1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thơ HẬU HIỆN ĐẠI

Chủ đề trong 'Thi ca' bởi blowjob, 09/12/2005.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hieuham

    hieuham Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/07/2006
    Bài viết:
    189
    Đã được thích:
    0
    Giải mã ảo giác Thơ trẻ
    Lê Thiếu Nhơn

    Thật khó khi phải cân nhắc khái niệm ?otrẻ? giữa nhịp sống năng động hôm nay. Trẻ về tuổi đời hay trẻ về tuổi nghề? Nghề thơ cực nhọc và càng đi càng xa trên cuộc mưu sinh chữ, nên khoảng cách bài thơ đầu tay và bài thơ cuối cùng có khi vài giây mà có khi cả đời người. Với góc nhìn hạn hẹp và khiêm tốn của mình, tôi chỉ tiếp cận dòng chảy trẻ trong thơ hôm nay ở khía cạnh tuổi tác. Đành xin gọi những đồng nghiệp làm thơ dưới 40 tuổi với danh xưng chung là nhà thơ trẻ, chứ không dám gọi kiểu nhà thơ 7X, nhà thơ 8X hay nhà thơ @ như thói quen đô thị thời hội nhập kinh tế quốc tế.
    Bước vào những năm đầu thế kỷ XXI, khi làn sóng quyết tâm quyết chí làm giàu sôi sục từ anh bác sĩ chuyên khoa giải phẫu thẩm mỹ đến bà cụ về hưu bỏm bẻm nhai trầu, thì quả thật tôi cứ thấy xao lòng nghĩ đến bạn bè đôi mươi lúi húi với trang bản thảo chông chênh bao giấc mơ lương thiện. Phải chăng họ đang hy vọng về một điều gần như là tuyệt vọng? Phải chăng họ đang đong đưa số phận mình trên những cành cây trơ trụi dưới ánh điện cao ốc? Phải chăng họ đang muốn giữ lại chút chậm chạp nhân nghĩa giữa thác lũ phăm phăm rượt đuổi danh lợi? Người làm sáng tạo vốn đã cô độc thì nhà thơ trẻ bây giờ càng cô độc hơn. Thế nhưng, tôi cứ mỏi mòn tin rằng, những ai có đôi phút xa vắng, có đôi lần lầm lũi, có đôi ngày bất an sẽ trân trọng lao động nặng trĩu âu lo của nhà thơ trẻ. Chỉ nhói lên một băn khoăn thường thực: để giành lấy thị phần thẩm mỹ vốn khá ít ỏi ấy, thơ trẻ đã có gì, đang có gì và sẽ có gì?
    Bằng thái độ sòng phẳng và cầu tiến để nói thẳng với nhau thì làng thơ và bạn đọc đều thừa nhận mấy năm qua chưa có ?othương hiệu? thơ trẻ. Ngoài sự rụt rè và cẩn thận trên mức cần thiết của Hội nhà văn Việt Nam khi chưa ghi nhận, đánh giá và trao giải cho bất kỳ nhà thơ trẻ nào, chính các tác giả chập chững làm thơ đã nhấn chìm mình trong trào lưu tự tung hô hoặc tự hí lộng bản thân. Bỏ qua sự ồn ào hãnh tiến của vài nhà thơ trẻ đang hào hứng với những lời đường mật khen chê bè cánh, theo tôi thơ trẻ ít nhiều thể hiện được niềm xao động của một thế hệ hăm hở bao khát vọng vào đời. Hầu hết nhà thơ trẻ đều trình làng những câu thơ ngổn ngang: ngổn ngang bất lực, ngổn ngang trách móc, ngổn ngang hoài niệm, ngổn ngang đợi chờ. Đó là một trạng thái ngổn ngang chuẩn bị bứt phá thoát khỏi mùa màng bội thu thơ cũ lấy vần điệu du dương làm cảm hứng nghệ thuật. Tại sao tôi và mọi người không có quyền nghĩ rằng, những câu thơ buồn nhiều hơn vui ấy đang trực tiếp dự báo về diện mạo thi ca khác?
    So với lớp người đi trước, nhà thơ trẻ có nhiều điều kiện thuận lợi hơn để tiếp xúc với thế giới rộng lớn. Tuy nhiên, trên xa lộ internet không bờ không bến, không ít bạn trẻ đã bị ngộ độc thông tin. Nhiều bạn trẻ đồng hành của tôi mải mê dồn sức lực dồi dào và quý giá nhất đời người vào những cách tân đã lỗi thời ở nước ngoài. Những tiểu xảo bị nhầm lẫn là hay ho như ám ảnh hóa, tượng trưng hóa và lập thể hóa của trường phái ?othơ mông lung?, những chiêu thức tưởng chừng là tinh diệu như phản ý tượng, phản tu từ và khẩu ngữ hóa của trường phái ?ohậu tân thi trào?, đáng tiếc thay đã được chôn vùi ở Trung Quốc từ thập niên 80 thế kỷ trước.
    Một thực tế nữa để nhận ra là phong trào thấy người ta ăn khoai cũng vác mai đi đào của một bộ phận những người làm thơ trẻ. Với khả năng ngoại ngữ có lẽ cũng vừa đủ xài, vài nhà thơ trẻ vớ được những hình thức thơ đã thải hồi ở phương Tây như ?othơ hậu hiện đại?, ?othơ dự phóng?, ?othơ trình diễn? và hớn hở reo lên bằng tâm trạng phấn khích của người đi biển hú họa gặp được mảnh lưới rách vương vãi trên sóng nước trùng khơi.
    Chân thành mà ghi nhận thì những quan niệm ?osử dụng các kiểu chơi chữ và thủ thuật bài trí chữ trên trang giấy, bẻ gãy hình thức thơ truyền thống để giễu nhại thế giới hiện đại làm mất nhân tính? hay ?onhìn bài thơ như một cấu trúc trí tuệ và âm thanh hơn là diễn đạt tâm hồn con người? thịnh hành trong thơ Mỹ nửa đầu thế kỷ XX không phải không có lý do để tồn tại. Thế nhưng, bình tĩnh lại để thấy rõ ràng đó là sản phẩm của nhất thời bông phèng, của đùa cợt rỗi hơi, của tếu táo bất chợt, hoàn toàn xa lạ với văn hóa người Việt cặm cụi chịu thương chịu khó.
    Có lẽ do hơi vội vã muốn lập công, có lẽ do hơi nôn nóng muốn nổi tiếng, vài nhà thơ trẻ đã nháo nhào ?ođi tắt? một cách nguy hiểm. Họ bỏ quên giá trị truyền thống vốn luôn là cột mốc khởi hành cho mọi bứt phá đỉnh cao. Mặt khác, không ít tác giả chỉ mới võ vẽ vài ba dòng tạm gọi là thơ, nhưng khoái khoe mẽ hiện đại cũng lao vào lật ngược lật xuôi con chữ, nói ngô nói ngọng dăm ý, rồi tự vuốt ve rằng mình đã đi trước thiên hạ. Sự thiển cận và vụng về này hình như cũng đã len lỏi vào những tác giả không còn trẻ. Thực tế bẽ bàng trên, nói ra không phải để chê bai hay dè bĩu đồng nghiệp, vì hoàn toàn không có lợi cho chính tôi, hoàn toàn không có lợi cho tiến trình phát triển thi ca, và càng không có lợi cho công chúng. Bạn đọc tinh tế và bận rộn hôm nay không đủ thời gian để lý luận với chúng ta về sự giành giật thơ chú trọng ngôn ngữ hay nghiêng sang cảm xúc. Bạn đọc chỉ cần thơ hay, chỉ cần những câu thơ mang lại giá trị tinh thần mới. Đứng trước ?ođơn đặt hàng? của bạn đọc và của nền thơ đang bấn loạn khuynh hướng, đòi hỏi bản thân mỗi nhà thơ không thể không trang bị cho mình một nội lực văn hóa trước khi cách tân chữ nghĩa hay cải tiến thi pháp. Không ai tin khả năng maratong của một đứa trẻ chưa biết đi, cũng như không ai dám đánh cược cho những nhà thơ chỉ lem nhem mấy câu dài câu cụt!
    Trong ước mơ hội nhập và đưa tên tuổi ra khỏi biên giới, lẽ nào tham vọng cao cả ?otrở thành công dân thế giới? của vài nhà thơ trẻ hôm nay sẽ không có cơ hội? Có phải xã hội đương thời thiếu cái nhìn độ lượng với dăm người làm thơ trẻ lành tính và thích dấn thân cho những cuộc cải tiến thi pháp không khoan nhượng? Trên giấy trắng mực đen, không ai phủ nhận được ai và cũng ai bịp bợm được ai cả. Nhân loại hàng ngàn năm nay đã chấp nhận biết bao thiên tài, và vẫn còn đủ chỗ cho những thành tựu rực rỡ tiếp theo. Nếu các nhà thơ trẻ hôm nay chỉ nhăm nhăm chạy theo cách tân hình thức, cố la to lên về một sự hiện diện, cố uốn éo thân mình để thiên hạ chú ý, thậm chí hình thành ảo giác người khác đang kiềm hãm tài năng mình, thì thái độ này không khác hơn một trò hề rẻ tiền trong mắt những người có bản lĩnh hiểu biết. Tôi vẫn tin rằng, nếu các nhà thơ trẻ viết thật hay, thật xúc động về những ngày mình đang sống, những điều mình đang nghĩ, những giận hờn đang giằng xé, những yêu thương đang thôi thúc của bản thân thì chắn chắn sẽ chuyển tải đến bạn bè quốc tế một tâm hồn người Việt, một cốt cách người Việt, một đời sống người Việt những năm đầu thế kỷ 21!
    Lê Thiếu Nhơn
    @A_rose_is_a_rose: Đối lại với chú mày cho vui.
    @Neo_ ....: Chú mày làm ơn không cần nói cho chị biết Lê Thiếu Nhơn là ai nữa nhé. Phì

