1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thơ... Trịnh!

Chủ đề trong 'Thi ca' bởi Hoabaoxuan, 01/04/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nguoicuoicung

    nguoicuoicung Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/07/2002
    Bài viết:
    1.459
    Đã được thích:
    0
    Đã mang tác phẩm của mình ra công chúng, là chấp nhận lời khen tiếng chê. Còn nếu ở đây chỉ được phép khen Trịnh thì đi một chuyện. Tại sao mọi người thích Trịnh được bày tỏ tình cảm thì tôi không thích lắm không được nói hay sao?
    Tôi công nhận cái sai của mình khi lợi dụng chủ đề do người khác tạo ra để bày tỏ quan điểm trái với nội dung ban đầu, và tôi bằng lòng nếu mod Thi ca xoá những bài của tôi đi.
    Cháu ngoan, không quậy đâu, nói thật đấy
    Trong những tình khúc vượt thời gian hay những ca khúc bất hủ của Bộ văn Hoá biên soạn. Khi mà nhiều nhạc sĩ đã để lại bản sắc riêng của mình qua những ca khúc mà họ rút ruột viết lên, những Đêm Đông, Ngày về, Cô Láng giềng, Gửi người em gái... chư bao giờ thấy bóng dáng nhạc phẩm nào của Trịnh mon men vào bảng xếp hạng cả. bởi ca khúc của Trịnh không chuyển được thời gian và lòng người. trong nhạc Trịnh không có miếng cơm , manh áo, không có hồn dân tộc, không có tính nhân văn. nhạc của Trịnh chỉ nhằm ve vãn, nịnh bợ một số người sống xa rời thực tế mà đang tự cho mình là cao siêu.
    ... Bà già gọi, lúc khác bàn tiếp
  2. nguyenminh720

    nguyenminh720 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/02/2003
    Bài viết:
    851
    Đã được thích:
    1
    Nếu cho cay đắng đủ nhiều
    Thấm ra mới thấy chỉ điều hư không!
    Nói thế nào thì cái hay và cái độc đáocủa Nhạc Trịnh (nhiều người cho thế ,và tôi cũng thế ) là ở cái siêu siêu ,lạc lạc của ngôn ngữ ....
    Còn cảm xúc trong âm nhạc của Trịnh Công Sơn thường lấy từ cái tôi của nhạc sỹ làm trung tâm từ đó gợi vui ,gợi buồn cho người nghe.
    Trịnh Công Sơn như:
    "Chiều dài có một chiếc ghe
    Chở nhiều sâu lắng ai nghe điệu hò"
    Không muốn so sánh Ông với các nhạc sỹ khác ,bởi âm nhạc giống như Trăng vậy,tròn hay khuyết đều mang nét đẹp .Và Nhạc Trịnh với tôi :
    "Đường về ngắm một dòng trăng
    Trải đầy mặt đất ,lắng tình cố nhân"
    Được nguyenminh720 sửa chữa / chuyển vào 00:01 ngày 04/09/2003
  3. duong_chieu_la_rung

    duong_chieu_la_rung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2003
    Bài viết:
    970
    Đã được thích:
    0
    Đã định không nói gì vì tôi vốn trung lập, rất yêu nhạc Trịnh nhưng lại phục tài năng của Phạm Duy và Văn Cao hơn. Trịnh Công Sơn vốn là con người chứ không phải thánh nhân nên tôi cũng không tán thành việc thần thánh hóa. Có điều đọc những dòng này của bạn thì rất khó chịu, tôi nghĩ bạn chưa một lần nghe kỹ nhạc Trịnh, chưa nghe các Ca Khúc Da Vàng nên mới "dám" phát biểu một cách thiếu suy nghĩ như thế. Trước khi nói về một điều gì thì ít nhất cũng phải biết rõ về những gì mình sắp nói, đừng vì nôn nóng bảo vệ quan điểm của mình mà thốt ra những lời thiếu suy nghĩ như vậy.
    Ta trả lại anh một nửa dòng sông
    Một nửa đời ta trong mát
    Đi qua cơn khát
    Anh còn giữ không ?...
  4. alt

    alt Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/02/2002
    Bài viết:
    459
    Đã được thích:
    0
    ?oĐưòng nào dìu tôi đi đến cơn say?
    Đưòng xa tình trĩu nặng vai
    nào sương đẫm gió kéo dài nhớ nhung
    dìu tâm đến cõi vô cùng
    tôi sang bến đợi cuối vùng trời êm
    đi tìm lá rụng tay mềm
    đến nơi nguồn cội nhặt thêm chút buồn
    cơn mưa cất bóng hoàng hôn
    say mơ chìm đắm nửa hồn không em.
    ai_la_toi
  5. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2
    Bác này chắc muốn tranh luận với các bậc con cháu đây. Tiện đây, xin kính hỏi bác thế nào là tính nhân văn. Và nhạc Trịnh thể hiện cái gì nếu không phải là tính nhân văn.
    Có một thực tế, nhạc Trinh đã là cứu cánh của rất nhiều con người. Nếu hiểu là ve vãn, nịnh bợ cũng được, ok. Nhưng hiểu là nâng đỡ, chia sẻ, đồng cảm với thân phân con người cung không sai. Vấn đề là đứng trên góc độ nào để nói. Nói thẳng, tất cả chúng ta đều cá nhân, tư lợi. Kẻ tư lợi vật chất, người tinh thấn. Nhưng tư lợi có gì là xấu. Bản thân bác hình như cũng bị vấn đề tư lợi trong bài viết mới nhất này.
