1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thơ PHÙNG QUÁN

Chủ đề trong 'Thi ca' bởi TraiTimSoiDa, 21/05/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Miss_HaLoi

    Miss_HaLoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/04/2004
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    0
    Nhớ
    Thuỷ thủ nhớ đất liền
    Người xuất dương nhớ nước
    Ngày Tết nhớ quê hương
    Nỗi nhớ nào khắc khoải
    Bằng nỗi nhớ người thương !
  2. TraiTimSoiDa

    TraiTimSoiDa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/03/2004
    Bài viết:
    1.407
    Đã được thích:
    0
    Cỏ
    Giấy trắng quá

    Mắt em trong quá
    Liệu thơ tôi có xứng trắng trong này...
    Đây đâu phải thơ
    Chỉ là những tiếng tôi thì thầm lúc buồn khổ
    Để nguôi đau, tôi chẳng muốn ai hay...
    Nhưng em đã đến
    Mắt trong và giấy trắng
    Trưa Hồ Tây, mặt trời (*) nở đỏ vườn
    Chỉ một lý do ấy
    Tôi đã không từ chối được
    Hát cho em nghe những tiếng tôi nấc thầm...
    Nếu em cứ bảo đó là thơ
    Thì hãy coi thơ này hát lên từ lá cỏ
    Lá cỏ vệ đường
    Lá cỏ không tên
    Người này lặng im nghe cỏ hát
    Người kia xéo giày, dẫm đạp lên...
    Nhưng không sao cả em ơi
    Cỏ sinh ra là để gót giầy dẫm đạp
    Để vô danh
    Để xanh

    Để hát
    (*) Hoa mặt trời
  3. TraiTimSoiDa

    TraiTimSoiDa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/03/2004
    Bài viết:
    1.407
    Đã được thích:
    0
    Nghe tiếng cuốc kêu
    Chắc có điều chi bi thương lắm
    Không bày giãi được nên phải kêu
    Đêm mất ngủ, nghe cuốc kêu đứt ruột
    Lòng những bàng hoàng muốn kêu theo
  4. TraiTimSoiDa

    TraiTimSoiDa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/03/2004
    Bài viết:
    1.407
    Đã được thích:
    0
    Huyệt
    Tết không vào nhà tôi
    Tết đi qua trước ngõ
    Tim tôi tan nát rồi
    Không còn lành được nữa !
    Thi sĩ tôi cô đơn
    Giữa đời tôi lạc lõng
    Giữa chông gai cuộc sống
    Trần trụi không hành trang...
    Bạc đầu vẫn trẻ con
    Dại khờ cho đến chết
    Giữa nghiệt ngã trần gian
    Trái tim thơ thấm mệt...
    Tôi sẽ đào nấm huyệt
    Cạnh mồ cha mẹ tôi
    Tôi sẽ lăn xuống đó
    Thế là xong một đời !
    Đàn mối của quê hương
    Sẽ thay phu đào huyệt
    Bao nghiệt ngã trần gian
    Chỉ dăm ngày vùi hết !
    Căn hộ mới đáy huyệt
    Rượu đất tôi uống tràn
    Cụng ly cùng dòi bọ
    Mừng trắng nợ trần gian !
  5. TraiTimSoiDa

    TraiTimSoiDa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/03/2004
    Bài viết:
    1.407
    Đã được thích:
    0
    Tôi dịch Ét-xê-nhin
    Cả triệu người và nửa thế kỷ qua
    Trong đó có Mai-a
    Đều tin
    Ét-xê-nhin tự sát vì tuyệt vọng
    Nhưng tôi không tin
    Tôi biết
    Vì sao Ét-xê-nhin tự giết...
    Khi anh thấy thơ không còn đủ sức mạnh
    Để tiêu diệt cái cũ
    Anh phải lấy máu anh, hồn anh, và thân xác thiên tài của anh
    Đúc chiếc chuông-thơ-cảnh-tỉnh
    Và tự anh gióng lên hồi chuông
    " Ở cuộc đời này chết chẳng có gì mới
    Nhưng sống cũng chẳng có gì mới hơn "

    Tôi là người am tường ngoại ngữ : Chuông
    Tiếng chuông cảnh tỉnh Ét-xê-nhin
    Tôi xin dịch nghĩa:
    " Sống là phải mới không ngừng
    Nếu không
    Cả thơ và Đất nước sẽ đứng trên bờ vực chết !"