  2. A_Rose_Is_A_rose_

    A_Rose_Is_A_rose_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/12/2005
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0

    30.08.2006 ?" Trần Hồng Thu (California, USA)
    Trong các bài đăng trên Tiền Vệ tháng 8 này, tôi thích nhất các tác phẩm của Ðinh Linh. Văn chương tiếng Việt của anh càng ngày càng nhuần nhuyễn, không thua bất cứ một nhà văn nổi tiếng nào của Việt Nam hiện nay.
    Ðinh Linh
    Liêm khiết thẩm mỹ
    Hắn xé toạc tai, khiếp tởm bởi một nốt nhu nhược.
    Hắn xé toạc mũi, choáng váng bởi một hương thoảng, lập lờ hôi.
    Hắn chọc thủng mắt, phẫn nộ bởi một dấu chấm thang
    Hiển nhiên thừa!

    Rồi hắn ăn một tô phở vô tích sự, vu vơ và bất hạnh,
    Một tô phở hoàn toàn bất khả xâm phạm,
    Một tô phở nhố nhăng, sa sút và phạm tội. Oẹ,
    Hắn tự xé miệng từ mặt mình.
    Hậu thời trang
    Áo dài phất phới, hé hở chọn lọc, tơ tằm tả tơi?"85.000
    Quần bò miễn đáy, sôi nổi triền miên, lốm đốm bùn?"150.000
    Áo phông lòi xương, phô hình chuột quái, khá sặc sỡ?"30.000
    Com lê si đa, gần mới tinh, chỉ mặc một lần, trong hòm?"90.000
    Quần lót dễ tụt, chẳng thèm bợ đít, phảng phất mùi dừa?"45.000
    Xì líp gác trinh, siết mạch tối đa, bùi hương giấm?"70.000
    Cà sa tân thời, lóng lánh về đêm, tiện nhún nhảy?"120.000
    Đồng phục công an, vạn túi thẳm, khỏi còi?"320.000
    Váy ca ve, đượm tình tứ, luôn mát mẻ, đại hạ giá?"10.000
    Kiểm điểm
    Trán rộng, tạm gọi là thông minh, mênh mang, hên là không u quá, nhưng cũng đủ cứng để ủi vào ức đối thủ một cú quả là vô duyên trước khi lặng vào lãng quên.

    Mắt ti hí, chẳng thấy được bao nhiêu, càng ngày càng cận vì lầm lì nhìn trơ vào cảnh mặt trời ******** với mặt trăng, thật là đáng đời.

    Mũi thì quá tẹt, dĩ nhiên, đồi trụy, An Nam, bấy lâu nay không yểm trợ nổi cho một gọng kính mủ rẻ tiền, lượm từ lề đường nhớp nháp sau một trận mưa rào.

    Một hàm răng hỗn tạp, bất đồng, mâu thuẫn, mỗi đơn vị, mỗi chiếc răng, là một cá thể tự do, bất khuất, cam kết không đội trời chung với bất cứ chiếc nào khác.

    Một bộ ngực khiêm nhường, nhược tiểu, lép nhưng không lém, sòng phẳng, an phận.

    Ngược lại, ********* thì ù lì, với một khuôn khổ, kích thước mang máng nhi đồng, nặn hoài cũng vậy thôi, vừa tủi thân vừa láu cá, lăn lóc dưới gầm giường.
  3. linglang

    linglang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/05/2004
    Bài viết:
    446
    Đã được thích:
    0
    Đinh Linh viết về "linga "dở quá! để iem chế lại cái bài của ĐL tý cho vui:
    Nhân quả
    kiếp trước mày ở ác,
    Kiếp này mày vãi tình vợ lác
    Kiếp trước mày cà lăm,
    Kiếp này mày khổ dâm
    Kiếp trước mày ***********,
    Kiếp này mày vẫn 8888888
    Kiếp trước mày Kiều,
    Kiếp này mày mềm xìu
    Kiếp trước mày du kích,
    Kiếp này mày ghẻ đít
    Kiếp trước mày Nguyễn Văn Trỗi,
    Kiếp này mày thành con phố trải dài mấy quận.
    Kiếp trước mày nhà văn
    Kiếp này mày cũng nhà văn,
    Nhưng râu mày quăn
    và dật dờ triết lý lăn tăn....
    về "nhân quả " !
    Được linglang sửa chữa / chuyển vào 12:30 ngày 14/09/2006
  4. hieuham

