1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thơ tặng các em box Làm Đẹp, rất tiếc các em chê

Chủ đề trong 'Quán trọ Zimbabwe' bởi Cellist, 07/05/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. truongdu

    truongdu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/03/2001
    Bài viết:
    5.105
    Đã được thích:
    0
    Khiếp, lão Chitto lắm chuyện quá, việc gì cứ phải ... ông ổng lên thế
    ... think of you, every night and day ...
    truongdu

  2. n-a

    n-a Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    147
    Đã được thích:
    0
    Bé đây là bé thích nhất câu:
    "Ta nhìn ra cửa sổ
    Vệt trắng thẳng đứng giữa hai rèm cửa
    bỗng nhoè"
    Gợi lên cái gì thì bé không biết, nhưng mà bây giờ cứ nhìn thấy cái "vệt trắng thẳng đứng giữa hai rèm cửa" nào là mắt bé tự nhiên cứ nhoè nhoẹt cả đi, sau đó....
    Evtuschenko có lần nói đại ý là vợ ông ta có đôi mắt ướt như mắt hải cẩu và điều đó làm cho ông ta yêu hải cẩu, kể từ đó bé quả có nhìn hải cẩu khác đi, theo chiều hướng tích cực.
    Bài thơ này cũng làm cho bé nhìn cái rèm cửa với con mắt khác hẳn , nhưng mà có lẽ theo chiều hướng tiêu cực, ờ mà cũng chưa hẳn
    Sức lay động của thơ ca đối với bé chỉ đến mức đấy thôi ạ.
    -------------
    quên mất, nhiệt liệt cổ vũ bác Peterngoaymui tiếp tục mổ xẻ bác Cellist một cách tơi tả, à không, tinh tế.
    n/a
    Được n-a sửa chữa / chuyển vào 19:27 ngày 21/05/2003
  3. Cellist

    Cellist Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    13/02/2002
    Bài viết:
    569
    Đã được thích:
    1
    Nào thì trả lời bạn Tao.
    Đối với tớ làm thơ là thứ cần ít tư duy nhất trong những thứ tớ cần dùng tư duy, thêm nữa, tớ hầu như không quan tâm đến thơ của bất kỳ ai cũng như luật lệ của bất cứ một thể thơ nào. Nghĩa là tớ là dạng thất phu làm thơ. Làm thơ đối với tớ là một cách giải toả bí bách, bức xúc trong từng thời điểm cảm xúc nảy sinh, nói thất phu một tẹo thì là một cách xả rác mang vỏ bọc lịch sự là thơ.
    Nếu như trong thơ của tớ mà có ai có cảm giác có nhiều thứ tư tưởng, tình cảm, dằng xé lẫn lộn nhau thì xin đừng nhầm lẫn rằng tớ trí tuệ hơn người, tình cảm ngun ngút chất đống trái tim .v.v. gì cả. Nếu ai nhìn thấy Platon, Phật Như Lai, Lão-Trang, Wittgenstein, Decartes, Nietzsche, Heidegger... trong thơ tớ thì đó đơn giản chỉ là sự ăn cắp vặt mà hình như tớ có khả năng thực hiện tương đối tốt mà thôi. Nếu ai thấy Beethoven, Tchaikovski, Brahms, John Cage, Glass, Stockhausen.., hay các concerto grosso, các symphonien, sonatas.. trong thơ tớ thì cũng đừng tin là tớ biết rõ về họ và hiểu rõ âm nhạc. Tớ cũng chỉ ăn cắp một ít cảm giác nảy sinh khi nghe những thứ đó mà thôi.
    Thêm một điểm mấu chốt nữa, là tớ bịa giỏi và bốc phét không ngượng mồm. Nếu có một quả chanh trong tay, tớ bốc phét nó thành mặt trăng và nói rằng tớ có mặt trăng trong tay. Vậy thôi, ai muốn làm thơ, hãy tập nói phóng đại và bốc phét cật lực vào. Nếu tớ có phải tư duy một chút nào đối với thơ, thì là chỗ này.
    -----------------------------------
  4. Cellist

    Cellist Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    13/02/2002
    Bài viết:
    569
    Đã được thích:
    1
    Về hai bài thơ ******** 1 và 2 thì ai bình thế nào tớ không có ý kiến. Cả 2 bài này đều làm theo "đơn đặt hàng" cho nên mức độ của nó dừng lại ở chỗ nào thì.. kệ các đồng chí. Lúc này trên đường đi học về- chính xác là trên tàu, tớ viết vội được bài ******** 3, bài này chả ai đặt hàng trước cả. Tí tớ sẽ gửi lên.
    -----------------------------------
  5. Cellist

