1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thơ Thu Nguyệt

Chủ đề trong 'Thi ca' bởi hoangvan09, 13/07/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Thơ Thu Nguyệt

    [​IMG]





    Nguyễn Thị Thu Nguyệt
    Sinh ngày: 02.08.1963.
    Quê quán: Cao Lãnh ?" Đồng Tháp.

    Tác phẩm đã xuất bản:

    - Điều thật (thơ) ?"1992
    - Ngộ (thơ) ?" 1997
    - Cõi lạ (thơ) ?" 2000
    - Hoa cỏ bên đường (thơ) 2002.
    - Theo Mùa (thơ) 2006

    Các giải thưởng:
    - Giải C (không có giải A) cuộc thi sáng tác văn học 1998-2000 của Báo Văn Nghệ Hội nhà văn Việt Nam. (2 bài thơ: Sao đổi ngôi và Đà Lạt khô)
    - Giải B (không có giải A) Giải thưởng văn học năm 2000 của Hội nhà văn Việt Nam (tập thơ Cõi lạ)
    - Giải thưởng Văn học Nghệ thuật thành phố Hồ Chí Minh 2000-2002. (tập thơ Cõi lạ)
  2. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Thu Nguyệt - tiếng lòng của người xa quê
    BÙI NGUYỄN TRƯỜNG KIÊN
    Bốn tập thơ trong 10 năm ?" tôi chẳng biết như thế là nhiều hay ít với một phụ nữ làm thơ, song câu chữ của những tập thơ ấy hầu như rất ít lặp lại, còn cái tình, cái tứ của người viết thì vẫn xuyên suốt, chân thành không đổi trong hàng trăm bài với đủ mọi thể. Sinh và lớn lên ở Cao Lãnh - Đồng Tháp (vùng đất mà mỗi lần lũ đến thường được xem là khắc nghiệt nhất các tỉnh miền Tây Nam Bộ) nhưng sau đó Sài Gòn là nơi Thu Nguyệt dừng chân và cũng từ vùng đất ấy đã chắp cánh cho thơ chị bay xa.

    Những người bạn thường đùa với nhau: Ngay cả tiếng cười của Thu Nguyệt cũng đượm chất con gái miền Tây, chứ đừng nói gì tiếng nói và tiếng thơ của chị ?" luôn đậm nét chân quê đôn hậu. Câu chữ trong thơ Thu Nguyệt không hề chải chuốt một cách cố tình, nó cứ thật thà chân chất, cứ như là nói vậy mà làm người đọc phải ngẩn ngơ, nhíu mày, rồi tròn mắt xuýt xoa?

    ?oThời trẻ con tôi nghịch bùn số một
    Mặt mũi lấm lem, tóc cháy hoe vàng
    Mẹ tôi mắng suốt ngày như hát:
    ?oCon bé này không thể giàu sang!?

    Mẹ mất, tôi học giỏi nhất làng
    Ra thành thị, móng chân vàng sơn đỏ
    Sang trọng bước qua thời tuổi nhỏ
    Nay trở về thăm mộ mẹ? bâng khuâng?

    Trẻ con nhà bên xúm đến rần rần
    Mặt mũi chúng không khác tôi ngày ấy
    Những ánh mắt như thiên thần thơ dại
    Tôi nghe mình khét cháy một vùng tim?.
    ?

    Không là dân Nam Bộ chính gốc thì chẳng thể nào có được câu ?oTrẻ con nhà bên xúm đến rần rần? đắt đến thế được và nếu không là một ngòi bút tài hoa, thì cũng chẳng thể nào có được câu kết làm cho đoạn thơ như một mũi kim làm nhói lòng người đọc ?oTôi nghe mình khét cháy một vùng tim?.

    Để cuối cùng bài thơ được kết bằng sự bất lực của chị (hay của chính con người) trước dòng chảy của cuộc đời. Có ai nắm giữ được quá khứ bao giờ:

    ?oMái tóc vàng hoe giờ biết đâu tìm
    Cái mũi lấm lem mần sao tôi làm được?
    Mới hay cái giòng đời như nước
    Xối sạch mình cả điều muốn và không?.

    (Qui luật)

    Mẹ qua đời khi Thu Nguyệt vẫn còn tấm bé, thế nên trong thơ chị là những hoài niệm về mẹ, về một quảng đời thơ trẻ chưa biết hết sự bao la của tình mẹ, để đến khi mình làm mẹ, chị mới hiểu được?

    ?oNgày mẹ mất bông cà na rụng trắng
    Hoa như mưa nhòe nhoẹt rối tơi bời
    Trong nắm đất con lấp từ biệt mẹ
    Có rất nhiều những cánh hoa rơi.

    Hoa cũng như đời mẹ, mẹ ơi!
    Nở lặng lẽ và rơi lặng lẽ
    Cô đơn nào hơn những người mẹ trẻ
    Con chưa đủ lớn khôn để chia sẻ vui buồn.

    Giọng ru buồn len lén hoàng hôn
    Ba mươi năm sau đời con mới hiểu
    Nỗi cô đơn mẹ âm thầm gánh chịu
    Nhiều như bông cỏ dại quê mình.

    Giờ con cười bên những đứa con xinh
    Nghe nước mắt chảy vào trong lặng lẽ
    Bông cà na vẫn trắng tinh như thế
    Nỗi cô đơn vùi xuống đất muôn đời.

    Ngắm con khờ con thầm gọi mẹ ơi
    Mưa tí tách ngoài thềm như tiếng vọng
    Nhìn lên vách con khóc cùng với bóng
    Mẹ bây giờ mới hiểu mẹ ngày xưa?.

    (Mẹ trẻ)

    Bên cạnh đó, ?otiếng lòng? trong thơ chị là những điều rất cụ thể về cha. Với chị, cha là tất cả - không chỉ là tình thương của cha dành cho mà bóng cha, dấu chân của cha cũng theo chị suốt cuộc hành trình của kiếp người:

    ?oĐồng ruộng quê mình làm bằng dấu chân ba
    Từ đấy cần cù mọc lên ngọn lúa
    Con lớn lên trên cánh đồng ngậm sữa
    Đứng nơi nào cũng trên dấu chân ba.