    hieuham Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/07/2006
    Bài viết:
    189
    Đã được thích:
    0
    Cuối tháng 12/2005, trên thị trường sách Tp.HCM và nhiều tỉnh, thành khác, xuất hiện một tập thơ mang tên Dự báo phi thời tiết của 5 tác giả nữ với tên gọi chung là nhóm "Ngựa trời". Sẽ chẳng có gì đáng nói nếu như trong tập thơ này không có những bài, những câu mang nặng tính khiêu dâm, đồi trụy, tục tĩu.
    Một trong năm tác giả nữ này là Phạm Thị Thùy Linh, biệt hiệu Lynh Bacardi, sinh năm 1981 tại Lâm Đồng. Tự giới thiệu về mình, Lynh Bacardi đã tuôn ra những câu quái gở như sau: ?oMột sinh vật có nhiều răng và móng vuốt. Khi thần kinh bị kích động thì thơ tiết ra từ những lỗ chân lông?. Chả thế mà trong bài thơ nhan đề ?oChở thuê?, Lynh Bacardi viết: ?oTiếng rên rỉ dòng nước trắng ứ bầu vú. Em vật vã cánh cửa mình chưa kịp khép kìa...?. Hay như bài ?oĐoạn kết?, Lynh Bacardi chắc chẳng còn biết liêm sỉ là gì: ?oEm mặc cả (...) anh về số lượng?.
    Bà Trần Thị Lan, người đã có gần 30 năm dạy môn Văn tại một trường THPT ở Tp.HCM lắc đầu: ?oTôi vẫn thường giảng cho các em học sinh, rằng thơ là kết tinh của những cảm nhận về cuộc sống, con người, là những suy tư, trăn trở, hy vọng và tuyệt vọng, khổ đau và hạnh phúc... Nhưng tôi không thể tưởng tượng lại có những dòng thơ tục tĩu đến như thế. Nếu học sinh của tôi đọc được, chúng sẽ nghĩ sao về thơ?...?.
    Tuy nhiên, chẳng những đã không nhận ra cái bẩn thỉu, trụy lạc trong những câu chữ được gọi là ?othơ?, Lynh Bacardi còn lớn tiếng xuyên tạc các cơ quan chức năng Việt Nam khi được một tờ báo ********* của một nhóm người Việt ở nước ngoài phỏng vấn: ?oSự kiện tập thơ bị thu hồi với tôi chẳng thể gọi là nỗi sợ, mà chính xác là thất vọng, bởi cái cách mà những kẻ gác cánh cửa văn chương đối xử với một tác phẩm...?. Nghe câu trả lời của Lynh Bacardi, người ta lấy làm ngạc nhiên bởi lẽ thu hồi một tập thơ mà nội dung của nó đầy rẫy những câu chữ bẩn thỉu, không chỉ là trách nhiệm của các ngành chức năng, mà còn là yêu cầu của xã hội.
    Lật vào những trang trong, chân dung Lynh Bacardi với khuôn mặt dán đầy những hạt hình tròn màu trắng, Nguyễn Thị Phương Lan thì giữa môi là một lằn kẻ dọc, hai bên thái dương chạy đến gần sát đuôi mắt là hai bệt màu, Khương Hà mặt trát nham nhở phấn trắng, còn trên mặt Nguyệt Phạm là nguyên một vệt lớn, kẻ từ chân tóc chạy xuống mắt, xuống cằm. Riêng ?onhà thơ? Thanh Xuân, một nửa khuôn mặt dán đầy những mẩu... báo! Đáng tiếc thay, một tập thơ kinh dị như thế, lại được liên kết với Công ty Văn hóa truyền thông Nhã Nam in ấn và phát hành.
    Thanh Xuân là ?onhà thơ? thứ hai mà chúng tôi nêu lên trong bài báo này. 25 tuổi, tốt nghiệp cử nhân kinh tế nhưng dưới mắt Thanh Xuân, sinh viên thay vì là một trong những thành phần ưu tú của xã hội, thì ?onhà thơ? lại hạ bút, viết những câu ?othơ? như sau: ?oBên cửa sổ tôi nhìn thấy một thằng sinh viên thiếu tiền trọ học đang cố nhòe nhoẹt giới tính của mình tưởng tượng tình ái với một ông già...?.
    Anh Nguyễn Văn Nam, người học chung Khoa Tài chính, Tín dụng tại Đại học Kinh tế với Thanh Xuân nhận xét: ?oHồi ở trường, bạn ấy có hơi quậy một tí, nhưng không ai ngờ lại quá trớn như thế. Bữa phát hành tập thơ, Thanh Xuân có tặng tụi tôi vài cuốn. Đọc xong chóng mặt. Tôi hoàn toàn đồng ý với việc thu hồi...?. Kim Lan, bạn học chung với Thanh Xuân, lắc đầu: ?oĐọc mấy câu thơ như ?oBên cửa sổ tôi nhìn thấy thằng tình nhân tuyệt vời lớn hơn 19 tuổi của em đang cần mẫn chuyển vào tài khoản của em một thù lao nho nhỏ...?, thì tôi thấy bệnh hoạn hết sức?. Ấy vậy mà khi trả lời phỏng vấn của một tờ báo ********* hải ngoại, Thanh Xuân vẫn leo lẻo: ?oTôi đi học đúng tuổi, tốt nghiệp đại học tại Việt Nam, đi làm công chức, đóng thuế đầy đủ, giấy chứng minh nhân dân, bằng lái không thiếu cái nào, chưa lần nào vi phạm pháp luật. Tôi dài dòng chỉ để nói một điều: Hành vi có văn hóa xuất phát từ một tư tưởng có văn hóa...?. Chẳng lẽ những câu thơ bệnh hoạn, dung tục, bức chân dung ?okhông giống ai?, lại được coi là có văn hóa, xuất phát từ một... tư tưởng có văn hóa?
    ?oNhà thơ? thứ ba: Khương Hà, năm nay vừa tròn 21 tuổi. Trong tập ?oDự báo phi thời tiết?, ngoài những câu, chữ tối nghĩa, viết ra như thể đánh đố người đọc, Khương Hà không ngần ngại đưa những nhân vật huyền thoại mà cả thế kỷ nay - và hàng bao thế kỷ nữa, vẫn là những nhân vật được cả trẻ con lẫn người lớn say mê, thích thú, vào... dâm thơ: ?oCông chúa ngủ trong rừng giật mình thức dậy vì bị muỗi cắn. Phát hiện ra tia nhìn thèm khát bất lực của Aladin phía ngoài song cửa sổ vì gã Thần Đèn đang mê mải động phòng với nàng Tiên Cá?. Chao ơi, ông vua chuyện cổ tích Andersen, anh em nhà Grim và cả xứ sở thần thoại Ba Tư nếu có sống lại, chắc sẽ phải ngơ ngác tự hỏi vì sao những nhân vật hiền lành, hướng thiện của mình, lại bị ?onhà thơ? Khương Hà trát lên mặt một lớp bùn đen. Ấy vậy mà khi trả lời phỏng vấn, Khương Hà biện minh: ?oLý do chính là người ta vẫn còn thành kiến không hay với chuyện *** trong văn chương, và e sợ vượt tầm kiểm soát... Thật buồn cười vì người ta cho rằng tập thơ không phù hợp với văn hóa Việt Nam?. Từ bao đời nay, văn hóa Việt Nam làm gì có những tập thơ mà câu chữ đọc lên thấy buồn nôn: ?oChiếc drap trải giường sau cơn cuồng lạc trơ trơ vô cảm giữa mớ hỗn loạn bầy nhầy...?.
    ?oNhà thơ? thứ tư mà chúng tôi muốn đề cập đến trong tập thơ ?oDự báo phi thời tiết?, là Nguyệt Phạm. Tên thật là Phạm Thị Ngọc Nguyệt, sinh năm 1982 tại Đồng Nai và tốt nghiệp Khoa Ngữ văn, báo chí Trường đại học Khoa học - Xã hội và Nhân văn Tp. HCM. Cũng như ba ?onhà thơ? kia, rải rác trong thơ Nguyệt Phạm, vẫn chỉ là những câu, chữ đại loại như: ?oNhững ngón tay sần lên sục sạo khắp khe hang đồi núi vực sâu?. Trong một bài thơ đề tặng nghệ sĩ saxo Trần Mạnh Tuấn (bài ngẫu hứng Sarxn''''Art), Nguyệt Phạm đã ví những khán giả đến nghe tiếng kèn của Trần Mạnh Tuấn, là: ?oCầu thang màu rượu đổ ập xuống đầu lũ lợn lao nhao, ngây ngô... Anh già ngồi run đùi, run run đầu trọc, tơ tưởng đến thời son trẻ...?. Riêng đoạn sau cũng của bài thơ này, Nguyệt Phạm viết: ?oỞ đây toàn dân trí thức. Chẳng có em út đập phá...?. Cách miêu tả ấy trong thơ Nguyệt Phạm đã xúc phạm tới một số nghệ sĩ, không thể không phê phán.
    ?oNhà thơ? cuối cùng trong tập thơ này là Nguyễn Thị Phương Lan, sinh năm 1981 tại Lâm Đồng, tốt nghiệp Khoa Báo chí Ngữ văn Trường đại học Khoa học - Xã hội và Nhân văn Tp.HCM năm 2004. Trong các bài thơ của ?onhà thơ? Phương Lan, nhiều câu, chữ không thể tìm thấy ở bất kỳ một cuốn từ điển tiếng Việt nào, chẳng hạn như: ?obật bứ?, ?ongột khởi?... thì lại còn những cái khó hình dung được: ?o... Là ngày của nàng. Là ngày chảy máu. Cơn đam mê ngột khởi từ hai thân thể trái mùa... Ghìm chặt nhau không chọn ngày". Trả lời phỏng vấn của một tờ báo ********* hải ngoại, ?onhà thơ? Phương Lan cho rằng: ?oChúng tôi ra Hà Nội mang theo rất nhiều những con mắt chờ đợi của anh em văn nghệ Sài Gòn...?. Chẳng hiểu ?onhững anh em văn nghệ Sài Gòn? mà Phương Lan đề cập đến là ai, khi mà tất cả những nhà văn, nhà thơ tên tuổi, hiện đang sinh sống, làm việc tại Tp.HCM khi được hỏi cảm nghĩ về tập thơ ?oDự báo phi thời tiết?, đều có cùng câu trả lời: ?oBẩn quá! Không chấp nhận được?.
    Tập thơ đã được in và phát hành là điều đáng tiếc. Các cơ quan chức năng đã có quyết định thu hồi tập thơ quái gở này. Mặc dù đã muộn, nhưng nó vẫn là bài học không bao giờ cũ đối với những người trực tiếp làm công tác biên tập, thẩm định và phát hành sau này.
    ( Nguồn: Vnexpress )
    Được hieuham sửa chữa / chuyển vào 13:08 ngày 14/09/2006
  5. hieuham