    Được TraiTimSoiDa sửa chữa / chuyển vào 08:57 ngày 04/06/2004
  6. TraiTimSoiDa

    TraiTimSoiDa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/03/2004
    Bài viết:
    1.407
    Đã được thích:
    0
    Vịnh hổ đá
    Đá ngồi trầm ngâm trong dáng hổ
    Mặt hổ đau phảng phất mặt người
    Đôi mắt hổ như muốn ràn lệ đá
    Nỗi niềm gì, hổ ơi !
  7. TraiTimSoiDa

    TraiTimSoiDa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/03/2004
    Bài viết:
    1.407
    Đã được thích:
    0
    Chưa có đề
    Giấy trắng đời em

    Cành cây mộng tưởng
    Thơ anh

    Cánh chim, bay dài không nơi đậu
    Một sớm đỗ nhờ
    Hót khúc hót buồn
    Rồi bay đi...
    Giấy trắng lại hoàn nguyên giấy trắng
    Cành cây mộng tưởng vắng bặt tiếng chim...
    Thôi em ơi
    Đừng tìm lại làm gì!
    Hãy để cho cành cây đời em yên tĩnh
    Và cũng là yên tĩnh cánh chim
    Còn tiếng hót
    Sẽ đọng thành kỷ niệm
    Một tiếng ru hời
    Đồng vọng tuổi thơ em
  8. TraiTimSoiDa

