1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thở sâu

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi Anytime, 11/11/2012.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Anytime

    Anytime Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/11/2012
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Kính chào các bác em xin tha thiết nhờ các bác có kinh nghiệm về dưỡng sinh giúp em về cách thở sâu đúng?
    - Số là em bị bệnh huyết áp cao nhịp tim cũng hơi cao tham khảo trên mạng internet em thấy nói tập thở sâu chậm sẽ làm giảm nhịp tim giảm huyết áp thư giãn tinh thần ? Trên mạng thì hướng dẫn nhiều cách quá em không dám tập vì sợ tầu hỏa nhập ma em đã thử tập cách là thở sâu 2 thì,hít vào 5s thở ra 5s, 6 nhịp trên phút nhưng thấy không ổn lắm nên dừng sợ bị tầu hỏa nhập ma . Vậy kính mong các bác có kinh nghiệm hướng dẫn một cách thở sâu dễ tập luyện mà đảm bảo 2 yêu cầu chính của em là muốn tập cho giảm nhịp tim và huyêt áp. Xin cảm ơn rất nhiều ạ!
    P/s: Xin các bác hướng dẫn cách thở sâu dưỡng sinh đơn giản hít vào thở ra thôi ạ , chứ cách mà vận khí đi từ huyệt này khác em không tập được đâu ạ!
  2. haohoacongtu

    haohoacongtu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/05/2006
    Bài viết:
    3.736
    Đã được thích:
    5.410
    - Thê này nhé: Công phu bạn nên tập là nội công. Huyết áp và tim thì bạn không lên tập các bài tập vận động mạnh mà nên tạp nội công hay dưỡng sinh.
    - Nội công chia ra 3 nhóm: Động công ( Thái cực quyền) Động tĩnh công ( Ngũ cầm Hy, Bát đoạn cẩm, Dịch cân kinh ) và Tĩnh công ( Thiền)
    - Cái bài tập của bạn vừa nói là 1 phần trong kỹ thuật thiền:
    Thiền phật gia: Ngồi thẳng lưng hai chân vắt cheo nhau ( tư thế hoa se của phat lên mạng xem) hai tay đặt trước bụng hay lên đùi, toàn thân thả lỏng, đầu hơi cúi, lưỡi chạm lợi hàm trên, hai mắt nhắm, bạn phải cảm giác toàn thân như treo trên 1 sơi tơ từ đỉnh đầu.
    Hít thở: Theo phật gia không cần điều khiển hơi thở chỉ cần biết rõ hơi thở của mình:
    Tinh thần: Tinh thần tập trung vào 1 điểm( Trung đình: dưới xương ức, Đan Điền: Dưới rốn 1 ngang sâu 3,4 phân trong bụng dưới) vô thức ( loại bỏ các suy nghĩ lan man)
    - Tuy nhiên tôi đang tập thiền - khi công: Tôi sử dụng kỹ thuật "thở bụng". Khi hít vào cả ngực và bụng căng lên khi thở ra cả bụng và ngực dẹp xuống. Lối thở này tăng lượng oxy hấp thụ và lượng Co2 thải ra. Lối thở sâu mà bạn nói cũng tốt thực hiện không sao cả.
    Chú ý: Tẩu hỏa nhập ma mà bạn nói chỉ gặp khi bạn suy nghĩ trong khi ngồi thiền vì vậy khi ngồi thiền cần tịnh tâm và vô thức. Thứ 2 là thở sâu hay thở bụng phải tập từ từ, cũng như người tập chạy mới đầu chạy ngắn về sau chạy dài. Mới đầu thở sâu vừa phải thôi thở sâu 1 lúc thì lại thở tự nhiên. Sau quen rồi thở sâu hơn và kéo dài hơn.
    Tuy nhiên như tôi vừa nói bạn muốn có kết quả thì phải kết hợp thở với ngồi thiền, tập Thái cực quyền hay Bát đoạn cẩm, dịch cân kinh. Tôi cũng tự học qua sách và trên mạng thấy tác dụng rất tốt và không sơ tác dụng phụ đâu.
    Dongsuoit thích bài này.
  3. GiaixuDoai

    GiaixuDoai Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/08/2006
    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    1
    Nhà bác hỏi vzìa thở sâu, thực chất đó là phương pháp thở khí công (Điều tức công) là bài luyện đầu tiên của người luyện khí công.

    Đạo gia đã tổng hợp vzìa kỹ thuật hô hấp khí công rất súc tích chỉ với 4 từ : THÂM - TẾ - QUÂN - TRƯỜNG
    - THÂM : hô hấp phải sâu, càng sâu càng tốt. Hình dung tưởng tượng hít vào đến tận bụng dưới. "Hô hấp của chân nhân là từ đỉnh đầu đến tận gót chân" (Trang tử "bẩu" rứa)
    - TẾ : hô hấp phải nhẹ nhàng, êm ái (thở như rùa thở)
    - QUÂN : hô hấp phải điều hòa, đều đều. Không nên lúc nhanh lúc chậm
    - TRƯỜNG : hô hấp phải dài, nghĩa là nhịp thở theo thời gian càng lâu càng tốt

    Đoá là "ný thuyết". Để đạt được mục tiêu "thâm - tế - quân - trường" nhà bác phải theo thể trạng của mình ban đầu để xác định "dư lào" là giới hạn tại thời điểm đó. Giới hạn phải phù hợp với thể trạng của miềng; giả tỷ nhà bác thử nghiệm coi miềng hít vzô hết sức được chừng 7s, thở ra được chừng 10s. Vậy chỉ nên lấy nhịp 6s x 2 để hô và hấp. Cứ giữ nhịp dư vzậy tới khi mô hô hấp liên tục được mươi mười hai nhịp mờ không thấy biến loạn (ù tai hoa mắt, tăng nhịp tim, váng đầu khó chịu trong người) thì tiếp tục dãn cách thời gian "hô & hấp",....
    Cứ dư vzậy tới khi nhà bác đạt được nhịp "hô & hấp" chừng 10-12s là được ! Rùi sau đó chuyên cần vzới nó là được...

    Còn dư nhà bác bị huyết áp thì do nhều nguyên nhơn, nên "hô & hấp" chỉ cải thiện được phần nào mờ chưa thể giải quyết được tận gốc của chứng trạng đó được.

Chia sẻ trang này