1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thơ Huy Hùng

Chủ đề trong 'Thi ca' bởi huyhung421, 04/06/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. MM_Ngoc

    MM_Ngoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/03/2006
    Bài viết:
    2.479
    Đã được thích:
    0
    TA LÀ AI
    Là chiếc áo khoác mà bên trong có rất nhiều lớp áo khác nữa
    Là phía sau lưng chưa trả hết nghiệp đời
    Là hiện tại không thoát ra khỏi các lần áo đóng khung
    Là phía trước ngác ngơ tìm điều không ihểu thấu
    Là côn trùng
    Là cỏ cây hoa lá
    Là mây
    Là gió
    Là gì đó
    Chỉ không là cái ta biết
    Không là cái ta hằng ưu tư
    Ta chẳng là ai cả
    Cho đến khi ta tìm được chính mình
    hihihi ...cứ tìm đi cho thấu đáo để hiểu được " ta là ai " nhé
    Được MM_Ngoc sửa chữa / chuyển vào 21:00 ngày 02/02/2009
  2. huyhung421

    huyhung421 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/06/2008
    Bài viết:
    250
    Đã được thích:
    0
    Bài thơ "Tôi vẫn đi" này là một bài thơ nói lên khát vọng được hoà vào thế giới rộng lớn và nhân vật tôi đã được ẩn giấu và tượng trưng không nhằm vào ai cụ thể cả. Bạn Ngọc hoạ lại bài thơ của mình thú vị thật đó!
  3. huyhung421

    huyhung421 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/06/2008
    Bài viết:
    250
    Đã được thích:
    0
    DẤU VẾT VÔ HÌNH
    Lần theo dấu vết của loài vật đã được đặt tên. Truyền thuyết. Chưa một lần lộ diện/thuần phục.
    Những bức hoạ vụn vặt, phân mảnh sắp xếp nối dài không dừng lại. Lửng lơ! Ánh sáng và bóng tối.
    Mật mã từ mặt gương. Biển cả nằm ngủ sâu trong bộ mặt vô hình, biến hoá.
    Một vệt màu chảy dài. Con đường - thác đổ.
  4. proche01

    proche01 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/10/2008
    Bài viết:
    549
    Đã được thích:
    0
    Người ta cứ xôn xao về Thơ Tân Hình thức như mốt "quần bò loe" cũng loé rồi tắt. Huy Hùng à, tớ nghĩ dù là gì cũng nên dữ nó có âm hưởng (thanh, vần và ý ,trí . triết ) nhuần nhuyễn mới là thơ chứ nhỉ. Bạn trộn văn chẳng ra văn thơ chẳng ra thơ thế là tất hình thức sao?
    Thế giới ngoài kia ở EU, Mỹ, Nga,... và một số nước khác ở Châu Á họ giờ ở đâu rồi Hùng? Mà Hùng đi xa tít thế, ...
    Được proche01 sửa chữa / chuyển vào 23:19 ngày 03/02/2009
  5. huyhung421

    huyhung421 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/06/2008
    Bài viết:
    250
    Đã được thích:
    0
    Thơ văn ở các nước tư bản ngày nay thì chủ nghĩa hậu hiện đại vẫn đang thịnh hành đó thôi. Thơ Tân hình thức chính là sự thoát thai từ chủ nghĩa hậu hiện đại mà ra. Đáng tiếc là nhãn quan thơ của những người làm thơ truyền thống bị cận thị quá nặng nên họ chẳng nhìn xa được tầm của thơ Tân hình thức, hơn nữa họ cũng khó mà làm được thơ THT. Sự thực thì có thêm thơ THT vào môi trường thơ ở Việt Nam cũng càng làm phong phú đa dạng cho thi ca nghệ thuật chứ sao? Người làm thơ có thể hoạt động rộng trong nhiều dòng thi ca thì mới bộc lộ tài năng thực sự, tương tự như ở tầm vĩ mô: Việt Nam mình đổi mới phát triển kinh tế nhiều thành phần, đa dạng hoá, đa phương hoá. Vậy đó! Còn diễn đàn thơ THT mà Hùng có lập ra, rồi sớm muộn Hùng lại cho nó thức giấc.
  6. proche01

    proche01 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/10/2008
    Bài viết:
    549
    Đã được thích:
    0
    Dũng cũng xin đưọc học hỏi, Hùng có thể dạy cho mình biết thơ THT mà Hùng làm khác gì so với Văn xuôi chăn khúc được không. Muốn phát triển nó thực sự cần một bài bản, một phương pháp thực sự, để cho độc giả và nhiều người khác hiểu nếu ko sẽ có những bài viết kiểu như dưới đây chê bai thơ THT bạn à:
    Chiếc áo rộng cho một cơ thể còm
    18:10:00 27/07/2008
    Chưa vượt khỏi giới hạn của năng lực sáng tạo, nhưng không ít nhà thơ xứ ta lại như bị ám ảnh bởi danh tiếng của nhà thơ ở thời vàng son trước đây, nên vẫn cố gắng "tô son" cho nghề nghiệp của mình bằng cách vơ quáng vơ quàng mấy cái áo xem ra quá rộng với một cơ thể còm. (...) Chưa mang tâm thế hiện đại thì đừng vội nghĩ đến hậu hiện đại. Cũng đừng coi việc sử dụng một cách ngọng nghịu một vài thủ pháp của hậu hiện đại là nghiễm nhiên có sáng tác hậu hiện đại.
