1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thơ HẬU HIỆN ĐẠI

Chủ đề trong 'Thi ca' bởi blowjob, 09/12/2005.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. A_Rose_Is_A_rose_

    A_Rose_Is_A_rose_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/12/2005
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0

    IV

    Đường sá hôm nay vắng vẻ lạ, chẳng có ma nào qua lại từ chập tối đến giờ. Các cô gái đã lần lượt về trước, chỉ còn tôi và một cô gái váy vàng vẫn kiên nhẫn đứng ở gốc cây bên kia đường. Mỗi ngày ra đây tôi cũng được khoảng hai ba người khách, nhưng đêm nay chắc là công cốc. Tôi đã ra đây được ba tuần, mọi việc suôn sẻ như tôi nghĩ, chẳng còn lo đám đàn bà rình rập nữa. Ánh đèn đường bắt đầu mờ yếu, dường như nó cũng đang mất dần kiên nhẫn. Cô gái váy vàng bên kia chắc bị nhiễm lạnh, cô đang cong người hắt xì liên tục. Tiếng hắt xì lạc lõng làm tăng thêm phần tĩnh mịch của đêm khuya. Bỗng có tiếng động cơ xe máy chạy về hướng này. Rồi lại có tiếng chó sủa xa xa, càng khiến tiếng động cơ xe máy như một tràng cười reo vui trong đêm ế ẩm. Tôi đứng thẳng lại, đưa tay đẩy mớ tóc dài ra phía sau cho nó thêm bồng bềnh. Cô gái bên kia đường cũng đưa tay kéo cho tà váy cao hơn. Chiếc xe trờ tới phía tôi. Trên xe là một gã trai có gương mặt quen quen. Gã đưa mắt nhìn tôi từ đầu đến chân, rồi chưa kịp để tôi mời chào, gã phóng nhanh qua bên kia đường. Vài phút sau, sự kiên nhẫn của cô gái cũng được đền bù. Cô leo lên ngồi ôm ngang eo gã, gã nhanh chóng rồ máy cho xe khuất vào ngã rẽ cuối đường.
    Một chút hụt hẫng thoáng qua trong tôi. Nhưng ngay lập tức, gương mặt gã trai khi nãy chợt hiện lại trong đầu. Đúng rồi, đúng là gã đó. Nếu tôi nhớ không lầm, thì cô gái mặc váy vàng đứng bên kia đường đúng là cô gái đã ôm tôi khóc hôm nọ, khi cô chỉ vừa bước xuống xe của một gã trai. Tôi chưa một lần trò chuyện với cô, chỉ biết đó cũng là một đồng nghiệp của mình. Vậy mà hôm đó cô đột ngột nhào đến ôm tôi cứng ngắt, như thể tôi là người thân yêu duy nhất của cô. Phải rồi, đúng là gương mặt của gã, gã đã đi với cô hôm đó và trả cô về với sự đau đớn ghê sợ. Tôi đưa mắt nhìn về phía ngã rẽ. Không biết do cô ấy quên mặt gã, hay vì số tiền gã trả gấp đôi bình thường. Tôi nhớ đến cái hậu môn đỏ rát cô đã cho tôi xem. Chắc chắn đêm nay cô sẽ lại khóc vì đau đớn, và cái váy vàng kia lại nhàu nát lấm tấm những tia máu.
    Tôi lấy chai nước trong giỏ, uống một ngụm dài để quên đi hình ảnh cái hậu môn của cô gái. Mái tóc cũng được tôi cột lại cho gọn ghẽ, mái tóc mềm và mát nhưng đêm nay nó cũng không quyến rũ được ai. Đạp xe một mình giữa trời đêm làm tôi nhớ đến các bào thai, lẽ ra giờ này tôi đang tìm kiếm chúng để chôn cất. Nhóm Thiện Nguyện đã thật sự không cần tôi. Tôi cũng không thể ngoan cố tiếp tục công việc này, bởi tôi biết mình không đủ sức chịu đựng thêm một trận đòn như bữa trước.

    Căn nhà của tôi sáng choang, lấp ló người với người trong đó. Thật lạ lùng, sao họ lại vào đây trong khi tôi đi vắng. Họ vẫn là hai người công an của khu vực, đám đàn bà và vài người đàn ông trong xóm như ông giáo Hào, ông Tâm, ông Phi và ông Tài. Họ nhìn tôi với vẻ xa lạ và khó chịu, như thể tôi là một người khách mất lịch sự đến cắt ngang câu chuyện đang lúc cao trào của họ. Nếu không có hai người công an, thì tôi đã đi nằm và mặc kệ đám hàng xóm phá bĩnh muốn làm gì thì làm. Một anh công an quan sát tôi từ đầu đến chân khi tôi bước vô. Anh ra dấu cho một bà xuống đất ngồi rồi kéo cái ghế đó mời tôi.
    Chị ngồi đi, chúng tôi đợi chị ở đây từ chập tối đến giờ!
    Có chuyện gì vậy anh? Tôi hỏi dè chừng.
    Từ ngày chúng tôi lập biên bản về việc bắt quả tang chị *******, thì chị còn tái phạm nữa không? Anh hỏi tôi một cách thẳng thừng.
    Không, anh hỏi họ xem có thấy ai đến nhà tôi từ hôm đó nữa đâu. Tôi bình tĩnh xác quyết.
    Anh công an nhìn mọi người một lượt, hỏi,
    Chị ấy nói không có sao mấy người còn thưa?
    Bả nói dóc đó, có chứ sao không có! Ông Tài vội vàng lên tiếng.
    Phải rồi, phải rồi, ông Tài nói phải đó, nó nói dóc mà mấy ông cũng tin hả? Làm công an thì phải nghe số đông chứ! Mấy bà bắt đầu nhao lên.
    Họ quả quyết là chị còn làm đó, chị thấy sao? Anh công an quay qua tôi hỏi với vẻ ngờ vực. Tôi chưa kịp nói gì, thì ông giáo Hào đã xen vô.
    Thật ra chuyện là như vầy, chất giọng ôn tồn của ông khiến mọi người đều im lặng, bả không còn mua ******* ở trong căn nhà này, nhưng bả ra đứng đường ở con đường chính của thành phố mình. Mà đó lại là con đường trung tâm của thành phố, khách du lịch qua lại coi sao cho đặng!
    Phải rồi, ông Hào nói phải, thử hỏi xem họ sẽ đánh giá sao về quê hương, đất nước, văn hoá của dân mình? Các bà tiếp tục hưởng ứng.
    Họ nói như vậy có đúng không? Anh công an nhìn thẳng vào mắt tôi.
    Nhưng tôi có làm ảnh hưởng đến ai đâu? Không cho tôi làm trong nhà tôi, thì tôi làm ngoài đường cách xa nơi này đến vài cây số, vậy cũng không được sao? Tôi thấy tim mình đập mạnh. Đám người nhìn tôi với vẻ giận dữ khiến tôi chợt nhớ đến trận đánh ở nghĩa trang.
    Ngày mai mời chị lên phường, chúng tôi cần làm việc với chị. Hai người công an nói xong gấp cuốn sổ ghi chép lại, đứng lên. Trước khi ra cửa, họ bắt tay từng người một,
    Cám ơn các cô chú, phường mình mà ai cũng biết quan tâm đến người khác như cô chú thì hay quá, đất nước sẽ sạch sẽ, công an tụi cháu được tự hào vô cùng.

    Tôi thẫn thờ nằm soãi trên sàn gác, chẳng dám đoán ngày mai công an sẽ có biện pháp mới gì đối với mình. Tấm cạc hôm trước dì Hạnh nhét vào túi áo đang nằm trên gối, nhìn vào nó mắt tôi cứ chực cay xè. Đó là tấm thiệp mà nhóm Thiện Nguyện in để phát cho các thiếu nữ, đàn bà có chồng và các cô gái điếm. Trên đó có những lời khuyên và cách chỉ dẫn để tránh việc mang bầu hoặc nạo thai. Đây là cách dì Hạnh nghĩ ra, dì hi vọng khi phát mấy cái thiệp này, thì mỗi ngày nhóm sẽ không còn lượm những bọc đen chứa linh hồn vô thừa nhận ở các bờ kè nữa. Tôi tự hỏi chẳng lẽ dì đã biết chuyện tôi từng nạo bỏ ba đứa con. Tôi đã ở trong nhóm Thiện Nguyện gần cả năm, vậy mà có bao giờ dì đưa cho tôi cái này đâu.
    Cánh cửa sổ trên gác bật mở. Tôi giật mình không nghĩ đến tấm thiệp nữa, lom khom bò ra khung cửa. Bầu trời chẳng có chút trăng sao. Mịt mờ đến chán ngán. Tôi cột cánh cửa lại, nghĩ đến ngày mai khi lên phường sẽ nói gì. Chắc chẳng cần nói gì, vì họ chỉ cần cam kết rằng sẽ không tiếp tục đứng đường nữa là đủ. Không đứng đường, không đón khách trong nhà thì sẽ làm gì. Tôi nhìn vào cái thùng cạc-tông trên đầu nằm, trong đó có số tiền của Phương. Không lẽ tôi lại phải dùng số tiền đó để sống, để làm lại từ đầu. Không. Tôi lấy gối trùm lên mặt. Đó là số tiền hắn để lại cho tôi với tư cách một khách làng chơi. Hắn đã bỏ vào đó vài đồng sau mỗi lần ********, trong suốt mười mấy năm, như một cách để giữ yên cái định mệnh oái oăm của tôi. Không, tôi không thể dùng số tiền đó. Tôi ngồi dậy, lấy chai nước tu ừng ực để quên ý định đó. Tôi cần để chúng ngủ yên cùng với những đồng xu của tên cướp biển, chỉ có chúng và cuốn vở tử vi là những vật chứng để tôi hiểu cuộc đời mình.

