1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thời bao cấp

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi BTT, 02/12/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nguyensaigon49

    nguyensaigon49 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/11/2005
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    '' Kinh tế thị trường '' cái mà Mác thề tiêu diệt cho bằng được , nhưng XHCN mà thay nó vào làm mô hình phát triển kinh tế kiểu VN ngày nay tức là có mới và nói đúng hơn là đại đại đổi mới và gần như xoay chiều đến tận 180 độ . Còn về chính trị thì sao ? Thấy có gì đổi mới nếu không nói là còn tệ hại hơn thời thực dân cầm quyền . Các đồng chí muốn chơi trò bịt mắt bắt dê cho tới bao giờ mới chịu thôi ? ĐỔI MỚI NHƯNG KHÔNG ĐỔI MÀU !!!
    [​IMG]
  2. tmkien

    tmkien Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/12/2004
    Bài viết:
    494
    Đã được thích:
    0
    Bác spirou có hơi lộn rồi. Cổng vào của Quân y Viện 175 là trên đường Nguyễn Kiệm thì đúng rồi nhưng làm quái gì có cổng hậu trên đường Nguyễn Oanh vì hết đường Nguyễn Kiệm, qua Ngã Năm Chuồng chó mới tới đường Nguyễn Oanh. Cái Quân y Viện đấy nó nằm kẹp giữa 2 đường Nguyễn Kiệm và Nguyễn Thái Sơn (mà sao hồi gì tớ có nhớ là bác nói nhà bác trên đường Nguyễn Huy Liệu cơ mà? Sao lại chuyển xuống Gò Vấp rồi?).
    Cái Quân y Viện đấy bẩn và cũ kỹ lắm, chỉ hợp với quân đội thôi. Cứ cho người bệnh vào đó nằm thì lần sau cũng không dám bị bệnh nữa ý chứ! Bệnh viện dành cho cán bộ trung cao cấp là Bệnh viện Thống Nhất ở Ngã tư Bảy Hiền.
    Nói chung là cũng có thể bác Kiệt bị một thằng nào đó đâm thật nhưng có lẽ nó đâm lầm người hoặc định cướp cái đồng hồ xịn trên tay bác ý chăng Bác comcast đừng có đi tin mấy cái tin đồn nhảm đấy. Ở VN có đủ các loại tin đồn thật giả khác nhau. Khó biết là thật hay giả nhưng có những cái biết ngay là xạo! Tuy nhiên cũng cần phải thấy là tại sao VN lại có lắm tin đồn như thế, đặc biệt trước những kỳ Đại hội. Đó là bởi vì việc bổ nhiệm, bầu bán, kỷ luật? ở VN chả công khai, minh bạch gì cả, hoặc chỉ công khai trong một số nhóm nhỏ nào đó. Đây chính là môi trường tốt nhất cho đủ mọi loại tin đồn thất thiệt tồn tại và phát triển. Chừng nào chưa thay đổi được cái gốc này và việc người này người kia sẽ đảm nhiệm chức vụ nào đó không phải chính yếu là nhờ tài năng mà chủ yếu là nhờ mua bán, chạy thuốc và những câu nói kiểu như: Nó lật tôi thì tôi lật nó! thì sẽ còn phải nghe nhiều loại tin đồn nữa!
    Sau năm 75 thì nhiều chuyên gia (tạm chỉ nói đến chuyên gia kinh tế) của VNCH cũ cũng tin cách mạng và ở lại nhưng hầu hết họ đều thất vọng. Thất vọng cũng phải thôi vì với kiến thức của mình, họ thừa biết là những chính sách kinh tế thời đó là cực kỳ sai lầm rồi. Biết mà không thể nào làm gì được, thậm chí nêu ý kiến đóng góp cũng khó thì là sự đau khổ cực kỳ lớn cho những người trí thức chân chính. Đến thời đổi mới thì họ cũng hoạt động được thêm một thời gian nhưng kẹt cái là họ cũng già rồi nên cũng chả đóng góp được gì nhiều. Nói chung ở VN thì cũng đừng mong ông này, ông kia đổi mới được đưa lên làm lãnh đạo thì sẽ có thay đổi gì nhiều. Đó chỉ là ảo tưởng bởi môi trường chính trị VN luôn trọng cách làm việc tập thể, nhiều khi chỉ cần 1 ý kiến phản đối là mọi việc sẽ bị đình lại. Ông lãnh đạo có thể cương quyết bỏ qua ý kiến tập thể hoặc ý kiến phản đối trong một vài trường hợp nhưng trong đa số trường hợp sẽ phải thỏa thuận và thương lượng thôi. Cách hoạt động của hệ thống chính trị VN dở ở chỗ là nó làm cho nhà lãnh đạo chọn cách làm việc an toàn. Anh được lên chức thường là do mối quan hệ, chạy chọt chứ phần năng lực chỉ là một yếu tố không quyết định. Chính vì vậy, nếu muốn lên cao hoặc ít nhất giữ được chỗ thì anh phải có sự đồng thuận của tập thể làm chỗ dựa và sự ưu ái của cấp trên. Để có được sự ưu ái này thì phải có tiền và mối quan hệ. Nếu anh không theo luật chơi đó thì anh sẽ bị đào thải hoặc chả ai nghe anh cả. Tóm lại thì đừng mơ tưởng ông nào có đầu óc cách tân được bầu lên thì sẽ có nhiều thay đổi. Sức ỳ của hệ thống chính trị ở VN là cực kỳ lớn. Cái sức ỳ này sẽ hiện ra rất rõ trong thời gian tới, khi công cuộc cải cách đòi hỏi những biện pháp quyết liệt hơn, đụng đến cả nền tảng của nền kinh tế như cải cách khu vực DNNN chả hạn. Cách làm ở VN khi động đến những vấn đề phức tạp, cần sự quyết đoán cá nhân đó là: 1) Cần có thời gian nghiên cứu và xem xét; 2) Ngóng cổ sang đàn anh TQ xem TQ đã làm chưa và làm như thế nào; 3) Nếu TQ làm rồi thì mình cũng sẽ làm nhưng làm từ từ thôi, cần tránh ?otư tưởng nóng vội, chủ quan duy ý chí? mà. Kết quả sẽ là việc VN di sau TQ dài dài, mà khổ một cái là đi sau một cái thằng cũng chả xuất sắc gì lắm! Đòi hỏi sự cách tân mạnh mẽ đến từ mấy ông đã được nhồi đi nhồi lại Kinh tế chính trị MLN đến mức đầy ứ ra là một ảo tưởng, trừ khi có những cú sốc lớn như khủng hoảng kinh tế chẳng hạn. Trong thời gian tới, VN vẫn sẽ thay đổi nhưng là hết sức từ từ. Mà khổ cái từ từ trong một thế giới toàn cầu hoá như hiện nay thì cũng chỉ hơn đứng im và đi thụt lùi như Bắc Triều Tiên hay mấy ông Châu Phí hay nội chiến một tí thôi.
