1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thơ Nga (mục lục trang cuối)

Chủ đề trong 'Nga (Russian Club)' bởi Ludwig65, 06/12/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Katia

    Katia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    Các anh các chị có ai biết bài Cánh Buồm của Lermontov không. Em chị có bản tiếng Nga chứ không có bản dịch tiếng Việt. Vậy có ai làm ơn chép hộ em với. Xin cảm ơn và hậu tạ
    Nobody wants to be lonely
    Nobody wants to cry...
  2. Ludwig65

    Ludwig65 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/01/2002
    Bài viết:
    417
    Đã được thích:
    0
    ?oĐợi anh về?
    Người ta kể lại rằng, lãnh tụ Liên Xô cũ, Ioxip Xtalin, khi đọc lần đầu bài thơ ?oĐợi anh về? của Ximonop, đã hỏi những người dưới quyền: ?oThế bài thơ này được in bao nhiêu bản?? ?oThưa, hàng triệu bản ạ!?. Xtalin, một chính khách đa diện, sâu sắc và hiển nhiên là có tính umua của người dân xứ Capcaz, cười khẩy: ?oLẽ ra, chỉ nên in hai bản thôi, một để Ximonop giữ, còn một gửi cho Xerova!?. Xtalin dù bận trăm ngàn việc quốc gia đại sự vẫn không thể không biết đến mối tình éo le của cặp nghệ sĩ-văn sĩ lớn; hơn ai hết, ông hiểu rằng Ximonop viết ?oĐợi anh về? trước hết, chỉ dành cho người đàn bà mà ông yêu một cách si mê và đầy mâu thuẫn. Với Ximonop và những người hiểu ông, chỉ do tình cờ mà ?oĐợi anh về? mới trở thành bài thơ ca ngợi lòng chung thuỷ của người phụ nữ Xô viết trong chiến tranh. Thực ra Ximonop viết ?oĐợi anh về? thoạt đầu như lời khẩn cầu long chung thuỷ xót xa nhất cho Xerova, người đàn bà mà như ông viết trong một bài thơ khác ?onông nổi, bẳn tính, hay châm chọc, đã của tôi dù chẳng lâu dài?. Chắc lúc viết, chính ông cũng không ngờ rằng lời khẩn cầu đó về sau đã giúp cho người vợ chẳng mấy chung tình theo nghĩa thông thường của ông trở thành biểu tượng sắt son của lòng chung thuỷ. Đến độ, rồi ông phải viết cả một kịch bản phim ?oĐợi anh về?, chính thức ?ophong thánh thuỷ chung? cho Xerova, nữ diễn viên đóng vai chính của phim, được chiếu rộng rãi ngay trong những năm diễn ra cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại.
    Nàng là ai, người đàn bà đã tạo cảm hứng cho Ximonop viết ?oĐợi anh về? và rất nhiều bài thơ trữ tình rất tuyệt khác? Đó là một nữ nghệ sĩ từng đứng trong hàng ngũ những ngôi sao sân khấu và điện ảnh lớn nhất Liên Xô cũ một thời, Valentina Xerova. Người ta đến giờ vẫn không biết cụ thể và chính xác ngày sinh của bà, chỉ biết rằng ?ongười đàn bà hấp dẫn nhất của điện ảnh Xô viết? kỷ niệm ngày sinh của mình vào đúng ngày thành lập quân đội Xô viết (23-2), ngày lễ của giới mày râu Liên Xô cũ. Từ điển điện ảnh Xô viết ghi ngày sinh của bà là 23-12-1917, nhưng thực ra đấy cũng chỉ là những thông tin giả định.
