1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thơ... Trịnh!

Chủ đề trong 'Thi ca' bởi Hoabaoxuan, 01/04/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Theo tôi thấy thì có vẻ như cái cuối cùng mà bác Nguoicuoicung muốn nói đến là công chúng yêu nhạc Trịnh Công Sơn chứ chả phải ông Trịnh Công Sơn , rằng những ai nghe và yêu nhạc Trịnh theo bác là không có cá tính , là thiếu cái này cái nọ , là đáng buồn ...vân vân ...đúng không nào ? Há chẳng phải chúng ta , nhân vô thập toàn , đang sống trong một thế giới đầy khiếm khuyết đấy ư ?
    Có cực này thì phải có cực kia , có yêu thì có ghét nên người như bác xuất hiện tôi cũng không thấy có gì lạ . Chê cái gì cũng dễ , vấn đề là chê thế nào ... Những cái dở , cái khiếm khuyết của nhạc Trịnh chẳng phải là khó thấy .
    Đọc đi đọc lại mãi những gì bác viết tôi vẫn không cảm thấy cái " thiện " , cái " nhân " , cái " tâm " trong những lập luận của bác , mà nghệ thuật là nhân văn , là từ tâm hồn con người mà ra nên để đánh giá nghệ thuật dù theo quan điểm nào đi nữa cũng sẽ thiếu tính thuyết phục nếu chỉ vin vào cái lý mà thiếu cái tình . Nghệ thuật không phải là toán học để mà đong mà đếm .
    Tôi đọc được một câu nói của nhà thơ quân đội Vương Trọng rằng " Câu thơ đọc xong , bài hát nghe xong đôi khi chẳng còn thấy thơ đâu , nhạc đâu mà đọng lại chỉ còn những thân phận ."
    Nghe nhiều bài nhạc Trịnh xong cái đọng lại không chỉ là thân phận người nhạc sỹ , mà còn là hàng triệu người cảm thấy bóng dáng thân phận mình trong đó . Chừng đó thôi cũng đủ để bao nhiêu người tỏ lòng kính trọng đến một người nhạc sỹ đã biết cách chạm đến những cung bậc rất sâu của tâm hồn họ .
    Ngày Trịnh Công Sơn mất , thằng em họ tôi phóng xe máy qua hơn 300 Km từ Ban Mê Thuột về tận Sài Gòn chỉ để đến thắp cho ông một nén hương . Giờ đọc những bài này chắc nó sẽ buồn lắm lắm .
    Rất mong rằng mọi chuyện chỉ dừng ở mức trao đổi như cô gái nhỏ nhắn lập ra topic này đã nói . Còn nếu muốn đi đến tận cùng , tôi nghĩ forum Thi-ca này sẽ phải ít nhiều sóng gió .
    Chúc mọi người một ngày nhiều niềm vui !
    Votrungh@
  2. away

    away Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    2.112
    Đã được thích:
    0
    Bạn nguoicuoicung,
    Có chung quan điểm với bạn là thích nhạc Trịnh Công Sơn không vì cái khó hiểu. Nghe ca ngợi Trịnh Công Sơn nhiều thì thi thoảng gặp một bài nêu ra những cái không hay trong nhạc của ông cũng thú vị lắm chứ. Coi như một sự thay đổi không khí của một thính phòng ấm cúng mà ngột ngạt, bước ra ban công cho mưa táp vào mặt.
    Vấn đề là nêu được cái không hay một cách hay ho hay không. Nếu hay thì dù nó đi lạc với tiêu chí chủ đề, chắc nó cũng được những người khách quan hưởng ứng. Tôi cũng không thể bắt bạn nói đúng, nói hay được. Vì như thế chẳng nhẽ những người nói đúng nói hay mới có quyền phát biểu quan điểm. Thêm vào đó, khó biết thế nào là đúng là hay khi chưa nói. Hơn nữa, một người phê bình hoàn toàn có quyền và nên thể hiện cá tính của mình. Để từ việc nói về cái phê bình mà tự nhiên đem lại cho người đọc những cảm giác mới lạ, thú vị trong cách phê bình.
