Nghe thuat vi nghe thuat vs. Nghe thuat vi nhan sinh Chao cac bac Cac bac nghi the nao ve vai tro cua tho (poetry) trong cuoc song? Theo cac *******ai tru To Huu ai co the la dai dien cho truong phai Nghe thuat vi nhan sinh trong tho Vietnam nhung nam 1930? Cam on nhiu nhiu Kekeke ... hy vong ten chu de se loi keo su chu ye cua cac bac
Chào bạn Linly Quả thật chủ đề của bạn đã gợi trí tò mò cho một kẻ rất giàu trí tưởng bở là tôi , thôi thì đã bị nêu đích danh, đã vào đọc mà không viết cái gì thì ... thiệt quá. Chủ đề bạn nêu ra khá rộng, vừa bàn về vai trò của thơ ca trong cuộc sống, vừa nói đến văn học nghệ thuật những năm 30, rồi vai trò của Tố Hữu... cái nào cũng đáng bàn cả. Tôi chỉ xin tranh thủ cóp nhặt vài dòng và thêm vào mấy lời theo hiểu biết hạn hẹp của mình, cũng là để ôn cố mà tri tân. Sự đấu tranh giữa hai quan điểm nghệ thuật vị nghệ thuật và nghệ thuật vị nhân sinh đã có từ thế kỷ 19 ở phương Tây. Nhưng phải đến khi súng ống cùng đại bác của Pháp kéo vào cùng với nền văn học đồ sộ và phong phú về tư tưởng bậc nhất trên thế giới, lẫn sự đói khổ lầm than của dân lao động và sự lớn mạnh của phong trào giải phóng dân tộc, thì vấn đề tư tưởng này ở nước ta mới trở nên mâu thuẫn gay gắt và có ý nghĩa lớn, vì nó không còn là vấn đề học thuật thuần tuý mà đã gắn liền với những tư tưởng cách mạng và khát khao tự do độc lập. Đầu năm 1935 đã diễn ra cuộc tranh luận giữa hai quan điểm nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh. Bài viết của Thiếu Sơn đăng trên tờ "Tiểu thuyết thứ bảy" với nhan đề "Hai cái quan niệm về văn học" với chủ trương "Nghệ thuật vị nghệ thuật " Thiếu Sơn cho rằng:"Nghệ thuật phải có tính chất thiêng liêng thần bí, cao thượng, không phải ai cũng hiểu được và thưởng thức được nghệ thuật". Theo quan điểm này thì nghệ thuật tách rời khỏi cuộc đấu tranh của dân tộc. Nhắc đến cuộc tranh luận này thì không thể nhắc đến hai bậc đại tiền bối là Hải Triều và Hoài Thanh Nhìn bề ngoài thì Thiếu Sơn là ngời khởi xướng tranh luận. Ông dùng quan niệm văn chương thể hiện cái đẹp mà chống lại quan niệm văn chơng giáo huấn, thực dụng của hai ông Nguyễn Bá Học và Phạm Quỳnh. Nhưng về thực chất thì Hải Triều mới là người khởi xớng, bởi ông đã gạt bỏ ông Học và ông Quỳnh ra ngoài cuộc tranh luận, biến quan điểm của Thiếu Sơn thành đối tượng tranh luận và đưa vấn đề sang một trận địa hoàn toàn mới: vị nghệ thuật hay vị nhân sinh. Có thể nói Hải Triều đã "giật" cuộc tranh luận từ tay ông Thiếu Sơn và biến nó thành cuộc tranh luận của mình. Chống lại quan điểm nói trên, trên các tờ báo "Đời mới","ánh sáng","Hương Giang", cụ Hải Triều nêu rõ quan điểm nghệ thuật của mình: Nghệ thuật không thể đứng ngoài cuộc đấu tranh giai cấp và dân tộc mà phải phục vụ cho lợi ích của nhân dân. Hải Triều cho rằng "Nghệ thuật là một cái sản phẩm của sự sinh họat xã hội và ở mỗi một nền kinh tế khác nhau thì có một nền văn hóa nghệ thuật khác nhau,nền văn hóa phải phản ánh, bênh vực chế độ kinh tế sản sinh ra nó". Cụ cũng nhấn mạnh tính chất xã hội của nghệ thuật, "nếu một tác phẩm mà có thể biểu hiện được tình cảm tư tưởng phổ biến của số đông người trong một thời đại thì công trình ấy được hoan nghênh". Điều đáng ngạc nhiên là khi đó "cụ" mới có 27 tuổi. Còn Hoài Thanh đã phát biểu những ý kiến có hơi hướng "nghệ thuật vị nghệ thuật". Nhưng mặt khác xét toàn bộ quan điểm thì Hoài Thanh không phải là ngời theo thuyết nghệ thuật vị nghệ thuật. Ông cũng chủ trương vị nhân sinh , nhưng theo khuynh hướng lãng mạn ( đọc trong quyển Hoài Thanh của NXBGD thấy cụ thanh minh đến khổ: Tôi không nói nghệ thuật vị nghệ thuật, tôi chỉ nói văn chương là văn chương. Tôi chỉ muốn người ta phân biệt văn chương với những tính cách phụ thuộc của một tác phẩm văn nghệ???Nói cho cùng nghệ thuật nào chẳng