1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thơ HẬU HIỆN ĐẠI

Chủ đề trong 'Thi ca' bởi blowjob, 09/12/2005.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. A_Rose_Is_A_rose_

    A_Rose_Is_A_rose_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/12/2005
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0

    Khúc Duy trên eVăn:
    Thứ Ba 9/11/2004
    eVăn: Khúc Duy là nhà thơ cách tân, không những thế, anh thuộc nhóm những nghệ sĩ chủ trương cách tân triệt để. Thơ anh không dễ hiểu (nó đòi hỏi chúng ta phải có một cách đọc khác, không giống với cách đọc quen thuộc). Chẳng hạn, nếu chúng ta đặt câu hỏi: Khúc Duy muốn "nói lên" điều gì, anh có "hàm ý" gì với những bài thơ của mình? Chúng ta sẽ không tìm được câu trả lời. Bởi thơ Khúc Duy không có "hàm ý", không có các lớp nghĩa. Anh xóa bỏ triệt để các chiều sâu, và khai thác triệt để bề mặt. Các con chữ của Khúc Duy cứ trơ ra, không còn chuyển tải một ý nghĩa nào khác ngoài chính chúng. Chúng không "ám chỉ" điều gì và không hề "mang" một ý tưởng hay thông điệp nào bên trong. Tuy thế, sẽ là sai lầm khi nói rằng thơ anh tuyệt đối vô nghĩa. Nếu đọc thơ Khúc Duy một cách chậm rãi, tập trung vào các hình ảnh, chúng ta sẽ thấy những mảnh hiện thực hiện ra trong một tâm thế rất đáng suy ngẫm: tâm thế bất an và hoài nghi của nhà nghệ sĩ trước sự bề bộn của đời sống đô thị, trước áp lực căng thẳng của tốc độ thông tin và sự vô cảm của các thông điệp ảo trên mạng.
    Tác giả: Khúc Duy sinh 1976 tại Đà Nẵng, quê Quảng Nam, hiện sống tại Sài Gòn. Cựu sinh viên trường Sân khấu Điện ảnh và Khoa học Xã hội & Nhân văn TP HCM. Từng làm nhiều nghề như: diễn viên, đạo cụ, nhiếp ảnh, dịch thuật. Hiện Khúc Duy chuyên chú vào dịch thuật và kiếm sống chủ yếu bằng nghề buôn bán trên "chợ" Internet.
    Chùm thơ dưới đây được tuyển chọn với sự cộng tác của nhà thơ Nguyễn Hữu Hồng Minh.



    Mất lửa
    (chùm thơ)
    Hắn I
    hắn
    ngồi thu lu trong bóng tối
    đẩy những giọt nước...
    bắn tung toé
    cho
    thoả mãn
    thèm khát
    kê tai vào dòng suối
    sôi sục
    vục một giấc mơ
    ngấu nghiến
    biến đi
    biến lại
    hắn trở về góc tối quen thuộc

    Trong đêm
    im lặng
    con mắt dõi theo ly cà phê uống dở
    bàn tay che một khối đen ngòm
    bất động
    hơi thở nhẹ nhàng
    những con kiến bò quanh con mắt nhễ nhại một mùi ứ đọng
    giọt sương nứt ra
    cựa mình
    con ruồi chết dưới lòng bàn tay
    trỗi dậy
    cây cỏ đua chen tìm màu đen trong đêm
    cây nấm mọc ngược
    níu
    sự sống


    Khuôn mặt

    khuôn mặt chiều
    lặng thinh
    vây quanh những bàn tay xỉa xói
    không gian tráng màu nhựa đường sần sùi ổ mụn
    lở loét đám mây
    lừ lừ
    nhả khói đen
    nuốt chửng con đường
    dây điện chằng chịt không giết nổi những điều ghê rợn
    tiếng sét đánh vào
    khuôn mặt
    bất động
    những bàn tay xỉa xói liên hồi
    con đường vẫn đó
    khuôn mặt chiều
    đầy mụn


    Góc nhỏ

    chiều
    những đàn chim kéo về rạch ngang
    bầu trời
    những vệt xước thời gian
    dày lên
    trong mắt
    sẫm màu
    bay
    bay
    nơi không còn đôi cánh
    nơi gió táp thét gào lông vũ
    trơ da
    bay
    nhẵn nhụi
    bay
    âm thầm
    bay
    chiều
    xuống


    Mất lửa

    Tôi trôi trong mảng đen
    cái chết nhìn tôi con thú săn nhỏ dãi
    nuốt không gian cũi sắt

    hàng vạn con muỗi bán tôi cho ánh sáng
    con rắn trong tôi đã không tự lột da và tiết nọc
    cắn đôi cánh trắng
    đập đồi máu thời tiền sử
    nhúng đêm đầu gáo dừa
    dưới háng, trên đầu trong khối động không tự chết _ vỡ ra

    ở ô sáng kia có những bàn tay đang đoạt không khí

    đã mất lửa
    ánh mắt và hành vi

    trong lãnh địa con dấu
    đất nhào con bọ
    đại bàng trong ***g kiếng
    và lũ mèo ngủ ngon