    (Chúng) tôi ?ophê bình? bạn không phải vì bạn phê bình mà vì cách bạn phê bình thiếu sự tôn trọng và cân nhắc cần thiết. Tôi không cho việc trích dẫn là bới lông tìm vết. Nhưng thực tế ?ooái oăm? thế này: Trích dẫn cái đẹp thì chỉ một chữ ?ovèo? trong ?olá vàng trước gió khẽ đưa vèo? cũng được tốn bao nhiêu giấy mực, vì nó cô đọng và không phải ai cũng dùng được đúng lúc đúng chỗ. Nhưng nếu trích riêng bốn chữ để nói ?olá vàng trước gió? là câu quá nhiều người dùng rồi, nhàm thì cũng có thể cưỡng bức câu thơ ấy trở nên lãng nhách. Cái dở trong thơ, trong nhạc là rất nhiều, nhưng tóm đúng và xác định nó có đủ dở để cần lôi ra không lại không có nhiều người. Tôi không cần hiểu biết cũng có thể tóm ngay mấy chữ ?onịnh bợ, ve vãn? (và khá nhiều chữ, câu) mà bạn đính vào (một số) nhạc Trịnh Công Sơn để? đưa lên đồn trình báo. Cái đó không thể hiện cá tính, cách dùng chữ hay của người phê bình mà thể hiện một sự thiếu tôn trọng và áp đặt. Tôi là trọng tài lười, vốn là cầu thủ dự bị trong trận bóng địa phương, bất đắc dĩ phải cầm còi, lại không được đào tạo luật, định cứ chạy vòng vòng quanh sân mà xem đấu bóng, không định thổi còi. Nhưng bạn lỡ ?ođánh nguội? cầu thủ TCS nổi tiếng fairplay từ xứ ?ovô thường? về giao hữu. Định bênh ?otrai làng ta? nhưng khán giả đã đồng loạt đứng lên ?ola ó? vì sự rành rành đó?
    Tôi không thanh minh cho nhạc Trịnh Công Sơn vì ông lúc sống và lúc chết, chưa chắc đã cần cái đó. Chỉ xin đưa ra chút cảm tưởng để bạn hiểu thêm về người nghệ sỹ. Sáng tác với người nghệ sỹ tài năng gần như một nhu cầu thiết yếu. Họ sáng tác liên tục, không sáng tác là thấy bứt rứt. Người ta gọi là ?onghiệp chướng? cũng vì thế. Có thể một lúc nào đó, người ta tìm thấy một cách sáng tạo tác phẩm từ tốn hơn, chậm rãi hơn khi sáng tác đã trở thành một loại bản năng mới của họ. Họ không chỉ sáng tác trên vật thể mà còn sáng tác trên cách sống, cách giao tiếp với con người, với thiên nhiên. Vì vậy, sự sáng tác chúng ta thấy ít đi nhiều khi không phải là cạn kiệt mà là nó được dung hòa, san sẻ sang nhiều thứ khác chúng ta (có hoặc) không nắm bắt được. Và cứ thế, âm thầm làm cuộc sống đẹp lên bên cạnh những đóng góp mà chúng ta thấy trực tiếp.
    Người nghệ sỹ trẻ thường không có hoặc không cần quá nhiều sự sáng tác chậm rãi, nhấm nháp, lúc này là lúc họ bộc lộ một bản năng cuồn cuộn trong lòng. Cho đến một lúc nào đó thì người ta mới biến dòng thác thành dòng suối với một vẻ đẹp khác. Trịnh Công Sơn cho đến lúc mất chưa thể (bị) gọi là một nghệ sỹ già.
    Bên cạnh đó, người nghệ sỹ rất nhạy cảm với thời cuộc, hoàn cảnh xung quanh, sự ?obàng bạc? (tôi xin dùng ăn theo từ này) trong nhạc của Trịnh Công Sơn cũng là phản ánh kiếp người ở những thời điểm buồn bã, quạnh hiu nào đó. Các tác phẩm nghệ thuật thường được chia thành trước cách mạng và sau cách mạng, thường phản ánh giai đoạn lột xác, từ buồn bã, chán nản đến tin tưởng, sôi sục, lạc quan. Cách chia này cũng có cái đúng, ca ngợi cách mạng, nhưng đôi lúc lại vô tình giết chết tác phẩm khi mà người ta chỉ coi trọng cái sau khi đã lột xác. Mà không hiểu trước hay sau khi ?olột xác? (một ranh giới có thể đáng nhớ, có thể chỉ là một sự áp đặt phù phiếm), nếu nó là nghệ thuật thì nó vẫn là nghệ thuật. Nghệ thuật không phải cứ 100% là tin tưởng, sôi sục, lạc quan. ?oNối vòng tay lớn? cũng tuyệt mà ?oDiễm xưa? cũng xinh.