    Dựa trên tiêu chí gì để bác đánh giá nhạc Trinh kô phải là rút ruột, là không có bản sắc. Chỉ có điều tôi thấy ông ta cứ lúc nào cũng ca thán một cách bạc nhược về thân phận con người. Một vài , chục bài là đủ, nhiều quá hoá nhàm. Và yếu đuối thì cũng kô nên thể hiện ra nhiều. Còn nhiều loại nhạc có thể nâng đỡ, thưởng thức theo các cách thức khác nhau.
    [..lọc..]
    Kính mến!
    Thế cũng đủ cho hôm nay.
    Được nsn sửa chữa / chuyển vào 22:12 ngày 07/09/2003
  6. away

    away Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    2.112
    Đã được thích:
    0
    trích bài của nguoicuoicung:
    Để lại cho nền âm nhạc Việt Nam với một số lượng ca khúc đồ sộ. Đồng thời Trịnh cũng tạo cho mình nhiều thính giả của riêng ông. Trong ca từ của Trịnh, người nghe nhận thấy những nỗi buồn , nhẹ nhàng man mác chẳng rõ ràng. Chính vì cái nhẹ nhàng không rõ ràng này mà Trịnh cuốn hút được khán giả. Như trong câu chuyên ngụ ngôn, người ta hỏi hoạ sĩ vẽ gì khó, hoạ sĩ bảo vẽ ma quỷ dễ, dễ vì chả ai thấy rõ mà để biết. Gần đây một số thanh niên, nhất là nữ thanh niên muốn tạo cho mình một bản sắc cách biệt, như kiểu ra vẻ là người có nội tâm. cho nên rất đông đảo sùng bái nhạc Trịnh.
    Cái chết của Trịnh là đề tài nóng hổi cho báo giới khai thác, và những nhà tổ chức sân khấu không bỏ lỡ qua cơ hội này. Nhạc Trịnh được tổ chức biểu diễn khắp nơi. Thật ra trong vô vàn nhạc sĩ của Việt Nam, xét về giai điệu , tiết tấu cũng như lời ca. Trịnh còn thua xa những đàn anh cổ thụ như Văn Cao, Đặng Thế Phong, Nguyễn Văn Thương.
    Sống trên đời sống cần có một tấm lòng.
    Cũ rích và sáo mòn. Ở đời có chú nào mà bảo mình sống đểu giả không có tấm lòng đâu. Ngôn từ của Trịnh nhàn nhạt, không có gì đặc sắc. Nhưng nó làm người ta lấy ả để diễn tả nội tâm người nghe kiểu gì cũng được. Đại khái như món mì ăn liền, chỉ cần đổ tí nước sôi là chén được ngay. Mưa lâu thấm đất, nhạc Trịnh trở thành mode trong giới trẻ , hình như có suy nghĩ đang lan rộng cho rằng người hiểu biết, nội tâm sâu sắc, triết lý phải là người sành nhạc Trịnh.
    Thật ra những người cao tuổi yêu âm nhạc ít có người đánh giá cao Trịnh. Vì tổng kết trong vô số ca khúc của mình, thì nhạc Trịnh chỉ có một số ít bài được . Còn đâu đều loãng nhoẹt giống nhau. Về tình ca, Trịnh Công Sơn còn xa mới bằng được Phạm Duy hay Trần thiện Thanh, Du tử Lê, Đoàn Chuẩn. Về chiêm nghiệm trong thân phận đời người thì Vũ Thành An với những bài không tên xứng đáng là sư phụ của Trịnh. Với giai điệu giàu tiết tấu , Văn Cao ăn đứt chú Trịnh này vốn chỉ làm những bản nhạc dễ viết.
    Nhìn những thanh niên rầu rĩ bên cốc cà phê, nghe những bài ca sướt mướt của Trịnh Công Sơn. Gọi đó là thưởng thức nghệ thuật, quả là ái ngại cho nền âm nhạc Việt Nam nói chung
    Chào bạn nguoicuoicung,
    Trong phê bình, có khen thì cũng phải có chê. Và bạn (cho phép tôi xưng bạn-tôi) chắc cũng đồng ý với tôi rằng khen chê, thưởng phạt trong nghệ thuật nhiều lúc cũng cần công bằng và lý trí.
    Nghệ thuật (đặc biệt là âm nhạc) nhiều đời nay được thiên về cảm tính: ?otôi thích nghe, thích cảm nhận thế nào thì tùy tôi?. Câu nói này và sự thực hành nó một cách hời hợt thực tế không dẫn đến nhiều những sự độc lập và sáng tạo cá tính. Ngược lại, thể hiện một sự trì trệ, lười biếng và bảo thủ.
