1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thời bao cấp

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi BTT, 02/12/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. kien098

    kien098 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/12/2004
    Bài viết:
    530
    Đã được thích:
    15
    Với cả đọc sách hiện thực phê phán nhiều vào. Đọc đến độ biết chị Dậu bán con cho ai sẽ biết là thời pháp tươi sáng sung túc người ta được hút thuốc phiện như thế nào.
    Không bốc thuốc tiếp à, lang băm???
  2. tmkien

    tmkien Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/12/2004
    Bài viết:
    494
    Đã được thích:
    0
    Kiến thức kinh tế tệ quá .
    [/QUOTE]
    Hề hề, tệ ở đâu thì mời bác chỉ ra. Nói khơi khơi thế thì dễ quá. Tớ sẵn sàng tranh luận với bác về cái sự "tệ" của tớ!
  3. LE_ROB

    LE_ROB Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/08/2004
    Bài viết:
    220
    Đã được thích:
    0
    Hề hề, tệ ở đâu thì mời bác chỉ ra. Nói khơi khơi thế thì dễ quá. Tớ sẵn sàng tranh luận với bác về cái sự "tệ" của tớ!
    [/QUOTE]
    Đúng là sx lúa gạo mang lại lợi nhuận không cao như nuôi thuỷ sản. Chỉ có vụ phá kênh đưa nước mặn vào để nuôi tôm ở Cà Mau của 1 số nông dân thì không thể nói là chính phủ VN cấm chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp. Bằng chứng là tỷ lệ xuất khẩu thuỷ hải sản chiếm 1 cơ cấu ngày càng lớn trong kim ngạch xuất khẩu nông nghiệp của VN. Nói như thế hoá ra chính phủ VN làm không như chú tmkien nói hả? Lời nói không đi đôi với việc làm, láo quá.
    Ngoài ra đoạn chú tmkien nói ở trên cũng không thể giải thích được việc nói là cp VN cấm chuyển đổi vì lý do an ninh lương thực vì có mấy ý sau:
    - Những miền đất ven biển của VN không phải nơi nào cũng nuôi được thuỷ sản.
    - Việc đưa nước mặn vào sâu đất liền được bao km, điều đó chiếm mất bao nhiêu trong tổng lượng đất dùng trồng lúa? Nên nhớ 1 điều rằng việc đưa nước mặn vào sẽ làm các vùng đất bị nhiễm mặn và trong nhiều năm sẽ không trồng được bất kỳ cây gì. Sự nhiễm mặn sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sinh thái của vùng đất này.
    - Việc phát triển nuôi trồng thuỷ hải sản phải có quy hoạch cụ thể nếu muốn sx lớn để xuất khẩu. Bài học nhỡn tiền là vụ cá bacha của VN tìm thị trường xuất khẩu khi bị kiện phá giá ở thị trường Mỹ.
    Được le_rob sửa chữa / chuyển vào 01:22 ngày 04/12/2005
  4. viser

    viser Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/01/2004
    Bài viết:
    1.877
    Đã được thích:
    25
    Hì hì,khoan hãy bàn kiến thức bác tmkien,bàn về lương thực đã.
    Em muốn hỏi là nhà nước bắt nông dân trồng lúa thế nào ạ? Nếu nói là khuyến khích trồng lúa và o ép hạn chế nuôi trồng tôm cá thì còn có lý.
    Tư duy ngày xưa không rõ,nhưng nếu cho tự do tất thì theo bác nông dân có bỏ lúa trồng tôm hay không?
    Trồng lúa chắc chắn tiêu thụ được,dù rằng giá cũng không cao.Nuôi thuỷ sản chi phí thế nào,đầu ra thế nào,rủi ro thế nào,lại còn tác hại môi trường các kiểu...
    Em thì cho là người ta trồng lúa vì rủi ro thấp,được hỗ trợ,còn nuôi thuỷ sản lỡ thiên tai hoặc dịch bệnh thì trắng tay.
    An ninh lương thực đúng là khuyến khích trồng lúa,theo bác thì nó có sai không ạ? Và sai ở chỗ nào.
    Hiện giờ mới quan sát cúm gia cầm gần đây thôi,tạm suy ra vài vấn đề.Một là cung cách quản lý chưa chặt.Hai là quy hoạch kém.Ba là nếu buông lỏng quản lý thì nông dân chết đầu nước,tiếp sẽ còn nhiều người chết nữa.Tất nhiên quản lý như bây giờ nông dân vẫn chết.
    Em nghĩ là sắp tới có khi còn phải có chính sách An ninh thực phẩm nữa ý chứ.Ít nhất đảm bảo nguồn cung thực phẩm sạch và một phần thu nhập cho ổn định cho nông dân,chứ như giờ giá thịt cá tăng chết cả cung lẫn cầu.
    Thị trường tôm cá thì em hơi bỏ lơi tí chút,phải theo dõi lại đã rồi hầu chuyện bác sau .