    Trước khi gắn bó cùng nhà văn kiêm thi sĩ Ximonop, Valentina đã kết hôn cùng một phi công nổi tiếng tên là Anatoli Xerop (Họ của người chồng đã gắn bó với bà suốt đời). Khi Valentina đang mang thai, Anatoli bị hi sinh trong một chuyến bay thử nghiệm tháng 5-1939, lúc anh mới vừa 29 tuổi. Ba tháng sau, vợ anh sinh hạ một con trai và lấy tên chồng đặt cho nó. Đứa con của mối tình lớn hoá ra về sau cũng không được hạnh phúc. Anh ta đã chết vì rượu năm mới 35 tuổi, nửa năm trước khi chính mẹ anh ta qua đời.
    Cuộc gặp gỡ định mệnh giữa Ximonop và Xerova diễn ra năm 1941. Lúc đó, Valentina đóng vai Pavla trong vở kịch của Gorki ?oHọ Dưcov? trên sân khấu nhà hát TRAM. ?oTôi luôn luôn nói sự thất?, - với lời thoại này, Valentina đã một lần và trọn đời bước vào cuộc sống của Ximonop; ngay cả khi hai người đã chia tay, nàng vẫn giữ nguyên cho mình chỗ đứng trong trái tim ông. Về sau, Ximonop có viết về ngày gặp gỡ đó : ?ongay cả khi rủa nguyền ngày biệt ly cùng em, anh vẫn tụng ca ngày lần đầu ta gặp gỡ ...?. Lúc đó nàng đã là một nhân vật nổi tiếng bởi cạnh ngộ góa bụa bi thảm và vai diễn trong ?oCô gái có tính cách?. Hai tâm hồn đều đa cảm và lãng mạn gặp nhau như rơm khô gặp lửa : chẳng gì có thể ngăn cản được mối tình bùng như bão tố giữa chàng văn sĩ chưa vợ và người đàn bà goá ?otrông mòn con mắt?. Rất sóng, rất mâu thuẫn và đầy thăng trầm ?" đó là tính chất mối quan hệ đó, làm Ximonop cực kỳ đau đớn và dằn vặt, nhưng đã giúp ông viết được chùm thơ tình vào loại hay nhất của nền thơ Xô viết thế kỷ XX. Trên đường công tác, qua các ga xép, ông nhớ về người tình: ?oGiá ở giữa đám đông qua lại, Tìm được người lạ lẫm nào đây, Không chung thuỷ giống như em ấy ...?. Ông thề thốt với nàng : ?oPhải anh chắc bướng hơn tất cả, Anh không nghe thiên hạ đặt điều, Và không đếm trên ngón tay những kẻ, Gọi em bằng hai chứ ?oEm yêu!? và ?oHãy tới cùng anh, dù chỉ mang điều ác, Mặc người đời nói ngả nói nghiêng, Anh đã tự khép cho mình án, Sống chung thân cùng em!...? Ximonop đã dành cho người tình rất nhiều tác phẩm của mình, bắt đầu từ vở kịch đầu tay ?oChuyện một tình yêu? đến giữa những năm 50, ông dành toàn bộ sáng tác của mình cho Xerova. Nàng là nhân vật chính và duy nhất trong tập thơ trữ tình hay nhất của ông ?oVới em và thiếu em?, là ?onàng thơ? của ông. Nàng là biểu tượng của những hay ho trần thế đáng giá nhất đối với ông, mặc dầu trong đời thực, có lẽ chưa ai làm ông khốn đốn đến thế.
