1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thơ Thiền

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi phothuongdan, 05/08/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. phothuongdan

    phothuongdan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/07/2002
    Bài viết:
    154
    Đã được thích:
    1
    Cãi nhau làm gì ??
    Nếu bạn có kiến thức thì cứ việc gửi lên cho mọi người cùng đọc. Còn cái Box này tên nó là LS-VH, nó có phải là Quán nước đâu. Bây giờ người ta đã loại bỏ những chuyện ..nhậy cảm, Bạn muốn loại bỏ nốt những chuyện theo bạn không phải là ..Thanh niên. Chắc sau đó chỉ còn chủ đề ...cãi nhau
    Vui ra phết
  2. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    Đấy nhá: Đích thị Quyzen !!!
    Con người mà chỉ ưa thích cãi nhau, lấy việc đấu khẩu làm vui thì còn ai khác ngoài "thiên hạ cãi nhau vô địch thủ"?
    Em xưa nay cực ghét lắm mồm cãi nhau nhưng cũng phải dùng cách này để thử bác.
    Có câu: Lấy lửa thử vàng và dùng cãi nhau để thử Quyzen
    "Những việc cần làm ngay"
  3. annonymous

    annonymous Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/03/2002
    Bài viết:
    2.070
    Đã được thích:
    0
    Câu thứ 2 là "Xuân đáo bách hoa khai".
    Gót danh lợi bùn pha sắc xám
    Mặt phong trần nắng rám mùi dâu
    Nghĩ thân phù thế mà đau
    Bọt trong bể khổ, bèo đầu bến mê
  4. phothuongdan

    phothuongdan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/07/2002
    Bài viết:
    154
    Đã được thích:
    1
    Cảm ơn Bạn vô danh,
    Hẹn gặp lại tất cả nhé
  5. n/a

    n/a Guest

    em cũng nghĩ là thanh niên ít người nghiên cứu về Thiền, nhưng mà hôm nay em đi đến nhà bạn, trông chả thấy có gì là nghiên cứu về Thiền mà có quyển Thiền...gì đó của Suzuki, choáng. Chắc em lẩm cẩm còn chưa bằng bạn em...
    Vì sự trong sáng của tiếng Việt thân thương=> Bấm vào đây nào các bạn
  6. phothuongdan

    phothuongdan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/07/2002
    Bài viết:
    154
    Đã được thích:
    1
    Hơi lệch chủ đề một tí rồi. Tôi muốn đề cập đến một thể loại văn học cổ, có giá trị không khác gì Bạch đằng giang phú, Bình ngô đại cáo, thơ Nguyễn Trãi vân vân và vân vân. Nhưng mọi người có vẻ hơi dị ứng với nó. Có thể là do chữ Thiền.
    Thực ra tôi chỉ muốn đề cập tới một loại thơ, mà nếu không có Phật giáo thì khó hiểu. Vậy thôi.
    Còn thiền có lỗi thời hay không, thì có lẽ tuỳ nhận thức. Có điều lạ là nhiều người thích bàn đến Trà Đạo, mà không để ý đến Thiền. Hiện nay không kể người Nhật, ngay cả nhiều người Phương Tây cũng nghiên cứu Thiền. Thiền thực ra là một phép luyện tâm, một triết lý sống. Trong đại chiến thế giới lần thứ 2, Thiền được đưa vào chương trình giảng dậy của Quân đội Thiên Hoàng Nhật bản. Thiền hiện đại được nghiên cứu như một phương pháp quản lý, kinh doanh. Thiền cũng được coi như một phương pháp nhận thức trực giác.
    Như vậy nói tới thiền mà nghĩ ngay tới hoà thượng ..Thích Thanh Từ, thì có lẽ cũng hơi nhậy cảm quá.
    Vậy thôi
  7. Margareta

    Margareta Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/01/2002
    Bài viết:
    155
    Đã được thích:
    0
    Có em làm chứng, bác Phó này không phải bác Quyzen oai trấn giang hồ đâu ạ. Bác Phó đây văn là văn người thường, chưa được đến mức... kỳ nhân như bác Quý, văn cũng là văn người trẻ, chưa được đạo cao đức trọng như bác Quý, trong Đạo của bác Phó vẫn còn có Nhân, Nghĩa, Lễ, chưa đến nỗi vứt cả nhân nghĩa lễ ấy là Đạo như bác Quý.
    Mấy lại bác Quý chắc không thèm để mắt đến sử học văn hoá như bác Phó đây, và cũng ko làm được au***eur libre như bác Phó đây đâu ạ.
    Nhân tiện bác Phó cho em hỏi, xưa xửa em có nghe 1 câu,
    Sơn cùng thuỷ tận nghi vô lộ
    Mịch đắc mai hoa biệt nhất thôn
    thấy cũng đậm phong vị thiền nhưng chẳng biết là từ đâu ra, ai viết, viết lúc nào, bác kiến văn nghe chừng cũng quảng bác, ko biết có biết ko?
  8. cuoihaymeu