  3. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.879
    Đã được thích:
    10.411
    ra chú nguyen thuộc bộ thú có guốc, loài B... à ? màu đỏ cũng đẹp chán đó chứ, chỉ có loại như chú mới bị dị ứng thôi .
    Mác bảo là CNTB là đêm trước của CNXH---->CNCS, sai lầm của ta trước đây là ta cho là ta có thể xây dựng CNXH mà không cần qua bước CNTB, bây giờ thì ta quyết định đi tuần tự từng bước theo Mac, tất nhiên là phải phù hợp với tình hình VN nữa, bởi vậy ta luôn hô khẩu hiệu là "chủ nghĩa Mác Lê, tư tưởng HCM".
  4. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    Chuyện ********* buôn thuốc phiện nhiều khả năng là có thật đấy. Bác tớ là cựu chiến binh chống Pháp kể lại rằng: ngày xưa kinh tế vùng kháng chiến rất khó khăn, cơm gạo không đủ ăn thì còn lấy đâu ra tiền mua vũ khí? Đến năm 50 hỏi các đồng chí TQ thì các đ/c ấy tư vấn cho đi buôn thuốc phiện để có tiền tiếp tục kháng chiến. Câu chuyện này tớ cũng đọc được một lần trên báo, phần nói về viên đá chữa nọc rắn. Viên đá quý đó được 1 cán bộ ********* khi đi buôn thuốc phiện cho cách mạng tặng lại cho 1 người vì đã có ơn với đ/c cán bộ đó.
  5. flyingmagician

    flyingmagician Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/03/2002
    Bài viết:
    1.720
    Đã được thích:
    1
    Cũng có thể vì đến những năm 80 cây thuốc phiện trên vùng cao còn được coi là cây đặc sản hạng A. Theo nhà báo Từ Như Phong của ANTG hồi đấy ông đi công tác ở Hà Giang còn được các cô giáo mời ăn kẹo làm bằng hạt của quả anh túc già.
  6. Cavalry

    Cavalry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/10/2001
    Bài viết:
    3.062
    Đã được thích:
    0
    ********* và VC và Việt Nam Dân chủ cộng hoà, CHXHCN VN là các giai đoạn khác nhau. Thuốc phiện thì sau 1975 vẫn còn trồng "để làm thuốc quý" (thuốc giảm đau) , sau đó thì thôi vì bà con dân tộc thiểu số hút nhiều quá!! Nhưng trồng và buôn là 2 chuyện khác nhau, có lẽ thời ********* thì có buôn thật nhưng lúc đó chưa có Mẽo. Tài liệu về quân đội Pháp và Diệm Thiệu buôn thuốc phiện thì đầy!
    Được cavalry sửa chữa / chuyển vào 10:00 ngày 12/12/2005
  7. ngac_ngoai_van_con_them

    ngac_ngoai_van_con_them Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2003
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    Chủ Nhật, 04/12/2005, 12:13
    Công phá ?olũy tre?
    TT - Thành trì hợp tác xã (HTX) nông nghiệp vừa siết lại ở miền Nam đã đưa đẩy người dân vào cảnh bát cơm độn với ngô khoai. Mọi người đều cảm thấy bức bách tìm đường thoát. Và cái chuyện ngăn sông cấm chợ rồi cũng bị công phá nốt.
    Trả lại nông cụ cho dân
    Linh hồn của HTX và các tập đoàn sản xuất là công hữu hóa tư liệu sản xuất (ruộng đất và nông cụ). Cuối năm 1978, An Giang quyết định thành lập HTX Hòa Bình Thạnh, huyện Châu Thành làm nhân tố điển hình để mở rộng phong trào hợp tác hóa.
    Ông Sáu Kiệt, nguyên chủ nhiệm HTX Hòa Bình Thạnh, huyện Châu Thành, An Giang, kể: vận động bà con vào HTX, công an còn phải đứng bên bờ yêu cầu nông dân phá hết rau để giao đất cho HTX.
    Ông Nguyễn Ngọc Trìu, nguyên bộ trưởng Nông nghiệp, từng chứng kiến cảnh hai vợ chồng có một con trâu, chồng nghe vận động vào HTX, vợ thì không. Khi ra đồng, chồng đòi dắt trâu cày cho hợp tác, vợ giằng lại thừng để cày cho ruộng nhà.
    Không thể chống nhiệm vụ được HTX giao, chồng phải trói vợ giữa đồng để cày xong mới thả cả người lẫn trâu... Rồi mạ chết rét, thời vụ sắp hết, loa HTX gọi xã viên ra đồng cấy dặm nhưng từng đoàn người uể oải dắt díu nhau như đi hội. Vừa làm vừa ngẩng đầu tán gẫu chờ kẻng nghỉ trưa.
    Và dù không thiên tai thì năm nào cũng như mất mùa... Cảnh cha chung không ai khóc bao trùm lên tất cả các HTX lúc bấy giờ. Cuối mỗi buổi làm, cán bộ HTX ghi điểm từng người. Chỉ cần đánh trống ghi tên là được. Điểm này sau qui ra thóc với giá rất rẻ rúng.
    Làm ăn như vậy, cuối vụ thóc thu về bằng 1/4 thời chưa vào hợp tác. Ai dành dụm được chút lúa thì phải bán cho Nhà nước, cấm mang ra chợ. Giá Nhà nước mua chỉ bằng 1/10 giá chợ và không đủ hoàn vốn đầu tư.
    Thời trước bà con xã Hòa Bình Thạnh đã đầu tư rất nhiều máy móc phục vụ sản xuất. Toàn xã 900 hộ có hơn 70 cỗ máy cày, bừa, bơm, xới... Vận động bà con vào HTX rất khó nhưng lãnh đạo ra chủ trương bằng mọi giá phải công hữu hóa hết số máy móc nông cụ.
    Tất nhiên việc ấy thì làm được nhưng hầu hết các chủ máy đều rất miễn cưỡng vào tập thể. Họ nói đây là thứ tài sản lớn, nhiều năm chắt chiu mới có được. Thứ hai phải ?ohiểu? nó, ?oyêu? nó thì nó mới sống mà nuôi người được.
    Nay đưa vào hợp tác, thu nhập tính bằng công lao động, máy giao người khác như vậy là họ mất không? Thế là dù phải nộp máy cho hợp tác nhưng họ cố tình tháo bớt phụ tùng. Có người chặt gần đứt cả xích, cưa cả trục máy rồi mới giao HTX.
    Số máy có thể hoạt động thì những chủ cũ không chịu điều khiển hoặc không được điều khiển nên giao cho chủ mới. Chủ mới thường thiếu kỹ thuật hoặc thiếu tâm huyết nên chẳng mấy chốc cũng lại để đắp chiếu.
    Thế là sau một vụ, 100% đầu máy nông nghiệp của xã phải nằm kho, hàng trăm hecta đất không làm kịp vụ phải bỏ hoang.