    Vài tiếng gõ cửa dè chừng bên dưới lại khiến tôi giật mình. Ai còn đến quấy phá tôi vào giờ này. Tôi tròng chiếc áo ngủ vào người, bước xuống mở cửa. Trước mắt tôi, Phương hiện ra như một con ma đã chết từ trăm năm, nhưng gương mặt không thay đổi, vẫn một chút khắc khổ với vẻ đẹp lãng tử như xưa. Phương không đợi tôi hết sững sờ, hắn lách người vào nhà nhanh chóng. Vẫn cây đàn ghi ta bên vai, vẫn cái giỏ nâu bằng da cũ kỹ, và chắc chắn trong cái giỏ đó là một tập nhạc với những bài hát chẳng bao giờ có ca sĩ thể hiện. Phương bình thản đóng lại cửa, kéo ghế ngồi, làm như hắn vừa trở về sau khi mới ra khỏi nhà lúc sáng. Tôi ngạc nhiên chẳng thốt được lời nào, nhưng cũng lúng túng kéo ghế ngồi đối diện với hắn.
    Hắn đặt cây đàn và cái túi xuống đất, cởi cái áo khoác đen để lên bàn. Hắn vẫn không nói gì, mà mở to đôi mắt sâu hoắm nhìn tôi, nhìn thật lâu, như để nhận dạng lại hình bóng cũ. Tôi nhận ra những câu hỏi đang loạn xị trong đầu mình, sự xuất hiện đột ngột của hắn đêm nay nói lên điều gì. Khoảnh khắc im lặng ngỡ ngàng kéo dài. Bất chợt hắn đứng dậy đi vòng qua bàn. Chẳng cần để tôi phải hỏi lời nào, hắn đột ngột ôm chặt lấy lưng, dụi đầu vào gáy tôi hôn hít. Một cảm giác bị xúc phạm dấy lên trong tôi. Những đồng bạc của hắn vẫn còn hiện diện trong nhà, ở trước mắt và ám ảnh tôi hằng ngày. Nỗi khao khát và mặc cảm tội lỗi đối với các con tôi vẫn còn đó. Hắn tính đêm nay sẽ lại trả cho tôi bao nhiêu. Tôi cố dùng hết sức xoay lưng đẩy hắn ra nhưng không thể. Hai bàn tay của hắn vẫn khoẻ như ngày nào. Hắn dùng một tay giữ chặt hai cánh tay yếu ớt của tôi, rồi luồn bàn tay còn lại vào áo xoa bóp hai bầu vú một cách gấp gáp, trong khi lưỡi hắn như quấn chặt lấy gáy tôi.
    Tôi muốn thoát khỏi sự trơ trẽn của hắn. Muốn đánh hắn. Muốn nguyền rủa hắn. Nhưng tôi không làm những điều đó, mà bất chợt cứng người ngồi yên như bị điểm phải huyệt. Tôi đang lắng nghe lại những cảm xúc ngày xưa. Ngoài những cơn giận dữ, chúng tôi còn những đêm ái ân nồng nàn. Những dấu yêu tưởng không bao giờ dứt. Sự lãng mạn của con người nghệ sĩ trong hắn đã làm tôi mê đắm, mê đắm đến quên cả các con, quên cả định mệnh của mình, quên cả cảnh nghèo nàn để suốt đêm ngày quấn vào nhau.
    Bây giờ tôi cũng quên mất sự trở về đột ngột của hắn. Tôi đón hắn như thể hắn vẫn là chồng của tôi, một người chồng cách xa quá lâu khiến ngọn lửa thèm muốn bừng cháy trở lại. Tôi nóng mặt sượng sùng, nhận ra mình đang sung sướng đến rợn gai ốc. Mọi nỗi uất ức tan mất, còn lại là sự đón nhận đang mở ra thật rộng, rộng đến tội nghiệp. Rồi tôi cũng nhận ra hắn đang lún sâu vào mình. Lún sâu như hắn chưa bao giờ rút ra khỏi thân xác tôi cũng như ra khỏi cuộc đời tôi. Mắt môi Phương đã ở trên mặt tôi. Hương tóc nồng nồng quen thuộc lấp đầy lên hai hốc mũi.
    Phương giật giật vài cái rồi phun ra mạnh như một ống nước, như thể hắn đã bị kềm nén quá lâu ngày. Nhưng hắn vẫn chẳng chịu rời khỏi bụng tôi. Hắn liếm nhẹ lên bờ vai, luồn tay vào tóc. Tôi biết Phương đã nhận ra những vết tích già nua bèo nhèo trên da thịt tôi, nhưng hắn vẫn ve vuốt dịu dàng. Phương cũng già đi nhiều, tóc bạc và đôi bàn tay vũ phu ngày nào đã nhăn nheo đen đúa. Tôi định hỏi hắn trở về để làm gì, nhưng hắn làm tôi điếng hồn khi đột ngột cất giọng thì thào.
    Mình có con với nhau đi em!
    Có con ư. Tôi nhận ra mình bỗng mừng rỡ với lời đề nghị này. Một loạt những ý nghĩ lạc quan từ đâu ùa đến, tràn ngập trong tôi ngay tức khắc. Phải rồi, lâu rồi tôi đã quên mất câu nói này. Nó không còn trăn trở trong tôi kể từ khi Phương ra đi. Những đồng tiền của hắn đã nhắc tôi phải sống đúng với định mệnh của mình. Có con. Hai tiếng thật thiêng liêng và tuyệt diệu. Có con rồi, có Phương rồi tôi sẽ chẳng còn phải đón khách ở nhà này. Tôi sẽ chẳng còn phải tìm cách ra đứng đường, chẳng còn phải nát óc nghĩ xem làm việc gì để sống. Và chắc chắn định mệnh của tôi sẽ thay đổi. Có con thì sẽ có một gia đình thật hoàn hảo, Thượng Đế sẽ chịu thua. Tôi không còn cô độc. Tôi sẽ bán nhà này để lê la cùng Phương và những đứa con quí báu đi đến cùng trời cuối đất. Tôi sẽ đốt cuốn tử vi. Đem những đồng tiền của Phương và tên cướp vứt xuống biển. Tôi sẽ bỏ lại tất cả sau lưng, cũng như quên đi những người hàng xóm đáng sợ.
    Những ý nghĩ tuyệt vời làm thân thể tôi mềm dần ra, êm ả trở lại. Tôi trở mình quay qua Phương, vùi mặt vào ngực hắn, nhận ra mình đang tràn ngập hạnh phúc với ***g ngực phập phồng mạnh mẽ của hắn. Phương vẫn ôm chặt lấy tôi như sợ tôi tan biến mất. Hắn thì thầm,
    Hôm nay là bước qua ngày thứ mười hai trong tháng, tức là vào giữa chu kỳ của em phải không?
    Ừ. Tôi thoáng ngượng ngùng, vậy ra lâu rồi mà hắn vẫn nhớ.
    Anh biết chắc mà!
    Anh biết chắc gì? Tôi nhẹ nhàng hỏi lại.
    Anh biết chắc trong khoảng thời gian này em rất dễ có thai. Có thể hiện giờ con mình đã ở trong bụng em rồi đó!
    Tôi im lặng. Tôi muốn Phương nói thêm nữa, nói nhiều nữa những câu nói ngọt ngào đằm thắm như vậy.
    Để xin lỗi em và ba đứa con bất hạnh của mình, anh muốn khi nào thuận lợi em dắt anh đi thăm hết cả ba cái nghĩa trang đồng nhi của nhóm Thiện Nguyện. Anh tin rằng các con đang nằm đâu đó trong ba cái nghĩa trang. Anh muốn làm gì đó cho chúng nó!
    Nước mắt tôi chảy dài. Hạnh phúc quá. Ấm áp quá. Các con sẽ tha tội cho cha mẹ của chúng. Chúng tôi sẽ có những đứa con mới. Có con rồi, có Phương rồi sẽ thay đổi được hết. Thay đổi được hết. Những người công an sẽ bị chôn vào quá khứ. Những nỗi lo lắng sẽ thành con số không. Ôi, mắt tôi nặng trịch. Tôi thiếp đi và chìm vào một giấc mơ thật đẹp. Giấc mơ chỉ toàn những trẻ nít trắng đẹp như thiên thần vây quanh tôi. Tôi đứng phát kẹo cho chúng, và nhìn chúng tíu tít, mừng vui như những chú bồ câu hiền lành nho nhỏ.
  2. A_Rose_Is_A_rose_

