1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thơ HẬU HIỆN ĐẠI

Chủ đề trong 'Thi ca' bởi blowjob, 09/12/2005.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. luonnoiloiyeu

    luonnoiloiyeu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/02/2006
    Bài viết:
    1.138
    Đã được thích:
    0
    Hoabanglang thân mến!
    Thơ hậu hiện đại không như bạn nghĩ- xin lỗi- hơi phiến diện. Vì không có thời gian và không muốn "múa rìu qua mắt thợ" với một số người nên tôi không dám lạm bàn vấn đề học thuật ở đây. Thực sự thì topic này chỉ đưa một số "nhà thơ (hậu hiện đại)" tiêu biểu nên đánh giá về nó tôi chỉ dùng hai từ- QUẢNG CÁO!
    Cái tôi phản ánh chỉ là góc nhìn cá nhân trong một topic có động cơ cá nhân. Còn về tổng thể Thơ Hậu hiện đại tôi không dám bàn. Thưc sự là có nhiều bài thơ mang phong cách Hậu hiện đại rất hay. Nhưng đọc thơ tục tĩu thì tôi giống bạn, nhiều quá, ngửi không được!
  2. A_Rose_Is_A_rose_

    A_Rose_Is_A_rose_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/12/2005
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0

    Thanh Tâm Tuyền là một trong vài nhà thơ lớn nhất và có ảnh hưởng nhất không những ở miền Nam từ 1954 đến 1975 mà còn của cả nước thời kỳ hậu Geneva nói chung. Thơ của ông, cho đến nay, vẫn còn là một nguồn cảm hứng lớn đối với nhiều nhà thơ có khát vọng đổi mới. Nhân ông vừa mới qua đời (22.3.2006), chúng tôi xin đăng lại một số tác phẩm của ông để bạn đọc cùng thưởng thức. Lần này, chúng tôi xin trích một số bài từ tập Tôi không còn cô độc xuất bản vào năm 1956. (theo Tiền Vệ)
    Thanh Tâm Tuyền
    PHỤC SINH

    tôi buồn khóc như buồn nôn
    ngoài phố
    nắng thủy tinh
    tôi gọi tên tôi cho đỡ nhớ
    thanh tâm tuyền
    buổi chiều sao vỡ vào chuông giáo đường
    tôi xin một chỗ quỳ thầm kín
    cho đứa nhỏ linh hồn
    sợ chó dữ
    con chó đói không màu

    tôi buồn chết như buồn ngủ
    dù tôi đang đứng bên bờ sông
    nước đen sâu thao thức
    tôi hét tên tôi cho nguôi giận
    thanh tâm tuyền
    đêm ngã xuống khoảng thì thầm tội lỗi
    em bé quàng khăn đỏ ơi
    này một con chó sói
    thứ chó sói lang thang

    tôi thèm giết tôi
    loài sát nhân muôn đời
    tôi gào tên tôi thảm thiết
    thanh tâm tuyền
    bóp cổ tôi chết gục
    để tôi được phục sinh
    từng chuỗi cuộc đời tiếp nối
    nhân loại không tha thứ tội giết người
    bọn đao phủ quỳ gối
    giờ phục sinh

    tiếng kêu là kinh cầu
    những thế kỷ chờ đợi
    tôi thèm sống như thèm chết
    giữa hơi thở giao thoa
    ngực cháy lửa
    tôi gọi khẽ
    em
    hãy mở cửa trái tim
    tâm hồn anh vừa sống lại thành trẻ thơ
    trong sạch như một lần sự thật.



    ĐỊNH NGHĨA MỘT BÀI THƠ HAY

    hơn một loài quạ đen khủng khiếp
    cánh màn trắng ngón tay lo âu vuốt mắt
    hãy đánh rơi vào buổi chiều của trời
    một cuộc đời tròn như hạt cốm
    mùa thứ ba trong năm nhỏ sữa
    may mắn như bài thơ gồm những âm trắc đồng tình

    cần thêm vào tam đoạn luận
    người là phải chết
    mày là một người vậy mày phải chết
    một yết thị
    các con hãy ngủ tim những người thân yêu
    cuộc hành trình thiêng liêng đi mãi bằng giòng máu

    hoàn thành bao nhiêu tác phẩm
    chỉ để sau rốt kết luận một lời
    anh hãy từ biệt mọi người bằng tác phẩm của mình

    một câu thơ hay như lời nói
    bài thơ hay là cái chết cuối cùng

    giã từ cái gường cái bàn cái ghế
    một người hai người ba người

    một người hai người ba người



    CỦA EM

    Cửa sổ trời những mắt chưa quen
    trán hoang đồng cỏ
    run đường môi kỷ niệm
    đi qua những thành phố đầy tim
    cười đổ mưa một mình

    trái tim ngọn lửa xanh
    áp mùa đông
    ngón tay út ngây thơ nền vải
    buổi chiều
    quá lạnh những hàng chấn song
    đã yêu nhau muôn vàn mái nhà
    những người vô tội chối từ khí giới
    chấp hai lòng tay lò sưởi
    không nỡ làm rối mi mắt khép
    gửi một tiếng cười và mùa thu
    và một lá thư học trò



    CHIM
    Tặng Nguyễn Sỹ Tế

    Đêm giao thừa thế kỷ mưa rơi sao
    mái sáng đường nằm chiêm bao biển giận dỗi
    bàn tay mày mắt trăng môi nhiệt đới
    chiến tranh còn những khoảng trống đất hoang
    cửa sổ đập lên cao cánh chim én mùa xuân
    ôm vào lòng bãi cỏ vườn hoa bầy sao rụng

    ai hỏi anh ngoài hàng dậu
    lãng mạn lập thể siêu thực dã thú đa đa
    tôi mở những trái cây vườn nhà
    cử chỉ trữ tình tinh khiết
    những bước đi văn nghệ chim sẻ
    mùa ngói nâu dựng vực mắt nâu

    tôi ru chim ngủ trong cổ họng
    mặt trời kêu xuống thái dương những màu ánh sáng thơm
    tim kinh ngạc
    đời tạo câu cười thiên nhiên mai
    hy vọng đứng ra ngoài ô ngục ngực bâng khuâng
    lần gặp gỡ thứ nhất

    rồi kỷ niệm kim khí thuỷ tinh hành hạ
    đau xé trời đêm không sao bánh máy quay vũ khí
    tôi chối từ giam cầm chim đẹp trong rừng tóc
    dù tiếng hót đã chọn mấy hàm răng
    người bộ hành cô đơn chờ đêm để lên đường
    về quá khứ
    chim bay vào trận mưa sao



    MƯA NGỦ
    Tặng Trần Thanh Hiệp

    Tôi đứng nhìn mưa bên sông, mưa nửa giòng nước. Ôi nếu được ngủ dưới mái tranh, mùi đất bốc mưa mới đầu ấm phổi hơn một hơi thuốc lá.

    Tôi sẽ đưa em về bên ấy, nền nhà ẩm và em chân đất. Từ bỏ thành phố nhà máy xe điện xe buýt ánh đèn ngã tư. Tôi can đảm như thế. Con đường vào làng men chân đê hoa cỏ hoang dại nói tâm hồn những vật những người sắp gặp. Em đi thăm vườn trái cây và em có thể bắt đầu làm việc. Ngực trần không vướng víu anh thấy anh với hơi thở với bầu trời với cây màu đất là một.

    Mưa bên kia sông mưa nửa giòng nước
    ta thương cô như bước nhớ chân
    hoa dù tàn muôn vạn nghìn lần
    lòng ta vẫn chỉ một lần thương yêu

    Hồn nhiên tôi trở thành thi sĩ ca dao nhẹ những nhát cuốc đầu xới lần áo mỏng ruộng đồng.

    Những chuyến đi xa theo mưa về ngủ mái rạ. Đêm hiền lành, có lẽ từ một cửa bể bến sông quán rượu. Những người bạn hứng mưa vào lòng tay, giọt mưa đẹp như mắt ngủ, rất xa không lìa[1] cách. Tôi sẽ đưa em về ngủ bên sông, tâm hồn là cánh đồng chưa khai phá. Tôi sẽ mời anh về nghe mưa trên vừng trán vô tư, giác quan mở những ngõ lạ xuống linh hồn. Chúng ta ngủ ngoài mưa như mơ ngủ.

    Một ngày, tôi theo anh ra thành thị để chọn một màu hoa dã thú một hơi thở tự do.
    Hồn nhiên tôi trở thành thi sĩ ca dao
    Hôm hôm qua mưa luồn mái rạ
    mưa ngủ cùng những kẻ cô đơn
    bao nhiêu xa cách không sợ bằng giận hờn
    đừng giận anh em hỡi mưa trời còn thương anh.



