1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thơ Thiền

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi phothuongdan, 05/08/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. phothuongdan

    phothuongdan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/07/2002
    Bài viết:
    154
    Đã được thích:
    1
    Thơ Thiền

    Trong mục lich sử, văn hoá này cũng có nhiều bạn để tâm nghiên cứu triết học tôn giáo, đặc biệt là Phật giáo, như bạn AnhQuân, Yasunari, yuyu, và tất nhiên là cặp bài trùng với tôi Bạn Cười Hay Mếu. Tại sao ta không thử ứng dụng nó để bình thơ, nhất là thơ Phật giáo.
    Tôi xin mở đầu trước. Mong các bạn hưởng ứng
  2. phothuongdan

    phothuongdan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/07/2002
    Bài viết:
    154
    Đã được thích:
    1
    Dịch Nghĩa :
    Xuân khứ bách hoa lạc
    Xuân khai bách hoa lai
    Sự trục nhãn tiền qua
    Lão tòng đầu thượng đáo
    Mac vị xuân tàn hoa lạc tận
    Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.
    Dịch Thơ
    Xuân ruổi trăm hoa rụng
    Xuân tới trăm hoa cười
    Trước mặt việc đi mãi
    Trên đầu già tới rồi
    Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết
    Đêm qua sân trước một nhành mai.
    Các bạn yêu thơ văn cổ , chắc không mấy ai không biết bài thơ này của Thiền sư Mãn Giác, được cụ Ngô Tất Tố dịch vào đầu thế kỷ 20. Nhưng có lẽ không có mấy ngưòi biết, đấy thực ra không phải là một bài thơ. Đó là một bài kệ truyền thừa của Thiền tông. Kệ là một hình thức đặc biệt của văn tự Phật giáo Đông Á gồm Trung Hoa, Nhật Bản, Việt Nam. Nguồn gốc nó có thể là từ ấn độ. Trong các Kinh điển Phật giáo đạI thừa, thường ngườI ta có phần luận tức là kinh, rồI sau đó tổng kết bằng một bài văn vần , đấy chính là tiền thân của Kệ, chắc là để giúp Phật tử nhập tâm, vì ngày xưa giấy bút đắtđỏ. Bạn nào thích tìm hiểu Phật giáo, có thể thấy điều này khi đọc kinh Pháp Hoa chẳng hạn.Truyền thống này lúc truyền qua Thiền Tông, thì phần kinh mất đi vì trong nhà thiền có không có truyền thống « lập văn tự », Nhưng phần Kệ thì vẫn còn, tuy cái dụng của nó đã đổI khác, nó trở thành tiếng nói của tâm con ngườI, của cái cảm giác « Đốn ngộ » nôm na là giật mình mà hiểu. Vì là tiếng nói của tâm con ngườI, nên theo định nghĩa hiện đạI nó phảI là thơ, vì nó có phần « Giác Ngộ », triết lý, nên nó là một loạI thơ triết học . Học giả Lê Quý Đôn, cũng có nhận xét rằng, thơ đờI Lý, Trần có khí phách, khẩu khí có thể sánh vớI thơ Đường, trong khi thơ văn thờI Lê, thì chỉ có trăng hoa thú tạc, không còn cái sinh khí đó nữa. Cái sinh khí ấy là hồn của thiền .Chính vì thế mà nó rất khó cảm thụ, phần nhiều ta chỉ cảm thụ được phần văn chương. Nhưng có mấy ai hiểu tác giả muốn nói gì. Mà cái nói gì kia mớI khó. Vì đó là lờI Thiền sư truyền ấn chứng cho hậu thế.
