1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thơ khắc hoạ các nhà văn, nhà thơ Việt nam của Xuân Sách

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi mitthoi, 07/02/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Dilac

    Dilac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2003
    Bài viết:
    950
    Đã được thích:
    0
    To Ptlinh.
    Ý mỗ tôi đã định bụng, cái cậu Ptlinh này rồi cũng ngựa non háu đá, nhanh chóng góp phần phá hoại tơi bời TTVNOL như tên mod Hoathuongthichduthu trước kia khiến rất nhiều cao thủ bỏ hẳn, hoặc rất ít mặn mà như mỗ tôi hôm nay.
    Nhưng vì cậu cố chấp, thì tôi đành đưa ra một vài dẫn chứng vậy.
    Thời gian Tố Hữu giữ vai trò chỉ đạo Văn hoá Tư tưởng VN thì xảy ra vụ văn nhân giai phẩm, mà ông là một trong những "tác gia" chính chắc Ptlinh ko phủ nhận?
    Ông làm bài thơ "Bài ca xuân 61" với những câu nổi tiếng
    Chào 61 đỉnh cao muôn trượng
    Ta đứng đây mắt nhìn bốn hướng
    Trông lại mình chưa trông tới mai sau
    Trông Bắc trông Nam trông cả địa cầu..."
    hay có câu
    "Mà nói vậy, Trái tim anh đó
    Anh dành riêng cho Đảng phần nhiều
    Phần cho thơ và phần để em yêu
    Em xấu hổ, thế cũng nhiều, anh nhỉ
    Rồi hai đứa hôn nhau, hai người đồng chí"
    Khi anh hùng Trần Thị Lý ra miền Bắc điều trị, khi đến thăm bà tại Bệnh viện 108, trước những dấu vết tra tấn tàn bạo của kẻ thù, Tố Hữu có bài "Người con gái Việt nam" với những câu
    "Suối tóc em hay là mây là gió
    Mắt em nhìn hay chớp lửa đêm đông
    Thịt da em hay là sắt là đồng..."
    Năm anh Trỗi bị bắn, Tố Hữu có bài "Sống như anh" với những câu
    "...Nguyễn Văn Trôi
    Anh đã chết rồi
    Anh còn sống mãi
    Sống như chết, anh hùng vĩ đại..."
    "Phút giây thiêng anh gọi Bác Ba lần
    Hồ Chí Minh muôn năm,
    Hồ Chí Minh muôn năm,
    Hồ Chí Minh muôn năm,"
    Những năm 1965 địch đánh phá dữ dội ở miền Bắc, đặc biệt là QL5, tại Lai vu-huyện Cẩm Giàng Hải dương nơi có cây cầu Lai Vu nổi tiếng, có cô du kích mải bắn máy bay Mỹ đến mức một con rắn cạp nong cuốn quanh chân mà không biết. Nhân sự kiện ấy Tố Hữu có bài "Cô gái Lai Vu" với câu
    "ơi em cô gái Lai vu
    Rắn cuốn bên chân vẫn bắn thù...."
    Còn câu
    "Bụt mọc dầm chân đứng đợi ai"
    được đánh giá là câu hay nhất trong bài thơ "Bác ơi", một bài thơ khóc Bác lúc đi xa.
    Kết thúc chiến tranh, đầu 1973 Tố Hữu có tập thơ "Việt nam, Máu và Hoa" mà Xuân Sách đã viết về nó như một lời bình phẩm
    "Máu ở chiến trường, Hoa ở đây."
    Năm 1980, Phạm Tuân được "đi nhờ" vào vũ trụ với thí nghiệm nhân giống bèo hoa dâu trong điều kiện phi trọng lực, Tố Hữu đã ca ngợi sự kiện này bằng bài thơ "Một Nhành Xuân", có câu
    "Đi dép lốp mà bay vào vũ trụ..."
    Thập kỷ 80, ông giữ cương vị Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (tương đương Phó Thủ tướng) phụ trách Tài chính. Cơn khủng hoảng bo-bo cùng với những lần đổi tiền đã khiến ông sau khi Ông Lê Duẩn mất, thì cả ông và ông Văn Tiến Dũng lặng lẽ rời chính trường.
    Năm 1987 TBT Nguyễn Văn Linh tuyên bố cởi trói cho văn nghệ sĩ, làm sản sinh ra một thời kỳ khá rôm rả trong phong trào phê bình lần thứ I, nổi tiếng với những bài viết của Mai Ngữ, hay văn chương của chị Dương Thu Hương, Nguyễn Huy Thiệp...Mỗ tôi lục trong đống báo cũ thì phát hiện trong 1 số báo "Người Giáo viên Nhân dân" phát hành vào quý IV-1989, có một bài trao đổi với ông Tố Hữu, có những dòng bình luận về bài thơ "Hậu Cô gái sông Hương" của Tố Hữu. Thậm chí còn một vài bài khác nữa, mỗ tôi hứa là sẽ tìm cách moi lại được.
    Vậy, tuỳ cậu mod ptlinh xem cậu có đủ tư cách để xoá bài của Mỗ tôi hay không vậy!
  2. daiyty

    daiyty Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/02/2003
    Bài viết:
    110
    Đã được thích:
    0

    Nguyên Hồng
    Bỉ vỏ một thời oanh liệt nhỉ
    Sóng gầm sông Lấp mấy ai hay
    Cơn bão đến động rừng Yên thế
    Con hổ gìa uống rượu gỉa vờ say
    Bài về Nguyên Hồng các bác tìm ra nhiều tên tác phẩm mà vẫn bỏ sót truyện về con hổ. Trong Cát bụi chân ai, Tô Hoài có nói về thời kỳ Nguyên Hồng viết truyện này (cũng trong khoảng thời gian Nhân văn giai phẩm) có đoạn như sau:
    ...Câu chuyện nguồn gốc con hổ, tức cười và thực bắt đầu như thế. Nhưng với cách đọc soi lên gạch bút chì đỏ và suy diễn ra thì lại không thấy thế. Đời người thuở nào mà người lại nuôi hổ như nuôi vịt, dễ hơn nuôi vịt. Ông này muốn nói cái gì, nói ai? Xỏ xiên thế nào đây, không hiểu. Không hiểu tức là có vấn đề.

    Đọc lại cái này nhân sự kiện Nguyễn Ngọc Tư phải làm kiểm điểm lại thấy buồn cười.
    Trở lại với Chân dung nhà văn, đoạn viết về Phùng Quán, Dương Thu Hương, Giang Nam cũng hay.

Chia sẻ trang này