    TraiTimSoiDa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/03/2004
    Bài viết:
    1.407
    Đã được thích:
    0
    To: duongchieularung
    Mình mới tìm được bài viết của Tran Trung Dao nói về mấy câu thơ mà bạn thích..tiện thể post lên đây cho mọi người cùng đọc
    ************************
    Vịn Câu Thơ Đứng Dậy
    tâm bút Trần Trung Ðạo
    Có những lúc ngã lòng
    Tôi vịn câu thơ mà đứng dậy
    Nhà thơ Phùng Quán đã kết luận như thế khi nhìn lại quãng đời 30 năm ông đã sống trong bóng tối của bạc đãi, đe dọa, sống trong cảnh lưu đày ngay giữa lòng Hà Nội, nơi đó, từ thuở thiếu thời, ông đã từng đổ máu để giữ gìn. Những lúc ngã lòng là những lúc nhà thơ Phùng Quán phải chọn một trong hai con đường đầy bất trắc đang chờ: tiếp tục chịu đựng khó khăn, đói khát, tiếp tục đi câu cá trộm, viết văn trộm hay nên viết một bản tự kiểm nộp lên Hội Nhà Văn để được trả lại thẻ hội viên, được mỗi tháng mua vài cân gạo và được phép sắp hàng mua một vài nhu yếu phẩm.
    Những lúc ngã lòng là lúc nhà thơ phải chọn một trong hai thái độ làm người: chịu đựng sự nguyền rủa, sự rẻ khinh, sự hoài nghi, xa lánh của bạn bè, sự lãng quên của bà con thân thuộc, chịu làm kẻ mất quê hương ngay trên chính quê hương mình, hay cúi đầu khuất phục như Chế Lan Viên, Xuân Diệu...tô son điểm phấn cho một chế độ đã phản bội xương máu đồng bào, phản bội ước mơ của dân tộc.
    Trong lời tựa của thi phẩm Trăng Hoàng Cung, nhà thơ Phùng Quán đã viết: "Tôi đã trả giá cho Thơ bằng 30 năm tốt đẹp của đời mình. Từ năm 24 tuổi đến năm 56 tuổi, cơ chế quan liêu đã đánh trả tôi đến chí mạng. Tước đoạt của tôi quyền lao động thiêng liêng: sáng tác, xuất bản, quyền được sinh sống cho ra một con người. Và dìm ngập tôi trong bùn nhơ, lăng nhục trước công luận....". Và ông đã viết tiếp: "Nhưng thơ đã cứu tôi, giúp tôi đứng vững, dạy tôi dũng khí bền gan".
    Thật vậy,
    Có những lúc ngã lòng
    Tôi vịn câu thơ mà đứng dậy
    Nhà thơ Phùng Quán đã vịn thơ mà đứng dậy. Đứng dậy để làm một nhà thơ chân thật. Chân thật trọn đời. Vì chọn để làm một nhà thơ chân thật nên trong suốt 30 năm ông đã phải sống trong đói khát, trong cô đơn. Ngày 22 tháng 1 năm 1995, nhà thơ bất khuất Phùng Quán ra đi. Ông ra đi, để lại cho các thế hệ Việt Nam hôm nay và mai sau Lời Mẹ Dặn:
    Yêu ai cứ bảo là yêu
    Ghét ai cứ bảo là ghét
    Dù ai ngon ngọt nuông chiều
    Cũng không nói yêu thành ghét
    Dù ai cầm dao dọa giết
    Cũng không nói ghét thành yêu.
    Tôi muốn làm nhà văn chân thật
    Chân thật trọn đời
    Đường mật công danh không làm ngọt được lưỡi tôi
    Sét nổ trên đầu không xô tôi ngã
    Bút giấy tôi ai cướp giật đi
    Tôi sẽ dùng dao viết văn lên đá.
    Xa hơn, nửa thế kỷ trước ngày Phùng Quán qua đời, bên bờ sông Pắc-Nậm chia hai nước Việt Nam, Trung Hoa, đã có một thanh niên Việt Nam khác vịn câu thơ đứng dậy. Nước non ta ai ngăn trở ta về!, chàng thanh niên Việt Nam 22 tuổi thét lên giữa núi rừng Việt Bắc khi đứng nhìn về phía bên kia sông Pắc-Nậm. Thấp thoáng trong đám sương mờ là những bức tường vôi, là những làn khói trắng thân yêu. Đó là tổ quốc của ông, là quê cha, quê mẹ của ông. Chỉ cách một dòng sông nhỏ mà xa như nghìn trùng diệu vợi:
    Ta đã về đứng bên bờ Pắc Nậm.
    Mặc heo may quấn quít hồn cố hương,
    Thấm hàng cây lấp ló những ven tường.
    Hòa làn khói mơ màng bao nhớ ước.
    Cách dòng nước ta là người mất nước,
    Nước non ta, ai ngăn trở ta về?