    Cách đây không lâu, bàn tới hậu hiện đại trong thơ, tôi đề xuất ý tưởng rằng các nhà thơ hãy đi hết con đường hiện đại rồi hãy tính đến hậu hiện đại. Đó là suy nghĩ nghiêm túc khi nhìn nhận hiện đại như một khái niệm có nội hàm là chỉnh thể thống nhất của nhiều yếu tố.
    Tôi tin đối với thơ, không có chuyện "đi tắt đón đầu" một khi nhà thơ chưa chuẩn bị những hành trang tinh thần thiết yếu. Một trào lưu nghệ thuật thật sự mang ý nghĩa xã hội - con người bao giờ cũng mang chứa nguồn gốc tinh thần sâu xa, không phải là trò chơi hình thức, thuần túy cá nhân.
    Tại hội thảo Lý luận văn học Việt Nam thế kỷ XX tổ chức ngày 7/6/2008 tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, TS Hoàng Ngọc Hiến trình bày tóm tắt bản tham luận nhan đề ?oTiếp nhận những cách tân của chủ nghĩa hiện đại và chủ nghĩa hậu hiện đại?.
    Nghe Tiến sĩ trình bày, tôi nghĩ nên tham khảo ý kiến của ông, rằng: Chúng ta nhắc nhiều tới hậu hiện đại nhưng lại bỏ qua hiện đại, cần nhìn nhận hiện đại không chỉ như một trào lưu nghệ thuật, cần nhìn nhận nó trên bình diện rộng hơn là lối sống, là tư duy, là trình độ phát triển?
    Vâng, tôi vẫn nghĩ, hiện đại không phải là khái niệm chỉ dành riêng cho nghệ thuật. Đó là một khái niệm có nội hàm rất rộng, bao quát trạng thái cùng sự phát triển văn hóa - văn minh, bao quát mọi lĩnh vực hoạt động của xã hội - con người. Vì thế, thơ hiện đại không phải là cái gì khu biệt, nó liên quan tới nhiều lĩnh vực khác như năng lực tư duy, trình độ nhận thức, và điều quan thiết trước hết là trình độ phát triển của nhà thơ.
    Một ngày có người còn lầm lẫn giữa phương tiện sống hiện đại với tư duy hiện đại, một ngày lối ham hố bằng mọi cách kiếm được chỗ ngồi trên chiếu thơ và lối tư duy tiểu nông hẹp hòi còn chi phối cảm thức của người làm thơ qua hành vi thơ manh mún, cảm tính, học đòi, a dua? thì ngày ấy tác phẩm của họ chưa thể hiện đại một cách triệt để.
    Hơn 70 năm trước, bằng sự ra đời của phong trào Thơ Mới, thơ Việt Nam đã có bước đi đầu tiên của thời hiện đại. Nhưng thiển nghĩ, có thể coi đó mới chỉ là hiện đại được đặt trong quan hệ với tiến trình lịch sử, chưa phải là hiện đại như một trào lưu nghệ thuật?
    Nhầm lẫn các tính chất ấy, người ta dễ ngộ nhận làm thơ trong thời hiện đại thì sẽ (phải) là thơ hiện đại. Còn từ quan hệ nội dung - hình thức, có nên nói như ai đó rằng, đến hôm nay hình thức của thơ Việt Nam vẫn là vệt kéo dài của Thơ Mới?
    Nhận xét thật sòng phẳng, những cách tân mà một số nhà nghiên cứu - phê bình đã phát hiện từ sáng tác của Nguyễn Đình Thi, Trần Dần, Thanh Tâm Tuyền? chỉ là hiện tượng đơn lẻ, có ý nghĩa tác giả, thiếu tính phổ quát; hầu như chưa thấy người làm thơ nào học hỏi, vận dụng để từ đó hình thành một đội ngũ, một thế hệ người làm thơ cùng chung xu hướng tư tưởng - thẩm mỹ, đủ sức tiến hành một cuộc cách mạng trong thơ, như các tác giả Thơ Mới đã làm. Đọc ?oTrần Dần - thơ?, tôi khâm phục ông khi đọc một số bài vốn có mặt trong ?oCổng tỉnh?, hơn là các bài ở nửa sau của tập.
    Một số người coi Trần Dần là nhà thơ có nhiều cách tân, tôi tôn trọng điều đó, song thành tựu của ông liệu có ý nghĩa lớn lao hay không nếu dừng lại ở một số trò chơi chữ nghĩa, ở một số bài nghiên cứu - phê bình? Tôi nghĩ người ta cứ tán dương vậy thôi, chứ người ta không muốn học tập (không có khả năng học tập?).
