1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thơ HẬU HIỆN ĐẠI

Chủ đề trong 'Thi ca' bởi blowjob, 09/12/2005.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Neo_Confucius

    Neo_Confucius Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/12/2005
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0

    Quan sát cái cấu trúc tổng thể cực kỳ phức tạp và tinh xảo của tiểu thuyết Ulysses (1922) của Joyce, T.S. Eliot nhận định rằng nó là "một cách để kiểm soát, để tạo trật tự, để mang đến hình thái và ý nghĩa cho cái toàn cảnh bao la của sự vô nghĩa và hỗn loạn - cái toàn cảnh của lịch sử đương đại."[10] Điều này cho thấy rằng để đọc một tác phẩm hiện đại đúng mức, người ta không chỉ đọc những gì được viết bằng chữ (những gì lắm khi tưởng như vô nghĩa), mà còn phải đọc cả cái cấu trúc của nó (cái trật tự trừu tượng làm nó thành một hệ thống tự tại).
    Ở đây, chúng ta có thể thấy trong tác phẩm văn chương hiện đại có hai hành động được thực hiện: trước tiên là hành động đập vỡ thành từng mảnh những hình ảnh, ý niệm, hệ thống, và giá trị của trật tự cũ, và kế đến là hành động xếp những mảnh vụn ấy theo một trật tự mới - một trật tự chủ quan đầy tính sáng tạo và bất khả đoán, chứ không phải thứ trật tự dựa trên những ý niệm về văn thể và thi pháp cũ.
    Một thái độ văn chương như thế tất nhiên là một thách đố to lớn đối với cảm thức của đại đa số quần chúng, những người rất khó từ bỏ thói quen đọc và hiểu văn chương hiện thực chủ nghĩa. Một nền văn chương như thế mang vóc dáng của một hoạt động văn hoá cao cấp. Và quả thế, tâm cảm của các nghệ sĩ hiện đại chan chứa niềm hãnh diện của những công nhân văn hoá đang nỗ lực xây dựng một nền văn hoá mới và siêu đẳng, một nền văn hoá mang tính cách mạng, vượt qua và phủ định tất cả những nền văn hoá trước đó.
    Họ muốn chuyển hoá "ý chí về sức mạnh" của Nietzsche thành "ý chí về nghệ thuật", và điều không tránh khỏi là cái ý chí này chỉ được phát khởi trong tinh thần của một nhóm đặc tuyển. Đó là lý do tại sao những nghệ sĩ hiện đại tự xem họ là những phần tử cốt lõi của cách mạng. Không được sự hưởng ứng của xã hội đám đông, họ phải kết hợp với nhau để cùng nhau bảo vệ sức mạnh của cuộc khởi nghĩa văn hoá.
    Họ thường hội tụ thành những nhóm, như những đảng cách mạng (từ những nhóm cùng ngành như Pound với Stein, Woolf, Hilda Doolittle, W.C. Williams, F.M. Ford, T.S. Eliot và DuBois, v.v..., đến những nhóm liên ngành như Stravinsky với Diaghilev, Nijinsky, Picasso và Cocteau, v.v...); hay thường lập những phong trào với những tuyên ngôn cực đoan quyết liệt. Men say sáng tạo của họ lại càng bốc cao khi họ nhìn thấy chung quanh họ những thái độ cách mạng những lĩnh vực khác cũng đang ào ạt nổi lên.
    Tuy nhiên, trong khi lực lượng nòng cốt của các hoạt động khoa học, triết học và nghệ thuật hiện đại đang ráo riết thoát khỏi cái khung tinh thần cũ, thì lực lượng thống lĩnh các cơ cấu chính trị vẫn cố gắng bám riết lấy cái khung ấy. Đệ Nhất Thế Chiến là bằng chứng của sự va chạm giữa các huyền thoại cũ về sức mạnh và giá trị của các dân tộc Âu Châu, và chua chát thay, những thành quả mới của sự tiến hoá về tri thức lại bị sử dụng như những công cụ và vũ khí để phục vụ cho khát vọng mù loà của vô thức tập thể.
