1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

THỜI CƠ VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VĂN HÓA DÂN TỘC TRONG XU THẾ TOÀN CẦU HÓA

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi Kien_Lua, 26/09/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Kien_Lua

    Kien_Lua Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/06/2001
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    0
    THỜI CƠ VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VĂN HÓA DÂN TỘC TRONG XU THẾ TOÀN CẦU HÓA

    Trần Văn Bính *


    Hiện nay, xu thế toàn cầu hóa về kinh tế và quá trình hội nhập kinh tế thế giới đang diễn ra ở mọi quốc gia. Tình hình đó đặt nền văn hóa của mỗi dân tộc trước những biến động lớn. Phải chăng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, các nền văn hóa dân tộc sẽ trở nên đồng nhất, mất hết bản sắc của mình ? Không ít các nhà lý luận phương Tây đang cổ vũ cho xu hướng đó.

    Nhưng cuộc sống vẫn có quy luật của nó. Hội nhập kinh tế thế giới là một quá trình liên kết, thường xuyên diễn ra sự đồng hóa và dị hóa. Khả năng đồng hóa và dị hóa này không chỉ phụ thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế mỗi nước, mà chủ yếu còn tùy thuộc vào bản lĩnh văn hóa và sức sống của mỗi dân tộc. Vì vậy, văn hóa dân tộc có vai trò cực kỳ quan trọng trong hội nhập kinh tế thế giới.

    Xu thế toàn cầu hóa là nhằm đạt tới sự liên thông về kinh tế giữa các quốc gia dân tộc, đòi hỏi một sự giao thoa lớn hơn giữa các giá trị văn hóa trên phạm vi toàn cầu. Như một tất yếu, quá trình đó cũng đang diễn ra ở nước ta, đặc biệt là từ khi chúng ta thực hiện công cuộc đổi mới đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng. Cùng với những thay đổi tích cực tạo nên nhiều thành tựu trên lĩnh vực kinh tế là diễn biến sôi động trên lĩnh vực văn hóa.

    Do tác động của toàn cầu hóa, hoạt động giáo dục - đào tạo đang đứng trước yêu cầu có tính bức xúc : phải phát triển nhanh về quy mô và chất lượng cần cải tiến về nội dung chương trình, về phương pháp dạy và học; phải có nhiều loại hình trường lớp; cần sử dụng công nghệ hiện đại trong hoạt động giáo dục và đào tạo... Và, một quan niệm mới: tri thức là tài sản và là sức mạnh đang dần hình thành trong đời sống xã hội, nhất là ở các đô thị, nơi tác động của toàn cầu hóa diễn ra nhanh và mạnh.

    Trước đây, trong thời kỳ bao cấp, sản xuất thường bị tách rời nghiên cứu khoa học; khoa học và kỹ thuật đi vào đời sống một cách chậm chạp và khó khăn. Ngày nay, tình hình đã khác hẳn. Sản phẩm của khoa học công nghệ mới đã nhanh chóng có mặt khắp nơi, thâm nhập vào sản xuất và hiện diện trong đời sống từng gia đình. Người dân có điều kiện kiểm chứng vai trò to lớn của khoa học công nghệ. Ai cũng thấy cần phải hiểu biết, làm quen và sử dụng được thành tựu của khoa học công nghệ.

    Về lối sống cũng đang có biến động tích cực. Nền văn minh nông nghiệp lúa nước ở nước ta từ hàng ngàn năm trước đây đã tạo những thói quen lề mề, luộm thuộm, thiếu khoa học. Những năm sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, ta đã có ý thức vượt qua những hạn chế ấy. Nhưng đất nước ta phải đối mặt với chiến tranh quá dài, nên những tàn dư đó chậm được khắc phục. Trong xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế hiện nay, nếp suy nghĩ và lối sống của người dân đã bắt đầu đổi khác. Các nhu cầu về học tập, công tác và sinh hoạt diễn ra khá khẩn trương, thúc đẩy mọi người, nhất là lớp trẻ phải sắp xếp thời gian hợp lý. Cuộc sống đòi hỏi một sự kế hoạch hóa, không thể tùy tiện. Khái niệm và tâm lý biết quý trọng thời gian đã dần dần hình thành.

