1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thơ

Chủ đề trong 'Đại học Kinh tế Tp.HCM' bởi Gatgu, 13/01/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. pqh79

    pqh79 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    290
    Đã được thích:
    0
    bái phục..cái chủ đề này tui thua..chú tao_lao@ học rộng biết nhiều..hay quá...đề nghị đóng góp thêm cái đi nhé..cho chú 5*

    Life is so complicated,
    Getting knowledge it is not enough 4 you
    (^_^)
  2. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Cảm ơn mấy huynh đã động viên. Tao_lao cũng chỉ mới học sơ qua thôi nên cũng chưa biết gì nhiều. Chỉ tích cóp thông tin trên mạng, anh chị em nào muốn học thêm về thơ tây như thể sonnet chẳng hạn thì cứ tìm thông tin trên mạng bằng các từ khoá như là sonnet,poems,form...thì ok thôi.
    Tao_lao chỉ xin làm việc thủ công cắt dán để mấy anh chị em đọc qua. Trước hết là nói về thể sonnet, thể thơ cổ điển quan trọng trong thơ tây,no1 có vai trò cũng tương tự như đường thi trong thơ tàu và thơ Việt.
    What is a sonnet?

    The English (or Shakespearean) Sonnet is a poem form consisting of 14 lines, each with 10 stressed and unstressed syllables known as iambic pentameter, with a set rhyme scheme of:
    a b a b c d c d e f e f g g
    The rhymes may be ear-rhymes or eye-rhymes: an ear-rhyme is one that rhymes in sound, e.g. ?oincrease? and ?odecrease?; an eye-rhyme is one that rhymes by sight, e.g. ?ocompare? and ?oare?.
    This rhyme sequence sets the usual structure of the sonnet as 3 quatrains (sets of 4 lines) concluding with 1 couplet (a pair of lines). It is usual for there to be a pause for thought ("the turn") in the sonnet?Ts message at the end of each quatrain, especially the 2nd., in order to add tension, with the sonnet resolving to its objective in the final couplet, just as a song normally resolves to its root chord at its close. To convey the sense of resolution and completeness at the end of the sonnet there are often key-words, or tie-words, present in the closing couplet that are also present in the earlier quatrains. This structuring provides a framework on which to build the words, phrases, themes, rhymes, syncopation, punctuation and rhythm of the sonnet making it, at its best, a self-contained work of art.
    Having established this structure though, the author can then go on to breach the framework to add tension and meaning:
    A quatrain will not necessarily comprise a full sentence - instead a quatrain may contain more than one sentence or a sentence may straddle more than one quatrain, sometimes extending across the whole sonnet giving a breathlessness to the sonnet.
    Sentences may end mid-line adding tension and dysfunction to complement the message of the sonnet.
    Key-words may be deliberately absent from certain quatrains where they don?Tt belong with the sentiments of that particular quatrain, emphasising the meaning the author wishes to convey by literally being absent.
    In this way, the sonnet can convey meaning and mood via compliance with the standard sonnet structure, or by deliberately venturing outside of that framework, depending on the effect required.
    The sonnet was introduced to England by Sir Thomas Wyatt (1503-42) following his various European diplomatic positions, including Italy, in the court of Henry VIII. The form was then developed by Henry Surrey (1517-47) and became very popular with several Elizabethan sonneteers, particularly during the 1590?Ts, among them Shakespeare.

    Tao_lao xin có vài ý so sánh thêm giữa sonnet và đường thi (bên cạnh mấy ý ở trên). Như mấy anh chị đã biết thì bài đường thi (hay còn gọi là đường luật,thi luật) gồm có 8 dòng,mỗi dòng 7 chữ (xem như là 7 âm,vì ngôn ngữ của mình và trung quốc là đơn âm tiết,cấu trúc như vậy nên nó thường được gọi là loại thất ngôn bát cú đường luật). Toàn bài được chia ra làm 4 phần mỗi phần 2 câu(một cặp,couplet) gọi là đề, thực, luận, kết (hoặc khai thừa chuyển hiệp). Mỗi phần sẽ có nhiệm vụ riêng như giới thiệu vấn đề,tả thực hay đi vào chi tiết cụ thể,bàn luận mở rộng vần đề và cuối cùng là kết thúc ,giải quyết vấn đề. Đó là về cấu trúc nội dung, còn cấu trúc hình thức âm luật thì thế này. Luật đầu tiên là vần :bài đường thi thường là có 4 vần (có khi năm vần,vần thứ 5 không bắt buộc) rơi vào các câu 2,4,6,8 (vần thứ 5 nếu có thì rơi vào câu thứ 1) (lưu ý là ở người ta chỉ bắt buộc gieo cước vận,tức là gieo vần ở cuối câu thôi,còn yêu vận (vần lưng) gieo ở giữa câu thì không bắt buộc). Xin lấy ví dụ bài thương vợ của cụ Tú Xương (5 vần)
    Quanh năm buôn bán ở mom sông
    Nuôi đủ năm con với một chồng
    Lặn lội thân cò khi quảng vắng
    Eo sèo mặt nước buổi đò đông
    Một duyên hai nợ âu đành phận
    Năm nắng mười mưa dám quảng công
    Cha mẹ thói đời ăn ở bạc
    Có chồng hờ hững cũng như không.