  5. ocech

    ocech Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2004
    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    0
    Bác Le_Rob viết sai chính tả rồi.
    Bác tmkien bảo Nhà nước có quyền bắt dân trồng thứ mà nhà nước thích trên đất của mình đã cho nông dân thuê. Xin cho bằng chứng.
    Được ocech sửa chữa / chuyển vào 22:18 ngày 03/12/2005
  6. Gmail1234

    Gmail1234 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/10/2005
    Bài viết:
    250
    Đã được thích:
    0
    Về luật pháp mà nói thì tôi chưa thấy một tài liệu nào mà VNCH cho phép dùng ma tuý cả. Ma tuý theo tôi hiểu là loại heroin hoặc cocain. Còn thuốc phiện thì theo tôi biết là không cấm.
    Còn việc làm ngơ để bán thuốc kiếm lời thì tôi có nghe kể lại. Riêng hình ảnh con nghiện nằm vạ vật thì không phản ánh được điều gì. Giờ về Hà Nội, qua mấy vùng buôn bán ma tuý mà ai cũng biết chụp ảnh thì thể nào cũng có.
    Cũng xin nhắc các bạn là việc buôn bán thuốc phiện để lấy tiền không chỉ có tướng lãnh VNCH làm. Ngay thời kháng chiến, chính ********* cũng đã khai thác và chế biến thuộc phiện tại Điện Biên Phủ và sau đó buôn bán thuốc phiện để lấy tiền mua vũ khí.
    Tài liệu về việc này, xin đọc "ĐBP - Một góc địa ngục" của Bernard Hall do Vũ Trấn Thủ dịch và do NXB Công An Nhân Dân phát hành năm 2004. Đoạn ở trang 51 có nhắc đến vấn đề này.
  7. langkhachvn

    langkhachvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/11/2003
    Bài viết:
    286
    Đã được thích:
    0
    Ra thế. Qua bạn Gmail đây tôi mới biết thêm là thuốc phiện thì hoàn toàn không bị luật pháp VNCH cấm mà cho công khai. Thế mà trước tôi vẫn cứ tưởng rằng cái vụ này cũng chỉ là VNCH nhắm mắt cho làm thôi, còn đâu thì vẫn cấm. Hoá ra là không phải.
    Cấm ma tuý, heroin và cho bán thuốc phiện. Tóm lại đó là chính sách của VNCH. Cám ơn Gmail vì thông tin này nhé
    Chuyện ********* buôn thuốc phiện thì đến giờ chắc cũng chỉ thấy mỗi Bernad fall nói thế. Mà đó cũng không phải là lời của Bernard Fall mà là lời nhận định của phòng nhì Pháp về khu vực phía Bắc. Nhưng cũng chính trong cuốn sách này, Fall và phòng nhì Pháp cũng nói rất rõ là ********* bán thuốc phiện ra nước ngoài để lấy tiền mua vũ khí tại chợ đen Hồng Kông, chứ hoàn toàn không thấy nói rằng ********* bán cho người Việt. Chuyện này thiếu tư liệu lịch sử để kiểm chứng về phía Việt nam nên không thể nói được điều gì cả. Fall cũng không hề đưa ra một nguồn tài liệu nào xác thực để chứng minh cho lập luận ấy. Nên có thể nói đây chỉ là một nhận định chứ không phải là một vấn đề đã được làm rõ.
    Còn chuyên VNCH cho kinh doanh công khai động hút thì ai cũng thấy. Việc Nhu, Thiệu, Kỳ buôn ma tuý bằng chuyên cơ thì ai cũng thấy. Thế là đủ để rõ vấn đề rồi nhỉ.
  8. U18

    U18 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/06/2003
    Bài viết:
    307
    Đã được thích:
    0
    Trả hểu cái giề cả. Đề nghị các bác quay lại với thời bao cấp. Tạm để thuốc phiện với VNCH đấy đã .
    Không hiểu topic này mở ra làm gì. Một người không biết có sống trong thời bao cấp không (hay chỉ là hình như, nghe nói..) lại ôn nghèo kể khổ với chính những người từng sống trong thời bao cấp hẻ ? Hay đây là chuyên mục đọc páo giùm bạn ..hehe
    Được U18 sửa chữa / chuyển vào 02:06 ngày 04/12/2005
  9. tmkien

    tmkien Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/12/2004
    Bài viết:
    494
    Đã được thích:
    0
    Hà hà, coi xong thằng MU thắng 3 trái thì mới có hứng viết trả lời các bác. Bài sẽ dài đấy, các bác kiên nhẫn.
    Đầu tiên cần thống nhất lại một điều là sự chính xác trong quan điểm về chính sách kinh tế chỉ có tính chất tương đối vì bản thân kinh tế không phải là một khoa học chính xác mà nó mang nhiều tính chủ quan. Vì thế xin các bác hiểu là tớ không mù quáng nói là quan điểm của tớ là hoàn toàn chính xác và đúng đắn.