    A_Rose_Is_A_rose_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/12/2005
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0

    V

    Những nốt ruồi li ti trên mặt ông Tài lại làm tôi hoa mắt. Tôi nhắm chặt mắt lại. Ông ấy vẫn loay hoay tìm cách thọc ********* vào hậu môn tôi. Tôi cắn chặt răng vào cái gối. Sự đau đớn co giật ở các thớ thịt trên mặt tôi càng khiến ông khoái trá. Ông lè lưỡi liếm, thoa thoa nước bọt xung quanh, rồi lại ấn, nhấn ********* vào. Tôi xé toạc bao gối, thò tay nắm mớ vải vụn nhét vào miệng. Tôi không nên kêu la, khó khăn lắm tôi mới dụ được ông vào nhà tôi. Khó khăn lắm tôi mới làm cho ông ấy hình dung rằng, ******** với tôi sẽ sướng hơn với bà Hồng mập như thế nào. Mặc dù tôi hiểu cô gái mặc váy vàng đã từng chịu đau ghê lắm, nhưng chắc chắn cô đã làm gã trai sướng nên gã mới quay lại tìm cô. Tôi cũng đang làm cho ông Tài sướng, những nốt ruồi căng mọng của ông cho tôi biết điều đó. Tôi cảm nhận hậu môn đang rạn nứt. Tôi muốn vung cặp chân cụt ngủn đạp mạnh cho ông ấy lọt xuống gác. Tôi cắn chặt mớ vải. Tôi muốn hét lên, trời ạ, tôi muốn ngất lịm đi mất. Nhưng đau như vầy có giống đau đẻ không. Tôi chưa từng được đau đẻ, không, tôi suýt được đau đẻ. Nếu tôi chỉ mất Phương, mà không mất đôi chân trong buổi cùng Phương đi thăm mấy cái nghĩa trang, thì có lẽ tôi vẫn được quyền đau đẻ. Họ nói với tôi như vậy. Trái mìn sát thương ở khu nghĩa trang cuối cùng đã lấy mất Phương, cũng như lấy luôn của tôi mọi hi vọng được thay đổi.
    Nhưng không, tôi tin mình đang thành công. Tôi đoán chắc sau ngày hôm nay, ông Tài sẽ lại đến tìm tôi. Ông ta sẽ nuôi ăn tôi trong những ngày què quặt cuối đời. Đám đàn bà kia sẽ không thèm rình rập, vì chẳng tin tôi vẫn ******* được trong hoàn cảnh què cụt. Họ sẽ để tôi yên, để mỗi đêm tôi được đến thăm mộ của cái bào thai cuối cùng của tôi. Bây giờ thì tôi biết con mình được chôn ở đâu, bởi chính tay tôi chôn nó. Họ đã giữ nó trong cái bọc cho tôi, khi ra bệnh viện tôi chỉ việc mang nó đến nghĩa trang. Tôi còn đốt nhang cho nó, cắm hoa lên đó và làm bia nữa. Tôi ghi cả tên tôi lên đó, kế bên tên của bé Thanh, vì tên Thanh đặt cho con trai cũng được mà cho con gái cũng được. Chắc nó vui lắm, cả hàng trăm tấm bia chỉ có mình tấm bia của nó là có tên đàng hoàng. Nhóm Thiện Nguyện sẽ không hằn học khi biết tôi ra nghĩa trang nữa, tôi đã có lý do chính đáng. ******** với ông Tài xong, tôi sẽ lại đến đó mang cho nó cái bánh tét, hai mẹ con sẽ cùng ăn với nhau.
    Cái bánh tét và cái ********* cương cứng của ông tài quấn lấy tâm trí tôi. Tôi gồng người lên mừng rỡ, khi nhận ra ông Tài đang đẩy nhanh những nhịp cuối. Ông quì hai gối xuống sàn gác, nhăn nhó, thở hồng hộc và nhìn tôi cười gượng gạo như các ông khác. Những nốt ruồi trên mặt ông đã xẹp xuống trở lại. Tôi thấy ********* của ông đỏ lên, rách cả da non. Ông quay mặt đi để che giấu vẻ mặt đau đớn, rồi lập cập mặc lại quần áo. Ông quay lại đẩy cái bánh tét đến gần tầm tay của tôi hơn, ngập ngừng nói,
    Cô ăn bánh đi cho lại sức, tôi chẳng có gì ngoài?
    Cám ơn ông, vầy cũng đủ lắm rồi, lần sau khi cần tôi thì ông cứ tới, đừng có ngại.
    Ông Tài bước xuống thang gác. Mở hé cửa nhìn quanh quất ra ngoài đường, rồi mới lách người ra, nhẹ nhàng khép cánh cửa lại biến mất vào đêm.

    Mùi lá gói bánh thơm lừng khiến tôi cảm thấy nôn nóng. Tôi ngồi dậy, nhưng cơn đau bên dưới khiến tôi đột ngột ngã người nằm lại xuống sàn. Mồ hôi rịn ra chảy ròng trên mặt khi tôi ngoan cố thử ngồi dậy thêm lần nữa, nhưng tôi lại nằm lật úp xuống như một con rùa sắp chết. Cơn đau thốn lên óc, lên sự cay đắng của thân phận, lên trí nhớ về mẹ về cha về Phương về anh chị em về những đứa con không bao giờ hiện hữu. Mắt tôi cạn kiệt. Tôi biết chúng sẽ không bao giờ chảy ra những giọt nước trong vắt nữa, những giọt nước cần thiết, những giọt nước mang sứ mệnh cứu rỗi cho thân phận đàn bà. Chúng đã là hai cánh đồng khô cằn trong mùa hạn hán. Nhưng tôi phải ra thăm con bây giờ, nó còn nhỏ nên rất cần có mẹ bên cạnh. Tôi nằm ngửa ra, tròng cái quần đã cắt bỏ ống vào phần chân cụt ngủn, rồi cột hai sợi dây thun để che phần thịt trơn nhẵn. Chẳng cần phải lau người hay tắm táp, tôi chỉ cần rời nhà thật nhanh. Tôi chống mạnh hai cánh tay xuống sàn, dùng hết sức nhấc bổng thân thể lên. Bò xuống đất, tôi mò đến chỗ để đôi dép quai. Mồ hôi cứ tiếp tục túa ra khắp thân thể. Tôi quàng đòn bánh lên cổ, xỏ tay vào đôi dép và bắt đầu rời khỏi nhà. Hồi lúc mới dùng tay để đi, tôi cứ bị choáng vì phải cắm mặt nhìn xuống đất. Rồi tôi trở nên linh hoạt như một con cóc lúc nào chẳng biết. Tôi đi thoăn thoắt trong đêm. Con đường đến nghĩa trang như mỗi ngày mỗi ngắn lại. Nhưng hôm nay hai cánh tay chống xuống đất chịu lực cả thân người, khiến tôi càng cảm nhận cơn đau thốn dưới hậu môn. Mặc kệ. Tôi cứ soãi tay bước. Phố biển ngủ rồi. Dân biển cũng ngủ rồi. Chỉ có bé Thanh chắc còn thức đợi tôi. Tôi cứ đi từng chặp rồi lại nằm úp người xuống lề đường nghỉ. Rồi dường như cơn đau cũng giảm dần, khi tôi vui sướng nhận ra nghĩa trang đang ở trước mắt.