    Tôi đưa ra hai khởi nguồn (trong nhiều khởi nguồn) là ?onăng lực dồi dào? và ?osự nhạy cảm? để tìm về nguồn cội tại sao TCS sáng tác nhiều và có không ít tác phẩm ?obàng bạc?. Tôi tin Trịnh Công Sơn có đủ nhân cách để không bán mình cho thị hiếu tầm tầm. Việc có nhiều bài ?obàng bạc? cũng có thể là một hạn chế sáng tạo của ông. Nhưng sáng tạo vượt hẳn lên cái ?obàng bạc? của thời đại đâu phải muốn là có ngay, hiếm lắm, càng hiếm càng quý, và TCS cũng đã có được vài cái hiếm.
    Còn sự nhạy cảm của TCS ?olỡ? tạo ra thị hiếu thì đó đâu phải lỗi ở ông. Nếu ai làm cây tầm gửi bám vào nhạc TCS chỉ để khoe danh tiếng, trình độ thì cứ hỏi họ về cảm nhận vài câu hay trong nhạc TCS thì sẽ biết ai là ai đấy ngay mà. Sự dốt nát đeo mặt nạ đến lúc lộ ra còn xấu hổ gấp bội sự không biết. Khi ấy, họ phải lãnh hậu quả tất yếu cho mình. Đâu phải bực họ mà làm vấy đến TCS. Thêm nữa, dù có người mới thích TCS vì mới biết đến ông thì cũng không phải tội của họ, càng tốt chứ sao, tôi tin nhạc TCS làm tâm hồn người ta ít nhiều đẹp hơn. Vấn đề là họ có nuôi được ý thích thành thật không. Chuyện đó miễn bàn.
    Hì, tôi viết để viết chơi thôi, cũng không đòi bạn khách quan, thận trọng hơn làm gì nếu bạn thấy mình không quá chủ quan. Tôi thì tôi vẫn có vẻ thích nhạc Michael Learns To Rock hơn.
    Tạm biệt.
    [red]...ngày mai sẽ nở hay tàn-nghe đi em tiếng bầy đàn xôn xao... </FONT></FONT>
    Được away sửa chữa / chuyển vào 09:18 ngày 05/09/2003
  3. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2
    Hãy phân tích câu này:
    " Vùng u tối loài sâu ngủ quên trong tóc chiều" trong Dấu chân địa đàng.
    Thế cũng đủ cho hôm nay.
  4. nguoicuoicung

    nguoicuoicung Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/07/2002
    Bài viết:
    1.459
    Đã được thích:
    0
    Thế có nghĩa cậu nghĩ rằng tôi vào đây để gây loạn chăng . Tôi cũng từng bỏ một nửa tháng lương để mua vé vào nhà hát lớn Hà Nội nghe đêm nhạc tưởng niệm Trịnh . Và hôm ấy nghe ca sĩ Thanh Lam hát nhạc Trịnh mới thấy kinh tế thị trường là trên hết , có ai nghe Thanh Lam luyến láy giai điệu của Trịnh Công Sơn chưa nhỉ, có ai đến cái quán nhạc Tranh ở Thái Hà để xem Âu , Á kết hợp nhuần nhuyễn, vừa Bit Tơn vừa Trịnh , quả là thiên tài khi kết hợp hài hoà. Nhìn bọn chủ quán nhạc Tranh gặp khứa nào chiều khứa ấy mới cám cảnh cho nghệ thuật . Bọn tổ chức biểu diễn âm nhạc mới vì nghệ sĩ làm sao ?
    away cho rằng cậu ấy có thể viết được như Đặng thế Phong, điều ấy hoàn toàn có thể là sự thật, nó đơn giản như người ta bảo việc Cô Lôm Bô tìm ra châu Mỹ, ai cũng có thể tìm ra, chỉ cần biết đi biển. Một văn tài như away tựa như một thuyền trưởng giỏi, viết như Đặng thế Phong hay tìm ra châu Mỹ chỉ cần làm là được thôi.