    Một điều rất đặc biệt làm tôi để ý đến Kệ, là hình thức tự do của nó. Câu chữ không bị cột chặt bằng niêm luật như thơ Đường . Vì thế mặc dù là thơ cổ nó vẫn rất hiện đại, rất gần với thể thơ tự do ngày hôm nay. Nhưng nếu thơ tự do ngày nay có lúc lạm ngôn, lạm chữ, thì nó lạI có cái tính súc tích, nén chữ , của thơ Đường. Vì nó vừa khác vừa giống thơ Đường như thế, nên tôi tạm đặt cho nó cái tên là thơ thiền.
    Một điều nữa cũng nên để ý là cách thức ngườI ta sáng tác nó. Nếu như thơ là cảm giác bồng bột của một phút giây, khi thi hứng đến. Thì ngườI ta làm thơ thiền lạI bằng cách suy ngẫm, nó không phảI là thi hứng, nó thật sự là mọt sự chắt lọc, nghiền ngẫm, chiêm nghiệm theo hành trình nhà thiền « Kiến, GiảI, Ngộ » có nghĩa là nhìn hiện tượng(KIẾN) suy ngẫm(GIẢI), để rồI đi đến một nhận thức(NGỘ), từ nhận thức mà đi đến một triết lý sống. Có bạn nào ham đọc sách tìm hiểu, thì thỉnh thoảng cũng có một tí cái cảm giác này đấy, khi mà bạn phát hiện ra một điều gì thú vị, giảI đáp được những thắc mắc hoài nghi trong lòng. Thì bạn không khỏI « À » lên một tiếng sảng khoái và bảo « Hay thật ». Chính cái tiếng « À » sảng khoái ấy, là sự chiêm nghiệm của nhà thiền.Chứ không có gì khác. Cho nên không ngạc nhiên là Thơ Thiền không nhiều, công lao thu thập của một đời người mà chỉ bằng mấy chữ. Không giống chúng ta hôm nay, đọc đựơc một vài cuốn sách cóp nhặt được một vài điều đã nghĩ mình là chúa tể thiên hạ rồi. Thế cho nên Ta thử giải mã bài thơ thiền của Mãn Giác , không phải là bằng văn học, mà bằng nhận thức triết học xem sao. Cái triết học này chính là kiến thức Phật giáo.
    Hai câu đầu rất là thơ
    Xuân khứ bách hoa lạc
    Xuân lai bách hoa khai.
    Phảng phất đâu đó cái phong cách Đông Á của thơ ca, đượm mùi thiên nhiên, tiêu dao. Nhưng chẳng nhẽ chỉ có thế. Hãy để ý, trong 10 chữ, Tác giả đã dùng 2 lần « Bách hoa », 2 lần « Xuân », còn lại 2 từ chỉ chuyển động : Khứ (Ra đi), Lai (quay lại), 2 từ chỉ trạng thái lạc(rụng), khai (nở). Sự trùng chữ này là có dụng ý. Vì nếu chỉ là thơ, thì tác giả sẽ phải đổi từ đi chứ. Trong văn thơ, thói thường người ta kỵ nhất là trùng từ. Phải chăng tác giả muốn nhấn mạnh hai khái niệm : Trăm hoa và Xuân. Tác giả muốn nói gì ? theo tôi Ông muốn đề cập ở đây sự tuần hoàn của vũ trụ. Nếu ta hiểu chữ Hoa như là hiện tượng, thì trăm hoa có nghĩa là vạn tượng, là mọi hiện tượng (Từ trăm ở đây không có nghĩa là số 100, mà đồng nghĩa với nhiều, như là chữ trăm họ). Xuân là thời điểm là thời gian,thế thì xuân khứ rồi xuân lai, có nghĩa là thời gian đi rồi lại về : tuần hoàn . Còn hai chữ Lạc, Khai muốn nói lên sự sinh diệt của mọi hiện tượng. Hay câu đầu này chính là nói lên cái vũ trụ quan của tác giả.
  3. phothuongdan