    Ông Nguyễn Văn Hơn, nguyên bí thư Tỉnh ủy An Giang, nhớ rất rõ: lúc ấy tỉnh gần như hoàn thành chỉ tiêu hợp tác hóa bằng các tập đoàn sản xuất và HTX. Nhưng đồng hành với việc này là 20.000ha diện tích đất bỏ hoang (chiếm gần 10% tổng diện tích) vì lý do trên.
    Không có cách nào khác để khắc phục ngoài việc phải trả máy cho dân. Tuy nhiên, ý tưởng này là trái với ý chí công hữu hóa tư liệu sản xuất. Ông Hơn yêu cầu phải nghĩ cách. Ban đầu tỉnh xin Nhà nước kinh phí để mua máy mới và sửa chữa máy cũ vì an ninh lương thực bị đe dọa.
    Tất nhiên trung ương lúc ấy lấy đâu ra ngân sách để mua máy nên đã trả lời không có. Vậy các tập đoàn, HTX muốn hoạt động được phải bỏ tiền ra mà mua, mà sửa máy. Tỉnh ra công văn yêu cầu những đơn vị đó thực hiện ngay.
    Với HTX, tập đoàn thì việc này hơn là đánh đố vì làm sao có tiền? Nếu không tiền thì bán lại những cái đống sắt vụn đó cho dân. Tất nhiên phải bán đúng giá mà trước đây các anh đã mua (rất rẻ và chủ yếu nợ trên giấy tờ) của dân và phải bán lại đúng người chủ cũ của máy thì họ mới vận hành được.
    May quá, các tập đoàn gỡ được thế bí, thi nhau gọi dân đến bán máy mà thật ra là trả lại cho chủ cũ. Nông dân mừng khỏi phải nói. Và không đầy nửa vụ, toàn bộ những đống sắt phế liệu lại trở thành chỗ dựa cho hạt lúa và người dân An Giang khi chạy xình xịch trên các cánh đồng.
    An Giang đã ?oxé rào? một cách hợp pháp và ngoạn mục như vậy. Đây cũng là phát súng đầu tiên và mang tính quyết định trong chiến dịch giải thể các HTX và tập đoàn sản xuất nông nghiệp của tỉnh, mở ra một hướng đột phá mới.
    Những mũi đột phá như thế, đặc biệt là khoán chui ở Vĩnh Phú, rồi ở Đoàn Xá, Đồ Sơn (Hải Phòng) đã đẩy đến điểm chín muồi cho sự ra đời chỉ thị 100 (tháng 1-1981). Văn bản chính thức này cho phép áp dụng ?okhoán 100? (khoán ba khâu: cấy lúa, chăm bón, thu hoạch) trên cả nước. Đèn xanh đã bật nhấp nháy chuẩn bị cho khoán triệt để (khoán 10) giao đất cho dân, bỏ công điểm... sau năm 1986.
    Mở chợ khơi sông
    Một trong những yếu tố gây ức chế nhất cho nền kinh tế lúc đó là chính sách giá mà nổi cộm và có ảnh hưởng lớn nhất là giá thu mua lương thực. Điều này không phải những người làm chính sách không nhận thức đầy đủ mà là cuộc đấu tranh giữa hai luồng ý kiến chưa ngã ngũ.
    Theo chuyên gia sử kinh tế Đặng Phong, một số cán bộ cốt cán của Ủy ban Vật giá (UBVG) bảo vệ cơ chế và mức giá cũ với lý lẽ CNXH là ổn định giá chỉ đạo, cách duy nhất có thể đảm bảo cơ chế kế hoạch hóa tập trung.
    Những trục trặc hiện nay trên thị trường là do lãnh đạo địa phương chưa thông, chưa làm tốt, HTX còn nặng tư tưởng tư hữu... Trong khi Bộ Nông nghiệp và Viện Kinh tế học có ý kiến ngược lại.
    Có lần, tại diễn đàn Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc, ông Trần Phương, viện trưởng Viện Kinh tế học, phát biểu: cơ chế thu mua này là mua như cướp bán như cho. Cách tính giá của UBVG là sai vì đã không tính đến điều kiện thị trường, sự bất cập trong cơ chế cung ứng vật tư của Nhà nước hay nhu cầu ngày càng tăng của nông dân...
    Một người trong hội trường chất vấn: Đây là ý kiến cá nhân hay trung ương? Ông Phương trả lời: Đây là ý kiến trung ương giao tôi trình bày. Đây cũng là ý cá nhân nhưng là ý của đồng chí tổng bí thư...
    Sự phản đối cơ chế thu mua này diễn ra ở cơ sở tuy âm thầm nhưng mạnh mẽ hơn nhiều. Làm việc với lãnh đạo các tỉnh ĐBSCL, một cán bộ UBVG thuyết giảng: những người cộng sản chúng ta lấy lập trường của CNXH hay lập trường thị trường tự do để làm giá?
    Ông Bảy Phong, chủ tịch tỉnh Đồng Tháp lúc đó, trả lời: ?oNếu nói phẩm chất người cộng sản thì chúng tôi không thua bất cứ ai. Khi chúng tôi lăn lộn đánh Mỹ thì các anh đang ở đâu, làm gì? Đánh Mỹ xong, chúng tôi đi theo CNXH. Nhưng CNXH gì mà mua không được, bán không được.
    Người nông dân có thể cho chúng tôi hàng trăm ngàn tạ lúa để đánh Mỹ. Nhưng bây giờ nói mua phải đúng là mua, nói bán phải đúng là bán. Cơ chế mua không được, bán không được trong khi lúa đang còn thì đấy có là CNXH không??.
    Trong cuộc đấu tranh tư tưởng ấy, An Giang chỉ tính toán bằng những phép tính đơn giản. Ông Nguyễn Văn Hơn, nguyên bí thư Tỉnh ủy An Giang, nói: năm 1980, khi ông làm chủ tịch tỉnh, trung ương chuyển cho An Giang một lượng hàng tiêu dùng là săm lốp xe đạp, đường, sữa, vải, xà phòng? tương ứng với nghĩa vụ An Giang phải thu mua và nộp về trung ương 100.000 tấn lúa.
    Nhiệm vụ này rất khó vì giá lúa ngoài chợ khi ấy cao gấp 10 giá Nhà nước mua. Nông dân không muốn bán cho Nhà nước. Ngược lại, với lượng hàng trung ương phân bổ, tỉnh cũng phải bán cho dân với giá qui định.
    Giá đó cũng thấp hơn giá chợ, thấp hơn giá thành của nó nhiều lần. Song giá bán ấy hàm chứa rất nhiều tiêu cực, bất công như đầu cơ, móc ngoặc, tham ô, cửa quyền, nhũng nhiễu...
    Cả hai bài toán này đều chung một cách giải đơn giản: tỉnh bán hàng theo giá chợ và lấy tiền đó cũng mua lúa theo giá chợ. Mạnh dạn thực hiện, năm đó An Giang mua được 160.000 tấn lúa, vượt chỉ tiêu 60.000 tấn mà vẫn còn thừa 10 triệu đồng...