    Tán thưởng một văn bản lạ mắt không đồng nghĩa với việc thẩm định một bài thơ hay. Tương tự như mấy năm trước, có nhà thơ xuất bản một tập thơ - họa. Tôi xoay ngược xoay xuôi mấy bức tranh có kèm theo mấy câu thơ rồi đành bất lực, không biết làm thế nào để khám phá ra cái đẹp cái hay. Tranh thì chán mà thơ thì dở. Báo chí cũng rùm beng cả lên, nhưng cái sản phẩm nhất bản, nhất kỳ, nhất lạ, nhất non tay kia cũng trở nên vô tăm tích sau vài tuần sinh nở.
    Cách tân vốn là một động thái sáng tạo bắt nguồn từ sự nhận thức một cách bản chất, sâu sắc về sự vật - hiện tượng, từ đó làm mới những gì đã có. Cái được gọi là cách tân không bao hàm ý nghĩa loại biệt, và mọi người liên quan có thể học hỏi, kế thừa, phát triển.
    Tiếc rằng, vào lúc năng lực sáng tạo của đa số nhà thơ Việt Nam chưa đạt tới một tầm mức tư tưởng - thẩm mỹ mới thì các cách tân về hình thức thường vẫn được cổ xúy rình rang nhưng ảnh hưởng mờ nhạt, nếu không muốn nói là "cách tân" sớm yểu mệnh.
    Không được trang bị hiểu biết cơ bản về quan hệ biện chứng giữa nội dung với hình thức, một nhà văn kiêm nhà thơ trẻ quả quyết: "Đã đến lúc, viết như thế nào quan trọng hơn viết về cái gì! Đang có một làn sóng cách tân cả nội dung lẫn hình thức, nhưng cách tân hình thức đi xa hơn và cách tân hình thức đã có độc giả của nó".
    Và tôi nghĩ, nhà thơ Inrasara đã không sai khi trả lời phỏng vấn rằng: "Riêng lí thuyết thì có đến 95% nhà văn ta mờ mờ nhân ảnh". Mới đọc vài cuốn sách đã vội khuyên mọi người phải đọc sách này sách kia thì khó mà thành tài.
    Cách tân ư, có ai phản đối đâu, song cách tân như thế nào mới là điều đáng bàn, xin dẫn lại ý kiến của một cây bút trẻ về vấn đề này: "Có lúc mình cảm thấy hoang mang với cái gọi là cách tân. Đọc báo, thấy người ta khen nghi ngút tác giả này, tác phẩm kia mới mẻ, hay ho. Mình đọc đi đọc lại, nghĩ ngược nghĩ xuôi, chỉ thấy mới thì mới thật, còn lại là... chẳng hiểu tác giả viết gì.
    Rồi lại nghĩ: Hay là mình chưa đủ trình độ để cảm thấy cái hay ấy. Nhưng những người phê bình lại thường chẳng chỉ ra cái hay, mà chỉ khen thôi. Mình nghĩ, cách tân là điều văn học mọi thời đại đều đòi hỏi, vấn đề còn lại là cách tân như thế nào cho khỏi sa vào chuyện thuần túy hình thức, chuyện cách tân lấy được".
    Xin dẫn thêm ý kiến của Nguyễn Thanh Sơn trên Thể thao & Văn hóa ngày 27/6/2008: "Nếu không có trụ cột là tình yêu với cuộc sống thì đi tìm những thể nghiệm cách tân, hiện đại? chỉ là những mỹ từ che đậy cái anh đánh mất. Những thể nghiệm đó không đi đến đâu cả, chừng nào họ chưa tìm được tình yêu cuộc sống".
    Chưa vượt khỏi giới hạn của năng lực sáng tạo, nhưng không ít nhà thơ xứ ta lại như bị ám ảnh bởi danh tiếng của nhà thơ ở thời vàng son trước đây, nên vẫn cố gắng "tô son" cho nghề nghiệp của mình bằng cách vơ quáng vơ quàng mấy cái áo xem ra quá rộng với một cơ thể còm.
    Từ hậu hiện đại đến trình diễn thơ? theo tôi, chỉ là cố gắng vô vọng của một số người làm thơ. Chưa mang tâm thế hiện đại thì đừng vội nghĩ đến hậu hiện đại. Cũng đừng coi việc sử dụng một cách ngọng nghịu một vài thủ pháp của hậu hiện đại là nghiễm nhiên có sáng tác hậu hiện đại.
    Tỷ như cái món được định danh là "thơ giễu nhại" chẳng hạn. Khi người làm thơ phải dựa theo tác phẩm của người khác để giễu nhại thì dẫu anh ta có tài hoa đến đâu, tư tưởng của anh ta có lớn đến mức nào thì xét đến cùng, anh ta chỉ là người sáng tạo hạng hai. Bởi, nếu không có thơ của người khác thì anh ta bó tay ư?
    Mặt khác, xưa nay giễu nhại vốn vẫn được coi là một thủ pháp nghệ thuật, không chờ đến khi hậu hiện đại xuất hiện thì thủ pháp này mới ra đời. Còn khi giễu nhại lại kết hợp với việc ném bừa bãi ngôn từ tục tĩu vào thơ thì xin lỗi, thơ ấy chỉ có thể đọc lên trong lúc thù tạc của mấy vị cùng hội cùng thuyền. Người biết đỏ mặt vì xấu hổ sẽ không đọc hoặc không muốn nghe xướng lên cái món thơ mất vệ sinh ấy.
