1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thơ, văn, các bài viết hay về Quảng Ngãi

Chủ đề trong 'Quảng Ngãi' bởi thienansongtra, 06/01/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thienansongtra

    thienansongtra Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/04/2004
    Bài viết:
    1.023
    Đã được thích:
    2
    Thơ, văn, các bài viết hay về Quảng Ngãi

    Trong mỗi chúng ta, ai cũng mang trong tim hình bóng quê hương và dù có ở đâu, làm gì thì chúng ta vẫn là người con của đất Quảng thân yêu.

    Quê hương nếu ai không nhớ,
    Sẽ không lớn nổi thành người.
    (Đỗ Trung Quân)​

    Và có đôi khi, giữa cuộc sống bộn bề, ta nhớ về quê nhà với bao kỷ niệm tuổi thơ êm đềm. Hay bất chợt ta đọc được ở đâu đó những bài thơ về Quảng Ngãi rầt hay. Vậy thì, còn chần chờ gì nữa mà không post lên đây để cùng chia sẻ với mọi người.

    Nào, TAST mở hàng với 2 câu thơ (hổng biết đọc được ở đâu nữa )

    Ai về xứ Quảng xa xôi,
    Nhớ sông Trà Khúc sóng dồi lăn tăn.​

    Ờ, còn chút nữa

    Bao giờ Thiên Ấn hết tranh,
    Sông Trà hết nước anh đành xa em.​

    Nhắn Noibuonxaxu và mọi người: Ai có những bài thơ về QN lần trước post ở topic Đồng hương Quảng Ngãi, thì giờ các bạn copy post lên đây nhé.
  2. thienansongtra

    thienansongtra Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/04/2004
    Bài viết:
    1.023
    Đã được thích:
    2
    Tôi là người Quảng Ngãi chinh hiệu, vì vậy nên hai tiếng Quảng Ngãi đối với tôi rất thiêng liêng. Quảng Ngãi bây giờ khác xưa rất nhiều. Tôi còn nhớ mỗi lần đi học (tôi ở quê xuống học trường tỉnh mà) phải đi trên những con đường đầy đủ đất đá và bụi. Mỗi khi mùa mưa đến tụi bạn tôi lại chạy ra sông Trà xem nước lũ tràn về, có đứa còn lấy bè chuối thả sông vớt củi. Buồn cười nhất là mấy đứa nhỏ ở thị xã hình như chưa bao giờ thấy có nước nhiều như vậy nên bọn chúng suốt ngày bì bỏm trên biển nước, đang ngập tràn đầy thị xã.
    Bây giờ thì đã hết rồi. Những con đường ngày trước giờ đã được bê tông hóa rồi. Những con đường làng giờ đây không còn nữa, có chăng nữa thì nó cũng nằm trong trí nhớ của chúng tôi thôi, những đứa trẻ bây giờ suốt ngày xem tivi hay chơi điện tử chứ đâu như tụi tôi ngày trước, sáng dậy đã dẫn đàn bò ra ngoài đồng, chiều về lại đi cắt cỏ. Xóm tôi bây giờ đã đi Sài Gòn hết rồi nào già nào trẻ nào là vợ chồng ... đủ cả. Chỉ tội cho lũ con, chúng chỉ việc ở nhà chơi và chơi mà thôi.
    Thị xã Quảng Ngãi giờ cũng hết ngập nước nữa rồi, sông Trà giờ bờ đê bao cao mút. Còn lòng sông Trà giờ cũng chỉ còn lại vài vũng nước lơ thơ. Và bọn trẻ thị xã cũng không còn lội nước nước nữa, bây giờ đã có những bể bơi rồi, cón biển ở gần rồi.
    Thị xã Quảng Ngãi sau nhiều năm đi qua vẫn không có thay đổi gì lớn lắm. Tuy giờ đã được nhiều người biết đến nhưng đó cũng chỉ là biết đến với mối quan hệ về con người mà thôi, biết đến Quảng Ngãi với những con người chịu khó cần cù với câu nói Quảng Nam hay cãi, Quảng Ngãi hay co.
    Về Quảng Ngãi bây giờ đã có nhiều đường hơn, và những cây trứng cá giờ hầu như không còn nữa, thay vào đó là cây những hàng cây sữa tràn đây, không khéo rồi đây đường phố Quảng Ngãi trở thành đường phố Hà Nội thôi. Đã có nhiều khu công nghiệp được mở ra. Nhiều tuyến đường chiến lược được làm. Nhiều công trình được xây dựng khang trang. Tuy nhiên những công trình mang tính biểu tượng mang tính đột phá vẫn chưa có. Và chúng ta vẫn phải nhìn về Dung Quất với bao hi vọng và lo lắng. Hi vọng về một cơ hội, một sự đột phá đang hiện hữu cụ thể ở quê hương chúng ta.
    Và khi những hi vọng vẫn là những hi vọng thì mỗi khi nhớ về Quảng Ngãi chúng ta vẫn phải nhớ về núi Ấn sông Trà, nhớ về vị vua rái cá, nhớ về những bờ xe nước ngày xưa mà thôi.
    Quê tôi có những dòng sông nhỏ
    Có mùa nước lũ có ngày hè khô
    Dòng sông nào rồi cũng phải ra biển lớn
    Nhưng sao dòng sông tôi
    Vẫn chảy mãi theo kỉ niệm tuổi thơ.
    Về những ngày hè thả diều hái phượng
    Về ngày mưa tắm mát tuổi ngây thơ
    Quê hương ơi,
    Quê hương ơi,
    Dòng sông nào rồi cũngchảy ra biển lớn
    Và dòng sông tôi cũng chỉ có một bến bờ.
    (nvukimqn)
  3. thienansongtra

