em chưa được biết,
    nhưng chàng
    lắp gió
    vào ***g ngực khát khao.
    Và em rên xiết luôn ...

    Vẻ riêng của tâm thần lấm lem xuyên tĩnh vật trố mắt lửa đốt trí óc một cuộc chạy đua điên rồ không dừng lại!

    Đồ vật trùm vô thức lên bóng người đầm đìa.
    Lệch mặt,
    sông vỗ cầm hơi.
    Chợt tìm thấy ngôn ngữ sút ra từ hôm nọ soi gương một mình êm ái.
    Cánh chuồn rẽ sóng thân em,
    gọi chàng.
    Lựu đỏ
    chúm chím đêm
    khi chàng tan
    vào vệt máu thẳm sâu.
    Đừng đi vào hơi thở em...

    Tình nằm nguyên dấu lưng trăng chùng bóng vào buổi đêm con mắt ướt dòng sông chưa chảy ngược vào môi người mềm miếng tình đắm đuối...

    Con người loạn óc trước bí ẩn vĩ đại.
    Ẩm như giun, một kẻ mất dạy được dỗ dành.
    Không thèm khóc nữa, không biến mất đi đâu.
    Chết, trái đất sẽ nhận lại phần da và thịt.
    Tan cùng mưa mềm mại và rễ cây trầm hương trong cái bụng chửa to lớn của thế giới.
    Đường đi của em cũng vòng quanh bóng chàng.

    Rực chết nhiều lần
    hồi sinh nhiều lần
    yêu nhiều lần!

    Miệng trời buổi sáng bật cánh rừng mưa xanh.
    Chóp núi yên bình và mạnh mẽ,
    thọc thanh kiếm xuyên hang động tối tăm vô nghĩa.

    Đánh
    bại
    khổ
    đau.

    Duỗi thân nằm úp
    cánh dù tím tía
    chảy màu
    ôm ấp chân trời.
    Cảm giác trong suốt viễn khơi.
    Sương mù ve vãn tóc em sẽ mang đến chàng biển lớn.

    Miên Đáng, Tên thật là Huỳnh Thị Thy Thy, sinh năm 1974 tại Quảng Nam Đà Nẵng. Hiện sống tại Tampa, Florida, USA.
    [​IMG]
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này