1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thơ HẬU HIỆN ĐẠI

Chủ đề trong 'Thi ca' bởi blowjob, 09/12/2005.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. A_Rose_Is_A_rose_

    A_Rose_Is_A_rose_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/12/2005
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0

    Xin được giới thiệu lần lượt các tác phẩm hay nhất tháng 8 trên tạp chí Tiền Vệ:
    Inrasara
    Chuyện người đời thường [8, 9, 10, 11 & 12]
    8. ĐIỆU CUỒNG VŨ BUỒN
    hay Chuyện Ong Ka-ing Cân

    Ở đó gió không còn nhảy múa trên ngọn đồi sớm mai nữa
    ở đó con gà trống chờ hiến tế không gáy tiếng cuối cùng
    ngọn lửa cháy thiếu nhiệt tình ở đó
    chai rượu lễ tẩy trần không ai rót

    Ở đó ông thấy thế giới thật buồn

    Bọn trẻ hết tin vào lễ thánh
    giàn nước bỏ hoang
    bài tụng ca vọng không vào nắng
    ông thấy thế giới thật buồn ở đó

    Ông nhảy điệu cuồng vũ thật buồn ở đó
    ông thấy
    một hoài vọng đang chết và
    một nền văn minh đang chết
    niềm tin đang chết
    chậm

    Ở đó mọi vật thể trôi đi
    rất chậm
    ngôi nhà, làng, gió, những kỉ niệm rơi khỏi ông
    ông thấy thế giới thật buồn

    Rời bỏ cuộc lễ, ông đi
    nửa đêm hôm ấy
    người làng tìm thấy một Ong Ka-ing say vùi bên hốc đá.



    9. CHUYỆN ANH T?TMAUNG

    Có một người
    nông dân quá nông dân
    mút mùa cày thuê từ
    đồng này sang khác đến
    thuộc lòng từng tên con trâu
    quen thân từng khóm cỏ bụi tre đám bùn đồng Hamu Lanung, Hamu Rok
    đồng Hamu Lai Hamu Jawil Hamu Pa-auk Hamu Kai Prauk Hamu Ong Dhan Hamu Mưbiơn Hamu J?TNgwa Hamu Jađaw Hamu Gađak Hamu Li-aung Hamu Kai Kơm Hamu Mưbhauk Hamu Car Canang Hamu Gơm Dei Hamu Mưklung Hamu Pơrya?

    Đêm trôi từ quán càphê này sang khác
    quán càphê nhà quê vô danh không
    làm gì không
    chuyện với ai
    trôi
    như thể bóng mờ

    Có một người
    không tình yêu tình bạn không
    gia đình không tổ quốc không hối hả không lo lắng không
    như một bóng mờ
    trôi

    Từ quán càphê này sang khác mỗi ngày
    chọn góc khuất có một người
    ngồi viết tên con trâu, dòng sông, cánh đồng
    bằng nét chữ rất nét vào cuốn sổ ghi rất đẹp
    để làm gì không hiểu

    Một người
    cuộc sống được đo bằng bước chân theo đường cày và
    từ nhà qua quán càphê từ quán càphê
    này sang khác không gì cả
    sống để từ từ già nua
    hơn cả bóng mờ

    Khi tất cả con sông bị lấp cánh đồng đã chết con trâu lần lượt rời bỏ đời cày
    có người suốt ngày ngồi quán càphê lẩm nhẩm
    không gì cả
    chỉ những cái tên

    Một người
    ngày mai đi về phía giàn lửa.



    10. CHUYỆN CHĂM H?TRI

    Tặng Trà Vigia, tác giả truyện ngắn ?oChăm H?Tri?

    Là hạt giống cuối cùng của hoàng tử bị bỏ rơi
    khi
    năm tháng qua đi lịch sử qua đi
    bóng tối qua đi ánh sáng qua đi
    ông ở lại
    không căm giận than van trách oán

    Cư trú đường biên đêm và ngày
    một sinh thể nhùng nhằng
    giữa thế giới loài người và lũ vượn
    lưu giữ thứ kí ức
    về tàn cuộc

    Khi sự chờ đợi làm thứ gió bào mòn dốc trán
    hi vọng thành nỗi xa hoa tinh thần
    ông đi xuống với thế giới con người

    Kể rằng
    ông khước từ ngôn ngữ lũ vượn cả
    chối bỏ tiếng nói loài người

    Kể rằng
    ông chỉ huýt sáo
    buồn hay vui ông huýt sáo chán nản hay hứng tình ông
    huýt sáo chép sách hay tu rượu ông huýt sáo
    bóng ma ông dật dờ làng qua làng

    Kể rằng
    ông là Chăm H?Tri cuối cùng
    đang sứ mệnh lưu giữ một bí mật
    không cứu vớt ông không thể cứu vớt ai

    Khi nửa khuya tiếng huýt sáo ông vang lên kì lạ
    khiến trái nứng của góa bụa trong làng thức giấc
    chùm lông nách quý bà bắt đầu dậy mùi là
    ông lên đường làm cuộc gieo vãi

    Để
    khi mảng nắng đầu tiên của ngày sắp khai vỡ trên đồi trọc
    ông đi về phía rừng thế giới riêng ông.



    11. CHUYỆN ÔNG KLƠNG MAN

    Không gì buồn hơn khi ông hiểu
    ông đã hết thời. Xa
    công văn đi và đến xa
    giọng ba đời cô thư kí với tiếng máy chữ cũ kĩ xa
    cửa văn phòng mở, đóng đúng giờ không gì
    buồn hơn

    Ông về vườn nhưng
    ông hiểu vườn đã hết thời
    (từ điển hôm nay cần xóa từ về vườn, có lẽ)
    bờ mương không còn cong, dòng nước thôi
    làm lững lờ
    lối cỏ, điệu cò đã vào qui củ. Thật quá buồn

    Ông về. Nhà đang hết thời
    cánh trẻ đổ hút vào phố
    (không thể tránh)
    bà cả ngày dán mắt vào nỗi niềm phim bộ
    (không thể trách) bởi làng cũng vừa hết thời

    Cây kuao vừa bị đốn hạ, hết
    tiếng bò ngọ trưa hết
    tiếng chó tru ma nửa khuya hết
    bài tụng ca ban mai

    Không gì buồn hơn.



    12. THƯỢNG ĐẾ TỤT HẬU
    hay Chuyện ông Klơng Man (2)

    Ông chưa nghe tên Nietzsche bao giờ
    và chắc sẽ không bao giờ nhưng
    ông thét lên: ?oThượng đế đã chết? khi

    Giữa ban ngày, ông thấy Mĩ
    đánh nhau với Iraq
    cánh tay & mảnh sọ người văng tung tóe vào
    bữa tiệc chiều nơi một làng nghèo & xa
    đàn ông & đàn bà háo hức xúm quanh tivi trắng đen
    ông thấy thượng đế bị thương khi

    Cháu ruột ông kêu với người yêu nó ở xa, rất xa
    bằng thứ giọng lạ: em đang khóc đây
    nó hớp ngụm coca cầm tay đang
    mắt nó ráo hoảnh
    anh bỏ rơi em rồi: nó thở vào cái môbai bé xíu
    mắt chăm chăm vào gương soi nhỏ &
    kẽ đậm chân mày rất đen mẹ nó cho
    trong ánh mắt kia, thượng đế giẫy giụa ông thấy

    Với Font chữ Chăm được kẽ nét đầu tiên
    với bản Glang Anak đầu tiên được dịch, in
    & được mang tặng
    với tháp Po Rome được phục chế
    thượng đế chết

    Với ca Sida đầu tiên của Chăm, cô gái bán bia ôm đầu tiên,
    tên ăn mày đầu tiên, con sông lấp đầu tiên
    chứng mất ngủ đầu tiên của ông, quần jean đầu tiên con Xanh sắm,
    xe trâu đầu tiên được đẩy vào phòng trưng bày, cơn gió xalatan trái vụ
    đầu tiên thổi qua rừng trắng
    mùi đốt rạ tuổi thơ đã mất
    vụ giết người vừa xảy ra hôm qua, li dị tại phiên tòa đầu tiên, phá thai đầu tiên, chiếc xe Dream đầu tiên chạy vào làng, bể hụi đầu tiên, ông chồng uống
    thuốc rầy đầu tiên
    kut được xây, ngọn đồi tuổi thơ bị san bằng,
    xe rác đầu tiên thải thối qua cầu nắng
    làm
    thượng đế chết nhưng không. Ông nói
    thượng đế không chết
    thượng đế rớt lại phía sau.