    LỆ ĐÁ XANH

    tôi biết những người khóc lẻ loi
    không nguôi một phút
    những người khóc lệ không rơi ngoài tim mình
    em biết không
    lệ là những viên đá xanh
    tim rũ rượi

    đôi khi anh muốn tin
    ngoài trời chỉ còn trời sao là đáng kể
    mà bên những vì sao lấp lánh đôi mắt em
    đến ngày cuối
    đôi khi anh muốn tin
    ngoài đời thơm phức những trái cây của thượng đế
    mà bên những trái cây ngọt ngào đôi môi em
    nguồn sữa mật khởi đầu
    đôi khi anh muốn tin
    ngoài đời đầy cỏ hoa tinh khiết
    mà bên cỏ hoa quyến rũ cánh tay em
    vòng ân ái
    đôi khi anh muốn tin
    ôi những người khóc lẻ loi một mình
    đau đớn lệ là những viên đá xanh
    tim rũ rượi



    LIÊN, NHỮNG BÀI THƠ TÌNH THỜI CHIA CÁCH

    I

    Sự em có mặt cần thiết như những sớm mai
    (nếu đời người không có những sớm mai)
    anh trở dậy
    đọc thơ Nguyễn Du
    những câu lục bát buồn rưng rưng cuối đường của một ngày
    chợt anh muốn viết tặng em
    không thể được
    em làm con tin ở một thế giới
    mà lòng sầu héo là trọng tội
    anh cố gắng viết những lời thơ thật tự nhiên
    như câu chuyện buổi còn gặp gỡ
    như khoảng trời đơn sơ sau cửa sổ
    anh gọi thầm một mình
    trong giấc mơ phủ làn tóc biếc
    anh biết anh gọi thầm một mình
    LIÊN


    II

    Anh nhớ em cùng một lúc với thành phố
    với những con đường anh đi qua một lần
    để đến nhà em anh băng ngang một vườn hoa vắng
    (lần trở về anh ngồi xuống ghế dài
    nếu là buổi chiều quạnh hiu mây lá mùa thu)
    một phố bình dân có chợ và những quán ăn
    giản dị như trang nhật ký của anh
    ngày bắt đầu yêu em

    III

    Trời trắng cánh tay mặc áo ngắn
    những cuốn sách nhỏ chuyền tay
    được viết cho những người ngày mai
    cuộc đời tối tăm đòi ánh sáng
    anh nâng niu cuốn sách nói đến cách mạng
    nói đến người tâm hồn trái tim tự do
    nói đến anh và em
    hoàn toàn cởi mở

    IV

    Sự vắng mặt của em và bãi biển mùa đông
    thành phố đau từ mỗi cột đèn
    mỗi bực thềm cửa đóng
    em đi không nón không áo choàng
    mừa tầm tã
    những cửa sổ đêm muốn hé ra
    nổi loạn
    và mắt em mặt trời cỏ hoa với môi anh đằm thắm
    và rực rỡ nhớ thương

    V

    Nét cong môi hồng mắt tình cờ
    ngực hoa yếu đuối
    những miền không gian được gọi qua
    tình yêu không thẹn thùng
    đâu phải một thứ mưa ô bay vào thành phố
    năm cửa ô hồi sinh trên xác năm cửa tù
    mưa nắng cùng rủ nhau xuống Sinh từ ngõ Hội vũ
    bao nhiêu đường tình tự ga hàng cỏ
    nụ hôn đầu ôm mái tóc lang thang
    tà áo bàn tay hương trẻ con
    hoàng hôn tỉnh
    kim khí khua trong bước trở về nhà cửa
    sự vắng mặt không thể lâu hơn nữa
    thù nghịch tan vào hơi thở
    trong giấc hôn mê thôi khóc tiếng mèo đêm
    tình yêu mầu nhiệm hoàn thành
    vĩnh viễn

    VI

    Anh xin em ngọn tóc cỏ cái hôn tím
    mắt chợt xẩm chiều
    bởi trôi qua những miền tâm sự viếng thăm

    có thể em chết trước khi anh kịp về
    mùa lạnh gian phòng cũ
    không ai khép cửa sổ
    cúi xuống viền mi những bóng tối bên ngoài
    có thể rồi anh sẽ yêu người đàn bà thứ hai
    anh không chối
    nhưng mãi mãi em còn là đất dĩ vãng
    mà rễ tình cảm đòi bén gần
    và những viên gạch những lối xưa
    còn chiêm bao gót em mềm âu yếm
    em ơi tình yêu thương đến vào buổi chiều
    đúng hơn là buổi sáng rừng tâm hồn ta
    vậy sao em lại ngủ
    ngủ trong lòng mộ trong nghĩa địa thân thể anh
    với áo cỏ may châm da thịt
    anh đã đến từ biệt lùa mái tóc vào những ngón tay
    những giọt lệ sương lấp lánh
    anh hứa trở về không đối diện với thù
    giòng sông chỉ còn tiếng sóng vỗ
    cười tung ***g ngực chứa chan
    thành phố đứng cao làm hiệu
    rằng anh còn trở về
    rằng anh còn người yêu
    nàng công chúa ngủ trong rừng không giận hờn
    LIÊN



    MỘT BÀI THƠ

    Người tài xế mặc áo đen
    chiếc xe hàng vắng
    mưa xứ nắng buồn dậy muộn
    tình nhân thở dĩ vãng vuốt ve
    không đa đa siêu thực
    thẳng thắn
    khởi từ ca dao sang tự do


    GỬI QUÁCH THOẠI

    Mặt trời mọc
    Mặt trời mọc
    Rưng rưng mùa hoa gạo ...
    QT

    Mây đục đậu lên bờ cửa sổ
    người nằm ôm chăn mỏng nhớ đời
    bệnh viện thành công viên khuất nẻo
    người ngủ một mình đợi chúng tôi
    trời cao trời cao xin xanh biếc
    hơi thở rất tròn quanh vành môi
    không trách chúng tôi nhiều quên lãng
    cửa ngoài chưa thỏa vút tiếng cười
    còn thương những kẻ đau rỏ máu
    những chuyện hôm qua chuyện núi đồi
    mai kia thân thể hoang từng mảnh
    nằm đây rồi cũng rõi mây trời
    Thoại ơi Thoại ơi không biết khóc
    nhưng giòng nước mắt ướp mặn môi
    không chết trần truồng không thể được
    chúng tôi đập vỡ những hình hài
    cuộc sống phải thừa như không khí
    cuộc sống phải thừa như sớm mai

    Đường hanh bệnh viện dòn tiếng bước
    chúng tôi vào giữa lúc Thoại ngồi
    xin trao thi sĩ vòng hoa tặng
    chúng ta đã thắng giữa cuộc đời



    NHỊP BA
    Tặng Doãn Quốc Sĩ

    Ngực anh thủng lỗ đạn tròn
    Lưỡi lê thấu phổi
    Tim còn nhảy đập
    Nhịp ba nhịp ba nhịp ba
    Tình yêu, tự do mãi mãi
    Anh về ngồi dưới vườn nhà
    Cây liền kết trái
    Hoa rụng tơi tơi ủ xác
    Anh chạy nhịp hai qua cách trở
    Mắt bừng
    Thống nhất tự do
    Ngoài xa thành phố
    Bánh xe lăn nhịp ba
    Áo màu xanh hớn hở
    Nhát búa gõ
    Long máy quay
    Cửa nhà thi nhau lớn
    Nhịp ba nhịp ba nhịp ba
    Tình yêu tự do mãi mãi
    Sóng bồi phù sa
    Ruộng lúa trổ hoa
    Núi cao uốn cây rừng
    Nhịp ba nhịp ba nhịp ba
    Tình yêu tự do mãi mãi
    Đất nước ào ào vỗ nhịp
    Triều biển chập chùng
    Hà Nội Huế Sàigòn
    Ôm nhau nức nở
    Có người cầm súng bắn vào đầu
    Đạn nổ nhịp ba
    Không chết
    Anh ngồi nhỏm dậy
    khoẻ mạnh lạ thường
    Bước ai thánh thót
    Nhịp ba
    Tình yêu
    Tự do
    mãi mãi
    Tình yêu tự do mãi mãi
    Tình yêu tự do
    mãi mãi anh ơi
  3. A_Rose_Is_A_rose_

    A_Rose_Is_A_rose_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/12/2005
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0

    Thanh Tâm Tuyền
    ĐEN

    Một người da đen một khúc hát đen
    Bầu trời đen sâu không cùng
    Những giòng nước mắt
    Xé nát thân thể bằng tiếng kèn đồng
    Bằng giọng của máu của tủy của hồn bắt đầu ngày tháng
    Giữa rừng không lời rừng mãi trống không
    Ném mình ném đám đông vào trần truồng tủi cực hờn xác thịt
    Tan vỡ hôm qua hôm nay kể gì ngày mai
    Tội rằng không quên chẳng thể được quên
    Vì Blues không xanh vì điệu Blues đen
    Trên màu da nức nở
    Trong hộp đêm
    Bắt đầu chảy máu thầm kín khóc cổ họng mình
    Ngón tay cấu lấy ống kèn như một bùa thiêng
    Chọn ngoài thể xác ngoài thương yêu ngoài dữ tợn
    Chọn thế giới va chạm những loài kim réo gọi
    Thời gian mềm
    Không gặp thời gian
    Không gian quay thành những vòng kỷ niệm
    Rồi một buổi nào Blues hiện về xanh.