    thienansongtra Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/04/2004
    Bài viết:
    1.023
    Đã được thích:
    2
    Tôi là người Quảng Ngãi chinh hiệu, vì vậy nên hai tiếng Quảng Ngãi đối với tôi rất thiêng liêng. Quảng Ngãi bây giờ khác xưa rất nhiều. Tôi còn nhớ mỗi lần đi học (tôi ở quê xuống học trường tỉnh mà) phải đi trên những con đường đầy đủ đất đá và bụi. Mỗi khi mùa mưa đến tụi bạn tôi lại chạy ra sông Trà xem nước lũ tràn về, có đứa còn lấy bè chuối thả sông vớt củi. Buồn cười nhất là mấy đứa nhỏ ở thị xã hình như chưa bao giờ thấy có nước nhiều như vậy nên bọn chúng suốt ngày bì bỏm trên biển nước, đang ngập tràn đầy thị xã.
    Bây giờ thì đã hết rồi. Những con đường ngày trước giờ đã được bê tông hóa rồi. Những con đường làng giờ đây không còn nữa, có chăng nữa thì nó cũng nằm trong trí nhớ của chúng tôi thôi, những đứa trẻ bây giờ suốt ngày xem tivi hay chơi điện tử chứ đâu như tụi tôi ngày trước, sáng dậy đã dẫn đàn bò ra ngoài đồng, chiều về lại đi cắt cỏ. Xóm tôi bây giờ đã đi Sài Gòn hết rồi nào già nào trẻ nào là vợ chồng ... đủ cả. Chỉ tội cho lũ con, chúng chỉ việc ở nhà chơi và chơi mà thôi.
    Thị xã Quảng Ngãi giờ cũng hết ngập nước nữa rồi, sông Trà giờ bờ đê bao cao mút. Còn lòng sông Trà giờ cũng chỉ còn lại vài vũng nước lơ thơ. Và bọn trẻ thị xã cũng không còn lội nước nước nữa, bây giờ đã có những bể bơi rồi, cón biển ở gần rồi.
    Thị xã Quảng Ngãi sau nhiều năm đi qua vẫn không có thay đổi gì lớn lắm. Tuy giờ đã được nhiều người biết đến nhưng đó cũng chỉ là biết đến với mối quan hệ về con người mà thôi, biết đến Quảng Ngãi với những con người chịu khó cần cù với câu nói Quảng Nam hay cãi, Quảng Ngãi hay co.
    Về Quảng Ngãi bây giờ đã có nhiều đường hơn, và những cây trứng cá giờ hầu như không còn nữa, thay vào đó là cây những hàng cây sữa tràn đây, không khéo rồi đây đường phố Quảng Ngãi trở thành đường phố Hà Nội thôi. Đã có nhiều khu công nghiệp được mở ra. Nhiều tuyến đường chiến lược được làm. Nhiều công trình được xây dựng khang trang. Tuy nhiên những công trình mang tính biểu tượng mang tính đột phá vẫn chưa có. Và chúng ta vẫn phải nhìn về Dung Quất với bao hi vọng và lo lắng. Hi vọng về một cơ hội, một sự đột phá đang hiện hữu cụ thể ở quê hương chúng ta.
    Và khi những hi vọng vẫn là những hi vọng thì mỗi khi nhớ về Quảng Ngãi chúng ta vẫn phải nhớ về núi Ấn sông Trà, nhớ về vị vua rái cá, nhớ về những bờ xe nước ngày xưa mà thôi.
    Quê tôi có những dòng sông nhỏ
    Có mùa nước lũ có ngày hè khô
    Dòng sông nào rồi cũng phải ra biển lớn
    Nhưng sao dòng sông tôi
    Vẫn chảy mãi theo kỉ niệm tuổi thơ.
    Về những ngày hè thả diều hái phượng
    Về ngày mưa tắm mát tuổi ngây thơ
    Quê hương ơi,
    Quê hương ơi,
    Dòng sông nào rồi cũngchảy ra biển lớn
    Và dòng sông tôi cũng chỉ có một bến bờ.
    (nvukimqn)
  4. thienansongtra