    Là một nữ nghệ sĩ, Xerova không tránh khỏi những phù hoa truyền kiếp. Là nhà văn, Ximonop hiểu điều này hơn ai hết; những bài thơ ông viết tặng nàng chứng tỏ ông luôn ?ođi guốc? trong bụng người tình. Ông chỉ không thể nào lý giải nổi, vì sao nàng lại hoá thành thân quí và chẳng gì, chẳng ai thay thế được đối với ông. Ông luôn linh cảm rẳng chỉ ccần ông rời khỏi cửa là người đàn bà ông yêu - người đàn bà đêm rồi cất rất thành thật thét tiếng yêu ông - sẽ có thể lòng bay bổng. Nàng yêu ai cũng thành thật và cái thành thật trẻ thơ ấy khiến cho cánh mày râu, nhất là những người đàn ông cứng cỏi, phải mềm lòng. Không ngẫu nhiên, mà khi chiến tranh vừa diễn ra có mấy ngày, từ chiến trường Ximonop đã phải viết ngay ?oĐợi anh về?. Người đàn ông đầy bản lĩnh và từng trải này đã phải viện đến lý lẽ cuối cùng để thuyết phục người tình: Em ơi, hãy đợi anh về nhé, vì chỉ có sự đợi chờ của em mới cứu được anh khỏi hi sinh ngoài chốn sa trường! Cảm động thật, nhưng cũng bi thảm làm sao!
    Nhưng biết làm sao khi người nữ nghệ sĩ ấy chỉ yêu được những gì gần mình! Trong lúc Ximonop quắt quay long nhớ nàng từ chiến trường xa ?oAnh ở đây không tâm sự cùng ai, Và ít nhắc tên em thành tiếng, Nhưng ngay cả khi anh không hề nói, Im lặng này cũng hướng hết về em?, thì Valentina trong những chuyến du diễn lại làm vô số những người đàn ông - rất chân chính hẳn hoi- phải lòng nàng mê mệt. Trong số những người đàn ông đó có một vị nguyên soái: Konstantin Rokoxxoxki (1896-1968). Hai người làm quyen với nhau khi Xerova ra chiến trường để diễn năm 1943. Mối tình ngoài chiến tuyến kéo dài không lâu. Cả hai đều đang có vợ có chồng, vị thế của ông nguyên soái và danh tiếng của nàng diễn viên không cho phép họ gắn bó hôn nhân cùng nhau. Với Valentina, đó chỉ là một kỷ niệm, vui vẻ và lãng mạn, nhưng đối với trái tim sắt đá của ông nguyên soái tài ba, đó là nỗi ám ảnh đến cuối đời. Inna Macarova, một nữ diễn viên cũng rất nổi tiếng nhưng thuộc thế hệ đàn em của nàng, có kể lại rằng, có bận, Valentina đã đánh cuộc với bạn diễn là cứ đúng 5 giờ chiều, trước cửa sổ phòng trang điểm tại nhà hát của nàng sẽ xuất hiện một ?ongười hâm mộ? rất nổi tiếng. Quả thật, đúng 5 giờ chiều, phía dưới cửa sổ phòng trang điểm của nàng có một cỗ xe bóng lộn dành cho các quan chức cao cấp. Từ đó bước ra một người đàn ông mang quân phục nguyên soái. Ông đứng nghiêm tại đó mấy phút liền với niềm sùng kính rồi mới lên xe đi về nhà mình. Đó là Rokoxxoxki, người đàn ông luôn nhìn lên cửa sổ người tình nông nổi bằng đôi mắt buồn bã.
    Những tin đồn đại về chuyện trăng hoa của Xerova không sớm thì muộn đều đến tai Ximonop. Thế nhưng, ông vẫn yêu nàng, dẫu không phải tình yêu lúc nào cũng bằng phẳng. Và ông đã viết thẳng cho bà trong thơ: ?oĐâu phải anh không nhớ dai điều ác, Nên anh thường tha thứ em luôn?. Kể cũng tội, cả hai đều là những tính cách quá mạnh để có thể tự hi sinh mình vì người khác. Sau chiến tranh, họ lại trở về Moscow sống cùng nhau như một đôi vợ chồng văn nghệ sĩ thượng lưu, luôn là chủ đề cho những tin đồn đại.