    Mộ bé Thanh cũng nhỏ xíu như các ngôi mộ ở đây, tôi muốn nó hãy còn thức đợi tôi, nhưng tôi cũng muốn nó cứ ngủ ngon như hầu hết các trẻ sơ sinh khác. Mộ của cha nó thì ở xa lắm, nhân viên nhà xác nói với tôi như vậy. Tôi có nói họ mang luôn cây đàn và tập nhạc ra mộ cho hắn, nhưng họ nói chúng cũng gẫy nát như xác hắn rồi. Tôi đến cái hốc cây gần đó lấy nhang, hộp quẹt và nến. Mùi nhang làm tôi thấy ấm áp. Bé con. Con có đang ở bên mẹ không? Ăn bánh đi con. Tôi gỡ đòn bánh ra khỏi cổ, chậm rãi bóc từng chút lá. Tại trời tối quá, chứ không tôi sẽ được ngắm lớp nếp xanh rì của đòn bánh. Tôi cắn một miếng bỏ lên cái đĩa nhựa của mộ bé Thanh, rồi cắn một miếng cho mình. Tiếng gió hôm nay có âm thanh khác lạ, đó không phải là âm thanh của loại gió mà tôi vẫn thường nghe mỗi khi ra đây. Tôi chợt cười một mình, có lẽ tôi nhầm, tiếng gió nào mà chẳng giống nhau. Dù sao hôm nay tôi mặc áo rất dầy, nên chẳng cần phải về sớm vì sợ lạnh. Tôi nuốt miếng bánh. Cắn thêm miếng nữa đặt vào cái đĩa, chợt tôi rùng mình, nhận ra miếng bánh khi nãy đã biến đi đâu mất. Sống lưng tôi chợt lạnh ngắt. Người ta thường nói ra nghĩa trang mà thấy lạnh sống lưng, có nghĩa ma đang đứng đâu đó bên cạnh mình. Không. Tôi đưa hai tay lên vuốt mặt. Mặt tôi lạnh toát. Con của tôi chứ làm gì có ma. Nếu đó là ma, thì cũng là ma con của tôi. Chợt tiếng gió lại rạo lên, tôi lại rùng mình, nhận ra rõ ràng trong tiếng gió có tiếng trẻ đang khóc yếu ớt. Bé Thanh ơi, con đang nhát mẹ sao. Mẹ không sợ đâu, vì mẹ là mẹ của con mà.
    Nhưng càng lúc tiếng khóc càng rõ hơn. Tiếng khóc yếu ớt mà trong vắt của một đứa trẻ còn nhỏ lắm. Tôi vụt ngẩng đầu lên, mắt chợt liếc qua cái đĩa nhựa. Miếng bánh vẫn còn nguyên ở đó. Tôi thở phào nhẹ nhõm. Tôi đưa mắt nhìn xung quanh, tiếng trẻ khóc vẫn ri rỉ bên tai. Tôi nhận ra tay mình vẫn còn cầm hơn nửa cái bánh. Một điều gì đó thôi thúc thật mạnh, tôi đặt nó lên cái đĩa, bỏ cái hộp quẹt vào túi áo và bò lần lần về hướng phát ra tiếng khóc.
    Tiếng khóc rõ hơn theo từng sải tay đi tới của tôi, rồi dưới ánh lửa yếu ớt của diêm quẹt hiện rõ ra thân thể của một con người nhỏ xíu, trần truồng. Thân thể đó được bọc trong một tấm vải mỏng tang, ngoài ra không có thêm chút đồ vật nào. Mắt tôi chợt sáng lên, chẳng nghĩ ngợi gì thêm nữa, tôi vồ lấy đứa bé như con thú đói tìm được nguồn thực phẩm. Rõ ràng đây là con người, không phải ma. Một đứa trẻ, trời ơi, một đứa trẻ. Sao tôi lại gặp một đứa trẻ ở đây. Con gái. Tôi rợn người, nhưng lần này rợn vì bất ngờ sung sướng. Tôi bật thêm diêm, soi lên gương mặt nó. Xinh quá. Tôi biết mình phải đưa nó về ngay, làn da nó đang tím tái vì lạnh. Nhưng làm sao đây, làm sao vừa bồng nó vừa trở về. Lại một lần nữa tôi thấy đôi chân mình quá vô dụng. Một ý nghĩ loé lên trong đầu. Tôi cởi áo ngoài quấn cho đứa bé, đặt nó trở lại trên nền đất rồi bước nhanh ra khỏi nghĩa trang. Tiếng khóc của nó càng lúc càng thê thảm, quấn chặt lấy hai lỗ tai tôi trong khi tôi ngồi ngoài cổng nghĩa trang chờ xem may ra có ai đi qua.
    Đêm vẫn đặc quánh và lặng ngắt. Tôi thất vọng quay trở vào chỗ đứa bé. Nó đã ngưng khóc. Tôi ôm nó vào lòng. Đây có phải là món quà của trời đất ban cho tôi không. Có phải linh hồn của bé Thanh đang trong thân thể khốn khổ này không. Tôi lần gỡ những con kiến li ti ra khỏi cổ nó, mò tìm chỗ có cỏ êm nằm xuống. Hình như đứa bé đã ngủ rồi, hơi ấm của con người luôn tuyệt diệu.

    Trời cũng sáng. Sương chưa kịp tan, tôi đã phát hiện tiếng người qua lại bên ngoài nghĩa trang. Đây là khu rừng cao su, nên sáng sớm đã có người dậy thăm cây. Nhưng tôi chỉ tìm thấy thằng nhóc con khoảng mười tuổi, nó đang dáo dác tìm trái cây ở những ngôi mộ. Thật là buồn cười, chắc nó là đứa hôi của mới vào nghề, chứ đứa nào mà không biết khu nghĩa trang này không bao giờ có bánh trái. Nó định bỏ chạy khi nhìn thấy tôi, nhưng đứng lại ngay khi nghe tôi lên tiếng,
    Cháu cõng giùm con cô về nhà, cô cho cháu nhiều tiền lắm!
    Nó nhìn tôi một hồi, rồi cũng gật đầu.
    Tôi cột đứa bé đàng trước bụng nó, trong lúc ánh mắt nó tỏ ra hơi ngờ vực nhìn tôi dò xét. Tôi phải củng cố lòng tin của nó, bằng cách thao thao suốt đoạn đường về những món đồ mà số tiền thưởng sẽ giúp nó mua được. Nhưng thật tình trong lúc nói, tôi vẫn chẳng biết lấy số tiền đó ở đâu.
    Cũng may hàng xóm chưa ai thức giấc vào giờ này. Tôi lật đật mở cửa, nhờ thằng bé đưa đứa trẻ lên gác. Tôi đặt nó vào cái khăn bông màu đỏ của mình, đắp cho nó cái mền rồi mới sực nhớ thằng bé đang đứng bên dưới chờ đợi. Tôi nhìn quanh quất ngôi nhà, chẳng có gì đáng giá để đưa cho nó. Cái ví để trong gối chỉ còn vài đồng, tôi không thể đưa cho nó được. Ánh mắt của thằng bé lại tỏ ra ngờ vực. Nó không nhìn tôi nữa, mà cúi đầu xuống, day day bàn chân đầy sình đất lên sàn nhà. Ô, nhưng tại sao tôi không đưa cái đó cho nó. Tôi sực nhớ ra. Hôm nay tôi có con rồi thì cần phải vứt điều ám ảnh đó đi. Tôi bỗng cảm thấy thật vui với ý nghĩ này, tôi phải tống khứ cái quá khứ tàn tệ đó đi ngay thôi. Tôi đến cái thùng cạc tông, lấy cái hộp tiền trong đó ra. Mắt thằng bé sáng lên khi mở nắp chiếc hộp. Nó cảm ơn rối rít, rồi tháo chạy khỏi nhà như sợ tôi vừa có một quyết định nhẫm lẫn.

    VI

    Con tôi vẫn ngoan, từ ngày về với tôi nó không khóc thêm tiếng nào, kể cả khi tôi để nó suốt ngày trong cái thùng cạc-tông. Tôi yên tâm ******** với ông Tài mà chẳng sợ ông ấy phát hiện có đứa trẻ nằm ngay bên cạnh. Ông Tài cũng đã khôn hơn sau nhiều lần bị rách da *********. Chẳng biết ông hỏi ai, mà mua được một ống thuốc bôi trơn màu xanh da trời. Ống thuốc làm cho ông vào hậu môn tôi dễ dàng, còn tôi cũng đỡ bị đau hơn. Ông đến với tôi mỗi tuần ba lần. Ông mang cho tôi đường, gạo, nước mắm và các thứ cần thiết khác. Tôi hiểu ông Tài đã mê cái hậu môn chật khít của tôi, cũng như mê cái trò lén lút đầy thú vị. Tôi muốn nhờ ông mua sữa cho con tôi, nhưng thật khó mở lời vì tôi biết một hộp sữa con nít không rẻ chút nào.
    Tôi chỉ thật sự ngạc nhiên, cũng như biết mình sẽ kiếm được sữa cho con, khi tối hôm kia tôi không thấy ông Tài đến. Người đến là ông giáo Hào. Tôi suýt la lên khi thấy ông lò dò bước lên gác. Ông đưa tay lên miệng ra dấu im lặng, rồi đi đến gần tôi hơn. Tôi chỉ hiểu khi ông lấy ống thuốc màu xanh da trời từ trong túi ra, bôi vào hậu môn tôi và bắt đầu rên lên sung sướng. Giọng rên của ông cũng khác, nó nghe cũng dễ chịu như khi ông ồn tồn trò chuyện với hai người công an hôm nọ. Tôi lại được thêm một người khách. Trong lúc ông giáo Hào trở nên hung hãn với cái hậu môn của tôi, tôi bắt đầu nghĩ đến những thứ quan trọng sẽ nhờ ông ấy mang đến.
    Nhưng tôi thật sự thất vọng vì con tôi không uống được sữa. Con tôi chỉ uống nước cơm pha với đường, và chỉ uống duy nhất một lần vào mỗi buổi trưa. Nhưng từ cái đêm da thịt nó trở nên lạnh ngắt đó, rồi liên tiếp mấy ngày nay nó cũng chê luôn nước cơm, còn sữa thì cứ chảy ngược ra khi tôi chỉ vừa mới đút vào. Đôi môi xinh xắn không còn nhóp nhép chút gì nữa. Đôi môi mà tôi tin sẽ mở ra gọi mẹ vào một ngày thật gần. Nó cứ im lặng như một con nhái con. Đôi mắt đẹp cũng không mở ra nhìn tôi chăm chú. Và điều kỳ quặc là càng lúc nó càng có mùi hôi khủng khiếp.
    Tôi hiểu mình cần phải làm một việc gì đó, vì các ông khách sẽ mang con tôi đi nếu ngửi được cái mùi. Tôi cắt tấm vải màu vàng ra thành những đoạn nho nhỏ. Đây là khúc vải ông Tâm đã cho hôm nọ, tôi biết ông Tâm rất cố gắng mới có thể mua số vải này. Nhưng đó là chuyện của ông. Con tôi đã thúi không chịu nổi, mặc dầu tôi đã tắm rửa, kỳ cọ cho con không biết bao nhiêu lần trong ngày. Tôi xếp lại mớ vải để qua một góc, bò đến cái thùng cạc tông bồng con ra. Tôi hôn vào đôi má sưng tấy của nó. Con nhỏ coi vậy mà chì, mặt mũi và thân thể như vầy mà chẳng thèm khóc tiếng nào. Tôi quấn thật nhiều vòng vải quanh thân con, tấm thân nhỏ xíu nhìn như đòn bánh tét màu vàng khi tôi quấn xong.
    Tôi đặt con xuống tấm khăn bông đỏ, rồi ngay lập tức tôi nhận ra mọi việc vẫn chưa ổn. Mùi hôi vẫn dậy lên nồng nặc. Tôi ngồi bệt xuống sàn gác, nghĩ cách kềm hãm mùi hôi. Một ý nghĩ loé lên. Tôi bò xuống nhà, nhanh chóng lôi hết mớ thực phẩm trong cái thùng đá ra. Cái thùng ông Phi mua để tôi đựng thực phẩm. Khách đông nên tôi có nhiều quà cáp, đây là cách trữ đồ ăn để tránh bị hư. Hôm đó ông Phi đã làm tôi hết hồn, khi ông đột ngột hỏi về mùi hôi. Tôi phải nói đó là mùi mắm bay qua từ cơ sở sản xuất mắm gần đây. Ông ấy gật gật đầu, cố chịu đựng cho đến khi ra. Trước khi về, ông nói sẽ tìm cách kêu công an đóng cửa cơ sở mắm càng sớm càng tốt.
    Tôi lót một lớp vải dầy vào cái thùng xốp, bế con đặt vào trong. Cái thùng vậy mà vừa khít thân thể con. Tôi đắp lên trên thêm một lớp vải nữa, yên tâm vì cái mùi đã giảm hẳn. Tôi đậy nắp thùng lại, lấy cái thùng cạc-tông trong góc ra rồi đẩy cái thùng xốp vào thế chỗ.