    Thứ hai, đây là topic bàn về thời bao cấp nên tớ không muốn kéo quá dài thời gian tới thời điểm này. Trong bài của tớ các bác cũng thấy tớ viết là chính sách thiển cẩn về an ninh lương thực còn kéo dài tới gần đây. Tuy nhiên, qua một số bài báo tớ trích cho mấy bác thì thấy là tư tưởng này vẫn còn mạnh lắm.
    Cuối cùng, đây là vấn đề lớn, viết bao nhiêu sách cũng không đủ, ở đây chỉ là bàn luận chơi nên tớ không đi quá sâu đâu, tớ cũng không rảnh lắm.
    Trả lời bác Robe là đương nhiên làm thủy sản phải có nghiên cứu, qui hoạch đàng hoàng chứ không nhắm mắt làm bừa được vì đâu phải vùng nào cũng nuôi trồng thủy sản được. Tuy nhiên, ý của tớ nói là nhà nước mình cho đến tận thời gian gần đây vẫn còn tương đối cứng nhắc trong chuyện bắt dân trồng lúa chứ ý tớ không nói là nên chuyển hết diện tích lúa sang làm thủy sản.
    Trả lời bác viser là nhà nước không đơn giản khuyến khích đâu mà là bắt buộc đó. Tớ sẽ trích cho bác thấy ở dưới. Về an ninh lương thực đương nhiên là rất quan trọng và quan điểm về vấn đề này khá phức tạp. Quan điểm cá nhân của tớ cho rằng: nhiều lãnh đạo VN xuất phát từ những vùng nghèo khó miền Trung và miền Bắc, họ vẫn còn bị ảnh hưởng nặng nề của những năm thiếu đói nên rất coi trọng việc tự túc lương thực nên đến thời gian gần đây vẫn còn quá chú trọng vào cây lúa và không muốn giảm diện tích trồng lúa quá nhiều. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia nước ngoài thì VN không nên quá chú trọng lúa nữa, nếu cần luôn có thể mua lúa trên thị trường thế giới với giá không cao. Ở Mỹ, chính phủ còn phải trả tiền cho nông dân để bỏ hoang đất nữa mà. Một đất nước đất hẹp và quá đông dân như VN, bình quân đất nông nghiệp ở nhiều tỉnh ngoài Bắc chỉ được vài trăm m2 đầu người thì làm đủ ăn đã khó, cứ bám lấy cây lúa thì không bao giờ khá được.
    Chuyển đổi sang cái khác như nuôi thủy sản thì đương nhiên rủi ro hơn rồi. Nhưng rủi ro nhiều thì lợi nhuận lớn, và rất lớn so với lúa nên dân vẫn ham. Tất nhiên, trong nông nghiệp, nếu quá nhiều người làm cùng một lúc thì rất khó có đầu ra cho sản phẩm nên đây là điều không đơn giản nhưng vấn đề là ở chỗ: ở nhiều địa phương VN, các đồng chí lãnh đạo ra rất nhiều nghị quyết rất trời ơi, làm các loại qui hoạch để rồi ép buộc người dân phải làm theo qui hoạch đó. Nếu làm theo mà người dân thất bại thì họ phải chịu. Điều này làm mất đi sự chủ động của họ. Đã làm ăn thì ở đâu cũng vậy, lời ăn lỗ chịu. Phải để họ tự quyết định.
    Một vấn đề nữa mà các bác sẽ đọc dưới này là vấn đề xây dựng các công trình thủy lợi này nọ để ngọt hóa đồng ruộng rồi bắt dân trồng lúa, đặc biệt là ở miền Tây. Ở đây vấn đề không đơn giản chỉ là tư duy muốn bảo đảm an ninh lương thực nữa mà vấn đề đã chuyển sang cái khác. Những công trình này có vốn đầu tư lên tới hàng trăm tỷ đồng, đa số là do ngân sách cấp. Thất thoát ở các công trình tại địa phương này phải nói là rất kinh khủng. Các đồng chí lập dự án chủ yếu có mục tiêu chấm mút nên đưa ra viễn cảnh rầt hấp dẫn còn kết quả thực ra sao thì chả cần biết và vấn đề là phải thực hiện bằng được dự án để lấy tiền. Vì thế hiệu quả thực sự của dự án là không quan trọng mà quan trọng là cứ thực hiện dự án đã để còn xà xẻo.
    Dưới đây tớ sẽ trích một số bài báo và tài liệu để các bác hiểu rõ thêm về vấn đề này:
    Cũng chẳng phải là chuyện đột xuất, trong vòng 3 năm qua ở tình Cà Mau đã xảy ra tới vài chục khủng hoảng trong đó nông dân đã làm một chuyện ngược đời là tự tay phá đập đưa nước mặn vào đất trồng lúa để nuôi tôm. Chuyện đó có thể coi là hành động tự phát. Tới khi có đến 11 đập lớn nhỏ bị phá trong vòng chưa đầy mười ngày (từ 23 đến 28 tháng 6 vừa qua) thì sự việc đã khác, rằng đó có thể hoàn toàn là viêc có tổ chức, nghĩa là sự vụ không như ý xảy ra biết đâu lại chẳng có cái lý không thể không xem xét một cách nghiêm túc.