    Ba khúc trắng

    Gió vỗ núi sinh những hốc
    lốm đốm bén mắt
    đàn giun húc thanh âm
    mơ mơ bóng múa đen chọc
    dạ hội bãi đồng hoang
    nấm mồ
    tất cả không tiếng nói
    nương gió uống tinh thể long lanh ngọc chích
    ứa giọt quầng thâm
    bùng vỡ

    viên ngọc ma
    sẹt !
    quất gò ma hình tướng
    bàn tay men lối
    trơ lạnh mồ hôi ngọc
    quay về rừng
    đỏ những cọng tơ
    phất phới dấu hiệu gió
    chìm nắng
    phiến đá đen ợ hít những cuồng loạn còn dấu
    ngọc đỏ rung rung tím
    cửa xê dịch nhúng vôi vữa

    màn khép
    buông lỏng bụi
    bặm con mắt gỗ
    bỏ lại
    ánh pha lê
    trong tủ kiểng cái nhìn chắc nịch
    tiếng khóc trẻ nửa ngày
    vắt mình dưới đít chai
    lì máy
    chuyển động không vận tốc
    cười hoa văn
    lộ cái tát
    hơi thở

    nắn
    lỗ thông


    Nơi bình yên

    Tôi đây bàn tay mất máu
    bầy cá hổ đầm lầy
    triền dốc thiên nga

    xám đầy bao tử vực thẳm đằng sau khoé miệng
    những cái đầu ngửa rú điệu múa hạt mầm lép

    bầu trời lặng im trong hố bùn nhão và tiếng cười trên thớt

    hốc đá mở bộ mặt nhá nhem ngày

    trong vòng bay về phía biển
    cuộc triển lãm mặt trời cùng khách trắng toát bụng óc nóc

    khép mí những ô cửa bữa tiệc máu

    và những tấm vải trắng đong đưa


    Gió rơi

    Chiếc hộp đầy
    đóng khung hòn bi đánh số thứ tự lăn mình

    những vết nứt
    chùi vào đàn kiến vùng đất cằn
    dòng sữa bàn tay lìa xa

    núi đồi tua tủa dây leo mục nắng
    những hình ảnh vụn nước xoáy
    tôi đâm ngày
    trong bóng cốc thuỷ tinh dốc ngược kẻ mộng du

    những trái táo mùa hạ cháy mắt dơi đêm

    cánh đồng khuất trong tiếng sáo
    và một cánh chim lao về phía trời kia


    Vườn trời

    Nốt nhạc chết
    hòn sỏi nứt xương mụn cát
    bồ hóng đóng biển

    tôi gõ đầu đá xám và thẳm sâu
    trong nước lặng
    bóng tàu chuyển động nhão

    một ngày bừng lửa miệng chảo những nấc thang nhà mồ

    bầy chuột nhấm những mảnh sao
    tắt lịm gân guốc trời khu vườn trơ gốc
    tai sói ngơ ngác trong tiếng núi đổ

    quay về vũng đen
    và sóng gầm trong đá


    Mờ sáng

    Chà nát sao
    trong đống đổ nát
    quả cầu muối
    chân rách toạc ngưỡng sâu lỗ đen

    biển lửa hộp sọ
    đen tròng núi
    mở mắt không khí hạt gạo

    cát dính đáy
    dưới kia những lâu đài không bóng
    thuốc độc và máu

    một hang đá
    thằn lằn bất động trong tiếng thở kiến cánh

    và cùng gió rầm rì trên đỉnh đồi xa


    Dị dạng

    Xuyên làn da
    tôi hỗn độn chảy sâu
    rừng lông dựng đứng mỏ rận

    xoáy ***g gió mùa cháy
    phơi lưng vỏ cây rệu rã đom đóm ngày
    đóng cục mạch suối

    hàm răng trên nóc nhà ám khói
    trong hộp tủ dây thừng và cổ họng

    đêm chạy dọc trên phố
    trước những nguyên tố trong ống nghiệm

    và một tiếng lửa vỗ bến cảng mùa đông

    © eVăn 2004

  2. am_anh

    am_anh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2005
    Bài viết:
    194
    Đã được thích:
    0

    Không ngờ thơ Khúc Duy cũng có lúc hay tệ
  3. A_Rose_Is_A_rose_

    A_Rose_Is_A_rose_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/12/2005
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0

    Okie, Khúc Duy hay tệ, Lý Đợi cũng tệ lắm:
    Lý Đợi
    Ê, tao đây... bọn mày đâu?
    Với N.Q.C.​
    [​IMG][​IMG]
  4. A_Rose_Is_A_rose_

    A_Rose_Is_A_rose_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/12/2005
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0

    Lý Đợi: Sinh năm 1978, làng Khúc Luỹ, Điện Minh. Họ Hà, đa phần làm nông, ghét thơ. Cử nhân văn chương 2001. Hiện sống Sài Gòn. Làm nhiều nghề như nấu ăn, sơn nước, viết báo, dạy học...
    Tác phẩm chính:
    Vòng tròn sáu mặt, photo chung, 2002
    Mở miệng, photo chung, 2002
    Bảy biến tấu con nhện, cá nhân, 2003
    Tổ khúc những vật rỗng, sắp in.