  3. A_Rose_Is_A_rose_

    A_Rose_Is_A_rose_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/12/2005
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0

    VII

    Những người hàng xóm đều tỏ ra rất vui mừng, khi được tôi tiếp sau gần ba tuần chờ đợi. Tôi tiếp tục công việc của mình để kiếm thêm vải vóc thay cho con tôi. Mọi dự tính để nuôi sống bản thân của tôi hoàn toàn suôn sẻ. Hiện nay số khách của tôi còn nhiều hơn trước khi tôi què cụt. Họ rỉ tai nhau, chuyền tay nhau ống thuốc bôi trơn màu xanh da trời, và tự phân chia nhau những ngày trong tuần. Tôi thích ông giáo Hào, vì ông sộp hơn những người khác. Nhìn khúc vải màu xám bạc trên sàn gác, tôi càng khẳng định tính hào phóng của ông. Tôi nhận ra những ông hàng xóm của mình thật ra rất đáng yêu, đáng yêu hơn lúc họ đứng trong đám đông nhìn tôi cười cợt.
    Con tôi luôn ngủ say trong cái thùng xốp, nó vẫn vậy, chẳng bao giờ làm khách của tôi phiền lòng. Tôi kiếm được khá bộn. Bây giờ tôi không muốn họ mua thực phẩm nữa, đã quá nhiều đến nỗi không ăn hết sẽ bị hư mất. Họ mua cho tôi những loại nước hoa rẻ tiền, cả đống. Tôi đổ hết vào cái thùng xốp để khử mùi. Tôi phát hiện cái mùi ngày càng dễ sợ mỗi khi tôi giở nắp thùng ra. Nó dễ sợ đến nỗi tôi chẳng thể mang con ra ngủ với mình vào mỗi tối nữa, mà đành để con nằm đó hết ngày này qua ngày nọ. Nhưng bây giờ thì tôi quyết định phải mở cái thùng. Hôm qua nếu tôi không tinh mắt, có lẽ ông Tài đã phát hiện ra con tôi. Cái thùng chẳng hiểu sao mà tự nhiên bị bục đáy, khiến một dòng nước vàng chảy suýt đến cái đầu gối đang nhấp nhổm của ông Tài. Tôi phải làm bộ đòi chuyển xuống dưới nhà, rồi cố rên thật nhiều để kích thích cho ông ấy ra thật sớm. Tôi nhận ra mặt ông Tài xám ngoét vì mùi thúi, trước khi về, ông rên lên,
    Ngày mai ông phải kêu phường xuống giải quyết cái cơ sở mắm mới được!

    Mùi hôi cũng làm tôi choáng váng, ngộp thở khi mở nắp thùng. Tôi hiểu mình không thể bồng con ra dễ dàng như mọi lần, những tấm vải dính bết vào nhau và vào da thịt con tôi như chẳng muốn rời. Mặt nó biến dạng đến lạ hoắc. Cần phải làm gì đó mới được. Tôi lấy cái khăn bịt ngang mũi mình rồi đưa con xuống thang gác. Thân thể nó oặt oèo muốn rơi rớt ra từng mảnh. Tôi xả nước đầy cái thau lớn, nhúng nó vào rồi lấy ra, rồi thay nước, thay thêm nước nữa, nước nữa mà nó vẫn thúi y chang như lúc đầu. Sự thất vọng cùng cực trào lên trong tôi. Không. Tôi không thể thua được. Tôi không thể để người ta phát hiện được. Nó là con tôi, nó đã sống với tôi bao nhiêu ngày qua. Nó là của quí mà trời đất ban tặng cho tôi, tôi không thể để nó rời khỏi mình. Những giọt nước vàng cứ rỉ ra từ bên trong, nó đang huỷ hoại dần con tôi. Nó đang làm con tôi tan biến đi. Phải giữ nó lại bằng mọi cách.

    VIII

    Tôi ôm chặt chiếc hộp gỗ vào ngực, trong khi ông giáo Hào cố hết sức thúc vào bên dưới. Từ ngày chuyển con qua chiếc hộp này, tôi có thể vừa ôm con vừa làm đủ thứ việc. Tôi có thể vừa dọn rửa vừa để con bên cạnh để trò chuyện. Vừa đeo con trên lưng ra nghĩa trang thăm những đứa con khác. Nhất là tôi có thể gối con lên đầu khi khách muốn tôi nằm ngửa. Tôi hoàn toàn yên tâm với đời sống của mình. Tôi không còn để ý đến những nét già nua trên thân thể. Không còn lo lắng sẽ xa con, cũng như không còn lo sợ nỗi cô độc. Tôi đã tháo từng phần cơ thể của con. Dùng dao róc từng mảng thịt úng rữa bỏ vào bịch ni-lon, xương thì ngâm vào chậu nước có pha muối. Từng khúc xương được tôi rửa sạch sẽ. Cái sọ làm tôi mất công nhất, nó đầy các chất nhão trong đó. Tôi phải lấy đũa thọc tới thọc lui mới moi hết được chúng ra. Hai hốc mắt cũng được tôi làm sạch. Bây giờ con tôi đã nằm gọn ghẽ trong cái hộp gỗ này. Thật không dễ dàng để những bà mẹ giữ được con, vì trước khi bỏ nó vào hộp, tôi còn phải đem phơi chúng. Những lóng xương sẽ còn sót tuỷ, mà còn sót tuỷ sẽ còn sót mùi hôi. Nắng có thể làm chất tuỷ khô nhanh được. Sau đó tôi còn xông khói cho những lóng xương, mùi khói át ngay cái mùi hôi ngoan cố.
    Ông giáo Hào lại suýt hét lên vì sướng, nhưng ông tự bịt kịp miệng và nằm vật ra dưới chân tôi. Gió lạnh lùa qua các khe vách khiến ông chẳng dám nằm lâu. Ông mệt mỏi ngồi dậy mặc quần áo. Trước khi ra cửa ông nói,
    Ngày mai tụi anh phải dồn tiền mua ống thuốc mới, cho nên nếu có mang quà cho em ít thì em thông cảm nghe. Khoảng vài ngày sau là mọi việc sẽ lại ổn như mọi lần!