    -----------
  2. sangmua

    sangmua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2003
    Bài viết:
    185
    Đã được thích:
    0
    Những bài thơ xoáy vào óc
    Bụng quặn lên như khi đói mà uống rượu say
  3. A_Rose_Is_A_rose_

    A_Rose_Is_A_rose_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/12/2005
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0

    Ðề cử tác phẩm của tháng 8: Bảng hiệu, truyện cực ngắn, Hoàng Long
    Như những truyện cực ngắn khác của Hoàng Long, ?oBảng hiệu? gợi lên một số lớn những liên tưởng bằng những hình tượng nhân vật và sự kiện đơn giản nhưng kỳ dị. Tôi thích truyện này vì ý tưởng những cảnh sát LÀ những bảng cấm rượt đuổi người dân ?" rất độc đáo.
    Hoàng Long
    Bảng hiệu
    Hắn đi lạc vào một khu phố lạ, thấy toàn những bảng hiệu. Những mũi tên, những dấu gạch chéo, những hình người được vẽ đầy trên đó. Khu phố vắng lặng, người dân ngồi im bó gối nhìn trời. Hắn bước đi trên đường, chợt nghe thấy tiếng còi tu huýt. Một người cảnh sát không biết từ đâu chạy đến bắt hắn đóng tiền phạt vì con đường này cấm rẽ. Bảng hiệu cắm đầu đường ghi rõ một dấu chéo. Và hắn mất một nửa số tiền mang theo. Rút kinh nghiệm, hắn hỏi những người dân ngồi hai bên đường về các ý nghĩa của bảng hiệu để tìm đường đi. Nhưng hắn không thể ngờ khi đang băng qua đường hợp pháp, một người cảnh sát vác trên vai bảng hiệu ?ocấm băng qua đường? chạy đến và nói ?oTôi là bảng hiệu cấm qua đường. Xin anh đóng tiền phạt?. Hắn đã hết tiền, trời thì tối, lại không tìm được lối ra. Hắn chọn một góc phố vắng và ngồi xuống, bó gối lặng im.
  4. A_Rose_Is_A_rose_

    A_Rose_Is_A_rose_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/12/2005
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0
    22.08.2006 ?" Trần Xuân Bẩy (Việt Nam)
    Kính gửi BBT Tiền Vệ!
    Tôi là Trần Xuân Bẩy, cựu học sinh ở Brisbane, và là độc giả thường xuyên của Tiền Vệ. Qua các tác phẩm đọc được trên TV trong tháng 8 tôi thấy nổi bật lên là bài thơ Hội phố mộng của tác giả Ðặng Thân và tôi xin được chọn đây là "Tác phẩm đáng đọc nhất trong tháng" vì những lí do sau đây:
    - Bài thơ như 1 tác phẩm hội hoạ đặc sắc. Khởi đầu bài thơ đã thấy cảm xúc bay lên từ 5 màu cơ bản. Sau đó là miên man dòng cảm thức của 1 hoạ sĩ đích thực thông qua những cơn buồn ngủ. Cuối cùng là giấc mộng về 1 hoạ sĩ triển lãm tranh ?osiêu thực?. Vậy là ?omộng trung hữu mộng?, thật tài tình.
    - Có thể nói đây là bài thơ đầu tiên có người đã tái hiện được trạng thái vừa buồn ngủ vừa đi du hí, 1 cảm thức tạo được chủ đề lạ. Ta thấy nhân vật vừa muốn ngủ vừa muốn cố tỉnh táo vì những cảnh sắc mới bắt gặp. Tuy nhiên những cảnh sắc dù hay ho mới lạ đến mấy vẫn bị cơn buồn ngủ làm cho say mờ. Tiếng chuông nhà thờ hay tiếng chuông chùa cũng không đủ để ?othức tỉnh? hay làm ?odứt cơn buồn ngủ?. Cái buồn ngủ này còn như muốn nói lên cả thực trạng xã hội trì trệ, u mê, khó có gì vận động được nó.
    - Cái hay và lạ nhất có lẽ nằm ở đoạn cuối cùng. Đó đúng là ngôn ngữ trong mơ, rất ngô nghê nhưng người mơ thì cứ như thấy rất thật, rất tỉnh. Câu chuyện cũng gửi gắm những gì như thể tiên tri. Kết thúc bằng 4 chữ ?ohỡi ôi / rồi tỉnh? ta thấy sự luyến tiếc vô cùng 1 giấc mộng đẹp hay cũng là không muốn quay về với thực tại nhàm chán và có vẻ ?okinh hoàng?. Cũng có thể xã hội là 1 giấc mộng lớn mà chỉ giấc mơ là thực.
    - Như những bài khác tôi đã được đọc, tác giả Đặng Thân luôn có ?ogiọng? độc đáo, hay, lạ, rất cuốn hút. Bài này còn bật lên cái giọng ?olàm thơ mà cứ như không?.
    Ðặng Thân
    Hội phố mộng
    buồn
    ngủ
    quá
    dậy sớm bay
    ngày
    chưa
    tỏ
    đôi mắt đỏ​
    nắng loang mang vàng chanh trời xanh cô ban giật mình sau 1 giờ bay trên ngàn mây trắng vạn mây đen khi ngày chưa kịp đánh thức những du khách lười 1 cuốc taxi đưa ta về chốn nhiêu khê

    %​

    ta hoang mang đi
    ồ mà
    không biết đi đâu
    đi đâu làm gì
    ăn đi ngủ nghỉ
    thanh thản quá nhỉ
    bố khỉ​
    người đi ta đi đâu cần làm gì đi để mà đi cho đỡ phát phì cho tuột mồ hôi lượn lờ phố nhỏ thấy xinh tệ
    đi qua nhà thờ đi vào nhà chùa Chúa ra ở riêng Phật cũng xuất giá
    để làm gì
    boong
    hình như vẫn còn buồn ngủ​
    dật dờ Quảng Nam tìm phở Bắc gặp hàng Hà Nội không thấy thịt bò chỉ vài cọng húng lội bát nước trong mắt trong cô chủ nói giọng Hà Tây nơi Ba Vì gặp con bò đội nón ngóng cơn đằng Đông nhớ Nguyễn Quang Thiều dáng như Tây Ban ngưu xuất khẩu sang Mễ Tây Cơ đang nung nấu trường ca về 1 cái lò mổ bò có con nhặng à quên ruồi đòi đầu thai vào bụng người
    buồn ngủ không chịu nổi​
    dưới nắng hàng họ bày dọc ngang thấy xinh đẹp mọi người ăn nói nhỏ nhẹ dễ thương nên thăm phố cổ thấy cái gì cũng cứ mơi mới nước chảy lờ cờ dưới chân Lai Viễn chả thấy gì hấp dẫn chợt thấy đồng 20.000 mới phát hành có hình cái kiến trúc thượng gia hạ kiều nên chợt hỏi 1 em có biết cầu mà có mái thì gọi cầu gì em cười ngơ ngác
    thì gọi là nhà cầu chứ còn gì nữa
    hớ hớ hớ
    thôi thế đủ rồi kiếm chỗ ngủ thôi
    phải ngủ chứ​

    %​

    những đêm tràn mênh mông
    ta bơi lội trong cái ***g mông cuộc đời mà đôi khi thấy ghê sợ
    trong mơ ta thấy gặp gỡ nhiều người hơn khi tỉnh
    đặc biệt là nhân cách và hành vi của mọi người đều được thể hiện rõ ràng
    và có nhiều lúc vô cùng mờ ảo
    ôi nghe thật là bẽ bàng​
    cười/nói/chửi/bơi/chạy/rống/trợn mắt/nhe răng/cởi phăng áo/xắn cao quần/tụt quần/thủ dâm/thủ thỉ/rỉ tai/đấm đá/tranh giật/khen thối/nịnh thơm/múc/xúc/lao xao/cười duyên/khóc thầm/ngưỡng mộ/đái tồ tồ/*** bậy/*** quỵt bỗng thấy bản thớt con dê già Woody Allen hiện lên phán rằng trên đời chỉ có 2 loại *** là *** mất tiền và *** không mất tiền nhưng chết nỗi *** không mất tiền lại tốn kém hơn nhiều so với *** mất tiền

    %​

    thế là phiền

    rấtt
    phphiền
    man miênn
    quá nhiềuu sự
    kiện uống rrrrượu
    say tất nhiênnnn giữa
    nhiều người hâmmmm mộ
    chợt mình nhìn ra kìaaaa quần
    ướt rồi đái cả ra quần lúc nào không
    biết thì quả là sayyyyyyyyyy quá rồi bỗng
    nàng kể 1 tên thi sỹ sâu hùm hòn én khét tiếng
    tại sao mà lại hóa thành hoạa sỹ vì thấy y đem tranh
    đi triển lãm mà lại cách đây dững 4 năm thì quả là lạ thật
    lạ lùng hơn hắn vẽ tranh trừu tượng chả ai hiểu chó gì mà có tờ
    báo mạng đăng tin không biết phạm huý thằng nào mà ngayy lập tức
    bị tường lửa 4 ngày *** ****** mường tượng giữa sảnh lớn gã dựng đứng đôi
    song phi đỏ rực trông như đôi câu đối có 1 nhã ý gì rất thốiii khi mà một bên như mặt
    ngửa đồng tiền nó làm 4 chữ thư pháp đại tự kiểu long đụ phượng hayyyyy đại bàng đạp mái
    chim sâu gì đấy nghe như chữ thằng ngọng đang tập tọng học đánh vần thế mà ai cũng bảo bí hiểm:​

    sông
    Hương
    biển
    tươi​

    vế bên kia là hàng chữ vẫn chạy theo chiều dọc nhưng mờ ảo như mặt sấp đồng tiền mà nhiều bậc
    đại sỹ thì thào rằng phải nhìn bằng tuệ nhãn mãiiiiiii mới thấy 4 chữ như là lời giải câu sấm bên kia:​

    quê
    hương
    biến
    đổi​

    kết thúc triển lãm nhân vật chính trao tặng lại 1 bức tranh dâm
    đại ý thế thôi bố ai hiểu cái quân hoạ sỹ mà lại còn có gốc thi sỹ chúng muốn nói cái ý gì
    vì thế mà có đứa bảo tranh của hắn chuyển tải những ý trời
    có bác gửi gắm rằng tranh bác mang thông điệp của giời
    ông thì ngôn là những ý rời
    mà tại sao lại bị tường lửa mà chỉ có 4 ngày rồi thôi​