    Nông dân, Nhà nước đều có lợi... Đồng hành với những mũi tấn công vào cơ chế giá, ở TP.HCM, Công ty Lương thực thành phố cho xe tràn xuống ĐBSCL mua lúa giá chợ về bán cho 3 triệu dân thành phố tuy có tiền nhưng đang phải ăn độn.
    Sau cuộc cải cách đó, chủ nhiệm UBVG đương nhiệm chuyển công tác khác. Ông Đoàn Trọng Truyến được cử về thay và tham gia điều hành cuộc tổng điều chỉnh giá. Ông Nguyễn Văn Hơn, bí thư An Giang, tác giả của đột phá ở tỉnh, đến năm 1982 chuyển ra trung ương nhận chức thứ trưởng Bộ Nông nghiệp.
    XUÂN TRUNG - QUANG THIỆN
  8. ngac_ngoai_van_con_them

    ngac_ngoai_van_con_them Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2003
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    Chiếc áo cơ chế mới
    TT - Sài Gòn sau ngày giải phóng giữa lúc bộ mặt sản xuất ngổn ngang thì hai vợ chồng chủ Hãng dệt Tái Thành (tức Dệt Thành Công sau này) là Huỳnh Ngọc Thái và Đoàn Thị Mỹ đã hiến cho Nhà nước toàn bộ cơ ngơi một nhà máy lớn nhất nhì ngành dệt may thành phố lúc bấy giờ.
    Khi kỹ sư dệt đi vỡ hoang
    Ông Nguyễn Xuân Hà, vị giám đốc đầu tiên của Dệt Thành Công (sau giải phóng), còn nhớ: xí nghiệp có hơn 100 cỗ máy, gần 20.000 cọc sợi và 300 công nhân lành nghề luôn cho ra đời mỗi năm 2,4 triệu m2 vải dệt kiểu ôxpho - mặt hàng cao cấp nhất lúc đó. Thời gian đầu máy móc hoạt động bình thường nhưng đến cuối năm 1979 tình hình xấu dần. Ban đầu là máy hỏng vài con ốc.
    Tiếp đến cái bánh răng, cuộn dây và cuối cùng là cỗ máy thứ nhất đắp chiếu, ba bốn dàn máy khác trục trặc. Theo qui trình kỹ thuật thì phải bảo dưỡng và thay thế định kỳ, nhưng nay không thể bởi dây chuyền này nhập khẩu từ Mỹ và Nhật - những quốc gia tư bản ?ota không chơi?.
    Nhưng khốn khổ nhất là kho nguyên liệu dự trữ của Tái Thành đã hết. 80% dây chuyền tạm ngừng sản xuất. Bộ phận nhỏ còn lại dệt may những sản phẩm phụ. Không thể xoay nghề khác vì thiếu vốn.
    Về nguyên tắc Nhà nước cấp vốn theo kế hoạch từng năm, nhưng thực tế thì chưa năm nào Thành Công được cấp quá 20% nhu cầu. Công nhân không việc làm, đời sống ngày một quẫn bách. Nguồn thu nhập nhỏ nhoi nhất là vải vụn, tơ rối (phụ liệu) có thể làm găng tay, thú nhồi, mũ, túi cũng phải nộp lại Nhà nước.
    Ban lãnh đạo công ty liên hệ với các tỉnh Sông Bé, Đồng Nai đưa công nhân đi trồng trọt, chăn nuôi cải thiện đời sống. Nhưng do không nghề, không vốn và không cả tinh thần làm việc nên sau hàng chục tháng lại về không.
    Công ty ngày đó bố trí một bữa cơm ca trưa cho công nhân. Ai cũng cố ăn thật no để buổi chiều về có thể nhường cơm cho gia đình. Có người vì ăn quá no đi lại ì ạch như bà đẻ, không làm việc được trông vừa buồn cười vừa tội nghiệp.
    Tìm kẽ hở của chính sách
    Lúc này chìa khóa của Dệt Thành Công là ngoại tệ. Có ngoại tệ sẽ có phụ tùng và nguyên liệu. Nhưng Nhà nước không có ngoại tệ cấp cho doanh nghiệp. Vậy đào đâu ra? Thì ra trong lớp lớp lưới tường ngăn, rào chắn vẫn có những khe ngoại tệ chảy vào VN.
    Đó là những doanh nghiệp du lịch, bến cảng và xuất khẩu thủy sản. Ban lãnh đạo công ty quyết định tiếp cận những nguồn này. Gõ cửa các công ty: Du lịch Sài Gòn, Thủy sản Ramico, cảng Sài Gòn, giám đốc Nguyễn Xuân Hà bắt đầu ?othuyết khách?: Tôi bán vải sợi cho anh để anh bán lại cho dân và mua cá. Cá xuất khẩu thu ngoại tệ thì xin anh trả vốn cho tôi bằng ngoại tệ.
    Với du lịch và cảng biển thì anh cứ bày bán ở cửa hàng cho khách nước ngoài (nếu anh bán cho khách nội địa thì chạy hàng hơn đấy!). Tiền gốc anh trả tôi nhưng hãy làm ơn trả bằng ngoại tệ?
    Không biết bởi may mắn, bởi tài ?odu thuyết? hay bởi đó cũng là khát vọng chung của những trái tim tâm huyết? mà các đối tác đều OK. Vấn đề tiếp theo là phải có hàng. Muốn có hàng phải có nguyên liệu. Nguyên liệu phải nhập. Nhập phải có đôla? Có nghĩa là phải có đôla trước thì mới đẻ được đôla sau. Đôla trước chỉ có cửa duy nhất là ngân hàng.
    Tìm mãi, giám đốc Nguyễn Xuân Hà đã gặp được giám nhiên vay 180.000 USD thì phải làm phương án. Sau hai đêm, phương án ra đời: vay 180.000 USD. Trong số đó, 120.000 USD để mua 40 tấn sợi. Còn lại mua hóa chất, phụ tùng, thuốc nhuộm. Sợi này sẽ sản xuất được 80.000m2 vải. Vải bán cho hải sản, cảng biển và du lịch. Các cơ sở đó xuất khẩu thu ngoại tệ và trả vốn cho Thành Công bằng ngoại tệ. Tiền này thừa để trả ngân hàng, nuôi công nhân, cải tạo dây chuyền, tích lũy và nộp ngân sách. Thế nhưng theo qui định, phương án này phải được bộ chủ quản duyệt.
    Chao ôi hồ sơ vay vốn, tự mua nguyên liệu giá ngoài, tự sản xuất theo kế hoạch riêng rồi tự bán ra ngoài? toàn những điều cấm kỵ này mà đưa ra Hà Nội không những không thể được duyệt mà có khi còn bị kỷ luật. Phải tính! Lãnh đạo Bộ Công nghiệp nhẹ có nhân vật đổi mới, thoáng nhất là thứ trưởng Vũ Đại.
    Muốn thuyết phục được ông này thì phải gặp riêng và nhất định không phải ở bộ. Thế là đúng lúc thứ trưởng Vũ Đại vào Nam công tác, ông Hà đem một phương án ?ođộng trời?, một kế hoạch thu phục nhân tâm và một tấm lòng thành khao khát... đệ trình.
