1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thơ Thiền của Nhật Nguyệt Tuệ Tâm-Đệ tử của Thiền phái Trúc Lâm

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi dollrex, 20/07/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. geotimes2005

    geotimes2005 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/07/2006
    Bài viết:
    1.096
    Đã được thích:
    0
    Có khi nào bát cổ lại là 8 nguồn của trận bát quái không ? nếu có bản đồ thì nhìn qua chắc nhiều người nhận ra được, nếu là trận bát quái thật thì quả thật Côn Sơn không hề đơn giản chút nào.
    Tại sao 8 vị thần lại quây về một mối, đều quy tụ trên đỉnh Côn Sơn ? kỳ lạ ! kỳ lạ ! bạn có biết được điều gì chăng ?
    Côn Sơn đúng là thánh địa rồi, nhưng mình thấy nhiều người bảo Vibration ở đấy còn quá "nặng", chứng tỏ nó còn chứa nhiều điều ẩn khuất mà chưa được làm sáng tỏ.
  2. dollrex

    dollrex Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2006
    Bài viết:
    71
    Đã được thích:
    0

    Có khi nào bát cổ lại là 8 nguồn của trận bát quái không ? nếu có bản đồ thì nhìn qua chắc nhiều người nhận ra được, nếu là trận bát quái thật thì quả thật Côn Sơn không hề đơn giản chút nào.
    Tại sao 8 vị thần lại quây về một mối, đều quy tụ trên đỉnh Côn Sơn ? kỳ lạ ! kỳ lạ ! bạn có biết được điều gì chăng ?
    Côn Sơn đúng là thánh địa rồi, nhưng mình thấy nhiều người bảo Vibration ở đấy còn quá "nặng", chứng tỏ nó còn chứa nhiều điều ẩn khuất mà chưa được làm sáng tỏ.
    -------------------------
    Theo tớ được học thì Bát Quái là một khái niệm rộng, gần giống như Ngũ Hành. Có Ngũ Hành thần vân, Ngũ Hành đài sen... Ngũ Hành là vô tận. Bát Quái cũng thế, Bát Quái (thầy tớ gọi Bát Quái là Bát Chính Thần) trong tâm linh Việt Nam là 8 vị anh hùng (tớ xin được giấu tên) trong các triều đại lịch sử khác nhau. Bát Quái ở Trung Quốc lại là 8 ông khác, ở Ấn Độ lại khác. Có thể nói Bát Quái cũng là vô tận. Nhưng Bát Cổ thì khác, Bát Cổ là hoá thân của các vị cổ Phật ở Đông Phương Phật (tớ xin được giấu tên) tại Việt Nam thành 8 vị thần trong tâm linh VN. Vị trí của Bát Cổ trên bản đồ cũng không tạo thành hình Bát Quái.
    Côn Sơn đúng là vô cùng kì diệu và nhiều bí ẩn, là nơi tuyệt vời để tu luyện. Không những có Bát Cổ; có cả long, Ly, Quy, Phượng... À mà tớ cũng ko hiểu Vibration "nặng" là gì cả?! :D Bạn nói tớ nghe với!
  3. dollrex

    dollrex Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2006
    Bài viết:
    71
    Đã được thích:
    0
    NHỊ VỊ BỒ TÁT
    Bà Chúa ngồi đây ngắm biển trời
    Mây ***g dưới sóng bồng bềnh trôi
    Đem tới chúng sinh niềm an lạc
    Tự tại ung dung mọi kiếp người.
    Thái công họ Hoàng chùa Tây Phương
    Hoa tạng trang nghiêm tại Phật đường
    Đứng đó trông về nơi Bắc Đẩu
    Mà lòng hỷ xả độ muôn phương.


    7/7/2004
    (An Lạc Tự Tại Bồ tát và Hoa Tạng Trang Nghiêm Bồ tát)
  4. geotimes2005

