1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thời bao cấp

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi BTT, 02/12/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. BTT

    BTT Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/05/2003
    Bài viết:
    466
    Đã được thích:
    416
    Thời bao cấp

    Tuổi trẻ online có vài bài trong Phóng Sự - Ký Sự, hé mở tí về việc đánh tư sản mại bản và nền kinh tế buôn bán tự do của miền nam.
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=111415&ChannelID=89

    Đêm trước" đổi mới: Ký ức thời ?osổ gạo?

    [​IMG]
    Chờ đợi mua chất đốt ở phường 17, quận 5, TP.HCM (ảnh chụp tháng 10-1984) Ảnh tư liệu báo Tuổi Trẻ

    TT - Hòa bình rồi, tiếng reo vui chưa được bao lâu thì người dân hai miền Nam - Bắc phải đối mặt với biết bao gian nan. Cả nước chạy gạo ăn từng bữa.

    Nhiều người vẫn còn giữ những tờ tem phiếu, sổ gạo ngả màu ố vàng thời gian, gợi cho họ cả một quãng đời mà người ta quen gọi là thời bao cấp.

    Sài Gòn những năm 1980

    Sống giữa Sài Gòn thời ấy, ông giáo Nguyễn Văn Hàng thèm bát cơm trắng và đủ thứ: cây viết trơn tru, tờ giấy trắng, chiếc lốp xe chưa vá, chiếc xích chưa lộn... Hơn 20 năm rồi ông Hàng vẫn còn nhớ cái hôm chiếc xe đạp cà tàng bị banh niền.

    Ông mượn cây kim to và sợi cước dài vật lộn với chiếc lốp suốt đêm. Sáng hôm sau, ông đến lớp mà không cầm nổi viên phấn nhưng không biết phải giải thích thế nào với học sinh. Mấy ngón tay nứt toét, sưng lên. Thế mà ông vẫn ngày hai buổi đến lớp.

    Năm ấy, vợ ông sinh con đầu lòng. Tiêu chuẩn gạo hằng tháng được 13kg/khẩu, nhưng thường chỉ lĩnh được 3kg, còn lại qui đổi lúc bo bo, lúc bột mì, lúc mì sợi vụn, lúc khoai lang...

    Cả tiêu chuẩn gạo của ông giáo Hàng cũng ưu tiên dành cho vợ, mấy tháng trời ông quên mất trên đời còn có món cơm trắng. Còn thịt chỉ là thứ mơ ước. Một hôm hội đồng giáo viên bỗng nảy ý định biến mơ ước thành hiện thực: nuôi một con heo.

    Nhưng bằng cách nào? Cả tập thể nhảy vào bàn bạc và quyết định tập thể cùng nuôi. Con heo được nhốt vào khoảng trống giữa hai dãy phòng học. Ai có thức ăn thừa mang đến, nhưng khổ nỗi người không đủ ăn thì làm gì có thừa cho heo.

    Nhưng rồi vẫn có: nước vo gạo, ruột cá, gốc rau... Nhưng nước vo gạo thì trong veo, gốc rau thì cụt ngủn. Con heo con thèm cám như trẻ con thèm sữa.

    Một học kỳ trôi qua, con heo chẳng lớn được bao nhiêu. Nhưng đến ngày đến tháng hội đồng giáo viên cũng đành xẻ thịt liên hoan. Thế mà buổi liên hoan vẫn linh đình vì có được mấy miếng thịt.

    Thầy Hàng bảo nửa năm rồi ông chưa ngửi được mùi thịt. Nuôi heo cực quá, trường thầy Hàng chuyển hướng ?ođầu tư? nuôi chó. Ông hiệu trưởng ?olý luận?: không có gì cho chó ăn thì nó vẫn có thể tự kiếm lấy cái ăn.

    Tưởng nói đùa hóa ra ông hiệu trưởng đi xin chó con thật rồi gửi nuôi ở nhà bà cụ trong trường. Thầy cô giáo có canh thừa, cá cặn lại gom góp mang đến cho con chó của tập thể.