    Thêm nữa, nếu lấy giễu nhại để ám chỉ, chửi bới các vấn đề xã hội - con người mà người làm thơ không vừa ý, muốn phản kháng thì đó chỉ là thơ hạng bét. Chửi, đó là điều chưa và không bao giờ có thể trở thành nguồn cội sinh ra tuyệt tác, dù thế nào thì "tính văn hóa" vẫn là một trong các tiêu chí cơ bản đo lường phẩm chất con người, đo lường phẩm chất các sản phẩm do con người làm ra.
    Còn hậu hiện đại ư, hãy trang bị một hành trang tinh thần, một tư duy, một cảm thức của con người ở thời hiện đại rồi hãy đi tiếp con đường muốn đi. Đừng bắt trí tuệ phải gồng mình mang tải những ý nghĩa mà nó không có khả năng mang tải.
    Tôi luôn nhìn nhận ngôn ngữ là một giá trị tiêu biểu của văn hóa. Và cũng luôn nghĩ, phải phát triển đến một trình độ nào đó con người mới có khả năng làm cho ngôn ngữ trở nên trong sáng rồi sử dụng như là một biểu thị của phẩm chất văn hóa, thể hiện trong ứng xử với xã hội - con người. Từ đó, ngôn ngữ ngày thường sẽ thăng hoa, trở thành ngôn ngữ văn chương. Chúng ta coi văn chương là một trong các thành tố làm nên văn hóa là vì vậy. Qua văn chương, có thể nhận diện một nền văn hóa, nhận diện phẩm chất văn hóa của một cá nhân cũng là vì vậy. Phải chăng do thế mà tôi dị ứng với từ ngữ bẩn thỉu trong thơ?
    Gần đây tôi đọc trên Internet mấy bài thơ của N.Đ.C. và tôi muốn được nói rằng, công bố thơ là quyền của tác giả, song giá như trước khi bày thơ ra trước thiên hạ, N.Đ.C. nghĩ tới việc "trần qua nước sôi văn hóa" thì có hơn không? Với một vài người trẻ làm thơ bây giờ, họ thản nhiên văng tục trong thơ, coi đó như chuyện bình thường. Phải chăng, họ tìm thấy khoái cảm khi cố tình làm nhem nhuốc "nàng thơ"?
    Như đã nói, tôi luôn dị ứng với loại ngôn ngữ bẩn thỉu trong thơ cũng như trong mọi hành xử có liên quan tới xã hội - con người. (Cho dù tôi vẫn biết đôi khi việc văng tục cũng giúp người ta "xả" sự bực bội, tức tối, ấm ức mà các hành vi khác không giúp thỏa mãn được). Phải chăng do gu thẩm thơ của tôi đã cũ kỹ nên không ngửi thấy mùi bốc ra từ các bài "thơ dơ"?
    Nếu ai đó quan tâm tới vấn đề, hãy phản biện điều mà sinh thời, học giả Đoàn Văn Chúc đã định nghĩa với đám học trò chúng tôi rằng: "Nói tục là ngôn ngữ nguyên thủy của loài người khi chưa được văn hóa hóa")
    theo: Nguyễn Hòa
  7. huyhung421

    huyhung421 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/06/2008
    Bài viết:
    250
    Đã được thích:
    0
    Hi hi! Buồn cười quá! Bài viết này của chú Nguyễn Hoà mình đã đọc từ lâu rồi! Bạn Đức Dũng đúng là múa rìu qua mắt thợ. Với lại, Hùng với chú Nguyễn Hoà cũng là chỗ bạn thơ chú - cháu cả. Hùng rất trân trọng chú Nguyễn Hoà và những bài viết này của chú ấy. Một bài viết hoàn toàn đúng đắn, mình rất tâm đắc.
    Những điều cơ bản về thơ THT thì mình đã trình bày cả rồi, còn cứ hục hặc nhau để đi đến bút chiến thì mình không thích, không thích cái kiểu bài bác, phản bác nhau như thế.
  8. proche01

    proche01 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/10/2008
    Bài viết:
    549
    Đã được thích:
    0
    Tớ có múa đâu, tớ thấy cái THT rồi, đúng là Hình Thức, tớ trao đổi để tiến bộ thôi, nếu Hùng cho tớ vài điều học hỏi, biết đâu tớ sẽ mở mắt thấy đường và làm thơ THT nổi tiếng nhất nhì thế giới về khả năng ru hồn và trái tim người đọc! Chứ ko bằng mắt!
    Về Nguyễn Hòa tớ ko nói nhiều vì vụ thơ Trần Dần cũng để bác ấy ngẫm lại nhiều điều, bác ấy là một người có tài ...
    - Hùng dạy tớ làm thơ THT nhé, tớ tin mình sẽ là một ngưòi trò giỏi hơn thầy!
    Được proche01 sửa chữa / chuyển vào 20:02 ngày 06/02/2009
  9. huyhung421

    huyhung421 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/06/2008
    Bài viết:
    250
    Đã được thích:
    0

    Người ta cứ xôn xao về Thơ Tân Hình thức như mốt "quần bò loe" cũng loé rồi tắt. Huy Hùng à, tớ nghĩ dù là gì cũng nên dữ nó có âm hưởng (thanh, vần và ý ,trí . triết ) nhuần nhuyễn mới là thơ chứ nhỉ. Bạn trộn văn chẳng ra văn thơ chẳng ra thơ thế là tất hình thức sao?