    Tôi vẫn khẳng định trong những vô vàn nhạc phẩm của mình để lại cho đời, trong đó Trịnh cũng để lại nhiều ca khúc rất đáng ngưỡng mộ. Nhưng cái mà một số người suy tôn nhạc Trịnh vì chất thiền, chất phiêu diêu, trữ tình khó hiểu. Lại có người khi nghe thứ nhạc ấy thì cảm thấy có sức mạnh trong cuộc sống, có người lấy câu. Sống trên đời cần có tấm lòng để làm thành ngữ, chẳng phải cốt để định hướng cái thiện trong mình, mà cốt cho thiên hạ thấy rằng ta đây là người tử tế.
    Nhạc Trịnh có hay, nhưng chưa đến nỗi là dạng một tôn giáo để có các tông đồ. Nghe cái cô gái nói, nhạc Trịnh cho tôi sức mạnh, chẳng khác nào nghe tín đồ của Thanh hải đạo sư chỉ cần nhìn thấy ảnh sư phụ là vạn bệnh tiêu tan,bách bệch tiêu tán. Lại có người trách ( tôi không muốn dùng từ mỉa mai) người khác không qua khổ đau , mất mát lên không làm sao hiểu hết về nhạc Trịnh. Vậy xin hỏi cần phải có những nỗi đau, mất mát nào để hiểu nhạc Trịnh.
    [...lọc..]
    Được nsn sửa chữa / chuyển vào 09:56 ngày 06/09/2003
  5. nguoicuoicung

    nguoicuoicung Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/07/2002
    Bài viết:
    1.459
    Đã được thích:
    0
    Cuộc đời lúc lên ngôi thì quả là vô cùng, mới dạo nào Trịnh Công Sơn còn dáo dác, đi ngó trước về ngó sau, cửa đóng then cài im ỉm. Mười mấy năm, sau năm 74, Trịnh mới bỏ được cái nỗi lo nơm nớp trong lòng. Vừa dạo nọ là dòng nhạc uỷ mị, sầu não không lành mạnh, trong sáng nhoằng cái hôm nay đã thấy nào thì trong nhạc Trịnh có thơ, có thiền, có thân phận, có cả nét hoạ hình nữa, có cả sức mạnh để vươn lên sống và cả triết lý nữa. Không biết có ai nói dùng nhạc Trịnh để chữa bệnh kiểu công năng đặc trị hay để bói đề ,lô tô hôm nay sổ ra con gì chưa?
    Đừng nhận xét cái gì lớn hơn với giá trị đích thực của nó. Đừng lý tưởng cái chưa phải là lý tưởng. Đừng sùng bái một lý thuyết, tôn nó lên , rồi nhìn kiểu gì cũng thấy hào quang cả. Và tóm lại là đừng lừa dối nhau nữa. Hãy nghe Trịnh công Sơn nói trong Gia Tài Của Mẹ
    Hai mươi năm nội chiến từng ngày
  6. VANNAM

    VANNAM Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/09/2002
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    0
    hic''
    Cái gì ..."cuối cùng" cũng đáng chú ý...
    VANNAM
  7. virusHiV

    virusHiV Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/07/2003
    Bài viết:
    396
    Đã được thích:
    0
    Bâng quơ ghé qua đây, thấy bác nguoicuoicung so sánh thế này, buồn quá...
    Đọc những lời bác viết, tôi có cảm tưởng bác là người có suy nghĩ, và khá cẩn trọng trong lời nói. Tuy nhiên, đưa một nhạc sỹ đã thành danh để so sánh với một Giáo chủ của tà đạo bỉ ổi Thanh Hải Vô thượng sư , liệu có quá tàn nhẫn và cay nghiệt không
    Vốn không phải là tín đồ của TCS, nhưng tôi tìm thấy ở nhiều ca khúc của ông những nét đồng cảm, những khát vọng cuộc sống náu trong những ca từ đượm vẻ mênh mang. Tất nhiên, sở thích của từng người là khác nhau, khả năng cảm thụ của mọi người lại càng khác nữa, cho nên mâu thuẫn trong nhận định là không tránh khỏi.