vì nhân sinh, không vì cái sinh hoạt vật chất thì cũng vì cái sinh hoạt tinh thần của ngời ta . Trong văn chương cần phải theo bẩm tính của nhà văn. Văn chương thiếu tự do, thiếu thành thực là văn chương vứt đi??? Tôi không chủ trơng thuyết gì... Một hai họ buộc tôi phải chủ trơng thuyết ??onghệ thuật vị nghệ thuật??? cho kỳ được.. ! ). Điều làm cho Hoài Thanh phản ứng lại Hải Triều, theo tôi là do lý luận Hải Triều nặng nề về xã hội học mà nhẹ về nghệ thuật. Ông Hoài Thanh nhận xét: "Ông Hải Triều là ngời có tấm lòng nhiệt thành đáng trọng, một nhà xã hội học, một nhà triết học..." nhưng Hải Triều "không phải là người hiểu văn chương". Bảo là không hiểu văn chương là quá lời, nhưng rõ ràng cả Hải Triều và nhiều nhà lý luận mác-xít khác chưa kịp đi vào nghiên cứu đặc trưng nghệ thuật cho kỹ lưỡng. Cho nên khi ông Hoài Thanh và bạn hữu ông càng bám sâu vào đặc trưng, chức năng của văn học, vào nội dung và hình thức, nghệ thuật và tự do, tính chủ thể và sáng tác, văn học và giải trí... thì tiếng nói của phía Hải Triều thưa dần. Và như vậy cuộc tranh luận đã để lại nhiều vấn đề cha giải quyết, những vấn đề khá thú vị đối với hôm nay Ngày nay nhìn lại cuộc tranh luận đã lùi xa trên 60 năm, thiết tưởng không nên chỉ quy nó vào một vấn đề "vị nhân sinh - vị nghệ thuật". Đứng trên bình diện lịch sử lý luận, phê bình văn học ta nên xem đó còn là cuộc đụng độ giữa quan điểm xã hội học và mỹ học văn học, giữa cách hiểu văn học nghiêng về tiểu thuyết (như Hải Triều) và cách hiểu văn học nghiêng về thơ (Hoài Thanh, Lưu Trọng Lư), cách hiểu văn học của nhà chính trị và cách hiểu văn học của nhà nghệ sĩ tại thời điểm lúc ấy Hải Triều đã nhấn mạnh đúng lúc vai trò xã hội của văn học, còn Hoài Thanh nhấn mạnh tới đặc trưng của văn học. Mà nói chung, lý luận về đặc trưng văn học là khâu yếu của lý luận văn học mác-xít hồi ấy. Do vậy mà tuy là đối thủ lý luận của nhau, Hải Triều và Hoài Thanh không phải là thù địch, họ sau này đều là đồng chí của nhau trong nền văn học mới. ( Bài của bác Trần Đình Sử trên báo Nhân Dân) Cuộc tranh luận ấy chắc chắn đã diễn ra gay go và quyết liệt, kéo theo nhiều tên tuổi lớn vào cuộc như Lưu Trọng Lư, Hoài Thanh??? ( bác nào có tư liệu về thời kỳ này mà post lên đây thì quí hoá quá). Nhìn vào lịch sử cũng có thể thấy rằng phe Nghệ thuật vị nhân sinh đã dành thắng lợi, mở đường cho một phong trào mới về tư tưởng trong sáng tác văn học ở VN. ( Xin tạm biệt để soạn bài ngày mai, hẹn gặp lại các bác trong chủ đề này nhé) Thân mến Vương Vũ Thắng
Chao anh Thang, Cam on anh rat nhieu vi da share voi Linly va moi nguoi y kien ve giai doan nay cua VH Vietnam. Linly moi doc quyen "Thi Nhan Viet Nam" cua Hoai Thanh va Hoai Chan nhung lai khong hieu gi nhieu ve phong trao "Tho moi" cung nhu cuoc tranh luan cua cac cu nha ta ve hai truong phai "NT vi Nt" va "NT vi nhan sinh" vao thoi gian do. Theo thien y cua Linly thi hinh nhu tu xua ke tu hoi bai tho dau tien trong lich su Vietnam duoc ghi chep lai tro di (hinh nhu nam 987 do mot vi su viet gi do) va tho gian dan (co tu doi nao khong biet co the cho rang hau het deu thuoc truong phai "Nghe thuat vi nhan sinh" vi deu phan anh tam tu tinh cam cua cac tang lop trong xa hoi tu hoang toc cho den nguoi dan thuong va nhung su kien trong lich su cua dat nuoc ma hau het deu mang tinh giao duc. Cuoc tranh luan giua Hoai Thanh va cac nha tho moi voi Hai Trieu, Hoang Tan Dan xay ra la do cac bac Hai Trieu va Hoang Tan Dan muon loi keo gioi van nghe si dung ve phia Dang Cong San Dong Duong (?) Trong gioi thi si thi Xuan Dieu, Huy Can, Che Lan Vien ... da khang dinh quan diem cua minh qua cac sang tac cua ho. Doi lap voi cac nha tho nay la mot so nha tho khac dien hinh nhu To Huu, Song Hong (chi co moi mot bai?). Con ai nua cac bac co biet khong?