    Cuối cuộc trao đổi, ông Đại hỏi: ?oỪ, hay đấy! Nhưng tớ ký (phương án) có sao không??. ?oAnh phải ký ngay thì cái hay mới thành sự thật. Chứ đem ra bàn thì hỏng!?. Roẹt! Thứ trưởng ký! Nhưng chưa có dấu. Không sao, chủ phương án sẽ ra Hà Nội lấy dấu.
    Theo tình quên lý
    Dệt Thành Công bàn nhau: mọi việc đã ổn. Bộ đã đồng ý. Trong kho còn một ít hàng cầm cự. Mình sẽ không bán cho nội thương (theo giá qui định) mà lén bán cho các công ty du lịch, thủy sản lấy ngoại tệ. Tháng 8-1980, họ âm thầm xuất lô hàng đầu tiên cho khách hàng mới.
    Thật bất ngờ, người ta tranh nhau mua, có người còn đặt tiền trước, hẹn hò khăng khít lắm. Trong đầu ông Hà nảy ra một phép tính mới. Nếu theo đà này, 40 tấn sợi của phương án vay chỉ đủ dùng trong sáu tháng. Đằng nào cũng xin thì xin cho đủ.
    Lập tức ông hoãn ngày xin dấu, viết lại phương án 2. Phương án này xin vay số tiền gấp chín lần phương án cũ: 1,7 triệu USD. Không chỉ thế, ông Hà còn biến phương án 2 thành bản thuyết trình xin cơ chế riêng để Dệt Thành Công thoát khỏi cơ chế chỉ tiêu, để tự cân đối vốn, nguyên liệu, lương nhân công; được mở tài khoản tại VCB; được giao dịch và trực tiếp xuất nhập khẩu; được khoán quĩ lương.
    Phương án này động đến chủ trương, chính sách, một mình thứ trưởng Vũ Đại không thể tự quyết. Hơn nữa đây là cơ hội cần thẳng thắn lên tiếng cho phương thức mới. Thay vì kín đáo tỉ tê, Thành Công chọn cách ra Hà Nội trực tiếp thuyết trình trước hội nghị của bộ về phương án của mình.
    Thứ trưởng đồng ý. Nhưng hình như có mệnh. Cắp cặp ra sân bay, ông Hà nhận một tin mật báo: có một lô hàng 200 tấn sợi giá rẻ bất ngờ (500.000 USD). Chủ hàng đang rất cần tiền. Không mua ngay e muộn. Tiền chưa có. Vay thì chưa biết khi nào được lấy. Nhưng cơ hội ngàn năm có một này cũng không thể bỏ qua.
    Quay trở về, ông Hà gặp giám đốc VCB thành phố trình bày. Nghe thì rất hiểu, tâm rất muốn nhưng thủ tục chưa có mà xuất hẳn 500.000 USD cho khách thì...
    Chuyện này có thể đi tù chứ không đùa. Nhưng lẽ nào? Giám đốc VCB TP.HCM nắm chặt tay đối tác: ?oThôi được, dù phải hi sinh chúng ta cũng vì sự nghiệp!?. Thế là nửa triệu đôla được hai ông tiền trảm hậu tấu.
    Chuyển hàng về kho, ?ohậu phương? của giám đốc Nguyễn Xuân Hà làm ông thêm vững tâm khi xách cặp ra Bắc. Đã được tính toán trước, hội nghị tiến hành đúng thời điểm những nhân vật ?onguyên tắc?... đi vắng. Ông Hà đọc phương án và bảo vệ như luận án tiến sĩ. Thứ trưởng Vũ Đại chủ trì đồng thời đóng vai trò người hướng dẫn luận án.
    Sau bốn tiếng vã mồ hôi bởi sự chất vấn, ông Hà thật sự được giải thoát khi ông Đại đứng lên kết luận: ?oĐây là mô hình mới, rất tiến bộ nhưng chắc chắn có khó khăn. Các vụ có trách nhiệm giúp đỡ doanh nghiệp chứ quyết không được xỏ ngang, xỏ dọc!?. Liên hiệp Dệt được phép soạn hẳn một qui chế cho Dệt Thành Công.
    Tiền sắp về đến công ty thì 200 tấn sợi trong kho ngày một lên giá. Sản phẩm bán ra theo giá mới. Riêng tiền chênh lệch đã đủ ăn cả năm. Có tiền, công ty áp dụng phương thức khoán sản phẩm, lương cán bộ công nhân cao gấp 5-6 lần năm trước. Không khí lao động hưng phấn cao độ.
    Tiền, hàng, lợi nhuận ra vào như nước. Cuối năm đó không những trả hết vốn vay, Thành Công còn lãi gần 1 triệu USD. Đến năm 1981 quĩ ngoại tệ của Thành Công đã là 1,3 triệu USD, lương lao động cao gấp sáu lần doanh nghiệp khác.
    Và quan trọng hơn Thành Công đã minh chứng cho một cơ chế kinh tế mới cực kỳ ngoạn mục. Kế hoạch sản xuất do doanh nghiệp tự cân đối theo thị trường và thực lực. Tự mua nguyên liệu, tự kiếm vốn lưu động. Sản phẩm bán theo giá thị trường.
    Người luôn ủng hộ và theo dõi từng bước đột phá của Dệt Thành Công là Bí thư Thành ủy TP.HCM Võ Văn Kiệt lúc đó. Ông hiểu rằng bước đột phá này sẽ đẩy tới những đột phá khác. Quả thật sau đó thuốc lá, bột giặt, cơ khí, rượu bia? cũng rùng rùng chuyển động.
    XUÂN TRUNG - QUANG THIỆN
  9. ngac_ngoai_van_con_them

    ngac_ngoai_van_con_them Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2003
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    Thứ Ba, 06/12/2005, 07:23
    Tưởng như xa xôi lắm

    TT - LTS: Những ngày qua, tòa soạn Tuổi Trẻ đã nhận được rất nhiều thư từ, bài viết, tư liệu, hình ảnh... ?ođêm trước? đổi mới. Chúng tôi chân thành cảm ơn và mong tiếp tục nhận được sự cộng tác, góp ý và phản hồi từ bạn đọc.
    Nối tiếp mạch chuyện đột phá từ An Giang, chúng tôi xin phép tạm để lại bài ?oBù giá vào lương? như đã giới thiệu số trước để đăng ngay bài viết của tác giả Nguyễn Minh Nhị - người từng có vai vế và hiểu rõ nội tình ?ođêm trước? đổi mới ở An Giang.
    Mười năm miền Nam trong cơ chế tập trung bao cấp sao mà dài quá và chuyện từ giã cơ chế ấy cũng chỉ mới đây thôi mà tưởng như xa xôi lắm. Tôi gần như quên rồi. Đó là thời kỳ mà thành quả kinh tế tưởng tượng rất lớn, nhưng thành tích cụ thể rất nghèo nàn.