    Trong tranh luận, điều tối kỵ là miệt thị một cách trần trụi hình tượng tôn thờ của người ta, mong bạn nguoicuoicung bình tĩnh hơn, và sáng suốt hơn...
    Thân!
    Được virushiv sửa chữa / chuyển vào 13:40 ngày 06/09/2003
  8. deny_me

    deny_me Ma Xó

    Tham gia ngày:
    07/03/2003
    Bài viết:
    7.776
    Đã được thích:
    0
    Gừng cay ơi nói thế thì có gì sai không nhỉ? Không hẳn cứ phải nói trắng nói trơn ra là yêu nhạc Trịnh như thế nào đâu, vì có nhiều cách. Nói như away đấy "Coi như một sự thay đổi không khí của một thính phòng ấm cúng mà ngột ngạt, bước ra ban công cho mưa táp vào mặt" . Cách bác nguoicuoicung nêu ra cũng là một cách một chút cảm nhận của riêng mình về nhạc Trịnh ở đây. Hơn nữa, nếu đọc kỹ xuyên suốt từ đầu thì thấy chuyện bác nguoicuoicung nêu ra ở đây là có lý, vì bác ấy muốn đưa ra một ý kiến từ bản thân mình ( cảm thấy không bằng lòng hay theo dư luận) để mọi người khẳng định lại nhạc trịnh là thế nào, người nghe nhạc trịnh là thế nào và nhận định đúng đắn về nhạc Trịnh hơn. Cái cách của bác ấy nói là ngược lại với vấn đề đang bàn nhưng cuối cùng cũng là để nêu lên vấn đề đó thôi. Bác nguoicuoicung không nói rằng bác ấy yêu nhạc trịnh như trong mấy bài gần đây, thì tôi cũng đã biết là như thế. bac ấy post ở đây chắc hẳn là có dụ ý chứ không phải là linh tinh .Có bàn gì nữa trong topic này thì hãy nói về nhạc trịnh, thơ trịnh và tác phẩm của ông thôi. Đừng quay về chuyện này nữa.
    Mình hoàn toàn phản đối với kiểu cứ bàn luận như thế phải rời đi nơi khác. Cần phải nghĩ sâu hơn về vấn đề để nói chuyển hay không chuyển. Nói nhiều về cái này tự dưng thấy thật chán. Và nếu có chuyển thì nên chuyển mấy cái bài cứ lai rai về chuyện bàn như thế nào cho đúng. Ý kiến của mình đến đây là hết.
    ********
    lorsque les vents balaient les feuilles mortes dans les allees du parc.....Tu me manques beaucoup !
  9. deny_me

    deny_me Ma Xó

    Tham gia ngày:
    07/03/2003
    Bài viết:
    7.776
    Đã được thích:
    0
    *********
    Kể ra thì bây giờ cũng có nhiều người thích bình phẩm lời nhạc thế, lại càng nhiều theo kiểu bới bèo ra bọ nữa, có khi còn xuyên tạc đi nữa ấy chứ.( tôi nói chung chung nhé) Tuy rằng ca từ là một phần tạo nên tác phẩm. Nhưng nhạc lại là yếu tố chính. Khi tôi nghe một bài hát rock chẳng hạn. Những ca từ như thế này
    Hey, hey, baby, when you walk that way,
    watch your honey drip, can''''t keep away.
    Ah yeah, ah yeah, ah, ah, ah.
    Ah yeah, ah yeah, ah, ah, ah
    Tôi chẳng thấy hay với ý nghĩa sâu xa gì cả nhưng âm nhạc thì vẫn tuyệt vời. Vậy đấy, với cá nhân tôi thì không thích mổ xẻ ca từ mà thích nghe và nếu có nói thì nói cảm nhận của cảm xúc mình khi nghe bài đó mà thôi.
    ********
    lorsque les vents balaient les feuilles mortes dans les allees du parc.....Tu me manques beaucoup !