    Cuộc sống cứ thế trôi. Cây vẫn đơm hoa kết trái. Thầy cô cưới nhau trong cảnh mượn của người này chiếc áo trắng, của người kia chiếc cà vạt. Chén, đũa, ly, đĩa... tập hợp của nhau lại bày cho đủ mâm.

    Nói thế cho sang chứ khẩu phần mỗi người ăn cỗ cưới chỉ có một miếng chả giò, một miếng dưa hấu và một quả chôm chôm. Thầy Hàng ra sân trường chặt một cành sứ vào trang trí, quét dọn sơ sơ để biến thành căn phòng... hạnh phúc.

    Nhưng chiếc giường quá ọp ẹp, chân gãy tự bao giờ. Một ông thầy bạn thân thầy Hàng vốn khéo tay được tín nhiệm giao chăm chút lại ?otổ ấm? cho đôi uyên ương. Chiếc giường đến giờ chót đủ bốn chân. Chú rể cười: xem như xong cái căn bản nhất...

    Không chỉ giới công chức, nhà giáo mà giới kinh doanh cũng khốn khó. Khi cuộc cải tạo công thương bắt đầu thì cuộc sống của ông Trần Văn Thành (nay trú tại 26C, ấp 4, xã Tân Kiên, Bình Chánh, TP.HCM), từng là chủ xe ca chạy tuyến miền Trung, nhà cửa đàng hoàng, thường ăn cơm tiệm, cuối tuần hay đi mua sắm... cũng bắt đầu đổi khác.

    Sau bữa cơm đạm bạc, cha con đưa đẩy nhường nhau bát cơm độn, ông Thành xách túi ra xe kéo theo cái nhìn lo âu và tiếng thở dài của người thân. Bởi cái xe của ông quá cũ nát không an toàn khi bắt buộc phải chở quá tải trên những đoạn đường trường, bởi chắc chắn ông sẽ phải cố tìm một vài mặt hàng lậu để bù vào tiền xăng, dầu, bơm vá?

    Tiền lương của ông mỗi tháng không đủ chi tiêu cho một tuần sinh hoạt gia đình. Vì sao vậy? Ông kể: nối nghiệp gia đình theo nghề lái xe, đến năm 1973 ông Thành sắm được một chiếc xe ca trị giá 3,5 triệu đồng, tương đương hơn 100 lượng vàng thời đó.

    Đây là một tài sản lớn, nghề khác không dễ có được. Ông Thành được xem là nhà tư sản ?onhỏ? và ông đã có thể mơ đến chuyện thành lập một hãng xe. Lúc ấy dân tài xế nói riêng, những nhà buôn, dịch vụ nói chung làm ăn khấm khá.

    Bến xe miền Tây khi đó có một số hãng xe lớn sở hữu hàng chục phương tiện đắt tiền như Hiệp Thành, Phi Long, Á Đông... không ngừng phát triển.

    Nhưng sự phát triển đã dừng lại bởi ?osáng kiến? công ty công tư hợp doanh. Tất cả mọi chiếc xe lớn nhỏ dù của ai cũng đều phải đem góp vào công ty. Giá xe do Nhà nước định mà trên thực tế thì nó chỉ tương đương với

    1% giá thật. Đã vậy, công ty chỉ mua chịu trả dần, mỗi lần một ít. Có người đến khi không còn ở công ty, hoặc đã chết vẫn chưa được trả hết. Mà dù có được trả hết thì khoản tiền đó cũng không đủ mua chiếc xích lô.

    Bán xe xong, ai biết lái xe thì được nhận làm công nhân của công ty. Lái theo chuyến, ăn lương theo qui định. Ai không biết lái xe thì coi như mất xe.

    Có những ông chủ hãng xe 30- 40 chiếc, cai quản hàng trăm lái, phụ xe nay muốn quá giang 30-40km nếu không mua được vé thì vẫn bị đẩy xuống bến xe ngơ ngác trong bụi khói. Nhiều ông chủ xe xin mãi mới được làm phụ xe, còn bị anh lái xe mình thuê ngày xưa mắng mỏ mỗi khi trái ý.
    [​IMG]
    Các bà nội trợ chờ mua gạo tại cửa hàng lương thực phường 10, quận 5, TP.HCM (ảnh chụp ngày 15-10-1983) - Ảnh tư liệu báo Tuổi Trẻ
    Hà Nội sau niềm hân hoan

    Bà Đinh Thị Vận - 63 tuổi, phường Tương Mai, Hai Bà Trưng (Hà Nội), là công nhân Nhà máy Dệt 8-3 - vẫn còn nhớ: sau giải phóng miền Nam, gia đình, cơ quan, khu phố của bà cũng như nơi nơi đều ngất ngây trong niềm hạnh phúc vô bờ.