    Bệnh nói dối bắt đầu
    Sau giải phóng, có những thời điểm quan trọng của đất nước tôi không có mặt tại vị trí công tác. Năm 1975 tôi đang dự lớp học ngắn ngày ở Hà Nội sau khi dự lễ Quốc khánh lần thứ 30 tại Ba Đình lịch sử. Cải tạo công thương nghiệp với các chiến dịch kê biên, quản lý rầm rộ thì tôi đang học hai năm cũng ở Hà Nội.
    Tôi hơi buồn vì không có dịp lập công, nhưng sau đổi mới tôi mừng hú vía. Chỉ có cái chuyện cải tạo nông nghiệp mà tôi rất hăng hái - sau khi học xong chương trình lý luận cao cấp T.Ư, làm phó bí thư huyện ủy, trưởng ban cải tạo huyện Phú Tân - dù hăng hái nhưng vẫn không được mảnh giấy khen nào, kể cả suốt quá trình hơn 10 năm sau giải phóng. Trong thâm tâm tôi, cho đến tận bây giờ, đôi khi cảm thấy điều đó là hạnh phúc!
    Ở huyện năm năm, kể cả hai năm đi học, tôi làm việc quên mình - trẻ tuổi mà. Những chuyện cười ra nước mắt như mọi người nhắc lại, tôi đều có biết hoặc có làm, kể hoài sao hết, nghe và đọc nhiều cũng nhàm, vì nó lặp đi lặp lại một cách đơn điệu và máy móc như được lập trình.
    Nhưng có những cái thì không thể nào quên. Đó là điều tôi nhận thức và giác ngộ rằng làm những chuyện như vậy là lo cho dân, lo cho Tổ quốc VN XHCN hùng mạnh, cho không còn người bóc lột người.
    Nhưng khi hướng dẫn đoàn thể và dân nghèo không đất (kể cả dân chạy xe lôi) để cấp đất thì người chủ đất (trung nông) mặt ủ mày chau chứ không phải hung hăng ?ochống người thi hành công vụ? như một số trường hợp bây giờ, còn người được nhận đất, có số lắc đầu bỏ về.
    Chiều, tôi đến hỏi tại sao, được trả lời: ?oĐất của người ta mà lấy gì kỳ vậy?. Tôi báo cáo việc này tại cuộc họp ở tỉnh, một đồng chí lãnh đạo tỉnh phán một câu ?okhông ham đất, không nhận đất là không phải nông dân? (!).
    Một buổi sáng năm 1979 tôi đến dự đại hội thành lập tập đoàn sản xuất số 1 ấp Thượng 1, xã Phú Mỹ. Khi đi ngang qua nhà các tập đoàn viên, tôi nghe một phụ nữ khoảng trên 40 tuổi nói to với con: ?oĂn cơm lẹ đi để mà dự đại hội?.
    Lời thì thật mà giọng thì mỉa mai. Đến 9h mà chỉ có toàn con nít và đại diện các đoàn thể xã, ấp và mươi người dân không đất. Rồi đại hội cũng thành công. Đêm tôi không ngủ được với những câu hỏi cứ cật vấn: ?oCNXH là ưu việt, Đảng ta không có quyền lợi nào khác ngoài quyền lợi của dân, việc đưa nông dân vào HTX, tập đoàn sản xuất là vì họ chứ đâu phải vì ta.
    Vậy tại sao dân chống? Cho đất để có ruộng cày mà sao có người lại không chịu...??. Trong bài thơ tặng Đại hội VI của Đảng, tôi tâm sự:
    Nhưng đã mười một năm ai cũng nhận ra rằng
    Đường hạnh phúc không phải trong gang tấc
    Đã làm bạc những mái đầu ái quốc
    Những suy tư khi nhắm mắt vẫn chưa rồi
    Cảnh đói nghèo chạy gạo ngược xuôi.
    Bởi vì: Đơn độc, xa dân dù ta có triệu con người
    Cũng là chỉ bóng mờ trên đường thẳm.
    Và: Đừng ban lệnh từ trên và cũng không dọa dẫm
    Lệnh từ cõi chín tầng dĩ vãng đã lùi xa
    Lòng từ bi từ cửa Phật ban ra
    Đó cũng chỉ mới là lời cầu nguyện
    Mọi ý cao siêu mọi điều phúc hạnh
    Không phải từ tấm lòng mà phải từ cuộc sống đặt ra.
    (Thơ Mở Đường - 1986)
    Đầu tháng 9-1975, Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói trước đoàn đại biểu miền Nam ra Hà Nội, đại ý: ?oCác đồng chí ra đây là đi thăm chơi, nghe và thấy về làm có chọn lọc, đừng bắt chước miền Bắc, làm rập khuôn HTX dân kêu lắm?.
    Hôm sau lên Tam Đảo, đến trước nhà nghỉ của cụ, cụ ra tiếp nói chuyện vui vẻ và nhắc lại lời nói trên một lần nữa. Nghị quyết của Ban Bí thư về tình hình miền Nam sau giải phóng tôi mới học cũng còn nói duy trì các thành phần kinh tế...
    Vậy mà khi về, dự các hội nghị thì nghe ?oquyết liệt? quá, như chủ nghĩa tư bản chực nuốt ta và nếu cải tạo nền kinh tế tư bản ít năm sau là sẽ có CNXH ngay. Một không khí hừng hực cách mạng, căng thẳng không kém chuẩn bị đồng khởi.
    Trong nội bộ bắt đầu có chuyện nhận xét về nhau và bệnh nói dối bắt đầu. Hôm du kích, công an xã Phú An rượt tịch thu bắt đàn vịt mấy trăm con của vợ đồng chí Bảy Hồ, phó bí thư huyện ủy. Vợ đồng chí ngăn cản, tẩu tán... Báo cáo được gửi về huyện.
    Lý lẽ vịt ăn lúa còn ghê gớm hơn chim sẻ ăn lương thực ở Trung Quốc nên ai mà không sợ (!). Đồng chí Bảy Hồ rất trầm tĩnh, lắng nghe, còn bên ngoài thì cán bộ xầm xì về việc lãnh đạo không gương mẫu.
    Tôi nghe sao ray rứt, bần thần cho chủ trương và thương cho đồng chí mình quá! Phía sau văn phòng huyện ủy có mảnh đất sản xuất lúa hai vụ rất tốt, đang sản xuất 6 tấn/ha, vậy mà khi thành lập HTX Phú Mỹ 1 năng suất chỉ còn trên dưới 3 tấn/ha.
    Đây là HTX điểm, đích thân một đồng chí ủy viên thường vụ tỉnh ủy phụ trách chỉ đạo. Vậy mà chỉ từ hội trường huyện ủy đến ngoài ruộng đã nghe nói khác nhau: ngoài ruộng thì nói vào HTX lúa tiêu điều, lên bục phát biểu thì HTX hơn cá thể, ?olà trục quay? của cách mạng lúc này, HTX Phú Mỹ 1 là thí dụ...