    Được deny_me sửa chữa / chuyển vào 14:02 ngày 06/09/2003
  10. away

    away Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    2.112
    Đã được thích:
    0
    Bạn nguoicuoicung,
    Bạn khen tôi thế làm tôi ?ongộp thở? vì xúc động, quả khó viết tiếp, tôi chuyên gia lạc đường mà lại được ví như ?othuyền trưởng?. Cảm ơn bạn. Xin phép được trao đổi thêm một chút rồi thử ra ?obiển? nhúng ngón chân cái xem mình có còn sợ nước không.
    Nếu nhớ không nhầm, tôi có trình bày ngay những dòng đầu tiên của bài đầu tiên về sự cần thiết tính công bằng trong việc đánh giá giá trị tác phẩm. Đây là điểm tôi muốn được lưu ý nhất.
    Lại xin nói một chút về một số ca từ của Đặng Thế Phong và? mà tôi cho rằng mình ?oviết dễ ợt?. Ý tôi là dù cố nghĩ thế nào cũng không thể hay như (hoặc hay ít hơn chút ít) bạn tán dương. Và sát nghĩa hơn nữa, nếu những ca từ bạn khen ngợi đó là tiêu biểu của Đặng Thế Phong, so với khả năng viết ca từ của Trịnh Công Sơn thì thua xa. Đây là chỉ so sánh đơn thuần về ca từ, không kết hợp với nhạc, bài hát phần lớn hay ở nhạc. Phép so sánh này thực ra chỉ là chúng ta với nhau, cân đong đo đếm thử những gì vô lượng, với tư cách thính giả, độc giả. Tôi tin, ngoài đời, các tác giả chân chính không tốn thời gian so đo nhau như thế.
    Không biết nói thế nào để bạn không phật ý, nhưng như thế là bạn không công bằng. Không hề chi. Tôi và mọi người và chúng ta cũng có quyền thiên vị chứ. Vì vậy, sự thiên vị nhạc Trịnh Công Sơn nếu có cũng đâu có gì quá đáng. Sự thiên vị này tác giả liệu có cần đến và liệu có đủ bù đắp cho những ngày tháng ?othui thủi? và bị quy kết ?oủy mị, không trong sáng? như bạn nói? Nếu có ai nói nhạc Trịnh Công Sơn làm họ mạnh lên thì tôi cũng tin. Nếu bạn đã đọc ?oChiếc lá cuối cùng? của O?THenri, chỉ một chiếc lá rơi hay không rơi mà níu con người khỏi cái chết, thì chắc bạn cũng tin. Đằng sau chiếc lá ấy là mạng sống của một người nghệ sỹ. Ngay cả đạo giáo gì đó làm người ta nghe danh đã khỏi bệnh cũng có thể có, tinh thần người ta rất nhạy cảm, và đức tin chi phối rất nhiều về mặt tinh thần. Thế cũng tốt chứ sao. Nếu đáng lên án thì lên án đạo giáo ấy lợi dụng đức tin của người ta để trục lợi và đưa người ta đến nhiều cái mông muội. Còn nhạc Trịnh Công Sơn tôi cũng tin là nếu nghe và hiểu ít nhiều sẽ làm người ta có một tâm hồn đẹp hơn và mạnh hơn chứ không đưa con người đến sự bi lụy.
    Tôi đồng ý với bạn rằng: ?oĐừng nhận xét cái gì lớn hơn với giá trị đích thực của nó. Đừng lý tưởng cái chưa phải là lý tưởng. Đừng sùng bái một lý thuyết, tôn nó lên, rồi nhìn kiểu gì cũng thấy hào quang cả. Và tóm lại là đừng lừa dối nhau nữa.?
    Và tôi cũng muốn bổ sung: Không nên ?ogiận cá chém thớt?. Những con người lừa dối không phải do Trịnh Công Sơn tạo ra. Bạn có quyền đối xử với họ tương đối nặng nề. Nhưng với nhạc Trịnh Công Sơn thì vẫn cần một sự đối xử trân trọng.