    Tuy nhiên, cùng với tác động tích cực, xu thế toàn cầu hóa cũng đặt ra những thách thức đối với sự phát triển văn hóa của các quốc gia, trong đó có Việt Nam.

    Những thách thức này cũng khởi đầu từ kinh tế. Toàn cầu hóa kinh tế tư bản chủ nghĩa đang tạo nên những bất công, phi lý trong đời sống giữa các quốc gia, giữa các tầng lớp xã hội trong một quốc gia. Nguy cơ thất nghiệp ngày càng tăng, tạo ra sự bất ổn trong đời sống. Bản chất tha hóa của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa không những tạo nên sự suy thoái về quan hệ xã hội trong các quốc gia tư bản mà còn cả trên phạm vi rộng lớn hơn. Sự gia tăng của các loại tội phạm có tính quốc tế là một trong những biểu hiện của xu thế này. Khi nói vấn đề tha hóa là nói đến vấn đề đánh mất nhân cách và nhân tính. C. Mác đã chỉ ra rất rõ quy luật tha hóa người lao động làm thuê trong chế độ tư bản, nhưng cần hiểu thêm một khía cạnh khác : quy luật tha hóa không chỉ diễn ra đối với người làm thuê mà còn đối với cả nhà tư sản. Khi đã trở thành một tên tư sản kếch xù, thì tình cảm thường chỉ còn lại với đồng tiền. Trước đây vài thập kỷ, nguy cơ tan vỡ gia đình chỉ xảy ra ở các nước phương Tây, các nước tư bản chủ nghĩa. Nhưng ngày nay dưới tác động của toàn cầu hóa kinh tế tư bản chủ nghĩa, nguy cơ đó không loại trừ một quốc gia nào.

    Cùng với sự suy thoái trong quan hệ xã hội là sự phá hoại nghiêm trọng môi trường sinh thái. Điển hình là khu vực Mỹ la tinh vốn rất màu mỡ, đã bị các tập đoàn tư bản Bắc Mỹ và Tây Âu bòn rút, dẫn đến nguy cơ cạn kiệt. Công cuộc toàn cầu hóa tư bản chủ nghĩa dù có đặt ra những yêu cầu mới về sản xuất và xuất khẩu cho khu vực này thực chất cốt chỉ nhằm phục vụ cho các tập đoàn tư bản. Các doanh nghiệp liên hiệp nông sản thực phẩm ra đời thay thế cho các doanh nghiệp truyền thống. Trong 10 năm, từ 1970 đến 1980, là thời gian công cuộc toàn cầu hóa chỉ mới bắt đầu ở khu vực này, mà diện tích đất trồng trọt tăng từ 97 triệu héc-ta lên 117 triệu héc-ta. Xu thế kinh doanh theo lợi nhuận tối đa của các tập đoàn tư bản đã dẫn đến hai hậu quả lớn :

    - Tới 60% diện tích rừng ở Mỹ la tinh đã bị phá hủy. Việc khai thác gỗ xảy ra ồ ạt, đặc biệt ở Bra-xin. Người ta ước tính mỗi năm rừng A-ma-zôn bị phá hủy tới 5,8 triệu héc-ta.

    - Nhằm mục đích khai thác nhanh, thu lãi nhanh, các tập đoàn tư bản đã ra sức sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu và những công nghệ mới, bất chấp các hậu quả của chúng. Nếu trong năm 1970 mới sử dụng 2 883 000 tấn phân hóa học thì đến 1999 là 9 263 000 tấn/năm.

    Hai hậu quả trên chứng minh mặt trái của xu thế toàn cầu hóa kinh tế tư bản chủ nghĩa đối với vấn đề môi trường sinh thái - một lĩnh vực cực kỳ quan trọng trong đời sống của con người, và cũng là nhân tố tạo nên đời sống văn hóa và sự phát triển bền vững.