    thôi bỏ mẹ
    sa đà quá rồi
    hỡi ôi
    rồi tỉnh​

    Hạ 06
    Được A_Rose_Is_A_Rose_ sửa chữa / chuyển vào 10:27 ngày 08/09/2006
  5. fonzzi

    fonzzi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2006
    Bài viết:
    300
    Đã được thích:
    0
    Gửi chú em cựu học sinh Trần Xuân Bẩy!
    Chú em có đi học mà chú em lại là dân nhiều tiền bạc để được xách đít sang Brisbane trau dồi trí tuệ. Thiết tưởng chú em cũng hiểu biết chút ít. Nhưng, cái kiến thức của chú em chứng minh là chú em đã tốn tiền của cha, anh một cách quá phí phạm vì đầu óc chú em thực sự dek có mở mang chút nào. Đây nói về khía cạnh logic chứ dek thèm nói về văn chương, thi phú hay chính trị nhé (một dịp khác sẽ đề cập tới văn chương, thi phú, chính trị. Ngạc nhiên là bọn mods ở đây chỉ biết dọn dẹp loại rác tép riu vi phạm nội qui mà mù, lòa, câm, điếc cho qua những cái vi phạm kiểu cá mập).
    Câu phê bình của chú em Bẩy: ?o1 họa sĩ đích thực thông qua những cơn buồn ngủ? quả là overlooked hay là quá ngu mà không nhận xét được cái loè loẹt viết cho có của thằng tác giả?.Nó viết 3 câu về buồn ngủ theo thứ tự như sau:
    Câu thứ nhất: hình như vẫn còn buồn ngủ
    Câu này chứng tỏ là hoặc nó ngủ được một giấc rồi, hoặc nó mới tọng vào một ngụm cá phê đậm đặc, hoặc nó dùng một loại thuốc nào đó để chống cơn ngủ.
    Câu thứ nhì: buồn ngủ không chịu nổi
    Câu thứ ba: thôi thế đủ rồi kiếm chỗ ngủ thôi
    Nếu chú em Bẩy có chút trình độ kiến thức cũng đủ hiểu là từ câu thứ nhất đến câu thứ nhì là 2 mệnh đề trái với sự tự nhiên của cơ thể. Vừa mới ngủ một giấc, hay cà phê đậm, hay dùng thuốc thì dek có trường hợp của câu thứ nhì.
    Từ câu thứ nhì đến câu thứ ba (như cái kiểu bất cần đời của thằng Đặng Thân thì chỗ dek nào nó ngủ cũng được kể cả cầu tiêu(cầu có nóc)) rất sai vì buồn ngủ không chịu nổi thì bạ đâu nó cũng đánh kềnh được chứ hơi sức đâu mà kiếm chỗ nữa.
    Nội cách diễn tả chuyện ngủ của thằng Đặng Thân ngu thượng thặng như vậy mà chú em Bẩy cũng khen thì thật chán chú em quá.
    Mai mốt chú em có viết gì hay bình phẩm gì thì đừng có mang cái ?ocựu học sinh?.? ra mà làm bình phong quảng cáo nhé.
    Anh đọc bài của thằng Đặng Thân chán vãi. Nó viết cả đống trong đó mà dek có gì chứng minh cụ thể. Nó lại hay lôi mấy cái ?onước ngoài? ra khoe để chứng tỏ cái ?otheo dõi tình hình? của nó thôi, chứ, thực tình thằng đó đâu có dek gì đâu. Hôm nào anh rảnh rang anh sẽ vẽ ra cho chú em thấy cái bố láo của nó. Mịa, làm chính trị thì thiếu gì cách làm. Muốn nói tục thì cứ nói tục. Muốn chửi thì cứ chửi. Tại sao đem hết tất cả những cái bẩn thỉu, xỏ lá vào trong văn chương rồi bảo đấy thi ca? Anh là anh ghét nhất mấy thằng giấu mặt lợi dụng ít bằng cấp, chữ nghĩa. Anh ngạc nhiên bọn này thì ít mà ngạc nhiên bọn mods thì nhiều. Chúng chuyên khóa mõm một số người rồi tô đỏ lên là vô văn hoá, trong khi bọn Hậu Môn Hiện Đại thì chửi tục gấp triệu lần lại phây phây mèo khen mèo dài đuôi hoặc dùng diễn đàn phi chính trị để quảng cáo một cách thoải mái.
    Anh là anh hy vọng mấy cô cậu mods đừng có xóa bài này của anh!
    Fonzi

    Được fonzzi sửa chữa / chuyển vào 13:59 ngày 08/09/2006
  6. Babayaga

    Babayaga Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    Mợ fonzzi này lỡm nha. Ở đây ai chả biết nick a_rose_is_a_rose và nick blowjob chính là bác ĐT kia.
  7. kurosa

    kurosa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/08/2006
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    Ờ, con fờ ri (chắc là miễn phí) này nói bậy vậy mà hay hén.
    ------------------------------------
    Mẹ cha con đĩ Nở.
    Giờ này mà nó vẫn chưa vác mặt sang.
    Rượu hết rồi đây...
  8. A_Rose_Is_A_rose_

    A_Rose_Is_A_rose_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/12/2005
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0

    25.08.2006 ?" Đinh Kiều Oanh (Nice, France)
    Tôi bầu truyện ngắn Nghĩa Trang Đồng Nhi của Lynh Bacardi vì đó là một truyện hay và rất kinh dị. Tôi không biết các chi tiết mô tả có thực hay không nhưng khi đọc xong, tôi liên tưởng ngay đến xã hội Việt Nam hiện nay, một xã hội không còn tình yêu và đạo lý gì hết. Đó cũng là nơi phụ nữ bị đối xử như những con vật, chỉ để thoả mãn dục vọng của đàn ông.
    31.08.2006 ?" Thanh Uyên (Wellington, New Zealand)
    Tôi không dám nói truyện Nghĩa Trang Đồng Nhi của Lynh Bacardi là tác phẩm hay nhất trong tháng 8. Nhưng truyện này đã làm tôi mất ngủ vì bị ám ảnh. Nhiều chi tiết trong truyện cứ loanh quanh trong đầu óc tôi sau khi đọc xong. Nếu được phép góp ý cùng tác giả, tôi xin nhận xét là truyện này hơi quá dài cho một truyện ngắn. Nếu được viết gọn sắc hơn, có lẽ nó tác động đến người đọc hơn nữa. Ngược lại, tác giả có thể khai triển rộng hơn nữa để viết thành một tiểu thuyết.
    Lynh Bacardi
    Nghĩa Trang Đồng Nhi
    Mọi sự kiện của đời tôi đều xảy đến vào những đêm khuya khoắc. Đêm nay cũng vậy, cái lành lạnh khác lạ từ đâu chạm vào da tay khiến tôi giật mình tỉnh giấc. Tôi giở tay lên vuốt vuốt làn da. Chẳng có ai bên tôi giờ này trừ con tôi. Bóng điện được bật lên. Tôi mỉm cười, dưới ánh sáng trắng con tôi vẫn đang ngủ ngoan như mọi lần.
    Đã hơn ba tuần nay, tôi từ chối mọi người đàn ông. Tôi sợ họ phát hiện sự lo lắng khác thường trên gương mặt vẫn luôn lạnh lùng của tôi. Hơn nữa, tôi cũng muốn dành mọi thời gian lo cho con tôi. Cả nhiều ngày nay nó chẳng ăn uống gì, kể cả nước cơm pha đường, thức uống mà nó ưa thích nhất. Vừa rồi cũng vậy, tôi chỉ mới thiếp đi sau khi tuyệt vọng nhìn dòng nước trắng đục chảy ngược ra từ cái miệng nhỏ xíu. Vậy mà bây giờ thân thể nó lạnh ngắt. Hay nó nhõng nhẽo, muốn được ngậm ti như mọi lần. Có lẽ vậy. Tôi ngồi dậy, vén áo lên đút núm vú vào miệng nó. Cái miệng vẫn ngậm chặt, mắt không mở ra nhìn tôi cười toe toét nữa. Trước đây dù biết vú tôi không có sữa, nó cũng vui vẻ ngậm rồi dùng lợi day day nghe nhồn nhột. Tôi lấy hai ngón tay cố tách hai cái lợi đang khít chặt vào nhau, một dòng nước dãi trong veo chảy tràn xuống cổ áo nó khi hai cái lợi bị tách ra. Tôi đưa núm vú vào. Cái núm vú lạc lõng giữa hai cái lợi há hốc và cái lưỡi cứng đờ. Chắc con tôi ngủ say quá. Tôi đặt nó trở lại trên tấm khăn bông đỏ, ngả người nằm xuống bên cạnh. Cánh cửa sổ trên gác lại bật mở, tôi nhổm dậy bò ra cột dây lại.
    Một vì sao nhỏ xíu đột ngột từ mái nhà vút bay về phía thật xa.