    Lý Đợi nói về thơ:
    "Thơ chưa bao giờ là chuyện của số đông-đám đông, nhưng cũng chưa bao giờ là chuyện của số lẻ-cá nhân. Bởi thơ là ngôn ngữ; ngôn ngữ thơ rộng lớn-bên ngoài cả ngôn ngữ. Mà ngôn ngữ, bản thân nó là sự tư duy mang tính lịch sử; cho nên, diện mạo của loài người là diện mạo của tư duy ngôn ngữ. Nhưng so với diện mạo loài người, ngôn ngữ cũng là sự hẹp hòi-là chuyện tức thời và phản lịch sử...
    Thơ chưa bao giờ là chuyện của hội nhóm, và càng chưa bao giờ là chuyện của một người. Tôi kinh sợ-khinh bỉ và khoái trá-hân hoan với hội nhóm. Tôi khoái trá-hân hoan và kinh sợ-khinh bỉ chuyện một người. Tôi không tham gia hội nhóm nhưng lại có một nhóm: Mở Miệng. Nhóm gồm 4 người, thật khốn nạn, tất cả đều làm thơ-********-làm tội; nhưng chưa biết làm tiền-làm tài-làm thú...
    Thơ đếch là gì, bởi thơ là nhảm nhí-vô bổ-nguy hiểm cho người làm ra nó và đám đông theo nó. Nhưng cũng là huy chương-bàn thờ-danh tiếng cho người làm ra nó, dù đã chết và cả đám đông si mê nó, dù mù quáng. Thơ quan trọng, quan trọng đến mức không có hình thức cụ thể nào ràng buộc nó vào khuôn khổ; nhưng thơ cũng chẳng có gì quan trọng, vì đã có quá nhiều chủ nghĩa-hình thức-ý niệm...
    Muốn có thơ (hay dở đều được, hay dở đều không được), cách duy nhất, làm thơ. Mà làm thơ, thì chẳng có cách nào để làm được.
    Thơ là hài hoà và mâu thuẫn."

    Lý Ðợi
    Tuyên ngôn [ơ] & định chế [giễu] của Mở Miệng
    Tặng Tống Hiểu Hiền & dịch giả Diễm Châu

    ngay khi anh mở miệng
    có kẻ lừa gạt anh [miếng bánh]
    anh khép miệng lại
    vẫn có kẻ lừa gạt anh [cháo hành]
    anh mặc quần áo
    có kẻ lừa gạt anh [đường phảnh]
    anh cởi quần áo
    có kẻ lừa gạt anh [bánh canh]

    ? thế mà cứ tranh giành [cá dảnh]
    ? thế mà cứ tành hoanh [một ly nước chanh]

    anh bước ra ngoài
    có kẻ lừa gạt anh [nhân tánh]
    anh khép kín mình ở bên trong
    có kẻ vẫn lừa gạt anh [nhân tánh]
    và nghĩ thật lung về mọi lỗi lầm mắc phải
    có kẻ vẫn lừa gạt anh [nhân tánh]
    anh chết và được đặt vào áo quan
    anh
    vẫn bị lừa gạt [nhân tánh]

    ? sá gì một chút hôi tanh
    ? sá gì một mẩu bánh thánh

    nhân danh cái gì
    nhân dân bất cứ ai:
    CÁC NGƯƠI HÃY MỞ MIỆNG RA!
    NẾU KHÔNG LÀ ĐỒ CHÓ MÁ.

    La Hán Phòng, 8. 2005

    ---------
    Nguồn:
    Bài thơ "Mở miệng" của Tống Hiểu Hiền [bản dịch của nhà thơ Diễm Châu].
  5. A_Rose_Is_A_rose_

    A_Rose_Is_A_rose_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/12/2005
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0

    Lý Ðợi
    khoan cắt bê tông
    phải...
    ta sẽ quét sạch tất cả [lũ khoan cắt bê tông - các ngươi] khỏi các bờ tường
    ta sẽ quét sạch loài người cũng như loài vật,
    ta sẽ quét sạch chim trời lẫn cá biển
    ta sẽ khiến cho kẻ gian ác phải lảo đảo té nhào
    và sẽ tận diệt loài người [cùng lũ khoan cắt bê tông] khỏi mặt đất...

    phải...
    ta sẽ dang tay đánh phạt lũ bội phản [và chỉ điểm]
    và toàn thể cư dân Bách Việt
    ta sẽ tận diệt khỏi nơi này [kể cả hẻm 47] số còn sót lại của cư dân lân cận
    và xoá tên các nhà xuất bản thơ chính thống
    ta sẽ tận diệt những kẻ leo lên mái nhà mà cầu cứu chi viện
    ta sẽ tận diệt những kẻ chui xuống đất tìm mả đẹp [hay mồ yên cũng thế]...

    hãy lặng thinh trước ta: Doi Ly?"kẻ khoan cắt bê tông...

    và hãy nhớ, ta sẽ cầm đèn lùng sục khắp Bách Việt
    ta sẽ trừng phạt bọn đàn ông,
    ta sẽ miệt thị bọn đàn bà
    và đàn áp bọn đồng tính
    những kẻ cứ điềm nhiên như rượu trên lớp cặn
    bởi chúng tự nhủ rằng: Doi Ly không ban phúc, nên cũng không giáng hoạ...
    chúng đã lầm, tại một xứ sở toàn trị
    tài sản của chúng sẽ bị cướp phá,
    nhà cửa sẽ bị tan hoang,
    chúng xây nhà, nhưng không được ở,
    chúng trồng nho [lúa cũng thế], nhưng chẳng được uống rượu...