    Tại sao? Tại vì cái câu trong ngoặc kép đó nó bị lạm dụng, bắt chiếc. Cũng như một đứa trẻ 5 tuổi đòi bố mẹ ?ođể con tự do làm bất cứ điều gì con muốn?. Nó nằm ngủ suốt ngày, ăn cơm, chơi điện tử, không đọc sách báo có giá trị và khi lớn lên với cách sống ấy, nó cho mình quyền nhận định: Nam Cao là một anh bất tài?, ?oMưa trên cuộc tình? là một tác phẩm kinh điểng (vì nó không được gặp chữ ?okinh điển? bao giờ, chỉ nghe loáng thoáng nên dùng sai). Khi nó được người ta phê bình lại thì nó lại vơ ngay tấm lá chắn: ?otôi cảm nhận thế nào thì tùy tôi?. Mà không biết rằng, với một cảm nhận hời hợt và nóng sốt, dù nó có quyền và cho mình quyền phát biểu, thì nó bị khinh thường vì cái tính đó cũng là điều tất yếu. Và rồi khi bị khinh thường thì nó lại bắt chước ai đó mà nói ?otôi bất chấp dư luận?. Để rồi khi cô độc thì nó lại bắt chước những kẻ cô độc khác mà nói ?oloài người không xứng làm bạn với ta?? Có thể nó không quan hệ với ai. Có thể nó sẽ chơi mịt mù với những nhóm cùng ?ochí hướng?. Nhưng chẳng bao giờ thành bạn bè được vì mỗi đối tượng khác cũng chỉ là một bộ phận của nhân loại không xứng với nó? Và cứ sống cho đến hết đời với một sự ngộ nhận: Nhân loại không hiểu và chà đạp mình.
    Trong cuộc sống nói chung và nghệ thuật nói riêng, có nhiều cấp độ. Nhảy tự cấp độ thấp sang cấp độ cao sẽ xuất hiện những cảm quan mới, có thể coi là sự tự sáng tạo về cảm giác. Cấp độ ở đây không có nghĩa là nghe giao hưởng mới là siêu, nghe pop là tầm thường. Có lẽ nó liên quan tới sự mở mang về đầu óc, từ đó dẫn đến sự phong phú hơn về cảm nhận. Và cũng đem đến một trình độ tự thẩm định, không quá lệ thuộc vào dư luận, cũng không phải cố tình đi ngược chiều dư luận để lên gân. Cấp độ mới cũng không có nghĩa là phủ định sạch trơn các cấp độ cũ mà là lọc thêm chúng một lần nữa để đi đến một cảm xúc ?othật? và phong phú hơn. Ví dụ như khi đã am hiểu nhạc rock (không phải tôi) mà lại nghe bài ?ohôm qua em tới trường, mẹ dắt tay từng bước í a, hôm nay mẹ lên nương, một mình em tới lớp?? vẫn không đánh mất sự thú vị và phát hiện ra điều gì mới. Ví dụ như từng nghe ?oSuối mơ? bảo ?ochẳng ra gì? (tôi đấy ạ) nhưng đến lúc cái đầu to ra được một chút thì lại cảm thấy ít nhiều biết trôi chảy theo điệu nhạc.
    Cảm xúc lúc nào chả là thật nhưng ?othật? ở đây có nghĩa gần với trọn vẹn, lâu bền (tương đối) và đồng cảm thực sự. Khi ấy, may ra cái câu ?otôi muốn cảm nhận thế nào thì tùy tôi? mới thật sự là thật và có giá trị đối với chính người phát ngôn-cái người mà không ngừng học hỏi, đi tìm sự phong phú, hiểu biết và các cấp độ mới. Tôi không nghĩ cứ phải cao siêu, tinh tế bẩm sinh, thiên tài? thì mới có thể đi đến các cấp độ cao hay sự phong phú. Mà thực ra, chỉ cần một niềm đam mê khám phá và chịu khó sàng lọc, tiếp nhận sẽ hơn phần đông nhân loại còn lười biếng. Và cả câu chọc tức này cũng không làm phần đông ấy chăm chỉ hơn vì họ đâu có chịu đọc để biết, mà biết thì cũng coi tôi là Chí Phèo: ?oNó chửi trừ mình ra?.
    Cần cù nhiều lúc không bù được khả năng nhưng ở đây tôi không nói đến việc đòi hỏi tài năng sáng tạo ra cái gì hay ho cho nhân loại mà là tự sáng tạo cảm xúc mới trong chính mình. Trong khi, bộ não của phần lớn loài người (cả ngu, cả khôn) cho đến hết đời mới chỉ dùng đến khoảng một phần mười công suất hoặc khả năng gì đó. Tôi cho rằng việc giam mình (giam mình khác với tham gia) vào các anti-fanclub hay fanclub nếu không phải một sự giải trí, tạo những mâu thuẫn vui vẻ hay phê bình trên tinh thần đóng góp thì chỉ là những trò định kiến, nông cạn, tôn sùng quá đáng hoặc phủ định sạch trơn và tự hủy hoại sự phát triển cảm quan đối với sự phong phú của nghệ thuật một cách hết sức nhảm nhí. Bởi vì khi tuyệt đối hóa một thứ thì thường sẽ đánh mất niềm say mê với cái khác, thu hẹp cảm quan của mình. Còn phủ định sạch trơn thì cùng với việc loại trừ cái dở cũng tự giết đi những cái hay có thể tìm thấy trong một thế giới cái hay luôn thoắt ẩn thoắt hiện và song hành cũng cái dở. Như vậy, phủ định sạch trơn hay tuyệt đối hóa có một cái đuôi rất giống nhau: Thiếu khả năng biện chứng. Các ?ođồng chí? thuộc hai ?otrường phái? này tưởng như cực kỳ đối lập nhưng xét về khía cạnh nào đó đều là ?ochuột chạy cùng sào?. Họ hay mạt sát nhau nhưng thực ra là lấy vỉ ruồi đập những con ruồi đậu trên môi mình. Vì thiếu khả năng biện chứng, khi họ tranh luận sẽ luôn tạo ra những sự tự mâu thuẫn, thiếu khách quan, không lôgic, chuyện nọ xọ chuyện kia và vì thế, chẳng bao giờ kết thúc được cuộc tranh luận. Cho dù những điều họ tranh luận, đã được tranh luận chán chê và đã cho ra kết quả: Hãy đọc kỹ và có tinh thần học hỏi, sửa sai trước khi tranh luận. Với tinh thần này thì dù việc tranh luận là lặp lại thì những người tham gia cũng sẽ có những trải nghiệm thực thụ cho riêng mình mà không lãng phí thời gian để đổi lấy những bực mình, thụt lùi. Như thế thu được hiểu biết chứ không phải biết nhiều mà không hiểu bao nhiêu.