    Thế giới ngoài kia ở EU, Mỹ, Nga,... và một số nước khác ở Châu Á họ giờ ở đâu rồi Hùng? Mà Hùng đi xa tít thế, ...
    Được proche01 sửa chữa / chuyển vào 23:19 ngày 03/02/2009
    [/quote]
    Thơ văn ở các nước tư bản ngày nay thì chủ nghĩa hậu hiện đại vẫn đang thịnh hành đó thôi. Thơ Tân hình thức chính là sự thoát thai từ chủ nghĩa hậu hiện đại mà ra. Đáng tiếc là nhãn quan thơ của những người làm thơ truyền thống bị cận thị quá nặng nên họ chẳng nhìn xa được tầm của thơ Tân hình thức, hơn nữa họ cũng khó mà làm được thơ THT. Sự thực thì có thêm thơ THT vào môi trường thơ ở Việt Nam cũng càng làm phong phú đa dạng cho thi ca nghệ thuật chứ sao? Người làm thơ có thể hoạt động rộng trong nhiều dòng thi ca thì mới bộc lộ tài năng thực sự, tương tự như ở tầm vĩ mô: Việt Nam mình đổi mới phát triển kinh tế nhiều thành phần, đa dạng hoá, đa phương hoá. Vậy đó! Còn diễn đàn thơ THT mà Hùng có lập ra, rồi sớm muộn Hùng lại cho nó thức giấc.
    [/quote]
    Dũng cũng xin đưọc học hỏi, Hùng có thể dạy cho mình biết thơ THT mà Hùng làm khác gì so với Văn xuôi chăn khúc được không. Muốn phát triển nó thực sự cần một bài bản, một phương pháp thực sự, để cho độc giả và nhiều người khác hiểu nếu ko sẽ có những bài viết kiểu như dưới đây chê bai thơ THT bạn à:
    Chiếc áo rộng cho một cơ thể còm
    18:10:00 27/07/2008
    Chưa vượt khỏi giới hạn của năng lực sáng tạo, nhưng không ít nhà thơ xứ ta lại như bị ám ảnh bởi danh tiếng của nhà thơ ở thời vàng son trước đây, nên vẫn cố gắng "tô son" cho nghề nghiệp của mình bằng cách vơ quáng vơ quàng mấy cái áo xem ra quá rộng với một cơ thể còm. (...) Chưa mang tâm thế hiện đại thì đừng vội nghĩ đến hậu hiện đại. Cũng đừng coi việc sử dụng một cách ngọng nghịu một vài thủ pháp của hậu hiện đại là nghiễm nhiên có sáng tác hậu hiện đại.
    Cách đây không lâu, bàn tới hậu hiện đại trong thơ, tôi đề xuất ý tưởng rằng các nhà thơ hãy đi hết con đường hiện đại rồi hãy tính đến hậu hiện đại. Đó là suy nghĩ nghiêm túc khi nhìn nhận hiện đại như một khái niệm có nội hàm là chỉnh thể thống nhất của nhiều yếu tố.
    Tôi tin đối với thơ, không có chuyện "đi tắt đón đầu" một khi nhà thơ chưa chuẩn bị những hành trang tinh thần thiết yếu. Một trào lưu nghệ thuật thật sự mang ý nghĩa xã hội - con người bao giờ cũng mang chứa nguồn gốc tinh thần sâu xa, không phải là trò chơi hình thức, thuần túy cá nhân.
    Tại hội thảo Lý luận văn học Việt Nam thế kỷ XX tổ chức ngày 7/6/2008 tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, TS Hoàng Ngọc Hiến trình bày tóm tắt bản tham luận nhan đề ?oTiếp nhận những cách tân của chủ nghĩa hiện đại và chủ nghĩa hậu hiện đại?.
    Nghe Tiến sĩ trình bày, tôi nghĩ nên tham khảo ý kiến của ông, rằng: Chúng ta nhắc nhiều tới hậu hiện đại nhưng lại bỏ qua hiện đại, cần nhìn nhận hiện đại không chỉ như một trào lưu nghệ thuật, cần nhìn nhận nó trên bình diện rộng hơn là lối sống, là tư duy, là trình độ phát triển?
    Vâng, tôi vẫn nghĩ, hiện đại không phải là khái niệm chỉ dành riêng cho nghệ thuật. Đó là một khái niệm có nội hàm rất rộng, bao quát trạng thái cùng sự phát triển văn hóa - văn minh, bao quát mọi lĩnh vực hoạt động của xã hội - con người. Vì thế, thơ hiện đại không phải là cái gì khu biệt, nó liên quan tới nhiều lĩnh vực khác như năng lực tư duy, trình độ nhận thức, và điều quan thiết trước hết là trình độ phát triển của nhà thơ.