    Có người nói móc ?ocái bục này là chỗ để nói dối?! Được cái là tỉnh ủy và các ban đảng cũng biết nhiều huyện, xã báo cáo ?ocơ bản hoàn thành? cải tạo nông nghiệp là hình thức, nhưng không bắt tội ai mà còn tặng bằng khen là khác.
    Nhờ đó mà An Giang mới ít khổ một chút. Lúc ông Sáu Hơn (Nguyễn Văn Hơn) là thứ trưởng Bộ Nông nghiệp, mỗi lần về tỉnh gặp anh em, ông hay nói: ?oỞ bộ tôi chỉ làm cái việc nghe nơi nào cơ bản hoàn thành cải tạo nông nghiệp là tôi đến cấp bằng công nhận. Vậy thôi!?.
    Không tiền mua được lúa mới hay
    Còn chuyện ?othu mua? lương thực, mỗi lần vào vụ là ?omở chiến dịch giao lương? liên tục ở ba cấp địa phương. Dù thu mua không đạt chỉ tiêu, nhưng với số lúa gom góp được thì không nơi chứa. Có lần tôi tình cờ đem một nắm lúa đã nảy mầm thành mạ từ trạm thu mua xã Tân Hòa về để báo cáo với huyện ủy.
    Lúc này đồng chí Nguyễn Văn Linh, trưởng Ban Dân vận T.Ư, đang có mặt tại văn phòng huyện ủy, ông nhận ?onắm mạ? từ tay tôi, chau mày và quay sang nói với đồng chí Tư Việt Thắng, bí thư tỉnh ủy: ?oAnh gói lại gửi cho Ban Bí thư?. Tại các điểm thu mua lúa để tràn ra lộ, vậy mà cấp trên cứ ?ođốc chiến?.
    Có lần đồng chí bí thư huyện ủy triển khai: ?oKhông có tiền mà mua được lúa mới hay?. Trời ơi, mua rẻ mà còn không có tiền, mua không kho chứa phải để lên mộng mà còn đốc chiến liên tục thì thật không giải thích nổi.
    Sau Đại hội Đảng bộ tỉnh lần IV, ông Sáu Hơn về làm bí thư tỉnh ủy, tôi còn tiếp tục làm công tác tổ chức, đề xuất và giúp tỉnh ủy giải quyết chính sách cho hàng trăm cán bộ sơ, trung, cao cấp tỉnh đã đến hoặc quá tuổi để về hưu.
    Một đội ngũ cán bộ tương ứng với nhiệm vụ mới được bổ sung, cùng tỉnh ủy tăng tốc. Đó cũng là nhân tố quyết định đổi mới thành công ở An Giang. Và tôi có dịp khắc phục khuyết điểm năm xưa khi ở huyện vì đã ?ogóp phần tích cực? làm cho sản xuất nông nghiệp trì trệ một thời gian dài; đó là đến năm 1988 được tỉnh ủy phân công làm giám đốc Sở Nông nghiệp.
    Tỉnh ủy An Giang từ khóa IV đến nay sắp bước vào Đại hội VIII, trải qua 20 năm, cùng với một đội ngũ cán bộ được đào tạo, rèn luyện trong đổi mới đã trưởng thành thật sự. Một đội ngũ có tâm vì dân là trên hết rồi sau đó mới vì cấp trên. Chấp nhận trả giá.
    Tôi nay đã 60 tuổi, sẽ từ diễn đàn đại hội tỉnh lần này về thẳng đời sống thường dân, nhưng nhìn đội ngũ anh em đang tiếp tục, tôi thấy vui vui vì sự hùng hậu, trí tuệ và từng trải trong sự nghiệp đổi mới của họ. Và tin họ cũng sẽ vượt qua những cạm bẫy, rào cản trên đường, trong ánh bình minh đổi mới!
    Long Xuyên, 4-12-2005
    NGUYỄN MINH NHỊ
    (phó bí thư tỉnh ủy, nguyên chủ tịch UBND tỉnh An Giang)
  10. ngac_ngoai_van_con_them

    ngac_ngoai_van_con_them Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2003
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    Thứ Tư, 07/12/2005
    Từ chạy gạo đến phá cơ chế giá

    TT - Từ năm 1978, sau chiến dịch cải tạo,lập tức TP.HCM thiếu gạo - điều chưa từng có trong lịch sử miền Nam. ?oHòn ngọc Viễn Đông? phải ăn độn bo bo là điều không thể tưởng tượng nổi.
    Ý tưởng ?oxé rào?
    Những người chịu trách nhiệm ở TP.HCM lúc đó đứng trước một bài toán nan giải: phải chấp hành chủ trương của Trung ương là tiến hành cải tạo, xóa bỏ thị trường tự do, nắm trọn khâu bán buôn. Nhưng lương thực không có vì không huy động được.
    Chuyện thu mua lương thực của các tỉnh đồng bằng là chuyện của trung ương, không phải việc của TP. Thành phố không được phép trực tiếp mua gạo ở các tỉnh. Mà nếu có được mua thì với giá ?omua như giựt? cũng không thể nào mua được.
    Chưa bao giờ người dân thành phố không có gạo để ăn. Bây giờ sau giải phóng lại không đủ gạo ăn, thay vào đó là khoai mì, khoai lang thậm chí hạt bo bo.
    Từng đổ xương máu cho cuộc kháng chiến và sau đó lãnh đạo TP, Bí thư Thành ủy TP.HCM Võ Văn Kiệt có lẽ là người nhức nhối nhất, vì cũng là người chịu trách nhiệm cao nhất trước Đảng, trước dân TP.
    Ông đã tuyên bố trước lãnh đạo các ban ngành TP: ?oKhông thể để một người dân nào của TP chết đói?. Nhưng làm thế nào để dân không đói? Gạo không được cung cấp. Tiền thì không có. Nếu có cũng không được phép đi mua. Mua được thì phải bán theo giá cung cấp do Nhà nước qui định. Thế thì càng chết. Nếu dân không chết thì ngân sách chết vì thiếu hụt. Người đi thu mua cũng chết vì vi phạm qui chế. Biết làm sao đây?
    Cả tập thể thành ủy và những bộ phận có liên quan, trước hết là cơ quan lương thực, cùng trăn trở. Bà Ba Thi, giám đốc Công ty Lương thực TP, vốn là người năng nổ, xông xáo và có gan tìm ra những giải pháp đột phá, như một bản năng của bà từ thời hoạt động chống Mỹ. Từng lăn lộn khắp đồng bằng sông Cửu Long, bà biết rất rõ thị trường gạo ở đây.
    Vấn đề không phải là thiếu, mà là không mua được. Vậy phải tìm cách nào để mua? Bà đề xuất với Bí thư Thành ủy: ?oĐi về đồng bằng sông Cửu Long tổ chức thu mua gạo trên thị trường, đem về phục vụ đồng bào TP?. Ý kiến này cũng đã xuất hiện trong đầu của nhiều cán bộ có trách nhiệm lúc đó. Ý hợp tâm đầu, từ những ý tưởng đột phá cá nhân đã hình thành ý kiến của tập thể.