    đã gần rồi, ngày của Doi Ly
    ngày vọng lên những tiếng kêu thảm thiết
    ngày thịnh nộ
    ngày khốn quẫn
    ngày gian truân
    ngày huỷ diệt & tàn phá
    ngày tối tăm & mịt mù
    ngày âm u & ảm đạm
    ngày của thiêu rụi...

    này hỡi đám dân vô liêm sỉ, hãy tập họp, tập họp lại đi
    trước khi các ngươi bị phân tán
    như vỏ trấu bị gió thổi bay trong một ngày
    và nhìn lên những số phone rao vặt khoan cắt bê tông
    trên các bức tường đang vây hãm các người
    dù động đất, dù ta [kẻ huỷ diệt tất cả] cũng không phá bỏ được...

    --------------------
    Ghi chú: Tác phẩm này được viết khi xứ Việt trở lại thời kỳ động đất-núi lửa [8-2005], sau 3200 năm. Và một tuyển tập thơ Sài Gòn [không có bài này] sắp chui ra đời.

    Nguồn: Xp 1, 2-18
    Hãy đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi làm nhà thơ
    + Rất mừng vì Mở Miệng không làm thơ!

    A. Năm ngành nghề thích hợp [nhất] cho các nhà văn nhà thơ

    1. *************: Hồ Chí Minh, Mao Trạch Đông
    2. Đệ nhất công thần thời trước: Nguyễn Trãi (nếu chấp nhận rủi ro tru di tam tộc), hay Trưởng Ban Tuyên huấn, Khoa giáo, Tư tưởng-Văn hoá Trung ương Đảng thời nay: Tố Hữu, Nguyễn Khoa Điềm (độ rủi ro cũng khá cao)
    3. Tổng thư kí Hội Nhà văn Việt Nam: Nguyễn Tuân, Nguyễn Đình Thi, Hữu Thỉnh
    4. Tham gia cách mạng: Không lấy ví dụ vì quá nhiều
    5. Chuyên gia quân đội (chỉ huy quân sự hoặc cán bộ văn công, chính trị): Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt, toàn bộ các tác giả thuộc Văn nghệ Quân đội như Nguyễn Khải, Trần Đăng Khoa, Lê Lựu, Hữu Thỉnh, Nguyễn Tri Huân, Trần Tử Văn...

    B. Năm ngành nghề thích hợp [nhì] cho các nhà văn nhà thơ

    1. Chủ báo, nhà báo hoặc biên tập viên (trong biên chế, tức có cơ quan đàng hoàng): Không lấy ví dụ vì quá nhiều
    2. Về hưu: Ước chừng 30% hội viên Hội Nhà văn Việt Nam
    3. Làm chồng một phụ nữ tần tảo: Tú Xương, ngoài ra không lấy ví dụ vì quá tế nhị, hay làm vợ một người đàn ông tần tảo: Virginia Woolf
    4. Giáo viên (chỉ cần dạy 1 ngày, có thể dạy tư, đã được tính): James Joyce, Nam Cao, Nguyễn Huy Thiệp. Có thể sau khi nổi tiếng thì thôi dạy học như V. Nabokov. Có thể nhờ nổi tiếng mà được một chỗ dạy học như 99% nhà văn nhà thơ có tên tuổi ở các nước phương Tây hiện nay. Có thể đang dạy tiểu học rồi bị thất nghiệp như J. K. Rowling rồi nhờ Harry Potter mà trở thành một Giáo sư danh dự của một đại học uy tín.
    5. Con nhà giầu: Leo Tolstoi, Marcel Proust, R. Tagore, hoặc làm bạn của nhà giầu: Lý Bạch, Rainer Maria Rilke, Hans Christian Andersen.

    C. Năm ngành nghề không thích hợp cho các nhà văn nhà thơ

    1. Quét vôi: Người làm nghề quét vôi nổi tiếng nhất trong lịch sử nhân loại, Adolf Hitler, có để lại một tác phẩm, Mein Kampf, song dấu ấn lem nhem của nghề nghiệp này khiến tác phẩm của ông ta không được liệt vào hàng kiệt tác văn học thế giới.
    2. Treo tranh: Chưa có một ví dụ nào trong lịch sử văn học cổ kim cho thấy nghề này là môi trường lí tưởng, sản sinh những giá trị văn học bất hủ. Paul Eluard có thể đã treo nhiều tranh của Salvador Dalí, nhưng đó chỉ là treo giúp Gala vì tình xưa nghĩa cũ, dù nàng đã thuộc về Dalí.
    3. Làm ruộng / làm rẫy: Một nhà thơ lớn có thể trở thành một người làm ruộng, ví dụ Hữu Loan, chứ không ngược lại. Một người làm ruộng không thể trở thành nhà thơ lớn.
    4. Sống nhờ những trò trên mạng: Hoàn toàn rõ. Hay ai dám bảo Yahoo là một nhà thơ chân chính?
    5. Diễn viên: Hãy lấy Nguyễn Tuân làm gương tầy liếp. May mà ông từ bỏ kiếp sống vạ vật, trong đó có thời làm diễn viên a-ma-tơ ở Hồng Kông, để đi theo cách mạng rồi lên làm Tổng Thư kí Hội Nhà văn Việt Nam.