    Bắt đầu từ đêm 17 tháng 6, chỉ trong vòng 4 tiếng, đập ngăn mặn Trưởng Đạo (đầu sông Đầm dơi), đập Đường đạo, Kinh Mới và đập Trưởng đạo đầu sông Thanh Từng bị phá. Chiều hôm sau đập Thanh tùng bị phá. Trong đêm đó các đập Ba ngựa, Cù lao, Ông đơn, Ông sừng, Ông Bụ bị phá tiếp. Cuộc giằng co diễn ra mỗi lúc một căng thẳng: Huyện đưa lực lượng đắp lại đập, dân lại phá. Xã thuê hai xáng thổi chi viện đắp đập, dân dọa đốt xáng... Sáng 20/6, loa phát thanh thông báo quan điểm giải quyết của Uỷ ban nhân dân tỉnh, dân dùng loa phóng thanh công suất lớn hơn đáp lại: Giá lúa quá thấp, yêu cầu cho bà con làm ruộng nuôi tôm! Tình hình diễn biến có xu hướng xấu hơn. Cơn nóng giận của dân đòi được nuôi tôm còn để lại hậu quả nặng nề: Hơn 230 triệu đồng tốn kém để bồi trúc lại các đập ngăn mặn đã bị phá, nhiều nông dân nhất quyết để ruộng hồng hoang hóa trở lại đòi nuôi tôm cho bằng được
    Thì cũng cứ cho đó là một cách phản ứng của người nông dân Cà Mau. Chỉ nhìn riêng huyện Đầm Dơi trong tỉnh là thấy rõ căn nguyên của phản ứng này. Phía đông huyện, theo quy hoạch được phép nuôi tôm người dân hỷ hả niềm vui đổi đời vì tôm, nhiều hộ hàng năm thu nhập bảy, tám chục triệu đến vài trăm triệu đồng từ con tôm. Xã Tạ An Khương từ 35% hộ đói nghèo qua vài năm tỷ lệ đó chỉ còn 5% nhờ con tôm. Trong khi đó, phía tây huyện với nhiều vùng đất sâu, chỉ làm được lúa một mùa lại là cùng được quy hoạch để trồng lúa! Chết một nỗi đã quy hoạch thì không thể làm trái, dù người dân đã nhiều lần thiết tha bày tỏ nguyện vọng được nuôi tôm, khi tiếp xúc với các đại biểu Quốc hội. Dẫu sao thì câu chuyện về cơn nóng giận này của người dân Cà Mâu đã kết thúc có hậu: Ngày 30/6 Bộ thủy sản đã có công văn số 1939 kiến nghị với chính phủ chỉ đạo UBND tỉnh Cà Mâu áp dụng giải pháp có lý có tình đảm bảo chấp hành pháp luật và phù hợp ý nguyện của nhân dân muốn chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ trồng lúa sang nuôi trồng thủy sản. Hay quá, nếu việc này làm sớm một chút ít thì đâu đã xảy ra cơn nóng giận không đáng có vì tôm! 12.7.2000.
    Báo ?oLao Động? số 139/2000 (13-7-2000)
    http://www.soctrang.gov.vn/soctrang/html/tintuc-detail1.asp?tn=tn&id=1167123
    Lợi thế nuôi tôm, trồng lúa ở ĐBSCL
    Nguon tin: Theo Vietlinh.com.vn---Ngay tin: 01/03/2005
    Khu vực ven biển đồng bằng sông Cửu Long gồm các tỉnh: Bến Tre, Long An, Tiền Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang có tiềm năng lớn về phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS) nước mặn, lợ và nước ngọt, đặc biệt tôm nuôi với đối tượng chính là tôm sú.
    Ðặc điểm thổ nhưỡng chung của khu vực là đất bị nhiễm mặn do địa hình lòng chảo cao dần ra hướng bờ biển. Vì vậy, ảnh hưởng của thủy triều có thể xâm nhập rất sâu vào nội địa trong mùa khô, gây khó khăn trong việc chuyên canh cây lúa nhưng lại là điều kiện thuận lợi để nuôi tôm nước lợ. Vào mùa mưa, nước được ngọt hóa, phù hợp để trồng lúa. Như vậy trong một năm phương thức canh tác phù hợp, có hiệu quả cao ở khu vực này là luân canh nuôi một vụ tôm, trồng một vụ lúa.