    Chồng hờ hững cũng như không mà có 5 mụn con mới ghê chứ,cụ Tú đúng là cao thủ. Luật quan trong thứ hai là luật "nhất tam ngũ bất luận,nhị tứ lục phân minh" trong mỗi câu đường thi. Tức là trong câu 7 chữ thì các chữ 1,3,5 thế nào cũng được nhưng các chữ 2,4,6 phải tuân theo qui tắc rõ ràng. Qui tắc ở đây là qui tắc gánh, nếu chữ số 4 là bằng thì chữ số 2 và số 6 phải là trắc và ngược lại. Đối chiếu với bài thơ thì chúng ta thấy y chang như vậy. Ngoài ra thì phải nói là có rất nhiều luật khác nhưng tao_lao chỉ xin được đề cập tới 2 luật mà tao_lao cho là quan trọng nhất.
    Nếu ta so sánh với bài sonnet thì rõ ràng trong chừng mực nào đó luật thơ tây cũng có cái gì đó na ná như luật thơ ta. BàI Sonnet thì có 14 dòng,mỗi dòng 10 âm , toàn bài được chia ra là bốn phần:ba phần đầu thì mỗi phần 4 câu gọi là một quartrain,phần còn lại (phần kết bài) thì có 2 câu (couplet). Chúng cũng có nhiệm vụ tương tự như mấy bạn đồng nhiệm đề thực luận kết trong đường thi. Về vần thì cái được qui định chặt chẽ cũng là cước vận (cấu trúc thế nào thì ở trên có lẽ đã nói rõ rồi tao_lao khỏi nhắc lại). Anh chị em có thể xem lại bài sonnet 138 ở trên để đối chiếu về vận luật và xem như ví dụ minh hoạ.
    Hi vọng là với một số giải thích như vậy, đường thi và sonnet sẽ trở thành một thể thơ quen thuộc và ưa thích của anh chị em.


    Moonlight+Blue-Solitary Mountain
    http://www.vnntu.com
    Được tao_lao sửa chữa / chuyển vào 01:54 ngày 12/02/2003
  3. WHOZWHO