    Nhưng sau đấy một vài năm thì giá cả tăng vùn vụt, cơ quan của bà không việc làm. Nồi cơm của gia đình bà nấu gạo ?omậu dịch? (gạo từ kho các cửa hàng lương thực của Nhà nước) hôi đủ các thứ mùi: gián, mốc và có khi là xăng dầu..., có khi lẫn những hạt sạn to như hạt ngô.

    Sau đó gạo mậu dịch cũng thiếu và ngày một lẫn đầy những sắn, ngô, khoai... Hường, con gái bà, từng nói lên mơ ước trong bài văn nộp cô giáo: ?oNgày tết em mong sao có một nồi cơm trắng và một bát thịt kho...?. Một ước mơ không có trong tâm thức những người trẻ bây giờ, nhưng không phải hiếm thời đó.

    Mỗi tháng, theo chỉ tiêu, cả nhà bà Vận được nhận 2kg thịt. Gọi là thịt nhưng toàn mỡ vụn, bạc nhạc và lại chia làm hai lần. Lần nào cơ quan bà cũng chỉ đủ thịt chia cho 2/3 công nhân.

    Mỗi tổ phải tự bắt thăm. Ai trúng thì lĩnh trước, không trúng thì chờ đợt sau. Các chị tiếp phẩm (bộ phận chia thực phẩm) cân hụt mất một lạng, có biết cũng phải cố mà cười. Ngày lĩnh thực phẩm cả nhà cứ phấp phỏng, rình mò và hít khói bếp.

    Rán cho cùng kiệt mỡ, cẩn thận đổ vào liễn rồi bà mới cho ?ocả làng? muối, mắm mặn chát vào kho với mấy miếng thịt để ăn dè. Cả khu tập thể công nhân nhà máy vui như hội. Khu phố lên đèn, ở những gia đình không được lĩnh, có tiếng chì chiết của ông chồng nào đó vì vợ không bốc trúng thăm...

    Rất nhiều nhu yếu phẩm khác như xà phòng, mì chính, chất đốt... của tất cả cán bộ công nhân viên chức khác cũng như vậy. Có năm ba tháng liền bà chỉ được lĩnh vải mà không xà phòng.

    Có người như cô Hoa chồng chết, nhà có bốn người toàn phụ nữ (mẹ chồng, Hoa và hai con gái) nhưng khi lĩnh tiêu chuẩn quần áo lót thì toàn quần đùi, áo may ô và... dao cạo râu. Cô Hoa khóc cả tuần liền...

    Công ty của em bà sản xuất sứ tích điện. Không có tiền, công ty trả lương cho công nhân bằng tích điện. Đơn vị có cao su trả bằng cao su, xí nghiệp có mũ cứng thì trả lương công nhân bằng mũ cứng... Những lúc như vậy lĩnh lương xong cũng không biết đem về đâu, để làm gì?

    Chuyên gia kinh tế Lê Văn Viện bảo rằng đó là bối cảnh chung của đời sống người dân trước năm 1986. Hầu như những mặt hàng thiết yếu đều đến tay người tiêu dùng qua kênh phân phối bằng hiện vật, tem phiếu và định lượng bằng chỉ tiêu.