    Người thanh niên 22 tuổi, tác giả của bài thơ không ai khác hơn là nhà cách mạng, triết gia, và nhà thơ Lý Đông A.
    Cách dòng nước ta là người mất nước,
    Nước non ta ai ngăn trở ta về.
    Mỗi lời thơ của ông thống thiết như tiếng chim Quốc gọi nửa đêm, như từng mũi kim đâm sâu vào tim, như từng hạt cát rơi vào sâu trong mắt của những người có quê hương mà đã mất quê hương.
    Và xa hơn nữa, gần một ngàn năm trước (1077), bên dòng sông Như Nguyệt, danh tướng và cũng là nhà thơ Lý Thường Kiệt đối diện với hàng chục vạn hùng binh của đại tướng Quách Quì nhà Hán. Cuộc chiến đã diễn ra suốt tháng. Quân Nam đang yếu sức. Kinh đô Thăng Long đang bị đe dọa. Giữa lúc nguy nan đó, Lý Thường Kiệt đã vịn thơ mà đứng dậy qua bài thơ Nam Quốc Sơn Hà:
    Nam Quốc sơn hà Nam Đế cư
    Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
    Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm?
    Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư!
    Dịch:
    Sông núi nước Nam:
    Sông núi nước Nam vua Nam ở
    Rành rành định phận tại sách trời
    Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm?
    Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời!
    Ðọc lại dòng sử Việt rạng ngời, chúng ta cũng dể dàng nhận ra rằng, không phải chỉ những anh hùng dân tộc, những nhà cách mạng đã vịn câu thơ đứng dậy mà ngay cả dân tộc Việt Nam cũng đã hơn một lần vịn thơ đứng dậy trong hai cuộc kháng Nguyên lừng lẫy. Thơ, trong lúc khó khăn đó, đã chuyên chở niềm tin về cho dân tộc như Thượng Tướng Trần Quang Khải dặn dò:
    Chương Dương đoạt giáo giặc
    Hàm Tử bắt quân thù
    Thái bình nên gắng sức
    Non nước đó nghìn thu
    Dân tộc Việt Nam là dân tộc của thi ca và mỗi người Việt Nam là một nhà thơ. Nhận xét đó không phải quá khoe khoang hay cường điệu.
    Thơ Việt Nam thật tuyệt vời. Thơ Việt Nam chảy qua những giòng sông trăng thơ mộng. Thơ trải trên những cánh đồng lúa chín phì nhiêu qua những câu ca dao tình tứ dễ thương đầy ý nghĩa:
    Tạnh trời mưa kéo về non
    Hẹn cùng cây cỏ chớ còn trông mưa
    (Ca Dao)
    Xin cầu nguyện cho đàn chim Việt trên vùng đất mà nhà văn đã tuẫn tiết Phạm Việt Châu gọi là "vùng định mệnh", qua bao nhiêu sóng gió, cuối cùng sẽ cùng nhau viết nên bài sử thi vinh quang cho một nước Việt Nam Mới tự do dân chủ và thịnh vượng, một nước Việt Nam không còn xiềng xích, hận thù, không còn bị giới hạn bởi các lằn ranh, vĩ tuyến, hiệp định, địa phương, trong nước, ngoài nước, tôn giáo.
    Tác giả của bài hùng sử thi Việt Nam Mới đó chắc chắn không phải chỉ một ai, một cá nhân nào, một anh hùng nào, một tổ chức đảng phái nào, nhưng là của cả dân tộc Việt Nam đang đứng lên để nhận diện chính mình, nhận diện quê hương mình, nhận diện đồng bào cùng máu mủ với mình sau hơn một thế kỷ bị bịt mắt bằng những tấm vải đen tham vọng quốc tế, bị cách ly bằng những hàng rào ý thức hệ ngoại lai.
    Để được nghe bài thơ đó, ngay hôm nay và từ trong mỗi trái tim, người Việt, trong và ngoài nước, phải can đảm vượt thoát khỏi quỹ đạo mặc cảm, tị hiềm, ghen ghét đã vướng sâu vào tâm thức như kết quả của mấy mươi năm tương tàn đẫm máu, phải biết đoàn kết nhau trên một mẫu số chung duy nhất: Dân Tộc, và một mục tiêu duy nhất là cứu đất nước ra khỏi vũng lầy độc tài, nghèo nàn, lạc hậu hiện nay.
    Và từ đó, cùng nhau chắp cánh bay vào lòng Mẹ Việt Nam, bao giờ cũng bao dung và rộng lượng, đang dang tay chờ đón.
    Trần Trung Đạo