    geotimes2005 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/07/2006
    Bài viết:
    1.096
    Đã được thích:
    0
    Đây là ý kiến chủ quan của một vài người, không biết thực hư như thế nào. Vibration được hiểu nôm na là những rung động vi tế của năng lượng, một số trường phái cho rằng độ rung động càng vi tế, thì càng thanh và càng nhẹ, nó biểu hiện của trình tiến hóa về mặt tâm linh.
    Trường lực về năng lượng ở Côn Sơn thì mình được thưởng thức rồi, nó quá mạnh, đặc biệt là cho những người mới tập.
    Nhưng một số người cho rằng trong trạng thái bình thường, năng lượng ở Côn Sơn hơi "thô" và "nặng" mang nhiều tính chất của thực khí nên nó có tác động tương đối mạnh mẽ đối với vấn đề của thế giới thực (như bệnh tật) vì vậy lên Côn Sơn chữa bệnh là lý tưởng, bệnh tật sẽ bị công phá rất nhanh, phần thực được cải thiện đáng kể.
    Độ thanh và nhẹ của năng lượng ở Côn Sơn được cải thiện rất nhiều, trường lực cũng mạnh lên nhiều lần khi phát động trận khí như trận Ngũ hành của Ngũ Nhạc Long thần, Bát Quái Tiên Thiên, hay các trận liên hiệp, nhưng độ thanh và nhẹ của năng lượng vẫn không thể bì được với tính chất của năng lượng từ Huyền Quang Khiếu của Đạo gia hay năng lượng của Hỏa xà.
    Điều này dẫn đến, những người "nhạy cảm" hay cơ thể quen với trạng thái năng lượng thanh nhẹ khi lên Côn Sơn thường hơi khó chịu một chút.
    Bạn là đệ tử của Thiền phái Trúc Lâm, muốn cảm nhận về Vibration thì có rất nhiều cách, bạn thể so sánh tính chất khí của trận Bát Quái Hậu Thiên và Bát Quái Tiên Thiên, hay so sánh năng lượng từ lửa Tam Muội (phần linh hỏa) và các năng lượng khác xung quanh bạn, hay bạn cũng có thể so sánh tính chất của thực khí - ánh sáng đơn sắc và ánh sáng vi tế để cảm nhận.
    Tính chất năng lượng "thô" và "nặng" đôi khi là biểu hiện của:
    - Môi trường ô nhiễm nặng.
    - Bệnh tật.
    - Có nhiều oan ức mà chưa giải được.
    -...
  5. geotimes2005

    geotimes2005 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/07/2006
    Bài viết:
    1.096
    Đã được thích:
    0
    Nguyên lý bố trí trận ngũ hành cũng chỉ có một, nguyên lý bố trí trận bát quái cũng chỉ có một, các trận có tên gọi khác nhau chỉ bởi hai yếu tố:
    - Cách sắp xếp các nguồn khí theo trật tự, ví dụ hậu thiên hay tiên thiên.
    - Các nguồn khí khác nhau: Long Ly Quy Phượng, hay tòan hoa sen, mây, lửa,...
    Tính chất của trận khí cũng do 2 yếu tố trên tạo nên.
    Tuy nhiên các nguồn khí có thể là vô hình hay hữu hình cho nên các trận ngũ hành và bát quái là vô cùng, tùy theo người lập ra.
    Việc sử dụng trận khí thì chia làm 2 cách:
    - sử dụng "lệnh bài" để phát động trận khí đã có sẵn do người khác lập.
    - Dùng tâm lực tạo ra trận khí và sử dụng theo ý mình.
    Tuy nhiên bản chất của 2 cách sử dụng trên chỉ là một.
  6. dollrex

    dollrex Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2006
    Bài viết:
    71
    Đã được thích:
    0
    Đúng là trên Côn Sơn có nhiều số phận oan ức, nhưng tớ biết chắc chắn 2 trong số đó đã được giải, rất công bằng và là niềm hân hoan của cả thế giới tâm linh. Linh khí của toàn bộ linh địa Côn Sơn cũng đã được làm lại trong 2 năm qua. Còn lại nỗi khổ tâm của các vị tiền bối trên ấy thì vô cùng nhiều, vì hậu bối còn chưa xứng đáng.
    Tớ học khí công theo cách hơi khác nên thực sự chưa biết nhiều về những thuật ngữ khí công mà bạn nói, mới chỉ nghe qua, chưa luyện nhiều. Tớ sẽ cố gắng về tìm hiểu thêm! Cảm ơn bạn đã giải thích!
  7. dollrex

    dollrex Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2006
    Bài viết:
    71
    Đã được thích:
    0
    Tớ cũng chưa luyện hết ở tất cả mọi nơi trên Côn Sơn, nhưng có lẽ cũng vẫn lý thuyết cũ của tớ, mỗi địa điểm phù hợp với từng người, độ thanh nhẹ hay tác động mạnh của khí cũng khác nhau đối với cơ thể từng người. Cũng tuỳ tính chất của từng trận nữa. Côn Sơn giống như một trường học tốt, còn chọn thầy nào và vào lớp nào là do mình. Ai cũng nên chọn cho mình một nơi riêng. Với tớ là Núi Phượng Hoàng.
  8. dollrex