    Ai đó? Có tiếng động bên ngoài khiến tôi giật mình lên tiếng.
    Chẳng có ai trả lời. Tôi không khoá cửa nữa, mà cẩn thận bò lui vào trong nhà, hỏi to hơn,
    Ai đó? Nếu không nói trước thì đừng vào nhà tôi!
    Tôi đây, tôi đây, tôi là Hải đây, hàng xóm của cô đây mà!
    Tôi nhíu mày. Tôi chưa gặp ông Hải, nên chẳng thể biết đó là ông Hải nào, nhưng ông ta đến đây làm chi vào giờ này. Tôi hơi lo lắng, vì sau ông giáo Hào là ông Tâm, ông ấy sẽ đến đây vào khoảng hai giờ nữa. Chợt nhớ đến con, tôi vội bò trở lại lên gác. Tôi đẩy cho cái hộp gỗ vào sát vách phía trên đầu nằm, rồi lấy cái gối để lên trên.
    Ông chờ ở ngoài một chút, khi nào tôi gọi thì hãy vào!
    Ừ, ừ, cô cứ làm gì thì làm đi.
    Ông Hải đi chầm chậm lên thang gác. Ông nhìn tôi với vẻ thận trọng. Tôi nhận ra ông khi ông đến gần. Đó cũng là một hàng xóm của tôi, nhà ông ở tận cuối con hẻm này. Bọc thịt heo trên tay ông khiến tôi hiểu ngay mục đích của ông. Ông cúi thấp người để tránh đụng phải nóc nhà, rồi đến gần ngồi xuống bên tôi. Tôi nghe rõ nhịp tim ông đang đập mạnh, ông nói,
    Thằng Tài nó nói đến em nhiều lắm, nhưng hôm nay anh mới dám đến. Em?
    Tôi chẳng trả lời, mà chồm người lấy chiếc hộp gỗ để dưới gối ra. Tôi yên lặng ngả người nằm sấp xuống sàn gác, đầu gối lên cái hộp gỗ và nhắm mắt lại. Bàn tay ông Hải ngập ngừng lần cởi từng mảnh vải trên người tôi. Ống thuốc màu xanh da trời lại được nặn ra, những lọn thuốc nhờn làm hậu môn tôi mát rượi. Tiếng rên của ông Hải chìm dần vào đêm.

    Chia tay ở cửa, ông Hải làm tôi hài lòng khi hỏi lần sau tôi muốn có món gì. Một cái lục lạc của trẻ con, tôi nói. Ông Hải nhìn tôi cười dễ chịu với vết chân chim ở hai đuôi mắt. Tôi biết lịch làm việc của mình sẽ lại đầy lên. Cánh cửa khép lại. Màn đêm vẫn đặc quánh bao phủ bên ngoài ngôi nhà nhỏ. Tôi bò lên gác lấy tấm khăn bông đỏ trải rộng xuống sàn. Mở cái hộp gỗ ra. Đêm nay tôi lại được yên ổn ngủ cạnh con. Tôi sẽ lại mơ những giấc mơ đầy thiên thần khoác áo choàng màu trắng. Thấy chúng ríu rít dành kẹo của tôi như những chú bồ câu nhỏ. Con gái ơi, mẹ sẽ tìm một cái tên thật duyên dáng để gọi con. Tôi tỉ mẩn xếp những khúc xương của con lên tấm khăn lông. Trên nền vải đỏ, hình hài con tôi lại dần hiện ra như mọi lần. Thứ tự là xương sọ trước, rồi xương cổ, xương bả vai, xương sống, xương sườn, xương tay chân, xương?

    05. 2006
  4. fonzzi

    fonzzi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2006
    Bài viết:
    300
    Đã được thích:
    0

    Hai điều:
    1. Khen:
    a. Rất mặt dầy.
    b. Chú trọng đến mục tiêu (...) nhièu hơn là làm sáng tỏ khía cạnh nghệ thuật (concentrate on destination)..
    c. Biết cách lèo lái để một số người không chú trọng đến mục tiêu của mình.
    d. Biết che đậy bằng cách dùng ngôn ngữ và chữ nghĩa để phủ đầu.
    e. Làm hoa mắt được quản trị viên để vi phạm phải nói là tinh vi.
    2. Chê:
    a. Thơ ẹ như ***
    b. Kỹ thuật kém. Chối bỏ punctuation marks nhiều chỗ rất xuẩn.
    c. Không có sự sáng tạo về tư tưởng nhiều.
    d. Đa ngôn với mục đích làm màu nhiều hơn.
    e. Topic quảng cáo nhiều hơn là thơ.

    Điều nên làm: Thay vì đặt tên topic này là "THƠ hậu hiện đại", nên đổi tên topic là "Giới thiệu những nhân vật HHD và bài viết và mục tiêu của nhóm HHĐ".
    Fonzi
  5. hieuham

    hieuham Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/07/2006
    Bài viết:
    189
    Đã được thích:
    0

    Tinh thần hậu hiện đại đã và đang phảng phất đâu đó trong văn chương Việt Nam cũng là lẽ thường tình, nhưng không có tài, không hiểu biết đến nơi đến chốn mà mê muội bắt chước, thì chỉ làm ra được những bản sao tồi mà thôi
    Chủ nghĩa Hậu hiện đại là vấn đề không mới nhưng nó vẫn ảnh hưởng và còn đang là ?omốt? đối với một nhóm nhỏ văn nghệ sĩ ở ta. Viết về nó là khó, không phải vì cao siêu mà vì nó không thống nhất; tinh thần chung là muốn vượt qua giới hạn của chủ nghĩa hiện đại, nhưng ?ohiện đại? lại là một khái niệm đa nghĩa
    Một mặt, về mặt nghệ thuật, nó nối tiếp tinh thần của những trào lưu tiền phong thuộc chủ nghĩa hiện đại cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX; một mặt về tư tưởng nó chống lại tinh thần hiện đại của chủ nghĩa duy lý Cận đại, học thuyết Khai sáng. Riêng về mặt triết học, nó thuộc loại ?ophản triết học? bởi nó không tin vào khả năng của triết học với tư cách sự thống nhất lý luận và thế giới quan
    Nhìn lại hơn thế kỷ qua, khi khoa học phát triển đã kéo theo sự thay đổi trong nghệ thuật. Với chủ nghĩa hiện thực, tiêu chuẩn ?ogiống thật? là chủ soái. Nhưng khi con người làm ra máy ảnh thì chuyện vẽ giống thật trong hội họa lại trở thành quá đơn giản. Một loạt trào lưu của chủ nghĩa hiện đại đã ra đời. Monet, ông tổ của hội họa ấn tượng, khi vẽ nhà thờ Rouen, đã chú trọng thể hiện sự khác nhau của hiệu ứng quang học do sự chiếu sáng khác nhau mà không quan tâm lắm đến đường nét.
    Khi khoa học đưa ra những công thức, liên kết những ký hiệu theo cái ?ongữ pháp? của toán học, có thể diễn tả được những quy luật của tự nhiên, thì chủ nghĩa tượng trưng bên nghệ thuật cũng coi mầu sắc, ngôn ngữ là ký hiệu để biểu đạt, biểu cảm. Van Gogh dùng những tương phản mầu hồng dịu với mầu đỏ máu, mầu xanh dịu với mầu xanh gắt để tả một bầu không khí ngột ngạt, một nơi ăn chơi trác táng. Baudelaire cho thiên nhiên như một khu rừng biểu tượng, mầu sắc, âm thanh, hương vị đều có một sự tương giao.
    Đầu thế kỷ XX, dựa vào những phát minh và đặc biệt là cơ học lượng tử cho thấy trong thế giới vi mô định luật ngẫu nhiên có tính quyết định, chủ nghĩa siêu thực ra đời. Bài ?oTự do kết hợp? của A. Breton như một tuyên ngôn, gồm một loạt hình ảnh xuất hiện tự do, kết hợp ngẫu nhiên, hoàn toàn vô nghĩa nếu theo hệ quy chiếu của thơ hiện thực. Rồi một loạt chủ nghĩa khác xuất hiện, nhân danh tiến bộ hơn, làm nên gương mặt vô cùng đa dạng của nghệ thuật hiện đại.
    Thế kỷ XX cũng là thế kỷ của những sự kiện vĩ đại. Cùng với thuyết Tương đối, sự phát minh ra thuyết giãn nở của vũ trụ, bức xạ tàn dư; các nhà bác học đã tìm ra điều phi thường: vũ trụ thoát thai từ một vụ nổ khủng khiếp Big Bang. Con người cũng có tham vọng dõi mắt vào cõi cùng tận của thế giới vi mô; muốn tìm ra viên gạch cơ bản cuối cùng, quy luật cơ bản cuối cùng của vật lý.
    Nhưng rồi những năm cuối của thế kỷ, thực tiễn đã chứng tỏ, về mặt xã hội, những chủ thuyết lớn nếu không vận dụng sáng tạo sẽ dẫn đến đổ vỡ; về tự nhiên, các nhà bác học với những nghiên cứu công phu lại nhận ra cái giới hạn của nhận thức. Sự phát minh ra Big Bang lại đặt ra cho các nhà vật lý bài toán về điểm 0 của thời gian, cái trạng thái kỳ dị cần phải có một phương trình tối hậu thống nhất được các lực vật lý, nhưng đến nay vẫn chưa ai tìm ra được.
    Sự đổ vỡ của những thể chế quan liêu giáo điều, sự nổi giận của thiên nhiên chống lại sự cải tạo của con người, chạy đua chiến tranh, phân biệt chủng tộc, mất bình đẳng giới, chênh lệch giàu nghèo ? cùng với sự phát minh ra lý thuyết hỗn độn, hiệu ứng cánh ****, hình học fractal, những hệ phi tuyến? là những cơ sở sâu xa để tinh thần hậu hiện đại xuất hiện.
    Theo Lyotard, chúng ta đang sống trong thời hậu hiện đại, thời mà tất cả những lý thuyết có từ thời Ánh sáng đều đã bị đổ vỡ. Theo ông, tinh thần hậu hiện đại sinh ra là để chống lại sự độc tài của các chủ thuyết mà ông gọi là các siêu văn bản (métarécit); cho không có một thứ nguyên lý nào phổ quát cho tất cả; chống lại quan niệm rằng trật tự và ổn định là luôn luôn tốt và coi sự hỗn loạn, bất ổn là luôn luôn xấu.
    Đối với hậu hiện đại, mọi sự thật vĩnh hằng sẽ biến mất, thay vào đó là những biểu hiện của những hiện tượng không bản chất. Thời hậu hiện đại là thời của sự lựa chọn không ngừng, nó là hệ quả của sự bùng nổ thông tin. Đó là một thời không phải chỉ thuộc về những người giàu có mà mỗi người đàn ông đều trở thành một công dân thế giới và mỗi người đàn bà là một cá nhân được giải phóng. Để chống lại siêu văn bản (chủ thuyết lớn), hậu hiện đại phát huy tính chất đa dạng, coi trọng vai trò cá nhân, các nhóm, coi trọng các lý thuyết nhỏ, những tiểu văn bản (petits récits). Những tiểu văn bản của hậu hiện đại thường có cách nhìn tạm thời, ngẫu nhiên, không khái quát tính thống nhất, tính ổn định, tính hợp lý hay sự thật khách quan. Trong đó tất cả mọi ý kiến đều có quyền hiện diện, kể cả sự bất đồng và nói sai (paralogie). Khoa học hậu hiện đại nghiên cứu những bấp bênh, vô thường của đời sống. Lyotard viết: "Nói một cách giản dị nhất, người ta coi "postmoderne" là sự không tin vào những lý thuyết lớn, siêu văn bản (métarécits) (ý nói những chủ nghĩa).
    Trong lĩnh vực nghệ thuật, các kiến trúc sư đã đi tiên phong. Venturi phê bình lối kiến trúc đơn điệu cộc lốc của các cao ốc mang nặng tính thực dụng về mặt bằng mà lại bỏ quên tính đa dạng. Năm 1972, những khối nhà cao tầng do Yamasaki thiết kế từng đoạt giải kiến trúc Pruitt-Igoe tại Mỹ bị giật sập. Những nghệ sỹ hậu hiện đại chối bỏ những tiêu chí chung về cái đẹp của chủ nghĩa hiện đại. Những nhà hiện đại đòi hỏi nghệ thuật trở nên tiên nghiệm và siêu việt. Trái lại, những nghệ sỹ hậu hiện đại lại muốn nghệ thuật gắn liền với hoàn cảnh xã hội đặc trưng cụ thể, mang tính thời sự. Họ cũng vất bỏ tính quý phái, hàn lâm, tính avant garde của các nhà hiện đại, bởi sự phát triển mạnh của tính công khai và công cộng. E*** Deak tuyên bố: ?oNghệ thuật hậu hiện đại sản sinh ra những cú shock của nhận thức chứ không phải những cú shock của cái mới?.
    ( còn nữa)
    ( còn nữa)
  6. hieuham