    thienansongtra Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/04/2004
    Bài viết:
    1.023
    Đã được thích:
    2
    Bài này TAST đã post ở topic Đồng Hương Quảng Ngãi, giờ chuyển qua đây thích hợp hơn nhé. Hổng phải câu bài đâu à.
    Ngày xưa, đã có một thời tôi từng nghĩ rằng: thành phố là thiên đường của tất cả. Bởi ở đó có tất cả sự tiện nghi mà ở quê không bao giờ có được. Thế nhưng tôi lại không biết rằng đó chỉ là sự cám dỗ đối với những đứa cạn nghĩ như tôi mà thôi. Bởi không có bất cứ thứ gì mà ta có thể có được một cách dễ dàng cả.
    Ngày xưa, tôi mê Mực tím, và cũng rất thích viết, thế nhưng tôi chỉ có niềm đam mê mà không có sự sáng tạo vì thế mà mãi mãi tôi cũng vẫn chỉ ấp ủ những gì tôi suy nghĩ mà thôi. Tôi cho rằng thành phố thì có nhiều cảm hứng để có thể viết nên truyện. Chứ có hay đâu ở đó chỉ có khói bụi và sự bon chen của cuộc sống.
    Bốn năm đại học, tôi quen dần với cuộc sống thành phố và cũng có cái nhìn khác về nó. Những ngày ngược xuôi cùng với những người bạn đi tìm việc làm thêm, tôi mới thật sự thấm thía với những vất vả cực nhọc của ba má và các anh chị ở quê nhà đã lo lắng cho tôi. Những chiều trời mưa, nước giăng kín cả bầu trời, tôi lại thích lên tận lầu ba của trường để ngắm mưa và tìm hướng nhà mình. Nhưng sao những lúc như vậy tôi lại không có chút cảm xúc nào để viết nên những câu văn hay những vần thơ nào cả. Tôi chỉ thấy lòng mình thật trống rỗng và buồn, một cảm giác buồn không tên và man mác. Những đêm không ngủ, nằm lắng nghe tiếng đêm của thành phố, nhưng chỉ có tiếng động cơ ồn ào, tiếng nhạc vọng lại từ các quán cafe hay nơi bán CD... Lúc ấy tôi mới hay, mình thật may mắn khi có một tuổi thơ nơi miền quê yên lành và trong trẻo.
    Thành phố những ngày mưa buồn, nhớ nhà và nhớ quê da diết. Thèm một mùi hương mạ non thoang thoảng, nhưng chỉ có khói bụi và nắng gió. Thành phố rì rầm tiếng xe và inh ỏi tiếng còi không có rì rào tiếng gió và lao xao những nắng trên cao. Thành phố có những ô nhà vuông như những hộp đồ chơi của trẻ con, đường phố ngoằn ngoèo nhưng sạch sẽ vì được lát bằng bê tông chứ không lầy lội như những con đường quê. Thành phố có những con sông nước không bao giờ xanh mát, chỉ đen kịt một màu như vắt kiệt nỗi đau. Thành phố của sắc màu khi buông xuống màn đêm, của những cuộc vui thâu đêm suốt sáng, của những sang - hèn cách biệt nhau. Không như quê mình chia sẻ những niềm đau, người dân quê thật thà và chân chất, không lọc lừa không dối gian nhau.
    Thành phố không có những chiều đi dọc trên con đê và lắng nghe gió hát. Không có cả những khung trời dịu mát, để thả hồn theo ngọn gió mơn man. Thành phố của những tất bật và lo toan, của dòng chảy cuộc đời như vòng xoay vô tận. Thành phố ồn ào tưởng chừng như bất tận thế nhưng vẫn còn những giây phút cô đơn.
    Bây giờ thì tôi không còn ngây thơ cho rằng thành phố là thiên đường nữa, và cũng không cảm thấy nó thơ mộng như trong mơ của ngày xưa. Thực tại cuộc sống với tất cả những gì mà tôi đã trải qua, những buồn vui, những bài học mà mấy khi có được trong đời, những người bạn và tất cả mọi thứ xung quanh, đã làm cho tôi tỉnh ra giấc mộng của ngày xưa, để có thể sống thực hơn với những gì đang diễn ra. Và giờ đây tôi cũng đang lao vào vòng xoáy của cuộc sống nơi thành phố với một việc làm tương đối là ổn định. Tôi không còn mộng mơ như hồi tuổi còn mười tám, nhưng cũng không quá khép kín lòng mình để có thể thấy được mỗi ngày mình đang sống ở đây là mỗi ngày mình thực hiện một điều ước mà ngày xa xưa lắm mình vẫn thường hay mơ.
  5. thienansongtra

