1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thơ Tagore

Chủ đề trong 'Văn học' bởi VNHL, 16/03/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. VNHL

    VNHL Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/07/2001
    Bài viết:
    1.764
    Đã được thích:
    0
    Vâng. Xin cảm ơn bác
    Cũng xin kính bác một ly.


    Đêm nhạt dần. Ngày sắp hửng lên.
    Chúng ta sẽ nhìn vào mắt nhau
    Rồi lại tiếp tục đi trên những con đường khác biệt
  2. knight1981

    knight1981 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/12/2001
    Bài viết:
    365
    Đã được thích:
    0
    ha ha
    sướng quá
    đúng phỏm rồi
    tago là nhà thơ mà tui yêu thích nhất đấy
    tui thì hơi bị nông dân nên biết ít

    cám ơn các bác
    cám ơn ttvnonline


    EM ĐỪNG KHÓC , ANH CẦN CÓ CAN ĐẢM ĐỂ CHẾT Ở TUỔI 20
  3. VNHL

    VNHL Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/07/2001
    Bài viết:
    1.764
    Đã được thích:
    0
    Nhân mấy bác đang bàn về thơ Tagore, tớ refresh lại chủ đề này.

    Trời xanh thế, đời xanh thế
    Lênh đênh, những vầng mây xa
    Lênh đênh, những vì sao xa
  4. Helios

    Helios Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/03/2002
    Bài viết:
    487
    Đã được thích:
    1
    Cách đây 7,8 năm khi lần đầu tiên cảm được cái hay của thơ Tagore là vào một buổi học Toán. Cả thầy lẫn trò đang căng thẳng , không khí thì oi bức ngột ngạt nhưng đến khi thầy đọc xong bài số 28 trong tập Người làm vườn thì nét mặt ai nấy đều giãn ra...Giờ đọc lại vẫn thấy hay nhưng cảm xúc đã khác nhiều. Thích bài số 28, 29 và 31 trong tập thơ dâng hơn ...
    À, cảm ơn bác VNHL đã post chủ đề này. Vote tặng bác 5* nếu em chưa vote

    ~ 봐? 볼 o_O f이 -?
  5. deny_me

    deny_me Ma Xó

    Tham gia ngày:
    07/03/2003
    Bài viết:
    7.776
    Đã được thích:
    0
    Có rất nhiều thơ của Tagore này. Ngày trước mới vào thi ca, deny_me có đọc topic này, nhưng sau một thời gian, muốn tìm lại tự dưng chẳng nhớ được nó ở chỗ nào nữa. Hôm nay lặn lội trong thi ca, làm mấy thứ linh tinh tự dưng gặp được link này trong topic của away May quá là may vì deny_me cũng chưa có dịp được đọc nhiều thơ của Tagore. Deny_me có đọc một vài bài báo nói về nhà thơ Ấn độ Tagore và muốn đưa lên đây để chia sẻ với mọi người . Và cũng để reresh một topic rất hay. Cảm ơn VHNL đã lập topic này nha.