    dollrex Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2006
    Bài viết:
    71
    Đã được thích:
    0
    MẸ ĐÃ VỀ
    Đã một lần con là chiến sĩ,
    Chết trong rừng thối rữa nửa thân mình
    Mẹ đã về, con lại được hồi sinh
    Và Lão tử Huyền Đô Cung đã đến
    Người dẫn con đi về nơi tiên cảnh
    Học Đạo, học Văn, học Võ nơi Thầy
    Cùng bạn vè tu luyện đêm ngày
    Con đã lớn đã khôn từ nơi ấy
    Một ngày kia con trở về hạ giới.
    ......
    Lần thứ hai con chết vùi tuyết lạnh
    Nửa thân người ngập dưới giá băng
    Mẹ đã về, con lại được hồi sinh
    Hoả Linh Ngọc xoa khắp thân mình
    Bàn tay ấm như bình minh chiếu rọi
    Khi tỉnh dậy lời đầu tiên con gọi
    Phật Bà ơi con sống lại rồi
    Kể từ nay con mãi theo người
    Để được học Từ Bi - Trí Huệ.
    Khi đất nước gặp cơn binh lửa
    Con trở về theo Nguyễn Huệ - Quang Trung.
    ......
    Lần thứ ba con chết thảm thương
    Đầu bị cắt, treo cổng thành gió hú
    Lũ giặc ác nhìn con cười vui thú
    Bầy quạ đen bu đến rỉa đầu con.
    Thân mất đầu chưa hết nợ nước non
    Vẫn còn đây lời Hoàng đế Quang Trung
    Khi giã biệt Người dặn con vẫn nhớ
    Ta ra đi chưa xong nhiệm vụ,
    Còn các ngươi, liệu có hoàn thành
    Dù mai đây có gặp việc chẳng lành
    Nhớ ghi dạ để kiếp sau làm tiếp!
    Chính vì vậy, con không thể chết
    Lời cầu xin thấu đến Cao Xanh
    Mẹ đã về, con lại được hồi sinh
    Đầu đã chắp và con sống lại
    Mẹ dẫn con đi về nơi Nam Hải
    Tại cửa Thiền con tiếp tục luyện tu
    Thế giới Vô minh càng thêm vẻ âm u
    Thời mạt vận cũng là thời ma quỷ
    Hố Đen đó ngày đêm sinh sự
    Thêm Ma vương - Đạo sĩ tunh hoành
    Bao đau khổ đổ xuống dân lành
    Nước đã nghèo còn liên tiếp chiến tranh
    Là chiến sĩ không thể đứng ngó.
    ......
    Vào buổi sáng mùa hè năm đó
    Con chào đời với tiếng khóc u ơ
    Bố mẹ nuôi con khôn lớn từng giờ
    Nửa thế kỉ lần mò trong bể khổ
    Vào hôm đó con giật mình... Hoàng Đế
    Người đã về, trao nhiệm vụ cho con
    Bạch tượng đưa con về đất Quy Nhơn
    Kể từ đó con luyện rèn chăm chỉ
    Hạnh phúc thay ngoài nơi Vô thỉ
    Ánh sáng vàng chiếu rọi tâm con
    Mẹ đã về, đưa lối dẫn đường
    Để con đến được trời Tây trúc
    Gánh nặng sách kinh đem về trần tục
    Giúp đỡ mọi người gạn đục, khơi trong
    "Phi nhẫn bất thành" lời Mẹ dạy con
    Con ân hận chưa làm trọn vẹn
    Nhưng con tin niềm tin vững chắc
    Vào con đường chính đạo con đi.

    26/3/Ất Dậu
  9. KedohoixuDoai

    KedohoixuDoai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/09/2006
    Bài viết:
    1.788
    Đã được thích:
    0

    Nhà cháu khí vzô phép cóa nhời tọc mạch tí tị !
    Cái nhà ông/bà tác giả bài thơ trên cóa "nhầm nhọt sang giồng giọt" hay "hằn thù" gì cả đám Đạo sĩ mờ lợi đánh đồng - vzơ đũa cả nắm dư rứa nhể ?
    Nếu dư Thái thượng Lão quân mờ không "soi" kỹ thì lợi buồn "thúi rọt thúi gan" !
    Được KedohoixuDoai sửa chữa / chuyển vào 11:34 ngày 02/10/2007
  10. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    Theo em thì thời Lê các Đạo sỹ đc rất xem trọng, do chính sách của Vua Lê...gì gì đó (dốt LS !) Nên có nạn Đạo sỹ dõm lộng hành, đốt chùa đàn áp các sư sãi.
    Bản thân Đạo là tốt, nhưng Đạo sỹ là một phạm trù khác !
    Cũng như thời Pháp, Diệm ngày xưa ấy thôi, các tín đồ TChúa cũng làm vậy với các sư đấy thôi. Câu "có thực mới vực đc đạo" bị biến thành "có thực mới giựt đc đạo !"
    Nên so sánh cùng một xuồng với Ma Quỷ cũng ko sai !
    Nhưng nói đi nói lại, Đạo nào càng bị đàn áp, càng bộc lộ sức sống mạnh liệt hơn. Giống như cái cây xương rồng, khô thì nó sống, tưới nước nhiều vào nó chết ueo !

Chia sẻ trang này