    thienansongtra Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/04/2004
    Bài viết:
    1.023
    Đã được thích:
    2
    Bài này TAST đã post ở topic Đồng Hương Quảng Ngãi, giờ chuyển qua đây thích hợp hơn nhé. Hổng phải câu bài đâu à.
    Ngày xưa, đã có một thời tôi từng nghĩ rằng: thành phố là thiên đường của tất cả. Bởi ở đó có tất cả sự tiện nghi mà ở quê không bao giờ có được. Thế nhưng tôi lại không biết rằng đó chỉ là sự cám dỗ đối với những đứa cạn nghĩ như tôi mà thôi. Bởi không có bất cứ thứ gì mà ta có thể có được một cách dễ dàng cả.
    Ngày xưa, tôi mê Mực tím, và cũng rất thích viết, thế nhưng tôi chỉ có niềm đam mê mà không có sự sáng tạo vì thế mà mãi mãi tôi cũng vẫn chỉ ấp ủ những gì tôi suy nghĩ mà thôi. Tôi cho rằng thành phố thì có nhiều cảm hứng để có thể viết nên truyện. Chứ có hay đâu ở đó chỉ có khói bụi và sự bon chen của cuộc sống.
    Bốn năm đại học, tôi quen dần với cuộc sống thành phố và cũng có cái nhìn khác về nó. Những ngày ngược xuôi cùng với những người bạn đi tìm việc làm thêm, tôi mới thật sự thấm thía với những vất vả cực nhọc của ba má và các anh chị ở quê nhà đã lo lắng cho tôi. Những chiều trời mưa, nước giăng kín cả bầu trời, tôi lại thích lên tận lầu ba của trường để ngắm mưa và tìm hướng nhà mình. Nhưng sao những lúc như vậy tôi lại không có chút cảm xúc nào để viết nên những câu văn hay những vần thơ nào cả. Tôi chỉ thấy lòng mình thật trống rỗng và buồn, một cảm giác buồn không tên và man mác. Những đêm không ngủ, nằm lắng nghe tiếng đêm của thành phố, nhưng chỉ có tiếng động cơ ồn ào, tiếng nhạc vọng lại từ các quán cafe hay nơi bán CD... Lúc ấy tôi mới hay, mình thật may mắn khi có một tuổi thơ nơi miền quê yên lành và trong trẻo.
    Thành phố những ngày mưa buồn, nhớ nhà và nhớ quê da diết. Thèm một mùi hương mạ non thoang thoảng, nhưng chỉ có khói bụi và nắng gió. Thành phố rì rầm tiếng xe và inh ỏi tiếng còi không có rì rào tiếng gió và lao xao những nắng trên cao. Thành phố có những ô nhà vuông như những hộp đồ chơi của trẻ con, đường phố ngoằn ngoèo nhưng sạch sẽ vì được lát bằng bê tông chứ không lầy lội như những con đường quê. Thành phố có những con sông nước không bao giờ xanh mát, chỉ đen kịt một màu như vắt kiệt nỗi đau. Thành phố của sắc màu khi buông xuống màn đêm, của những cuộc vui thâu đêm suốt sáng, của những sang - hèn cách biệt nhau. Không như quê mình chia sẻ những niềm đau, người dân quê thật thà và chân chất, không lọc lừa không dối gian nhau.
    Thành phố không có những chiều đi dọc trên con đê và lắng nghe gió hát. Không có cả những khung trời dịu mát, để thả hồn theo ngọn gió mơn man. Thành phố của những tất bật và lo toan, của dòng chảy cuộc đời như vòng xoay vô tận. Thành phố ồn ào tưởng chừng như bất tận thế nhưng vẫn còn những giây phút cô đơn.
    Bây giờ thì tôi không còn ngây thơ cho rằng thành phố là thiên đường nữa, và cũng không cảm thấy nó thơ mộng như trong mơ của ngày xưa. Thực tại cuộc sống với tất cả những gì mà tôi đã trải qua, những buồn vui, những bài học mà mấy khi có được trong đời, những người bạn và tất cả mọi thứ xung quanh, đã làm cho tôi tỉnh ra giấc mộng của ngày xưa, để có thể sống thực hơn với những gì đang diễn ra. Và giờ đây tôi cũng đang lao vào vòng xoáy của cuộc sống nơi thành phố với một việc làm tương đối là ổn định. Tôi không còn mộng mơ như hồi tuổi còn mười tám, nhưng cũng không quá khép kín lòng mình để có thể thấy được mỗi ngày mình đang sống ở đây là mỗi ngày mình thực hiện một điều ước mà ngày xa xưa lắm mình vẫn thường hay mơ.
  6. levantam20_11