    Để bây giờ trong mỗi chuyến đi xa
    Có bàn chân ba nâng bàn chân con bước
    Con đã thay ba đi mọi miền đất nước
    Như hạt gạo quê mình đến với mọi người thân.

    Trong mơ con vẫn có những dấu chân
    Là nốt nhạc bỗng trầm trong hương lúa
    Dẫu đi đến nơi nào con vẫn nhớ
    Bàn chân mình đứng trên dấu ba?.

    (Dấu chân ba)

    Hoặc:

    ?oBất ngờ tiếng chim rơi cuối phố
    Điếng lòng trong trẻo tiếng quê xa
    Thành thị ta ngồi nghe nước mắt
    Tí tách rơi tuôn nỗi nhớ nhà.

    Nơi ấy Ba ta già yếu lắm
    Cuối vườn hái trái nhớ con xa
    Lá rơi xuống tóc không thèm phủi
    Lẩm bẩm buồn vui với chó gà??

    Để rồi trong nỗi nhớ quê nhà quay quắt ấy, lần lượt hình bóng những người thân khác đã hiện ra trong chị một cách sắc nét, rõ ràng ?" như không phải là điều chị tưởng tượng, mà là điều có thật:

    ?oNơi ấy em ta nghèo khó lắm
    Suốt ngày chân đất với tay chai
    Vất vả sớm hôm bùn bết tóc
    Ra ngõ nhìn xa lén khóc hoài.

    Nơi ấy cháu ta gầy bé lắm
    Lá me, trái sắn? tiệc nhà vua
    Cào cào dế nhủi đều đem nướng
    Bóng khách đằng xa đã chạy ùa.

    Để rồi, chị ước ao hóa kiếp lục bình để ngày ngày được quẩn quanh bên những người thân. Nhưng làm sao được?

    Nơi ấy sông đầy bè hoa tím
    Theo dòng trôi xuống lại quay lên
    Ôi giá cuộc đời hiền như nước
    dòng sông quê ?" ta: kiếp lục bình?.

    (Nhớ nhà)

    Có thể nói, xuyên suốt trong bốn tập thơ của Thu Nguyệt, đất-quê-xưa là hình ảnh luôn được tái hiện ?" nó như nỗi ám ảnh không bao giờ phai mờ trong tâm thức chị:

    ?oMá ơi con vịt chết chìm
    Con thò tay xuống vớt, cá lìm kìm nó cắn tay con?
    Ca dao

    ?oCon mương nhỏ mỗi chiều tôi nghịch nước
    Có chú lìm kìm cắn khúc ca dao
    Mười năm qua không đắp không đào
    Lá tre rụng, con mương sâu thành cạn.

    Chú lìm kìm năm xưa bỏ bạn
    Xuôi ngược đâu rồi theo lời mới dân ca
    Tôi chiều nay trở lại quê nhà
    Tay khỏa nước gọi lìm kìm đâu hỡi?!?

    Mười năm nữa con mương thành đường mới
    Chị tôi rồi phải quét lá tre rơi
    Tôi trở về nhớ mãi nước mương vơi
    Những mắt cá lìm kìm đầy cơn khát.

    Vịt có chết chìm đâu? (Tôi buồn tôi hát)
    Sao cá lìm kìm cắn mãi? trái tim tôi?.

    (Hát về con mương nhỏ)

    Nơi miền-quê-ký-ức ấy chị chẳng quên điều gì, khi mà không có cách nào khác - phải rời xa nó?

    ?oMột lần con bước đi xa
    Hành trang từ đất quê nhà: Tiếng ru
    Con bươm ****, ngọn mù u
    Cầu tre lắc lẻo phập phù bước chân.

    Phồn hoa, ừ ? cũng đôi lần
    Rụt rè chân xúi bàn chân thử liều
    Đêm nằm nghe thạch sùng kêu
    Ngỡ mình nói mớ cái điều sau tim.

    Lời ru từ đó chao nghiêng
    Quê nhà từ đó ngỡ miền xa xăm
    Sông dài cá lội biệt tăm
    Rừng cao lá rụng biết nằm cội ai!

    Bước đi là bỏ lại rồi
    Hành trang khéo giữ một thời cũng phai
    Thạch sùng nát lưỡi ru ai:
    Muốn về chốn cũ phải quay lại mình?.

    (Bước đi là bỏ lại rồi)

    Để rồi, trong nỗi dằn vặt ở - về ấy, có lúc chị đã không kìm nén được nỗi lòng, phải thốt lên:

    ?oThôi mình trở lại với quê
    Lá cao đến mấy cũng về cội thôi!

    Quê nhà ta mến yêu ơi
    Đây bờ tre chốn ta ngồi ngêu ngao
    Đây trong vắt nước kinh đào
    Tấm gương soi chẳng lừa nhau bao giờ.

    Ta xin lỗi cỏ gà xưa
    Một thời tuổi nhỏ ngắt bừa đá nhau
    Bây giờ ta mới biết đau
    Biết thương phận cỏ rơi đầu vì xanh
    Ta xin lỗi ớt và chanh
    Cay chua có mấy xưa mình cứ kêu
    Ta xin lỗi nhé cánh diều
    Đứt dây ta bỏ quên chiều gió mưa

    Chân trần trở lại quê xưa
    Mới hay là cỏ đã thưa vì màu
    Mới hay là chẳng nơi đâu
    Chân ta bước vững như cầu bến ta?.

    (Thôi ta về)

    Nhưng vì sao người con gái ấy lại phải thốt lên như vậy? Chúng ta hãy nghe chị lý giải:

    ?oThị thành điếc đặc khói xe
    Trưa nay ngồi dưới vòm tre quê mình

    Quá cưng?
    chú nhện trên cành
    Quá thương?.
    Mắt chú chim rình ngó ta
    Chời ơi ngọn gió quê nhà
    Mát từ kiếp trước mát qua kiếp này
    Nhẹ nhàng lá rụng trên vai
    Dịu dàng thanh thản hai tay ắp đầy.