    Mãi cho đến giữa những năm 50, Ximonop cuối cùng mới cảm thấy mình không còn là cậu học viên trẻ trung nữa để tiếp tục chịu đựng tính khí của người đàn bà tài năng và nổi tiếng luôn dấn mình vào các cuộc phiêu lưu tình ái. Những thề thốt tuổi thanh niên đã chẳng thể giữ lại được đến cùng. Và hai người chia tay nhau đầy đau đớn. Cô con gái cưng của họ, Maria Ximonova, nhớ lại, chỉ sau khi chia tay với Ximonop rồi, Valentina mới hiểu, ông đã giá trị thế nào đối với nàng!. Xerova trong cảnh cô đơn thường giở lại những trang thơ mà Ximonop đã gửi tặng nàng trước kia. Maria nhớ lại: ?oMẹ tôi ngồi, sắp xếp lại giấy gờ, thầm thì đọc gì đó. Rồi bà ngẩng đầu lên, nói với tôi, thở dài:
    -Masa, con có muốn mẹ đọc cho con nghe thơ của cha con không, những bài thơ chắc là ông ấy quên rồi!
    Rồi bà nói tiếp như chỉ riêng với mình:
    -Mà không, ông ấy không quên đâu, ông ấy không dám quên đâu! Không dám quên đâu!
    Rồi bà im bặt, mắt nhắm lại. Và tôi nhìn thấy những giọt lệ trào ra. Tôi cảm thấy những giọt lệ này không chân thành, giả dối; tôi căm thù mẹ tôi khi bà say rượu, tôi không muốn bà đọc thơ cho tôi nghe?.
    Kể cũng tội, một nghệ sĩ lớn khi bị người đàn ông từng yêu quí mình nhất, từng khắc tên mình vĩnh cữu vào thơ, bỏ đi, thì còn biết làm gì hơn ngoài việc uống rượu, tìm những niềm an ủi trong ánh hào quang tưởng tượng của hạnh phúc quá vãng?!
    Bản thân Ximonop chắc cũng chẳng vui vẻ gì khi chia tay với người đàn bà từng ám ảnh ông suốt thời trai trẻ và đến tận ngày cuối cùng của kiếp trần gian. Ông đau đớn và thất vọng với kết cục cuộc tình đến nỗi, trong những lần tái bản thơ, ông xoá hết những dòng đề tặng. Chỉ trừ ở bài ?oĐợi anh về?. Có lẽ dù sao ông cũng không dám động đến tượng đài cuối cùng kỷ niệm nỗi đau lớn lao của mối tình giữa họ.
    Cũng theo lời con gái Maria của hai người, trước khi chết, Ximonop đã bảo con mang đến những lá thư mà ông từng viết cho bà vào bệnh viện. Ông đót những bức thư đó và nói với Maria:
    -Con biết không, đã bao nhiêu năm trôi qua ... Vậy mà cha đọc lại chúng mà ngỡ như cha vừa mới viết chúng xong ... Cha đốt chúng để không một bàn tay nào khác được chạm vào chúng sau khi cha chết.
    Rồi ông nói tiếng:
    -Cha không thể để cho con giữ chúng được. Thiếu gì chuyện có thể xảy ra, mà những chuyện này chỉ liên quan đến cha và mẹ con thôi. ... Hãy tha lỗi cho cha, con gái yêu, nhưng những gì xảy ra giữa cha và mẹ con đã là hạnh phúc lớn nhất đời cha ... và là nỗi bất hạnh lớn nhất !
    Ximonop qua đời năm 1979, sau Valentina 4 năm.
    (Theo Hồng Thanh Quang)