    Đệ Nhị Thế Chiến lại một nữa khẳng định điều đó, và hơn thế nữa, nó cho thấy rằng tất cả những nỗ lực cho sự tiến hoá vượt bậc về tri thức trong mọi lĩnh vực đã không thể nhanh chóng thúc đẩy sự tiến hoá trong vô thức tập thể vì vô thức tập thể là cái bị trói buộc chặt chẽ nhất vào những huyền thoại. Thực vậy, huyền thoại về đặc quyền của giai cấp và màu da đã khiến chế độ nô lệ kéo dài suốt lịch sử nhân loại cho đến hậu bán thế kỷ 19.
    Huyền thoại về sự bất khả sai lầm của Giáo Hội Thiên Chúa La Mã cũng đã kéo dài hàng ngàn năm và gây nên bao nhiêu tang tóc, khiến sử gia W.E.H. Lecky đã nhận định vào năm 1865 rằng "Giáo Hội Thiên Chúa La Mã đã làm đổ máu những người trong sạch nhiều bất cứ một tổ chức nào từng hiện hữu trong nhân loại."[11] Nhưng huyền thoại về sức mạnh bá chủ của dân tộc, chỉ từ 1942 đến 1945, đã tàn sát sinh mạng còn nhiều hơn tất cả những cuộc tàn sát suốt hai thiên niên kỷ cọng lại.
    2.
    Hậu quả khủng khiếp của vô thức tập thể trong Đệ Nhị Thế Chiến, và ngay sau đó là cuộc Chiến Tranh Lạnh kéo dài, đã dẫn con người đến một ý nghĩ chua chát: thế giới sẽ bị hủy diệt bởi chính sự tiến hoá của nhân loại; và cùng với ý nghĩ này là khát vọng về sự giải phóng của tự ngã khỏi sức mạnh mù loà của vô thức tập thể. Đây là đặc trưng của cảm thức con người hậu hiện đại, một cảm thức được biểu hiện rõ rệt trong luận văn La con***ion postmoderne: rapport sur le savoir (1979)[12] của Jean-François Lyotard. Điểm chính của luận văn này là cuộc tấn công vào "grands récits" (đại tự sự).
    Dùng nhóm chữ "grands récits", Lyotard nói đến những hệ thống ý thức chủ đạo như những cái khung bao trùm và chi phối mọi vận động tinh thần của một hay những thời đại khác nhau (ví dụ: một vài "grands récits" của chủ nghĩa hiện đại nổi bật và còn ảnh hưởng đến hôm nay là niềm tin rằng tri thức giải phóng con người; niềm tin vào sự tiến hoá qua nhãn quan Darwin; ý thức hệ duy vật chủ nghĩa Marxist, phân tâm học của Freud, v.v...).
    Lyotard nhìn thấy rằng những "grands récits" có khả năng trói buộc thân xác và tư tưởng con người vào những hạn chế chật hẹp và mù loà. Trong sự kềm toả của những "grands récits", con người không thể nhìn thấy và phát biểu một cách độc lập. Cái ''hiện thực'' họ chứng kiến, lĩnh hội và mô tả không phải là cái hiện thực như nó là, mà là cái ''hiện thực'' bị gò ép phải nhìn thấy, hiểu và kể lại qua những "grands récits".
    Với những tri thức mới của cuộc cách mạng hiện đại trên mọi lĩnh vực, cái nhìn của con người thế kỷ 20 quả đã rọi đến những chiều sâu và chiều rộng mới so với cái nhìn của con người thế kỷ 19. Nhưng cái nhìn hiện đại chủ nghĩa cũng bị giới hạn trong những lăng kính mới của nó. Khoa học hiện đại cho thấy rằng ''hiện thực'' là một ý niệm vô hạn: phương tiện quan sát tinh xảo đến mức nào sẽ cho con người nhìn thấy đối tượng đến mức đó.
    Nói cách khác, hạn chế của phương tiện quan sát là hạn chế của cái nhìn trước hiện thực. Đó là chỉ nói đến cái nhìn và cái được thấy. Khi một phần của hiện thực được nhìn thấy, nó được diễn dịch như thế nào lại là vấn đề khác: chính sự diễn dịch có thể khiến ''cái được thấy'' không còn giống như nguyên trạng nữa. "Grands récits" là những sức mạnh nằm phía sau những sự diễn dịch để gò ép ''cái được thấy'' phù hợp với những ý đồ của nó.
  2. Neo_Confucius