    Sự chuyển giao công nghệ, vốn, cùng với các hình thức liên doanh kinh tế, đã tạo điều kiện để lối sống tư sản thâm nhập vào các quốc gia. Cách kinh doanh theo kiểu tư sản, quan hệ chủ thợ mang tính tư bản đang thâm nhập vào các quốc gia, kể cả những nước xa lạ với chủ nghĩa tư bản. Những hiện tượng đối xử bất bình đẳng với người lao động thường vẫn diễn ra trong các tổ chức liên doanh kinh tế với người nước ngoài. Tâm lý sùng bái vật chất, tính cạnh tranh khốc liệt trong sản xuất tư bản... đều có ảnh hưởng xấu đến cách suy nghĩ và tâm lý của người lao động.

    Nhưng vấn đề không dừng lại ở đó. Phần lớn các công nghệ thông tin đang nằm trong tay các tập đoàn tư bản, bị sự khống chế của các ông trùm tư bản. Hiện tại 70% nội dung chương trình được chuyển tải trên mạng in-tơ-net là của Mỹ. Giao lưu văn hóa thế giới đang bị mất thăng bằng, bị chi phối bởi những nước giàu có nhất. Hiện nay, ngành xuất khẩu lớn nhất của Hoa Kỳ không phải là máy bay, ô tô mà là ngành vui chơi giải trí. Phim của Hô-ly-út có tổng thu nhập hằng năm lên tới 30 tỷ USD, và nó đã thâm nhập đến tận những ngõ ngách các vùng hẻo lánh nhất trên địa cầu. Có nghĩa là, lối sống Mỹ ngang nhiên công khai truyền bá trên toàn thế giới, bất chấp mọi hàng rào thuế quan. Kênh truyền hình CNN của Mỹ cũng vươn tới mọi nơi, mặc sức đưa tin và bình luận các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa... của nước khác, theo con mắt của giới tư bản truyền thông Mỹ.

    Theo công bố của Tổ chức Văn hóa Giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO), thương mại thế giới trong lĩnh vực văn hóa - ấn phẩm, văn học, âm nhạc, hội họa, phim ảnh, các thiết bị âm thanh và điện tử, có số lượng tăng gấp ba lần trong thời gian từ 1980 - 1991, (giá trị tăng từ 97 tỷ lên 200 tỷ USD).

    Sự tác động của "văn hóa tiêu dùng" đang dẫn đến nguy cơ đồng nhất về văn hóa. Các nhà sản xuất đẩy mạnh tuyên truyền cho các sản phẩm mang tính toàn cầu. Các nhãn hiệu Nike và Sony, các dịch vụ quảng cáo và giải trí, các loại mỹ phẩm, các loại đồ uống, đồ ăn, các phương tiện đi lại và trao đổi toàn cầu... đang góp phần lan truyền văn hóa phương Tây, văn hóa Mỹ ra toàn thế giới; và, đã làm băng hoại nếp sống cổ truyền của các dân tộc, thay đổi theo nguy cơ "phương Tây hóa" và "Mỹ hóa".

    Để hiểu sâu hơn và bước đầu đánh giá mức độ tác động của toàn cầu hóa kinh tế đối với văn hóa ở nước ta, chúng tôi tổ chức khảo sát điều tra một số lĩnh vực trên địa bàn Thủ đô Hà Nội, kết quả rất bất ngờ và lý thú:

    * Trên lĩnh vực tâm lý xã hội : Ngoài những đức tính mà người Việt Nam và người Hà Nội vẫn đề cao như trung thực, thủy chung, vị tha... đã xuất hiện những phẩm chất mới, theo hướng tích cực như :

    - Có khả năng thích nghi (47,6% số người ủng hộ)

    - Có khả năng kiếm tiền (45,3% số người ủng hộ)

    - Tay nghề giỏi (43,7% số người ủng hộ)

    Bên cạnh đó cũng xuất hiện những nhân tố khá xa lạ, tuy số người ủng hộ chưa nhiều, nhưng cũng là vấn đề phải quan tâm. Ví dụ, trong khi số người không ủng hộ ly hôn là 75,7% thì số người ủng hộ vẫn là 20,4%, hoặc xuất hiện trong đời sống tình trạng hôn nhân thử nghiệm...