    ----------
    Mời độc giả xem tiểu luận của Hoàng Ngọc-Tuấn:
    Bài thơ "Đen" của Thanh Tâm Tuyền: bài thơ jazz đầu tiên (và có thể duy nhất) của Việt Nam


    CỎ

    Em bao giờ là thiên nhiên
    anh cúi đầu xuống ngực
    giòng mưa sắc lá
    đau môi

    Cỏ của hoa và hoa của cỏ
    những ngón tay những ngón chân những nụ cười
    nắng tháng ba mưa tháng bảy sương tháng chín
    cho thơm đường hôm nay đến sớm mai
    hôn từ ngày dài tội lỗi
    chưa quên

    Gai trắng con ngươi mở mù lòa
    hơi đất nằm trong tóc
    thèm muốn mỗi hàm răng
    từng móng vuốt
    đầy đồng xanh hoa nhiều màu một người
    sống sót

    cỏ ơi cỏ kết thành lời
    dàn nhạc huy hoàng
    cô đơn

    Giấc vụng về
    tia nhọn sáng
    đừng rơi hoàng hôn cánh rừng dầy
    những ngực thương nhau
    không áo
    vì cỏ dại rối bời

    Chúng ta ôm thời gian trong suốt
    chẳng phân vân
    như mặt trời chuyện trò cùng lũ cỏ
    như lá cây thầm ngã phủ vai trần
    như tiếng tim thốt cười ngoài dĩ vãng



    BÀI NGỢI CA TÌNH YÊU

    1.

    Tôi chờ đợi
    lớn lên cùng giông bão
    hôm nay tuổi nhỏ khóc trên vai
    tìm cánh tay nước biển
    con ngựa buồn
    lửa trốn con ngươi

    Đất nước có một lần
    tôi ghì đau đớn trong thân thể
    những giòng sông những đường cầy núi nhọn
    những biệt ly rạn nức lòng đường
    hút chặt mười ngón tay ngón chân da thịt
    như người yêu từ chối vùng vằng

    Tôi chờ đợi
    cười lên sặc sỡ
    la qua mái ngói
    thành phố ruộng đồng
    bấu lấy tim tôi
    thành nhịp thở
    ngõ cụt đường làng cỏ hoa cống rãnh
    cây già đá sỏi bùn nước mặn nồng
    chảy máu
    tiếng kêu
    2.
    Tôi chờ đợi
    phổi đầy lửa cháy
    môi đầy thẹn thùng
    vục xuống nhục nhằn tổ quốc
    nhìn gót giầy miệng uống tro than
    nghe tiếng ca của một người không quen
    của cuộc đời tình nhân

    3.

    Trang sách khởi đầu viết
    mắt người cần ánh sáng
    môi người cần mặt trăng
    bàn tay đòi mặt trời
    và ngực em tự do
    của anh của anh tất cả

    Em gối đầu sương xuống
    chuyện trò bằng bóng hình

    Tôi đẹp như hình tôi
    như cuộc đời
    như mọi người
    như chút thôi
    anh yêu lấy em

    Em là lá biếc là mây cao là tiếng hát
    sớm mai khuya thức nhiều nhớ thương
    em là cánh hoa là sương khói
    đêm màu hồng

    Vòng tay dĩ vãng và bát ngát
    chỗ yên nghỉ cuối cùng
    dưới mắt sao dưới bàn chân những đứa con

    4.

    Tôi chờ đợi
    một người không
    nhiều người
    ở thành phố thiếu thốn
    ở làng mạc đoạ đầy
    tôi là tiếng nói là tiếng khóc
    những người bỏ đi hẹn trở về
    những người mím hơi thừa chịu đựng
    tôi chờ đợi
    tôi là tiếng thơ là tiếng cười
    mai Việt Nam hỡi mai Việt Nam



    VỀ QUÁCH THOẠI

    Còn gì chăng?
    Tôi bưng mặt khóc bên thềm cửa
    Trời đất rưng rưng
    Em không để cầm tay
    Khi người thi sĩ ấy chết trơ trụi
    Không một lời trối trăng từ biệt
    Mắt khép không đợi vuốt
    Nửa đêm
    Còn gì chăng?
    Tôi ngồi khóc bên bờ sông trôi mãi
    Em bỏ đi
    Những ngiười thân nhất đều hắt hủi
    Giữa xứ sở đau thương tôi chịu đoạ đầy
    Khi người thi sĩ ấy đã gặp
    Người tình ngàn đời là vô cùng
    Trong hồn đất

    Còn gì chăng?
    Tôi bé nhỏ và tôi than thở
    Em bỏ đi
    Em cũng chẳng trở về
    Những vì sao rụng bỗng đầy lệ nhân gian
    Người thi sĩ bay vào miền đất lạ
    Không nhớ mảy may biển gió cát muôn trùng
    Ở đây tôi còn mở mắt
    Dìu linh hồn lang thang



    BAO GIỜ
    Tặng Doãn Quốc Sỹ

    Dù sao mai phòng triển lãm sẽ đóng cửa
    (Rồi mở thêm một lần nữa
    Để làm gì)
    Vứt mẩu thuốc cuối cùng xuống giòng sông
    Mà lòng mình phơi trên kè đá
    Con thuyền xuôi
    Chiều không xanh không tím không hồng
    Những ống khói tầu mệt lả

    Ai xui rằng mùa măng chưa tới
    Mà mùa măng về măng thôi chẳng ngọt
    Vườn măng rừng tháng sáu đêm sâu
    Muốn làm người học trò mười bẩy tuổi
    Đạp xe trên đường đồng
    Bông mía trắng những căn nhà ngủ dưới cây
    Sẽ thăm những bà con thân thuộc
    Một người em hay một bà dì
    Trời xẫm
    Như mắt
    Như ngõ hoang hồn này
    Hôm nay
    Nghe lời hát quen quen
    Người đàn bà ấy mang tên lời từ biệt
    Trên một sân ga vắng
    Tiếng kèn trầm của một chuyến ô-tô-ray
    Đầy dĩ vãng
    Nếu đã đi từ Hà Nội xuống Hải Phòng
    hay sang Bắc Ninh
    Nếu đã đi từ Sài Gòn xuống Vĩnh Long hay lên Thủ Dầu Một
    Chuyến xe vẫn chỉ thuộc một mình
    Như kẻ say rót rượu lấy mà uống
    Cho vui thêm cuộc hành trình
    (Đúng rồi những người thù ghét thơ của tôi ơi)
    Cuộc hành trình hoàn toàn cô độc



    NHÂN DANH
    Au nom du front parfait profond
    ELUARD

    Tình yêu không trọn vẹn
    Trong hồn mắt mỗi người
    Cuộc đời hổ thẹn

    Ngực câm không tiếng nói
    Chất cười không thuộc môi
    Giác quan đói khát

    Đêm hẻm vây cửa sổ
    Người ngồi quên thời gian
    Tình cảm đòi mở ngõ

    Bàn tay trơ tự do
    Hoa chối từ tóc biếc
    Hơi thở đắn đo

    Sự sống còn một người
    Sự sống còn nhiều người
    Những người vô tội

    Nhân danh
    Tình yêu tự do người
    Tôi được quyền kêu gọi

    Những người đã chết xin có mặt
    Những người còn sống xin giơ tay



    MAI

    1.

    Hồn thảo mộc giấc ngủ
    Nằm mơ những ngôi sao mặt trăng
    lá đan mắt ngõ
    hôn vào môi vào má vào răng
    những lời thơ rất cũ
    gõ cửa trái tim nàng

    2.

    Mùa hè lên tiếng cười
    trong bàn tay nước suối
    mùa tóc mun
    đẹp những khu rừng không bóng cây

    3.

    Em hoàng hôn trút áo
    ngực gọi đêm về
    vì còn đồi đá sỏi
    cần lửa hôn gót chân
    hành động tàn nhẫn
    sao vỡ trên môi


    DẠ KHÚC

    Anh sợ những cột đèn đổ xuống
    Rồi dây điện cuốn lấy chúng ta
    Bóp chết mọi hy vọng
    Nên anh dìu em đi xa

    Đi đi chúng ta đến công viên
    Nơi anh sẽ hôn em đắm đuối
    Ôi môi em như mật đắng
    Như móng sắc thương đau
    Đi đi anh đưa em vào quán rượu
    Có một chút Paris
    Để anh được làm thi sĩ
    Hay nửa đêm Hà Nội
    Anh là thằng điên khùng
    Ôm em trong tay mà đã nhớ em ngày sắp tới
    Chiếc kèn hát mãi than van
    Điệu nhạc gầy níu nhau tuyệt vọng
    Sao tuổi trẻ quá buồn
    như con mắt giận dữ
    Sao tuổi trẻ quá buồn
    như bàn ghế không bầy

    Thôi em hãy đứng dậy
    người bán hàng đã ngủ sau quầy
    anh đưa em đi trốn
    những dày vò ngày mai



    BÀI THƠ CỦA THÁNG GIÊNG

    Con đường chưa ai tới
    Màu hoa nào chưa ai trao nhau
    Những nghĩa chữ còn hoang
    Câu thề thốt lạ thường
    Nơi không gian còn tuyết trinh

    Lửa ấm cho lời nói
    Những đêm sao ở mắt nhìn
    Bắt đầu từ trao tặng
    Bắt đầu từ một lần hò hẹn
    Cách nắm tay nghẹn ngào
    Ngón tay âm thầm trò chuyện
    Những bước chân thỏ rừng
    Chạy trên cỏ sắc
    Sợi tóc đen như một chuỗi cười
    Trên chúm môi lá biếc
    Những chòm hôn vội vàng
    Làm những vì sao đổi ngôi
    Anh muốn làm mới tình yêu

    Thuở nhớ nhung chất ngất
    Tưởng khoảng đường liên hành tinh
    Giữa phố đông đón đợi
    Những ước mơ hiền đi cùng mọi người
    Trong vòng tay ôm xiết
    Ý nghĩa những ước mơ
    Những ảnh hình nghĩ chết

    Anh phải làm mới tình yêu
    Như sửa sang nhà cửa
    Như xây dựng thành phố
    Như vun bón ruộng vườn
    Như nhìn vào vũ trụ
    Khi thế giới vừa dựng
    Sẽ mời mọc tình nhân
    Khi mặt trời vừa thức
    Đòi gặp mùa xuân
    Cho làn mi lá ngủ
    Cho khoé mắt biển sâu
    Cho đồi hoa bát ngát
    Bài thơ tình đã bỏ
    Ngôn ngữ thiên nhiên của mọi tình duyên là một
    Phải làm mới tình yêu
    Coi chúng ta là những người thứ nhứt
    Trên trái đất này biết yêu nhau
    Để những cặp tình nhân khác bắt chước
    Để con cái sau này không khổ đau.