    cuoihaymeu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    Hi hi Margareta ...
    Sơn cùng thuỷ tận nghi vô lộ
    Mịch đắc mai hoa biệt nhất thôn
    Đi đến tận cùng của nước non, đi cho đến tận cùng của mọi ngả, khi không còn đường nào nữa, sẽ gặp một thôn vắng đầy hoa mai. Sơn cùng thuỷ tận ơi là sơn cùng thuỷ tận. Khó quá đi mất thôi!
    Tớ cũng nhặt được mấy bài hiện đại góp vui, (hình như) cũng phảng phất tí phong vị Thiền. Mà các bác và bác Phó bẩu thơ thế nào thì được gọi là thơ Thiền nhở ?
    1.Dưới ao cô gái đang yêu
    Giặt ít ngắm mình thì nhiều
    Tôi nghịch, ném hòn đá nhỏ
    Cô gái giật mình xấu hổ
    Còn tôi đứng nấp trong nhà
    Nghĩ mình cũng chưa thật già
    2. Lại buồn lại nghĩ bâng quơ
    Không đủ ý, từ làm thơ
    Trên bàn là trang giấy trắng
    Kiên nhẫn chờ tôi im lặng
    Một mình trong đêm và tôi
    Trang nghiêm như Phật, tôi ngồi.
    3. Con cò bay dọc bờ sông
    Con cò đậu vũng nước nông
    Bên cầu ông già cất vó
    Mặt trời, hoàng hôn thật đỏ
    Ông chỉ ngắm cò, ngồi chơi
    Tung vó để bắt mặt trời
    4 Tự nhiên bỗng buồn bâng quơ
    Như thể có ai đang chờ
    Ai nhỉ Đã qua thời ấy
    Cái thời ai chờ ai đấy ...
    Có lẽ chỉ có cái già
    Và vợ chờ cơm ở nhà.
    5. Anh ngồi đọc sách bên hiên
    Trời tối nhưng lười thắp đèn
    Ngoài vườn đã nghe tiếng dế ...
    Có tiếng chân ai rất khẽ
    Anh ngước nhìn lên, tưởng em
    Hoá ra chỉ là bóng đêm.
    6.Ngửa tay mời chim đến ăn
    Chim sợ, không dám lại gần
    Tôi chỉ yêu chim thành thật
    Mà chim không tin, sợ bắt ...
    Thật buồn, cứ thế chìa tay
    Tôi cho, mà thành ăn mày.

    Khóc như thiếu nữ vu quy
    Cười như anh khoá hỏng thi về làng ...
  9. phothuongdan

    phothuongdan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/07/2002
    Bài viết:
    154
    Đã được thích:
    1
    Hai câu thơ mà M hỏi đã tìm được sự giải thích rồi, ở một diễn đàn khác, nhờ vào tài năng của yuyu và annonymus. Để vào toàn cảnh của bài thì nó chỉ là hai câu tả cảnh, không có gì là thiền cả.
    Hì, hì thơ Bác CHM trích dẫn còn hay hơn cả thiền nữa ấy chứ, vì nó gần với thơ ... con cóc mà lại hiện đại nữa....
    Thơ thiền theo định nghĩa của tôi chỉ là các bài kệ của các Thiền sư thôi.
  10. hidden-man

    hidden-man Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/06/2002
    Bài viết:
    134
    Đã được thích:
    0
    Mac vị xuân tàn hoa lạc tận
    Đình tiền tạc dạ nhất chi mai
    chào bác ..tôi thì không nghiên cứu thiền học cũng như vốn sống còn ít nhưng tôi cảm nhận thế này:
    vị thiền sư mãn giác kết lại bài kệ bởi 2 câu cuối như trên muốn nói về sự hoà hợp giữa những sự vật trong vũ trụ...đừng tuwỏng xuân qua mà chẳng còn nhành hoa nào nở cả..:câu này không những đúng thực tế mà nó còn hợp với ý nhà su muốn nói..giữa vũ trụ muôn cùng chẳng ai có thể nào hiểu hết được ,trong cái to lớn luôn có cái gì đó nhỏ bé khác biệt.
    tại sao không dùng nhiều cành mai mà lại chỉ một cành...hình ảnh này gợi cho tôi nhớ đến đò hình thái cực của đạo giáo:trong hai nửa lớn vẫn còn hai chấm nhỏ khác biệt,trong âm có dương trong dương có âm..chẳng gì là tuyệt đối...mùa xuân qua,hao ami tàn nhưng chẳng phai cành nào cũng đã tàn hết..dù chỉ còn một nhành mới nở đêm qua.
    câu trên và câu dưới hợp lại tahnhf một thể vững bền
    trong nghịch cảnh luôn có những lối thoát ra khỏi..phải chăng đó là ý của vị thiền sư
    chút thiển kiến xin đừng chấp
    hidden-man85
    i'm small boy in a big big world

Chia sẻ trang này