    Để tránh hiểu lầm không đáng có, tôi xin giải thích luôn rằng tôi hoàn toàn không ví bạn hay ai đó với một đứa trẻ 5 tuổi đòi tự do thái quá. Nhiều cái chỉ là viết ra theo mạch. Tôi không nhớ nhiều về những gì được đọc của bạn nhưng từ trước đến giây phút này tôi vẫn có thiện với cái nick của bạn. Cái cảm giác nó rất đáng sợ, tôi nhìn nick nguoicuoicung đã có chút thiện cảm nào đó rồi, còn nghe nói ?onhạc Trịnh? là lại cảm giác như ?onhạc của chúa Trịnh? mà chúa Trịnh đáng ghét suy ra hơi hơi ghét lây chữ ?onhạc Trịnh? (cái đường dẫn cảm giác này nó diễn ra cực nhanh nhạy trong tiềm thức mà không phải lúc nào chúng ta cũng bắt mạch được), nghe tên Xuân Diệu lần đầu cứ tưởng phụ nữ, thấy điều điệu thế nào rồi (chắc chữ ?odiệu? nghe giống giống chữ ?ođiệu?). Nhiều người thì ngược lại, nghe tên nguoicuoicung đã ghét và nghe cái tên Xuân Diệu thấy thật lãng mạn, thâm thúy. Tôi nghĩ, chúng ta phải luôn đặt cho mình nhiệm vụ vượt qua cái rào cản cảm giác để đi vào bản chất. Để nhận ra Xuân Diệu có một số bài thơ để đời, nguoicuoicung cũng có thể là một gã đáng ghét và cái tên ?onhạc Trịnh? dù nghe thì không thích nhưng mà nhạc thì vẫn cứ hay. Chỉ quên tâm niệm ?ophải luôn có ý thức vượt rào? một lần khi cần nhận định khách quan thôi là bất cứ lúc nào dù một nhà thông thái cũng có thể trở thành một kẻ hời hợt. Còn để cho việc tâm niệm đó trở thành phản xạ tự nhiên, thói quen thì phải sống và rèn luyện thêm rất nhiều. Và nhiều lúc hoàn cảnh nào đó cũng khiến chúng ta quên nó, như một ngày kia ta chết và quên thở. Nếu có gì để góp ý với bạn thì tôi chỉ xin góp ý rằng đọc bài bạn viết (về nhạc Trịnh và so sánh với một số nhạc khác và một số ý khác) tôi thấy bạn chưa nghe nhiều hoặc nghe kỹ nhạc Trịnh (tôi cũng thế).
    Tôi không hiểu tôi là cái loại gì nhưng một số ca từ như của Vũ Thành An và Đặng Thế Phong mà bạn ví dụ, thật tình (để không bị coi là dối trá hoặc ngạo mạn) tôi viết dễ ợt (các ca từ khác thì tôi chưa được biết). Đó là chuyện ca từ, còn nhạc lại là một chuyện khác, tôi chưa dám bình vì tôi chưa nghe (hoặc chưa nghe nhiều) nhạc của hai tác giả này. Điều đó không chứng tỏ các tác giả không có tài năng. Mà thực tế vì tôi là một kẻ trình độ hiểu biết âm nhạc khá lùn (cũng nghĩ ra mấy bài hát nhưng không biết nốt nhạc nên chả biết cách nào để viết ra cả). Hơn nữa, có thể còn một số lí do trong ngoài luồng như bạn nêu. Nhưng nếu lấy lí do trong ngoài luồng thì thực ra Trịnh Công Sơn cũng là một người thiệt thòi nhiều vì chuyện này. Không biết bạn có nghe bài ?oGia tài của mẹ? của Trịnh Công Sơn:
    ?o?một nghìn năm nô lệ giặc Tàu
    một trăm năm đô hộ giặc Tây
    hai mươi năm nội chiến từng ngày
    gia tài của mẹ để lại cho con
    gia tài của mẹ là nước Việt buồn
    ?
    gia tài của mẹ một rừng xương khô
    gia tài của mẹ một núi đầy mồ
    dạy cho con tiếng nói thật thà
    mẹ mong con chớ quên màu da
    con chớ quên màu da nước Việt xưa
    mẹ trông con mau bước về nhà
    mẹ mong con lũ con đường xa
    ôi lũ con cùng cha quên hận thù
    ?
    gia tài của mẹ ruộng đồng khô khan
    gia tài của mẹ nhà cháy từng hàng
    gia tài của mẹ một bọn lai căng
    gia tài của mẹ một lũ bội tình?
    dạy cho con tiếng nói thật thà
    mẹ mong con chớ quên màu da
    con chớ quên màu da nước Việt xưa
    mẹ trông con mau bước về nhà
    mẹ mong con lũ con đường xa
    ôi lũ con cùng cha quên hận thù?