    WHOZWHO Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/02/2003
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    nostalgia
    nostalgia without colour
    to know if it is happiness or sadness
    it is dificult to separate
    a whole life of saving up
    but some muddled words remain
    nostalgia is like a needle
    that stabs my heart
    then heals it with a thread
    nhớ
    nỗi nhớ
    chẳng có màu sắc
    để nhận biết
    trong nỗi nhớ
    là buồn hay vui
    làm sao tách biệt
    tằn tiện một đời
    còn hai chữ quẩn quanh
    nỗi nhớ là chiếc kim
    đâm ta nát lòng
    rồi rút chỉ khâu lành
    ( Bùi Kim Anh )
    ( buøi kim anh )
    CHEER
  4. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Cảm ơn chị WHOZWHO đã gửi bài thơ (cả bản dịch) rất hay. Nhân tiện cũng xin "bình loạn" cho vui.Không biết là bài thơ do chị WHOZWHO hay là do người khác dịch,để cho tiện thì tao_lao xin gọi là người dịch vậy. Xin góp ý về bài thơ ở hai khía cạnh, ngữ nghĩa và cấu trúc.
    Về ngữ nghĩa thì ngay từ đầu từ nostalgia được người dịch dịch thành nỗi nhớ. Theo tao_lao tra trong tự điển (nostalgia(n) feeling of longing for the past or bygone things,sentimentality) thì từ này được hiểu theo nghĩa nỗi nhớ quá khứ (những gì đã xảy ra). Vậy nên chăng ta nên dịch từ này là hoài niệm (như thế để chắc rằng nỗi nhớ này là nỗi nhớ quá khứ,những cái đã qua). Một số chỗ khác thì người dịch dịch thoát ý . Vd như "that stabs my heart" được dịch thành "đâm ta nát lòng" (hay đâm nát tim ta) mà lẽ ra nếu dịch theo nghĩa đen thì "đâm vào tim ta" thì cũng phải nói là đã đủ nghĩa ( nói thêm chữ nát lòng nghe cho nó thêm đau khổ...hihihi). Nhưng quả thật người dịch dịch như thế thì thật sáng tạo. Một chỗ khác là "nostalgia is like a needle" được dịch thành "nỗi nhớ(hoài niệm) là chiếc kim". Tao_lao nhớ hổi đi học anh văn về sự so sánh thì người ta phân biệt like và as như là giống tưởng tượng và giống thật sự. Chẳng hạn như nói 'i miss you like crazy" (anh nhớ em như điên là nói giả bộ điên thui chứ đâu phải điên thiệt..hihihi) và he works as an engineer (anh ta làm việc như là "một kỹ sư" hay nói kiểu Việt thì anh ta là kỹ sư,tức là anh này làm kỹ sư thiệt). Vậy nên theo tao_lao nên chăng dịch câu này thành "nỗi nhớ (hoài niệm) như chiếc kim" (vì nó đâu phải là kim thiệt đâu)? Nhưng đó chỉ là những góp ý có tính 'tán dóc" (nói cho có chuyện nói),chứ thật lòng theo tao_lao thì bản dịch có nhiều câu dịch thật tuyệt "tằn tiện một đời","còn hai chữ quẩn quanh' (dù nguyên bản là some muddled words,tức là có nhiều chữ quẩn quanh lộn xộn lắm nhưng dịch "hai chữ quẩn quanh" thì hay và sáng tạo thật).
    Về cấu trúc thì tao_lao ngạc nhiên là người dịch đã đổi cấu trúc dòng rất nhiều. Đây có lẽ là vấn đề chủ quan,sở thích và ý đồ người dịch nhưng tao_lao cũng xin nêu vài thắc mắc thế này. Ba dòng đầu thì được tách ra nhiều dòng nhỏ mà theo tao_lao nếu ta vẫn giữ lại như nguyên bản thì cũng không anh hưởng gì mấy. Tao_lao xin viết lại để mọi người đọc thử xem có khác gì không.
    "nostalgia without colour
    to know if it is happiness or sadness
    it is dificult to separate.."
    nỗi nhớ chẳng có màu sắc
    để nhận biết đó là hạnh phúc hay khổ đau
    vì khó mà tách bạch...
    Nhưng điểm nỗi bật ở đây là người dịch đã không giữ được ngữ nghĩa (hay chúng bị làm lệch đi).
    nỗi nhớ
    chẳng có màu sắc
    để nhận biết
    trong nỗi nhớ
    là buồn hay vui
    làm sao tách biệt
    Hiểu theo nguyên bản "to know if it is happiness or sadness" thì ở đây know không nhất thiết phải là know trong nỗi nhớ (tức là know mấy cái happiness hay là sadness trong kỉ niệm) mà có thể hiểu khi người ta hoài niệm (nostalgia) thì hành động dó người ta không biết là hạnh phúc hay khổ đau (ngồi nhớ như vậy là sướng hay khổ). Hơn nữa thì ở đây là thì hiện tại (present tense) nên ý nghĩa của câu càng mang tính nước đôi (gán ghép như cách dịch ở trên e rằng khó thuyết phục).
    Một số góp ý hi vọng là bản dịch sẽ tốt hơn lên (nếu mà tao_lao nói đúng,còn nói bậy thì làm ơn sữa giùm ,đàng nào cũng tốt..hihihi). Tao_lao thích nhiều câu trong bản dịch,cách cấu trúc cũng rất hay. Hi vọng là chị WHOZWHO sẽ đóng góp để làm giàu thêm chủ đề thơ. Xin cảm ơn và chúc vui.