    I

    Đêm nay biển động. Tiếng sóng ào ào từng chặp vỗ vào bờ gào thét. Gió mạnh hơn, cát bay rào rạo. Cổ tôi rít chịt, ngứa, tóc bay rối bời. Một cái bọc đen nằm đơn độc bên bờ kè. Chắc lại nó. Tôi cúi xuống. Dưới ánh đèn đường vàng nhạt, một vật thể bầy nhầy đỏ loét nằm bên trong cái bọc. Tôi cột lại, treo nó lên ghi đông xe đạp. Nãy giờ đi hết các bờ kè chính của bờ biển, mà tôi chỉ lượm được một bào thai. Có lẽ nhóm Thiện Nguyện đã đi lượm trước. Hôm nay họ đi khuya hơn thì phải, hay họ cố tình làm vậy để tôi không còn cơ hội rớ tay vào việc gì nữa. Tôi chợt thấy nghèn nghẹn, rồi chợt nhận ra mình đang tầm phào. Càng lượm ít thai nhi càng phải mừng chứ. Tôi kéo cho cái áo sát thêm vào người. Gió biển thường lạnh, giờ này càng lạnh hơn. Hôm nay vậy là ít, không biết nhóm Thiện Nguyện tìm được bao nhiêu. Tôi vòng xe đạp trở ra nghĩa trang. Mắt nhíu xuống nặng trịch. Chắc đã khuya lắm rồi. Chợt cái bọc đen bị tuột ra rơi xuống cát. Tôi giật mình nhìn xuống, trời đất, làm sao mà hốt lên. Máu ngấm nhanh ngay khi chạm mặt cát, cái nhúm bầy nhầy bể ra văng toè loe. Tôi cúi xuống định làm một hành động gì đó, nhưng một mùi hôi dữ dội đột ngột xộc lên mũi. Tôi bỗng thấy hãi hùng, vùng đứng lên lao đầu về phía trước chạy thục mạng.
    Tôi cố chạy thật nhanh, càng nhanh càng tốt như sợ linh hồn của bào thai đuổi kịp. Máu nhiều quá, tôi chưa từng thấy nhiều máu như vậy kể từ buổi vượt biên không thành. Cát bay vào miệng, tôi cố dùng lưỡi đẩy ra nhưng vô ích, miệng tôi như chứa cả bụm cát. Tôi chỉ dừng lại khi vấp phải ụ cát ai đó đã gom vào một chỗ. Lồm cồm ngồi dậy, nhìn kỹ, thì ra đó là một toà lâu đài bằng cát xây dang dở. Tôi tỉnh người, một cảm giác ngượng ngùng chợt đến. Tôi bước từng bước chậm chạp quay lại với cái bào thai, trong tay cầm cái xẻng bằng nhựa, nó là món đồ chơi mà chủ nhân tí hon nào đó của toà lâu đài để quên. Chiếc xe đạp và đống bầy nhầy vẫn ở yên đó. Tôi cởi áo ngoài bịt chặt mũi, dùng cái xẻng xúc cả cát lẫn máu thịt bỏ lại vào bao.
    Xin cháu đừng giận cô, cô hậu đậu quá! Tôi vừa đạp xe ra đường lớn vừa lẩm bẩm.

    Tôi căng mắt nhìn vào màn đêm phía trước. Cứ đi, cứ rẽ, cứ đạp xe theo thói quen. Đường đến nghĩa trang khá xa. Hai bên đường những cây cao su ngả nghiêng trong gió. Vài bóng đèn néon nhỏ xíu buộc hờ hững trên cành. Thỉnh thoảng vài bóng người trồi ra thụt vô ở các thân cây rồi biến mất. Chẳng có gì lạ, đó là bọn trộm mủ cao su, giờ này mới là giờ làm ăn của chúng. Khu nghĩa trang cũng hiện ra trước mắt tôi, vẫn vắng lặng như mọi lần. Mà vắng lặng cũng phải, vì chẳng ai ra đường vào giờ này, nói chi việc đi đến nghĩa trang. Tôi để xe đạp ngã vào dãy hàng rào trước cổng, xách cái bọc đi sâu vào trong lần tìm một khoảng đất trống. Những nấm mồ nho nhỏ mọc khắp nơi, nhìn như những thân nấm non nớt rộn ràng mọc lên sau mùa mưa dầm. Những tấm bia sơ sài, khiêm nhường nép vào nhau cố tình chừa đất cho những bào thai mới. Cái xẻng bằng nhựa vậy mà có ích, tôi dùng nó để bới đất thay vì dùng tay như mọi khi. Khoảng đất nhỏ xíu, tôi phải cẩn thận lắm mới không xới lấn sang phần mộ bên cạnh. Hôm nay tôi có mang theo nhang, mùi nhang làm tôi thấy đầu óc sảng khoái. Chỉ thiếu mỗi cái bia và bông hoa nhỏ. Ngôi mộ nào cũng được nhóm Thiện Nguyện trang bị đủ ba món khi vừa chôn cất, đó là nhang, hoa và tấm bia. Nhưng không sao, ngày mai khi đến đây và phát hiện ngôi mộ mới, nhóm sẽ biết phải làm thêm những gì. Tôi chỉ có thể làm sơ sài như vầy sau khi đã rời khỏi nhóm.
    Tôi chưa về vội, mà ngồi bệt xuống đất nhìn xung quanh. Nhìn để mà nhìn, chứ nơi đây cũng tối mờ mịt như đoạn đường lúc đầu. Hồi đó cũng có một bóng đèn tròn treo ở cổng, do dì Hạnh câu điện nhờ ở ngôi nhà gần đây. Nhưng khi thấy nhóm mang quá nhiều bào thai đến, và biến nơi đây thành một nghĩa trang thực thụ, thì chủ nhà đã chuyển đi nơi khác. Những người khác thấy hàng xóm bỏ đi, liền làm đơn lên phường. Bây giờ trong lúc chờ phường giải quyết cái nghĩa trang, họ cũng chuyển đến ở tạm nơi khác cho chắc ăn. Ma trẻ con đã đáng sợ, mà đây lại là bào thai chết oan thì càng dễ sợ hơn. Tôi nhớ đến dì Hạnh. Chắc dì sẽ mệt lắm, địa phương đã có giấy báo sẽ dỡ bỏ khu nghĩa trang này. Rồi dì sẽ chuyển những vong hồn chưa thành hình người này đi đâu. Hai khu nghĩa trang nằm trên vùng đất nổi tiếng có mìn sát thương thì đã chật, và mặc dù ở khá xa nơi đây, thỉnh thoảng dì Hạnh vẫn bị nhắc nhở di dời. Tôi phủi tay. Đưa mắt nhìn lại nấm mồ nhỏ chưa hoàn hảo.
    Tôi không đến tu viện xin gặp dì Hạnh nữa, vì tôi biết nếu dì nhận tôi, dì sẽ lại khốn khổ với ánh mắt khó chịu của những người đàn bà đó. Trước kia họ yêu kính lòng nhân của dì, họ chào hỏi và lắng nghe dì nói về sự sống quí giá mà con người được Chúa ban chọn. Bây giờ họ không muốn nhìn mặt dì, thậm chí không thèm xếp hàng nhận bánh thánh ở dãy có dì đứng phát. Tôi không trách dì, dì đã vì tôi mà đương đầu với họ cả một thời gian dài. Tôi mong dì tạo được uy tín trở lại sau khi tôi tự động rời khỏi nhóm. Bởi nếu có uy tín, dì sẽ vận động những người có lòng từ thiện hiến những mảnh đất an toàn để làm nghĩa trang. Nhóm sẽ không phải mạo hiểm chôn bào thai ở những vùng đất hoang, đầy rẫy các quả mìn sát thương ẩn dấu dưới lớp lá héo khô của vùng đất từng qua một thời chiến tranh ác liệt. Và nhất là sẽ không còn xảy ra tình trạng bị chính quyền hăm he lấy lại đất nữa.

    Sương xuống nhiều khiến da thịt tôi lạnh toát. Phải về thôi. Chợt có tiếng lay động không bình thường của cành lá, tôi giật mình, ai mà ra đây vào giờ này. Tiếng cành lá va chạm mỗi lúc mỗi rõ hơn, rồi tiếng chân người bước về phía tôi mỗi lúc mỗi gần. Tôi chẳng nhìn thấy gì, chỉ biết không chỉ có một người mà nhiều người lắm. Tôi chưa kịp sợ hãi vì nghĩ có ma, thì nhiều ánh đèn pin cùng lúc bật sáng rọi vào mặt tôi đến loá mắt. Một bàn tay ai đó đột ngột tát mạnh vào má tôi, rồi những cú đấm, đá, giật tóc tới tấp khiến tôi choáng váng. Nhưng giờ thì tôi tin chắc họ là người chứ không phải ma.
    Đánh nó đi, đánh chết đồ đĩ già! Cái thứ ngoan cố, cho nó chừa cái tật đạo đức giả, đánh đi!
    Một cú đấm như trời giáng trúng vào ngay cằm, tôi tưởng đầu mình đã văng ra khỏi cổ. Bị mất thằng bằng, tôi té ụp xuống, mặt đụng phải một cái bia bằng ván, đau buốt, nhưng tôi vẫn còn tỉnh táo nhận ra giọng nói vừa rồi rất quen thuộc. Phải rồi, thật không thể tin vì họ là người trong nhóm Thiện Nguyện. Họ đang làm gì tôi, họ muốn giết tôi sao. Tôi không thể la lên được, những cú đánh thô bạo vẫn giáng xuống tới tấp. Tôi không thấy đau nữa, chỉ thấy thân thể mình tê cứng lại. Tôi càng ngạc nhiên hơn, khi nhận ra tiếng của dì Hạnh vang lên đầy bức xúc.
    Đủ rồi đủ rồi, đánh người ta vậy đủ rồi, vậy là nó biết rồi, hiểu rồi, không cần đánh nữa đâu!
    Tôi giật mình. Thì ra nãy giờ dì vẫn đứng ở đây, dì chứng kiến, dì đi chung đám người này rình rập tôi. Tôi muốn nói gì đó với dì, nhưng miệng chợt tê cứng lại. Đám người cũng đã dừng tay, họ đột ngột trả cho khu nghĩa trang sự yên lặng trầm mặc như trước. Vài phút sau, một cánh tay nhẹ nhàng đặt trên vai tôi. Tôi không thể quay đầu lại, nó cũng tê cứng như quai hàm tôi lúc này. Nhưng tôi biết bàn tay đó là của dì Hạnh, dì không nói gì, mà nhét vật gì đó vào túi áo sơ mi của tôi. Ánh đèn pin và tiếng chân người xa dần. Gió rít từng hồi bên tai. Tôi ngã vật xuống đất như một thân tượng gỗ.
  9. A_Rose_Is_A_rose_