    phothuongdan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/07/2002
    Bài viết:
    154
    Đã được thích:
    1
    Phần 2
    Tiếp đến câu thứ 3
    Sự trục nhãn tiền quá
    Câu này thì dễ hiểu, Đó chính là cái khái niệm « Vô Thường » của Phật giáo. Phật giáo là triết học hiện tượng, đối với nó tất cả đều là hiện tượng, biến thiên, thay đổi theo thời gian và không gian. Vì thế Tác giả mới cảm nhận « Trước mắt việc cứ đi mãi », không bao giờ dừng.
    Câu thứ 4
    Lão tòng đầu thượng đáo
    Đây cũng là một câu rõ nghĩa, Tác giả muốn đề cập đến khái niệm « Sinh, Lão, Bệnh, Tử » của nhà Phật. Đó cũng là cái dụng của khái niệm vô thường vào đời người. « Trên đầu già tới rồi »
    Hai câu cuối
    Mạc vị xuân tàn hoa lạc tân
    Đình tiền tạc dạ nhất chi mai
    Tôi, và chắc cũng như nhiều bạn biết đến bài thơ này chủ yếu là do hai câu cuối này. Không biết nó đã được trính dẫn bao nhiêu lần. Riêng tôi, tôi thuộc nó trước khi thuộc bài thơ. Về văn chương thì nó thật khẩu khí, thật hùng. Nó gợi cho tôi, hình ảnh cây Tùng đứng trong sương gió, bão tuyết như trong bao bài thơ khác. Lại có cái gì đó như hi vọng. Nhưng tại sao chỉ có một cành mai(Nhất chi), mà không phải nhiều cành mai. Phải chăng chữ NHẤT này là đối với chữ BÁCH trong hai câu đầu. Nếu ta tiếp tục cái mạch suy luận của ta từ hai câu này , thì ta có thể suy ra rằng : cái chữ Nhất Chi kia của tác giả chính là muốn nói lên cái bản thể của mọi hiện tượng. Và nếu như hiện tượng là vô thường là sinh, là diệt, thì cái bản thể của nó (Chữ nhà Phật là Phật tính, là VÔ) vẫn tồn tại tràn đầy, bất sinh bất diệt như cành mai trong đêm đông, chỉ chờ đến mùa xuân (NHÂN DUYÊN) mà sinh chồi nẩy lộc.
    Hãy diễn nghĩa ở đây cái triết lý của Tác giả, theo ngôn ngữ triết học hiên đại của chúng ta.
    « Vũ trụ xoay tròn tuần hoàn, nên mọi hiện tượng đều có sinh có diệt , là không vĩnh viễn, kể cả cuộc đời. Nhưng tiềm ẩn trong mọi hiện tượng là một bản thể, luôn luôn tồn tại trong không gian và thời gian. Cái bản thể đó là Phật tính. Chiêm nghiệm được điều đó là giác ngộ »
    Ở đây có mấy nhận xét thú vị :
    1. Trong Nhà Phật, không có khái niệm Tuần hoàn, chỉ có khái niệm luân hồi. Hai khái niệm này là tương đương mà không giống nhau. Tuần Hoàn chỉ có khái niệm lập lại trong thời gian và không gian, nó là sự dịch chuyển. Hoa xuân nay không phải là Hoa xuân sau, nhưng vẫn là Hoa. Còn khái niệm Luân hồi, thì nó còn bao gồm cả khái niệm biến hoá, đầu thai, nghiệp báo. Nhưng Thiền sư Mãn Giác không đề cập tới luân hồi, nói đúng hơn ông đã đồng luân hồi với tuần hoàn. Vô hình chung, ông đã bỏ đi cái phần « Tu nhân, tích đức » của phật giáo dân gian, cũng như ông đã bỏ qua « đầu thai, nghiệp báo ». Không có tu nhân tích đức, nên chỉ còn thú tiêu dao.
    Không có đầu thai nghiệp báo nên không có mê tín, dị đoan. Như vậy nhà Thiền chỉ giữ lại cái lõi triết học siêu việt của Phật giáo. Đó chính là ảnh hương của Triết học Lão Tử (Không đồng nghĩa với đạo lão) trong Thiền Tông.
    2. Hãy làm một biểu đồ suy luận lô gíc của tác giả :
    Vạn tượng à vô thường à Sinh,Tử à Bản thể.
    Ở đây ta cũng nhận thấy một lô gíc quy nạp hao hao như trong Đạo đức Kinh của Lão tử
    Nhất sinh nhị, Nhị sinh Tam, Tam sinh vạn vật
    Nhưng có điều lô gíc của tác giả đi ngược chiều. Nếu Lão tử đi từ cái đơn giản ra phức tạp , thì Thiền lại đi từ cái Phức tạp để trở về nguồn. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ thiền : cắm hoa, uống trà, tạo tác đồ vật. Ở đâu nó cũng tiết kiệm nhiên liệu, vật liệu dù là gỗ đá , hay là chữ. Mà bài thơ này là một ví dụ.
  4. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    Lần này thì không thể nhầm lẫn vào đâu được nữa:
    Phothuongdan đích thị là bác Quyzen !!!
    "Những việc cần làm ngay"
  5. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Bài viết:
    2.543
    Đã được thích:
    127
    Sao kỳ quá ha! bác Quý đang tranh luận với em về Thiền mà không Thiền sao giờ lại qua đây bình thơ với phú nhỉ?
    Phothuongdan lại là bác đấy hả? Bên thi ca có anh bạn Sói Đồng Hoang cũng giỏi thi ca và Thiền lắm để em mời qua bình thơ luôn. Lần sau em xin góp vui với bác 1 bài Kệ khá nổi tiếng để bác bình nha!!! Gặp bác sau nha
    Ăn xong liếm mép quèn quẹt!
  6. phothuongdan