    Rabindranath Tagore - Nhà thơ lớn Ấn Độ
    Mai Thế Phụ ​
    Ông là nhà thơ lớn của Ấn Độ, đồng thời là nhà tiểu thuyết gia, nhà viết kịch và đạo diễn, triết gia, nhà giáo dục, nhạc sĩ và hoạ sĩ.Tagore là người Châu Á đầu tiên được nhận giải thưởng Nobel Văn chương vào năm 1913.
    Rabindranath Tagore sinh ngày 7.5.1861 ttại Calcutta, thuộc một dòng họ có công khai phá từ cuối thế kỷ XVII vùng đất mà sau này trở thành Calcutta, một hải cảng lớn trên bơ biển phía Đông, bên vịnh Bengal,thủ đô của Ấn Độ từ 1772 đến 1912.Gia đình Tagore sở hữu một tài sản trong công ty Anh-Đông Ấn với các hoạt động ngân hàng thương mại. Ông nội và cha của Rabindranath là những người rất tôn trọng truyền thống dân tộc và Ấn giáo nhưng đồng thời cũng là những người ủng hộ nhiệt tình công cuộc cải cách xã hội và tôn giáo ở Ấn Độ. Rabindranath là con thứ 14 trong một gia đình mà các anh, chị đều là nhà thơ, nhạc sĩ, nhà viết kịch, tiểu thuyết gia; văn chương và âm nhạc ngự trị trong sinh hoạt gia đình.Đồng thời họ còn quan tâm đến đời sống các giai tầng khác nhau trong xã hội Ấn Độ. Rabindranath học ở trường không nhiều, chủ yếu là học ở nhà với các gia sư giỏi. Năm 17 tuổi, cậu được cha gửi sang Anh học với ý đồ muốn cậu trở thành một công chức Ấn Độ hoặc một luật sư. Nhưng Rabindranath chỉ thích thú theo các giáo trình văn chương,đồng thời dành thời gian tìm hiểu đời sống xã hội và âm nhạc.Và chỉ sau 18 tháng, cậu lại trở về tiếp tục học hỏi ở quê nhà và bắt đàu thử tài về thơ văn và âm nhạc. Tập thơ đầu tay của Tagore viết bằng tiếng Bengala Sandhya Sangeet( Dạ khúc) ra mắt năm 1882. Cũng trong năm này, tập Nirjharer Swapna Banga(sự thức tỉnh của nguồn cội) được xuất bản, thể hiện tài năng của Tagore và gây được tiếng vang. Ngoài văn chương, nghệ thuật, ông cũng chú tâm đến các vấn đề chính trị, tham gia hoạt động chống chủ nghĩa thực dân. Tháng 12.1910, ông mở trường học ở Santinikitan, thầy và trò cùng sống khắc khổ trong môi trường thiên nhiên. Sau này, vào năm 1921, ngôi trường trở thành trường đại học quốc tế Visva Bharati, chuyên truyền bá những tư tưởng truyền thống của Ấn Độ về văn hoá và đạo đức. Sau thế chiến thứ nhất, Tagore đi nhiều nước( Châu Âu, Mỹ, các nước Đông Á và có qua cả Sàigòn) để tuyên truyền lý tưởng hoà bình.
    Ngay từ thập niên 1880, song song với nhiều hoạt động phong phú, Tagore đã viết rất nhiều, đủ các thể loại. Giọng thơ của ông, và cả con người ông, tưởng như rất đạo, như hoàn toàn thoát tục, mà thực ra, lại rát đời, rất thực tế. Ở Tagore, người ta không tìm thấy những vấn đề thời sự nóng bỏng, những nhân vật cụ thể- như nhiều nhà thơ của thế kỷ XX thường đề cập đến. Tất cả các vấn đề này ,trong thơ của Tagore,và cả trong kịch đều có nói đến, nhưng nói theo cách của ông, nghĩa là bằng hình tượng, bằng ngụ ngôn giống cách nói của kinh Phật hay kinh thánh. Theo văn của Tagore và nền văn học Ấn Độ nói chung, từ xưa đến nay dễ làm cho người đọc say mê bởi cái bản sắc vừa rất đạo vừa rất đời, giọng nói thì như một nhà truyền giáo mà truyện lại là chuyện hàng ngày của cuộc đời. Một vở kịch có nội dung chiến tranh gay gắt, nhưng dùng điển tích của Phật giáo. Một vở kịch khác nói về tình yêu được khai thác từ sự tích trong bản sử thi cổ cách đây hơn ba nghìn năm của Ấn Độ...Chúa trong thơ Tagore khác hẳn chúa trong thơ của Paul Claudel ( 1868- 1955) hay thơ của Charle pegyu ( 1873 - 1914) ở Pháp, không phải là một vị chúa nào cụ thể của một tôn giáo nào cụ thể trong nền văn minh đa thần đa giáo của Ấn Độ, mà là một hình ảnh đẹp đẽ, nơi ta có thể hướng lòng tin và gửi gắm tâm sự của mình, tưởng rất cao xa nhưng lại rất gần gũi. Thực tế cuộc đời khi vào thơ Tagore, đã trở thành suy nghĩ, tâm trạng thành những ước mơ, hy vọng, những nỗi khát khao cháy bỏng. Lời thơ thường nhẹ nhàng, thanh thoát, nhưng ẩn bên trong những sức sống mãnh liệt, say mê... Tầm lớn lao của Tagore ở đó.
    Các tác phẩm hay nhất của ông là tập thơ: Shatabdir Surdsha ( hoàng hôn của thế kỷ, 1899) đề cập đến bản chất tàn tệ của chủ nghĩa đế quốc, tập thơ Gitannjali ( thơ dâng , 1910 )gồm 103 bài, tiểu thuyết Gora ( 1910) miêu tả cuộc đấu tranh chống thực dân và những mâu thuẫn trong nội bộ một gia đình tư sản, tập thơ Dshedin Tchaitanja Mor ( khi tinh thần ta được giải phóng, 1937) lên án bọn phát xít trong cuộc nội chiến Tây Ban Nha... Hầu hết thơ, văn, kịch của Tagore đều do tác giả tự dịch từ tiếng Bengali sang tiếng Anh. Một số tác phẩm ông viết thẳng bằng tiếng Anh.
    Tagore để lại khoảng 1000 bài thơ, 24 vở kịch, 8 tiểu thuyết, 8 tập truyện ngắn, trên 2000 bài hát và rất nhiều tiểu luận. ông mất năm 1941 tại Calcutta..
    ******** Hư không là gì hư không nhỉ
    Là chút hồng phai chút hoài nghi*********
  6. deny_me