    Moonlight+Blue-Solitary Mountain
    http://www.vnntu.com
  5. YUPYUPYUP

    YUPYUPYUP Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/12/2002
    Bài viết:
    595
    Đã được thích:
    0
    À, anh sẽ ngạc nhiên khi biết thật ra , bài thơ đó nguyên bản của nó là tiếng việt , của tác giả Bùi Kim Anh ( Hà Nội ) được Trần Anh dịch sang tiếng anh đang trên tạp chí Heritage. Ban đầu anh đọc bản tiếng anh trước nên thấy bản tiếng việt ..có vấn đề ( !!!) --- > rõ ràng là người dịch chưa chuyển tải được cái hồn của bài thơ. Không biêt có phải sự cảm thụ về ngôn ngữ của em ...chưa đủ .... hay sao chứ lúc đọc bản dịch , nó khô cứng và ...i như mỳ ăn liền ấy ( cái ông dịch giả ấy mà nghe được chắc cốc đầu em quá , )
    Hm , bi giờ tốt nhất là không post bản dịch nữa
    Đi từ mùa đông
    Người đàn bà trùm khăn
    đi từ mùa đông
    đi những ngày dài cây số
    chở xuân trên chiếc xe đạp cũ
    cho tết đến gần
    Người đàn bà cắt tỉa sắc xuân
    những vạt vườn cộc cằn gốc lá
    đem bán cho thiên hạ
    nôn nao từng dãy phố phường
    Ai cũng muốn mua kiểu xuân riêng mình
    một người đàn bà
    chở xuân đi trong giá rét
    ( Bùi Kim Anh)
    À, chắc lúc dịch xong thì ông dịch giả cũng phải đưa bài cho tác giả coi qua chứ phải không anh , thôi kệ , cứ xem như có cái để bàn luận
    going from winter
    A woman wrapped in a scarf
    went from the winter
    from long days
    carrying spring on her old bicycle
    to bring Tet nearer
    The woman trimmed her garden to create
    the appearance of spring
    leaving the garden exhause
    To sell flowers to people
    she went nervously in the street
    Everyone wants to buy
    their own spring
    A woman
    brought spring through the frosty winter.
    FRIENDSHIP IS A JOURNEY INTO HEART OF EACH[/size=20]
  6. starry_river

    starry_river Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/02/2002
    Bài viết:
    2.027
    Đã được thích:
    0
    Chắc hẳn mọi người biết Trịnh Công Sơn chứ? Các bài hát của Trịnh Công Sơn đều rất độc đáo, lời ca rất đẹp, rất thơ, và chắc chắn là cũng rất khó dịch. Thế mà người ta đã dịch ra và hát bằng tiếng Anh đấy. Để ngày mai tớ post lên cho Tào laoYup bình lựng nhe.
    Ai nhất thì ta thứ nhì
    Ai mà hơn nữa ta thì... thứ ba.
    Kha` kha`...

  7. pqh79

    pqh79 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    290
    Đã được thích:
    0
    Bác Tao_lao học bác uyên thâm wá...mong bác có nhiều bài bình luận về thơ để mọi người hiểu thêm cấu trúc và ngữ cảnh của Eng. Thật ra đây cũng là 1 cách học anh văn rất hay đấy...