    HÀNG CHỨC NGUYÊN - XUÂN TRUNG - QUANG THIỆN
  2. BTT

    BTT Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/05/2003
    Bài viết:
    466
    Đã được thích:
    416
    ?oĐêm trước" đổi mới: Khi chợ trời bị đánh sập
    [​IMG]
    Trung tâm Thương nghiệp quận 10, TP.HCM thời bao cấp đang bán hàng phân phối cho bà con - Ảnh tư liệu TTXVN
    TT - Chuyện mua bán thời bao cấp với cảnh ngăn sông cấm chợ, giá dưới đất giá trên trời, mua không được bán không xong... là kết quả của quá trình siết chặt quá nóng vội, mạnh tay. Ông Hà Đăng (nguyên tổng biên tập báo Nhân Dân) gọi đó là ?omột đêm đánh sập chợ trời?.
    Thời của trạm gác
    Một chiếc xe tải lấm đầy bùn đất xịt khói đen chạy ầm ầm qua đường. Thùng xe bịt một tấm bạt lớn đập phần phật. Đi ngược nó là đoàn xe công tác của cán bộ. Và lập tức ông cán bộ cho quay xe đuổi theo. Đến ngang chừng chiếc xe tải, ông rút súng ngắn chĩa lên trời bắn ba phát đạn đanh giòn rợn tóc gáy.
    Chiếc xe tải sợ hãi dừng lại. Người rượt đuổi là một ông phó chủ tịch UBND tỉnh muốn kiểm tra hàng lậu. Ông Chín Cần (Nguyễn Văn Chính), nguyên bí thư Tỉnh ủy Long An, kể lại câu chuyện mà ông được chứng kiến tại tỉnh mình vào thời kỳ bao cấp với mệnh lệnh cấm buôn bán tự do như thế.
    Chiếc xe tải đó thật ra giống như bất cứ phương tiện nào. Cứ có dấu hiệu chở được thứ gì đó thì sẽ bị cán bộ kiểm tra. Bởi tất cả mọi thứ hàng hóa không phải của ngành thương mại thì đều là hàng lậu. Trong khi cuộc sống đang cần càng nhiều hàng thì nguồn cung từ quốc doanh chỉ đáp ứng được một phần rất nhỏ.
    Chính vì vậy mà gạo, thịt, bánh kẹo, bột giặt, áo quần, mũ dép... đều có thể là hàng lậu ở bất cứ nơi nào, lúc nào... Thời đó, người dân nào cũng có thể là ?ocon phe? (dân buôn lậu) nên cán bộ chống buôn lậu rất nhiều. Công an, thuế vụ có thể kiểm tra xét hỏi bất cứ chiếc bì, thúng, sọt, túi... của ai, ở đâu.
    Ngoài hai lực lượng này, mọi cán bộ nhà nước đều có thể bắt hàng lậu. Ông Chín Cần kể: ?oMột đoạn đường vài cây số nhưng có tới hơn chục trạm gác kiểm soát hàng hóa. Những trạm gác này thường bắt được những ông cán bộ mặc quần hai lớp để đựng gạo, chị hàng thịt cuốn quanh người những tảng mỡ heo rồi mặc áo trùm bên ngoài.
    Và đặc biệt nhất là chuyện chở heo trốn qua trạm gác. Một con heo 60kg đã mổ thịt lấy đi lòng, tiết chở ra chợ bằng cách chằng sau yên xe với tư thế ngồi chạng chân sang hai bên. Áo mưa trùm kín ?ongười? rồi đội cho chú ?oheo người? một cái nón lấp mặt.
    Khi qua trạm gác, trời mới tang tảng sáng, người ?omẹ? vừa đạp xe vừa quàng tay ra phía sau vỗ về và nhắc nhở ?ocon? đóng giả mẹ chở con đi học. Tuy nhiên cái cảnh ?ogia đình đầm ấm? ấy sau cũng bị cán bộ phát hiện.
    Và người dân lại tìm những cách khác để đối phó với mạng lưới chống buôn lậu. Mục đích cuối cùng của người dân chỉ là mong bán được những thứ mình làm ra để lo cho cuộc sống.