    Cuộc đời như giấc mộng
    Hạnh phúc được là bao
  3. Ludwig

    Ludwig Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/03/2002
    Bài viết:
    276
    Đã được thích:
    0
    Bài hát của nàng Xon-vây

    Mây đầy trời nỉ non thông khóc
    Gió rung những tiếng như người
    Những đám mây băng đè mặt đất
    Lối quay về anh có thấy anh ơi!
    Đêm như mực đêm sao nghiệt ngã
    Chẳng thương tình lữ khách đơn côi
    Đêm mù quáng làm mắt em dần loá
    Lối quay về anh có thấy anh ơi
    Tuyết cứ rụng to dầy thêm mãi
    Ai giúp cho, họ lạc bước chân rồi
    Tuyết đã dập đống lửa người mục súc
    Lối quay về anh có thấy anh ơi ........

    (Bài này không nhớ tên tác giả)
    Năm tháng cay đắng hơn, năm tháng ngọt ngào hơn
    Đến bây giờ em mới hiểu rằng anh chí lý, chí lý
  4. Ludwig

    Ludwig Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/03/2002
    Bài viết:
    276
    Đã được thích:
    0
    Chùm thơ Lermontov
    Không Ðề
    Ðã tự bao giờ họ tha thiết yêu nhau
    Say đắm, điên cuồng, thăm thẳm lo âu
    Vẫn tránh tỏ tình, tránh gặp nhau như tránh quân thù địch
    Lời ngắn ngủi vẫn lạnh lùng, cô tịch
    Họ xa nhau, cũng chịu nỗi đau kiêu căng, thầm lặng
    Chỉ còn thấy bóng thương yêu trong mộng
    Ðến chết rồi họ mới gặp lại nhau
    Nhưng lúc bấy giờ nào có nhận ra nhau!
    Trần Lê Văn dịch
    Vì Sao
    Tôi thấy buồn, vì tôi đã yêu em,
    Vì đã hiểu: những lời đồn giảo hoạt
    Chẳng buông tha tuổi trẻ của em đâu.
    Vì mỗi ngày xanh và những phút ngọt ngào
    Em sẽ trả cho đời đầy nước mắt
    Những nỗi đắng cay và đau buồn đơn độc
    Tôi cảm thấy buồn... vì em vẫn tươi vui.
    Phan Minh Châu dịch
    Gã ăn mày
    Co ro trước cổng nhà thờ
    Gã ăn mày đứng đợi chờ lòng thương
    Dãi dầu dói khát gió sương
    Thân hình tàn tạ, trơ xương, võ vàng
    Mắt nhìn ngây dại tủi hờn
    Cầu xin một mảnh bánh ăn bỏ thừa
    Thế mà ai đó nỡ đùa
    Ðặt hòn đá xuống - đợi chờ bàn tay !
    Tình tôi như tỉnh như say
    Lòng đau thổn thức vơi đầy lệ tuôn
    Mà sao em cũng vô tình
    Ðùa chi cay nghiệt để thành hận sâu ?
    Ðỗ Thuý và Thuý Dương dịch
    Không Ðề
    Không. tôi nào nữa yêu em:
    Mộng xưa đau đớn, cuồng điên quá rồi;
    Những nơi sâu kín lòng tôi
    Hình em vẫn sống, tuy vời vợi xa
    Ðã say mộng mới thiết tha
    Những hình ảnh ấy dễ là đã quên:
    Tượng thờ dù đổ vẫn thiêng,
    Miếu thờ bỏ vắng vẫn nguyên miếu thờ!
    Thuý Toàn dịch.
    Tình Ca
    I
    Dấn thân vào chốn trận tiền
    Anh ơi nghe nhé: lời em nguyện cầu
    Muôn vàn xin cho quên nhau -
    Nếu mai đây có kẻ nào lừa anh,
    Nếu tâm hồn có héo dần.
    Hay tim sống dậy một lần - anh ơi:
    ở nơi hẻo lánh xa xôi,
    Mong anh nhớ đến một người là em...
    2
    Nếu ai có chỉ anh xem
    Một ngôi mộ nhỏ - và bên lửa tàn
    Kể anh nghe chuyện một nàng
    Say mê... nhưng lại bị chàng coi khinh,
    Thế rồi bị lãng quên dần,
    Thì ấy chớ ngại ngần - anh ơi:
    ở nơi hẻo lánh xa xôi,
    Mong anh nhớ đến một người là em!...
    3
    Những dòng dĩ vãng êm đềm
    Có khi kéo đến làm phiền lòng anh
    Quấy rầy giấc mộng nhọc nhằn,
    Vẳng theo tiếng khóc trong lần chia tay,
    Bàn tình ca cũ đắng cay,
    Hay từng âm điệu dứt day, bồi hồi...
    Thì ngay trong mộng - anh ơi:
    Mong anh nhớ đến một người là em !
    Khắc Khoa dịch
    Năm tháng cay đắng hơn, năm tháng ngọt ngào hơn
    Đến bây giờ em mới hiểu rằng anh chí lý, chí lý
  5. Street_spirit