    Đi đâu rồi cũng về đây
    Dưới vòm tre thấy tháng ngày nhẹ bâng
    Không muộn phiền, chẳng băn khoăn
    Tóc buông, áo bỏ ngoài quần, chân không.
    Nghêu ngao hát với ruộng đồng
    Không không, sắc sắc, không không?
    tắng tằng?!

    Nhân gian ơi có biết rằng
    Thế gian đâu cũng chẳng bằng nơi đây?.

    (Vòm tre)

    Nhưng cuộc đời đâu phải muốn mà được. Sài Gòn ?" nơi ?othị thành điếc đặc khói xe? ấy chị phải hoàn thành một nghĩa vụ cao cả khác - người vợ, người mẹ. Chuyện học hành của con, công việc của chồng? đâu dễ dàng gì để người phụ nữ đau đáu nỗi nhớ quê làm tất cả những gì mình muốn! Thế nên, chị đành tự an ủi mình?

    ?oHồn nhiên mình hát với con
    Những bài ca thuở mình còn bé xưa.
    ?oMột vầng trăng tỏ? nên thơ
    Cây đa chú cuội bơ vơ nẻo trời
    ?oBắc kim thang? bí rợ cười
    Le le bìm bịp học đòi nhạc công
    Thương đời con sít lội sông
    Lang thang một kiếp tang bồng héo hon.

    Hồn nhiên mình hát với con
    Nghe thời niên thiếu như còn đâu đây
    Lời ca như bát nước đầy
    Đời mình như chén mẻ, tay run cầm
    Ghé tai con trẻ nhắc thầm
    Này con chớ có hát nhầm lời ca

    Tuổi thơ gần, tuổi thơ xa
    Hát cùng con để lời ca nhắc mình?.

    (Hát với con)

    Thương chồng thương con đến cháy lòng, song trong một góc khuất của trái tim, quê nhà vẫn mãi là nỗi nhớ quay quắt của thời thơ ấu:

    ?oMùa hạ đến hằng năm không trễ hẹn
    Chỉ có ta lấn bấn cuối xuân thừa
    Ép vào vở giúp con cành phượng đỏ
    Bỗng ngỡ ngàng nhớ điếng cổng trường xưa.

    Xe nước mía bóng me trùm mát rượi
    Trái xoài xanh chấm muối đập vô tường
    Bài toán học bỏ quên thành cửa sổ
    Gió thổi vèo cuốn lịch sử theo luôn!

    Rồi tiếng trống cuối cùng năm học cuối
    Đánh chúng ta văng tứ tán giữa đời
    Quay tất bật giữa bốn mùa sinh kế
    Thoáng hạ về nhìn phượng? bỗng xa xôi.

    Còn ít phượng thừa ta ép cho tôi
    Con **** nhỏ mất vòi, lệch cánh
    Đặt vào ví bên những tờ tiền lạnh
    Mùa hạ nát nhàu, bầm đỏ xác thời gian?.

    (Thoáng hạ)

    Yêu quê nhà, yêu cha mẹ, yêu những người thân, yêu thuở thiếu thời của mình? thế nào, thì tình yêu của chị dành cho chồng cũng nồng thắm như thế. Phải chăng vì thế mà Họa sĩ Nguyễn Việt Hải thuở sinh thời đã được bạn bè phong là ?ongười đàn ông yêu thương vợ con nhất trên đời? (?).

    ?oMái tóc đã từng in dấu tay anh
    Em không dám cắt đi
    sợ mất dấu tình in trên ấy
    Tóc dài mấy, dấu tay còn nguyên đấy
    Nằng nặng như đời, nhè nhẹ như mơ?
    Tóc vô tư cứ dài thờ ơ
    Nuôi lớn dấu tình, nhắc hoài lời dịu ngọt
    Rồi tóc xưa bạc dần rơi xuống
    Dấu tay gầy, nhẹ theo tháng năm.
    Một chiều sương khói xa xăm
    Ngồi chải tóc lơ mơ em hát
    Vẫn còn đây trên từng sợi bạc
    Mơ hồ, thấp thoáng dấu tay xanh??

    (Dấu tình)

    Hoặc:

    ?oTôi là con bé nhà quê
    Đôi khi nhấp chút bùa mê thị thành
    Chút văn minh, chút lanh chanh
    Chút trăn trở?
    thế là thành nhà thơ.

    Nhà quê tôi đứng ngẩn ngơ
    Lắng tai nghe tiếng nhà thơ trở mình
    Nhà thơ tôi đứng làm thinh
    Xem nhà quê lấy tim mình bón thơ.

    Nhà nào rồi cũng vu vơ
    Xin dại xin khờ chọn lấy?"nhà tôi". .

    (Chọn lựa)

    Đọc hai câu cuối của bài thơ, tôi chợt mĩm cười khi hình dung ra Việt Hải lúc đọc nó. Chắc là anh hạnh phúc lắm. Bởi hơn ai hết anh biết rằng, vợ anh chẳng hề ?odại, khờ? một chút nào?

    Tôi đã đọc những tập thơ của Thu Nguyệt nhiều lần và lần này, tôi lại có dịp đọc lại tất cả. Đề tài chị viết khá phong phú - hầu như trong mỗi chuyến đi xa với Câu Lạc bộ Thơ Nữ TP.HCM, chị đều có tác phẩm về nơi ấy; nhưng trong bài viết này, tôi chỉ xin điểm qua ?otiếng lòng? của chị đối với quê nhà và những người chị yêu quý nhất, gần gũi nhất. Đó cũng là lẽ thường tình, bởi người mà không biết yêu thương những người thân của mình, thì họ cũng chẳng bao giờ biết yêu thương ai khác.

    Tôi cũng chợt nhật ra một điều, Đồng Tháp ?" Sài Gòn chỉ cách vài giờ xe, vậy mà nỗi thương nhớ quê trong thơ Thu Nguyệt đã thổn thức làm vậy, khắc khoải làm vậy? thì đối với những người xa quê hương đến hàng ngàn, hàng vạn cây số; xa đến nửa vòng trái đất? thì nỗi nhớ quê nhà, những người thân và một thời quá khứ của họ lại càng khắc khoải, thổn thức đến nhường nào!