    BÀI THƠ VUI

    Một người treo cổ trên cành cây
    Trong công viên giữa thành phố
    Nhìn một phút cuối cùng
    Đôi tình nhân hôn nhau
    Xong
    Thiếu nữ cười tinh nghịch như hòn sỏi
    Ném lăn theo triền mái ngói
  4. A_Rose_Is_A_rose_

    A_Rose_Is_A_rose_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/12/2005
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0

    Hoàng Ngọc-Tuấn
    Bài thơ "Đen" của Thanh Tâm Tuyền: bài thơ jazz đầu tiên (và có thể duy nhất) của Việt Nam
    Những phân tích trong 3 chương đầu [của tiểu luận "Thơ Jazz: tiết tấu, âm thanh và phong khí da đen"] cho thấy thơ jazz mang một số đặc tính chủ yếu như: mô tả chân dung các nhạc sĩ và âm nhạc của họ; mô tả âm sắc độc đáo của nhạc cụ; được viết như lời ca blues; và, được viết để đọc trên nền nhạc jazz. Một cách tổng quát, những đặc tính chủ yếu này có thể giúp chúng ta phân biệt thơ jazz với những loại thơ da đen khác. Tuy nhiên, sự phân biệt này khó được thực hiện một cách tuyệt đối minh bạch. Cũng như thơ da đen nói chung, hầu hết thơ jazz nói về thân phận da đen lưu đày, niềm đau nô lệ, phản ứng trước thái độ kỳ thị chủng tộc, nhắc đến nguồn gốc Tây Phi xa xưa, tình trạng lao động khổ sai, những bất công xã hội, sự nghèo đói, tính cách vô luân của đời sống đô thị, mặc cảm màu da, sự kêu gọi đoàn kết chủng tộc, v.v... Những điểm dị biệt giữa thơ jazz và thơ da đen, do đó, ít hơn những điểm tương đồng. Sự dị biệt hầu như chỉ gắn liền với những đặc tính có liên hệ với jazz hay không. Có lẽ chính vì thế mà Sascha Feinstein và Yusef Komunyakaa, hai thi sĩ jazz và nhà biên tập thơ jazz nổi tiếng, đã có vẻ lưỡng lự trước hai thuật ngữ "jazz poetry" và "jazz-related poetry". Nếu "thơ jazz" thực chất chỉ là "thơ-có-liên-hệ-đến-jazz", thì chẳng qua nó là một dạng thơ da đen viết về những đề tài có liên hệ đến jazz hay chịu ảnh hưởng của jazz trong âm thanh và tiết tấu.
    Tuy nhiên, có những bài thơ vẫn được gọi là thơ jazz trong khi chúng chỉ đề cập đến jazz, mà chẳng đậm đà phong khí da đen gì mấy. Thử đọc bài thơ "Indiana Haiku" của Etheridge Knight:
    Mirror of keen blades
    Slender of guitar strings; Wes
    Montgomery jazz.[1]
    Tạm dịch:
    Tấm gương soi cạnh sắc
    Mỏng như dây đàn guitar: Wes
    Montgomery jazz.
    Bài này cùng nhiều bài haiku khác đã được Sascha Feinstein và Yusef Komunyakaa chọn đăng trong The Jazz Poetry Anthology và The Second Set. Tất nhiên, chúng ta có thể đưa ra lý luận rằng nếu nhạc jazz ở New Orleans những năm 1920 sẵn sàng đón nhận những ảnh hưởng đa văn hóa trong phong cách, thì thơ jazz cũng thế: để mô tả chân dung của một nhạc sĩ jazz, nhà thơ có thể sử dụng cả thể thơ haiku của Nhật Bản; và điều quan trọng nhất trong bài thơ này là Etheridge Knight đã mô tả diệu thủ Wes Montgomery với âm sắc guitar như cắt thịt, một trong những âm sắc guitar độc đáo nhất trong lịch sử nhạc jazz.
    Nhưng nếu thế, liệu chúng ta có thể làm thơ jazz qua thể lục bát của Việt Nam chăng? Câu hỏi này có thể tạm được trả lời bằng hai cách: 1/ rằng thơ lục bát, với tiết tấu đều đặn, số lượng âm tiết và kết cấu âm điệu bằng trắc khả đoán và đặc thù Việt Nam của nó, không thể thích hợp với nhịp chỏi và tính cách ứng diễn (improvisation) của nhạc jazz, trong khi thơ haiku có tiết tấu không đều đặn, và âm điệu cao thấp không quy định nên có thể thích hợp với nhạc jazz hơn; và 2/ vì nhạc jazz xuất phát từ người da đen Bắc Mỹ, nên chỉ có tiếng Anh, đặc biệt là loại tiếng Anh viết theo giọng Mỹ đen mới thực sự thích hợp, trong khi đó, thơ lục bát không thể được viết bằng tiếng Anh (ngược lại, thơ haiku có thể được viết bằng tiếng Anh).
    Cách trả lời thứ nhất có vẻ chấp nhận được, nhưng cách trả lời thứ hai có lẽ cần phải được xét lại, vì đã có những bài thơ không được viết bằng tiếng Anh trong nguyên tác, nhưng bản dịch Anh ngữ của chúng vẫn được Feinstein và Komunyakaa chọn đăng trong các tuyển tập thơ jazz. Như những bài thơ của Léopold Sédar Senghor, chẳng hạn.
    Trong thi tuyển Poèmes (1964) gồm những bài thơ viết bằng tiếng Pháp của Senghor, nhà thơ và cựu tổng thống nước Senegal ở Tây Phi, có một số bài đề cập đến jazz và chân dung nhạc sĩ jazz, như bài "Ndéssé ou ''Blues''", với hai câu thơ cuối như sau:
    [...] Oh! le bruit de la pluie sur les feuilles monotone!
    Joue-moi la seule ''Solitude'', Duke, que je pleure jusqu''au sommeil.[2]
    Tạm dịch:
    Ôi! tiếng mưa đơn điệu cứ rơi hoài trên lá!
    Duke ơi, hãy tấu lên khúc ''Solitude'' cho đến khi tôi ngủ vùi trong nước mắt.
    Dùng chữ "Blues" trong nhan đề (trong ngôn ngữ Senegal, chữ "Ndéssé" có nghĩa là sự lắng nghe với lòng ngưỡng mộ), Senghor viết bài thơ về niềm đau da đen, và kết thúc bằng hai câu thơ về Duke Ellington và bản nhạc jazz "Solitude" lẫy lừng. Bài thơ này đã xuất hiện trong thi tập Chants d''ombre từ năm 1945. Đến năm 1963, nó xuất hiện trong tuyển tập Modern African Poetry qua bản dịch Anh ngữ của Gerald Moore và Uli Beier dưới nhan đề "Blues".[3] Năm 1991, bản Anh ngữ này lại được Feinstein và Komunyakaa chọn đăng trong tuyển tập The Jazz Poetry Anthology.[4] Diễn trình của sự việc cho chúng ta thấy rằng bài thơ của Senghor đã được xếp vào phạm trù thơ Phi châu gần 30 năm trước khi được xếp vào phạm trù thơ jazz. Nhưng tại sao không phải nguyên tác Pháp ngữ, mà bản dịch Anh ngữ được chọn vào tuyển tập thơ jazz? Tôi nghĩ họ chọn bản dịch Anh ngữ của bài thơ để đăng vào tuyển tập thơ jazz có lẽ vì họ chỉ nhắm đến độc giả Anh ngữ (chủ yếu là độc giả Mỹ), hoặc có lẽ họ cho rằng tiếng Pháp không thích hợp với phong khí da đen Bắc Mỹ, chiếc nôi của jazz.
    Nhưng nếu nói thế, bản dịch Anh ngữ của bài thơ "Đen" của Thanh Tâm Tuyền quá thích hợp để xuất hiện trong các tuyển tập thơ jazz. Thanh Tâm Tuyền đã cho xuất bản bài thơ này từ năm 1964, trong thi tập Liên, đêm mặt trời tìm thấy. Cũng như Senghor, Thanh Tâm Tuyền không chủ tâm làm thơ jazz và không viết bằng Anh ngữ. Tôi tin rằng nếu Feinstein và Komunyakaa đọc được bài thơ của Thanh Tâm Tuyền họ sẽ kinh ngạc khi thấy nhà thơ Việt Nam còn làm thơ đậm đà chất "jazz" hơn nhà thơ da đen Senegal nhiều lắm. Chúng ta thử đọc:
    Một người da đen một khúc hát đen
    Bầu trời đen sâu không cùng
    Những giòng nước mắt
    Xé nát thân thể bằng tiếng kèn đồng
    Bằng giọng của máu của tủy của hồn bắt đầu ngày tháng
    Giữa rừng không lời rừng mãi trống không
    Ném mình ném đám đông vào trần truồng tủi cực hờn xác thịt
    Tan vỡ hôm qua hôm nay kể gì ngày mai
    Tội rằng không quên chẳng thể được quên
    Vì Blues không xanh vì điệu Blues đen
    Trên màu da nức nở
    Trong hộp đêm
    Bắt đầu chảy máu thầm kín khóc cổ họng mình
    Ngón tay cấu lấy ống kèn như một bùa thiêng
    Chọn ngoài thể xác ngoài thương yêu ngoài dữ tợn