    Một lần mẹ tôi bảo bật cho mẹ nghe đĩa TCS mới được cô bạn cho mượn có khoảng 10 bài, tôi nói tôi mới mua được đĩa có gần trăm bài và bật đĩa đó lên. Bố mẹ tôi và tôi vừa nghe vừa tán chuyện, bố mẹ nói nhạc TCS đi vào lòng người nhưng có bài ?oHồi môn của mẹ? mang hơi hướm *********. Tôi bật bài ?oGia tài của mẹ? (mẹ tôi nhớ nhầm tên) đó lên thì mới thấy bố mẹ tôi chưa nghe (hoặc đã quên) bài đó. Bố tôi thì vừa nghe vừa gật gù. Tôi thấy bài đó một là có nhạc điệu hay phù hợp với lời, hai là thật, ba là mang tính nhân văn ?odạy cho con tiếng nói thật thà, mẹ mong con chớ quên màu da, mẹ trông con mau bước về nhà, quên hận thù?. Có câu ?onước Việt xưa? nghe cũng hơi khúc mắc nhưng tôi đoán là ý nói một nước Việt truyền thống yêu nước thương nòi chứ không phải một ?onước Việt nay? (thời đó) với ?omột bọn lai căng, một lũ bội tình?. Hơn nữa, còn thể hiện mong muốn những người xa xứ trở về hàn gắn vết thương xưa, đã mất mát bao nhiêu rồi còn gì. Không hiểu sao lại bị cho là *********. Còn bố mẹ tôi là công chức nhà nước, cũng ít nghe nhạc, công việc bận bịu nhiều khi cũng nghe dư luận chứ đâu có thời gian kiểm chứng. Nghe dư luận lớn nói là *********, cũng tin thế, mấy chục năm sau, vẫn tin mang máng thế. Và tôi biết rằng, có nhiều bậc cha mẹ, người lớn cũng thế. Và vì thế không biết bao giờ nhiều tác phẩm mới được giải oan. Mặc dù như thế là nêu gương thiếu biện chứng nhưng tôi nhiều lúc cũng thông cảm với người lớn ở chỗ bận bịu, đầu tắt mặt tối. Hơn nữa, chẳng nhẽ lại trách bố mẹ mình. Làm bố mẹ quá khó. Nhưng làm con cũng đâu phải dễ? Đành có trách là trách nhiều người có thời gian nhưng không tìm hiểu. Và càng cảm thấy giới trẻ hiện nay chủ yếu là phải tự thân vận động.
    ...ngày mai sẽ nở hay tàn-nghe đi em tiếng bầy đàn xôn xao...
  7. away

    away Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    2.112
    Đã được thích:
    0
    Nếu nói về thích thì nhạc Trịnh Công Sơn thì cho đến thời điểm này tôi chỉ thấy trên dưới chục bài thực sự hay. Có thể có nhiều bài tôi chưa biết, chưa biết thích, có thể có bài không hay. Nhưng một cuộc đời để lại cho đời trên dưới 10 bài hát tuyệt vời (theo tôi) bên cạnh nhiều điều khác đã đáng nể lắm rồi. Trịnh Công Sơn là một người sáng tác ?okhỏe?, số ca khúc lên tới hàng trăm bài. Dù không tránh khỏi những sự lặp lại nhưng không thể lấy cái không tuyệt vời nhiều hơn cái tuyệt vời để phủ nhận cái tuyệt vời. Bởi vì, cái tuyệt vời là tinh huyết của đời người. Không nhiều người tạo được cái tinh huyết ấy. Hơn nữa, phải từ một cái nền nào đó người ta mới đi được đến cái cao hơn. Những bài không hay nói nặng lời một chút có thể coi là những bản nháp để đi đến một bức vẽ đẹp. Tôi nghĩ, nếu Trịnh Công Sơn, một người sáng tác chuyên nghiệp, nếu không có nhiều bài hát thì cũng không thể có được nhiều bài hát hay. Và rõ ràng, TCS không nổi tiếng nhờ sự bất tài.
    Nhạc Trịnh Công Sơn có thể nói thiên về các mối tình nhưng ở nhiều ?olĩnh vực? khác, TCS cũng có những bài để đời: ?oNối vòng tay lớn?, ?oTuổi đời mênh mông?, ?oHuyền thoại mẹ? (Đêm chong đèn ngồi nhớ lại-từng câu chuyện ngày xưa-Mẹ về đứng dưới mưa-Che đàn con nằm ngủ?-Bài này tôi hơi ngạc nhiên khi biết là của TCS), (Hà Nội mùa thu (Hà nội mùa thu-cây cơm nguội vàng-Cây bàng lá đỏ-Nằm kề bên nhau-phố xưa nhà cổ-mái ngói thâm nâu?-nghe không kỹ cứ tưởng ?omái ngói thơm nồng?), ?oNgười con gái Việt Nam da vàng?, ?oBiết đâu nguồn cội?, ?oỞ trọ?, ?oNgẫu nhiên??