    deny_me Ma Xó

    Tham gia ngày:
    07/03/2003
    Bài viết:
    7.776
    Đã được thích:
    0
    -Người làm vườn-
    Không gian tâm linh - Không gian tình yêu​
    TS Nguyễn Bích Thuý
    ĐHSP TPHCM ​
    Ở " người làm vườn" nhà thơ thiên tài Rabindrant Tagore đã sử dụng phạm trù không gian( với sự kế thừa quan niệm truyền thống của Ấn Độ) như một phương tiện biểu đạt quan trọng để phân tích cấu trúc bên trong của thế giới nội tâm nhân vật trữ tình và khám phá tình yêu trên phương diện mới của tư duy sáng tạo.
    Tagore không lựa chọn một không gian chuẩn mực, mà từ những hiện tượng thiên nhiên cụ thể hay kỳ ảo , ông phân cấp thành nhiều dạng thức đa dạng: không gianvũ trụ, không gian truyền thống, không gian mùa. và trong cách lý giải của nhà thơ, không gian nào cũng được nới mở kích cỡ đến vô tận để biểu thị vẻ đẹp tâm hồn huyền ảo vô biên.
    Không gian vũ trụ ​
    Bao gồm các thiên thể như: Bầu trời, trăng sao, mây gió, biển cả... được nhân tính hoá. Dụng ý nghệ thuật của nhà thơ là muốn được hoà tan cái bao la vô cùng của thiên nhien vào thế giới nội tâm của con người và trong màu trời bất diệt, chân trời vô tận ấy, tâm hồn con người sẽ đạt đến đích vô biên.
    Các hình ảnh nhân hoá không gian vũ trụ có đường liên tưởng tới dạng và lạ: " mặt trăng mệt nhaọc trải ánh xanh xao trên cửa sổ nơi anh đang ngồi" (b.63) " những đám mây trắng lười lĩnh không buồn bay" (b.55) " sao im lìm khép cánh" " Sao nín thở đếm thời gian" " trăng ẻo lả bơi trong đếm chìm lặng" ( b. 67) " bầu trời nhói đau"( b.39)
    Trong số này, hình ảnh" Mây" xuất hiện đậm đặc, được nhân hoá thành người bạn tâm giao và biểu đạt hiệu quả tâm trạng của nhân vật trữ tình, khi xao xuyến vẩn vơ mơ hồ không sao giải thích được:" mây lang thang tụ tập ở riềm trời như kẻ bại vong" (b.53) hay sự trào dâng mãnh liệt: " mây đen trong ngực anh nổi bão táp trả lời" ( b.32)
    Bên cạnh một không gian vũ trụ với các hiện tượng thiên nhiên hiện hữu, còn có một khoảng không gian huyền bí, hư ảo trong " người làm vườn" nhưng ý nghĩa hình tượng có màu sắc tôn giáo này được Tagore " ảo hoá" để trở thành một không gian " viễn cảnh" Ở đó, các trạng thái tình cảm và lạc thú tình yêu được diễn tả siêu thoát huyền diệu: Bên kia bao la, miền xa xôi khó tìm, nơi tận cùng xa nhất" (b.5) Giấc mơ cô đơn ( b.18_ Mộng đẹp kiếp trước ( b.30) Thính đường vũ trụ bao la ( b.74) miền hoang vu.. (b.82)
    Với không gian huyền bí này, ảo ảnh- hiện thực, quá khứ - hiện tại tương lai bất phân đan xen nhau. Tâm trạng tình nhân tỏ bày ở mọi góc đọ: rộn ràng,thèm khát, nồng nhiệt đắm say, hy vọng, mỏng manh cô đơn, không cảm xúc...
    Không gian truyền thống ​