    Một ngày có người còn lầm lẫn giữa phương tiện sống hiện đại với tư duy hiện đại, một ngày lối ham hố bằng mọi cách kiếm được chỗ ngồi trên chiếu thơ và lối tư duy tiểu nông hẹp hòi còn chi phối cảm thức của người làm thơ qua hành vi thơ manh mún, cảm tính, học đòi, a dua? thì ngày ấy tác phẩm của họ chưa thể hiện đại một cách triệt để.
    Hơn 70 năm trước, bằng sự ra đời của phong trào Thơ Mới, thơ Việt Nam đã có bước đi đầu tiên của thời hiện đại. Nhưng thiển nghĩ, có thể coi đó mới chỉ là hiện đại được đặt trong quan hệ với tiến trình lịch sử, chưa phải là hiện đại như một trào lưu nghệ thuật?
    Nhầm lẫn các tính chất ấy, người ta dễ ngộ nhận làm thơ trong thời hiện đại thì sẽ (phải) là thơ hiện đại. Còn từ quan hệ nội dung - hình thức, có nên nói như ai đó rằng, đến hôm nay hình thức của thơ Việt Nam vẫn là vệt kéo dài của Thơ Mới?
    Nhận xét thật sòng phẳng, những cách tân mà một số nhà nghiên cứu - phê bình đã phát hiện từ sáng tác của Nguyễn Đình Thi, Trần Dần, Thanh Tâm Tuyền? chỉ là hiện tượng đơn lẻ, có ý nghĩa tác giả, thiếu tính phổ quát; hầu như chưa thấy người làm thơ nào học hỏi, vận dụng để từ đó hình thành một đội ngũ, một thế hệ người làm thơ cùng chung xu hướng tư tưởng - thẩm mỹ, đủ sức tiến hành một cuộc cách mạng trong thơ, như các tác giả Thơ Mới đã làm. Đọc ?oTrần Dần - thơ?, tôi khâm phục ông khi đọc một số bài vốn có mặt trong ?oCổng tỉnh?, hơn là các bài ở nửa sau của tập.
    Một số người coi Trần Dần là nhà thơ có nhiều cách tân, tôi tôn trọng điều đó, song thành tựu của ông liệu có ý nghĩa lớn lao hay không nếu dừng lại ở một số trò chơi chữ nghĩa, ở một số bài nghiên cứu - phê bình? Tôi nghĩ người ta cứ tán dương vậy thôi, chứ người ta không muốn học tập (không có khả năng học tập?).
    Tán thưởng một văn bản lạ mắt không đồng nghĩa với việc thẩm định một bài thơ hay. Tương tự như mấy năm trước, có nhà thơ xuất bản một tập thơ - họa. Tôi xoay ngược xoay xuôi mấy bức tranh có kèm theo mấy câu thơ rồi đành bất lực, không biết làm thế nào để khám phá ra cái đẹp cái hay. Tranh thì chán mà thơ thì dở. Báo chí cũng rùm beng cả lên, nhưng cái sản phẩm nhất bản, nhất kỳ, nhất lạ, nhất non tay kia cũng trở nên vô tăm tích sau vài tuần sinh nở.
    Cách tân vốn là một động thái sáng tạo bắt nguồn từ sự nhận thức một cách bản chất, sâu sắc về sự vật - hiện tượng, từ đó làm mới những gì đã có. Cái được gọi là cách tân không bao hàm ý nghĩa loại biệt, và mọi người liên quan có thể học hỏi, kế thừa, phát triển.
    Tiếc rằng, vào lúc năng lực sáng tạo của đa số nhà thơ Việt Nam chưa đạt tới một tầm mức tư tưởng - thẩm mỹ mới thì các cách tân về hình thức thường vẫn được cổ xúy rình rang nhưng ảnh hưởng mờ nhạt, nếu không muốn nói là "cách tân" sớm yểu mệnh.
    Không được trang bị hiểu biết cơ bản về quan hệ biện chứng giữa nội dung với hình thức, một nhà văn kiêm nhà thơ trẻ quả quyết: "Đã đến lúc, viết như thế nào quan trọng hơn viết về cái gì! Đang có một làn sóng cách tân cả nội dung lẫn hình thức, nhưng cách tân hình thức đi xa hơn và cách tân hình thức đã có độc giả của nó".
    Và tôi nghĩ, nhà thơ Inrasara đã không sai khi trả lời phỏng vấn rằng: "Riêng lí thuyết thì có đến 95% nhà văn ta mờ mờ nhân ảnh". Mới đọc vài cuốn sách đã vội khuyên mọi người phải đọc sách này sách kia thì khó mà thành tài.
    Cách tân ư, có ai phản đối đâu, song cách tân như thế nào mới là điều đáng bàn, xin dẫn lại ý kiến của một cây bút trẻ về vấn đề này: "Có lúc mình cảm thấy hoang mang với cái gọi là cách tân. Đọc báo, thấy người ta khen nghi ngút tác giả này, tác phẩm kia mới mẻ, hay ho. Mình đọc đi đọc lại, nghĩ ngược nghĩ xuôi, chỉ thấy mới thì mới thật, còn lại là... chẳng hiểu tác giả viết gì.