    hieuham Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/07/2006
    Bài viết:
    189
    Đã được thích:
    0
    Sau đây là phỏng vấn mới nhất của Đinh Linh do nhà thơ Lance Phillips (3) thực hiện trong loạt bài mang tên Here Comes Everybody của Lance Phillips.
    ....
    Lance Phillips:Triết học có vai trò quan trọng thế nào với chuyện viết lách của anh? Tại sao?
    Đinh Linh: Tôi chẳng đọc triết học mấy. Cách đây hai thập kỷ, trong một cơn khủng hoảng, tôi chăm chú đọc Simone Weil. Đó là thời kỳ tôi đang bị thần kinh. Tôi đọc Weil, Emanuel Swedenborg, và tìm cách gia nhập CIA. Họ cho bác sĩ tâm thần phỏng vấn tôi, thực hiện xét nghiệm chất ma túy, và sau 6 tháng, quyết định nhận tôi, nhưng lúc đó tôi đã hết điên rồi. Từ đó tôi chỉ đọc tiểu thuyết, thơ, và mấy thứ rác rưởi.
    ......
    Đinh Linh trò chuyện với Lý Ðợi: "Tôi chỉ là đĩ đực của ngôn ngữ và sự thật?!"
    LÐ: Với anh, ngôn ngữ là một người tình hay con điếm? Hay còn là một thứ gì khác? Anh yêu thương hay tôn thờ hay mặc kệ chữ? Shakespeare có một tác phẩm có tên nghe rất hay: ?oAll?Ts Well That Ends Well?, nhưng tôi không rành lắm, tiếng Việt gọi nó như thế nào thật hay? Là tên ?onhóc tỳ? giữa 2-3 thứ ngôn ngữ, như anh dùng chữ ?omammae? trong 1 bài trả lời phỏng vấn mà tôi cũng đếch biết nó là gì! Rốt cuộc, anh muốn anh là gì giữa cái trò dạng háng ấy?
    ÐL: ?oAll?Ts Well That Ends Well? có thể dịch là ?oTất Cả Đều Tốt Nếu Kết Thúc Tốt?. Còn mammae nghĩa là vú, tiếng Latin. Lâu lâu phải xỏ Latin thì mới sang chứ. Có lúc phải nói toét, có lúc phải nhắc khéo. Tôi chỉ là đĩ đực của ngôn ngữ. Hắn đòi hỏi, ra lệnh, bày trò đủ kiểu, nằm ngang nằm ngửa, nhưng tôi cũng có nhiều mánh để trả thù hắn. Khi ngồi xuống viết, ai cũng có ảo tưởng tự do. Nhưng càng vô đề, càng thấy mình là một thằng đĩ đực, nhưng tôi chỉ là đĩ đực của ngôn ngữ và sự thật. Đó là xì thẩu duy nhất của tôi.
    LÐ: Trở lại chuyện, cái thú dạo chơi của anh tại Sài Gòn là gì? Có phải là cùng những tay vỉa hè, ngoài lề tọc mạch vào đời sống, triển khai một cái nhìn khác? Hay là nghĩ về một giấc mơ phù ảo của văn chương?
    ÐL: Khi ở Sài Gòn, tôi thích ngồi chồm hổm ngoài chợ, đi lạc trong những hẻm vặn vẹo. Tôi thích nghe lỏm những chuyện bá láp, bàn những đề tài văn chương, đại sự với những hội viên Hội nhà văn, kẻ mù chữ, trẻ con, nhà thơ cấp tiến. Tôi thích chất vấn công an, ngửi những mùi ô uế, kinh dị...
    ....
    (Lý Đợi thực hiện)