    ---------------------
    Nguồn: www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=6136&rb=14
  6. A_Rose_Is_A_rose_

    A_Rose_Is_A_rose_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/12/2005
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0

    Lý Ðợi
    Ba ý niệm nhỏ với thơ Việt. . . !
    Khi nói đến thơ của một tác giả cụ thể nào đó (kể cả những tác phẩm không xác định được tác giả); thì cũng có nghĩa là chúng ta nói đến một ngôn ngữ cụ thể nào đó; mà khi nói đến một ngôn ngữ, thì cũng có nghĩa là nói đến một không gian văn hoá-địa lý và hoàn cảnh lịch sử của ngôn ngữ đó.
    Thơ Việt được chuyên chở trong nền văn hoá Việt. Mà sự thật của nó, cái nền văn hoá ấy, lại phải gồng gánh quá nhiều vấn đề đáng ra không thuộc về văn hoá (như chiến tranh, đói nghèo. . .), nhưng lại đè nặng lên văn hoá; và nó đã trở thành văn hoá.
    Mà, thơ lại được chuyên chở bởi một nền văn hoá chiến tranh, văn hoá đói nghèo thì chắc chắn một điều là nó không còn đủ thời gian để lo nghĩ những chuyện xa vời.
    Không nghĩ được chuyện xa vời, cũng đồng nghĩa với không có: những tham vọng quá trớn, những mục tiêu bất khả lượng đạt, những công tác không có bất cứ ai dám tưởng tượng đến (Italo Calvino)[1]. Nghĩa là thơ thiếu cái gốc của tư tưởng; vì, chúng ta không có đủ thời gian để tạo ra một cái phông (một nền tảng) triết học. Thiếu một sức tưởng tượng; vì chiến tranh là thực dụng, mọi tưởng tượng trong chiến tranh đều hướng đến cái thực dụng, chứ không phải như thơ, tưởng tượng hướng đến cái tưởng tượng. Thiếu một sức liên tưởng nhiều cấp độ; vì các mối quan hệ kiểu hàng xóm láng giềng trong văn hoá, chưa quen với kỹ thuật công nghệ-với cách xử lý thông tin đa chiều, khoảng cách xa. Cuối cùng, là thiếu một nụ cười hoà điệu giữa trái tim và trí tuệ; vì cái nghèo chưa làm cho trí tuệ biết khóc, trái tim biết cười (chữ Nhật Chiêu dùng), vì thế thiếu một sự trầm tư thoả đáng trong tác phẩm.
    Thiếu một vài điểm này (tất nhiên còn nhiều điểm khác nữa), tác phẩm, may mắn lắm, là đạt được sức sống của một tác phẩm trang trí cho thời đại mà tác giả đó sống.
    Có người sẽ hỏi rằng, chiến tranh đã đi qua lâu rồi, sao lại đổ tội cho chiến tranh. Xin trả lời rằng, đây không phải là cách để đổ tội, mà là cách để nhìn nhận một sự thật đúng với bản thể của nó. Chiến tranh đã đi qua nhưng thói quen sống đời sống chiến tranh vẫn còn. Nó không chỉ được khơi gợi trong chính nền văn hoá của nó; mà còn, bị tác động từ tình hình thế giới xung quanh. Nhìn cảnh Mỹ đánh Iraq, khắp thế giới biểu tình phản đối chiến tranh (không phải để ủng hộ Mỹ hay Iraq) nhưng người dân Việt lại không mấy người lên tiếng biểu tình, nhưng các báo có tin tức về chiến sự lại được bán rất chạy thì đủ biết cái thói quen sống với không khí chiến tranh là như thế nào.
    Trở lại với thơ Việt, do vừa thiếu tố chất vừa sống trong điều kiện có tính tạm bợ kiểu chiến tranh; nên, có thể hình dung nó trong 3 ý niệm nhỏ sau đây: Thứ nhất, tính tiểu nông[2], đây là một điểm nhìn không mới và không lạ cái mới lạ duy nhất là mỗi lần nhìn lại, tự nhiên thấy nó vẫn đúng y hệt như cũ; dù đáng ra thì nó phải thay đổi. Một điểm nhìn mà không có gì thay đổi, cũng có nghĩa là một điểm nhìn không bình thường, không muốn nói là bất hạnh một điểm nhìn chết. Đặc trưng của tính tiểu nông cũng là sự quan tâm tới cách nhìn. Người nông dân sau luỹ tre làng (chuyện trước đây) thường chỉ biết cái vườn, con gà, thửa ruộng. . . và cùng lắm là những cái làng kế bên của mình. Vì thế, khi muốn nghĩ đến một điều gì cụ thể, trước tiên, họ nghĩ đến cái của mình trước, cái khác mình sau. Cái của mình sẽ được bảo vệ và cô lập với cái khác mình, trong quyền lợi và nếu quyền lợi bị xúc phạm. Quý cái của mình một cách thoái quá, đâm ra, không chấp nhận cái khác mình. Và từ đó, có xu hướng chỉ xem cái của mình là duy nhất; hoặc là trung tâm. . . Thứ hai, tính đứt quãng[3], đây cũng là một điểm nhìn không mới, nhưng không thể không nghĩ về nó, như là một trong những chìa khoá để vào nhà. Nếu tính tiểu nông thuộc về tính chất của nền văn minh và sự phát triển của nó (văn minh lúa nước thường gắn với sản xuất nông nghiệp, những tiểu nông đi ra từ đây); thì, tính đứt quãng thuộc về hoàn cảnh lịch sử. Như đã nói, cá nhân người sáng tác phải nằm trong một giai đoạn lịch sử cụ thể. Có thể cá nhân đó không quan tâm tới hoàn cảnh mà anh ta sống, nhưng những ràng buộc mà hoàn cảnh đè vào anh ta thì không tránh khỏi. Viết về chiến tranh trong ký ức thường tốt hơn ngồi viết trong điều kiện bom rơi ngoài cửa sổ. Ở một xứ sở mà luôn bị ngoại bang dòm ngó, cuộc sống luôn thấp thỏm, nhà văn chưa bao giờ được bình tâm để nghĩ về chuyện người, và chuyện mình. Vì thế, người cầm bút là người của một quãng nào đó; và một thế hệ viết văn, cũng là thế hệ của một quãng nào đó. Ở tác phẩm của họ, tính miêu tả (tính tin tức, phê phán, tuyên truyền) cho một hiện thực là rất