    Do đặc điểm tự nhiên như vậy cho nên ở các tỉnh này từ lâu đã hình thành nghề nuôi tôm - trồng lúa. Song do trước đây nhằm bảo đảm an ninh lương thực, ruộng đất được quy hoạch để trồng lúa và Nhà nước đã đầu tư rất nhiều vào việc xây dựng các công trình thủy lợi ngọt hóa các vùng đất nhiễm mặn để trồng lúa. Tuy nhiên năng suất lúa không cao, đã hạn chế hiệu quả kinh tế.
    Năm 2000, Chính phủ ra nghị quyết về một số chủ trương và chính sách về chuyển đổi cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp đã xác định: Giữ ổn định khoảng bốn triệu ha đất có điều kiện tưới tiêu chủ động để sản xuất lúa. Với các loại đất sản xuất lúa kém hiệu quả thì chuyển sang sản xuất các loại sản phẩm khác có hiệu quả kinh tế cao hơn... đất trũng và đất ven biển chuyển sang nuôi trồng thủy sản phù hợp tình hình thực tế và đã đáp ứng được nguyện vọng của nông, ngư dân nước ta.
    Thứ Hai, 13/06/2005,
    Cà Mau: Người dân phá đập, dẫn nước mặn nuôi tôm
    http://www.tienphongonline.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=12298&ChannelID=2
    Đêm 10 rạng sáng ngày 11/6/2005, hàng ngàn người dân xã Tạ An Khương Đông, Tân Đức, Tạ An Khương Nam (Đầm Dơi) phá đập Thầy Ký, Tam Bô để đưa nước mặn từ sông Gành Hào lên nuôi tôm.
    Từ năm 2001 đến nay, người nuôi tôm ở đây làm tờ trình yêu cầu chính quyền xã Tạ An Khương Đông, huyện Đầm Dơi và tỉnh Cà Mau hứa đầu tư nhưng không thực hiện.
    Năm 1994, xã Tạ An Khương Đông chuyển dịch từ đất trồng lúa sang nuôi tôm đã thu được kết quả kinh tế, nâng cao đời sống.
    Đến năm 2000, chính quyền địa phương vận động nhân dân đắp đập Thầy Ký, Tam Bô, Cây Mét, Quảng Lởi, Chà Là làm cho hàng chục ngàn héc ta nuôi tôm thiếu nước, ô nhiễm môi trường, thất mùa liên tục, đời sống gặp rất nhiều khó khăn.
    Người dân làm đơn tập thể gởi lên chính quyền yêu cầu khoanh nợ ngân hàng (1.300 hộ dân thiếu 19 tỷ đồng), tháo đập đưa nước mặn nuôi tôm,? nhưng không được giải quyết.
    Ngay khi người dân phá đập, chính quyền xã Tạ An Khương, huyện Đầm Dơi và các ngành chức năng tỉnh Cà Mau đã có mặt nhưng chưa giải quyết dứt điểm.
    Hàng ngàn người dân tập trung tại các con đập đào sâu để đưa nước mặn vào vuông tôm.
    Nuôi tôm bền vững ở ven biển Nam Bộ
    E-Nhân dân 15/12/2003 VL
    NGỌC QUÂN
    ?..
    Hiện toàn vùng có gần 2.000 trại ương, sản xuất tôm giống, tập trung nhiều ở Cà Mau, đáp ứng 50% nhu cầu tại chỗ, còn lại phải nhập ngoài.
    Mặt khác, quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất bộc lộ nhiều mâu thuẫn giữa người có điều kiện sản xuất thuận lợi và những người gặp khó khăn về nước sạch, giống sạch, vốn, kỹ thuật. Từ đó, dẫn đến hiệu quả nuôi trồng thủy sản không đồng đều. Bên cạnh một số hộ có vốn đầu tư nuôi đạt hiệu quả cao, vẫn còn số đông hộ thua lỗ kéo dài. Năm 2003, tỉnh Cà Mau đề ra kế hoạch sản xuất vụ lúa + vụ tôm trên diện tích 60 nghìn ha, nhưng thực tế chỉ đạt 20 nghìn ha và hiệu quả thấp. Nguyên nhân là do hai hệ sinh thái hoàn toàn khác nhau giữa mặn và ngọt.
    Trong khi đó, chính quyền cứ ra chỉ tiêu "ép" dân sản xuất theo mô hình này mà thiếu quan tâm đầu tư hệ thống thủy lợi khép kín, bảo đảm việc giữ ngọt, mặn cho từng vụ sản xuất. Tình trạng trồng lúa không được và nuôi tôm cũng không xong đang diễn ra tương tự tại các tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng và Kiên Giang.
    ?.
    http://www.nea.gov.vn/luat/toanvan/QD-so822-1999.htm
    Rạch Giá, ngày 27 tháng 04 năm 1999
    QUYẾT ĐỊNH CỦA UBND TỈNH KIÊN GIANG
    " V/v ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị 36/CT-TW về công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công ngiệp hoá, hiện đại hoá "
    UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG
    QUYẾT ĐỊNH
    ?..