    * Về lĩnh vực giáo dục : Ngoài những giá trị truyền thống, đã xuất hiện những nhân tố mới thể hiện nhu cầu đa dạng hóa giáo dục :

    - 97,1% số người được hỏi thấy cần thiết phải học ngoại ngữ và có nhu cầu học ngoại ngữ.

    - 60,3% thấy cần học tin học.

    - 66,2% cho rằng cần giáo dục dân số.

    - 82,8% cho rằng cần giáo dục giới tính.

    - 77,9% cho rằng cần giáo dục Luật Giao thông.

    Nhưng câu hỏi về ấn tượng sâu sắc đối với thầy cô giáo thì có 47,5% người được hỏi không trả lời. Phải chăng đây cũng là biểu hiện tiêu cực đối với hoạt động giáo dục - đào tạo ở nước ta ?

    * Về lĩnh vực văn hóa nghệ thuật : Có 73,1% số người được hỏi yêu thích ca nhạc quốc tế phát trên chương trình MTV của Đài Truyền hình Việt Nam. Điều đó chứng tỏ người Hà Nội đã sớm nắm bắt được các thành tựu nghệ thuật thế giới. Đã có 9,8% số người được điều tra tán thành, thậm chí 1,1% rất tán thành việc một số diễn viên nước ta bắt chước thời trang và phong cách biểu diễn của diễn viên nước ngoài. Ngược lại, số người ưa thích các loại hình nghệ thuật dân tộc: chèo, tuồng, cải lương ngày càng ít dần. Đây là hiện tượng đáng suy nghĩ.

    * Về hoạt động báo chí, xuất bản : Tuy đã có các phương tiện nghe nhìn, số người đọc sách và báo vẫn đông, chiếm 58,04% (đọc sách) và 79,68% (đọc báo). Đáng chú ý, số người đọc sách báo nước ngoài nhập khẩu rất đông. Người đọc quan tâm đến rất nhiều chủ đề : Về kinh tế có 62% ; về ngoại giao, khoa học công nghệ, văn hóa... có trên 50% số người quan tâm. Điều đó thể hiện nhu cầu hiểu biết của người dân được nâng cao, và báo chí xuất bản trong nước đã cố gắng đáp ứng nhu cầu đó của quần chúng. Tuy vậy, 65,17% bạn đọc cho rằng lượng thông tin là quá nhiều, 15,9% cho là trùng lặp thông tin, 34,82% cho rằng có những thông tin không cần thiết và 37,3% cho là có những thông tin có hại.

    Trước tác động của toàn cầu hóa, đòi hỏi người làm công tác báo chí xuất bản phải nâng cao trình độ mọi mặt về chính trị, chuyên môn, ngoại ngữ, biết sử dụng công nghệ thông tin hiện đại : 87,5% những người hoạt động trên lĩnh vực này trả lời cần nâng cao trình độ chính trị, 85% cho rằng phải nâng cao trình độ chuyên môn và 92,5% cho rằng phải nâng cao trình độ ngoại ngữ. Gần đây, hầu hết các báo đều tăng kỳ xuất bản và số lượng phát hành, tăng phụ trương để chuyển tải kịp thời các thông tin mới, nhưng xu hướng thương mại hóa cũng đã có mặt trong hoạt động báo chí. Đây là điều rất mới và không thể không quan tâm.

    Trên các lĩnh vực khác của đời sống văn hóa cũng có những vấn đề đáng quan tâm. Ví dụ, tiếng nói của các dân tộc thiểu số, một bộ phận cực kỳ quan trọng trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc cũng đang đứng trước thời cơ và thách thức.