    Life is so complicated,
    Getting knowledge it is not enough 4 you
    (^_^)
  8. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Cảm ơn huynh ph79. Ở trên thì tao_lao cũng đề cập đến lợi ích của dịch thơ khi học anh văn đấy chứ....Và phải nói là rất là cổ vũ,hi vọng là mọi người hưởng ứng.
    Gửi gatgu: nếu được thì gatgu gửi lên nhé, tao_lao thì cũng nghe nói có mấy bản nhạc Trịnh được dịch nhưng chưa được tận mục sở thị bao giờ. Chỉ nghe được một câu trong bài một cõi đi về (how many years still go around?=bao nhiêu năm rùi còn mãi ra đi?..). Hổng biết mấy câu sau thế nào, nhưng câu đầu nghe rất tuyệt phải hông?. Dịch bài hát thì tao_lao đã dich hai lần. Một lần là dịch bài save the best for last bên SEC thành thể lục bát (dịch đọc nghe rất nhí nhố và khá vui...hihihi).Lần thứ hai là khi dịch bài bóng tối ly cà phê. Trước đó tao_lao nghe cô Hồng Nhung hát một đoạn bài này ( không có nhạc) ở phòng trà tiếng tơ đồng (vì có người yêu cầu nhưng cô ấy chưa tập với ban nhạc nên chơi khỏi nhạc luôn). Đúng là tuyệt vời. Khi cô ấy nói về ý nghĩa bài hát thì đột nhiên cất tiếng hát "bóng tối đen như ly cà phê,bóng tối đắng như ly cà phê...." rồi ngừng bặt. Mình cứ thấy luyến tiếc như mất chút gì đó,cộng với nỗi buồn mênh mang. Đúng là tuyệt thật. Sau đó thì khi buồn,hình như là đêm trung thu thì phải tao_lao dịch một đoạn như vầy:
    No star talks to me tonight
    No wind whispers to me tonight
    Only the shawdow friend i am with
    Ony the shawdow blank i look through...
    Cảm ơn Yup giúp tao_lao biết về xuất xứ của bài thơ Nỗi nhớ nhé. Đúng là tao_lao xộ cái quá mạng,cứ tưởng là bài thơ tiếng anh được dịch ra tiếng việt ai dè ngược lại. Đứng sai góc độ thành ra nói bậy bạ hết...hihihi....Vì vần đề ai theo ai là quan trọng, theo vì ngữ nghĩa,theo vì cấu trúc. Thử đặt vấn đề ngược lại. Như trên đã diễn giải thì rõ ràng nỗi nhớ khó mà bằng với nostagia. Như vậy thì nên dịch nổi nhớ thành gì? Missing (nghe cũng khó ổn?). Một chỗ khác:
    buồn ,vui =happiness (dịch fun nghe fun lắm à),sadness
    Về sự khác biệt ngữ nghĩa thì tao_lao cũng đã nói ở bài trên (như to know if it is happiness or sadness,that slaps my heart...). Sẵn đây thì cũng xin được nêu vài cảm nghĩ về nội dung bài thơ (trong mối liên hệ với tình yêu,những gì mà tao_lao đã kinh qua).
    Kỉ niệm được ví như chân dung một tình yêu. Tình yêu dù có khổ đau,tan vỡ,chia ly nhưng kỉ niệm ngọt ngào vẫn còn đó. Những nắm tay,những hẹn hò, những giây phút ban đầu, những giây phút ngọt ngào mà người ta chỉ sống được một lần trong đời. Cuộc sống là một cuộc hành trình (life 's a jouney,not a destination,nhạc Arosmith,bài amazing). Trong cuộc hành trình vô định đó ,những gì còn lại là kỉ niệm,những cảm giác ngọt ngào, thiêng liêng. Dù tình yêu có chết đi nhưng kỉ niệm vẫn sống, nó sống mãi. Nó như ngọn lửa vô hình âm ỉ trong tim,chỉ chờ cơ hội để bùng lên và đốt cháy con tim ta. Và kỉ niệm bước ra, vươn theo cánh tay nối dài của quá khứ vẽ lại chân dung tình yêu chúng ta.Bao kí ức chợt hiện về..mới ngày nào...mới hôm nào..mà nay.......
    Chia tay dù đau khổ nhưng chúng mình vẫn thấy an ủi với kỉ niệm, những gì mà chúng mình đã có và không ai lấy chúng đi được hết,không có ai,vĩnh viễn không có ai và nó sẽ theo chúng mình cho đến khi chúng mình không còn khả năng để nhớ được nữa,cho đến lúc lìa đời. Đó có lẽ là sự an ủi lớn nhất khi tình yêu tan vỡ. Nhưng than ôi! Khi chúng mình không là chúng mình mà là mình mình thì thật là bất hạnh. Chỉ mình tôi nhớ thôi, chỉ mình tôi nhớ đến những gì mà chúng ta đã có. Mình tôi phải sống cho cả hai, cho cả tình yêu của chúng ta nữa. Tôi cô độc một mình. Cô độc trong hiên tại hôm nay và cả quá khứ hôm qua.
    Những hoài niệm về quá khứ chẳng biết là buồn hay vui. Có khi nhớ đến những lần giận nhau lại thấy vui,thấy mình trẻ con dễ thương quá. Nhớ đến nhưng giây phút ngọt ngào lại thấy đau thắt lòng,ngày nào vui vẻ vậy mà sao hôm nay phải thế này. Không có ranh giới gì hết giữa buồn và vui. Dù buồn dù vui thì cũng là kỉ niệm,ngồi nhớ đến chúng chẳng biết là nên buồn hay nên vui. Nhưng cũng xin cảm ơn,xin tri ngộ "cảm ơn niềm yêu dấu,xin cảm ơn sự nhắc nhở...." (nhạc Tô Thuỳ Yên)," tình yêu này anh cám ơn em,tình yêu này anh nhớ ơn thêm...