    levantam20_11 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2004
    Bài viết:
    539
    Đã được thích:
    0
    Có cái này rất hay mà Bianconeri 194 viết, www.ttvnol.com/ttvnlife/topic/470991
  7. levantam20_11

    levantam20_11 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2004
    Bài viết:
    539
    Đã được thích:
    0
    Có cái này rất hay mà Bianconeri 194 viết, www.ttvnol.com/ttvnlife/topic/470991
  8. curio

    curio Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2004
    Bài viết:
    1.036
    Đã được thích:
    0
    Nối lại sự sống
    Bệnh viện Quảng Ngãi không lớn, và cũng không phải là bệnh viện "điển hình, tiên tiến" vì nhiều lý do. Người bệnh kêu ca bệnh viện này không ít, và cũng bởi rất nhiều lý do. Nhưng ở bệnh viện này có một "bàn tay vàng" mà khi nhắc tới, không một ai, dù khó tính tới đâu, lại không thốt lời ca ngợi.
    "Bàn tay vàng" ấy đã 5 lần cho tới nay nối lại sự sống cho những bàn tay, những cẳng chân, những ngón tay bị đứt lìa do tai nạn. Hầu hết là tai nạn lao động. Trong 5 trường hợp nối kết thành công các chi bị đứt lìa của các nạn nhân mà bác sĩ Lê Văn Thiều Bệnh viện Quảng Ngãi đã thực hiện, thì cả 5 trường hợp đều rơi vào người nghèo. Cụ thể, là những người lao động nghèo.
    Trường hợp đầu tiên là anh công nhân Đặng Văn Lưu, quê Thanh Hóa, vào Quảng Ngãi làm việc ở một công ty xây dựng và bị máy xúc cắt lìa một cẳng chân. Sự việc xảy ra năm 2001, và đó là ca phẫu thuật đầu tiên mà bác sĩ Lê Văn Thiều cùng các cộng sự của mình ở Bệnh viện Quảng Ngãi đã "kết nối" thành công sự sống cho chiếc chân tưởng đã vĩnh viễn đứt lìa của một người lao động nghèo. Anh Lưu sau 2 tháng điều trị đã ra viện bằng... hai chân, khỏe mạnh.
    Trường hợp thứ 5, xảy ra cách đây 1 tháng, bác sĩ Thiều đã "kết nối" thành công một cánh tay đứt lìa của cô gái người dân tộc H''re Đinh Thị Hồng, 24 tuổi, quê huyện Ba Tơ, khi cô phát rẫy vô ý để rựa phạt? đứt cánh tay phải của mình. Dĩ nhiên, một số kiến thức thường thức về sơ cứu là bắt buộc phải biết trước khi đưa nạn nhân về bệnh viện tỉnh, nhưng từ đó, sự "mầu nhiệm" nếu ta có thể nói như thế, đã xảy ra. Và không chỉ một lần. Ai cũng biết, trong tình trạng ngành y tế của chúng ta có quá nhiều những bất cập, trong lúc không ít thầy thuốc đã không giữ được mình trước sự cám dỗ độc ác của "phần trăm" giá đơn thuốc cũng như cách làm việc "chân trong chân ngoài" mà ai cũng biết "chân ngoài" luôn to hơn "chân trong", thì những kỳ tích như 5 lần cứu lại sự sống cho những cánh tay cẳng chân đứt lìa của nạn nhân, mà toàn là nạn nhân nghèo, có thể được xem là một "điểm sáng" của ngành y, không chỉ trong phạm vi nhỏ bé của một tỉnh Quảng Ngãi.
    Tôi biết, từ sau ca phẫu thuật thành công nối lại cẳng chân cho anh Lưu, nhiều bệnh viện lớn trong nước đã "để mắt" tới người bác sĩ lặng lẽ quê Quảng Ngãi này, và đã có không ít lời mời anh đến làm việc cho những bệnh viện lớn hơn, nhiều phương tiện, nhiều điều kiện chuyên môn, và cũng nhiều đãi ngộ hơn. Nhưng cho tới nay, bác sĩ Lê Văn Thiều vẫn còn "trụ" lại Bệnh viện Quảng Ngãi. Có thể cũng bởi nhiều lý do. Tôi biết, trong nhiều lý do ấy có một lý do: nếu tất cả những bác sĩ tài năng đều lần lượt rời những bệnh viện nhỏ như Bệnh viện Quảng Ngãi để tới những nơi "nhiều ánh sáng" hơn, thì những bệnh nhân nghèo ở những nơi như Quảng Ngãi còn biết trông cậy vào ai? Mà người nghèo mới thường hay bị ốm đau, bị tai nạn, bị rủi ro. Nếu họ lại tiếp tục bị ruồng bỏ nữa, bởi giá thuốc "trên trời", bởi sự thiếu quan tâm, bởi những người thiếu chuyên môn và cả y đức, thì họ chỉ còn nước? đứt. Đứt hẳn. Những bàn tay, ngón tay, cẳng chân của người nghèo được ê-kíp của bác sĩ Thiều nối cho sống lại, liền lại, là những gì tốt đẹp nhất mà con người có thể làm cho con người, mà y học có thể cứu giúp con người. Nó như một câu chuyện cổ tích, có điều, đây không phải là chuyện tưởng tượng hay huyền hoặc. Đây là chuyện thật, và nó vẫn xuất hiện ngay giữa thời có bao chuyện đau lòng không tưởng được đang xảy ra.
    (Thanh Thảo - Báo Thanh niên)
  9. curio