    Trong xu thế hiện nay, tiếng Anh đang trở thành ngôn ngữ phổ biến trên phạm vi quốc tế. Tình hình đó đòi hỏi các dân tộc phải biết sử dụng tiếng Anh. Nắm được tiếng Anh cũng là điều kiện để nắm thông tin, tiếp thu các thành tựu khoa học công nghệ của thế giới. Theo điều tra gần đây nhất ở Hà Nội thì, 87,3% cho rằng phải học tiếng Anh, 25% cho là cần học tiếng Pháp và 23,5% cho là cần học tiếng Trung Quốc. Chưa bao giờ nhu cầu học ngoại ngữ lại tăng lên như vậy. Tuy nhiên, nhu cầu học ngoại ngữ lại dẫn tới xu thế coi nhẹ tiếng mẹ đẻ. Cũng theo khảo sát ở ngành giáo dục, học sinh ở các cấp viết chữ xấu, sai chính tả và ngữ pháp là hiện tượng rất phổ biến từ tiểu học đến đại học. Dùng sai từ cũng là điều thường diễn ra trong cuộc sống, kể cả trên các phương tiện thông tin đại chúng.

    Như vậy, trước một thực tế khách quan của đời sống, không nên nghĩ rằng chúng ta chỉ chấp nhận toàn cầu hóa về kinh tế mà lảng tránh toàn cầu hóa về văn hóa. Điều đó là không tưởng. Vì giữa kinh tế và văn hóa có mối liên hệ chặt chẽ hữu cơ không tách rời nhau. Cố nhiên, kinh tế có quy luật vận động khác với văn hóa. Cần nhận thức rằng trong những thời cơ do toàn cầu hóa đưa lại cho kinh tế, đồng thời có những thời cơ mang tới cho văn hóa. Ví dụ, việc tiếp thu các công nghệ mới, những kinh nghiệm tổ chức và quản lý kinh tế từ các nước tư bản phát triển cũng là những thành tựu của văn hóa nhân loại. Những thách thức mà toàn cầu hóa kinh tế đặt ra cho nền kinh tế của các nước, xét ở khía cạnh nào đó cũng là những thách thức về phương diện văn hóa, bởi những thách thức đó bao gồm cả mặt hiệu quả xã hội của nền kinh tế. Nói hiệu quả xã hội là nói đến mục tiêu văn hóa của kinh tế.

    Đồng thời, tác động của toàn cầu hóa đối với kinh tế và văn hóa cũng phải nhìn ở hai phương diện : thời cơ và thách thức.


    " ... Đẩy mạnh quyền làm chủ của nhân dân, chúng ta sẽ xây dựng thành công CNXH..."
    Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, Tiến Lên!
  2. Kien_Lua