    Tạm thế đã. Cũng hay! Hơ hơ

  6. A_Rose_Is_A_rose_

    A_Rose_Is_A_rose_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/12/2005
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0

    31.08.2006 ?" Liêu Kim Lễ (Đài Bắc, Đài Loan)
    Tôi cho rằng Thơ & nhà thơ ?" dễ & khó, thơ Trúc-Ty, là một trong những tác phẩm thú vị nhất của tháng 8. Tôi không biết phải bình luận về bài thơ này như thế nào. Tôi chỉ đọc và cảm thấy hết sức thích thú. Nó vừa là thơ mà vừa không phải là thơ (theo cách hiểu thông thường). Nó tinh nghịch, như đùa giỡn, mà lại chạm đến một số vấn đề đương thời ở Việt Nam.
    Trúc-Ty
    Thơ & nhà thơ ?" dễ & khó
    Dễ, chẳng hạn như:
    ?"bóp vỡ quả trứng ngỗng bằng 2 ngón tay bất kỳ
    ?"múc cháo bằng một chiếc đũa
    ?"thưởng thức một bản nhạc bằng đôi tai điếc
    ?"chơi trống bằng một cây kim thêu, lắng nghe tiếng vang của nó
    ?"há miệng, chờ một trái sung rụng
    ?"đọc to, rõ, hùng hồn một mẩu rao vặt (kết bạn bốn phương), biến nó thành một bài
    tình ca lãng mạn
    ?"lôi hai gã du côn đang quần nhau ra khỏi cuộc chiến mà không bị sặc máu mũi

    & khó, chẳng hạn như:
    ?"nấu xong món bò nhúng dấm trong vòng 5 phút
    ?"xơi hết 1 con gà nướng, uống hết 1 chai rượu vang trong vòng tiếng rưỡi
    ?"viết một bài báo ngắn (bằng máy tính, kể cả lôi từ nguồn in-tẹc-nét xuống) về nạn tham nhũng trong đó liệt kê ít nhất 10 vụ tiêu biểu và khoảng 50 cá nhân (cấp Bộ trở xuống) điển hình, trong vòng nửa tiếng
    ?"phiên dịch (tức thì) cho một lão bà lẩm cẩm, lời chào, và lời cám ơn, của một gã tây mẽo
    ?"cùng khán giả vỗ tay hoan hô một ca sỹ ngôi sao (mới nổi) sau màn trình diễn ấn tượng, chỉ bằng một bàn tay, lưu ý : tất cả không hú hét, reo hò, hoặc quá xúc động

    & còn nữa
    bắt ruồi ?" nguyên một hộp,* bằng tay không.


    -----------------------
    *Bài thơ ?oNgười khách? của Orhan Veli qua bản dịch Đinh Linh.
    ORHAN VELI sinh 1914, chết 1950 vì chảy máu não. Chịu ảnh hưởng thơ Haiku, Veli được coi là người cha của thơ tự do tại Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy có nhiều độc giả, hay có lẽ vì vậy, Veli bị nhiều nhà thơ khác đả kích. Cemal Sureya viết về Veli: ?oKhông hàng, không nhịp, không nhạc, không ảnh, không đẹp, không vần, không huyền bí, không kịch tính.? Học giả Murat Nemet-Nejat nhận xét: ?oOái oăm thay, về già, Sureya viết những bài thơ mạnh mẽ rất giống thơ Veli.?
    Người khách

    Chiều hôm qua, tao chán.
    Hai gói thuốc chẳng nhằm nhò gì;
    Ráng viết, chẳng được;
    Sau bao nhiêu năm, tao kéo viôlông,
    Đảo một vòng,
    Xía đầu vào những ván cờ thỏ cáo,
    Hát lạc giọng,
    Bắt ruồi?"nguyên một hộp.
    Rốt cuộc, sư cha nó,
    Tao mò lại thăm mày.

    [1941]
  7. A_Rose_Is_A_rose_

    A_Rose_Is_A_rose_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/12/2005
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0

    ORHAN VELI
    Bất thình lình*

    Tất cả xảy ra bất thình lình.
    Bất thình lình ánh sáng ụp xuống trần gian;
    Bất thình lình bầu trời;
    Bất thình lình hơi nước bốc từ mặt đất.
    Bất thình lình tua, bất thình lình nụ.
    Bất thình lình trái cây.
    Bất thình lình.
    Bất thình lình.
    Bất thình lình con gái, bất thình lình con trai.
    Đường đi, cánh đồng hoang, mèo, người...
    Bất thình lình tình yêu,
    Bất thình lình hạnh phúc.



    Làm tôi chóng mặt

    Nhận lá thơ làm tôi chóng mặt;
    Uống rượu raki là tôi chóng mặt;
    Đi xa làm tôi chóng mặt;
    Những điều này có nghĩa gì, tôi chẳng biết;
    Nghe ai hát ?oKazim của tôi?
    Tại xóm Uskudar
    Làm tôi chóng mặt.

    [1941]





    Cầu Galata

    La cà trên cầu Galata
    Tao thích thú dòm tụi bay.
    Một số kéo mái chèo, thì thào,
    Một số bốc những con sò từ bẫy,
    Một số nắm bánh lái trên xà lan,
    Một số loay hoay với giây cáp,
    Một số là chim, bay bổng như nhà thơ,
    Một số là cá, lấp lánh, lấp lánh,
    Một số là thuyền, một số phao,
    Một số là mây, trên không trung,
    Một số là tàu chạy bằng hơi nước, với ống khói,
    Như con nít nghịch ngợm chúng luồn dưới cầu,
    Một số là còi, đang thổi,
    Nhưng tất cả tụi bay, tất cả
    Đều phải lo sinh sống.
    Chẳng lẽ tao là thằng khoái lạc duy nhất?
    Nhưng đừng lo, có lẽ một ngày nào
    Tao sẽ viết một bài thơ về tụi bay;
    Tao sẽ kiếm vài đồng.
    Tao sẽ đi mua thức ăn.

    [1949]



    Miễn phí*

    Chúng ta sống miễn phí;
    Không khí miễn phí, mây miễn phí;
    Thung lũng và đồi miễn phí;
    Mưa và bùn miễn phí;
    Phía ngoài của xe hơi,
    Cổng rạp ciné
    Và ô kính bày hàng miễn phí;
    Bánh mì và pho mát tốn tiền
    Nhưng nước nguội miễn phí;
    Tự do có thể tốn cái đầu bạn
    Nhưng tù miễn phí;
    Chúng ta sống miễn phí.