    A_Rose_Is_A_rose_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/12/2005
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0

    II

    Người đàn ông xìu xuống, nằm vật ra với những giọt mồ hôi nhễ nhãi trên khắp mặt và lưng. Ông thở chậm lại, quay qua nhìn tôi mỉm một nụ cười gượng gạo. Ông đưa bàn tay đầy vết chai sần lên vuốt những giọt mồ hôi trên mặt. Ông đã tươi tỉnh hơn lúc mới đến đây. Những vết chai trong lòng tay của ông cũng có công dụng của riêng chúng, vì nhìn vào đó tôi chỉ lấy giá rất bình dân. Ông là một trong những người khách quen của tôi. Ông đến đây mỗi tuần một lần, luôn cố làm thật nhanh để trở về sớm. Vì vậy khi tôi chưa kịp cười lại với ông, thì ông đã đứng dậy mặc quần áo. Ông đặt vài tờ bạc lên cái gối, bịt khẩu trang kín mặt rồi mới dắt xe đạp ra khỏi nhà.
    Anh nhớ khép dùm em cánh cửa.
    Ừ.
    Tôi ngồi trên gác nhìn cánh cửa từ từ khép lại. Người đàn ông đang đi xa dần. Có lẽ ông ấy phải cúi gằm mặt, cố đi cho hết con hẻm dài để tránh ánh mắt nhạo báng của người quanh đây. Tôi vói tay lấy những tờ bạc, cất chúng vào cái ví để trong gối. Thân thể tôi vẫn còn đau nhức và đầy vết tích sau trận đánh, vậy mà người khách đó không nhận ra. Tôi chợt nhớ hôm nay công việc làm ăn của mình yên ả hơn mọi ngày, đám đàn bà trong nhóm Thiện Nguyện không chọc phá khi tôi đang có khách nữa. Họ không rình rập bên ngoài, ghé mắt nhìn qua những khe hở giữa các tấm ván, hay chọi cát đá vào nhà tôi. Họ đã chán rồi ư. Mọi khi tôi chỉ dám ******** với khách trong buồng tắm, vì ở đó kín đáo hơn, lại có cánh cửa bằng ván loại tốt và chưa bị mục nứt như cánh cửa chính. Tôi rã rời bật người đứng dậy, nhận ra thân thể mình trống rỗng, đầu óc nặng nề chỉ muốn nằm xuống trở lại. Tôi nhìn đồng hồ. Mười lăm phút nữa sẽ lại có khách. Tôi cần phải sạch sẽ và tỏ ra tràn đầy sinh lực thì mới mong giữ được họ.
    Có tiếng cười khúc khích bên ngoài. Tôi giật mình, chẳng lẽ lại là đám đàn bà. Nhưng sao họ không rình lúc tôi đang có khách, bây giờ rình thì được gì chứ. Tôi chưa đi tắm vội, mà tròng cái áo đầm ngủ rồi bước từ từ xuống cầu thang gỗ. Trong khi tôi định đưa tay cài cửa lại, thì cánh cửa đột ngột bật ra. Tôi mừng rỡ nhận ra đó không phải là đám đàn bà, mà là người khách kế tiếp của mình. Ông đến sớm hơn mọi lần. Ông cũng giật mình khi thấy tôi đứng sẵn ngay cửa, nhưng cũng nhanh chóng dắt xe vào rồi chốt cửa lại. Chẳng có bà nào bên ngoài. Tôi yên tâm vì biết mình sẽ được thoải mái nằm trên sàn gác, mà không phải chui vào cái buồng tắm chật hẹp chỉ làm được với hai tư thế đứng và ngồi.
    Ông khách có gương mặt hơi ngồ ngộ, nó choắt lại nhỏ xíu bằng bàn tay của tôi lúc xoè ra. Ông rất ít nói, chỉ nói những câu cần thiết nhất như ?oEm cởi đồ ra?, ?oNằm yên? hay ?oCái khăn tắm của em đâu rồi??. Ông gạt cái chống dựng xe đạp sát vách nhà, vừa cởi nón ra để trên yên xe, vừa nhìn tôi cười thân thiện rồi đi lên gác. Mùi mồ hôi của ông phớt ngang qua mũi, chua lè, nồng nặc. Mọi người khách của tôi đều có cùng loại mồ hôi này, loại mồ hôi của giới bình dân. Ông cởi quần áo để trên gác, chỉ quấn cái khăn tắm nhỏ của tôi ngang hông, bước xuống thang đi vào buồng tắm.
    Tiếng dội nước ào ào của ông khiến tôi chợt nhớ tinh trùng của người khách lúc nãy còn nồng và vẫn dính trên thân thể tôi. May mà lúc bước vào ông ấy không nhận ra. Tôi vội đến đứng sẵn ở cửa buồng tắm, định bụng chờ ông đi ra sẽ vào tắm cho thật nhanh. Nhưng tôi không làm được, vì khi mới bước ra ông đã ôm chặt lấy tôi mơn trớn. Tôi hoảng hồn, đà này là mất khách như chơi. Ông kéo phăng cái áo của tôi ra, vùi mặt vào thân thể nồng nặc của tôi hôn lấy hôn để. Chẳng thể làm gì được, tôi để mặc ông kéo tôi lên gác. Tôi nằm ngửa trên sàn, cũng để mặc ông đưa đẩy sự sung sướng cho đến khi lên đỉnh điểm. Ông nhanh chóng nằm vật ra sàn gác thở hổn hển như mọi lần, mặt mũi đỏ ké, mồ hôi nhễ nhãi.
    Bây giờ tôi chẳng cần phải vội đi tắm nữa, mùi tinh trùng thì có ai khác ai đâu. Tôi nhìn lên nóc nhà, những thanh gỗ có màu sơn xanh cũ kỹ như nằm chắn ngay sát mắt, chúng gồ ghề, thấp chụp như thể sẵn sàng rớt xuống đè lên người nào đang nằm bên dưới. Căn nhà đã thấp và nhỏ, nhưng vì thích nên tôi cố làm thêm cái gác, vì thế nóc nhà gần như muốn đụng vào sàn gác. Tôi không cảm thấy an toàn khi ngủ dưới sàn nhà, sự rộng rãi làm tôi thấy cô độc. Khi ngủ tôi thích quấn chặt lấy mền, chèn gối xung quanh thân để được cảm giác ấm cúng vừa đủ.
    Người đàn ông đã bắt đầu thở chậm lại, ông cũng quay qua nhìn tôi cười gượng gạo. Khác với ông kia, ông không tỏ ra phải vội quay về, mà quàng tay qua ôm lấy thân thể trần truồng của tôi. Ông nhìn tôi định nói điều gì đó, nhưng chợt nhận ra những dấu vết khác lạ trên thân thể tôi, ông lại im lặng. Tôi khẽ mỉm cười. Tôi hiểu ông không dám hỏi tôi về những vết bầm, cũng như người khách trước, tôi không tin ông ấy không nhìn thấy. Nhưng nhìn thấy rồi sao? Rồi hỏi thăm. Rồi biết chuyện. Rồi sẽ phát ngán lên vì lại nhận ra một con người khốn khổ giống như họ đang ở đây, ở nơi duy nhất mà họ tin có thể mang niềm vui đến cho họ, dù chỉ trong chốc lát. Và điều đó thật vô tích sự, cũng như sẽ không còn vô tư bò lên thân thể nhau khi biết những chuyện bá láp này. Hơn nữa, có khi còn phải phát sinh một vài đồng gọi là tiền thông cảm. Chợt có những tiếng động mạnh ở dưới nhà, ông khách và tôi cùng bật người dậy. Trong lúc chúng tôi chưa kịp đoán xem chuyện gì thì cánh cửa bật ra, liền theo đó là cả đám người nối nhau bước vào nói cười ồn ào.
    Tôi và ông cùng lăn người vào vách, vơ vội cái gì đó che lên thân. Tim tôi đập mạnh, nhận ra ngoài đám đàn bà, đàn ông và con nít trong xóm, còn có hai công an khu vực. Một trong hai người nhanh chóng bước lên cầu thang. Anh xông đến chỗ chúng tôi, giật phăng cái mền ông khách đang quàng ngang hông ra, rồi giật luôn cái gối tôi đang dùng để che thân thể trần trụi của mình. Anh đứng yên quan sát chúng tôi với ánh mắt thích thú, như trước mặt anh hiện giờ là hai con vật kỳ dị vừa săn được. Lát sau, anh mới chậm chạp mở ba lô lấy máy ảnh ra, bắt đầu bấm lia lịa.
    Trong vòng vài giây, dường như tất cả người trong xóm đều có mặt ở căn nhà nhỏ bé của tôi. Họ xì xào bàn tán, chỉ trỏ rồi cười khúc khích. Lát sau họ hùa nhau cùng kéo lên gác xem cho tường tận. Tụi con nít cười vui như những lần được phường tổ chức cho coi văn nghệ miễn phí. Đám đàn bà với gương mặt hả hê, đứng khắp nhà chứng kiến thành quả rình rập bao lâu nay của họ. Một vài người đang tranh nhau trả lời các câu hỏi của người công an đứng bên dưới. Anh ta ghi chép gì mà đầy cả hai ba trang giấy. Tôi chỉ sợ căn gác sẽ sập mất, nó không thể kham nổi số người như vậy. Nhưng tôi chưa kịp nói gì, thì anh công an đứng bên dưới cũng nhận ra điều đó, vội vàng nói vói lên yêu cầu ai không có phận sự thì xuống đất. Anh công an trên này vẫn hí hoáy chụp hình. Anh cúi người lom khom chụp chúng tôi đủ mọi góc cạnh, cho đến khi đầu chạm phải cây cột ngang của nóc nhà thì anh mới đưa tay xoa đầu, thoả mãn bước xuống thang gác.
    Anh mặc quần áo rồi theo chúng tôi ngay. Còn chị cứ vào tắm, mặc quần áo tươm tất rồi lên phường sau cũng được.
    Hai người công an bước ra khỏi nhà với ông khách khốn khổ của tôi. Tôi thấy gương mặt choắt của ông như càng choắt lại, lúc ông lập cập quẹt đại một dấu x vào biên bản quả tang thay cho chữ ký. Tôi biết ông sẽ tốn một khoản tiền phạt bằng cả chục lần ông đến đây.
    Người trong xóm cũng mạnh ai nấy về. Tôi biết đêm nay họ sẽ không ngủ mà thức bàn tán, phân tích chuyện của tôi cho đến hết đêm. Chỉ có ông Tài, chồng của bà Hồng và mấy người đàn bà khác còn lưỡng lự chưa đi. Tôi cúi mặt xuống, gương mặt lấm tấm nốt ruồi của ông Tài làm tôi thấy hoa mắt. Nãy giờ ông không xầm xì như những người khác, mà chỉ đứng khoanh tay, dựa lưng vào cột nhà nhìn tôi với nụ cười khinh bỉ. Tôi nhận ra mình đang sẵn sàng đón nhận những lời cay độc nhất, quả nhiên, một bà lên tiếng.
    Tao đã nói có ngày tụi tao cũng bắt quả tang mày mà, bộ tưởng tụi tao giỡn chơi hả?
    Vậy mà cũng bầy đặt gia nhập nhóm Thiện Nguyện, mày tưởng cứ đạo đức giả là ai cũng lừa được à? Thứ đàn bà lười biếng lao động! Một bà khác hưởng ứng tức khắc.
    Bà Hồng đột ngột sấn đến như muốn tát vào tôi.
    May mà tụi tao khuyên dì Hạnh gạt mày ra sớm, nếu không dì có làm phước cho tụi thai nhi hết đời cũng không bù được cái trò phá gia cang người khác của mày. Bộ mày tưởng dụ được mấy thằng đàn ông kia là ngon sao, tụi nó chỉ là thứ ăn bám thôi, ăn bám vợ đó, tiền đó là tiền mồ hôi nước mắt của vợ con tụi nó đó. Mày ăn trên mồ hôi nước mắt người ta hả? Hãnh diện quá hả con?
    Bà nói xong chợt nhận ra ông Tài vẫn đang đứng nhìn tôi, liền lại gần thúc ông về. Ông Tài cười cười, cố nán lại nhìn tôi thêm một chút, rồi cũng nghe lời vợ bước ra. Nhưng trước khi đi thẳng về nhà, ông còn quay lại nhổ một bãi nước bọt trên ngạch cửa.
    Đám đàn bà không chì chiết nữa, họ chỉ im lặng nhìn tôi với vẻ ghê tởm. Lát sau bà Hồng nói tiếp,
    Bây giờ cả xóm ai cũng biết hết rồi, coi mày có còn sống nổi ở đây không cho biết. Mày làm tụi tao cũng nhục lây, nhóm Thiện Nguyện có thành viên như mày thì ai mà tin tưởng ủng hộ nữa. Về tụi bây, về kể cho dì Hạnh nghe chuyện này là bả ngán nó liền chứ gì.
    Nói xong, bà phất tay ra hiệu rồi nhanh chóng cùng các bà khác ra về.