cao. Chưa bao giờ (hoặc hiếm khi) có được một sự kế thừa, một sự phát triển tiệm tiến. Một nền văn học bị đứt quãng là một nền văn học không có lịch sử. Vì không có lịch sử nên dẫn đến nguy cơ không có văn hoá. Những người mới bắt đầu cầm bút, thường phải bắt đầu từ một quá khứ quá xa, xa hơn khoảng cách bình thường (vì trong khoảng cách đó không có văn học). Y như có người làm thơ, phải bắt đầu từ lục bát ca dao và dừng lại ở lục bát Nguyễn Du tất nhiên, một sự dừng lại ở mức thấp. Sự đứt quãng này cũng có một phần nguyên nhân từ ý niệm thứ nhất. Do quen với nhịp sống kiểu nhà nông, mọi việc xảy ra, cứ từ từ giải quyết (thật ra, thì không đủ tác phong và phương tiện để giải quyết). Tính đứt quãng thường dẫn đến tình trạng từ chối hiện tại, đúng hơn là chối bỏ hiện tại; vì hiện tại luôn bơ vơ, không được quá khứ (tất nhiên, quá khứ gần) hỗ trợ những bậc thang để bước lên và chuyển động. Vì thế, văn chương bị đẩy đến một tính chất rất quan rọng và rất đáng buồn, khi nhắc đến: tính hoài cổ. . . Tính hoài cổ cũng là kết quả tất yếu của 2 ý niệm vừa nêu. Nền văn học (cụ thể là thơ) mà chỉ biết nghĩ đến chuyện của mình, không chấp nhận chuyện khác mình và luôn luôn bị đứt mạch về sức sống thì tất yếu phải có tâm trạng hoang mang; không tránh khỏi sự cầu cạnh bấu víu vào những cái lớn, an toàn hơn. Mà cái lớn của nền thơ Việt chưa bao giờ thuộc về ngày hôm nay, lúc nào nó cũng nhìn vào một cái gì cụ thể trong quá khứ và lấy đó làm xuất phát điểm cho sự phát triển của hiện tại. Truyện Kiều, thơ Hồ Xuân Hương chưa bao giờ là cái lớn của thời đại mà nó ra đời. Nghĩa là hiện tại bị đứt quãng, vì thế phải hoài cổ, mà thực chất của hoài cổ là tìm về một hiện tại, đang ảo tưởng, là nó đầy đủ và có giá trị. Thật ra thì thơ Việt chưa bao giờ có được một giá trị tại hiện tại và chưa bao giờ tạo ra được một hệ thống; vì không có một hệ thống nên nó luôn luôn bị đứt quãng; và những giá trị mà nó hướng về luôn ở trong tình trạng không đầy đặn, không muốn nói là tủn mủn. Vì không có một giá trị đích thực, cho nên dẫn đến một quan niệm đầy ảo tưởng: quan niệm về cái còn sót lại. Cái còn sót lại không bao giờ là một di sản đúng nghĩa, vì nó có thể ngẫu nhiên là một di sản, hoặc có khi chỉ là một tác phẩm tồi. Quá khứ của văn học Việt là quá khứ tủn mủn.
    Khác với các nền văn chương lớn, luôn biết nhìn mình trong thực tế một hệ thống và những ngoại lệ của hệ thống đó. Biết nhìn mình trong trí tưởng tượng, sự vô biên và những hạn định của trí tưởng tượng. Văn chương Việt nói chung, thơ Việt nói riêng, không có khả năng tưởng tượng, nên từ chối tưởng tượng. Từ chối tưởng tượng nên cũng có nghĩa là từ chối phép liên tưởng. Mà sức mạnh của phép liên tưởng là đem những vấn đề, những tư tưởng, những nền văn hoá, những nền văn minh. . . xích lại gần nhau. Văn học Việt không muốn xích lại gần, không muốn mình lớn lên. Tự bó mình trong thế giới hạn hẹp và tự xem đó là hiện thực. Thật ra, hiện thực với đầy đủ ý nghĩa của nó: hiện thực trầm tư, thơ Việt cũng chưa bao giờ đoạt đến.
    Nói không phải để phê phán, mà để thấy rằng, thơ Việt luôn luôn bị đẩy vào tình trạng không đủ thời gian (thuộc về 3 ý niệm trên) để nghĩ dài và nghĩ nhiều. Vì thế, di sản và tài sản của thơ Việt, nếu cần gọi tên đúng, đó là sự lo âu là sự băn khoăn tự hỏi: nếu có đủ thời gian, cần phải làm gì trước tiên.
    Xin trả lời, thơ Việt cần thay đổi cách nhìn, phải nhìn khác đi về thơ, cái mà đang được đa số ủng hộ. Không hẳn là mới hay cũ. Chỉ đơn giản là khi thay đổi cái nhìn cũ cái nhìn quen thuộc; để đứng ra riêng một chỗ, để nhìn vấn đề vô tư và sáng hơn. Khi ấy cái nhìn sẽ có ?onhiều cửa sổ hơn?, có nhiều vấn đề để suy nghĩ hơn. Bởi đơn giản, một cái nhìn mà được nhiều người ủng hộ, triệt tiêu sự chống đốI thì đó là một cái nhìn không độc đáo, không mới, không vận đông; không muốn nói là cái nhìn đã chết.
    ***
    Viết về những thứ, mà tự bản thân mình cũng xác nhận là không có gì mới, thì quả thật hơi chán. Nhưng sau 3 ý niệm được phác thảo trong vội vàng, tự thấy mình cũng làm được một việc; đó là, đánh đổ lòng tự hào hảo về cái di sản thơ mình đang có. Nó có thành tựu trong quá khứ, kệ nó; nhưng không phải vì thế mà cứ khư giữ lấy xương cốt thần linh (ăn mày dĩ vãng) mà quên đi những đòi hỏi thực tế của hiện tại. Và tự thấy 3 ý niệm vẫn còn cung cấp được một điểm nhìn đúng trong môi trường thơ Việt hiện nay; điều mà trước đây, thú thật, nếu có bị đánh chết, tôi cũng không công nhận./.
    Mộc Gác 3/2003
    _________________________
    [1]Italo Calvino, Tính cách bội trương trong văn chương tương lai, Hoàng Ngọc-Tuấn dịch, Việt 6, tr.115.
    [2]Nguyễn Hoàng Văn, Tinh thần tiểu nông trong văn học Việt Nam, Việt 6, tr.30_tr.43.
    [3]Xem thêm : Nguyễn Ngọc Tuấn, Tính chất thuộc địa và hậu thuộc địa trong văn học Việt Nam, Việt 6, tr.44_tr.60. Mọi thông tin về Việt, có thể xem tại: www.tienve.org
  7. luonnoiloiyeu