    curio Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2004
    Bài viết:
    1.036
    Đã được thích:
    0
    Nối lại sự sống
    Bệnh viện Quảng Ngãi không lớn, và cũng không phải là bệnh viện "điển hình, tiên tiến" vì nhiều lý do. Người bệnh kêu ca bệnh viện này không ít, và cũng bởi rất nhiều lý do. Nhưng ở bệnh viện này có một "bàn tay vàng" mà khi nhắc tới, không một ai, dù khó tính tới đâu, lại không thốt lời ca ngợi.
    "Bàn tay vàng" ấy đã 5 lần cho tới nay nối lại sự sống cho những bàn tay, những cẳng chân, những ngón tay bị đứt lìa do tai nạn. Hầu hết là tai nạn lao động. Trong 5 trường hợp nối kết thành công các chi bị đứt lìa của các nạn nhân mà bác sĩ Lê Văn Thiều Bệnh viện Quảng Ngãi đã thực hiện, thì cả 5 trường hợp đều rơi vào người nghèo. Cụ thể, là những người lao động nghèo.
    Trường hợp đầu tiên là anh công nhân Đặng Văn Lưu, quê Thanh Hóa, vào Quảng Ngãi làm việc ở một công ty xây dựng và bị máy xúc cắt lìa một cẳng chân. Sự việc xảy ra năm 2001, và đó là ca phẫu thuật đầu tiên mà bác sĩ Lê Văn Thiều cùng các cộng sự của mình ở Bệnh viện Quảng Ngãi đã "kết nối" thành công sự sống cho chiếc chân tưởng đã vĩnh viễn đứt lìa của một người lao động nghèo. Anh Lưu sau 2 tháng điều trị đã ra viện bằng... hai chân, khỏe mạnh.
    Trường hợp thứ 5, xảy ra cách đây 1 tháng, bác sĩ Thiều đã "kết nối" thành công một cánh tay đứt lìa của cô gái người dân tộc H''re Đinh Thị Hồng, 24 tuổi, quê huyện Ba Tơ, khi cô phát rẫy vô ý để rựa phạt? đứt cánh tay phải của mình. Dĩ nhiên, một số kiến thức thường thức về sơ cứu là bắt buộc phải biết trước khi đưa nạn nhân về bệnh viện tỉnh, nhưng từ đó, sự "mầu nhiệm" nếu ta có thể nói như thế, đã xảy ra. Và không chỉ một lần. Ai cũng biết, trong tình trạng ngành y tế của chúng ta có quá nhiều những bất cập, trong lúc không ít thầy thuốc đã không giữ được mình trước sự cám dỗ độc ác của "phần trăm" giá đơn thuốc cũng như cách làm việc "chân trong chân ngoài" mà ai cũng biết "chân ngoài" luôn to hơn "chân trong", thì những kỳ tích như 5 lần cứu lại sự sống cho những cánh tay cẳng chân đứt lìa của nạn nhân, mà toàn là nạn nhân nghèo, có thể được xem là một "điểm sáng" của ngành y, không chỉ trong phạm vi nhỏ bé của một tỉnh Quảng Ngãi.