    Những bài đó nghe không ủy mị chút nào. Nếu bài nào có nỗi buồn thì cũng không phải buồn đau mà là buồn phảng phất. Còn lại, nhạc điệu rất đẹp, rất hồn nhiên (khi già dặn lắm thì người lớn mới hồn nhiên lại được). Ví dụ như bài ?oNgẫu nhiên? có nhiều câu như ?okhông có đâu em à, không có cái chết đầu tiên, và có đâu em này, đâu có cái chết sau cùng?, ?ochim chóc hót tiếng qua đời?, ?omệt quá cái thân ta này?, ?otìm đến với đất muôn đời? cũng không thể hiện một sự buồn đau tuyệt vọng mà là một sự bình thản, nhẹ nhõm. Và xuất thần về trạng thái như ?onối vòng tay lớn? thì có thể ví như ?otiến quân ca? của Văn Cao với ?osuối mơ? êm đềm trước đó. Những con người ấy, âm nhạc của họ có nhiều nét riêng và cũng có nhiều khả năng thích ứng với thời đại, phản ánh thời đại.
    Điều quý giá hơn hết ở bài hát là nhạc điệu. Nó thổi sức sống mới, lạ vào ca từ. Đó là lí do vì sao những ca từ của các nhạc sỹ nói bạn kể dù tôi nói là viết dễ ợt nhưng có lẽ tôi không tạo được nguồn nhạc để rưới lên những ca từ ấy, làm cho chúng sống động, uyển chuyển. Và dù ca từ không phải sự tinh túy của họ thì nhạc lại là bản lĩnh của họ. Bạn hãy cùng tôi nhớ lại sự quý báu của nhạc điệu. Thử nhẩm trong đầu những lời sau ?obuồn buồn buồn chết mất thôi, ôi đau đớn quá ối ối đau đau ghê, một lần đau buồn hơn chết, một lần đau buồn quên hết? theo nhạc bài ?oTrống cơm? thử xem, vẫn thấy vui tươi lạ. Tôi nghĩ nhạc trẻ nhiều người cho là sến nhưng có nhiều bài hát vẫn đi vào lòng người là nhờ nhạc điệu hay (có cả lời hay), có những bài nhạc rất hay mà vô tình, cái ca từ nhám chán lại được ăn ăn bám như cây tầm gửi. Nếu người ta làm lại ca từ cho nhạc ấy thì bài hát sẽ có được những giá trị đáng kể. Tôi không biết về thanh nhạc nên nhạc giao hưởng, nhạc rock, nhạc TCS hay nhạc trẻ? tôi cũng không rõ bài nào kết cấu đơn giản, bài nào phức tạp. Nhưng đâu cứ phải đơn giản hay phức tạp là ăn nhau. Giải một bài toán luôn được khuyến khích cách giải ngắn (mà người ta tìm thấy đằng sau cách giải ấy là những suy nghĩ chiều sâu). Làm một mê cung luôn cần một cấu trúc phức tạp (hoặc đơn giản nhưng làm người đi cảm thấy phức tạp). Xét cho cùng vẫn là đi vào lòng người có lòng. Chứ đến một ngày lòng người mất thì chính loài người cũng đánh mất đi giá trị của số đông, của dư luận.
    Bạn cho rằng nhạc TCS chưa xứng đáng với sự hài lòng của đông đảo công chúng. Tôi thì lại nghĩ, số lượng công chúng nghe và hiểu nhạc TCS chưa xứng đáng với tầm vóc và giá trị của ông. Số người thích nhạc TCS trên diễn đàn này hay những người bạn gặp (nếu bạn cho là quá nhiều) cũng chỉ là muối bỏ bể so với công chúng không biết hoặc không hiểu nhạc TCS (có thể là cả tôi).

    Còn nhớ thủa cực kỳ ít tiếp xúc với nhạc, đi qua các quán nước, nghe hững hờ qua tivi, chỉ thấy những bài (mà sau này mới biết) ?oHạ Trắng?, ?oDiễm xưa?, ?oCát bụi?, ?oMột cõi đi về?? Những bài này bây giờ nghe lại vẫn thấy hay, nếu có chỗ ướt thì ai bảo cứ ướt là không hay nào. Bây giờ nếu nghe ở chỗ công cộng thì cũng chỉ thường nghe thấy mấy bài dạng đó. Nếu chỉ nghe thế thì (cũng như tôi hồi trước) dễ dàng kết luận nhạc TCS buồn não mà vô tình đánh mất các giá trị khác của ông ở chính những bài đó và các bài khác. Không biết có ai có những cảm giác vỡ vàng về nhạc TCS như tôi khi cứ dần dần được nghe những bài ?oBiết đâu nguồn cội?, ?oỞ trọ?, ?oNgẫu nhiên?, ?oĐóa hoa vô thường?, ?oGia tài của mẹ?? Riêng những bài ?oNối vòng tay lớn?, ?oHà Nội mùa thu?, ?oHuyền thoại mẹ? thì nghe rất nhiều, thậm chí, còn được học hồi trung học nhưng quên hoặc không biết là của TCS. Gần đây mới phát hiện mình toàn nghe nhạc mà không để ý đến (ít ra là) tên tác giả. Có lẽ đó không phải là sự tự do thưởng thức mà là một sự vô ơn dù đã trả tiền hay không trả tiền. Bởi vì bên cạnh sức sống của các giá trị nghệ thuật thì tác giả của nó cũng cần phải sống. Vô ơn khi quên tên tác giả khi họ cho mình các tác phẩm vô giá. Cho những xúc cảm, kinh nghiệm thật thà mà vô hình về cuộc sống ngấm vào hồn qua giai điệu, ngôn từ. Tôi nghĩ, nhạc Trịnh Công Sơn không đem lại cho mình nỗi buồn đời mà là tiếp thêm sự bình tâm với nỗi đau của bản thân. Như một người đôi lúc đi bên cạnh bảo, tôi cũng đau thế, thậm chí còn đau hơn thế, nhưng mà tôi vẫn mỉm cười, vẫn hát và vẫn sống cho đồng loại đây này.