    Chọn thế giới va chạm những loài kim réo gọi
    Thời gian mềm
    Không gặp thời gian
    Không gian quay thành những vòng kỷ niệm
    Rồi một buổi nào Blues hiện về xanh.[5]
    Chỉ xem lướt qua, độc giả cũng có thể thấy bài thơ này ngập ngụa phong khí da đen, với những ý tượng: người da đen, khúc hát đen, bầu trời đen, rừng, trần truồng tủi cực hờn xác thịt, màu da nức nở...
    Đối với độc giả mê jazz và thơ jazz, nhiều ấn tượng khác lại lập tức mọc lên:
    - "xé nát thân thể bằng tiếng kèn đồng" có thể gợi đến tiếng kèn của Coltrane như trong bài "a/coltrane/poem" của Sonia Sanchez, và bài "Don''t Cry, Scream" của Haki Madhubuti;
    - "ngón tay cấu lấy ống kèn như một bùa thiêng" cho thấy giá trị tâm linh của âm nhạc trong đời sống da đen, như trong bài thơ "Gonsalves" của Ron Welburn: một diệu thủ saxo có thể được xem như hiện thân của Obatala, vị thần sáng tạo và cứu khổ;
    - "thế giới va chạm những loài kim réo gọi" làm nhớ đến bầu không khí jazz "big band" của Duke Ellington, với nhiều giọng kèn réo gọi đan bện vào nhau những chùm đa âm sắc;
    - "thời gian mềm không gặp thời gian" cho thấy âm nhạc mở ra một vùng thời gian khác, bên ngoài thời gian vật lý; Charles S. Johnson đã nhận xét rằng nhạc jazz là một lối thoát để người da đen vượt ra khỏi vùng không gian và thời gian cụ thể của cuộc sống;[6]
    - "không gian quay thành những vòng kỷ niệm" gợi đến những cơn say nhạc và say rượu của thính giả và nhạc sĩ jazz; đồng thời, cũng gợi đến những con trốt âm thanh trong tiếng nhạc của các diệu thủ, như trong bài thơ "For Eric Dolphy" của Etheridge Knight, chẳng hạn...
    Về tiết tấu, bài thơ của Thanh Tâm Tuyền được viết rất tự do, với số âm tiết trong các câu tăng giảm bất khả đoán như tiết tấu ứng diễn của nhạc jazz. Trong bài này, số lượng âm tiết trong các câu là: 8 / 6 / 4 / 8 / 12 / 8 / 13 / 10 / 8 / 8 / 5 / 3 / 10 / 10 / 10 / 10 / 3 / 4 / 8 / 8.
    Về cấu trúc âm thanh, bài thơ này (một cách tình cờ?) đã thể hiện hết sức ngoạn mục cách thế ứng diễn trong nhạc jazz (có lẽ nhà thơ đã nghe quá nhiều nhạc jazz trước khi viết bài thơ này chăng?).
    Để ứng diễn, nhạc sĩ jazz thường thực hiện các bước sau đây:
    1. Một nhạc tố (musical element) được giới thiệu. Nhạc tố này có thể xuất hiện dưới nhiều dạng, từ đơn sơ như một tế bào âm thanh (sonic cell), đến một mô thức giai điệu (melodic motif), cho đến một nhạc đề (musical theme).
    2. Nhạc tố này được khai triển theo hình thức tái điệp (repetition) có biến thiên (variation) và thường được mở rộng (extension).
    3. Sự mở rộng có thể được tiếp tục phát triển rất dài hơi theo những đường lối bất khả đoán, và tiến trình này làm sinh ra những khả thể chứa đựng nhiều nhạc tố mới. Để kéo dài sự ứng diễn, nhạc sĩ có thể chọn một nhạc tố mới, hoặc kết hợp một số nhạc tố mới với nhau, để tiếp tục khai triển theo hình thức tái điệp có biến thiên và mở rộng.
    Xét theo các bước của diễn trình này, chúng ta thấy bài thơ của Thanh Tâm Tuyền tương ứng với ba đợt khai triển.
    Đợt 1:
    - Nhạc tố: đen. Sự tái điệp có biến thiên: người da đen, khúc hát đen, bầu trời đen. Sự mở rộng: sâu không cùng. Sự tiếp tục phát triển: Những giòng nước mắt / Xé nát thân thể bằng tiếng kèn đồng.
    Đợt 2 (khai triển từ một nhạc tố mới nẩy sinh từ đợt 1):
    - Nhạc tố: bằng. Sự tái điệp có biến thiên: bằng tiếng kèn đồng, bằng giọng của máu. Sự mở rộng: của tủy của hồn bắt đầu ngày tháng. Sự tiếp tục phát triển: Giữa rừng không lời rừng mãi trống không / Ném mình ném đám đông vào trần truồng tủi cực hờn xác thịt / Tan vỡ hôm qua hôm nay kể gì ngày mai / Tội rằng không quên chẳng thể được quên / Vì Blues không xanh vì điệu Blues đen / Trên màu da nức nở / Trong hộp đêm / Bắt đầu chảy máu thầm kín khóc cổ họng mình / Ngón tay cấu lấy ống kèn như một bùa thiêng.
    Trong sự tiếp tục phát triển này, lại có những tiểu nhạc tố mới nẩy sinh và được khai triển theo dạng tức đa tầng như sau:
    - Tiểu nhạc tố 1: của. Sự tái điệp có biến thiên: của máu, của tủy, của hồn. Sự mở rộng: bắt đầu ngày tháng.
    - Tiểu nhạc tố 2: rừng. Sự tái điệp có biến thiên: rừng không lời, rừng mãi trống không.
    - Tiểu nhạc tố 3: ném. Sự tái điệp có biến thiên: ném mình, ném đám đông. Sự mở rộng: vào trần truồng tủi cực hờn xác thịt.
    - Tiểu nhạc tố 4: hôm. Sự tái điệp có biến thiên: hôm qua, hôm nay. Sự mở rộng: kể gì ngày mai.
    - Tiểu nhạc tố 5: quên. Sự tái điệp có biến thiên: không quên, chẳng thể được quên.
    - Tiểu nhạc tố 6 là sự kết hợp hai tiểu nhạc tố: vì + Blues. Sự tái điệp có biến thiên: Vì Blues không xanh, vì điệu Blues đen. Sự mở rộng: Trên màu da nức nở. Sự tiếp tục phát triển: Trong hộp đêm / Bắt đầu chảy máu thầm kín khóc cổ họng mình / Ngón tay cấu lấy ống kèn như một bùa thiêng.
    Đợt 3:
    - Nhạc tố mới: chọn. Sự tái điệp có biến thiên: chọn ngoài thể xác ngoài thương yêu ngoài dữ tợn, chọn thế giới va chạm những loài kim réo gọi. Sự mở rộng: Thời gian mềm / Không gặp thời gian. Sự tiếp tục phát triển: Không gian quay thành những vòng kỷ niệm / Rồi một buổi nào Blues hiện về xanh.
    Trong diễn trình khai triển của đợt 3, lại có một tiểu nhạc tố mới nẩy sinh và được khai triển theo dạng thức như sau:
    - Tiểu nhạc tố: ngoài. Sự tái điệp có biến thiên: ngoài thể xác, ngoài thương yêu, ngoài dữ tợn. Như thế, tiểu nhạc tố này được khai triển ở một tầng khác, luồn bên trong diễn trình của đợt 3.
    Bên cạnh cấu trúc âm thanh, ba đợt khai triển trong bài thơ của Thanh Tâm Tuyền còn tương ứng với bố cục tổng thể của một bản nhạc jazz "truyền thống": đợt đầu ngắn, gồm nhạc cụ chính độc tấu trên nền nhạc; đợt thứ hai rất dài, gồm tất cả nhạc cụ trong ban nhạc lần lượt đổi vai và ứng diễn đa tầng phức tạp; đợt cuối cùng ngắn, gồm các nhạc cụ chính hoà tấu và kết thúc.
    Qua sự phân tích trên đây, chúng ta thấy bài thơ của Thanh Tâm Tuyền đã nắm bắt được nhiều phẩm tính nòng cốt của thơ jazz: đậm đặc phong khí da đen; gây nhiều ấn tượng mạnh và rõ về nhạc jazz; thể hiện sự tự do về tiết tấu của nhạc jazz; có cấu trúc âm thanh tương ứng mật thiết với tiến trình ứng diễn nhạc jazz; và có bố cục tổng thể tương ứng với một bản nhạc jazz truyền thống. Bài thơ không mô tả chân dung các nghệ sĩ và âm nhạc của họ, không mô tả âm sắc nhạc cụ, không được viết như lời ca blues, nhưng bài thơ có thể được đọc một cách hết sức thích hợp trên nền nhạc jazz.
    Tôi cho rằng đây là bài thơ jazz đầu tiên (và có thể duy nhất) của Việt Nam. Chỉ tiếc rằng bài thơ được viết bằng tiếng Việt, một ngôn ngữ rất xa lạ với đời sống người da đen Bắc Mỹ. Tuy nhiên, tôi tin chắc rằng một bản dịch Anh ngữ thật tốt, do một người am hiểu nhạc jazz thực hiện, nhất định sẽ mang bài thơ vào hàng ngũ những tác phẩm có hạng của thơ jazz.