    Cellist Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    13/02/2002
    Bài viết:
    569
    Đã được thích:
    1
    Tưởng nhớ Hassid. ( ******** 3 )
    Àng àng
    Cú nện thẳng vào ***g ngực
    bật tung hai cánh tay anh khổng lồ quấn xiết thân em
    Bốn chiều không gian đổ màu lửa
    vàng vàng
    Bàn chân em thon thon
    trắng ngần
    chìm sâu trong hang đá tuyệt vọng
    Lời nỉ non đăng đắng
    đi xa
    Mười bẩy nhát kiếm thọc sâu
    mời ở lại
    nốt lặng
    ẩn nốt trầm
    Đêm bóp nửa bầu vú trăng
    lẩn mất.
    ----------
    Berlin, 16h15" a.D. 21.05.2003. Nhớ đến Hassid, khi chơi tác phẩm Le Capricieue của Elgar.
    - Josef Hassid ( 1922-1950 )- violinist người Ba Lan gốc Do Thái. Ông bị bệnh về não- thường xuyên bị quên, mất trí nhớ. Đến khi 19 tuổi thì bệnh trở nên nặng, bị mất hoàn toàn trí nhớ và phải nằm trong bệnh viện suốt phần còn lại cuộc đời, cho đến năm 28 tuổi thì chết vì phẫu thuật không thành công.
    -----------------------------------
    Được cellist sửa chữa / chuyển vào 01:55 ngày 22/05/2003
  6. sexymexicanmaid

    sexymexicanmaid Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/03/2003
    Bài viết:
    223
    Đã được thích:
    0
    Thế mày tưởng là tao không bốc phét à?
  7. sexymexicanmaid

    sexymexicanmaid Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/03/2003
    Bài viết:
    223
    Đã được thích:
    0
    tao sắp bị đuổi học rồi, can tội học dzốt. Bây giờ thì tao đang mơ về Châu Phi.
    Được peterngoaymui sửa chữa / chuyển vào 23:04 ngày 21/05/2003
  8. Cellist

    Cellist Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    13/02/2002
    Bài viết:
    569
    Đã được thích:
    1
    sounded good, tao cũng sắp bị đuổi học rồi, vì thi trượt mấy lần
    -----------------------------------
  9. peter_ngoaymui

    peter_ngoaymui Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/11/2002
    Bài viết:
    52
    Đã được thích:
    0
    Sau đó ông tự nhủ: sự kiện nào đáng buồn nhất, đau khổ nhất? Chắc chắn đó là cái chết của một cô gái đẹp. Ai sẽ là người đau khổ nhất khi nghe cái tin ấy? Dĩ nhiên, đó là người yêu nàng. Thế là ông nghĩ tới một chàng trai vừa mất người yêu, người yêu có tên là Leonore, để vần với never more. Chàng trai khi đó đang ở đâu? Poe suy nghĩ: con quạ màu đen. Màu đen nổi bật nhất trên nền trời màu gì? Màu trắng. Vậy ta hãy chọn màu trắng của bức tượng, một bức tượng của ai nhỉ? Ta hãy chọn bức tượng của Pallas Athénes. Bức tượng đặt ở đâu? Trong thư viện. Để bài thơ được thống nhất, Edgar Poe giải thích, cần phải chọn nơi kín đáo
    Vậy là ông đặt bức tượng Minerve trong thư viện. Chàng trai ngồi một mình trong đó, giữa những quyển sách của chàng và thương khóc người yêu đã chết, so lovesick more. Sau đó con quạ bay vào? Như ta đều biết, thư viện là một nơi yên tĩnh, vậy cần phải đưa ra một cái gì đó trái ngược: Edgar Poe tưởng tượng ra một trận bão. Đêm dông bão đã ném con quạ vào thư viện.
    Chàng trai hỏi tên con quạ, nó kêu lên: never more. Chàng trai đau khổ vật vã, tiếp tục hỏi nhưng nó trả lời tất cả những câu hỏi đó bằng cách lặp đi lặp lại: never more, never more, never more, không bao giờ nữa. Nhưng chàng vẫn hỏi, hỏi mãi. Cuối cùng chàng trai nói với con quạ điều mà ta có thể coi là ẩn dụ đầu tiên của bài thơ: hãy tống khứ cái mỏ của mày ra khỏi trái tim tao rồi cút ra khỏi cửa. Con quạ (đã trở thành biểu tượng của ký ức, một ký ức-đáng buồn thay-bất tử) ấy đáp: never more. Chàng trai hiểu rằng chàng đã bị kết án chung thân, rằng suốt quãng đời còn lại, quãng đời kỳ ảo còn lại, chàng sẽ phải chuyện trò với con quạ, con quạ chỉ biết khẳng định điều duy nhất: không bao giờ nữa. Chàng sẽ suốt đời phải đặt cho nó những câu hỏi mà chàng đã biết trước câu trả lời. Nói cách khác, E.Poe muốn chúng ta tin rằng ông đã viết một bài thơ lý trí.
    Trích trong TRUYỆN TRINH THÁM của JORGES LUIS BORGES(Achentina)
    Ngô Tự Lập dịch
    Được pit sửa chữa / chuyển vào 00:42 ngày 22/05/2003
  10. sexymexicanmaid

    sexymexicanmaid Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/03/2003
    Bài viết:
    223
    Đã được thích:
    0
    Tao dân kỹ thuật, nói không hay như mấy đứa xã hội. Hôm nay xin sửa lại phương pháp sử dụng động từ trong văn tả chân ( văn học hiện thực ), và những cảm nhận cá nhân về một số thủ thuật sử dụng động từ của một thằng cực kỳ nổi tiếng: Hemingway.

Chia sẻ trang này