    luonnoiloiyeu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/02/2006
    Bài viết:
    1.138
    Đã được thích:
    0
    So ra thì cái phần "đôi khi người" coi bộ ít hơn xa lắc những phần liệt kê trước đó?!
    Hơi lạ, một người "không muốn làm thơ (cũng "***" biết thơ là cái quái gì) mà lại có "thơ" (tạm gọi thế đi) trong không chỉ một "tập thơ" (lại tạm gọi là thế), có cả trong một "nhóm thơ" (tạm gọi lần nữa vậy)...; lại làm (tôi không dám dùng từ SINH kẻo các bà mẹ nổi giận) ra những thứ (tôi không dám dùng ĐỨA CON TINH THẦN kẻo những "đứa" thật ấy nổi giận) cho cả ai thích thú hay không, với thơ.
    Đôi khi thì mình cũng có những vần thơ (gọi con cóc bằng cụ, bằng bố: nghĩa là chúng nó chỉ cỡ trứng cóc hay cùng lắm là nòng nọc). Nhưng ít ra thì mình cũng không coi điều ấy là điều "bập" vào cho tất cả. Dùng từ mỹ miều một chút là "khoái trá tự thân", bậy hơn thì cỡ "thủ dâm tư tưởng". Nhưng chí ít, lần nữa phải nhắc lại, là tôi không "bập" vào cho cả ai thích thú hay không với thơ.
    Những ngôn từ bị biến dạng, bẻ cong và đẩy lên tới mức tục tĩu (cái này thì tôi bắt đầu tin là những giá trị tự thân của các ngôn từ ấy, người đọc cũng còn chưa hiểu tại sao) thì rất xin lỗi. Còn phải coi cái "miệng" nào "mở"!
    Ôi, sự trong sáng của tiếng Việt!!! (cái này thì mình sai, ai lại dùng 3 dấu chấm thang cùng lúc bao giờ)
  8. HoabanglangNB