    [​IMG]
    Bà Tư Tây (ở ấp Hòa Thạnh, xã Hòa Bình Thạnh, Châu Thành, An Giang) cùng các cháu nội ngoại trong kho lúa gia đình. Ngày xưa làm được chút lúa bà phải chôn giấu, nay thì mua bán tùy thích - Ảnh: Q.Thiện
    Mua như cướp
    Thời ấy, bà Tư Tây, nông dân ấp Hòa Thạnh, xã Hòa Bình Thạnh, huyện Châu Thành (An Giang) có 50 công ruộng. Mỗi năm thu hoạch hơn trăm giạ lúa. Theo qui định của Nhà nước, nhà bà chỉ được giữ lại khoảng 60% (đủ để ăn), số còn dư buộc phải bán cho Nhà nước.
    Giá bán thấp hơn tiền vốn bỏ ra nên nhà bà cũng như tất cả những nông dân trong vùng đều cố gắng tìm cách giấu lúa không cho chính quyền biết. Cuối vụ từng đoàn cán bộ, có khi cả du kích đeo súng vào từng nhà đo bồ (kiểm tra lúa).
    Ai thừa định mức bị buộc phải bán tại chỗ. Có vụ, nhà bà phải xay thành gạo và giấu trong tủ thờ. Đến khi mở ra thì chuột ăn hết quá nửa. Có nhà, vợ giấu gạo, cầm chìa khóa đi vắng, chồng con ở nhà phải nhịn đói...
    Để giấu lúa qua trạm thời đó bà con thường làm ghe, xuồng có hai đáy, khi vận chuyển thì đổ trấu lên đáy trên, đựng lúa ở đáy dưới. Trong nhà thì họ khoét rỗng đống rơm rồi thả lúa vào giữa... Người dân Bến Tre thường đi xuồng xuống Cà Mau mua lúa.
    Mỗi chuyến đi cả trăm cây số nhưng cũng chỉ có thể mua 1 tạ trở xuống. Dọc tuyến đường độc đạo này có rất nhiều trạm gác. Có lần một bà nông dân bị cán bộ phát hiện chở lúa. Cán bộ bê bao lúa lên thì bà ta ngất xỉu. ?oHọ uất ức quá, gia đình đói khổ, quần áo te tua, đi mấy ngày mới tới Cà Mau, cả tuần lễ mới mua được bì lúa. Cả nhà trông vào đó...?.
    Chuyện thu mua lúa hay thu mua vải đều giống nhau cả. Năm 1978 giá thành 1m2 vải calicot sản xuất tại xưởng của Công ty Dệt Thành Công là 1,5 đồng. Thế nhưng tất cả lượng sản phẩm có được, công ty đều phải bán cho Nhà nước với giá 1,2đ/m2.
    Giá thành 1m2 vải dệt theo kiểu oxford hết 10đ nhưng công ty phải bán cho Nhà nước giá 9đ/m2. Giá của hai thứ vải trên nếu bán ở thị trường tự do thì cao gấp 10-12 lần. Tương tự như vậy, tất cả mọi sản phẩm công ty sản xuất được đều chung tình cảnh trên.
    ?oSau bao nhiêu ca lao động cật lực để vượt qua những khó khăn mà Nhà nước không thể hỗ trợ như máy hỏng, nguyên nhiên liệu, vốn... thiếu thì nhà máy mới ra đời được một lượng hàng ít ỏi. Thế nhưng nhìn cảnh đóng hàng xuất cho nội thương với giá thấp hơn vốn bỏ ra, cán bộ công nhân rơi nước mắt...?.
    Ông Trần Đức Nguyên, nguyên trưởng Ban nghiên cứu của Thủ tướng, cho rằng cái từ ?othu mua? (vừa thu vừa mua) được hình thành từ thực tế này. Còn dân gian gọi đó là: mua như cướp. Và chuyện ?othu mua? tồn tại dưới nhiều hình thức: mua theo giá nghĩa vụ, mua theo giá khuyến khích, bán theo cơ chế có thưởng...