    Xin được mượn phần kết trong bài ?oNhớ nước? của Thu Nguyệt thay cho lời kết của bài viết này:

    ?o...
    Đã xa thì lỡ xa rồi
    Buồn! đem thau nước ra soi bóng mình
    Cũng bập bềnh, cũng lung linh
    Nhạt nhèo một mảnh vô tình như không
    Chẳng bến bờ, chẳng đục trong
    Mắt nhìn thấy bóng mà không có người
    Nghẹn lòng gọi nước yêu ơi
    Vắng mình sông cũ lở bồi ai thương ?!
    Gió thay ta rải xuống mương
    Trăm ngàn chiếc lá làm đường nước trôi

    Quê xa có kẻ đứng ngồi
    Nhìn mưa nghe nước mắt rơi về nguồn?.
    Được hoangvan09 sửa chữa / chuyển vào 20:44 ngày 13/07/2006
  3. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Thu Nguyệt và triết lý ?~Cả đời làm một cuộc rơi không thành?T
    Phạm Lưu Vũ
    (Đọc ?oTheo mùa? - thơ Thu Nguyệt - NXB Trẻ TP HCM năm 2006)

    Tập thơ bìa cứng, trang nhã một màu vàng nâu, mới nhìn tưởng như một mảnh... ván ép. Trong ruột tuyền một loại giấy dày, trình bày giản dị, thậm chí cố làm như cẩu thả, sơ sài. Tên tập thơ, hai chữ: ?oTheo mùa? chân phương, viết tay như thể bằng bút chì, ngay dưới bức tranh thiếu nhi thu nhỏ như cũng được nguệch ngoạc bằng bút chì.
    Bức tranh của một cô bé tám tuổi cực kì ấn tượng. Tất nhiên không thể thiếu mấy chữ: ?othơ thu nguyệt? (không viết hoa) nhỏ li ti nhìn tinh mới thấy, lại chia thành từng chữ cái mà trình bày theo hàng dọc, nom như bóng của một... cây tăm.
    Thế mà bên trong lại chẳng ?otăm? tí nào. Tôi phải lấy ngay câu hay nhất, trong một bài thơ vào loại tuyệt bút của tập thơ làm ?otít? cho bài viết này. Câu: ?oCả đời làm một cuộc rơi không thành?. Bài thơ có tên: lá giả. Nguyên văn như sau:
    Sống dai hơn lá ngoài trời
    Cả đời làm một cuộc rơi không thành
    Gió đùa không biết rung rinh
    Nắng mưa không thấm, trơ mình mà xanh
    Giọt sương cũng giả long lanh
    Hình như chỉ bụi đeo quanh thiệt lòng!!!
    Bạn đã thấy hồn vía của lục bát chưa? Nhuyễn đến mức làm người ta quên rằng mình đang đọc một bài... lục bát. Nhưng trên hết là cái tư tưởng xuất thần của tứ thơ. Té ra con người làm ra những chiếc lá giả (bằng ni lon, bằng vải...) chẳng qua là một cách mô phỏng chính... cái kiếp người. Phật dạy kiếp trần tục chỉ là tạm bợ, là giả. Thì có khác gì chiếc lá bằng nilon, bằng vải... ấy. Tất cả đều là giả hết. Giả từ màu xanh cho đến sự long lanh... Nhưng mà cái thứ bám vào là bụi, bụi đời kia thì... có thật. Bài thơ ngắn, nhẹ nhàng mà thấm thía. Câu: ?oCả đời làm một cuộc rơi không thành? có thể ám ảnh bất cứ người nào (chẳng may) đọc phải.
    Cần phải nói rằng trong ?ophong trào? mới mẻ, cách tân, phá phách... thi ca, chữ nghĩa, văn chương sôi sục, lục bục như một nồi cháo khê vĩ đại hiện nay, Thu Nguyệt là một nhà thơ trẻ vẫn bình tĩnh giữ cho mình một giọng điệu truyền thống. Có vẻ như nữ sĩ này cho rằng hình thức, giọng điệu không quan trọng. Quan trọng là có cái gì ở trong ?othơ? hay không. Không chọn trước giọng điệu, tôi biết có nhiều người làm thơ như thế. Cứ mặc cho cảm xúc nó ?ohạ? ta xuống ?ocon đường? nào, ừ thì đi theo ?ocon đường? đó. Mọi ?ocon đường? đều dẫn tới... thi ca! Một tập thơ gồm bốn mươi tám bài, có đến ba phần tư (ba mươi sáu bài) viết dưới thể lục bát. Vậy mà đọc vẫn không nhàm. Bài theo mùa mở đầu tập thơ, chính là nói đến cái ?otâm? ấy của nhà thơ. Một thứ ?otuyên ngôn? giản dị của một tâm hồn nữ sĩ:
    Lòng người chẳng hạ chẳng đông
    Lòng ta hạt nhớ đem trồng đất quên
    Cây đời ta mọc mình lên
    Ngả nghiêng rồi cũng làm nên bóng tròn
    Lẽ thường nắng tắt mưa tuôn
    Ta không có bóng vẫn còn có ta
    Không cần trái, chẳng cần hoa
    Xanh xanh vài chiếc lá là có cây
    Lộc non chăm chút tháng ngày
    Vậy rồi...
    ta thả lá bay theo mùa.
    Bạn cứ đọc tiếp tập thơ đi, rồi bạn sẽ tin rằng Thu Nguyệt đã đạt tới cái ?onhẽ? của một nỗi lòng tâm thế. Những bài thơ, những câu thơ không còn mang ?ogiới tính? của người đã sáng tạo ra nó. Đây là điều khác biệt hẳn đối với đa số các nữ thi sĩ ở xứ ta hiện nay. Thơ của các ?onàng? đọc một bài, thậm chí một câu cũng biết ngay đó là của một nhà thơ nữ. Nếu không xưng ?oem?, thì cũng có gì đó điệu đàng như được phớt qua son phấn, thậm chí có ?onàng? còn không ngần ngại lôi cả ?ocủa quý? của mình vào thơ. Thơ Thu Nguyệt hoàn toàn không giống như thế. Cả tập thơ chỉ hai ba bài có chữ ?oem? thì hình như lại để ở ngôi... thứ hai. Ngôi thứ nhất trong mấy bài ấy vẫn là chữ: ?oTa?. Cứ như thơ của một chàng trai tặng cho người tình của mình vậy. Ví dụ bài gió tan:
    Luôn vòng tránh nẻo bình yên
    Tình yêu, ngọn gió luôn quên bầu trời
    Biết lòng gió chỉ vậy thôi
    Mênh mông em vẫn bầu trời đa đoan
    Vẫn thừa một ánh trăng sang
    Vẫn dư một mặt trời khan ngắm mình
    Rối ren ngàn ánh sao xinh
    Lung tung hàng triệu thứ tình không đâu
    Ta tìm hoài gió trong nhau
    Gió tan lại miệt mài đau suốt đời
    Ta quên có một bầu trời
    Bên ngoài ngọn gió có rồi lại tan...
    Kể ra bài này vẫn có chút gì lý sự, làm dáng chữ nghĩa, phảng phất một giọng thơ học trò. Cái gì mà ?oánh trăng sang?? rồi lại ?oánh sao xinh??... Nhưng đến mấy câu trong bài ngoái sau đây thì các bậc mày râu thi tửu xưa nay chắc cũng viết đến thế là cùng:
    ...
    Kẻ ngông bày ra rượu
    Người trí bày ra trà
    Ta không ngông không trí
    Trà rượu đều chán ta.
    ...
    Đã tâm thế thì không thể không triết lý. Con người trôi theo dòng chảy cuồn cuộn của cuộc đời thật khó mà nhận ra một cái gì đó của riêng mình. Thu Nguyệt viết về cái triết lý ấy rất giản dị mà rõ ràng. Bài thơ có tên: miền không bay:
    Ta là cái kiếp thiên di
    Nương theo lực hút mà đi theo đàn
    Thuận theo thời tiết mùa màng
    Một chiều trở chứng rẽ ngang thình lình
    Xứ xa đứng hót một mình
    Thấy hoàng hôn giống bình minh lạ lùng
    Quay về lực hút đàn chung
    Phận non thì phải bay cùng thế thôi
    Lâu lâu làm chuyện ngược đời
    Tách đàn ra đứng khơi khơi...
    lại vào!
    Lạc đàn ta chẳng muốn đâu
    Mà sao thi thoảng cứ nhào ra riêng
    Gió lùa theo hướng chữ DUYÊN
    Ta bay chung để đến miền không bay.
    Tôi có thói quen đọc thơ khác với đọc tiểu thuyết. Tiểu thuyết thì phải đọc lần lượt từ trang đầu đến trang cuối, hết tập nọ rồi mới đến tập kia. Thơ thì không cần phải như thế, thậm chí không nên như thế. Một tập thơ có thể đọc bắt đầu bằng bất cứ trang nào, bất cứ bài nào, thậm chí câu nào. Mở ra rồi gấp lại. Gấp lại lại mở ra... Cái kiểu đọc ấy rất thú, nó không làm ta nhàm chán đã đành, lại rất dễ ?otóm? được những câu thơ hay. Chẳng hạn:
    Biển ngàn năm vẫn mênh mông
    Ta ngàn năm vẫn nghe lòng cạn khô. - Bài cạn trang 18
    Hoặc:
    Núi rừng cứ đẹp trơ trơ
    Làm cho ta bỗng nghi ngờ chính ta... - Bài mỏi mòn trang 27
    Hay là:
    Gió nương mái cũ đi nhờ
    Hiên nhà dấu nước vẫn chờ giọt mưa. - Bài vẫn y trang 25
    Đến những câu như thế này thì thật thích:
    Hình như núi sững sựng buồn
    Mây bay trần tục như luồng khói xe. - Bài mốt trang 13
    ...
    Tập thơ còn có hai bài lục bát, hiện đại bởi dùng ngay những thuật ngữ vi tính, biến ngôn ngữ trên bàn phím, trên màn hình máy vi tính thành ngôn ngữ thơ rất khéo, rất tài hoa. Bài keyboard thơ:
    Ta cầm tinh tuổi con mèo
    Vừa đì lít (delete) đã vội seo (save) nỗi buồn
    Việc đời nửa nắm nửa buông
    En tơ (enter) vừa mất, cuống cuồng ân đu (undo)
    Cắt dán (cut paste) dữ liệu lu bu
    Phai (file) tình, phai nghĩa... không lưu cũng đầy!
    Muốn được an (alt) cũng bó tay
    Đời như kiếp chuột (mouse) cứ xoay vòng vòng...?
    Bài không cần password:
    ?oTa mong mở cổng niềm vui
    Mà không biết password đời đặt ra...?
    Tôi cũng đã từng đọc tạp văn của nữ thi sĩ này. Một giọng Nam Bộ rất chi là tự nhiên, máu thịt. Thơ của chị cũng thế. Có những câu thơ tỏ ra hơi dễ dãi, nhưng vì âm hưởng vùng quê của nó mà vẫn không nỡ trách:
    Cái trò tát nước đầu đình
    Bỏ quên áo xống linh tinh mắc cười... - Bài chỉ một chữ HƯ
    Đến cái tên bài thơ đôi khi cũng giản dị như một câu nói miệt vườn. Bài vậy cũng ngon rồi:
    Cám ơn chiếc dép người kê
    Cho ta ngồi giữa bốn bề cỏ hoa
    Bàn chân nhấm dấu đường xa
    Dép ngồi sát đất có mà như không!
    Dẫu sao còn một chút lòng
    Cho nhau tựa giữa mênh mông cuộc đời.
    Đâu cần dép phải đủ đôi
    Chỉ cần một chiếc kê ngồi cũng ngon!
    Chỗ ngồi này hẳn là ngồi thiền, không thì cũng ngồi bên cạnh chùa. Thiền thì không thể có đôi. Ngồi bên chùa thì chớ ngại lẻ loi. Tập thơ còn có mấy bài viết về thiền, về chùa song chưa có ấn tượng mấy. Chắc tại hồn vía thơ của những vị đại sư kiêm thi sĩ như Mãn Giác thiền sư, Trần Nhân Tông... vẫn còn văng vẳng đâu đây chăng?