    Rồi lại nghĩ: Hay là mình chưa đủ trình độ để cảm thấy cái hay ấy. Nhưng những người phê bình lại thường chẳng chỉ ra cái hay, mà chỉ khen thôi. Mình nghĩ, cách tân là điều văn học mọi thời đại đều đòi hỏi, vấn đề còn lại là cách tân như thế nào cho khỏi sa vào chuyện thuần túy hình thức, chuyện cách tân lấy được".
    Xin dẫn thêm ý kiến của Nguyễn Thanh Sơn trên Thể thao & Văn hóa ngày 27/6/2008: "Nếu không có trụ cột là tình yêu với cuộc sống thì đi tìm những thể nghiệm cách tân, hiện đại? chỉ là những mỹ từ che đậy cái anh đánh mất. Những thể nghiệm đó không đi đến đâu cả, chừng nào họ chưa tìm được tình yêu cuộc sống".
    Chưa vượt khỏi giới hạn của năng lực sáng tạo, nhưng không ít nhà thơ xứ ta lại như bị ám ảnh bởi danh tiếng của nhà thơ ở thời vàng son trước đây, nên vẫn cố gắng "tô son" cho nghề nghiệp của mình bằng cách vơ quáng vơ quàng mấy cái áo xem ra quá rộng với một cơ thể còm.
    Từ hậu hiện đại đến trình diễn thơ? theo tôi, chỉ là cố gắng vô vọng của một số người làm thơ. Chưa mang tâm thế hiện đại thì đừng vội nghĩ đến hậu hiện đại. Cũng đừng coi việc sử dụng một cách ngọng nghịu một vài thủ pháp của hậu hiện đại là nghiễm nhiên có sáng tác hậu hiện đại.
    Tỷ như cái món được định danh là "thơ giễu nhại" chẳng hạn. Khi người làm thơ phải dựa theo tác phẩm của người khác để giễu nhại thì dẫu anh ta có tài hoa đến đâu, tư tưởng của anh ta có lớn đến mức nào thì xét đến cùng, anh ta chỉ là người sáng tạo hạng hai. Bởi, nếu không có thơ của người khác thì anh ta bó tay ư?
    Mặt khác, xưa nay giễu nhại vốn vẫn được coi là một thủ pháp nghệ thuật, không chờ đến khi hậu hiện đại xuất hiện thì thủ pháp này mới ra đời. Còn khi giễu nhại lại kết hợp với việc ném bừa bãi ngôn từ tục tĩu vào thơ thì xin lỗi, thơ ấy chỉ có thể đọc lên trong lúc thù tạc của mấy vị cùng hội cùng thuyền. Người biết đỏ mặt vì xấu hổ sẽ không đọc hoặc không muốn nghe xướng lên cái món thơ mất vệ sinh ấy.
    Thêm nữa, nếu lấy giễu nhại để ám chỉ, chửi bới các vấn đề xã hội - con người mà người làm thơ không vừa ý, muốn phản kháng thì đó chỉ là thơ hạng bét. Chửi, đó là điều chưa và không bao giờ có thể trở thành nguồn cội sinh ra tuyệt tác, dù thế nào thì "tính văn hóa" vẫn là một trong các tiêu chí cơ bản đo lường phẩm chất con người, đo lường phẩm chất các sản phẩm do con người làm ra.
    Còn hậu hiện đại ư, hãy trang bị một hành trang tinh thần, một tư duy, một cảm thức của con người ở thời hiện đại rồi hãy đi tiếp con đường muốn đi. Đừng bắt trí tuệ phải gồng mình mang tải những ý nghĩa mà nó không có khả năng mang tải.
    Tôi luôn nhìn nhận ngôn ngữ là một giá trị tiêu biểu của văn hóa. Và cũng luôn nghĩ, phải phát triển đến một trình độ nào đó con người mới có khả năng làm cho ngôn ngữ trở nên trong sáng rồi sử dụng như là một biểu thị của phẩm chất văn hóa, thể hiện trong ứng xử với xã hội - con người. Từ đó, ngôn ngữ ngày thường sẽ thăng hoa, trở thành ngôn ngữ văn chương. Chúng ta coi văn chương là một trong các thành tố làm nên văn hóa là vì vậy. Qua văn chương, có thể nhận diện một nền văn hóa, nhận diện phẩm chất văn hóa của một cá nhân cũng là vì vậy. Phải chăng do thế mà tôi dị ứng với từ ngữ bẩn thỉu trong thơ?
    Gần đây tôi đọc trên Internet mấy bài thơ của N.Đ.C. và tôi muốn được nói rằng, công bố thơ là quyền của tác giả, song giá như trước khi bày thơ ra trước thiên hạ, N.Đ.C. nghĩ tới việc "trần qua nước sôi văn hóa" thì có hơn không? Với một vài người trẻ làm thơ bây giờ, họ thản nhiên văng tục trong thơ, coi đó như chuyện bình thường. Phải chăng, họ tìm thấy khoái cảm khi cố tình làm nhem nhuốc "nàng thơ"?