    Là không gian trần thế, không gian hiển thị, hình tượng không gian này vừa lạ, lại vừa quen. Là quen, khi nó được hiển thị bằng những vật chuẩn truyền thống, bằng cuộc sống dời thường cụ thể, gần gũi, chân chất, xóm làng đồng quê mộc mạc yên bình, ngôi nhà nhỏ, cánh đồng cỏ, dòng sông ruộng lúa chiếc cầu cũ.. Ở trong không gian quen thuộc này, tâm trạng nhân vật trữ tình là một sự ổn định hài hoà.
    Chọn lói so sánh và nhân hoá khác lạ để miêu tả không gian truyền thống, nhà thơ tạo nên một không giann hoà đồng giữa thiên nhiên và con người. Đây là không gian lý tưởng để nhân vật trữ tình bộc lộ và hoà nhập cảm xúc, tâm trạng: Lá trên cây không rì rào, nước dưới sông nằm im, nằm im như thanh kiếm trên gối người lính gác ngủ khì" (b. "Ánh mắt bình minh hãy còn mệt mỏi và không gian nặng trĩu sương mai" Trong làn sương mong manh, hương cỏ ướt lười biếng còn trương fmình trên mặt ddất" (b.13) " Mật đất cằn khô nằm há hốc thèm nước dưới ánh nắng đốt thiêu" (b.7)
    Khi gây ấn tượng về một ko gian tường trưng, ước lệ thì những vật chuyển truyền thống: vườn cây, hồ nước, rừng xanh.. được Tagore" huyền ảo hoá" bằng các ẩn dụ. Như vậy, không gian truyền thống trong " người làm vườn" được " huyền ảo hoá" đã bổ sung, nhấn mạnh cho sự thể hiện tâm trạng trữ tình.
    Trong khồng gian truyền thống quen và lạ, đời sống tình cảm của nhân vật trữ tình - một hiện thực tình thần được thể hiện bằng bút pháp huyền ảo đã không tồn tại với ý nghĩa vốn có mà gợi mở điều huyền bí kỳ diệu của thế giới tâm linh.
    Không gian mùa ​
    Mùa tạo nên một không gian kỳ ảo, bộc lộ những đắm say tình tứ và nỗi buồn êm dịu của tâm trạng tình nhân.
    Tagore khám phá không gian tâm tưởng tập trung ở hai mùa : xuân, thu. Lối diễn đạt ẩn dụ khi miêu tả không gian mùa rất thích hợp với trí tưởng tượng lãng mạn của ông. Chọn mùa xuân, mùa thu làm không gian thích hợp của tâm trạng trữ tình là sự lựa chọn có chủ đích: là cách đánh giá và bộc lộ quan điểm thẩm mỹ của nhà thơ.
    Mùa xuân- mùa tình yêu , là cảm thức về sự sinh sôi của sức trẻ. Mùa xuân trong " người làm vườn" thể hiện qua các hình ảnh so sánh cùng những ẩn dụ lạ. Sự tưởng tưởng tượng kỳ diệu của hình tượng" mùa xuân - người tình nhân lơ đãng của đất" đã làm chuyển hoá cả không gian.
    Khôgn gian mùa xuân tạo nên sắc diện thơ tình Tagore tươi trẻ tràn đầy sinh lực. HƯơng xuân, sắc xuân lan toả lắng đọng trong " người làm vườn" Nó đem tới cho chúng ta bức chân sung: nhà thơ tình mùa xuân Tagore.
    Mùa thu, đây là không gian llý tưởng để nhân vật trũ tình bộc lộ tâm trạng, gửi gắm nỗi niềm. Cảm xúc đem lại từ mùa thu là nỗi buồn dịu êm. Cs thể là nhà thơ đã không ngụ ý chọn mùa thu làm không gian riêng cho những khoảnh khắc tâm trạng tình nhân. Bởi trong" người làm vườn" bóng dáng thu chỉ ẩn hiện thấp thoáng qua những lựa chọn mang tính biểu trưng. Tuy nhiên màu sắc Thu trong " người làm vườn" đã làm tăng hơn tính gợi hình tượng của không gian: " Không gian xanh dịu" (b.21) " mùa thu vàng ửng" (b.46) " bóng mây thu lướt trên đồng lúa vàng xanh" (b.84) " ánh nắng ngả màu xám trên đồng cỏ hoang liêu" (b.14)