    ? Nghiêm cấm chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp đã quy hoạch trồng lúa sang nuôi tôm làm ô nhiễm, tăng độ phì nhiêu của đất.
    ? Nghiêm cấm chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp đã quy hoạch trồng lúa sang nuôi tôm làm ô nhiễm môi trường đất sau này không canh tác được.
    ??
  10. tmkien

    tmkien Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/12/2004
    Bài viết:
    494
    Đã được thích:
    0
    (tiếp)
    Băn khoăn đập Ba Lai
    Thời báo kinh tế Sài Gòn

    Khánh thành ngày 30-4-2002, đập Ba Lai (nối liền hai huyện Bình Đại và Ba Tri, tỉnh Bến Tre) là công trình lớn nhất trong dự án ngọt hóa cù lao An Hóa và cù lao Bảo với số tiền đầu tư lên tới 1.320 tỷ đồng. Thế nhưng, nhiều người vẫn băn khoăn về lợi ích của công trình này và mong muốn các nhà khoa học vào cuộc để có kết luận chính thức và khoa học.
    Lợi hay hại?
    Chúng tôi đang đứng giữa hai con sông, mà theo dân địa phương, một chứa đầy nước ngọt, một chỉ toàn nước mặn từ biển đổ về. Gọi là sông nhưng dường như không phải vậy, ít nhất là tại nơi đây, bởi nước sông cứ lặng lờ, âm thầm dâng lên rồi rút xuống. Gọi là hồ, có lẽ cũng không đúng.
    Trước kia, nơi đây đã từng là con sông - sông Ba Lai. Hằng năm, hàng triệu mét khối nước phù sa, nước mặn đã qua lại nơi đây. Thiên nhiên không chia tách chúng, mà là con người. Ngày 21-7-2000, những xe đất đá đầu tiên được đổ xuống đoạn sông này theo dự án ngọt hóa cù lao An Hóa và cù lao Bảo, do Ban Quản lý dự án Thủy lợi 418 (thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) làm chủ đầu tư. Đã có một số nghiên cứu kết luận rằng, dự án này giúp 115.000 ha đất nông nghiệp được ngọt hóa.
    Cuối năm 2004, ông Huỳnh Văn Be, Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre, vẫn khẳng định: "Hiệu quả của đập Ba Lai rất lớn. Nhờ có đập, mặn, ngọt được chia tách rõ ràng, tạo được trên 100.000 ha đất trồng lúa và 5.000 ha nuôi tôm công nghiệp".
    Khi chưa có đập Ba Lai, anh Đinh Hồng Thanh ở ấp 3, xã Thạnh Trị, huyện Bình Đại, vẫn có thể trồng lúa trên mảnh đất của mình vào thời điểm nước sông Ba Lai không bị xâm mặn. Thu hoạch mỗi vụ được 300 ký lúa/công đất. Còn khoảng sáu tháng bị xâm mặn, anh để ruộng ngập tự nhiên nuôi tôm quảng canh. Hiệu quả tính ra gấp bốn lần so với làm vụ lúa mùa. Quy ra lúa, bình quân thu nhập trên hai công đất của anh được khoảng 3,6 tấn/ năm. Điều này, Tiến sĩ Lê Quang Trí, Phó trưởng khoa Nông nghiệp (Đại học Cần Thơ), thừa nhận: "Dù nước thường xuyên bị nhiễm mặn, nhưng chính dòng nước ấy vô tình ém phèn, giúp người dân có thể làm tốt một vụ lúa, một vụ tôm".
    Giờ đây, sau gần ba năm được "ngọt hóa", hai công đất của anh Thanh sắp sửa phải bỏ hoang. Anh nói: "Mía giống giâm xuống, không lâu sau lại bị thối gốc vì "chân" phèn mặn vẫn còn trong đất. Đeo đất này, gia đình tôi lấy gì sống". Hằng ngày, anh phải đi làm mướn kiếm sống. Trước nhà anh, ngay sát con đê sông Ba Lai, cây trứng cá trồng mấy tháng trước giờ đã chết khô. Anh than: "Cây này còn không sống được, lúa, mía làm sao chịu thấu?".
    Anh Dương Thanh Hùng, dân gốc Bình Đại, khá am tường về địa chí vùng này, cho biết: "Trước đây, sông Ba Lai thường bị xâm mặn vào mùa khô, ăn sâu vào khoảng 10 ki-lô-mét so với vị trí đập Ba Lai hiện nay. Trước đây, người dân từ cửa Ba Lai trở vào sống bằng nghề làm muối. Từ năm 1995, phong trào nuôi tôm hình thành, nhiều người dân đổi đời khi nuôi xen tôm - lúa". Và khi có đập, theo anh, phần từ đập Ba Lai đến xã Lộc Thuận - tạm gọi là ranh giới mặn ngọt tự nhiên trước đây, do chủ trương tạo thành vùng trồng lúa ba vụ và vùng chuyên canh mía, nên nhiều người dân buộc phải bỏ tôm, thay hẳn bằng lúa - mía. Đời sống kinh tế giảm hẳn vì đất chẳng "chiều" người.