    Tự tử

    Tôi phải chết mà không cho ai biết.
    Phải có một giọt máu ở góc miệng tôi.
    Những người dưng
    Sẽ nói,
    ?oBảo đảm hắn yêu ai.?
    Những người thân,
    ?oTốt cho hắn. Tội nghiệp, hắn quá đau khổ.?
    Nhưng lý do thật sẽ không phải như trên.

    [đăng 1951]


    -------------------------------------------
    * từ bản Anh ngữ của Anil Mericelli
    ** từ bản Anh ngữ của Bernard Lewis
  8. conthanbien

    conthanbien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2006
    Bài viết:
    2.880
    Đã được thích:
    2
    Tao chán tụi bây
    Lai nhải suốt ngày
    giống tao.
    Tao chán mây bà
    Lai nhải suốt ngày
    Thời trang.
    Tao chan cuộc sống
    Lai nhải suốt ngày
    Tiên , tình.
    Tao chán từ chán
    để tao nói chán,
    ngôn từ.
  9. chuyendioanhnhau

    chuyendioanhnhau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2006
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Nài, Đặng Thân.
    Ông có viện dẫn cả ông Trời đi chăng nữa thì cũng chẳng thể lấp liếm được cái dốt nát và đểu cáng của ông đâu. Mấy chục tuổi rồi ko phải nuôi vợ dạy con hay sao mà suốt ngày chường mặt lên đây cho em út nó chửi thế? Nhục thay! Loại ông cũng đòi thơ thẩn. Đi chết đi.
  10. Neo_Confucius

    Neo_Confucius Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/12/2005
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0

    Hê, tui thiết nghĩ về văn chương HHĐ thì mọi người cũng nên tham khảo ý kiến của những người có trình độ về văn chương chớ nhỉ, đọc ý kién của mấy thằng chả lèm nhèm làm gì cho nó bẩn mắt, mất thời giờ. Vừa rồi vietnamnet đăng 1 bài hay của Hoàng Ngọc-Tuấn, mời bác nào quan tâm xem cho zui nha:
    Viết: từ hiện đại đến hậu hiện đại
    (VietNamNet) - Mặc dù các nhà văn hậu hiện đại đồng ý rằng mỗi độc giả được hoàn toàn tự do đọc theo cách của mình, vì tác phẩm chỉ là một văn bản chứa đựng vô số những khả thể của sự diễn dịch (chứ không phải chỉ hàm chứa một sự diễn dịch nhất định nào đó như những quan niệm văn chương cũ), nhưng một điều rất hiển nhiên là cái "tự điển bách khoa" của người đọc lớn chừng nào thì khả thể của sự diễn dịch phong phú chừng ấy.
    LTS: Tiếp theo bài viết Chủ nghĩa hậu hiện đại và ảnh hưởng ở nước ta của tác giả Đông La, chúng tôi xin giới thiệu bài viết sau đây của nhà nghiên cứu, phê bình văn học Hoàng Ngọc Tuấn ngõ hầu giúp bạn đọc có một nhận thức đầy đủ hơn về chủ nghĩa hậu hiện đại, một hiện tượng văn hóa - xã hội nổi bật và rộng khắp trên thế giới vào nửa cuối thế kỷ 20 song chỉ bắt đầu được biết đến ở nước ta trong những năm gần đây.