    Tôi cài cánh cửa lại. Bước vào buồng tắm. Một sự nháo nhào hỗn độn. Vậy là đi toi mấy tờ bạc của ông khách. Không biết ông ấy có can đảm quay lại đây nữa không. Nước thật dễ chịu. Tôi tưới từng ca lên thân thể nhừ mỏi của mình. Chẳng phải do việc vừa rồi khiến tôi mệt mỏi, hay do trận đánh vừa qua, mà gần đây dường như tôi xuống sức hẳn. Mau mệt hơn và luôn thấy thân thể rỗng tuếch sau mỗi lần ********. Tôi không múc từng ca nữa, mà ngồi luôn vào cái thau nhựa chứa đầy nước. Nhiều năm qua, tôi đã chẳng còn sợ cái trò bắt quả tang này, nhưng tôi thật sự tiếc vì đã không đề phòng, bởi rõ ràng lúc nãy tôi có nghe tiếng cười khúc khích của họ ở đâu đó. Tôi biết người thất vọng nhất sẽ là dì Hạnh, họ sẽ kể với dì chuyện hôm nay, và coi như tất cả những gì tôi nói dối trước đây đều rõ ra như ban ngày. Dì sẽ xem tôi là con quỉ cái như mọi người quanh đây.
    Chợt hình ảnh của hai người công an khiến tôi giật mình, sực nhớ chuyện gì đang chờ mình vào ngày mai. Chắc chắn họ sẽ lại cảnh cáo tôi như lần trước, rằng không được tiếp tục hành nghề nếu không họ sẽ niêm phong nhà và đưa tôi đến trại phục hồi nhân phẩm. Tôi cũng biết không nên tiếp tục, vì họ sẽ đưa tôi đi thật chứ chẳng chơi. Vậy tôi sẽ làm ở đâu đây? Tôi đã từng nghĩ đến việc bán căn nhà, cái gia tài cuối cùng để đến nơi nào đó không ai biết mình. Nhưng đây là nơi tôi đã ở từ khi mới ra đời, cha mẹ tôi đã ở đây, anh chị em tôi cũng đã sinh ra nơi đây. Tôi đã bán hết hai phần ba ngôi nhà để gom vốn làm ăn khi lấy Phương, bây giờ chẳng lẽ cũng bán luôn phần nhỏ nhoi còn lại. Không thể được. Nhiều năm nay tôi đã xoay xở đủ mọi cách để không phải bán nhà, bây giờ tôi cũng sẽ không chịu thua.
    Tôi lắc lắc đầu, cố xua đi ý nghĩ mà tôi cho là dại dột. Nhưng nếu không được tiếp khách ở đây có nghĩa tôi sẽ đói. Phải rồi, tại sao tôi không nghĩ đến các gốc cây ở con đường lớn của thành phố. Có lẽ tôi phải ra đó thật. Không như ở cái xóm nhỏ này, ở đó có nhiều khách giàu lui tới, lại an toàn, và mọi người quanh đó cũng đã quen nhìn các cô gái đứng đường. Tôi thả lỏng người, hài lòng với ý nghĩ mới, mà cũng biết đâu điều này sẽ làm hài lòng những người hàng xóm của tôi. Tôi chậm rãi vẩy từng bụm nước lên làn da trắng xanh. Làn da không còn mịn mát căng đầy như xưa nữa, nó đã bắt đầu nhăn lại, nhao nhão muốn chảy xệ xuống. Bất giác tôi thu mình, co gọn người lại trong cái thau nhựa. Căn buồng dường như cũng hẹp hơn với một màn tối chợt che phủ trước mắt. Tôi đã nhận ra sự thay đổi này từ lâu, nhưng tôi tin nó chẳng có ý nghĩa gì đối với tôi. Đó chỉ là những dấu hiệu của tuổi già. Những dấu hiệu đã quá rõ rệt. Bất chợt tôi rùng mình, già rồi thì định mệnh có khác đi không.
  10. A_Rose_Is_A_rose_

    A_Rose_Is_A_rose_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/12/2005
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0