    _________________________
    [1]Etheridge Knight, Born of a Woman (Boston: Houghton Mufflin, 1980), 98.
    [2]Léopold Sédar Senghor, Poèmes (Paris: É***ions du Seuil, 1964), 24-25.
    [3]Gerald Moore and Ulli Beier (ed.), Modern African Poetry (Middle***, Eng.: Penguin, 1984), 232. Đây là ấn bản lần thứ ba. Ấn bản đầu tiên phát hành năm 1963 dưới nhan đề Modern Poetry from Africa.
    [4]Sascha Feinstein and Yusef Komunyakaa (ed.), The Jazz Poetry Anthology (Bloomington: Indiana University Press, 1991), 192.
    [5]Thanh Tâm Tuyền, Liên, đêm mặt trời tìm thấy (Sài Gòn: Sáng Tạo, 1964), 81-82.
    [6]Charles S. Johnson, "Jazz Poetry and Blues", Carolina Magazine (May 1928): 16.
  5. A_Rose_Is_A_rose_

    A_Rose_Is_A_rose_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/12/2005
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0

    Bùi Giáng với thủ pháp "hậu hiện đại":
    [​IMG]
    Bùi Giáng và Thanh Tâm Tuyền (1973)
    Trên tạp chí Văn số đặc biệt về Thanh Tâm Tuyền ra vào tháng 11 năm 1973, Bùi Giáng có cho in hai bài thơ dưới một cái tựa chung là ?oThơ và Thơ?. Dưới hai bài thơ là bức ảnh Bùi Giáng và Thanh Tâm Tuyền chụp chung trước cửa báo quán Văn.

    Không có một lời đề tặng hay một chú thích nào cả. Tuy nhiên những ai từng đọc thơ Thanh Tâm Tuyền nhiều đều nhận ra bài ?oThức giấc và Về Quách Thoại? chỉ là một hình thức collage từ hai bài ?oThức giấc? và ?oVề Quách Thoại? của Thanh Tâm Tuyền.

    ______________

    Đọc Liên Đêm

    Một qua đường một qua sông
    Một qua bến một qua đồng cỏ xanh
    Liên Đêm mộng mị yên lành
    Bình tâm chúc phúc một ngành cỏ hoa
    Đường vui ký ức giang hà
    Đường xa lăng lắc chan hoà lãng quên
    Rừng thưa thấp thoáng hiên thềm
    Dừng chân khoảng khắc sương ghềnh vi vu



    Thức giấc và Về Quách Thoại

    Đau như thú dữ cháy rừng
    Chỉ còn sương trắng chưa từng nhìn ra
    Đập tan hình thể chan hoà
    Rưng rưng trời đất trái già trối trăn
    Nửa đêm còn lại gì chăng
    Tôi ngồi khóc mãi bên hằng thuỷ trôi
    Ở trong hồn đất nghìn đời
    Người tình muôn thuở chiếc nôi vô cùng
    Đau như thú dữ cháy rừng
    Trên hằng thế kỷ chập chùng biển xưa
    Ta đi
    Loài cỏ lạc mùa
    Bóng mình không gặp
    Mộng thừa lang thang
    Vào miền đất lạ hồng hoang
    Vì sao rụng xuống bóng vang bên thềm
    Tôi bưng mặt khóc bên thềm
    Khi người thi sĩ êm đềm ra đi.


    -------------
    Chú thích:
    Nguyên văn bài ?oThức giấc? của Thanh Tâm Tuyền như sau:

    Nửa đêm, mọi người ngủ ôm lấy mình
    Một người khác trong giấc mơ
    Trăng vừa xanh, đèn sân khấu, rất buồn
    rất buồn, dạ khúc ca
    Biển chập chùng hằng thế kỷ xưa
    Người lên tiếng khóc
    Nô lệ nghìn năm nhân loại gục đầu
    Chia tay cho ta đi như một loài cỏ cây điên dại
    Như một hồn lang thang không gặp được bóng
    mình
    Xoá hờn oán ngày ngày sóng ngã cao đầu choáng váng
    Rồi trời sáng chỉ còn sương trắng không nhìn thấy mặt nhau
    Đau như thú dữ cháy rừng. Ta đập tan hình hài và thức giấc.


    Nguyên văn bài ?oVề Quách Thoại? của Thanh Tâm Tuyền như sau:

    Còn gì chăng?
    Tôi bưng mặt khóc bên thềm cửa
    Trời đất rưng rưng
    Em không để cầm tay
    Khi người thi sĩ ấy chết trơ trụi
    Không một lời trối trăng từ biệt
    Mắt khép không đợi vuốt
    Nửa đêm
    Còn gì chăng?
    Tôi ngồi khóc bên bờ sông trôi mãi
    Em bỏ đi
    Những người thân nhất đều hắt hủi
    Giữa xứ sở đau thương tôi chịu đọa đầy
    Khi người thi sĩ ấy đã gặp
    Người tình ngàn đời là vô cùng
    Trong hồn đất

    Còn gì chăng?
    Tôi bé nhỏ và tôi than thở
    Em bỏ đi
    Em cũng chẳng trở về
    Những vì sao rụng bỗng đầy lệ nhân gian
    Người thi sĩ bay vào miền đất lạ
    Không nhớ mảy may biển gió cát muôn trùng
    Ở đây tôi còn mở mắt
    Dìu linh hồn lang thang
  6. nhietmacsinh

    nhietmacsinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/09/2004
    Bài viết:
    765
    Đã được thích:
    0


    ______________
    Ta đi
    Loài cỏ lạc mùa
    Bóng mình không gặp
    Mộng thừa lang thang
    Vào miền đất lạ hồng hoang
    Vì sao rụng xuống bóng vang bên thềm
    Tôi bưng mặt khóc bên thềm
    Khi người thi sĩ êm đềm ra đi.
    duyet bac ay doan nay
    ket bac ay doan nay
    Ta đi
    Loài cỏ lạc mùa
    Bóng mình không gặp
    Mộng thừa lang thang
    bac chet roi, co nghe toi troi ji chang ?
  7. konnhamatjay

    konnhamatjay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/06/2005
    Bài viết:
    530
    Đã được thích:
    0
    pác t3 này khinh người nhể ?
    người ?thế mà ko trả nhời ...
  8. A_Rose_Is_A_rose_

    A_Rose_Is_A_rose_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/12/2005
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0
    Thanh Tâm Tuyền
    NGÔI NHÀ ĐỎ, TRĂNG HỒNG
    (6 biến khúc quanh một đề thơ cổ)

    Trước sau nào thấy bóng người
    Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông.
    Xập xè én liệng lầu không,
    Cỏ lan mặt đất, rêu phong dấu giày.
    Cuối tường gai góc mọc dầy
    Đi về này những lối này năm xưa...
    Nguyễn Du

    Gửi vợ chồng K.

    1

    Ngôi nhà đỏ trên đồi trăng hồng hạ.
    Hạ nồng nàn quyến rũ môi hôn,
    Gọi mưa mùa tắm gội xanh cỏ lá,
    Dập tắt sầu thiêu đốt, phả du dương.

    Mưa ngày qua, mưa ngày nay, xám ngắt.
    Cửa đóng cài, cửa ẩm mốc cô đơn.
    Gõ lên đi ngón tay cung khờ khạo.
    Nép đầu say, tóc rối mộng thầm.

    Ngồi xuống ghế mộc bầy riêng lẻ.
    Chiều bên vườn gợn sóng nắng sơ thu.
    Im tượng gỗ. Tiếng chân ai thoát chạy.
    Bỗng bâng khuâng thang cấp lượn mơ hồ.

    Trèo dốc đứng, vội vàng hơi thở hụt.
    Bậc đá mòn rợp lối phân vân.
    Hồn đá nín thiên thu chót vót.
    Ghì ôm sâu chớp sấm non ngàn.

    Theo lối khác. Giẫm dấu chân người lạ.
    Đất trượt trơn. Cây cối rõi trông tìm.
    Trăng hồng sáng ngân nga lửa lạnh.
    Nhà lao đao. Đồi rào rạt ngoan nằm.

    Kẻ lạ mặt bỗng đêm mai hoảng thức,
    Thấy ngôi nhà bằn bặt cháy như tim.
    Đồi giông gió lay trăng hồng lả thiếp.
    Và hàm hồ buột giấc khóc êm.


    2

    Ngôi nhà đỏ trên đồi trăng hồng lạ.
    Chiều úa tàn, trời tím buổi tinh sương,
    Nắng hớn hở - nắng trong veo như mắt ?"
    Mỉm cười xa, phố thấp, vẫy chàng.