    Kien_Lua Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/06/2001
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    0
    Về thời cơ : Toàn cầu hóa tạo điều kiện để các dân tộc hiểu biết lẫn nhau, bổ sung và làm giàu cho nền văn hóa dân tộc mỗi nước. Điều này rất phù hợp với quy luật vận động và phát triển của văn hóa. Để phát triển, các nền văn hóa dân tộc cần mở rộng cánh cửa giao lưu quốc tế. Văn hóa chứa đựng trong nó sự bao dung.
    Trong xu thế giao thoa đó, ngoài việc tiếp thu những giá trị của văn hóa các dân tộc khác, mỗi dân tộc có điều kiện suy ngẫm nhiều hơn, từ đó soát xét lại về các giá trị của văn hóa dân tộc mình. Hiện nay, khi cuộc đấu tranh về ý thức hệ vẫn diễn ra gay gắt, khi một số cường quốc kinh tế và kỹ thuật đang muốn lợi dụng sức mạnh để áp đặt lối sống, tư tưởng của mình đối với các nước khác, thậm chí cả những cuộc "xâm lăng văn hóa", thì ý thức về dân tộc và về văn hóa dân tộc của các quốc gia càng cần phải được nâng cao trên một tinh thần tự tôn dân tộc.
    Về thách thức : Thông qua toàn cầu hóa kinh tế, các nước tư bản tăng cường phổ biến ý thức hệ và lối sống của mình nên hàng loạt văn hóa phẩm mang tính độc hại đang được tung vào mọi quốc gia, nhằm làm suy thoái đời sống tinh thần, gây mất ổn định xã hội. Lợi dụng xu thế này, chủ nghĩa tư bản tìm cách bóp chết các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc và áp đặt mô hình văn hóa tư sản vào mọi quốc gia(1). Tính chất đa dạng phong phú của các nền văn hóa dân tộc có nguy cơ bị thay thế bằng một nền văn hóa "đồng dạng" hoặc "ngoại lai". Xu hướng toàn cầu hóa có thể gây phương hại tới tính sáng tạo và đa văn hóa của thế giới, tạo ra sự đồng nhất nghèo nàn về văn hóa.
    Trước tình hình đó, việc xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc phải trở thành một chiến lược văn hóa của đất nước ta. Đó sẽ là nền văn hóa luôn mở rộng cánh cửa để tiếp nhận những giá trị tiến bộ của thời đại, đồng thời là sự kế thừa và phát huy những nhân tố nội sinh, những giá trị trường tồn của dân tộc Việt Nam. Không nên nghĩ rằng trong quá trình toàn cầu hóa, chúng ta chỉ làm một nhiệm vụ tiếp nhận, cho dù có chọn lọc, những giá trị từ bên ngoài. Lẽ đời là vậy, đã vay thì phải trả, đã nhận thì phải cho.
    Văn hóa Việt Nam, tự mấy ngàn năm qua đã tạo nên nhiều giá trị to lớn. Các giá trị đó đã là giá đỡ tinh thần tạo nên sức mạnh giúp dân tộc ta vượt qua bao thử thách nghiệt ngã của lịch sử.
    Vì vậy, chiến lược xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc không chỉ tạo nên bức tường thành kiên cố chống lại sự xói mòn bởi những nhân tố độc hại trong quá trình toàn cầu hóa hiện nay, mà còn tạo tiền đề cho sự phát triển văn hóa Việt Nam ở thời đại mới với những đỉnh cao mới.
    --------------------------------------------------------------------------------
    * PGS,TS, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
    (1) Trong tác phẩm "Các giai đoạn tăng trưởng kinh tế - một tuyên ngôn không c ộng sản" học giả Mỹ Rostow ngạo mạn tuyên bố : "Các nước phương Tây, đặc biệt là Mỹ, đã đạt đến trình độ phát triển hoàn mỹ, trở thành mẫu mực và mô hình tất yếu cho các nước khác..."
    <P><FONT color=red size=4>" ... Đẩy mạnh quyền làm chủ của nhân dân, chúng ta sẽ xây dựng thành công CNXH..."</FONT></P>
    <P align=right><FONT color=#00008b><STRONG>Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, Tiến Lên!</STRONG></FONT></P>
    u?c luuthuy s?a vo 04:19 ngy 27/09/2003
  3. yuyu

    yuyu Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    04/06/2002
    Bài viết:
    969
    Đã được thích:
    2
    Cái gì tiến bộ sẽ thắng, cái gì lạc hậu sẽ thua . Đó là qui luật không thể tránh khỏi . Mọi nỗ lực để níu kéo cái đã bị lịch sử vượt qua đều vô ích . Cương cầu thì thất bại . Muốn tồn tại chỉ có mõi cách hoà nhập và tuân theo các qui luật của thời đại .
  4. choai