    III

    Xong rồi!
    Bà mụ vườn ngồi thẳng lưng dậy, vừa tháo đôi bao tay vứt vào cái sọt rác gần đó vừa nói. Tôi nhận ra nụ cười kín đáo của bà khi thấy vẻ mặt sợ sệt của tôi. Những tiếng rột roạt bên trong bụng lúc nãy làm tôi thật sự sợ, dù tôi đã trải qua hai lần cách đây vài năm. Tụt xuống cái giường sắt, tôi vội mặc lại quần. Cơn xây xẩm kéo đến tức thì, tôi loạng choạng ngồi lại xuống giường. Bà mụ lảng đi như không nhận ra tôi đang cần được giúp đỡ, mà đứng lom khom lau chùi các dụng cụ với chiếc khăn tay có màu vàng ệch. Lát sau bà để mặc tôi ở đó, rồi đi ra ngoài tiếp tục câu chuyện còn dang dở với mấy bà bạn lúc nãy. Khoảng vài phút sau Phương chạy vào, ánh mắt vẫn dịu dàng như mọi khi.
    Xong rồi hả em? Phương vừa hỏi vừa ôm ngang eo đỡ tôi dậy.
    Anh không thấy sao còn hỏi?!
    Ừ.
    Nếu anh không muốn có con thì kiếm tiền mua thuốc ngừa đi, chứ cứ canh ngày như vầy đâu có được!
    Anh cũng muốn có con lắm chứ, nhưng bây giờ chưa được!
    Anh đừng nói câu đó, em nghe chán rồi. Sống với nhau hơn chục năm rồi, chưa được là sao? Bao giờ mới được chứ?
    Phương chẳng trả lời nữa, mà im lặng đỡ tôi ngồi lên yên xe đạp. Suốt đoạn đường hắn cũng chẳng nói thêm gì, chỉ cố đạp thật nhanh và tránh những đoạn đường nhồi sốc. Đó là tính cách của hắn, không bao giờ tranh cãi nhiều mà cố gắng kềm chế, nói năng thật nhẹ nhàng để tôi mất hứng không buồn cãi vã nữa. Căn nhà nhỏ xíu hiện ra phía trước, nó khiến tôi cảm thấy thêm cáu gắt. Nếu lần đó tôi không gặp cướp biển, cũng như không xui xẻo gặp bộ đội biên phòng, thì định mệnh của tôi có thay đổi không. Tôi có lấy Phương không, và buổi khuya đáng ghét ấy có xảy đến với tôi không.
    Khuya ấy vẫn còn mới toanh trong trí tôi, như chỉ mới hôm qua, lúc tôi bỗng thức dậy bởi tiếng ếnh nhái kêu ồn ào quen thuộc. Căn nhà yên ắng với các căn buồng im ỉm không chút âm thanh của giọng ngáy cha tôi, tiếng ho của mẹ, hay tiếng mớ ngủ của các anh chị em. Tôi, con bé mười bảy tuổi, ngơ ngác chẳng hiểu mọi người đã đi đâu. Nỗi đau vì bị hiếp trước mặt cả gia đình còn âm ỉ trên da thịt, còn gặm nhấm tâm hồn tôi từng ngày. Tôi không còn cười nói vô tư với mọi người nữa. Họ đã nhìn thấy tận cùng sự xấu xa của thân xác và linh hồn tôi, tôi đã hiện diện trước mắt họ như một con vật cái. Tôi chỉ muốn mẹ vào buồng ôm tôi, nằm với tôi, nói những lời an ủi cần thiết, nhưng bà chẳng nói gì đến tôi từ khi chuyện kinh khủng đó xảy ra. Mỗi bữa ăn, bà sai bé út mang cơm vào buồng cho tôi. Khi thấy tôi chưa dậy đi tắm, bà sai chị hoặc anh vào nhắc nhở. Mọi người chẳng còn vui vẻ với cảnh nghèo như trước. Lẳng lặng ăn cơm với nhau. Lẳng lặng đi làm. Lẳng lặng đến giờ đi ngủ, chẳng ai nói với ai lời nào. Không khí trong nhà nặng nề, như thể mọi người đều bị tảng đá lớn đè lên ngực.
    Tôi bắt đầu hoang mang, cầm cây đèn dầu đi soi khắp các buồng. Tôi muốn quị xuống khi nhận ra đồ đạc hầu như còn nguyên vẹn, chỉ có cái rương đựng chút tiền và vài chỉ vàng trong buồng của cha mẹ là mở bung ra, trống không. Sao giống như lần trước quá. Lần trước khi đi vượt biên, mẹ cũng lấy tất cả tài sản trong cái rương này ra, nó cũng mở bung, trống không trước mặt tôi như bây giờ. Tôi càng khó hiểu, khi nhận ra năm cuốn vở ghi chép tử vi của năm anh chị em đã biến mất trong ngăn kéo tủ của mẹ, chỉ còn trơ lại mỗi cuốn của tôi. Vậy là sao? Họ đã ra đi cả rồi sao? Màn đêm mịt mùng bên ngoài khiến tôi thêm tuyệt vọng. Tôi không thể la lên, hay kêu réo họ được. Người ta sẽ kéo nhau lùng sục họ, cuộc mạo hiểm một lần nữa lại không thành, cha tôi sẽ lại tù tội. Tôi mím chặt môi, ngồi phịch xuống thềm cửa. Chiếc đèn dầu trên bàn bỗng phụt tắt khiến tôi càng sợ hãi. Tôi lò dò vào bếp tìm lửa, rồi lại lò dò cầm mồi thắp lại đèn. Đêm nay gió to hơn mọi đêm. Tôi cầm cây đèn chui xuống gầm bàn. Ngọn lửa nhỏ đã thôi không chao đảo. Phạm vi nhỏ hẹp của gầm bàn cũng khiến tôi thấy được an toàn. Chợt nhận ra cuốn tử vi vẫn nằm trong tay mình, tôi co chân lại, ôm nó sát vào ngực sợ bị mất thêm một vật thân thuộc.
    Mẹ rất tin tử vi. Mỗi khi đi đẻ đứa nào bà cũng dặn cha nhớ xé tờ lịch của ngày hôm đó cất lại. Sau đó cha còn phải đứng sẵn bên ngoài phòng sanh, khi nghe tiếng trẻ khóc là nhìn ngay đồng hồ để ghi giờ lại. Khi vừa mới ra ổ, mẹ cầm tờ lịch đó đến bà thầy ở cuối thôn xin chấm tử vi. Mọi diễn biến cuộc đời của anh chị em tôi đều được ghi trong mấy cuốn vở, mỗi người một cuốn. Nhưng mẹ chẳng bao giờ cho chúng tôi xem, mẹ nói sẽ bị chi phối khi biết trước chuyện gì đến trong tương lai. Vậy sao bây giờ mẹ để nó lại cho tôi. Có phải mẹ hàm ý muốn tôi tự lo liệu cho chính mình. Có lẽ. Nước mắt tôi chảy dài. Ừ, thì mẹ đi, cha đi, các anh chị em đi. Bình an. Bình an. Tôi lẩm nhẩm như kẻ mất hồn, tay lật lật những trang giấy chi chít các con chữ khó hiểu. Bất chợt vài tờ bạc trong cuốn tử vi rơi xuống đất, vài đồng xu cũng rơi ra theo. Tim tôi thắt lại. Mấy tờ bạc chắc là của mẹ để lại cho tôi sống tạm, còn những đồng xu kia nhìn sao quen thuộc quá. Tôi run rẩy cầm lên, rồi vội vàng vứt xuống đất trở lại. Gương mặt cứng đờ của mẹ bất giác hiện ra trong tôi. Lẽ ra tôi phải hiểu ánh mắt kinh hoàng kỳ lạ của mẹ hôm đó, khi bà nhìn thấy những đồng bạc nằm lăn lóc trên sàn thuyền mà tên cướp thẩy lại cho tôi.
    Đó là kiểu phá lệ kỳ quặc của chúng, ai may mắn sống sót vào trưa hôm đó đều hiểu. Tôi cũng ngạc nhiên, nhưng điều đó không làm tôi quên nỗi xấu hổ, tôi quơ quào lấy tấm áo rách cố che lại thân thể nhớp nhúa trần truồng, trườn tới cha mẹ và các anh chị em đang ngồi tê cứng mong tìm sự chia sẻ. Nhưng tôi thấy mẹ xám ngắt lại. Mẹ không khóc cũng không đưa tay đón tôi, ôm tôi vào lòng như tôi tưởng. Gương mặt khắc khổ của bà như bị chai cứng. Hai bàn tay bà đan vào nhau, chúng gồng lên hiện rõ những đường gân xanh, dấu vết của sự lao động nhọc nhằn hàng ngày. Mẹ không mừng vì những câu nam mô a di đà phật bất giác tuột ra khỏi miệng tôi, khiến tên cướp ngập ngừng hạ cây búa xuống không tàn sát nữa. Nó nhìn tôi, một điều gì sợ sệt, nghi ngại hiện lên trong mắt. Khoảng vài phút sau, nó quay nhìn lại toàn cảnh trên con thuyền nhỏ. Đồng bọn của nó đang lùng sục khắp nơi, lộn tất cả mọi túi quần áo ra ngoài, thu mọi hành lý và dồn tất cả mọi người ra giữa khoang. Những con mắt hoảng sợ đến lạc hồn dồn về phía nó. Chính nó, nó đã bổ cây búa nhầy nhụa máu lên lần lượt những con người cùng cực, để biến họ thành những xác chết vỡ nát trên mạn thuyền. Mới vừa nãy họ còn thoi thóp thở, với hi vọng yếu ớt về một phép lạ mở ra ngay giữa chân trời mênh mông nước mặn, với màn đêm phủ trùm bao ngày lênh đênh mờ mịt. Những dòng máu của họ không khô lại, mà chảy lan qua những người đang ngồi túm tụm vào nhau với gương mặt xám ngoét, như thể khi đã chết rồi họ vẫn còn sợ hãi, còn chưa tin họ đã ra đi vĩnh viễn, còn muốn tìm đến sự bao bọc của đồng loại, của anh em có cùng dòng máu của một dân tộc khốn khổ.
    Tôi không dám nhìn nó nữa, mà nhắm chặt mắt lại, quì gối, miệng vẫn đọc huyên thuyên những tràng kinh. Tôi biết nó đang đứng ngay trước mặt tôi. Đen bóng. Lừng lững. Oai vệ như một tên đao phủ được ban quyền sinh sát trên pháp trường. Tôi tin mình chỉ còn đọc thêm một hồi kinh nữa thôi, chiếc búa sẽ giáng xuống đầu, kết liễu cuộc đời này và kết liễu luôn những hi vọng. Vậy rồi một lượt kinh niệm trôi qua, rồi hai, rồi ba, nó vẫn chưa giáng xuống. Tôi chưa kịp hiểu vì sao nó không bửa vào đầu tôi như đã làm với những người kia, thì sự kinh hoàng khác kéo đến ngay lập tức. Trong cơn đau đớn hoảng loạn rối bời thịt da, tôi nghe tiếng rú khoái trá của đồng bọn nó. Nằm dưới nó, tôi ngửa mặt nhìn lên bầu trời thoáng đãng. Ở đó mây trắng xanh vẫn bay hờ hững, nắng vàng vẫn tràn ngập như thể đó là một ngày bình thường của mọi ngày khác ?" vẫn bình yên. Nuốt lấy. Nuốt lấy. Nuốt lấy chút sự sống. Miệng tôi há ra tợp từng hớp không khí có vị mặn mòi quí giá của biển. Có thể chỉ lát đây thôi, nó sẽ vứt thân xác rũ rượi của tôi xuống kia. Tôi sẽ bơi trong sâu thẳm. Sẽ cười cợt một mình. Sẽ đi. Nhưng tôi đã không đi. Nhưng sao mẹ không mừng vì lòng tín ngưỡng đột xuất của tôi đã cứu sống tôi và số người còn lại trên thuyền. Bà cứ căng mắt nhìn trân trân ra mặt biển. Bà đang cố hiểu ra một điều gì đó.
    Tôi run rẩy lượm những đồng xu bỏ vào lòng tay. Nắm chặt lại. Ngọn lửa nhỏ bỗng lại lập loè rồi phụt tắt.