    *
    * *

    Trước đây, trong bài Vấn đề cái mới trong tiểu thuyết thế kỷ 20 (Việt số 3, 69-113), tôi đã phân tích những đặc điểm chính trong kỹ thuật viết của các nhà văn hiện đại và hậu hiện đại James Joyce, Franz Kafka, William Faulkner, Albert Camus, John Hawkes, Jerzy Kosinski, Thomas Pynchon, John Barth, Adrei Bitov, Alain Robbe-Grillet, H.C. Artmann, Jorge Luis Borges, Gabriel García Márquez, Carlos Fuentes, và Julio Cortázar.
    Tôi đã bàn luận về hiệu quả và giá trị nghệ thuật của những kỹ thuật viết đầy tính cách tân của họ. Tuy nhiên, tôi đã chưa đào sâu vào cơ sở tinh thần để tìm hiểu những nguyên nhân làm phát sinh thái độ sáng tạo văn chương hiện đại và hậu hiện đại. Bài viết này, do đó, là một cố gắng để thực hiện điều ấy, và tôi sẽ cố gắng đưa ra một tổng quan về cảm thức của nhà văn hiện đại và hậu hiện đại.
    Như một tổng quan, bài viết sẽ chỉ trình bày những nét lớn, và do đó, những góc cạnh cá biệt, tuy đặc sắc, nhiều khi phải bị hy sinh: những khái niệm "văn chương hiện đại" và "văn chương hậu hiện đại" được dùng ở đây như hai chiếc khung lớn; trong mỗi khung, những cảm thức dị biệt một cách tinh tế giữa các nhà văn cùng một thời đại bị gộp chung vào nhau để làm thành một bức tranh đơn giản hơn. Dẫu sao, tôi hy vọng rằng bài viết này sẽ phục vụ như một tấm bản đồ rút gọn, chỉ in hình những con đường chính, nhưng cũng có thể gợi ý cho người xem về sự phức tạp và phong phú của một nơi chốn muôn màu.
    1.
    Có thể nói những phát hiện khoa học hiện đại mang tính cách mạng xảy ra vào cuối thế kỷ 19 là một trong những yếu tố quan quan trọng đã tác động to lớn đến cảm thức của nhà văn; nếu không có những phát hiện này, không chắc nhà văn đã nhìn về hiện thực với con mắt hiện đại.
    Tuy nhiên, trước khi bắt đầu bàn luận về điểm này, hãy thử nhích về quá khứ trước đó một chút để xem nhà văn đã nhìn hiện thực như thế nào. Như chúng ta có thể thấy, đến gần cuối thế kỷ 19, nền khoa học tự nhiên vẫn còn chủ yếu mang tính kinh nghiệm chủ nghĩa nhưng được xem như kiểu mẫu khả tín của việc quan sát hiện thực. Kiểu mẫu này ảnh hưởng trực tiếp đến văn chương: cảm thức của Émile Zola, cha đẻ của chủ nghĩa tự nhiên, là sản phẩm tinh tuyền của tinh thần khoa học kinh nghiệm chủ nghĩa.
    Ông say mê cuốn Introduction à l''étude de la médecine expérimental (1865) của nhà sinh lý học Claude Bernard; và năm 1880, ông tự tin tung ra luận văn "Le Roman expérimental", lý luận nghiêm chỉnh rằng nhà văn có thể ứng dụng các phương pháp khoa học thực nghiệm tương tự như các phương pháp của Claude Bernard vào việc quan sát và phân tích hành động và tâm lý của các nhân vật hư cấu trong tiểu thuyết. Như thế, theo ông, chủ nghĩa tự nhiên có khả năng mô tả hiện thực cuộc sống chính xác hơn chủ nghĩa hiện thực. Một điều cần nhấn mạnh ở đây: Émile Zola rõ ràng đã thể hiện ý muốn hiện đại hoá văn chương bằng cách ứng dụng khoa học vào cái nhìn đối với hiện thực, nhưng ông đã không thể nhìn thấy những hạn chế của nền khoa học thời ấy.
    Bây giờ nhìn lại, chúng ta thấy Émile Zola ngây thơ biết mấy: chỉ ba năm sau đó, nhà vật lý học Heinrich Hertz đã bắt tay vào nghiên cứu lý thuyết sóng điện từ của James Clerk Maxwell và, vài năm sau, ông đã tạo ra được sóng điện từ trong phòng thí nghiệm và đo được độ dài và tốc độ của sóng; đến năm 1892, ông lại chứng minh được rằng ánh sáng và sức nóng là sự phát quang của sóng điện từ.
    Những phát hiện của Heinrich Herzt làm nhà văn thời ấy phải rợn người: nhà khoa học hiện đại đã nhìn thấy những gì con mắt thường không thể nhìn thấy; và lạ lùng hơn nữa, nhà khoa học hiện đại có thể đưa ra những giả thuyết chính xác về sự hiện hữu của cái chưa được nhìn thấy. Năm 1895, Wilhelm Conrad Roentgen lại phát minh tia X như một con mắt khác và mới lạ có thể nhìn xuyên qua đồ vật và cơ thể con người. Năm 1897, Joseph John Thomson lại cách mạng hoá tri thức về cấu trúc nguyên tử khi khám phá hạt electron. Đến năm 1911, Ernest Rutherford lại nhìn thấy cấu trúc nguyên tử như một vũ trụ vi mô: tại trung tâm là một hạt nhân, chung quanh nó là các hạt electron xoay theo những quỹ đạo giống như những hành tinh xoay quanh một mặt trời. Những khám phá này bắt buộc con người phải xét lại cái nhìn cũ về thế giới.
    Arthur Eddington diễn tả cảm thức của nhà vật lý học hiện đại vào thời ấy như cảm thức một người sống cùng lúc trong hai thế giới: ở thế giới của cảm giác sinh vật, cái bàn viết trước mặt là một mặt phẳng bằng gỗ mà con người bình thường nào cũng nhìn thấy; nhưng ở thế giới của tri thức khoa học, nó "thực sự" là một khối của những phân tử đang di động, và nếu sử dụng kỹ thuật thích hợp, con người có thể đi xuyên qua nó, để nhìn ngắm những phân tử kia, mà không hề cần phải chạm đến cái bàn hay đục thủng nó. Trước những con mắt mới lạ và tinh tường của khoa học hiện đại, nhà văn bắt đầu hoài nghi về con mắt của mình. Nói cách khác, nhà văn bắt đầu cảm thấy rằng bên cạnh, bên dưới, hay phía sau cái thế giới mình quan sát hàng ngày, còn một thế giới khác "có thực" hơn - một thế giới chỉ có thể được nhìn thấy bằng con mắt của tri thức khoa học mới.
    Cùng thời gian đó, Sigmund Freud thách đố những cái nhìn cũ về tâm lý con người với một loạt những lý thuyết và phát hiện về thế giới vô thức gây nên những ảnh hưởng to lớn đối với hoạt động tư tưởng và nghệ thuật của thế kỷ: tâm lý của con người không phải là một hiện tượng đơn giản có thể được mô tả minh bạch bằng ngôn ngữ.
    Đồng thời, Vilfredo Pareto và Gaetano Mosca lại tung ra lý thuyết về sức mạnh của tầng lớp đặc tuyển đối với những vận động kinh tế và xã hội; Gustav le Bon lại tung ra lý thuyết về tâm lý của đám đông; và Georges Sorel lại tung ra lý thuyết về vai trò của huyền thoại và bạo động trong lịch sử nhân loại.
    Những cái nhìn mới dồn dập nẩy sinh trên nhiều lĩnh vực đã khiến con người hiện đại bắt đầu cảm thấy rằng mọi giá trị truyền thống đều đã được đặt định bởi những quyền lực của những cá nhân thuộc những tầng lớp thống trị, và vì thế những bảng giá trị từ thế kỷ 19 trở về trước khó có thể chứa đựng một chân lý nào khách quan và vĩnh cửu. Khi niềm tin về những bảng giá trị truyền thống bị lay động, hình ảnh về cái thế giới nhìn thấy qua con mắt bình thường bắt đầu mang màu sắc huyền thoại.
    Michael Bell cho rằng ý nghĩa quan trọng nhất của khái niệm huyền thoại trong văn mạch hiện đại chủ nghĩa là "một biểu tượng về thế giới của con người như một hình ảnh do chính con người tạo nên." [2] Và khi cái thế giới trước mắt là một hình ảnh của huyền thoại, thì lịch sử của thế giới đó là một chuỗi dài những hình ảnh của huyền thoại do tập thể con người của thế giới đó tạo nên theo các mô hình của tầng lớp thống trị. Nói ngắn gọn, mỗi thứ lịch sử chỉ là một cách kể nào đó về thế giới, một cách kể hết sức phiến diện, xuất phát từ một cái nhìn hết sức phiến diện, nhưng cái vô thức tập thể tin vào cách kể đó và gán cho nó những giá trị nào đó.