    phothuongdan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/07/2002
    Bài viết:
    154
    Đã được thích:
    1
    Hoá ra cứ nói đến Phật giáo thì ....hoá ra Bác Quý Zen hả.
    Sao kỳ vậy.
  7. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    Cứ nói đến Thiền trên diễn đàn này thì phải nghĩ ngay đến bác Quý vì mấy đặc điểm sau:
    - Rất nhiều thời gian nên gửi những bài tràng giang đại hải
    - Những bài viết nhằm phổ biến kiến thức cho mọi người mang tính khuôn mẫu như thể được bê từ một cuốn sách nào đó ra.
    - Nếu muốn thử thách thì chỉ cần dùng một chiêu rất đơn giản: Cãi nhau. Giọng văn của bác Quý 100 lần thì em đoán được đến 99. Công nhận bác có khiếu văn chương nhưng trình độ kịch sĩ thì còn hơi non kém
    Nhưng dầu sao thì TTVNOL cũng sắp đóng cửa, nếu bác có cái diễn đàn nào ở nước ngoài thì giới thiệu cho em với
    "Những việc cần làm ngay"
  8. phothuongdan

    phothuongdan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/07/2002
    Bài viết:
    154
    Đã được thích:
    1
    To NVL: nếu lý do chỉ có thế, thì có lẽ bạn nên đi học thêm một khoa tử vi, đoán số. chắc sẽ có khách. Site nước ngoài ở Hải ngoại thì thiếu gì. Bạn vào google.com đánh tìm "Việt Nam" , hay "dân tộc" chắc sẽ có. Tôi cũng chưa đi tìm bao giờ , nhưng tôi không quan tâm lắm.
    Thế nhé.
  9. phothuongdan

    phothuongdan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/07/2002
    Bài viết:
    154
    Đã được thích:
    1
    To NVL: Vừa gởi trả lời cho bạn, thì tôi thử vào ngay
    ************ nó cũng có forum đấy. Tôi không biết là ở VN cái site này có bị chặn không. Nhưng văn chương của nó thì khác nhiều ttvnol lắm đấy, có thể bạn sẽ dị ứng. (Bất đồng văn hoá mà lị)
    Các bác chú ý đừng đưa những link "nhạy cảm" lên nhé.
    Người khác mà vào mấy site này rồi lại tưởng chúng ta "tuyên truyền" thì gay go đấy.
    Được cdtphuc sửa chữa / chuyển vào 22:53 ngày 05/08/2002
  10. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    Còn một lí do nữa: TTVNOL là diễn đàn của thanh niên. Thời buổi này chẳng có thanh niên nào lẩm cẩm đi ngồi cả ngày nghiên cứu Thiền. Hoạ chăng chỉ có mấy người tương đối "cao tuổi" và nhàn cư như bác Quyzen.
    Nếu muốn thử thì chẳng khó gì. Cứ cãi nhau là ra vấn đề ngay
    "Những việc cần làm ngay"

Chia sẻ trang này