    Neo_Confucius Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/12/2005
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0

    (Còn nữa)
  3. fonzzi

    fonzzi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2006
    Bài viết:
    300
    Đã được thích:
    0

    Thằng Tàu phù thổ tả này, mày hết phun Nị, Ngộ ra dzồi à? Sao không cho cái link vào mà phải post dài ngoằng chiếm đất thế kia. Ngu thế không biết!. Tụi bay không tự viết được dek gì sao mà cứ phải lấy bài của người khác lôi vào đây nhỉ? Cạn chữ hay đeo có trình ngoài mấy cái tục tĩu bậy bạ? Không hiểu sao cứ thấy mấy thằng con lai bọn bên kia biên giới là ghét cực!
    Fonzi
  4. Quan_Di_Ngo

    Quan_Di_Ngo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2003
    Bài viết:
    1.528
    Đã được thích:
    4
    Thấy nghi ngờ và mâu thuẫn phết.
  5. fonzzi

    fonzzi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2006
    Bài viết:
    300
    Đã được thích:
    0
    Hê hê chữ mới của tự điển HHĐ đấy... Chắc bạn QDN chưa học tới đâu nhỉ!...Đúng là nhuần nhuyễn!
    Fonzi
  6. MM_Ngoc

    MM_Ngoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/03/2006
    Bài viết:
    2.479
    Đã được thích:
    0
    [/quote]
    thực ra người này nói tiếng miền Nam - nói sao viết vậy nên sai thôi - còn mấy câu thơ đó mà cũng ca tụng thì thật không hiểu nổi nữa
    Được MM_Ngoc sửa chữa / chuyển vào 16:34 ngày 17/09/2006
  7. Ladybird

    Ladybird Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/05/2003
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Thực ra, bạn MM_ngoc cũng nói tiếng miền Nam, cũng nói sao viết vậy thôi- Còn sao cứ theo đuôi Chị Fonzzi mà tung hứng với nhau thế thì thật không hiểu nổi nữa.
    Được ladybird sửa chữa / chuyển vào 18:30 ngày 17/09/2006
  8. minh_ly

    minh_ly Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/05/2006
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Bài viết trên không dính dáng gì đến HHĐ. Lạc đề đến buồn cười .
    Chắc là cùng với bọn kia
    Chị này hẳn cũng chầu rìa bám đuôi
    Vài câu ngắn thế này thôi
    Kẻo Không thiên hạ lại cười sì pam
    Ladybird chắc là ham
    Đọc thơ tục tĩu, đánh quàng cá nhân
    Hậu Hiện Đại lắm thành phần......
    Bẩn!
  9. linglang

    linglang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/05/2004
    Bài viết:
    446
    Đã được thích:
    0
    Mục thơ HHĐ sao toàn bài phê bình và lý thuyết văn học phải thế này phải thế nọ ,... chán !
    Tôi đã từng rất thích vào trang này để xem và đánh giá từng ngày sự thay đổi trong ý thức thế hệ thơ trẻ... nhưng đợt này sao lắm em bé làng thơ mới sinh được bồng từ nôi web hải ngoại rồi thả vào đây bò lẫy và bĩnh,... buồn vãi.
    Chất lượng bài đuối, văn phong non lẩy bẩy chỉ được cái là lắm vô cùng lắm từ ngoại được ghép vào sáng choang bài ; rạng rỡ như hai pha ô tô sport,... xôm trò!
    Thôi thôi, hãy làm thơ đi. Chim cò đĩ bợm, trai gái bậy bạ gì cũng được nhưng phảilà tác phẩm riêng hẳn hoi, chớ đừng chép chỗ này coppy chỗ kia rồi dán bẹt vào mặt anh em tôi ! ....nghẹt thở!
    Mũi lõ còn hãi huống chi dân An Nam ta mũi tẹt..., sợ lắm !
    Được linglang sửa chữa / chuyển vào 22:04 ngày 18/09/2006
  10. Quan_Di_Ngo

    Quan_Di_Ngo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2003
    Bài viết:
    1.528
    Đã được thích:
    4
    Câu văn của bác làm em liên tưởng đến việc thử dùng lưỡi cày móc vào những cái mũi tẹt...rồi cho trâu kéo hất lên, biết đâu 80% nông dân An Nam bỏ ruộng làm thơ tuốt tuồn tuột. Và như thế, kí xong WTO, ta xuất khẩu thơ ào ào, cũng miễn thuế 100% cho Mũi Lõ nếu như muốn nhập khẩu thơ của họ vào nước Việt.
    Chỉ là liên tưởng giả dụ. Xin lỗi bác nếu có gì phiền!
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này