    Nếu lịch sử là huyền thoại của tập thể, thì câu chuyện do nhà văn kể lại là huyền thoại của cá nhân; và nếu cái huyền thoại nhỏ này phản ảnh hết sức chính xác cái hình ảnh hiện thực của thế giới quanh nhà văn, thì nó quả chỉ là một mảnh nhỏ của cái huyền thoại lớn kia. Hãy thử nhìn lại các ngôn ngữ Âu châu để thấy rằng, ngay từ đầu, "lịch sử" chẳng qua chỉ là một "câu chuyện": chữ La Tinh "historia" mang cả hai nghĩa này và là gốc rễ của các chữ mang hai nghĩa song song như thế.
    Chẳng hạn, chữ "histoire" (tiếng Pháp), chữ "Geschichte" (tiếng Đức), chữ "historia" (tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha), chữ "storia" (tiếng Ý), và trong tiếng Anh, các chữ "story" và "history" đều đến từ gốc La Tinh "historia". Dưới ánh sáng của tâm thức hiện đại, các nhà tư tưởng cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 như F.H. Bradley, Wilhelm Dilthey, Benedetto Croce và Friedrich Nietzsche đã lần lượt vạch ra bản chất phản khoa học của lịch sử như một câu chuyện được kể bởi con người đứng ở hiện tại nhìn ngược về quá khứ và nêu lên những giá trị không thể kiểm chứng minh bạch được.
    Vào đầu thế kỷ 20, các nhà tư tưởng bắt đầu nhìn thấy thêm một điều khác, đó là: để kể "historia" (chuyện/sử), con người dùng ngôn ngữ; và do đó, chính ngôn ngữ là cơ sở của huyền thoại. Trong cuốn Cours de Linguistic Générale (1916), Ferdinand de Saussure nhận định rằng không phải ngôn ngữ diễn tả ý nghĩa của hiện thực, mà ngôn ngữ tạo ra ý nghĩa cho hiện thực. Ludwig Wittgenstein cũng cho rằng ngôn ngữ tạo ra thế giới. Trong Tractatus Logico-Philosophicus (1921), ông viết: "Những giới hạn của ngôn ngữ của tôi có nghĩa là những giới hạn của thế giới của tôi." [3]
    Những lời phát biểu này đã lột trần đến mức cuối cùng tính cách huyền thoại của "historia", và cùng với nó là tính cách huyền thoại của "hiện thực". Cái thế giới mà con người nhìn thấy trước mắt không chỉ là một huyền thoại, mà là một huyền thoại do ngôn ngữ dựng lên. Nói cho cùng, nó chỉ là một hình ảnh được thêu dệt bởi một hệ thống ngữ nghĩa nhất định trong một khung quy chiếu nhất định. Martin Heidegger viết:
    Những thành ngữ "hình ảnh thế giới của thời hiện đại" và "hình ảnh hiện đại về thế giới" . . . nói đến điều gì đó chưa từng có trước đây [...] Hình ảnh thế giới không hề thay đổi từ hình ảnh thời tiền trung cổ thành hình ảnh thời hiện đại, nhưng chính sự kiện rằng thế giới biến thành hình ảnh mới là điều làm bật lên tính thể của thời hiện đại. [4]
    Nhận định này đặc sắc ở chỗ nó cho thấy rằng con người hiện đại nhận ra cái hiện thực thế giới chỉ là một "hình ảnh", còn con người trước kia đã chỉ tưởng rằng cái hình ảnh về thế giới là cái hiện thực.[5] Heidegger đã tiếp nối theo Nietzsche để lột trần toàn bộ truyền thống siêu hình học từ Plato đến cuối thế kỷ 19 như những sự lừa dối vĩ đại. Nhưng ông đi xa hơn Nietzsche khi ông thấy rằng vấn đề của thời hiện đại không chỉ dừng lại ở chỗ truy tầm ý nghĩa thực sự của giá trị, mà truy tầm ý nghĩa thực sự của chính Hữu Thể (Sein),[6] không phải chỉ là cái hữu thể của cá nhân con người, mà cái Hữu Thể như một sự thực to lớn đã bị đánh mất từ thời tiền-Socrates.
    Tuy nhiên, cuộc truy tầm giá trị (theo Nietzsche), hay cuộc truy tầm Hữu Thể (theo Heidegger) không phải là bất khả đối với người nghệ sĩ. Nietzsche thấy rằng giá trị thực sự của đời sống, cũng như của nghệ thuật, là giá trị nội tại, nằm ngay trong chính no,ù chứ không phải nằm ở một lý tưởng siêu việt nào. Heidegger lại cho rằng nghệ thuật là một thứ trực giác hướng đến Hữu Thể và có khả năng bộc lộ Hữu Thể.
    Chính những cái nhìn như thế đã mở ra một lối thoát cho nghệ thuật (và văn chương, nói riêng) trong những thập niên đầu của thế kỷ 20. Thái độ cực đoan quyết liệt của các nghệ sĩ hiện đại là nỗ lực cần thiết để vượt qua cái nhìn đầy tính huyền thoại của thế kỷ 19 về hiện thực thế giới. Đó là thái độ cách mạng: nghệ thuật hiện đại tin vào sự tiến hoá của nhân loại, nó muốn hủy bỏ những bảng giá trị cũ để lập nên những bảng giá trị mới thích hợp với thời đại mới.
    Trong văn chương, để đánh sụp ý niệm "historia" truyền thống (một câu chuyện được kể theo tuyến tính thời gian từ quá khứ đến hiện tại), các nhà văn hiện đại đã nỗ lực thực hiện những cách viết phi tuyến tính để trình bày những "câu chuyện" mà văn chương hiện thực chủ nghĩa không thể kể. Để thoát khỏi huyền thoại cũ về "hiện thực" như cái có thể quan sát bằng con mắt sinh vật, họ sử dụng một cái nhìn như tia X rọi xuyên qua những vùng sâu thẳm và phi lý của nội tâm cá nhân: hiện thực được dời vào bên trong và chuyển động không ngừng theo những cung cách đầy bí mật như những làn sóng điện từ hay như những hạt phân tử; ở đây, hiện thực không còn là một hình ảnh với những chi tiết rõ ràng, mà là vô số hình ảnh xuất hiện từ nhiều phương hướng khác nhau, chồng chất, đan chéo, trộn lẫn vào nhau.
    Để vất bỏ hình ảnh giả tạo cũ kỹ về thế giới, họ phải vứt bỏ cái đã tạo ra nó - thứ ngôn ngữ của chủ nghĩa hiện thực - và sáng tạo một thứ ngôn ngữ hiện đại[7] để diễn tả cái "hình ảnh hiện đại của thế giới" (nói theo cách của Heidegger). Để thể hiện vai trò tối ưu của tri thức (dưới ảnh hưởng của tinh thần khoa học hiện đại), họ hình thành những tác phẩm văn chương như những hệ thống cực kỳ phức tạp và tinh xảo về cấu trúc và ý tưởng. Hơn thế nữa, người nghệ sĩ hiện đại muốn nghệ thuật phải trở thành một lĩnh vực độc lập (như khoa học là một lĩnh vực độc lập), và trong đó, mỗi tác phẩm đều phải thể hiện kỳ cùng cái giá trị nội tại của nó.[8]
    Tất cả những điều này đều đòi hỏi việc phát minh những kỹ thuật sáng tác mới: mỗi cá nhân nghệ sĩ phải có kỹ thuật riêng, thậm chí, mỗi tác phẩm nghệ thuật phải có kỹ thuật riêng. Thực vậy, kỹ thuật là niềm đam mê lớn nhất của nghệ sĩ hiện đại thuộc mọi ngành nghệ thuật. Dường như tất cả chi tiết trong một tác phẩm hiện đại thực sự đúng nghĩa đều thể hiện mối quan tâm đúng mức về kỹ thuật: từ âm thanh của một chữ trong câu thơ, một chiếc khung của bức hoạ, một chiếc bệ cho bức điêu khắc, một âm sắc trong bản nhạc, cho đến một màu ánh sáng trên sân khấu. Riêng về văn chương, chỉ trong nửa đầu của thế kỷ, các nhà văn và nhà thơ hiện đại dường như đã phát hiện những khả thể về cả kỹ thuật lẫn đề tài nhiều đến độ John Barth, một nhà văn hậu hiện đại, đã tuyên bố vào năm 1967 rằng văn chương đã đến hồi cạn kiệt.[9]
    Một điều trừu tượng, phức tạp và nhiều khi rất khó nắm bắt nhưng lại đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong mỹ học hiện đại chủ nghĩa là cấu trúc của tác phẩm. Nó là biểu tượng của một trật tự do nhà văn dựng lên để cái thế giới đầy mảnh vụn, đầy ngẫu nhiên, và đầy phi lý trong tác phẩm trở thành một khối nhất quán và tự tại. Khi đã từ chối cái trật tự cũ kỹ và giả tạo của thế giới bên ngoài với những kềm toả của những truyền thống văn hoá, tôn giáo và chính trị, nhà văn sáng tạo một thế giới khác trong tác phẩm và đặt nó vào trong một cấu trúc của riêng mình - cái cấu trúc chặt chẽ của lý trí và tri thức cách mạng.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này