    Tôi nghĩ, bài của bạn cũng là một đóng góp. Chỉ là một sự trao đổi cảm nhận. Nếu bạn nghe thêm những bài bạn chưa nghe với một sự thoải mái, thử đọc lại những bài viết trong topic này, bạn sẽ thấy deny-me nói về cảm giác mà nhạc Trịnh Công Sơn đem lại rất đúng.
    ?oSống trên đời cần có một tấm lòng?. Nghe thế thì không hay lắm. Nghe cả đoạn thế này: ?oSống trên đời cần có một tấm lòng-để làm gì em biết không-để gió cuốn đi?? Thế đấy, dù chỉ để gió cuốn đi thì đã làm người vẫn cần có một tấm lòng, không thể khác, cứ ám ảnh cần có một tấm lòng, dù chỉ để dâng cho gió?
    03-04.09.03
    ...ngày mai sẽ nở hay tàn-nghe đi em tiếng bầy đàn xôn xao...
  8. deny_me

    deny_me Ma Xó

    Tham gia ngày:
    07/03/2003
    Bài viết:
    7.776
    Đã được thích:
    0
    hik.. đọc away nói về cấp độ thưởng thức tôi lại thấy rõ cái thói "ngả nón trông theo" của mình. Thường thì tôi nghe nhạc Trịnh( hay những nhạc khác nữa) ở cái cách của tôi ,có nghĩa là nghe theo cảm giác, xúc cảm, có chút đồng cảm. Bình phẩm, thì có khen có chê là điều tất yếu bởi bàn tay có mặt trái mặt phải, mọi sự vật đều có hai mặt, hay và dở, cũng như khi đưa ra bàn luận thì cuối cùng cũng chỉ chứng minh chân lý ngàn đời tác phẩm và tác giả ấy thực sự sống.Tôi không nghe người ta bình nhiều về Trịnh cũng bởi giữ lại những cảm xúc ban đầu của riêng tôi. Nhưng có lẽ nó cũng thể hiện cái bảo thủ, cái trì trệ và sức ỳ lớn. Có lẽ cũng phải tìm hiểu, học hỏi thêm nhiều nữa thôi.
    Nhìn lại, tôi muốn nói với hoabaoxuan rằng, không phải vào topic của bạn để quậy đâu, bản chất của vấn đề là bác
    nguoicuoicung muốn mọi người vào đây không chỉ có post thơ không, mà có những ý kiến của riêng mình, và tất hẳn có những trao đổi qua lại ( đối với tôi thì trao đổi học hỏi có lẽ đúng hơn cái từ tranh luận lần trước tôi nói) Có chăng cái cách nêu ra vấn đề của bác theo kiểu phản luận. đọc đến đoạn bác ấy viết:
    trong nhạc Trịnh không có miếng cơm , manh áo, không có hồn dân tộc, không có tính nhân văn. nhạc của Trịnh chỉ nhằm ve vãn, nịnh bợ một số người sống xa rời thực tế mà đang tự cho mình là cao siêu
    tôi lại giật mình. Uh thì nhạc Trịnh có cái bàng bạc cao siêu, nó mỏng manh, nhưng thực ra tâm hồn con người cũng là một thế giới nhập nhằng những ảo giác, trong lòng người có điều gì rõ ràng lắm đâu. Còn vì sao lại nói nhạc Trịnh không có tính nhân văn, tính dân tộc?
    Tính nhân văn phải chăng là tình người, tình đời thể hiện trong tác phẩm?. Trịnh Công Sơn đã nhặt nhạnh những tóc trắng, những tàn phai, những giọt mưa, hạt bụi, cái lăn lóc tận cùng của hòn cuội... rồi dung nạp tất cả vào lòng, rồi thả ra trong từng nốt nhạc... Không những vậy mà còn có nỗi đau khi phải chứng kiến những mất mát, bi kịch của con người trong cảnh nước mất nhà tan. :[blue]"xác người nào trôi sông, phơi trên ruộng đồng ... xác nào là em tôi dưới hố hầm này" Mùa xuân ơi, xác nuôi thơm cho đất ruộng cày .Việt Nam ơi, xác thêm hơi cho đất ngày mai " /blue] Tôi thử nghe lại những bài như " Người con gái da vàng" " chiều trên quê hương tôi" Huế,Sài Gòn, Hà Nội" xem đấy cũng có phải là tính nhân văn, tính dân tộc không?
    Hơn nữa, trong một số ca khúc của Trịnh, còn mang âm hưởng của ca dao dân ca, trữ tình, lắng đọng, mượt mà nhưng cũng sâu sắc không kém ( ở trọ, biết đâu nguồn cội...) Văn Cao cũng đã từng đánh giá về Trịnh Công Sơn rất cao kia mà: "Cái quyến rũ ở nhạc Trịnh Công Sơn ở chỗ không định ra một trường phái nào, một triết học nào mà vẫn thấm vào lòng người như suối tưới. Với những lời, ý đẹp và độc đáo đến bất ngờ hôn phối cùng một kết cấu đặc biệt như hình thức của dân ca... "
    Nói về nhạc Trịnh, dường như người ta cũng chỉ mới tìm đến những bài hát mang sắc thái buồn, trầm mà quên rằng nhạc sĩ vẫn ''''''''mỗi ngày tôi chọn một niềm vui" để có những tác phẩm giá trị trong gia tài của mình.
