Thơ phú nghĩa sĩ Cần Gộc Thấy võ vẽ nhiều quá cần thư giãn mà trong này chưa thấy topic thư giãn nào ngoài thơ tình võ sĩ của lethuymylove Mạn phép các bác cho khai trương mục này : Box võ thuật có lão Trịnh Minh Thiết diện vô tư thích gái xinh Lanpurge ở trỏng luôn trợ giúp Bít Rồ - ĐôngBái ở cạnh bên Lyhl toàn thân ..thất đảm Cùng Sihyeu kết nghĩa kim lang Lão Một cùng với TLVN Cùng nhau giúp Box an toàn....OK
chậc..chặc..bác Newdom từ mượn lực sang mượn thơ tả Mod..he..he.;.vote cho bác 5* mặc dù chủ đề này có lẽ sẽ được chuyển sang topic 8888.
-------- Sưu tâ?m thơ vof la? một thú la?nh mạnh, tôi có nghe nói ông Lý Bạch - một nha? thơ Đươ?ng nô?i tiếng - cufng la? một tay kiếm sif lư?ng danh giang hô?, hai tay hai kiếm lấn lướt phượng rô?ng. Bạn na?o biết ô?ng có ba?i thơ na?o liên quan đến vof thuật không ?
Tặng bác LYHL bài thơ của Lý Bạch: Bài hát về người hiệp khách (Người dịch: Trần Trọng San) Khách nước Triệu phất phơ giải mũ Gươm Ngô câu rực rỡ tuyết sương Long lanh yên bạc trên đường Chập chờn như thể muôn ngàn sao bay Trong mười bước giết người bén nhạy Nghìn dặm xa vùng vẫy mà chi Việc xong rũ áo ra đi Xoá nhòa thân thế, kể gì tiếng tăm Rảnh rang tới Tín Lăng uống rượu Tuốt gươm ra, kề gối mà say Chả kia với chén rượu này, Đưa cho Châu Hợi, chuốc mời Hầu Doanh. Ba chén cạn, thân mình xá kể! Năm núi cao, xem nhẹ lông hồng Bừng tai, hoa mắt chập chùng, Mống tuôn hào khí mịt mùng trời mây Chùy cứu Triệu vung tay khảng khái, Thành Hàm Đan run rẩy, kinh hoàng Nghìn thu tráng sĩ hai chàng Tiếng tăm hiển hách, rỡ ràng Đại Lương. Thân dù thác, thơm xương nghĩa hiệp; Thẹn chi ai hào kiệt trên đời. Hiệu thư dưới gác nào ai ? Thái huyền, trắng xoá đầu người chép kinh Tôi chảng hiểu lắm về thơ nhưng cũng thấy nó mạnh mẽ hào hùng
Tui góp vui một bài vọng cổ "Tấm gương lịch sử" http://www.nhacso.net/Music/Song/Dan-Toc/Cai-Luong/2008/03/05F65E19/ Bà con nào giỏi giỏi một chút chỉ cho tui cách chèn nhạc vào bài. Được madeinviet sửa chữa / chuyển vào 14:23 ngày 11/07/2008
Hay là LB còn có bài thơ dòng ngoài nào thì không biết chứ tôi tìm mỏi mắt theo thông tin của bác Lyhl mà chảng thấy đoạn hai tay hai kiếm nào
Nghe tên topic này làm tui nhớ đến "Dương Từ - Hà Mậu" http://vnthuquan.net/TRUYEN/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237n1n0nqn1n31n343tq83a3q3m3237nvn Quyển thơ này tui đọc từ khi mới 14 tuổi. Nội dung khá là "nhạy cảm chính trị". Lúc đó, và cho đến bây giờ, tôi luôn luôn cảm thấy thú vị về nội dung tư tưởng truyền tải trong Dương Từ - Hà Mậu. Nó cũng nói lên một thực tế về mặt tư tưởng của nho sĩ Việt Nam cuối TK19. Quan niệm rằng cụ Đồ Chiểu là một nhà thơ yêu nước chả sai, nhưng cụ lại khá "Thân Tàu". Đối với cụ, "truyền thống văn hóa dân tộc" chính là làm sao cho "càng giống Tàu càng tốt". Cũng chính vì nội dung này mà "Dương Từ - Hà Mậu" rất bị hạn chế xuất bản. Người ta muốn gìn giữ hình ảnh trinh bạch của cụ Đồ Chiểu. Ngẫm lại, mình bị Tây nó đánh cũng là phải, đó chỉ là chuyện sớm và muộn mà thôi. Đúng là không biết "Trời cao đất dày". Buồn cho tư tưởng của dân tộc. Được madeinviet sửa chữa / chuyển vào 16:24 ngày 12/07/2008
-------- Dưới trăng, ông Lý Bạch la?m thơ trong khi hai tay múa hai kiếm thi? tôi có đọc ơ? cuốn sách nọ nhưng lâu quá không biết la? sách na?o ! nhưng có nhơ? ông Gú cái na?y cufng ta?m tạm thôi huynh a? ! (Bách khoa toàn thư mở Wikipedia) Lý Bạch (701- 762) là nhà thơ danh tiếng nhất thời thịnh Đường nói riêng và Trung Hoa nói chung, được hậu bối tôn làm Thi Tiên. Thời niên thiếu :Lý Bạch ở Lũng Tây, Cam Túc suốt thời thơ ấu, được mẹ dạy cho chữ Tây Vực, cha dạy cho Kinh Thi, Kinh Thư, đến 10 tuổi đã thông thạo và thích làm thơ. Gia đình giàu có, nên từ nhỏ Lý Bạch đã tha hồ đi đây đi đó cùng cha. Ông tỏ ra rất thích, chí hướng của ông sau này không phải quan trường, mà là thơ túi rượu bầu, thong dong tiêu sái. Đến năm 10 tuổi gia đình chuyển về huyện Chương Minh, Tứ Xuyên. Tại đây Lý Bạch say mê học kiếm thuật, trong một thời gian ngắn, tài múa kiếm và tài thơ của ông được bộc lộ rõ rệt. 15 tuổi ông đã có bài phú ngạo Tư Mã Tương Như, bài thơ gửi Hàn Kinh Châu, khá nổi tiếng. Lúc 16 tuổi danh tiếng đã nổi khắp Tứ Xuyên, thì ông lại phát chán, bèn lên núi Đái Thiên Sơn học đạo, bắt đầu cuộc đời ẩn sĩ. Ngao du sơn thuỷ: Làm ẩn sĩ trên núi được 2 năm, ông lại hạ sơn, bắt đầu làm hiệp sĩ, đi lùng hết các thắng cảnh ở Hà Bắc, Giang Tây, Tràng An... Bạn đồng hành với ông lúc này là Đông Nham Tử, nhưng chỉ đi chung được 1 năm. Đến năm 20 tuổi Lý Bạch đã đi khắp nước Thục, ông lại về Tứ Xuyên với gia đình, chuẩn bị tiền đi đường và tiền mua rượu cho cuộc hành trình sắp tới. Ông đến làm dưới trướng của thứ sử Ích Châu Tô Dĩnh, được ông này khen là thiên tài, "có thể sánh với Tư Mã Tương Như". Năm 723, Lý Bạch mặc áo trắng, đeo một bầu rượu lớn, chống kiếm lên đường viễn du. Trong khoảng ba năm, ông đã tham quan hầu hết cảnh đẹp Trung Hoa, như là hồ Động Đình, sông Tương, Kim Lăng, Dương Châu, Ngô Việt, Giang Hạ...