    5/2006
  4. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    CỔ TÍCH CHÚNG MÌNH
    Có chuyện này em chẳng kể anh nghe:
    - Ngày mới quen nhau
    Em kiêu hãnh ví mình là đá
    Anh khiêm tốn xin làm dòng suối nhỏ
    Tháng ngày qua?
    Dòng suối lao vào đá
    Chồm lên thành dòng thác ầm ào
    Mạnh mẽ hơn và hùng vĩ biết bao!
    Hòn đá lao vào suối
    Tự bao giờ thành hòn cuội tròn xoe?
    Câu chuyện này em chẳng kể ai nghe?
    Gởi anh ...
    Em ngồi hóa đá thành thơ
    Trả anh ngày tháng anh chờ lúc yêu ...
    Em ngồi hóa đá thành chiều
    Trả anh cái nụ hôn liều ngày xưa...
    Em ngồi hóa đá thành mưa
    Trả anh cái phút anh đưa qua cầu ...
    Xa nào anh có hay đâu
    Đá từ lúc ấy bắt đầu hóa em
    Chút Rong Rêu
    Cái bắt tay không nắm được điều xa
    Không níu được trời chiều xe lăn bánh
    Bàn tay nóng, cái nhìn dời phía lạnh
    Ta nhọc nhằn che chắn trái tim đau
    Em là hoa trôi ghé vịn chân cầu
    Con nước trở, hoa lặng lờ xa biệt
    Chút gỗ đá cầu anh em có biết
    Xin vô tình gửi lại chút rong rêu
    Dẫu không còn tiếng bìm bịp kêu
    Nước vẫn lớn ròng, hoa vẫn trôi xuôi ngược
    Cầu đứng lặng gỗ đá mòn trong nước
    Hoa dẫu không về...
    còn mãi chút rong rêu...
  5. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Thời Trăng Cũ
    Thời trăng cũ ngủ lâu rồi
    Đêm nay bỗng thức tìm tôi nhắc về
    Chòng chành nửa bước cầu tre
    Nửa màu bông phượng, tiếng ve nửa chiều
    Nửa lời gởi bạn thân yêu
    (Cái thời có trọn một điều chi đâu !)
    Đêm nay trăng sáng... qua đầu
    Bóng mình chân dẫm ngỡ cầu tre xưa
    Cái thời hờn nắng giận mưa
    Cái thời tay rút rồi đưa, rụt rè...
    Cái thời dịch được tiếng ve
    Cái thời áo vướng cành me trốn tìm
    Trăng tròn - dấu chấm vào đêm
    Thời trăng cũ - dấu chấm thềm tuổi thơ
    Đây trang nhật ký khép hờ
    Tôi ngồi đợi bóng trăng nhờ chấm câu...
    Giận hờn
    Mới một ngày không gặp
    Lòng đã thấy cồn cào
    Em như là con sóng
    Lúc chiều về xôn xao
    Con sóng thương nhớ ai
    Vỗ về hoài bờ cát
    Làm sao dằn cơn khát
    Nỗi chờ anh, đợi anh.
    Mong ngày trôi qua nhanh
    Bóng đêm chòang trái đất
    Em mang tấm cô đơn
    Trùm lên mình thật chặt.
    Không dễ gì chia cắt
    Mỗi khi mình dỗi hờn
    Hãy giận lâu anh nhé
    Cho tình càng nồng say.
    PHƯỢNG TRẮNG
    Mùa hạ năm nay phượng đỏ màu hơn
    Bừng bừng nở tiếng ve, ào ạt nắng
    Một mình tôi bên bờ dốc vắng
    Tha thẩn buồn đi tìm nhặt tuổi thơ.
    Nhớ một người ánh mắt ngẩn ngơ
    Nhìn phượng rớt đỏ đường không dám nhặt
    Sợ bạn bè trêu, về xếp cành phượng trắng
    Bằng giấy học trò... gởi tặng một người mơ
    Cánh phượng trắng ngày xưa
    Vẫn trắng đến bây giờ
    Như tình lặng một đời không dám ngỏ
    Khi người ta yêu, họ tặng nhau màu đỏ
    Anh dại khờ chọn màu trắng... không may!
    Mùa hạ năm nay tôi nhớ chỉ một ngày
    -Trang vở cũ rơi ra cành phượng trắng
    Ơi người xa bên bờ dốc vắng
    Hạ năm nay phượng trắng một mùa tôi
    Thu Nguyệt
  6. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    BƯỚC NHỎ
    Một vòng Hồ Xuân Hương
    Mười chín ngàn bước chân ta đếm được
    Nhè nhẹ làn sương
    Nằng nặng nỗi buồn.
    Hồ Xuân Hương
    Ta bơ vơ như con sóng nhỏ
    Cô đơn như lá cỏ
    Một chút tình nho nhỏ
    Ta chuyền từ tay này qua tay kia
    Sợ đánh rơi giữa mười ngón vụng về
    Một chút tình pha lê
    Như giọt sương bên ánh mặt trời rực rỡ...
    Mười chín ngàn bước nhỏ
    Ngày nào ta trở lại đây
    Những bước chân có còn giống lúc này?!
    CHỌN LỰA
    ?oTôi là con bé nhà quê
    Đôi khi nhấp chút bùa mê thị thành
    Chút văn minh, chút lanh chanh
    Chút trăn trở?
    thế là thành nhà thơ.
    Nhà quê tôi đứng ngẩn ngơ
    Lắng tai nghe tiếng nhà thơ trở mình
    Nhà thơ tôi đứng làm thinh
    Xem nhà quê lấy tim mình bón thơ.
    Nhà nào rồi cũng vu vơ
    Xin dại xin khờ chọn lấy?
    ?onhà tôi?.
  7. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Vô thường
    Cám ơn sự vật vô thường
    Ðể cho ta có khi buồn khi vui
    Vô thường tất cả, trừ... tôi
    Là chi cũng mãi khi vui khi buồn !