    ********
    lorsque les vents balaient les feuilles mortes dans les allees du parc.....Tu me manques beaucoup !
    Được deny_me sửa chữa / chuyển vào 15:47 ngày 04/09/2003
  9. Hoabaoxuan

    Hoabaoxuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/10/2002
    Bài viết:
    1.232
    Đã được thích:
    0
    Ối, Deny_me mà cũng nghĩ là tớ đang trách mọi người thật à? Tớ chỉ nói dỗi mát vài câu với ông chú lắm chuyện của tớ thui mờ, không có gì đâu, híc híc ... Mọi người cứ bàn luận thoải mái, miễn là đừng có bới móc quá đáng mà theo như tớ nói thì là "Đừng có dựng Trịnh Công Sơn từ dưới mồ dậy mà mổ xẻ nữa" thôi.
    Nhân đây, tớ muốn nói rõ ý hơn với mọi người, khi mở topic này, tớ muốn nhìn nhận Trịnh Công Sơn như một Con Người Thi Ca chứ không phải là một TCS nhạc sỹ. Mong mọi người hiểu...
    Tớ tôn trọng ý kiến của mọi người, nhưng đừng đi quá giới hạn của một cuộc Trao đổi . Và nữa, mọi người nên viết những bài ngắn gọn, xúc tích, cô đọng và sát với vấn đề hơn...
    Thân mến!
    *********
    Có chiếc lá bay ngược chiều gió thổi
    Mềm như em và xao xác như em!...

    Được hoabaoxuan sửa chữa / chuyển vào 17:23 ngày 04/09/2003
  10. nguoicuoicung

    nguoicuoicung Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/07/2002
    Bài viết:
    1.459
    Đã được thích:
    0
    Bạn away thân mến, chắc bạn hiểu tôi hơn ai hết ở đây. Tôi có hiểu quái gì về âm nhạc ca thi ca đâu. Nhưng tôi cũng biết về một số ca khúc của Trịnh không được phát hành rộng rãi cho lắm. Và tôi tham gia vào topic này, thực chất là muốn đi một vòng đến cái câu mà tôi tâm đắc
    Hai mươi năm nội chiến từng ngày
    Nhưng đáng buồn là công chúng bị lực đẩy định hướng suy tôn Trịnh là con người của Tình Ca. Người ta chỉ ca ngợi Trịnh ở những cái gọi là phiêu diêu, là lạ , khó nắm bắt. Thật khôi hài, làm gì có sự đánh giá cao nào qua cái thước đo là tác phẩm mang tính khó hiểu, lạ lẫm. Một tác phẩm dù trừu tượng, siêu thực, lập thể cũng phải có phương pháp để đánh giá, có cái hiểu để mà nhận xét. Chứ nhận định rằng, thi ca của ông này hay vì những cái khó hiểu, khó nắm bắt thì quả là không biết nói thế nào cho đủ. Như người đoàn người xếp hàng nhìn đĩa bay, ai cũng thấy đĩa bay, mỗi người nhìn thấy một kiểu đĩa bay và ai cũng thấy cái hay, cái hay vì khó hiểu
    À chợt nhận ra là mình đang ở nên chê Trịnh, vậy thì bới lông tìm vết, mổ xẻ câu chữ vậy. Người ta mang từng câu của Trịnh đem ra vận dụng ca ngợi thì mình cũng đem từng câu ra chê.
    Từ khi mất đi, Trịnh Công Sơn bắt đầu được đa phần giới trẻ để ý đến. Tất nhiên nhiều người trong số hộ đã từng nghe nhạc Trịnh trước kia, nhưng khi báo chí nhắc nhiều đến Trịnh sau rự ra đi vào cõi vĩnh hằng. Một số mới à một tiếng, nhạc ông này tôi nghe từ hồi bé xíu, tôi là thính giả từ lâu chứ không phải theo phong trào. Phải nói sự tuyên truyền của thông tin đại chúng được lặp nhiều lần. Gây tác động lan truyền rất hiệu quả, Trịnh được lăng xê vô tình hay hữu ý không ai dám chắc. Nhưng sự lên ngôi của nhạc Trịnh , ắt có lợi cho ai đó.
    Trịnh thường chọn những nội dung cầu toàn, như nhà văn, nhà thơ hay viết về mùa thu. Vì mùa thu thì ai mà chẳng thích, lá vàng, heo may, nắng hanh. Trịnh viết về tình yêu rất nhiều, cái thứ tình cảm yêu thượng lưu , cao cả, phái được chất đầy trong ca khúc Trịnh, không phải tình yêu đau đớn do ép duyên, giàu nghèo phân cách hay non nước điêu linh. Buồn đấy, nhưng buồn man mác, da diết nhẹ nhàng phù hợp với những cá tính không có cá tính. Nghĩa là tưởng mình có cá tính, có nội tâm, nhưng thực ra chẳng có cá tính hay nội tâm nào cả. Một sự cho vay mà Trịnh để cho đời mượn làm bình phong. Người ta mượn ca khúc của Trịnh để thể hiện cá tính của mình, đây là cái thành công nhất của Trịnh, một tầm nhìn mang tính chất chiến lược của nhà sản xuất thương mại, dạng như một loại sản phẩm mà ai dùng cũng được.

Chia sẻ trang này