    Moonlight+Blue-Solitary Mountain
    http://www.vnntu.com
    Được tao_lao sửa chữa / chuyển vào 22:14 ngày 21/02/2003
  9. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Nhiều người quan niệm về dịch thơ rất khác nhau. Nhóm tạp chí thơ do Khế Iêm chủ trương (rất cổ vũ thơ tân hình thức) trong một bài viết đã nhận xét về vị trí của người dịch thơ mà tao_lao cho là đáng ghi nhận và học tập. Dịch thơ là diễn đạt lại bài thơ từ ngôn ngữ này sàng ngôn ngữ khác,giúp người đọc dễ dàng tiếp cận hơn với nguyên bản. Cái được nhấn mạnh là ngữ nghĩa,cấu trúc dòng,câu,đoạn...Đôi khi bỏ qua nhạc tính. Vì truyền tải luôn nhạc tính gần như là chuyện không thể làm được. Bài sonnet thì làm sao mà dịch thành bài sonnet việt được, cũng chẳng thể nói dịch sonnet ra luc bát,thất ngôn là hợp lí. Hai thể loại khác nhau,chẳng thể tương đồng được. Vậy nên người dịch chỉ cấn cố gằng giữ lại nghĩa,diễn đạt làm sao nghe êm tai là được.
    Nhưng cũng có nhiều người quan niệm dịch thơ là làm thơ (Ian Bùi trên talawas). Khi đó thì cố gắng giữ lại ý (mất chút đỉnh nghĩa cũng được) và người ta có thể dịch sonnet thành lục bát cũng chẳng sao. Người dịch thoải mái hơn,tự do dịch hơn.
    Vừa rồi thì Yup có nhận xét là bài thơ tiếng anh đọc nghe rất "khô", tao_lao cho là ý đó rất đáng quan tâm. Tại sao bài thơ "khô"? Như thế nào thì gọi là "ướt át", là trữ tình,là thơ? Như thế thì chạm đến cốt tuỷ của vấn đề :thơ là gì? Chất thơ,tính thơ,tính truyện....với vô số trường phái về thơ. Những cuộc tranh luận mang đầy tính học thuật như vậy chắc là xin thôi,hổng dám lạm bàn (bàn thế nào cũng nói bậy). Sa đà vào những cái quá cao siêu mà khả năng mình không cho phép chắc là không nên. Chỉ xin tạm có qui ước với anh chị em là thơ là thơ,đọc lên nghe giống thơ (chứ còn kêu lí giải thì có nước chết luôn).
    Đọc lên nghe giống thơ phần lớn quyết định bởi khả năng ngôn ngữ rất nhiều. Chúng ta quen thuộc tiếng mẹ đẻ,nghe nhiều thơ tiếng mẹ đẻ...đọc một bài thơ tiếng mẹ đẻ gần như là chúng ta có khả năng nhận ra ngay. Còn thơ nước ngoài thì khác hẳn (nói về tiếng anh thui). Nghe một bài thơ và một bài văn xuôi thì hầu như là khó phân biệt. Chúng ta không biết vần nằm ở đâu,chất thơ là ở đâu,tính thơ là chỗ nào...Chưa hiểu đến nghĩa thì làm sao mà hiểu được biện pháp tu từ,hình ảnh thơ? Hồi đầu khi bắt đầu đọc thơ và nói về thơ tiếng anh thì tao_lao có nghe mấy anh bạn (dù là sống hơn 10 năm ở Mỹ) nhận xét là Mỹ không có thứ thơ nghe êm tai,thật hay ho như chúng ta. Tao_lao thử lên mạng,vào các trang thơ nghe người ta đọc thơ,ngâm thơ Mỹ thử. Rõ ràng là mình nghe không ra là nó thơ ở chỗ nào. Cứ như đọc bài văn xuôi vậy.
    Thơ vần thì dễ nắm bắt,còn thơ tự do còn khó hơn nhiều. Đọc một câu thơ tự do không vần điệu,thật lòng không dám nói đó có phải là câu thơ hay không. Có lẽ do trình độ nhấn thức chưa tới. Người ta nói thơ tự do khó hơn thơ vần rất nhiều,muốn hiểu và làm thơ tự do phải hiểu và tình thông thơ vần trước. Khi tứ thơ đã ngấm vào máu rồi thi mới bắt đầu làm thơ tư do được (có nhiều anh bạn rất khôi hài cho là thơ tự do dễ hơn,làm thơ mà hổng cần học thi luật). Phải nói ý kiến đó hết sức buồn cười,nhí nhố. Nều mà vậy thì ai mà chả làm thơ đươc,tao_lao cũng làm được luôn (vậy thì cả nước Việt Nam ai cũng biết làm thơ,tối ngày chắclà làm thơ,ngâm thơ không quá). Thơ tự do không phải là không có vần nhưng vần của nó rất biến hoá,nhịp cũng thay đổi luôn luôn. Thành ra để cảm được cần phải có một trình độ nhất định.
    Tứ thơ lại phụ thuộc vào trình độ của người đọc rất nhiều. Nhiều người than phiền là giới trẻ hôm nay rất kém về nghệ thuật,không có một căn bản về âm nhạc,thơ ca,triết học...Cho nên cảm nhận,phân biệt thơ ca của họ rất tồi tệ. Chẳng hạn như gần đây người ta cứ nhắc lại điệp khúc nhạc thị trường và nhạc chính thống. Người trẻ không biết phân biệt được hay dở,nhạc bác học của Văn Cao mà coi như tệ hơn mấy bài thất tình ảo não của mấy anh bạn chưa qua học hành,đào tạo gì thì tới 10 Văn Cao cũng chết . Kể cả ở Anh quê hương âm nhạc cổ điển bác học, người ta điều tra thì tới nữa số người trẻ hổng biết Beethoven là ai luôn,nhưng nhắc tới Britney Spear thì hổng có cô cậu nào mà hổng biết. Tình hình thi ca có lẽ cũng tương tự. Tứ thớ thì cứ lộn tùng phèo lên,đọc một bài thơ tự do người ta không biết là hay chỗ nào....Nội hiễu nghĩa thôi có khi còn hiểu bậy.
    Nói một số ý kiến của mấy vị tiền bối để anh chị em tham khảo,bàn luận cho vui. Chứ thiệt lòng thì tao_lao cũng là người trẻ,cũng nằm trong số những người mà người ta phê phán. Nghe nhạc cổ điễn một hồi thì ngủ gật,cũng chưa hiểu được là nó hay chỗ nào. Tao_lao khoái nghe nhạc có ca ca hát hát,có mấy em chạy qua chạy lại,nhảy nhót linh tinh hơn...
    Không biết là anh chị em thích loại nào nhỉ?
    Moonlight+Blue-Solitary Mountain
    http://www.vnntu.com
  10. pajero