    Chiều xem Ðà Lạt làm sương
    Ðưa tay vuốt gió mà thương đất trời
    Mai đây ta vắng đi rồi
    Ðất trời cũng vẫn đất trời như nay
    Chỉ còn ngọn gió loay hoay
    Lạc loài tìm mãi bàn tay thuở nào



    Rằm lá
    Trăng thơm nức mùi khói hương lễ Phật
    Trải trong lành tinh khiết xuống nhân gian
    Ta lơ ngơ trong tín ngưỡng mơ màng
    Nghe nhẹ bẫng một Niết Bàn bất chợt

    Sân chùa rộng gốc bồ đề cũng lớn
    Ta nhỏ nhoi trần thế đông người
    Lóng ngóng sân chùa nhặt chiếc lá rơi
    Lúng búng nhẩm A Di Ðà Phật

    Ngửa bàn tay thấy điều được mất
    Chắp hai tay lạy Phật e dè
    Gió luân hồi rải sáng ta nghe
    Hương từ chiếc lá bồ đề đang rơi...



    Chùa xa
    ... A Di Ðà Phật...nam mô
    Tiếng người lẫn với mơ hồ tiếng chuông
    Lơ thơ vài giọng chim muông
    Rơi qua kẽ lá không buồn không vui.

    Áo sư vàng một đốm đời
    Hoàng hôn trùm cả đất trời mênh mông
    Ta lơ ngơ bước long rong
    Lắng tai nghiêng ngó mà không thấy gì !
    Mộng du khấn đức từ bi
    Xin cho con nhớ đường đi đến chùa
    Bụi trần đã gởi nắng mưa
    Loanh quanh nẻo Phật sao chùa cứ xa...
    Chắp tay khẩn niệm Di Ðà
    Thảnh thơi thử mở mắt ra... lại buồn !
    Nghe lòng rung một hồi chuông
    Tiếng vang như có lại dường như không.

    An lành nẻo Phật mênh mông
    Ta như hạt bụi long bong lạc mình.
  8. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Đà Lạt khô
    Ờ... thì gió, thì mây, thì sương lạnh
    Ờ... mơ màng thông vẽ núi đồi xanh
    Bên triền dốc... ờ... đôi người thơ thẩn
    Trong sương mờ loáng thoáng tiếng em, anh...
    Ta nhặt chiếc lá không còn nguyên vẹn
    Nhói lòng nghe Đà Lạt của riêng mình
    Khô và nhẹ... và rỗng không, rời rạc
    Giọt sương nào rơi mặn...
    cũng lung linh!
    Dẫu không khóc, đất trời nhìn cũng vậy
    Nước mắt rơi rồi trời đất rõ ràng hơn
    Ôi Đà lạt ! Nhắm mắt và ta thấy :
    Một mình ta có ngàn vạn tâm hồn!

    Thời gian nơi xa
    Nhà tôi bên một dòng sông
    Sáng chiều trôi qua từng chùm hoa tím
    Lời mẹ ru rơi trên cánh biếc
    Tháng ngày hoa tím mang đi...
    Bất ngờ nay nhặt tờ lịch cũ
    Nao lòng chợt nhớ cánh hoa xưa
    Mẹ tôi đã không còn nữa
    Tuổi thơ trắng tự bao giờ...
    Tôi chờ hoa tím trôi qua
    Để gởi theo tờ lịch ấy
    Chắc ở nơi xa xôi nào đấy
    Thời gian sẽ gặp thời gian...

    Dấu chân ba
    Đồng ruộng quê mình làm bằng dấu chân ba
    Từ đấy cần cù mọc lên ngọn lúa
    Con lớn lên trên cánh đồng ngậm sữa
    Đứng nơi nào cũng trên dấu chân ba.
    Để bây giờ trong mỗi chuyến đi xa
    Có bàn chân ba nâng bàn chân con bước
    Con đã thay ba đi mọi miền đất nước
    Như hạt gạo quê mình đến với mọi người thân.
    Trong mơ con vẫn có những dấu chân
    Là nốt nhạc bỗng trầm trong hương lúa
    Dẫu đi đến nơi nào con vẫn nhớ
    Bàn chân mình đứng trên dấu ba.
    Trái bằng lăng
    Trái bằng lăng chua chua chát chát
    Thời ấu thơ mình làm tiệc nhà chòi
    Trái thì nhỏ bàn tay mình cũng nhỏ
    Đủ để cầm chục mười tám trái thôi.
    Mười tám mùa hoa rơi
    Ta sắp ba mươi tuổi
    Qua cái thời nông nổi
    Lắng lòng nhớ tuổi thơ xa...
    Sao mà dễ rụng thế hoa
    Cánh tìm mong manh như tình ta vậy
    Đôi tay đựng chục mười tám trái
    Giờ gom buồn lên giấy chục vần thơ.
    Mái nhà chòi ta cất năm xưa
    Chú cuội mượn ngồi gát trăng trần thế
    Bữa tiệc xưa giờ tìm đâu dễ
    Thì đại yến trong hồn vị chát trái bằng thơ.
  9. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Ru đá
    Nhẹ nhàng dịu ngọt em ru
    Bình yên đá ngủ vô tư giữa rừng
    Ngủ ngoan nào nhé đá cưng
    Suối quanh co kiểu người dưng ... mặc tình !
    Ta ru đá lẫn ru mình
    Buồn ngây ngất giữa chông chênh đất trời.
    Ví dầu, ví dẩu ... à ơi ...
    Đá ngủ như đá, ta ngồi như ta.
    Kiếp phù du, giấc phù hoa
    Lấy ai ru đá giùm ta sau này ?!
    Thôi thì đá ngủ cho say
    Để rồi thức giấc ngày mai một mình.