    Mái nghiêng cúi, ngói nâu đời cũ xỉn.
    Trổ bông xưa, phơi đoá mộng dị kỳ.
    Mộng vời vợi, chuỗi mưa điên xối xả.
    Xuôi theo mưa giọt lệ chia lìa.

    Tường ấp ủ hơi dồn nghìn giấc chết.
    Nắng như trăng nhóm lửa bơ vơ.
    Gương mặt héo chập chờn sau giậu đổ
    Khuất dung nhan trong dáng ơ hờ.

    Thềm quạnh quẽ gọi chân ai hồi tưởng
    Gót cô đơn nghe rảo tận hiên ngoài.
    Quãng trống trải, lịm say trăng thố lộ
    Những âm vang cùng thẳm cuối trời.

    Đèn vẫn thắp. Cửa sổ kia vẫn mở.
    Loé sáng mù như một đốm sao.
    Đêm dần lụn. **** đen vờn nghiêng ngả.
    Đâu người ngồi nhập kiếp chiêm bao?

    Trăng lợt lạt. Nhà im. Đồi rét mướt.
    Tiếng sáo khuya rong ruổi u hoài.
    Đường trơn dốc đẩy chân trì níu.
    Nhà lênh đênh theo trận lũ rã rời.


    3

    Ngôi nhà ở trên đồi trăng hồng lả.
    Trời vàm sông, bến quạnh gió mù tăm.
    (Nước thao thức lòng sâu cuồn cuộn hút)
    Nàng trở về lạc nẻo đêm rằm.

    Những trận mưa, những trận mưa tầm tã
    Đẩy trôi trăng ra biển im hơi.
    Những giọt sương, những giọt sương giả lả
    Lá khép thu, nương náu, kinh lời.

    Bậc đá nổi. Ảo giác buông. Lối ẩn.
    Thềm nào đây trải rộng giấc hoang vu.
    ?oChàng đâu? Chàng đâu? Riêng mình ngơ ngác.?
    Chốn tình si thoang thoảng giọng cười mờ.

    Trong thớ mủn mưa hắt đầm lạnh lẽo
    Nắng muộn màng, nhợt nhạt reo vui
    Trên cửa khoá, phô vết thương loang lở
    Gỗ xác xơ. Mắt khép bùi ngùi.

    Trên hàng hiên động tiếng mòn. Cửa mở.
    ?oNàng là ai?? Âm dội vẳng quanh vòm
    Phút tối ám. Ngoài kia trời đục xoá.
    ?oNàng là ai?? Hoảng hốt cánh dơi đêm.

    Đừng khêu lửa. Chân mập mờ bước sóng.
    Buồng tim ta lửa ngún phủ thê lương.
    Đừng khêu lửa. Ngọn lắt lay toả bóng.
    Buồng tim ta sáng quắc ánh băng.

    Hai tay giá trườn quanh hương nồng vắng.
    Tường ẩm rêu. Ghế bụi. Ôi mùa hè.
    Gió lùa thổi, nắng bay. Bàn quên lãng.
    Những đốm hoa nhảy nhót ham mê.

    Khuôn cửa sổ, gương chìm không hắt ảnh
    ?oNàng là ai?? Chàng dưới thấp sau gương
    Phố khuya lạc, mờ như đang thu muộn
    ?oNàng là ai?? như thể lối vô cùng.

    Níu chặt song, dáng cây sầu khô trụi,
    Trong vườn xưa nàng khóc cạn đêm nay.
    Trăng thất sắc lánh xa. Ngày sợ rạng.
    Đồi chập chờn. Cỏ rối tưởng heo may.


    4

    Ngôi nhà đỏ đồi trăng hồng đuối nhớ
    Thở hơi sương run rẩy. Ngã trong trời
    Nhoè gió bấc, ngựa mây dồn gấp vó
    Tiếng nhạn đen. Thả bổng quạnh hiu rơi.

    Đồi bập bềnh trôi trên lũng biển trắng
    Mái nhà ôm, nhô nóc hú gào người.
    Người gắng gượng rõi dáng hình lãng đãng.
    Đêm như hồn lóng cóng. Cắn môi.

    Những bực đá lấp chìm. Đá rét mướt
    Dâng dưới chân. Đợt sóng nổi chông chênh.
    Người hẳn tiếc những khuya trời ngỏ thoáng
    Đá nhún mình nâng gót nhẹ thênh.

    Bụi hoa trắng ngó tìm trên đầu dốc.
    Hoa ngời trông. Rạng hiện lối đơn sơ.
    Hoa thù nghịch. Cười ý sầu điên đảo.
    Rũ rượi hong cánh ướt. Quãng mờ.

    Đèn vàng lụn như đầu diêm xoè tắt
    Lửa thuyền xa, đom đóm dạt phiêu bồng.
    Tình rầu rĩ kêu tiếng trầm cắn đắng
    Bóng vang hư, thoáng lịm như không.

    Kìa tóc sũng, tựa gờ tường đay nghiến.
    Bám vịn trên cửa gỗ sượng sùng.
    Thềm hiên gió rập rờn xô huyễn hoặc.
    Đầu buốt mê nhịp gõ kinh hoàng.


    5

    Ngôi nhà đỏ đồi trăng hồng vằng vặc.
    Cửa thiên thanh. Mái xoãi ngủ sậm nâu.
    Cây biếc lục. Trời tím than. Núi sững.
    Phố tuôn vàng huyên náo dưới triền sâu.

    Hạ đen thẳm ngỡ ngàng đuôi mắt sắc.
    Cơn sốt ngày. Nắng trải thảm ham mê.
    Mở tung cửa nhốt thời gian ủ dột,
    Gió mơn man, lùa rạng rỡ đêm hè.

    Chàng thở vội hương bay trên đầu dốc.
    Ngực cồn cào. Trống hụt những âm quên.
    Bực đá gọi ?" ngát một mùa thảo mộc ?"
    Gọi trắng trong. Phấp phới. Chuông rền.

    Trên lối nhớ đứng ngây. Tuôn lệ.
    Trời đêm xưa, gió lộng cũng về thăm.
    Tường giãi im. Nàng ngửa đầu chợp mộng,
    Thềm hoang đầy, xanh miết miết trăng.

    Chốt lỏng gãy. Cửa bỏ không. Mờ hoặc.
    ?oChàng là ai?? Ghế mộc quỵ rời chân.
    Trăng rọi lối quanh co. Ngách lắng tiếng.
    ?oChàng là ai?? Chim kêu lạc. Tần ngần.

    Nàng hớt hải ngoài vườn. Ngày huyễn ảo.
    Góp lượm cành. Đốt lửa. Xốn xang trăng.
    Nhà quay tít trên vòng quay đám hội
    Gió khắp đồi. Lửa chói sáng biển băng.


    6

    Ngôi nhà đỏ trên đồi trăng hồng khoả.
    Trời sương lam. Núi ngây rừng gió lạ.
    Cây ngà say. Đêm heo hút lặng khơi.
    Mùa trở gió. Rười rượi buồn cỏ lá.

    Im. Rớt im. Nhánh khô ròn. Bước động.
    Ngói lệch xô, bàng hoàng, che khuất mộng.
    Chàng quay lưng mỏi mệt ngắm phố chìm.
    Cửa đóng bít. Rào vây. Mắt hoắc trống.

    Trăng chợp lay. Nhỏ to vắng tiếng hát.
    Mùa hạ vàng rực rỡ, tuôn bát ngát.
    Đêm ơi đêm còn khúc điệu nào chăng
    Vỗ về chàng? Trời yếu đau ngăn ngắt.

    Mỗi bực cấp bước leo dầm hiu quạnh.
    Thở chênh chao. Hồn tả tơi sóng sánh.
    Đá mòn ơi, thấm thía dấu lãng quên.
    Lối mờ tỏ. Mưa giông khuya ngất tạnh.

    Hãy đắm đuối. Chàng Orphée si dại.
    Đừng ngoái nhìn. Đừng ngoái nhìn. Bờ bụi.
    Tủa gai, vườn hoang phế. Bóng ảnh nàng
    Trôi tan tác trong hành lang thẳm tối.

    Cửa ngõ chết, nỗi mù dằng dặc
    Hoa trông vời khép niềm riêng nghi hoặc.
    Đừng ngoái nhìn. Đừng ngoái nhìn. Chàng ơi.
    Trăng ngỡ sáng. Trăng ngậm sương trầm mặc.

    Mùa ngã độc. Nhà nín hơi lẩn lút.
    Đồi sượng sần. Cây lìa cành, lá trút.
    Đừng ngoái nhìn. Phơ phất khói sương thu.
    Đừng ngoái nhìn. Trăng khoả thân xanh mướt.