    choai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/09/2003
    Bài viết:
    745
    Đã được thích:
    0
    Tôi muốn hỏi về cuộcđiều tra xã hội học mà bài báo đã nêu. Chỉ có số phần trăm theo tôi là chưa đủ. Phải nói là điều tra bao giờ, trên tổng số bao nhiêu người, - đấy là hai thông số cơ bản không thể thiếu được. Nếu mà tôi chỉ điều tra có 10 nguời rồi tính phần trăm của 10 ngươì có được không? tất nhiên là không được. Ngoài ra, phải nói cuộcđiều tra ấy do cơ quan hay tổ chức nào tiến hành . Cá nhân tôi tự làm phiếu rồi phát cho bạn bè có được không. Tất nhiên cũng không được. Tóm lại là tôi rất thắc mắc tại sao các cụ đã viết bài đã nghiên cứu dày công thế mà không viết nốt mấy thông số ấy ra cho tăng tính thuyết phục, chứ để thế này nó cứ thế nào ấy.
    Còn chuyện phải giữ gìn và phát huy truyền thống dân tộc thì ai mà chả biết. Cái này người ta nói mãi rồi. Đọc nghị quyết là xong chứ gì - ai nói đúng hơn nghị quyết nữa chứ. Tôi thấy nên bàn về các chính sách và đối sách cụ thể thì hơn.
  5. Metalism

    Metalism Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    764
    Đã được thích:
    0
    Cái ông Trần Văn Bính này học tới đây mà vẫn còn phát biểu những câu ngố thế không biết.
    Tự sản phẩm tiêu dùng của phương Tây không thể nào đầu độc hay huỷ diệt văn hoá của ai được, người tiếp thu nó như thế nào vậy.
  6. daovh

    daovh Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    15/02/2003
    Bài viết:
    880
    Đã được thích:
    1
    Theo tôi bản thân các sản phẩm hàng hoá không thể làm tha hoá con người mà chính cơ chế xã hội đã làm tha hoá họ. Việc hoà nhập về kinh tế, văn hoá là xu hướng tất yếu của thời đại. Bản thân các thành tựu về khoa học kỹ thuật không làm hại ai. Nó chỉ trở lên tiêu cưc khi bị một số người lợi dụng để truyền bá những giá trị văn hoá thiếu tính nhân bản nhằm những mục đích không tốt đẹp. Và chỉ có một cách là chúng ta phải tạo cho mình những giá trị đích thực làm lay động lòng người thực sự khơi dậy những gì sâu xa nhất của trái tim và khối óc. Có như vậy không những chúng ta giữ được bản sắc của mình mà còn góp phần xứng đáng vào văn hoá nhân loại
  7. ksh

    ksh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/09/2003
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    Nếu nói về xã hội có giai cấp thì nền văn hoá của một nước chủ yếu là những giá trị phục vụ hoặc của giai cấp thống trị. Nhiệm vụ của bộ máy nhà nước là duy trì và mở rộng những giá trị đó. Một khi những giá trị này bị lung lay, bị đe doạ thì các nhà nước phải có phản ứng. Đó là điều không phải bàn cãi.
    Tác giả bài viết này cũng đang làm điều đó thôi.
  8. blue_talisman

    blue_talisman Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/07/2003
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    Hồi xưa khoai tây từ Tân thế giới cũng "toàn cầu hoá" thế mà chẳng có ai kêu gì, thậm chí còn ca ngợi hết lời như một vị cứu tinh giúp ngăn chặn nạn đói. Bây giờ lại đi chê Bic Mac với Nasty và Coca - cola (!) Bản thân những sản phẩm văn hoá không có lỗi gì. Cái chính là anh tiếp cận, chấp nhận và sử dụng chúng như thế nào mà thôi. Sao không đối xử với chúng như là với khoai tây đi: tìm ra những cách chế biến để nấu thành món ăn mang hương vị đặc trưng của chính mình. Ví dụ như món khoai tây đầy ớt, đầy sả của Ân Độ ấy.
    Tôi cảm thấy nhiều người quá nhấn mạnh vào cái hại mà toàn cầu hoá mang lại cho văn hoá dân tộc. Cái gì cũng phải cân bằng chứ

Chia sẻ trang này