    Anh chị đi tù, tôi sẽ mang cơm nuôi
    Ông Lữ Minh Châu, lúc đó là giám đốc Ngân hàng Nhà nước ở TP.HCM, còn nhớ một bữa ăn sáng được mời rất bất ngờ. Ông Châu kể: anh Sáu Dân (tức Võ Văn Kiệt, bí thư thành ủy) gọi điện rủ tới nhà ăn sáng.
    Tôi hỏi có chuyện chi để tôi chuẩn bị. Anh nói ?olên đây sẽ biết?. Tới nơi tôi mới biết anh cũng đã gọi một số người khác. Trong đó có anh Năm Ẩn - giám đốc Sở Tài chính, anh Năm Nam - chánh văn phòng Thành ủy và chị Ba Thi.
    Ăn sáng xong, anh Sáu Dân nói: ?oHiện nay, dự trữ gạo của TP chỉ còn có vài ngày. Mình không thể để cho dân thiếu gạo được. Nhưng việc này với cơ chế hiện nay, không phải dễ giải quyết. Bộ Lương thực có trách nhiệm cung cấp gạo cho TP nhưng chưa bao giờ cung cấp đủ và kịp thời.
    Sở Lương thực thì không được phép mua với giá thỏa thuận. Dân đồng bằng sông Cửu Long có gạo nhưng không chịu bán nghĩa vụ cho Nhà nước vì họ bị thiệt.
    Trong khi đó dân TP có tiền và sẵn sàng mua với giá thỏa thuận thì lại không được xuống mua và đưa ra khỏi tỉnh. Tại sao chúng ta không ráp hai mối này lại? Đó là vấn đề mà tôi mời các anh chị đến để hiến kế giải quyết?.
    Ông Châu trầm ngâm nhớ lại: ?oĐúng là rất khó khăn. Ngoài các vướng mắc mà anh Sáu Dân nêu ra, cơ chế của từng ngành cũng có đủ thứ bó buộc. Chị Ba Thi phải lấy danh nghĩa ?ocá nhân? chứ không thể lấy danh nghĩa Sở Lương thực để mua gạo theo giá thỏa thuận. Nhưng cá nhân thì tài chính không thể ứng vốn, ngân hàng cũng không thể cho vay hoặc chi tiền mặt. Việc xin mua ở tỉnh và việc vận chuyển về TP cũng không phải dễ dàng.
    Bàn tới bàn lui rồi cũng có lối ra, chúng tôi nghĩ: vướng do cơ chế thì chỉ còn cách ?oxé rào?. ?oXé rào? không phải khó. Nếu anh Sáu đồng tình với việc làm tuy gọi là ?oxé rào? nhưng có lợi và hợp tình, hợp lý thì chúng tôi làm được ngay: tài chính xuất tiền vốn chi cho chị Ba Thi mua gạo, ngân hàng xuất tiền mặt theo lệnh chi của tài chính và cho giấy đi tỉnh.
    Chị Ba Thi liên hệ với địa phương để mua gạo và xin phép chở về TP tổ chức bán thu tiền về và quay vòng tiếp theo. Để đảm bảo an toàn cho việc ?oxé rào? thì tài chính phải cử cán bộ đi cùng làm kế toán, ngân hàng cử cán bộ giữ và chi tiền mặt, còn chị Ba Thi phụ trách chung, gọi là tổ trưởng ?oTổ thu mua lúa gạo? (có người gọi đùa là tổ buôn lậu gạo).
    Ông Sáu Dân đồng tình với phương án này và chịu trách nhiệm về chủ trương để các ngành làm. Bà Ba Thi nói ?oLàm cách này thì chúng tôi làm được, nhưng nếu Trung ương biết là đi tù đó?. Ông Sáu Dân vừa nói vừa cười: ?oNếu do việc này mà anh chị đi tù thì tôi sẽ mang cơm nuôi?. Một câu tuyên bố như một lời thề mà nhiều người đến nay vẫn thường hay nhắc lại.
    Phá cơ chế giá lỗi thời
    Chuyện mua lúa giá thị trường tưởng đơn giản nhưng là việc tày đình. Giám đốc Công ty Lương thực TP dám đánh cả đoàn xe xuống ĐBSCL mua lúa giá 2,5 đồng/kg (tương đương 5 đồng/kg gạo). Gạo chở về Sài Gòn bán theo giá kinh doanh (giá mua thực tế + chi phí xay xát + chi phí vận tải + thặng số thương nghiệp).
    Trong khi giá lúa do Ủy ban Vật giá qui định, Bộ Chính trị duyệt và Thủ tướng ký là 0,52 đồng/kg. Bà Ba Thi mua cao hơn năm lần quả là chuyện động trời. Nhưng lý do của bà khó ai có thể kết tội: phải lo cho cái bao tử của 3 triệu người dân TP. Đúng là bà dám vượt đèn đỏ, nhưng là ngồi trên xe cứu thương và cứu hỏa vượt công khai, chính đáng.
    Cái mốc ?ophá giá? này đã đẩy giá lúa khắp đồng bằng Nam bộ lên 2,5 đồng/kg. Giá chỉ đạo 0,52 đồng/kg bị vô hiệu hóa. Không bao lâu sau, mức phá giá đó lan ra cả nước. Không lùi được nữa.
    Sự đột phá của Công ty Lương thực TP không chỉ cứu cái bao tử người dân TP mà còn cứu nông dân cả nước khỏi cơ chế giá nghĩa vụ quá ư lỗi thời.
    ĐẶNG PHONG (chuyên gia sử kinh tế VN)
    [bổ sung : Vào những năm cuối thập kỷ 1970, đầu thập kỷ 1980, khi ?othị trường? còn là điều cấm kỵ, nền kinh tế bị trói chết trong cơ chế ?otập trung? và chế độ bao cấp hoang phí, là ủy viên dự khuyết của Bộ Chính trị, đứng đầu cơ quan lãnh đạo của Đảng ở TP.HCM, ông Võ Văn Kiệt đã đến từng nhà máy loay hoay tiến hành những cuộc thể nghiệm cục bộ không có tiền lệ và ngoài vòng luật pháp hiện hành.
    Ông trò chuyện với công nhân và đứng sau lưng các giám đốc dám đánh đổi tất cả để sản xuất bung ra. Lúc đó, người ta nói rằng: nhân dân Sài Gòn vốn có nhiều kinh nghiệm trong kinh tế thị trường đã cứu lấy đảng bộ của mình. Nhưng không thể không thừa nhận sự bứt phá của cá nhân ông Kiệt trong suy nghĩ và hành động nhằm vượt qua thực trạng kinh tế tiêu điều lúc ấy.
    HUỲNH SƠN PHƯỚC
    (Trích từ sách Ấn tượng Võ Văn Kiệt do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Vĩnh Long và NXB Trẻ xuất bản năm 2002)]

Chia sẻ trang này