    Khôgn gian hè gợi nhắc nhiều nhất trong " người làm vườn" nhưng mùa hè chỉ làm nền cho trạng thái tình cảm nồng nhiệt rạo rực: " hè sẽ tới bồng bềnh trôi trên sóng gió phương Nam" ( b.52) " cánh đồng thở hổn hển, bụi đường nóng bốc hơi. Trong đám lá um tùm bồ câu trắng thi nhau gù" (b.55) " vào tháng năm mặt trời nắng gắt, tuyét tan thành nước" ( b.83)
    Không gian Đêm và không gian Im lặng là dấu ấn sáng tạo của tư duy nghệ thuật Tagore, Trong hai hình tượng không gian này, hà thơ diễn tả kỳ ảo những biến dổi tinh vi mỏng mảnh của tâm hồn.
    Đêm, không gian tình nhân êm đềm, lặng trôi, xa vắng, ở đó tình nhan được sống với chính mình. Đem che chở bao bọc , nhập tràn tình yêu nhưng đồng thời là sức nặng của cô đơn, của chia ly.
    Không gian đêm diễn tả hết những cung bậc tâm trạng tình nhân. Nó hiện diện với tất cả sắc độ, là nơi hẹn hò. " KHi tôi đi một mình ban đêm đến chỗ người yêu hò hẹn, chim không hót, gió không thổi mà của hai bên đường đóng lặng im" ( b.9) Là nơi tình nhân dâng cho nhau tình yêu: " Đêm thâm u, sao lẩn trong mây, gió đang nỉ non qua kẽ lá.. em sẽ ghì chặt đầu anh vào lòng, rôi fcứ thế thủ thỉ cùng tim anh trong tịnh mịch dịu trầm " ( b.29)
    Không ít bài thơ trong" Người làm vườn" nói tới sự cô đơn, quạnh hiu cô liêu chìm lặng của đêm khi miêu tả trạng thái chia ly, trống vắng, mất mát.. nhưng tuyệt nhiên không thấy nỗi ai oán sâu xa của một tâm hồn kiệt quệ, và nếu có đau khổ thì cũng là sự khổ hạnh siêu phàm: " Đừng đi đâu xa em yêu, nếu chưa xin phép. Suốt đêm anh đã canh chừng, giờ đây mí mắt đã trĩu nặng vì buồn ngu. Anh sợ mất em khi đã ngủ say. Đừng đi đâu xa, em yêu, nếu chưa xin phép" (b.34)
    Nửa đêm, là thời khắc được chọn để viên dũng tướng thỉnh cầu tình yêu của hoàng hậu (b.1) để ẩn sĩ từ giã gia đình đi tìm Thượng Đế. Nửa đêm, là thời khắc chuyển giao hư ảo đã biến hạnh phúc trần gian( vợ, con , gia đình) thành ảo ảnh ( b.75) Đem là thời điểm thần chết đến thăm và đón" Con người - cô dâu" về với thế giới tâm linh: " hãy đến vào lúc nửa đêm khuya thao thức. KHoác cho ta tấm áo màu đỏ sẫm. Nắm chặt tay ta rồi dẫn ta đi" (b.81)
    Không gian im lặng khơi gợi cảm thức sâu xa của tình yêu hy sinh, tình yêu dâng hiến và sự cao thương cao quý. Trong không gian im lặng, tagore không triết lý về âm thanh nhưng ông dùng nó để diễn tả hoàn mỹ tâm trạng tình nhân. Khi ấy, hình tượng thơ sẽ trở thành ngôn ngữ kết tinh nhatá" Hãy cho anh ngồi xuống bên em và hãy để môi anh làm công việc của nó trong lặng im và trong ánh sao mờ" (b.39) ...
    ******** Hư không là gì hư không nhỉ
    Là chút hồng phai chút hoài nghi*********

Chia sẻ trang này