    HoabanglangNB Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/02/2006
    Bài viết:
    314
    Đã được thích:
    0
    To : Luôn nói lời yêu.
    HBL tui đọc miết đọc hoài, mỏi hết con mắt bên trái, tức đỏ con mắt bên phải mà cũng chẳng thể nào tiêu thụ nổi món ăn đang là mốt - món thơ hậu hiện đại - Tự nhủ mình quá lạc hậu và bảo thủ đành ngạm ngùi quay về với lục bát , ca dao, thơ mới của những "ngày xưa!" . Hôm nay vote cho bạn 5 sao vì bài cảm thán sự trong sáng của tiếng Việt rồi đó !
  9. A_Rose_Is_A_rose_

    A_Rose_Is_A_rose_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/12/2005
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0

    Thanh Tâm Tuyền
    Bài Ngợi Ca Tình Yêu
    1.
    Tôi chờ đợi
    lớn lên cùng giông bão
    hôm nay tuổi nhỏ khóc trên vai
    tìm cánh tay nước biển
    con ngựa buồn
    lửa trốn con ngươi
    Đất nước có một lần
    tôi ghì đau đớn trong thân thể
    những giòng sông những đường cầy núi nhọn
    những biệt ly rạn nức lòng đường
    hút chặt mười ngón tay ngón chân da thịt
    như người yêu từ chối vùng vằng
    Tôi chờ đợi
    cười lên sặc sỡ
    la qua mái ngói
    thành phố ruộng đồng
    bấu lấy tim tôi
    thành nhịp thở
    ngõ cụt đường làng cỏ hoa cống rãnh
    cây già đá sỏi bùn nước mặn nồng
    chảy máu
    tiếng kêu
    2.
    Tôi chờ đợi
    phổi đầy lửa cháy
    môi đầy thẹn thùng
    vục xuống nhục nhằn tổ quốc
    nhìn gót giầy miệng uống tro than
    nghe tiếng ca của một người không quen
    của cuộc đời tình nhân
    3.
    Trang sách khởi đầu viết
    mắt người cần ánh sáng
    môi người cần mặt trăng
    bàn tay đòi mặt trời
    và ngực em tự do
    của anh của anh tất cả
    Em gối đầu sương xuống
    chuyện trò bằng bóng hình
    Tôi đẹp như hình tôi
    như cuộc đời
    như mọi người
    như chút thôi
    anh yêu lấy em
    Em là lá biếc là mây cao là tiếng hát
    sớm mai khuya thức nhiều nhớ thương
    em là cánh hoa là sương khói
    đêm màu hồng
    Vòng tay dĩ vãng và bát ngát
    chỗ yên nghỉ cuối cùng
    dưới mắt sao dưới bàn chân những đứa con
    4.
    Tôi chờ đợi
    một người không
    nhiều người
    ở thành phố thiếu thốn
    ở làng mạc đọa đầy
    tôi là tiếng nói là tiếng khóc
    những người bỏ đi hẹn trở về
    những người mím hơi thừa chịu đựng
    tôi chờ đợi
    tôi là tiếng thơ là tiếng cười
    mai Việt Nam hỡi mai Việt Nam
    Dạ Khúc
    Anh sợ những cột đèn đổ xuống
    Rồi dây điện cuốn lấy chúng ta
    Bóp chết mọi hy vọng
    Nên anh dìu em đi xa
    Đi đi chúng ta đến công viên
    Nơi anh sẽ hôn em đắm đuối
    Ôi môi em như mật đắng
    Như móng sắc thương đau
    Đi đi anh đưa em vào quán rượu
    Có một chút Paris
    Để anh được làm thi sĩ
    Hay nửa đêm Hà Nội
    Anh là thằng điên khùng
    Ôm em trong tay mà đã nhớ em ngày sắp tới
    Chiếc kèn hát mãi than van
    Điệu nhạc gầy níu nhau tuyệt vọng
    Sao tuổi trẻ quá buồn
    như con mắt giận dữ
    Sao tuổi trẻ quá buồn
    như bàn ghế không bầy
    Thôi em hãy đứng dậy
    người bán hàng đã ngủ sau quầy
    anh đưa em đi trốn
    những dày vò ngày mai ​
  10. Neo_Confucius

    Neo_Confucius Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/12/2005
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0

    Thanh Tâm Tuyền
    N G Ồ I
    Tặng Ngọc Dũng tức Công Tử Chí Hoà
    (Lời dẫn: Mấy năm đầu mới qua Mỹ anh thường ra ngồi ở nghĩa trang vào buổi chiều.)
    Chiều chiều lững thững lên bãi tha ma. Trời thu la đà không mùi hương trừ mùi cỏ ngái. Trong khoé mắt hoen ửng loé góc trời mùa hạ đang lụi.
    Ngồi ngắm. Ngồi ngẫm.
    Gió mát đầu óc tản.
    Ngồi như trời trồng. Tự trồng cái bị thịt.
    Ngủ mở mắt không hay.
    Ngày 30 tháng 6 năm 2000
    Phố thị hiện nhấp nháy cao tít. Thoáng xa thoáng gần. Nhớ ánh đom đóm lập loè bờ tre, lửa ma chơi chốn đồng không mông quạnh.
    Lẩn thẩn trở gót. Lối cây rậm lao xao tối mắt. Trong ánh điện ngập ngụa mặt vợ con chuếnh choáng quẩn quanh.
    Ấy cơn mê mệt ruỗng. Ấy hoang phế lấp mình, có phải?
    Ngày 7 tháng 7 năm 2000
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này