    hieuham Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/07/2006
    Bài viết:
    189
    Đã được thích:
    0
    (tiếp)
    Barry Lewis, trong một bài viết rất cụ thể, bao gồm ý của ông và ý của nhiều người, đã vẽ lên bức tranh khá sinh động và cụ thể về văn chương hậu hiện đại, cho nó không nhất quán vì thể hiện rất khác nhau nên khó đưa ra một lý thuyết mạch lạc để phân tích, nhưng vẫn có thể chỉ ra được những nét đặc trưng. Trong đó, hầu như mọi sự việc và con người đều bị bóp méo; tính trung thực và lành mạnh bị phế bỏ; nhân vật tùy tiện không thể giải thích nổi vì chính tác phẩm cũng tồn tại như một ẩn dụ về sự phá vỡ trật tự.
    Trước hết là phá vỡ trật tự thời gian: chủ nghĩa hậu hiện đại đã làm méo mó lịch sử một cách có ý thức phản tỉnh, hư cấu những văn bản về những biến cố nổi tiếng, sự sái niên đại, hay việc hoà lẫn lịch sử và giả tưởng, làm sai lệch cả hiện tại
    Sự nhại phỏng (pastiche): một loại hoán vị, xáo trộn những kiểu viết cũ. Các nhà văn cho rằng không còn có thể đưa ra được những cách viết mới, chỉ có thể thực hiện được một số kết hợp từ sự lượm lặt những văn phong đang hiện hữu trong lịch sử văn chương. Mục đích của lối lai tạp này có tính giật gân hơn là nhại văn để giễu cợt
    Phá vỡ cấu trúc: nhà văn hậu hiện đại gắng hết sức đập nát bốn yếu tố của tiểu thuyết là cốt chuyện, nhân vật, cảnh trí và đề tài, cốt chuyện bị nghiền nhỏ thành những biến cố và hoàn cảnh, nhân vật bị phân tán thành một bó của những khát vọng, cảnh trí chỉ mô tả sơ sài
    Tính hỗn độn: nhà văn hậu hiện đại sử dụng để phá vỡ cách tạo dựng và tiếp nhận suông sẻ văn bản, họ đem yếu tố ngẫu nhiên vào tác phẩm. Cuốn The Unfortunates (1969) của B.S. Johnson, là một hộp-tiểu-thuyết không đóng gáy, những phần của tác phẩm có thể được xáo trộn tự do. Có tác phẩm được sắp xếp đơn thuần bởi trật tự ngẫu nhiên, có khi là sự bừa bãi của bản thảo trong căn phòng. Có những cuốn dùng phương pháp cắt-vụn của họa sĩ Tristan Tzara, gồm việc cắt rời những câu văn trong một số văn bản, xáo trộn lên, rồi xếp những mảnh giấy vụn đó theo thứ tự ngẫu nhiên
    Sự hoang tưởng (paranoia): dạng tâm trạng đầy sợ hãi và ngờ vực của thời Chiến Tranh Lạnh. Những nhân vật chính trong văn chương hậu hiện đại, theo Tony Tanner, luôn có một "niềm kinh hãi rằng có ai đó đang vẽ kiểu cho cuộc sống của mình?; thấy xã hội có âm mưu chống lại cá nhân
    Vicious circles: nghĩa đen là vòng luẩn quẩn để chỉ cái đặc tính ?ođi tắt? trong văn chương hậu hiện đại, khi ranh giới giữa cái nội tại của văn bản và thế giới ngoại tại bị xóa nhòa, những chỗ ?ođoản mạch? khi tác giả bước vào trong văn bản và những tình thế những nhân vật lịch sử có thật xuất hiện trong những tác phẩm hư cấu
    Các nhà phê bình cho rằng, tất cả những sự khác thường đó của bút pháp hậu hiện đại, cái triệu chứng rối loạn ngôn từ, là do trong sự rạn nứt của xã hội tư bản, chúng chính là biểu hiện, theo Lyotard: ?ohiện nay chúng đang ở trong một hình thức mới của bệnh thần kinh phân liệt".
    (còn nữa)
    Được hieuham sửa chữa / chuyển vào 15:23 ngày 10/09/2006
  7. hieuham