    Ở phía bên này đập, tạm gọi là phần ngọt, thuộc ấp 3, huyện Bình Đại, từ khi có đập Ba Lai đến nay, người dân vẫn chưa thể dẫn nước ngọt vào ruộng, gây khó khăn cho việc canh tác. Bà con đã nhiều lần xin được đào vuông, dẫn nước mặn từ cửa Đại về để nuôi tôm nhưng chính quyền không đồng ý vì cho rằng vùng này đã được quy hoạch trồng lúa, mía. Còn nước ngọt, theo anh Trần Hữu Hiệp, Tổ trưởng Tổ Quản lý cống đập Ba Lai: "Dự kiến, đầu năm 2005 mới xẻ kênh dẫn nước vào".
    Theo Tiến sĩ Lê Quang Trí, khi tạo đập ngăn sông như vậy, phần ngọt rất dễ thiếu nước vào mùa khô. Thực tế cho thấy, mực nước ngọt vào mùa khô ở bên này cống đập đã thấp hơn từ 0,3 - 0,7 mét so với lúc chưa có cống. Như vậy, khi đồng ruộng nứt nẻ, lại thêm tình trạng nước mặn rò rỉ từ những con kênh khác dẫn về, khiến đất càng bị nứt nẻ, nhiễm mặn tầng bên dưới. Nếu có phèn tiềm tàng, sẽ biến thành phèn hiện tại, khó có thể trồng trọt. "Đất đã bị nhiễm mặn thì ít nhất phải sau ba năm tích cực đào kênh, rửa phèn mới mong có thể canh tác lúa. Còn nếu bị nhiễm phèn, rất khó rửa. Đôi khi, đến 50 thậm chí 100 năm sau phèn vẫn còn" - ông Lê Quang Trí nói và cho biết thêm, khi dự án ngăn mặn, ngọt hóa bán đảo Cà Mau được thực hiện, nhiều vùng đất ở Cà Mau, Bạc Liêu gặp phải cảnh này và người dân buộc phải bỏ đất hoang trong nhiều năm.
    Còn phần bị xâm mặn được cho là sẽ tạo ra những vuông nuôi tôm công nghiệp thì sao? Anh Nguyễn Văn Nô, ở huyện Chợ Lách, cùng nhiều người bạn hùn vốn về Bình Đại nuôi 13 ha tôm công nghiệp vụ nuôi mới đây nhất, cho biết: "Tôm bệnh chết sạch. Lỗ hai vụ liên tiếp, mất gần hai tỷ đồng". Anh Nô nói, cả khu nuôi tôm gần 500 ha nhưng cứ mười người nuôi thì hết bảy người thua lỗ vì tôm chết.
    Chưa có kết luận rõ ràng của các nhà khoa học về việc tôm chết do bệnh, do tôm giống, hay do môi trường nước. Nhưng với việc ủ nước 15 ngày mới xổ một lần như hiện nay, khả năng mầm bệnh, chất thải từ những vuông này đổ ra sông Ba Lai, vuông kia lại dẫn vào làm tôm chết là chuyện dễ hiểu.
    Do đập Ba Lai?
    Mùa khô năm 2004, lần đầu tiên thị xã Bến Tre thiếu nước ngọt trầm trọng. Hơn một tháng, Công ty Cấp thoát nước tỉnh Bến Tre hết sức đau đầu vì bài toán nước sạch. Nguyên nhân chính: nước bị nhiễm mặn.
    Nhìn trên bản đồ, có thể thấy ba con sông chảy ngang hoặc gần địa phận thị xã rồi đổ ra biển: Sông Ba Lai, sông Hàm Luông và cửa Đại. Nay sông Ba Lai bị ngăn lại, có người cho rằng, đã gây nên tình trạng xâm mặn ngày càng sâu trên các con sông khác. Ông Lê Quang Trí giải thích: "Rất có thể xảy ra. Bởi một khi tổng lượng nước ngọt tràn ra biển không mạnh so với những năm trước vì bị "bít" một cửa sông, khiến lực đẩy mặn không đủ, nước mặn sẽ tiến sâu theo những nhánh sông khác".
    Tình trạng này khiến vùng canh tác lúa của một số xã thuộc huyện Châu Thành có nguy cơ giảm năng suất. Từ cuối năm 2003 đến nay, bến sông thuộc xã An Hóa, huyện Châu Thành, bị sạt lở liên tục. Đến tháng 9-2004, đoạn lở đã dài hai ki-lô-mét, ngày càng lấn sâu vào đất liền. Nhiều người dân khu vực này cho biết, từ hơn một năm nay, cứ nước ròng là dòng sông này "chảy như thác", xoáy vào bờ. Một số điểm bờ sông thuộc các xã Long Hòa, Long Định, Giao Hòa... cũng bị sạt lở. Trước đây, chưa bao giờ có tình trạng này.