    Những tác phẩm dở, được trình diễn dở, xếp hạng cao, lăng xê, đắt hàng thì lỗi trước tiên là ở người cho trình diễn và xếp hạng, rồi trách đến khán giả thẩm mỹ kém, sau rốt mới là người trình diễn và tác giả vì tác giả có những tác phẩm dở thì làm sao anh ta đủ trình độ biết là mình dở hoặc anh ta cũng như người trình diễn làm gì có đủ bản lĩnh để không cung theo cầu cho miếng cơm manh áo. Nhưng khi phê phán thì chúng ta lại phê phán tác giả và người trình diễn trước tiên, hăng hái nhất, phần nào vì họ có một mình, dư luận thì đông, người đánh giá thì quyền thế, đụng vào chảy máu. Cứ thế, chẳng giải quyết được vấn đề gì, dư luận bắt đầu nhảy vào cuộc đấu khẩu, chỉ thành fan và anti-fan cãi nhau. Những người có lỗi lớn thì cứ bình chân như vại và ung dung mắc lỗi tiếp. Sự bất mãn nhầm mục tiêu thường hình thành thói quen cằn nhằn và làm mọi việc xấu đi.
    Với óc phê phán mất phương hướng sẽ dẫn đến sự quy kết. Nghe nhạc Trịnh Công Sơn đúng vào bài ?oNối vòng tay lớn? thì bảo TCS chỉ biết viết cổ động, không êm đềm gì cả. Nghe vào bài ?oDiễm xưa? thì bảo chỉ biết buồn. Nghe bài ?oGia tài của mẹ? thì lại bảo hiện thực quá, mất đi vẻ mơ màng của nghệ thuật. Thực ra, 3 người đó chỉ nói theo cách mà họ muốn tác phẩm trở thành, như kiểu ?othầy bói xem voi?. Dường như không bao giờ nhận ra tác giả có một tâm hồn rất phong phú, bằng rất nhiều cảm quan của họ gộp lại, mỗi cái họ muốn đều có trong sự nghiệp âm nhạc của tác giả. Có điều, họ không tìm thấy. Có lẽ, họ không muốn tìm. Vì như thế, họ lại phải phê bình sự hạn hẹp và áp đặt nội dung nghệ thuật của mình.
    Nếu bạn không dùng một số từ ngữ và cách ví von không hợp lý, tôi hoàn toàn đồng ý với cách lật lại vấn đề của bạn. Khi ấy, nó không quá cảm tính. Và người lập ra topic này cũng như các mod sẽ không quá cảm tính mà đòi hỏi 100% sự dịu dàng trong thica (vốn không chỉ có nghĩa là dịu dàng). Chính những người như bạn sẽ làm thica tốt hơn nếu bạn nâng niu hơn câu chữ của mình.
    Tôi thấy có bạn bảo nên im lặng tập thể. Đó cũng là giải pháp hay với những người hay ?osủa bậy? (thuật ngữ này mót được ở đất thảo luận), những người nói chỉ để mạt sát, rủa xả. Nhưng tôi tin nguoicuoicung nói với ít nhiều tinh thần muốn làm sáng tỏ một vấn đề thì tại sao không cùng nhau bổ sung những điều chưa hợp lý.
    Ttvnol có cả trăm ngàn thành viên, nhưng cũng có đến hàng trăm diễn đàn. Nếu phân lẻ ra thì mỗi diễn đàn chẳng có được bao nhiêu thành viên. Diễn đàn thica có thêm được những người như nguoicuoicung hay những cuộc thảo luận về nghệ thuật, tác phẩm chắc sẽ bớt nguội lạnh hoặc tẻ nhạt. Tôi nghĩ chúng ta cũng có thể dừng ở đây và thảo luận các vấn đề khác trước khi có một cái nhìn sâu sắc hơn về cái hay và cả cái dở trong nhạc, thơ Trịnh Công Sơn. Để ông được đánh giá đúng. Dù có thể đã muộn màng.
    Một lần nữa cảm ơn sự đánh giá ?ocông bằng? của bạn với tôi. Cái việc cảm ơn này lại đẩy tôi vào chỗ ?okhông khiếm tốn? mất rồi.
    Xin lỗi ?ochủ nhà? hoabaoxuan, nếu bạn cần một lời xin lỗi vì tôi đi lạc đề.
    ...ngày mai sẽ nở hay tàn-nghe đi em tiếng bầy đàn xôn xao...

Chia sẻ trang này