    Như đã nói, tôi luôn dị ứng với loại ngôn ngữ bẩn thỉu trong thơ cũng như trong mọi hành xử có liên quan tới xã hội - con người. (Cho dù tôi vẫn biết đôi khi việc văng tục cũng giúp người ta "xả" sự bực bội, tức tối, ấm ức mà các hành vi khác không giúp thỏa mãn được). Phải chăng do gu thẩm thơ của tôi đã cũ kỹ nên không ngửi thấy mùi bốc ra từ các bài "thơ dơ"?
    Nếu ai đó quan tâm tới vấn đề, hãy phản biện điều mà sinh thời, học giả Đoàn Văn Chúc đã định nghĩa với đám học trò chúng tôi rằng: "Nói tục là ngôn ngữ nguyên thủy của loài người khi chưa được văn hóa hóa")
    theo: Nguyễn Hòa
    [/quote]
    Hi hi! Buồn cười quá! Bài viết này của chú Nguyễn Hoà mình đã đọc từ lâu rồi! Bạn Đức Dũng đúng là múa rìu qua mắt thợ. Với lại, Hùng với chú Nguyễn Hoà cũng là chỗ bạn thơ chú - cháu cả. Hùng rất trân trọng chú Nguyễn Hoà và những bài viết này của chú ấy. Một bài viết hoàn toàn đúng đắn, mình rất tâm đắc.
    Những điều cơ bản về thơ THT thì mình đã trình bày cả rồi, còn cứ hục hặc nhau để đi đến bút chiến thì mình không thích, không thích cái kiểu bài bác, phản bác nhau như thế.
    [/quote]
    Tớ có múa đâu, tớ thấy cái THT rồi, đúng là Hình Thức, tớ trao đổi để tiến bộ thôi, nếu Hùng cho tớ vài điều học hỏi, biết đâu tớ sẽ mở mắt thấy đường và làm thơ THT nổi tiếng nhất nhì thế giới về khả năng ru hồn và trái tim người đọc! Chứ ko bằng mắt!
    Về Nguyễn Hòa tớ ko nói nhiều vì vụ thơ Trần Dần cũng để bác ấy ngẫm lại nhiều điều, bác ấy là một người có tài ...
    - Hùng dạy tớ làm thơ THT nhé, tớ tin mình sẽ là một ngưòi trò giỏi hơn thầy!
    Được proche01 sửa chữa / chuyển vào 20:02 ngày 06/02/2009
    [/quote]
    Ha ha! Bạn Đức Dũng làm gì mà cứ phải phát biểu hấp tấp, nóng vội kiểu cầm đèn chạy trước ô tô vậy! Câu nói: "Biết mình, biết người trăm trận không thua" luôn luôn là chân lý! Huy Hùng mình vốn là một kẻ luôn biết mình biết người và thức thời. Bạn Đức Dũng trước hết hãy biết bạn là ai trước đã thì hãy tuyên bố những câu khoa trương như vậy. Hùng vốn hiếm khi tôn bất cứ một cao thủ nào trên thế giới là thầy mình cả, và ngay cả người thầy đáng kính nhất của Hùng, Hùng cũng chẳng dám phát biểu liều thẳng thừng vượt mặt là hơn thầy hết. Chiến thắng chính mình và có bản sắc riêng biệt là mục đích sống của Huy Hùng. Là học trò thì trước sau như một luôn phải học chữ lễ từ đầu đến cuối đối với người thầy đáng kính của mình. Tài năng phải do học và tự học mà có. Và trên hết, Thiên Tài là do số mệnh trời ban cho, chứ không chỉ là học mà thành, tất nhiên, Thiên tài cũng phải học. Không có gì cứ muốn có là được. Bạn Đức Dũng muốn học thơ THT thực sự thì cứ đọc hết những bài mình viết trong diễn đàn thơ THT của mình lập ra, hoặc tham khảo trên mạng, có bài nào mà bạn sáng tác thì cứ đưa cho mình duyệt là biết khả năng của bạn đến đâu.
  10. huyhung421

    huyhung421 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/06/2008
    Bài viết:
    250
    Đã được thích:
    0
    Đẹp xưa
    Sáng xuân thần diệu thơ giăng mộng
    Ngàn năm gặp gỡ phút ban đầu
    Hương sắc trắng trong, hồn rung động
    Tình ngỡ bền lâu, vết thương sâu!
    *
    Bước thần mã ngàn dặm đường rong ruổi
    Một chiều xuân vương lại chốn gia trang
    Sắc tài trời xe duyên ngào ngạt
    Vạn ánh thơ bay Phượng sánh Hoàng.
    *
    ( Những dòng thơ tình sao tan tác
    Cái chết chia lìa nhau lứa đôi. )
    *
    Kinh thành náo nức mừng chiến thắng
    Tiếng pháo tưng bừng, sắc đào hoa
    Sắc đào kiêu sa cùng xuân nữ
    Cành đào không quản muôn dặm xa...
    Tình yêu của người anh hùng cũng đầy lung linh, lãng mạn
    Ngay sau ngày chiến thắng đầy Vinh Quang
    Đức Vua dâng tặng cành đào đất Thăng Long kiều diễm
    cho Hoàng Hậu tài sắc anh hoa yêu dấu!
    *
    Thiên tình sử rồi ngàn năm sau như mộng ngọc
    Hương khói thời gian gợi lại vết buồn xưa!

Chia sẻ trang này