    Phương thắp lại ngọn đèn trên bàn. Hôm nay gió khá lớn, hắn phải mồi đi mồi lại cả chục lần mới thắp được đèn. Hắn vẫn chẳng nói gì từ lúc về đến giờ. Hắn lục đục làm những việc lặt vặt một cách không cần thiết, cố tình tránh ánh mắt oán hận của tôi. Lát sau chẳng còn việc gì để làm, hắn lại lục đục lấy cây đàn và tập nhạc để trong góc ra.
    Anh dẹp dùm em mớ đồ vô dụng đó đi! Tôi nổi sung lên khi hắn ôm cây đàn đến ngồi đối diện tôi.
    Em nói cái gì? Ngay lập tức Phương ngẩn đầu lên, trợn mắt hỏi lại. Mặt từ từ chuyển qua màu đỏ gắt. Tôi hơi sợ, vì biết máu côn đồ của hắn lại đang nổi lên. Tôi mím chặt môi, cố kiềm giữ sự bất mãn đang chực trào. Nhưng khi hắn vừa cúi mặt xuống cây đàn, tôi lại không thể dằn lòng được.
    Mấy cái thứ này có mang lại gì cho anh không chứ, anh đã mê nó hơn nửa cuộc đời rồi, bây giờ thôi đi!
    Nè, cô nói gì thì nói nghe, tôi cấm cô nói đến công việc của tôi!
    Công việc cái gì? Mấy cái thứ này mà là công việc của anh à? Tôi cứ nói đó, rồi sao đồ độc ác vô tích sự!
    Tôi lãnh ngay cái tát nảy lửa của Phương, té lật gọng từ trên ghế xuống. Cơn đau bụng nhói lên tức thì. Tôi không thể thốt nổi lời nào, nước mắt chảy túa ra nhoè nhoẹt. Phương quay hẳn người vào phía vách, tay vẫn gảy lia lịa sáu sợi dây mong manh như để trả đũa tôi. Những âm thanh không đồng đều vang ầm ĩ càng khiến tôi phát điên. Tiếng đàn này đã ám ảnh tôi hơn chục năm qua, nó đã trở thành kẻ thù của tôi từ lúc nào chẳng biết. Tôi cắn chặt vành môi. Đây không phải lần đầu hắn đánh tôi. Hắn đã đánh tôi trước khi tôi mang thai, trong khi tôi mang thai, rồi đánh luôn sau khi tôi đã nhiều lần chiều lòng hắn phá thai. Nếu hôm qua không vì cái đẩy của hắn khiến động thai, chắc chắn tôi đã bỏ đi nơi khác để chờ đẻ đứa con tội nghiệp. Tôi bỗng gào ầm lên, có cảm giác cuống cổ đang rách ra từng đoạn.
    Anh đi đi, anh cút ra khỏi nhà tôi, ra khỏi cuộc đời tôi!
    Cô im đi, hàng xóm nghe bây giờ!
    Khỏi cần tôi hét lên hôm nay thì họ cũng biết hết rồi, họ biết anh bắt vợ anh phá thai ba lần rồi!
    Im!
    Tôi không im!
    Tôi đã nói lý do rồi, cô quên rồi sao?
    Lý do gì? À, tôi nhớ rồi. Rằng là anh còn nhiều việc khác phải làm. Anh không có thời gian để lo cho con cái. Anh không muốn gánh thêm trách nhiệm với ai. Vì rằng đối với anh âm nhạc là tất cả, nghệ thuật là tất cả. Phải những lý do đó không? Tôi thuộc lòng rồi đó!
    Cô nhạo tôi đó à?
    Tôi không nhạo, tôi chỉ lập lại những lời mà anh nói đi nói lại cả hơn chục năm nay!
    Tôi nói để cô hiểu.
    Tôi không cần hiểu, tôi cần có con!
    Có con để làm gì, sống tự do như vầy không sướng à?
    Đó là việc của tôi, tôi muốn có con! Tôi đã hiểu cho anh hai lần rồi, lần này anh cũng nỡ lấy con tôi đi luôn. Trả con cho tôi!
    Đồ điên!
    Anh nói ai điên, ừ tôi điên đó! Anh biến khỏi cuộc đời tôi đi, đồ tồi!
    Tôi chẳng còn biết trời trăng gì nữa. Những cú đánh đấm liên tục dội xuống thân thể lừ đừ của tôi. Hắn vừa nện xuống người tôi một cú, lại vừa ném hay đập một đồ vật gì đó. Tôi chỉ tỉnh hẳn người khi hắn vớ chiếc thùng cạc-tông đựng đồ cá nhân của tôi, rồi dốc ngược mọi thứ trong đó ra sàn nhà. Hắn cúi xuống, lượm cuốn vở tử vi lên sắp sửa xé. Tôi nhào đến, giằng co, chụp giựt cho đến khi hắn chịu thua buông ra. Cầm cuốn vở rách rưới nhàu nát trong tay, tôi tru khóc lên như một con chó điên. Ngay lập tức Phương nhào đến, một tay bịt miệng, một tay giật tóc tôi. Hắn chỉ buông ra khi tôi đau đớn ngậm chặt miệng lại. Hắn nhìn gương mặt lạc hồn của tôi, cười gằn,
    Cô quí cuốn vở đó quá ha? Bảo vệ nó quá ha? Cô làm như thằng này không biết cái gì trong đó vậy!
    Tôi giật mình, biết gì, hắn biết gì chứ?!
    Tôi còn ở với cô vì tôi không muốn cô khổ đó thôi, chứ thử bỏ thằng này thì cô sẽ làm cái gì nào?
    Tim tôi thót lại, hắn biết cái gì?! Hắn đang nói cái gì?!
    Tôi biết gia đình cô bỏ cô đi cũng vì cái đó, cái trong cuốn vở đó đó. Bày đặt giấu tôi à? Chẳng ai điên mà giữ một con điếm bên mình! Tôi không có con với cô vì tôi không muốn con tôi có một bà mẹ làm điếm!
    Anh nói cái gì? Tôi thều thào, cảm thấy mình không còn chút sinh khí.
    Cô tưởng có con sẽ thay đổi được hả? Trời, định mệnh là định mệnh, có chạy đến trời Tây thì cũng chẳng ăn thua. Cô tính qua bển làm điếm cho Tây à? Ha ha? Mẹ cô biết khôn nên mới trốn cô đi đó chứ, nếu không cũng có ngày xấu mặt cả gia đình.
    Anh không được nói xấu mẹ tôi, anh biết cái gì chứ?!!
    Tôi chẳng rảnh! Tôi cũng nên đi, cô tưởng tôi ở đây sung sướng lắm à. Từ lúc lấy cô đến giờ, tôi cứ sợ cô trốn đi ngủ với thằng khác để kiếm tiền đó chứ!
    Dứt lời Phương cười vang lên một cách độc ác. Trong lúc gục xuống, tôi nghe tiếng cười của Phương từ từ tan biến mất. Biến mất như hôm sau tôi không còn thấy hắn hiện diện bên đời tôi, như khi hắn đột ngột đeo cây đàn ghi-ta trên vai đến gõ cửa nhà tôi vào một đêm thật lạnh.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này