Thơ mang ý vị Thiền Tôi đang đọc phần Văn học Phật giáo thời Lý-Trần, nhưng thật sự là chưa đạt đến được khoảnh khắc "đốn ngộ". Những bài thơ mang ý vị Thiền gây cho tôi rất nhiều điều băn khoăn, nói chính xác hơn là không hiểu được. Lấy ví dụ một bài thơ dưới đây, mong các bạn chỉ giáo cho tôi thêm: ĐỘC "PHẬT SỰ ĐẠI MINH LỤC" HỮU CẢM Trần Thành Tông Tứ thập dư niên nhất phiến hành Lao quan khiêu xuất vạn trùng quynh Động như không cốc phong xao hưởng Tĩnh nhược hàn đàm nguyệt lậu minh Cú lí ngũ huyền thân thấu đắc Lộ đầu thập tự nhậm tung hoành Hữu nhân vấn ngã hà tiêu tức? Vân tại thanh thiên, thuỷ tại bình. (Hơn bốn mươi năm luyện thành được một tấm lòng, Đã nhảy ra khỏi hàng vạn tầng cửa ngục Động thì như tiếng gió vang trong hang trống Tĩnh thì tựa ánh trăng lọt xuống đầm lạnh Tự mình đã thấu được nghĩa lí của ngũ huyền Mặc sức tung hoành trên con đường bốn ngã Có người hỏi ta sinh diệt là thế nào? Như mây trên trời xanh và nước ở trong bình.) Tại sao Động thì như tiếng gió...và tĩnh thì tựa ánh trăng...? Sinh diệt tại sao lại như mây trên trời, như nước trong bình? ================================================ The hills are alive with the sound of music With songs they have sung for a thousand years...
Nguyễn Trãi không phải là nhà thơ thuộc giai đoạn Lý Trần, nhưng thơ của ông mang ý vị Thiền rất rõ nét. Trong tư tưởng của Nguyễn Trãi có sự cộng hưởng của cả Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo. Hic, sách vở viết thế, chứ thực ra khi tôi đọc thì tôi không phát hiện ra được ý vị Thiền ẩn trong bài thơ của ông: Du Sơn Tự Đoản trạo hệ tà dương Thông thông yết thượng phương Vân quy thiền sáp lãnh Hoa lạc giản lưu hương Nhật mộ viên thành cấp Sơn không trúc ảnh trường Cá trung chân hữu ý Dục ngữ hốt hoàn vương ( mái chèo ngắn gác vào ánh chiều tà xăm xăm bước lên yết chốn của Phật mây về giường Thiền lạnh hoa rụng suối đưa hương buổi chiều tối tiếng vượn kêu gấp trong núi vắng bóng trúc đổ dài trong cảnh ấy, con người có ý muốn nói ra thoắt lại quên mất) Giang hành Tây tân sơ nghị trạo Phong cảnh tiện giang hồ Vũ quá sơn dung sấu Thiên trường nhạn ánh cô Thương Lang hà xứ thị Ngư điếu hảo vi đồ Hồi đầu Đông hoa địa Trần ai giai dĩ vô ( thuyền vừa khua mái chèo dời bến Tây phong cảnh giang hồ đã hiện ra trước mắt qua con mưa dáng núi trở nên sắc nét trời dài bóng nhạn lẻ loi sông Thương Lang biết là chốn nào Ngư ông đều là những người bạn tốt của ta Ngoảnh đầu nhìn lại đất Đông Hoa Chốn trần ai đều đã biến sạch cả) Cả hai bài thơ này đều mang ý vị Thiền, nhưng ý vị Thiền ấy khác nhau ở chỗ nào? Phật giáo và Đạo giáo đều chủ trương xuất thế, hoà nhập làm một với tự nhiên, ẩn dật. Vậy có gì khác nhau giữa cái gọi là hoà nhập làm một với đại tự nhiên giữa quan niệm của Phật giáo và của Đạo giáo? Mong mọi người chỉ giáo. ================================================ The hills are alive with the sound of music With songs they have sung for a thousand years...