    Mục đích là loại bỏ thị trường tự do nhưng cả về thực tế (Nhà nước không đủ hàng) lẫn lý thuyết (giá Nhà nước phải căn cứ theo giá chợ để hình thành) thì hệ thống thị trường chính thống lại bị phụ thuộc vào thị trường tự do.
    Bán như cho
    Nhà có con rể mới từ chiến trường trở về, bố vợ muốn mua tặng con một đôi dép nhựa và sắm thêm đôi chiếu cói. Ông đi bộ 18km để lên cửa hàng mua bán của huyện. Tới nơi, cô mậu dịch viên vừa cắm cúi thêu khăn vừa nói vọng lên: ?oHết hàng!?. ?oVậy đôi này thì sao??. Hỏi đến ba lần ông mới được cô ta gắt lên: ?oMắt ông để đâu vậy? Không nhìn thấy bảng ?ohàng mẫu không bán? à??.
    Về nhà có người mách ông phải gặp kẻ môi giới và trả thêm tiền mới mua được. Chạy vạy mấy ngày, trả thêm gấp đôi tiền cùng rất nhiều lời cảm ơn, cảm tạ cuối cùng ông cũng mua được đôi dép và cặp chiếu cói. Câu chuyện trên của ông Nguyễn Đình Kiên, xã Gia Trung, huyện Gia Viễn (Ninh Bình) về tình trạng quá bình thường của bản thân ông cũng như của tất cả mọi người sống trong thời bao cấp.
    Ai mua thứ gì cũng phải đến hợp tác xã mua bán hay cửa hàng mậu dịch quốc doanh. Mua cây kim cuộn chỉ hay cái bấc đèn cũng cực kỳ khó khăn. Nhà nước bán hàng dưới giá thành và cũng thấp hơn giá chợ (bán phân phối), hàng hóa không đủ
    1/10 nhu cầu nên nhân viên thương nghiệp kênh kiệu, xem thường khách hàng vô cùng. ?oBán như cho? là lời cửa miệng đầy xót xa của thời ngăn sông cấm chợ lúc bấy giờ.
    Các chuyên gia kinh tế bao cấp nghĩ rằng Nhà nước bán rẻ (dưới giá thành) cho dân những mặt hàng thiết yếu thì Nhà nước cũng phải mua sản phẩm của họ với giá rẻ (dưới giá thành). Phần chênh lệch sẽ được tính tương đương nhau, không bên nào bị thiệt mà vẫn ổn định được nhu cầu của mình.
    Cả xã hội lúc ấy trở thành một thị trường mua không được bán cũng không xong. Và khi không đủ hàng hóa để cung cấp, sự thất thoát giữa các khâu phân phối trung gian quá lớn thì thương mại quốc doanh trở thành một thứ ân sủng đối với người tiêu dùng. Vì thế thị trường tự do không thể bị xóa bỏ triệt để nhưng cũng không ngừng bị bóp nghẹt. Nó đã đẻ ra môi trường màu mỡ cho những thủ đoạn tiêu cực như móc ngoặc, chà đạp, tham ô, đầu cơ. Hàng hóa đã khan hiếm lại bị đủ thứ trò mánh mung, thiệt thòi nhất vẫn là kẻ mua mà mặt mày thường cứ như người ?omất sổ gạo?.
    XUÂN TRUNG - QUANG THIỆN
  3. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Bạn BTT thân mến:
    Những điều bạn viết đó tôi cũng đã từng trải qua cả chục năm
    trước đó kia. Đó là đêm đen của lịch sử.
    Tuy vậy, cái từ "tư sản mại bản" mặc dù tôi không biết nó ở đâu
    ra, có nghĩa là "tư sản câu kết với tư sản nước ngoài" kia . Đó là
    từ ngữ tôi học được trong trường XHCN ngoài bắc . Còn những
    người làm ăn trong nước thì gọi là "tư sản dân tộc." Có điều
    bạn đừng lẫn với nghĩa những người dân tộc thiểu số nhé .
  4. nguyensaigon18