    Tôi biết, từ sau ca phẫu thuật thành công nối lại cẳng chân cho anh Lưu, nhiều bệnh viện lớn trong nước đã "để mắt" tới người bác sĩ lặng lẽ quê Quảng Ngãi này, và đã có không ít lời mời anh đến làm việc cho những bệnh viện lớn hơn, nhiều phương tiện, nhiều điều kiện chuyên môn, và cũng nhiều đãi ngộ hơn. Nhưng cho tới nay, bác sĩ Lê Văn Thiều vẫn còn "trụ" lại Bệnh viện Quảng Ngãi. Có thể cũng bởi nhiều lý do. Tôi biết, trong nhiều lý do ấy có một lý do: nếu tất cả những bác sĩ tài năng đều lần lượt rời những bệnh viện nhỏ như Bệnh viện Quảng Ngãi để tới những nơi "nhiều ánh sáng" hơn, thì những bệnh nhân nghèo ở những nơi như Quảng Ngãi còn biết trông cậy vào ai? Mà người nghèo mới thường hay bị ốm đau, bị tai nạn, bị rủi ro. Nếu họ lại tiếp tục bị ruồng bỏ nữa, bởi giá thuốc "trên trời", bởi sự thiếu quan tâm, bởi những người thiếu chuyên môn và cả y đức, thì họ chỉ còn nước? đứt. Đứt hẳn. Những bàn tay, ngón tay, cẳng chân của người nghèo được ê-kíp của bác sĩ Thiều nối cho sống lại, liền lại, là những gì tốt đẹp nhất mà con người có thể làm cho con người, mà y học có thể cứu giúp con người. Nó như một câu chuyện cổ tích, có điều, đây không phải là chuyện tưởng tượng hay huyền hoặc. Đây là chuyện thật, và nó vẫn xuất hiện ngay giữa thời có bao chuyện đau lòng không tưởng được đang xảy ra.
    (Thanh Thảo - Báo Thanh niên)
  10. imaginelover

    imaginelover Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/12/2004
    Bài viết:
    216
    Đã được thích:
    0
    Chào mọi người,
    Lâu rồi cũng lang Inte chat chit, nhưng chẳng biết có một forum về QN như thế này
    Thích thật , nhưng mình có làm được gì để vào đây nhỉ?! thơ văn thì mù tịt, về thắng cảnh của QN thì lại chẵng biết cái chi, cũng đã từng thăm núi Ấn, ngắm Sông Trà nhưng hình như chẵng cảm nhận được hết ý nghĩa của nó lắm. Nhưng rõ ràng là mình nhớ QN, thích có ai đó cũng biết về QN như mình
    Người Quảng Ngãi nói chuyện chẵng duyên như người HN, chẵng được trời phú cho nhan sắc như những cô gái miền nam nhưng rõ ràng là người QN chân tình và dễ mến hơn hết thảy ?
    Nào cho mình là thành viên của box này với nhé !?

Chia sẻ trang này