    Street_spirit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2003
    Bài viết:
    208
    Đã được thích:
    0
    Em có biết hai bài thơ sau đây của Nga nhưng chịu không biết tác giả của nó là ai.Nhờ mọi người tìm giúp:
    Bài 1:
    Không đề
    Tác giả :Puskin( ???không chắc)
    Em bảo anh đi đi
    Sao anh không trở lại
    Em bảo anh đừng đợi
    Sao anh vội chia tay
    Lời nói cơn gió bay
    Đôi mắt huyền đẫm lệ
    Sao mà anh ngốc thế
    Không nhìn vào mắt em
    Bài 2: Ba bài ca

    Trên đời này có ba bài ca
    Bài thứ nhất cũng là bài hay nhất
    Bà mẹ dịu dàng khẽ hát ru con
    Bài thứ hai cũng là bài của mẹ
    Khi con trai mẹ chết,cánh tay già
    Ôm xác con hát một mình lặng lẽ
    Những bài khác trên đời là bài thứ ba​
    Hey guy,That don't impress me much...sure!​
  6. russian_birch

    russian_birch Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/07/2002
    Bài viết:
    1.199
    Đã được thích:
    0
    Bài này của một nhà thơ Ba Lan chứ không phải Nga
    Cứ gọi tớ là Rờ_Bờ
    -айди сZда<---Vào đây với tớ​

  7. Metal_rose_girl

    Metal_rose_girl Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/03/2002
    Bài viết:
    366
    Đã được thích:
    0
    Bài này của một nhà thơ Ba Lan chứ không phải Nga
    [/quote]
    Thế hả? Cậu có biết nhà thơ Ba Lan nào ko?
    Mà thôi...cũng chẳng cần....biết chắc đấy ko phải thơ Puskin là được rồi

    Yourself or someone like you?​
  8. Xanhia

    Xanhia Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/03/2001
    Bài viết:
    428
    Đã được thích:
    0
  9. Ludwig

    Ludwig Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/03/2002
    Bài viết:
    276
    Đã được thích:
    0
    Bài này là của Synvia Kapuchikian
    Có khá nhiều bản dịch, đây là hai bản nữa nè:
    1
    Vâng, em bảo : ?oĐi đi!?
    Nhưng vì sao anh không trở lại ?
    Em bảo : ?oThôi biệt từ, xin đừng chờ đợi!?
    Nhưng vì sao anh lại ra đi ?
    Đôi mắt em phủ mờ đầy lệ
    Lời của em trái ngược với lòng
    Sao anh lại tin lời em nói
    Sao không nhìn hai mắt lệ đầy vơi ?
    2
    Em bảo anh đi đi
    Sao anh không đứng lại
    Em bảo : thôi ích gì ......
    Ai ngờ anh xa mãi
    Đôi mắt em lặng im
    Nhưng mắt em nói thật
    Sao anh tin lời em
    Mà không tin đôi mắt.
    Còn đây là bản dịch của Ludwig (dịch từ nguyên bản tiếng Việt):
    Em bảo anh ăn đi
    Sao anh còn ngần ngại
    Cho dù là cơm thiu
    Sợ gì thằng Tào Tháo
    Lời em là mật ngọt
    Anh chịu làm ruồi ư ?
    Sao mà anh ngốc quá
    Thế cũng đòi yêu em
    Năm tháng cay đắng hơn, năm tháng ngọt ngào hơn
    Đến bây giờ em mới hiểu rằng anh chí lý, chí lý
  10. Street_spirit

    Street_spirit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2003
    Bài viết:
    208
    Đã được thích:
    0
    Anh Lugwig giỏi nhỉ ,nhớ thế
    Hey guy,That don't impress me much...sure!​

Chia sẻ trang này