    nguyensaigon18 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    09/12/2004
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    '' Tư bản sắp giãy chết '' và mộng đánh bại tư bản của mấy đồng chí yêu nước đã đi đến đây rồi ?
  5. Gmail1234

    Gmail1234 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/10/2005
    Bài viết:
    250
    Đã được thích:
    0
    Ngoài rút kinh nghiệm ra theo mình thì chính quyền phải có một lời xin lỗi công khai tới người dân.
    Xin lỗi công khai không có gì là xấu. Sau cải cách ruộng đất, ông HCM cũng đã công khai xin lỗi những sai lầm trong quá khứ đó thôi. Đó là tiền lệ mà mình nghĩ ta có thể áp dụng được.
    Tiếc rằng sau 20 năm đổi mới và ai cũng biết là nền kinh tế bao cấp là sai lầm đem lại đói nghèo, mà tới giờ mình chưa nghe một lời xin lỗi nào từ phía chính quyền cả.
  6. comcast

    comcast Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    81
    Đã được thích:
    0
  7. kien098

    kien098 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/12/2004
    Bài viết:
    530
    Đã được thích:
    15
    Bạn thân mến!
    Rất tiếc bài viết của bạn có thể có nội dung chưa phù hợp hoặc vượt ra ngoài nội qui của TTVNOnline. Nếu không có sự vi phạm, bài viết của bạn sẽ được hiển thị trở lại trong một thời gian ngắn.
    Mong bạn thông cảm và tiếp tục đóng góp xây dựng và phát triển TTVNOnline.
    Ban Quản trị TTVNOnline!​
    Nên nhớ bóng đen của chiến tranh rời Việt Nam năm 1989.
    Tình trạng kinh tế những năm 75-85 là nửa chiến tranh, không thể bạo dạn mà bứt khỏi quỹ đạo LX được khi mà Tầu ở cả 2 đầu đất nước.
    Và lý do không kém là đội ngũ giáo điều còn lớn quá, từ TBT Lê Duẩn tới các cộng sự bên dưới. Những người có cách nhìn, cách nghĩ của ***** như các cụ Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng... không thể làm mạnh hơn vì nếu làm mạnh sẽ hỏng đại cục (lúc đó nội bộ ta lục đục là Tầu nó thịt tức thì).
    Nhớ lại ngay sau khi cụ Lê Duẩn mất, cụ Trường Chinh tạm quyền mấy tháng đã có ngay các chính sách đổi mới, người dân và cán bộ thấy đời sống chuyển biến rõ rệt. Và người kế nhiệm ngay lập tức triển khai Đổi mới.
  8. hidden-man

    hidden-man Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/06/2002
    Bài viết:
    134
    Đã được thích:
    0
    đọc bài ở trên mới thấy sao lại nông cạn thế ko bbiết
    cứ ngồi đây chỉ trích cái đã qua mà tưởng mình giỏi
    không thử nghiệm mà thành công được...giỏi quá...thiên tài bôc phét ...
    KTTT định hướng XHCn ...vâng nó quái thai...thế mà nó vẫn làm cho đời sống của ng ta khám khá hơn
    vâng nó quái thai vì ng ta nhin đau cũng thấy nó quái thai
    thế như thế nào thì không quái thai
    thật lạ
    thùng rỗng kêu to hoặc no quá chẳng biwết gì ngồi múa may vớ vẩn
  9. Gmail1234

    Gmail1234 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/10/2005
    Bài viết:
    250
    Đã được thích:
    0
    Bóng đen chiến tranh đó chính một phần do chính ta gây nên. Khơ Me Đỏ đâu có thể vào Campuchia nếu không có sự giúp đỡ của ta.
    Nếu Khơ Me Đỏ không được ta giúp thì sao có thể thắng tại Campuchia rồi quay lại đánh ta, dẫn tới ta phải đánh họ, rồi trung quốc oách ta được.
    Còn tại sao ta giúp Khơ Me Đỏ (sách ông Văn Tiến Dũng - viết năm 1976 gọi họ là Quân Giải Phóng Campuchia ) thì tôi nghĩ ai cũng hiểu.
  10. kien098

    kien098 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/12/2004
    Bài viết:
    530
    Đã được thích:
    15
    Qua đoạn trên-> lang băm đang phải gõ phím mỏi tay ở đây tại vì lang băm đã ra đời và biết tiếng Việt -> Tại bố mẹ lang băm đã đẻ ra lang băm -> tại ông bà lang băm đẻ ra bố mẹ lang băm ->............
    -> chung quy chỉ tại vua Hùng
    Không thể nhồi cái gì vào sọ lang băm được.
    Mà với người tàn tật thì ta phải tôn trọng, họ có muốn thế đâu!!!
    Tặng hoa lang băm này
    Không chừng lang băm là nạn nhân chất độc da cam
    Được kien098 sửa chữa / chuyển vào 15:34 ngày 02/12/2005

Chia sẻ trang này