    pajero Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/12/2002
    Bài viết:
    924
    Đã được thích:
    0
    Tùy theo trình độ mà mỗi người có 1 cảm nhận riêng.Nếu nói về thơ Hồ Xuân Hương thì vẫn còn lắm tranh cãi, thế nào là tục thế nào là thanh.
    Thể thơ tự do phản ánh 1 giai đoạn chuyển biến trong nhận thức, kô còn bị o ép trong vòng lễ giáo phong kiến nữa, tuy nhiên nó vẫn còn mang đây đó những ảnh hưởng những gì của quá khứ.
    Tôi thì khoái nhạc sến, ai chửi tui sến thì tui chịu thôi chứ hổng dám cãi lại vì trình độ nhận thức của tôi có hạn.Vả lại tôi xuất thân từ 1 anh Hai lúa chính hiệu con nai vàng nên tôi khoái những thứ nhạc nghe êm êm tai như dân ca,nhạc sến,nhạc quê hương, nhạc thất tình mà báo chí vẫn chửi là nhạc bình dân.
    Tôi cũng khoái nhạc cách mạng nữa, thiệt tình là cháu ngoan BH, rảnh rỗi là tôi lôi 3 cuốn sổ chép hơn 600 bài hát ra ngồi rống lên inh ỏi,Bà con khu phố tặng tôi danh hiệu : ca sĩ phục vụ trên đài ...liệt sĩ vào lúc 0 giờ.
    Hì hì, dzzị thôi, tui chẳng đủ trình độ thưởng thức nhạc cổ điển thính phòng hay hòa tấu gì ráo trọi, à mà nhắc hoà tấu thì tôi chỉ ghiền món đàn ghita đánh điệu Flamenco của Tây Ban Nha.
    Tương phùng là để biệt ly
    Biệt ly là để lòng đi qua lòng

Chia sẻ trang này