    (Giai phẩm Văn 27.11.1972)
    Được A_Rose_Is_A_Rose_ sửa chữa / chuyển vào 09:05 ngày 06/04/2006
  9. A_Rose_Is_A_rose_

    A_Rose_Is_A_rose_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/12/2005
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0

    Xin tiếp tục với KHOAN CẮT BÊ TÔNG theo bài của Đoàn Cầm Thi:
    Thơ và hẻm 47
    Thay đổi vai trò của công chúng là một đặc tính hậu-hiện-đại. Trong khi thơ nói chung muốn trao cho họ vô vàn thông điệp và tư tưởng dưới cái tên Chân-Thiện-Mỹ, các tác giả của Khoan cắt bê tông đòi độc giả năng động hơn. Thơ với họ là một sân chơi và sự tham gia của người đọc là điều kiện tiên quyết, dẫu hoàn toàn ý thức được tính hi hữu của trò chơi: thường thường độc giả từ chối ký hợp đồng. Rõ ràng khi chọn Nhà xuất bản Giấy Vụn, các nhà thơ đã đồng ý mất đi số người vẫn hàng ngày đi ra đi vào mấy ngàn hiệu sách Việt trải khắp trong ngoài dải đất hình chữ S. Và tôi đồ rằng, nếu một buổi đẹp trời nào Khoan cắt bê tông được chễm chệ trong các thư viện từ quốc gia đến tỉnh thành huyện xã, thì số công chúng dành cho nó một cái liếc mắt cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay.
    Xứ Việt có thể lên cơn sốt Bóng đè chứ không bao giờ tăng nhiệt với Khoan cắt bê tông. Người Việt mong tìm bóng dáng thi vị của mình nơi thứ văn thơ dập dìu tài tử giai nhân. Các nhân vật giáo sư thơm mùi học vị, doanh nhân thơm mùi đô la, Việt kiều thơm mùi nước hoa, thiếu phụ thiếu nữ đa tình thơm mùi tiết hạnh, đôi lúc hứng trí ẩn dụ còn được Ban Tư tưởng Văn hoá thổi còi, nhưng thơ-dơ thơ-rác-thơ-nghĩa-địa sẽ chẳng bao giờ có ân huệ ấy. Ít ai muốn nhận ra mình và dân tộc qua bộ mặt hài hước dí dỏm, nhếch nhác nham nhở [5] của những chân dung tự hoạ trong Khoan cắt bê tông :
    Mi mần thi
    Cũng như mần tình
    ... dở ẹc
    Bụng bự và *** to
    Ẹ quá đi!
    (Na Thị Chua)
    tao ghét thằng anh ruột
    nó khiến tao *** vãi ***
    tao ghét lịch sử
    tao căm thù vua chúa phương đông
    tao ghét lũ con tinh thần
    tao phát tởm khi xoa đầu chúng
    tao ghét thằng con trai
    nó làm tao xấu hổ mỗi khi cầm bút
    tao ghét tao
    vì bất cứ cái gì
    (Vương Văn Quang)
    Tôi, nếu có phép thánh thần, sẵn sàng móc trái tim chọi vào bất cứ cửa kính nào cổ kính mấy ngàn năm. I am sorry! Đành làm gã thất tình đi dọc bờ sông Hương, buồn đái thấy mẹ, nhưng dù sao cũng nhường nhịn vì tấm bảng cấm đái bậy. Tôi vào một quán uống bia Huda, ở đây chắc chắn một trăm phần trăm có toa-lét
    (Nguyễn Đạt)
    còn ta, một công dân ô nhục bậc nhất
    một thánh nhân nát rượu bệnh hoạn
    một thằng dở hơi ngồi trong hẻm 47 và triết lý
    về khoan cắt bê tông
    và mơ về những lỗ thủng, điều thay đổi
    và viết một bài biền ngẫu [ngôn ngữ cũ rích]
    về những điều [mà cư dân ở đây cứ tin là] hiển nhiên như thế!
    tưởng có thể kết thúc nhưng tao cần phải nói thêm:
    rằng bọn mày vô tư lắm
    bọn mày tưởng tao là ai?
    tao đang khạc nhổ vào mặt và lương tâm của tao đấy
    (Lý Đợi)
    Chúng tôi là những công dân toàn cầu, bởi đứa nào cũng có tóc, răng, một vài đứa còn bày trò nuôi râu, bày đặt trọc đầu và hầu hết đều lủng lẳng điện thoại. Chúng tôi cực kỳ thính mũi, nhất là đánh hơi các loại mùi thúi. Chúng tôi hả hê với chữ Being lắm, vì nó là ngôn ngữ 13 Cách Của Con Chim Đen. Chúng tôi hãnh diện với chữ Trảm vô cùng, vì nó là ngôn ngữ của Tam Quốc Chí. Nhưng chúng tôi cực kỳ hổ thẹn với chữ Bác âm ỉ, vì nó là ngôn ngữ Chí Phèo. Tất nhiên là chúng tôi đọc như điên, ăn qua loa, uống triền miên và mần tình rất ít. Chúng tôi biết không chỉ nghĩa thẳng, chéo, mà cả nghĩa lắt léo của những cụm từ. Chẳng hạn Sài Gòn, nghĩa thẳng là Sài Gòn. Nghĩa chéo không có. Nghĩa lắt léo của Sài Gòn là Hồ Chí Minh City. Ngoài ra chúng tôi còn biết vắt dòng, nói ngọng, nhại giọng, móc hầu, giải cấu và chuyên nghiệp lông bông. Vì thế mà những thứ đáng lẽ vứt thì chúng tôi nhét cả vào đầu. Chúng tôi tuyệt đối trung thành với câu: năng nhặt chặt bị. Chúng tôi mất dần khả năng phân biệt thứ gì rác, thứ gì có thể tái chế, nhưng chúng tôi biết chính xác John Cage chết năm 1992, Susan Sontag tóc đen và dày, Nguyễn Cao Kỳ về Sài Gòn được/bị cảnh sát hộ tống vô khách sạn, Nhất Hạnh ghé chùa Già Lam được/bị Tuệ Sỹ bỗng dưng đến kỳ nhập thất. Chúng tôi luôn nâng cấp đạo đức bằng cách thường xuyên truy cập internet, ngoài Tiền vệ, talawas là những trang web ***. Thỉnh thoảng chúng tôi cũng hớn hở ra ngoài. Xa nhất là New York và gần nhất là Angkor. Ở New York chúng tôi thèm phở và nhớ làng Vũ Đại, ở Angkor chúng tôi thèm thịt chó và nhớ hẻm 47. Chúng tôi đầu thai là để thèm và nhớ. Kiếp này thèm toàn cầu và nhớ một nơi chốn, một lỗ chân trâu. Con hẻm rộng và cụt (chứ không phải hẹp và sâu) dẫn vào nội thất mãn kinh của bà chúa gắt gỏng. Mỗi khi bà chúa xẹt qua là vang vọng trong đầu lời ca: đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt. Tuy chúng tôi đều có Honda, Yamaha và cả những chiếc Bus. Chúng tôi đỡ mỏi chân hơn tiền nhân hay giang hồ lê lết, nhưng chúng tôi đều đã hoa mắt, tê chân. Chắc vì chúng tôi là những công dân bị/phải toàn cầu. Mặc dù chúng tôi có tóc, răng và râu, nhưng trong đầu không đủ phép biện chứng, nên *** dái dù có săn và cứng cũng không tới đâu. Khi có tiếng nổ thì đừng tưởng ở đây có khủng bố. Chúng tôi chỉ xớ rớ và bị cướp cò.
    (Nguyễn Quốc Chánh, ?oNhững công dân toàn cầu bị kẹt đạn ở hẻm 47?)
    Vậy là sau phố Sinh Từ của Trần Dần, thơ Việt lại bám rễ vào một con phố, không phải thứ không gian mờ ảo trữ tình với những phố dài xao xác hơi may và thềm nắng lá rơi đầy, mà một địa điểm cụ thể đầy bụi bậm rác rưởi thị thành: hẻm 47 [6] . Nó đồng nghĩa với chuyển động, cuộc sống, cách tân, tự do.
    Xin chào những người của hẻm 47.
    _______________
    (*) Về hẻm 47, còn có bài «Đêm khó ngủ» của Đặng Thân (2005).
  10. A_Rose_Is_A_rose_

    A_Rose_Is_A_rose_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/12/2005
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0

    Ðặng Thân
    đêm nay rõ khó ngủ
    (vì nguyễn quốc chánh)
    đêm tù mù lu bù tít mù giời thấy âm u nằm chổng cu chọc vào các lỗ đen lỗ trắng làm hoắng lên mọi thành phần từ trung hoa nặng bay một mùi phân bắc theo hướng gió mùa qua ba đình xuôi một ngàn bảy trăm cây số về hẻm 47 dậy mùi hủ tíu nam vang nơi có 13 tông đồ dân ngu cu đen trong đó có bác du-đãng khâu túi đựng tiền ôm mưu trảm bác mà phúc còn bạc nên phải rạch mặt giả trang mần việc cách màng lang thang tam quốc cho nó sang đến khi thị nở tụt phéc mơ tuya chí phèo thì trong hẻm nhấp nhổm ối chú đang kiếm cớ lộn lèo sau khi đã đọc viết ăn uống bình loạn xung thiên thẳng chéo léo nghéo cầm ca đi vào đi ra vì bị bách gia chư tử từ tiền cổ điển đến hậu hiện đại áp bức lại gặp cơn bĩ cực nên thức giả tung cước phật du lu bù toàn cầu giật mình tỉnh thức thì túi tiền đâu đã không cánh mà bay chỉ thấy lắt lay một cái bị đựng đầy rác mà sao bác vẫn ngồi chòm râu im phăng phắc ấy mới thắc mắc có lấy của cháu không chú có của phải trông bác thức thì mặc bác thực ra bác khó ngủ vì vợ bác tệ bạc nhưng được cái nặng tình nên bác muốn ********* ô là la sao mai xuất hiện là tới bình minh

    11.3.2005
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này