    Tản mạn
    Tôi là con bé nhà quê
    Quanh đâu xa cũng quẩn về bến sông.
    Nơi con nước lớn nước ròng
    Xuồng ba lá lướt tràn bông lục bình
    Trái cà na lúng liếng xanh
    Chùm me nước đỏ treo cành đố leo
    Đế, nga - mía trẻ nhà nghèo
    Bông ô môi rớt trôi theo câu hò.
    Nhớ quê ngồi viết bài thơ
    Bao nhiêu kỷ niệm mập mờ lãng quên
    Giận đời người cũng như tên
    Bắn chưa tới đích đã quên đường về !
    Tôi là con bé nhà quê
    Quanh đâu xa cũng quẩn về bến sông
    Nhưng đâu chỉ nước lớn ròng
    Thiên tai lũ lụt bến sông ngập rồi
    Tôi thầm nuốt tiếng đò ơi
    Cầu tre trôi mất, thôi người lại đi...
    Buồn không biết nói câu gì
    Rứt tàu lá dọc đường đi thả về...
    Qui luật
    Thời trẻ con tôi nghịch bùn số một
    Mặt mũi lấm lem, tóc cháy hoe vàng
    Mẹ tôi mắng suốt ngày như hát:
    " Con bé này không thể giàu sang! "
    Mẹ mất, tôi học giỏi nhất làng
    Ra thành thị, móng chân vàng sơn đỏ
    Sang trọng bước qua thời tuổi nhỏ
    Nay trở về thăm mộ mẹ ... bâng khuâng ...
    Trẻ con nhà bên xúm đến rần rần
    Mặt mũi chúng không khác tôi ngày ấy
    Những ánh mắt như thiên thần thơ dại
    Tôi nghe mình khét cháy một vùng tim.
    Mái tóc vàng hoe giờ biết đâu tìm
    Cái mũi lấm lem mần sao tôi làm được?
    Mới hay cái giòng đời như nước
    Xối sạch mình cả điều muốn và không.


    Sao đổi ngôi
    Bất ngờ sao rụng vào không
    Ta vo điều ước vào trong cái nhìn
    Ta : - phiền phức một hành tinh
    Dại khờ ký thác nỗi mình vào sao !
    Buông mình, sao rụng về đâu ?
    Ta tìm mãi chẳng nơi nào bình yên.
    Ta băng qua sự buồn phiền
    Hiểu điều đã mất tự nhiên mãi còn...
  10. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Thiền... thử
    Lên núi ta ngồi nghe đá thở
    Nhìn hoài con suối chảy long rong
    Muốn gởi vui buồn cho nước cuốn
    Ngán ngẫm nhìn mây thấp lượn vòng .
    Rừng núi nhẹ nhàng thanh thản quá
    Hoa trèo lên đá nở bình yên
    Tiếng chim hót vội mà trong vắt
    Ta tựa vào ta chập chững ... thiền.
    Hát về con mương nhỏ
    Má ơi con vịt chết chìm
    Con thò tay xuống vớt, cá lìm kìm nó cắn tay con
    Ca dao
    Con mương nhỏ mỗi chiều tôi nghịch nước
    Có chú lìm kìm cắn khúc ca dao
    Mười năm qua không đắp không đào
    Lá tre rụng, con mương sâu thành cạn.
    Chú lìm kìm năm xưa bỏ bạn
    Xuôi ngược đâu rồi theo lời mới dân ca
    Tôi chiều nay trở lại quê nhà
    Tay khỏa nước gọi lìm kìm đâu hỡi?!...
    Mười năm nữa con mương thành đường mới
    Chị tôi rồi phải quét lá tre rơi
    Tôi trở về nhớ mãi nước mương vơi
    Những mắt cá lìm kìm đầy cơn khát.
    Vịt có chết chìm đâu? (Tôi buồn tôi hát)
    Sao cá lìm kìm cắn mãi ...
    trái tim tôi.
    Với núi
    Núi ơi là núi xa rồi
    Cái ngày leo núi ta cười trong mưa
    Núi ơi là núi ngày xưa
    Ta - cô gái chỉ biết mưa đồng bằng
    Bước chân leo núi ngại ngần
    Núi khuyên ta nhẹ bàn chân - đá mềm !
    Chập chùng núi tựa vào em
    Dịu dàng từng bước chân thêm đất trời
    Nhẹ nhàng rơi cánh hoa rơi
    Thiên hà xa lắc bỗng bồi hồi hương...
    Có thương thì núi cứ thương
    Bàn chân lạ lẫm, con đường dễ tin
    Giơ tay là hái được tình
    Một mình mình nắm, một mình mình buông.
    Núi buồn, đá tựa vào sương
    Em ngồi, bóng tựa vào đường gió đi
    Núi hời ! cao để làm chi
    Ta hời ! ta để làm gì cho ta ?!

    Hát với con
    Hồn nhiên mình hát với con
    Những bài ca thuở mình còn bé xưa.
    "Một vầng trăng tỏ" nên thơ
    Cây đa chú cuội bơ vơ nẻo trời
    "Bắc kim thang" bí rợ cười
    Le le bìm bịp học đòi nhạc công
    Thương đời con sít lội sông
    Lang thang một kiếp tang bồng héo hon.
    Hồn nhiên mình hát với con
    Nghe thời niên thiếu như còn đâu đây
    Lời ca như bát nước đầy
    Đời mình như chén mẻ, tay run cầm
    Ghé tai con trẻ nhắc thầm
    Này con chớ có hát nhầm lời ca
    Tuổi thơ gần, tuổi thơ xa
    Hát cùng con để lời ca nhắc mình.

    Quê Buồn
    Vẫn dòng sông bình lặng chảy
    Lục bình bãng lãng phiêu du
    Bông tím bạc màu hơn trước?
    Vàng khô chùm trái trâm bầụ
    Thỉnh thoảng đôi lần trở lại
    Cánh cò bay lẻ ngu ngơ
    Trời xanh vẫn xanh như cũ?
    Đường xa bụi giống bây giờ?
    Mẹ ai tưới hàng dâm bụt
    Đất nồng bốc khói trong mưa
    Khom lưng nhặt vài lá rụng
    Áu màu giống mẹ tôi xưạ
    Mái cũ rêu dày xanh mướt
    Sân buồn đàn kiến hồi hương
    Nửa mảnh gáo dừa đọng nước
    Soi gương chú nhện sau vườn
    Bóng xoài ba tôi mắc võng
    Sáng chiều hai hướng chờ mông
    Con ở thị thành nắng bỏng
    Bóng xoài mát đến con không?
    Vỡ òa bước chân trẻ dại
    Tôi quỳ khóc với rơm khô
    Cổ tích từ xưa kể lại:
    Còn đây một dấu chân cò.
    Được hoangvan09 sửa chữa / chuyển vào 20:38 ngày 13/07/2006

Chia sẻ trang này