    hieuham Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/07/2006
    Bài viết:
    189
    Đã được thích:
    0
    (tiếp)
    Chủ nghĩa Hậu hiện đại cũng như mọi trào lưu đã xuất hiện khác đều có phần có lý. Tư tưởng chống giáo điều, chống khuôn mẫu xơ cứng, áp đặt; đấu tranh cho bình đẳng, dân chủ, vai trò cá nhân; phá vỡ những quy phạm nghệ thuật mòn cũ? là những mặt tốt. Nhưng ở ta, tiếp thu nó với ý thức mê muội, nô lệ, đề cao một cách phi lý, áp dụng một cách cực đoan thì khó mà được ủng hộ rộng rãi. Về mặt tư tưởng, sự cực đoan theo tinh thần hậu hiện đại sẽ dẫn đến sự hỗn loạn vô chính phủ.
    Ngay Lyotard, nhà tư tưởng đã xây những tầng nền đầu tiên cho trào lưu hậu hiện đại, cũng rất cực đoan khi cho tất cả các lý thuyết đã có đều đổ vỡ, bởi trong thực tế chả có lý thuyết nào đổ vỡ hoàn toàn cả mà chúng chỉ chưa hoàn chỉnh, chúng đều góp phần như những viên gạch lát con đường tiệm cận đến chân lý; còn nếu tất cả là sai và đổ vỡ thì thế giới không thể có nền văn minh hôm nay. Trong văn chương nghệ thuật, sự cực đoan của chủ nghĩa hậu hiện đại sẽ biến nó thành trò chơi lập dị, vô nghĩa.
    Một số nhà phê bình người Việt ở hải ngoại đã tuyên truyền hậu hiện đại một cách phi lý: ?oCuộc đấu tranh lớn nhất của giới cầm bút Tây phương trong khoảng gần một nửa thế kỷ vừa qua chính là để thoát ra khỏi bóng ma của tham vọng thể hiện cái tôi và tái hiện hiện thực?. ?oCái tôi và hiện thực? là toàn bộ cuộc sống loài người, văn chương không thể hiện nó thì thể hiện hư không chăng? Rồi: ?oChỉ còn lại hai mối quan hệ chính: quan hệ giữa tác phẩm văn học với chính nó và quan hệ giữa tác phẩm văn học này và những tác phẩm văn học khác?. Có lẽ nên viết cần cắt đứt mọi áp đặt chủ quan lên văn chương thì đúng hơn, còn viết như trên khác gì cho tác phẩm có thể tự sinh ra rồi tự thưởng thức nhau! Có người khi đề cao hậu hiện đại đã rất cao ngạo khi nhìn văn chương trong nước, nhưng chỉ bằng con mắt thô thiển nông cạn: ?oMọi người cầm bút dường như có một cái khuôn chung được đúc sẵn? người ta chỉ làm mỗi một công việc đơn giản là "rót" câu chuyện của mình vào?.
    Giống như ca nhạc, mỗi loại nhạc đều có nét hay riêng nếu nhạc sĩ làm ra nó có tài và ca sĩ hát nó hay. Văn chương hậu hiện đại cũng vậy, nếu nhà văn có tài cũng có thể viết hay. Nhưng hình thức nghệ thuật luôn chỉ là cái vỏ, cái tạm thời, nay là mới mai đã là cũ rồi. Chỉ có sự độc đáo và sâu sắc là những cái bất biến, là những thuộc tính vĩnh cửu làm nên giá trị đích thực của văn chương. Sự độc đáo thuộc về tài văn, sự sâu sắc thuộc về trí tuệ của mỗi tác giả. Bản chất muôn đời của văn chương mãi mãi phản ánh tinh thần và cuộc sống con người, không cần đến sự đổ khuôn của các chủ nghĩa cực đoan nó cũng luôn biến đổi, bởi tinh thần và cuộc sống của con người luôn biến đổi.
    Tinh thần hậu hiện đại đã và đang phảng phất đâu đó trong văn chương Việt Nam cũng là lẽ thường tình, nhưng không có tài, không hiểu biết đến nơi đến chốn mà mê muội bắt chước, thì chỉ làm ra được những bản sao tồi mà thôi. Cũng đã có những nhóm cực đoan đúng là đã làm ra được văn chương hậu hiện đại thứ thiệt nhưng tiếc là chỉ mới ở dạng thấp nhất của nó. Ví dụ như tính phản kháng, phản kháng cao cấp tức là phải có khả năng phân tích sự yếu kém của cái cũ và đưa ra được cái mới tốt hơn thay thế, còn chỉ chống đối suông thì quá đơn giản. Có người đã mạnh miệng tuyên bố chúng tôi viết thế là để chống đối đấy.
    Có điều, sự chống đối đó không phải là phẩm chất cao quý để vượt qua chủ nghĩa hiện đại mà chỉ đơn giản là ?oquậy?, cái thái độ không cần đến nghệ sĩ mà những kẻ bất hảo vô học còn làm tốt hơn. Có quá nhiều sự thô bỉ, bẩn thỉu, nhầy nhụa và hằn học, thậm chí lưu manh, trong văn chương ?ohậu hiện đại? này. Trong văn chương có hỗn loạn, thô tục, bẩn thỉu, bởi cuộc sống có phần như thế, nhưng coi chúng là ?ođặc trưng?, là ?othi pháp? thì đã phi lý, phi mỹ, phi luân và cuối cùng là phi nhân hóa những đặc tính của văn chương.
    Bởi đã là con người bình thường ai cũng biết phân biệt tốt với xấu, sạch sẽ với bẩn thỉu, lịch sự với thô tục? người ta chỉ để thùng rác chỗ khuất lấp chứ có ai lại trưng ra trong phòng khách, mà văn chương như phòng khách của tinh thần, không thể quăng bừa rác, uế tạp và thô bỉ lên đó được.
    Đã có những nhà phê bình, những trang web mang danh ở xã hội hậu hiện đại văn minh đề cao loại văn chương đó, cố công độc đáo hóa cái lập dị, nghiêm túc hóa cái bông phèng, sâu sắc hóa cái vô nghĩa, cao siêu hóa cái tầm thường, và cuối cùng là nhân bản hóa cái phi nhân tính, bởi đã kỳ công đi phân tích mùi thơm của thối rữa, tô vẽ màu sắc cho rác rưởi; cả hai, cả sự sáng tạo và thẩm định, hoàn toàn có thể nói thực chất chỉ là sự xả rác trí tuệ mà thôi.
    ( theo Đông La - Vietnamnet)
    @ A_rose_is_a_rose: Lẽ ra không cần thiết phải tô đậm một số chỗ, nhưng tao e là có một số thằng không đủ nhận thức để hiểu.
    À mà tao nghĩ mày nên dùng lại cái nick Blowjob, nó hợp với mày hơn đấy.
    ...........................................
  8. MM_Ngoc

    MM_Ngoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/03/2006
    Bài viết:
    2.479
    Đã được thích:
    0
  9. linglang

    linglang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/05/2004
    Bài viết:
    446
    Đã được thích:
    0
    từ box KT sang thăm thấy xôm trò quá, Nhân thấy 1 pác tên am-Anh v iết hay hay nên làm theo các bác phát . Lần đầu tiên "nàm thơ "Không biết đã hậu hiện đại chưa ? các bào chỉ giáo nhé!!!!!!!!
    Ám ảnh
    ám ảnh,
    bóng cây loang lổ đen nénchặt con đường trắng loá nắng hè bờm xờm như vệt đen thẳm khẽ phập phồng của người đàn bà ngoan và rất mũm mĩm đang ẩm ướt đang nhóp nhép....
    Ám ảnh,
    Ngâm ngẩm đau quanh vòng rốn tự do và dân chủ thoát hơi ha viện cho mùi thức ăn hảo hạng hoà quyện lân lan khắp tiệm lẩu bò mơn man lưng tân thiếu nữ thon lẳn đau đáu nhìn kẽ mông cạp quần tụt trễ văn minh USA xăm con **** đen / eo ót óng ả / con **** trắng vơ vẩn cành phượng vĩ hoa đỏ ép trang lưu niệm nữ sinh áo tím và áo trắng chợt ngơ ngác rớm máu ra trắng...
    Ám ảnh,
    Tiếng Khánh Ly rền rĩ ôi hỡi/ già nua úp sấp sự nhọc nhằn/ xuyên thấu nhân gian/ úa tàn để rồi thương yêu nhân loại Trịnh Công Sơn trong mây trắng đang bay lên - du dương/ chiến tranh/ 11-9 hai toà lâu đài kỵ sĩ mặt nạ đen...
    Ám ảnh,
    Ak 47"made in China" quấn khăn trắng và để quai nón đen lấm tấm thân thể đàn bà, câu đồng dao -.. mưa tránh trắng nắng tránh đen...
    Ám ảnh,
    Ta kiên nhẫn bới tìm mảnh yêu sớt lại trong tro tàn nàng thi ca vắt tóc mun đen nâmg hai bầu vú bé nhỏ/ rung rinh nhún/ Boing-Boing ánh mắt thẫn thờ - con ngưoi đen và lòng trắng....
    Ám ảnh,
    Mồ hôi lóng láng trắng như kim cương châu Phi-mông đen-Mông trắng....bóng râm xiên xẹo
    râm ran ve
    ve ve hè về
    Ám ảnh,
    gà đen chân trắng mẹ mắng cũng mua
    Những con chuột bạch có hai hạt giống to tướng
    ngần ngại nhìn cửa cống đen ngòm
    ám ảnh,
    Mèo đen mèo trắng bên tàu tha hồ bắt chuột
    và làm bể bình "Sứ"
    Ám ảnh.
    Nhất nguyên và nhị nguyên.. tam nguyên Yên đổ
    ám ảnh.......
    đen và trắng
    Được linglang sửa chữa / chuyển vào 12:25 ngày 12/09/2006
  10. fonzzi

    fonzzi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2006
    Bài viết:
    300
    Đã được thích:
    0
    Bài này viết khá gấp trăm lần của thằng Đặng Thân. Tuy nhiên hơi cẩu thả về chính tả... Mà đã "Bầu" thì không "bé nhỏ". Boing-boing không tượng thanh cũng không tượng hình nhất là liên quan đến mắt. Khánh Ly thì không rền rĩ (đấy không phải là tiếng chỉ cho giọng hát KL). Bài viết khá nhưng thiếu thục tế của vài chi tiết. Hơn hẳn ĐT. Hoa .
    Fonzi
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này