    Hồi tháng 10-2004, chúng tôi đến vùng nuôi nghêu tại cửa biển Ba Lai, xã Bảo Thuận, huyện Ba Tri. Anh Võ Văn Lau, ngụ ấp 2, cho biết nghêu trong bãi của anh vừa chết sạch. Phòng Thủy sản huyện Ba Tri cũng xác nhận cùng thời điểm, rất nhiều bãi nghêu bị chết. Theo một số hộ nuôi nghêu có kinh nghiệm, có thể do đập Ba Lai ngăn dòng nước ngọt, khiến nồng độ mặn ở bãi nghêu ven biển ngày một tăng làm nghêu chết?
    Chuyện nghêu chết ở Ba Tri, rồi tôm chết ở huyện Bình Đại, theo ông Lê Quang Trí, không loại trừ do yếu tố môi trường xấu đi. Ông nghi ngờ, có thể khi nước lũ tràn, đập Ba Lai được xả, đã kéo theo hàng loạt chất thải nông nghiệp, sinh hoạt... đã "tồn trữ" trước đó. Dòng nước này kéo qua vùng tôm, vùng nghêu, đã gây nên chuyện.
    Rất nhiều người dân thắc mắc: Hơn 83 tỷ đồng đầu tư cho dự án cống đập Ba Lai đã đem lại hiệu quả gì? Người dân trồng lúa tốt, nhưng chỉ trên những vùng đất mà khi chưa có đập vẫn trồng lúa được. Còn nuôi tôm? Vẫn trên những vùng tôm trước đây, có khác chăng là chuyển hẳn sang nuôi tôm công nghiệp, nhưng hiệu quả lại thấp hơn trước đó.
    Tuy nhiên, đáng buồn là đến nay, chưa có một nghiên cứu khoa học nào kết luận chính thức về những chuyện này. Hiện tại, dự án ngọt hóa với số vốn 1.320 tỷ đồng này vẫn chưa hoàn thành. Theo dự kiến, sẽ có thêm hai cống tương tự tại sông An Hóa, ngăn nước mặn xâm nhập từ hướng sông Hàm Luông và cửa Đại để khép kín vùng ngọt hóa.
    Nhà khoa học ở đâu?
    Phó giáo sư Đào Công Tiến, nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh, băn khoăn: "Tại sao chúng ta quá ưu ái cho cây lúa ở vùng ven biển. Bao năm qua dân đã trồng lúa, nhưng họ có giàu đâu?". Và với số vốn đầu tư như vậy, theo ông, chỉ khiến giá thành sản xuất lúa tăng thêm.
    Ông Tiến cho rằng, mọi quy hoạch phát triển nên gắn với môi trường sinh thái. Bất cứ sự thay đổi môi trường vùng ven biển nào, theo ông Lê Quang Trí, cũng gây biến động sinh thái. Điều cần làm, theo ông Tiến, là phải hướng đến một nền nông - nghiệp - biển, với những cây trồng, vật nuôi hợp sinh thái vùng thường xuyên bị ngập mặn. Cụ thể hơn, theo ông Lê Quang Trí: "Một vụ lúa, một vụ tôm như trước đây sẽ góp phần bảo vệ sinh thái bền vững".
    Ông Trí còn khẳng định: "Nước lợ là vùng mà tính đa dạng sinh học rất cao và việc lưu giữ là hết sức cần thiết. Hà Lan từng phá đập, dẫn nước tràn về vùng đất ở phía Bắc nước họ. Tiếp đó, bỏ tiền mua lại những thứ cỏ cây, gia súc đã từng sinh sống trước kia nhằm tái tạo lại sinh thái. Sao chúng ta lại phá những gì đã có?".
    Còn tình trạng xâm mặn, không phải lỗi ở những dòng sông. Nguyên nhân sâu xa, theo Phó giáo sư Đào Công Tiến: "Cung cách khai thác tài nguyên đất, nước, kiểm soát lũ, nhất là việc phá rừng, đã gây nhiều biến động đối với môi trường, kể cả tình trạng xâm mặn cũng gia tăng".
    Việc sớm nghiên cứu tác động của cống đập Ba Lai và cả dự án ngọt hóa tại Bến Tre với sự tham gia của các nhà khoa học là hết sức cần thiết. Bởi lẽ, sắp tới vẫn còn triển khai thêm hai công trình ngăn sông, hàng chục cống đập lớn, nhỏ với số vốn hàng trăm tỷ đồng. Và nhất là, theo Phó giáo sư Tiến: "Rất nhiều công trình gọi là công trình khoa học, nhưng các nhà khoa học lại đứng ngoài cuộc".

Chia sẻ trang này