Thực ra để giải thích một vấn đề gì đó mang tính chất Thiền, Thực khó khăn. KHó khăn ở chỗ mỗi người có một cảm nhận khác nhau cho nên khó có thể giải thích sự cảm nhận của mình cho người khác được. Điểm chốt của Phật Giáo là NGỘ NGộ có thể 1,2 ngày cũng như có thể 1,2 năm, 1,2 chục năm....hay có người còn cho rằng việc tu thiền kéo dài qua... nhiều kiếp . Mỗi người ngộ theo một cách khác nhau. Tôi xin lưót qua theo cách hiểu của tôi : ( mặc dù chả có bài thơ thiền nào có thể giải thích được ). Triết hoc phương đông khác triết học phương tây ở chỗ triết học phương đông luôn để cho con người tự cảm nhận còn triết học phương tây thì luôn giải thích cặn kẽ. " Sinh diệt như sao trên trời, như nước trong bình" sao trên trời là một thứ rất khó với tới, nước trong bình là một thứ dễ dàng bỏ đi, ý nói sống chết hoà làm một... chẳng khó khăn, cũng chẳng dễ dàng..... Nó lại tương ứng với câu " Động như tiếng gió , tĩnh tựa ánh trăng" - Trăng thường được biểu tượng cho thiền trong sự tĩnh lặng, Khi ánh trăng vằng vặc thì nó dàn trải khắp nơi và soi tỏ được mọi vật. Vì vậy khi tĩnh lặng chính là lúc chúng ta quan sát được mọi thứ một cách rõ ràng nhất. Trong võ thuật cũng thường có câu biểu thị sự tập trung : Tinh thần như mặt nước, tinh thần như ánh trăng. mặt nước mà không bị vẫn đục xáo trộn thì có thể nhìn mọi thứ dưới nó cũng như ánh trăng được giải thích như trên. - Động như tiếng gió mang ý nghĩa động nhưng vô hình, động như không động, không động mà động. Trong phật giáo có câu Lai vô ảnh , khứ vô hình... chắc là mang ý nghĩa này. " Sinh diệt như sao trên trời, như nước trong bình" sao trên trời là một thứ rất khó với tới, nước trong bình là một thứ dễ dàng bỏ đi, ý nói sống chết hoà làm một... chẳng khó khăn, cũng chẳng dễ dàng..... sinh diệt đã hoà vào làm một... đây cũng tương ứng với nhất nguyên luận của phật giáo, cho rằng mọi thứ la 1 , sinh hay diệt cũng đều do vô minh ( thiếu trí tuệ và mù quáng) của chúng ta sinh ra. Nhưng theo tôi người làm bài thơ này chưa đạt đến mức cao của thiền tông bởi vì đã không có sinh diệt , thì làm gì có sao, làm gì có nước trong bình làm gì có sự so sánh. xin tặng bạn một bài thơ thiền khác để bạn cảm nhận nhé : Hồ nước xanh trong. cá nhảy, Tôm. Hồn em như hoa cỏ may Một chiều cả gió bám đầy áo anh
hic hic... để em tặng cho các bác vài bài nhé! Bây giờ là bài thứ nhất: SÁNG ÐẠO Thủa còn chưa sáng đạo, Nghe thày quát: "Ði ra!" Tôi vội vã bước ra, Chân run, tâm sợ hãi. Ðến khi Ngộ lý Thiền, Nghe thày quát: "Ði ra!" Chẳng bị ngôn ngữ lừa, Chân bước vào tức khắc. Rồi buông xả sở đắc, Nghe thày quát: "Ði ra!" Tôi đảnh lễ bước ra, Lòng ung dung vô sự! TVTC 28-7-1998 Được nguyenducquyzen sửa chữa / chuyển vào 16:16 ngày 01/05/2003