  9. TraiTimSoiDa

    TraiTimSoiDa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/03/2004
    Bài viết:
    1.407
    Đã được thích:
    0
    Xưng tụng cây chổi
    ( Tặng nam nữ công nhân vệ sinh trên khắp thế gian )
    ..." Tôi muốn làm những câu thơ
    Cục cằn như cái chổi
    Quét dọn sạch sành sanh rác rưởi "...

    ( Trích " Thi sĩ và công nhân " đăng trong " Giai phẩm mùa xuân " 1956 )
    Không rõ nguyên cớ gì
    Tôi có một nỗi ghê tởm mênh mông
    Với mọi loài rác rưởi
    - Rác rưởi làm tôi buồn nôn
    - Rác rưởi làm tôi tức giận đến nổi khùng !
    Có lẽ từ ngày còn trong bụng mẹ
    Tôi đã nhiễm tính khí của Người
    Sống sạch
    Mẹ tôi sống sạch đến khó tin
    Người sống sạch đến tột cùng của sự sạch
    Ba mươi năm không gặp con
    ( Mà lại là con một )
    Nhắm mắt, Người chỉ để lại một lời trăng trối :
    " Hãy chôn mẹ trên một vùng đất sạch
    Dù cho xa chót núi đầu nguồn..."
    Tôi được nhiều địa phương mời đến đọc thơ
    Hễ được bồi dưỡng chút tiền còm
    Là tôi tìm ngay ra chợ
    Chọn mua chổi
    Như các cô gái đến tuổi lấy chồng
    Chọn mua quần áo, phấn son...
    Ba mươi năm qua đi xa về gần
    Quà tôi tặng bạn hữu, người thân
    Độc một món quà CHỔI !
    Như những tỷ phú tích trữ vàng
    Tôi tích trữ chổi !
    Trong nỗi kinh khiếp mênh mang
    Một ngày nào đó chợ búa thế gian
    Không nơi nào bán CHỔI !
    Như những tay sành ăn
    Thuộc lòng các cửa hàng đặc sản
    Tôi thuộc lòng đặc sản chổi các địa phương....
    Miền Tây, miền Đông châu thổ sông Cửu Long
    Chổi tàu cau, cọng dừa hình giẻ quạt
    Quãng Ngãi, Quảng Nam: Chổi chít
    Thừa Thiên, Quảng Trị: Chổi rành
    Chổi xể: Quảng Bình
    Phú Thọ, Tuyên Quang: Chổi cọ
    Kinh Bắc, Thái Bình: Chổi lông, chổi rơm
    Yên Bái, Cao Bằng: Chổi mây, chổi giang...
    Nếu kiếp sau tôi được tái sinh
    Tôi nguyện ước tái sinh làm cây chổi
    Một cây chổi không cùn, không mòn
    Một cây chổi quét dọn, bền gan...
    Nếu đất nước thành lập Nhà - xuất - bản - Chổi
    Tôi tình nguyện làm biên tập viên không lương
    Tôi sẽ phấn đấu đạt chức trưởng phòng biên tập
    Niềm mộng mơ ám ảnh đời tôi
    ( Nói ra xin các bạn đừng cười...)
    Một ngày nào trên trang tư báo hàng ngày
    Mục tin buồn:
    " Nhà thơ Phùng Quán
    Vừa được đề bạt " quyền " Phó Giám Đốc nhà xuất bản Chổi
    Nhiễm độc hại môi trường công tác
    Bạn hữu, gia đình tận tình cứu chữa
    Nhưng đã từ trần
    Ngày...tháng...năm
    Tưởng lệ lòng trung thành với " Sự nghiệp chống rác rưởi"
    Ban lãnh đạo cắt " quyền " cho nhà thơ
    Đồng truy tặng huân chương cao quý:
    Huân Chương " Cây Chổi hạng Ba."
  10. TraiTimSoiDa

    TraiTimSoiDa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/03/2004
    Bài viết:
    1.407
    Đã được thích:
    0
    Thơ viết cho con gái chưa đầy tuổi tôi
    Con không là hoa
    Mà con thơm ngát
    Con không là ngọc
    Mà con trắng trong
    Con không là sông
    Mà con dào dạt
    Con không là nắng
    Mà con ấm áp
    Con không là trời
    Mà con xanh ngát
    Con không là thơ
    Mà cha muốn hát
    Nghìn bài về con

Chia sẻ trang này