1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thổi hồn cho lá khô

Chủ đề trong 'Báo chí - Truyền thông' bởi yenkhanh, 24/05/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. yenkhanh

    yenkhanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    89
    Đã được thích:
    0
    Thổi hồn cho lá khô

    Những chiếc lá khô phẳng phiu, với gam màu thật được các nghệ sỹ trẻ của xưởng Tranh lá Việt biến thành những tác phẩm nghệ thuật độc đáo


    Biến lá rụng thành tranh

    Ít ai ngờ từ những chiếc lá mong manh và nhanh hỏng lại có thể tạo ra cả thế giới màu sắc tươi tắn trong tranh phong cảnh, đằm dịu trong tranh thiếu nữ và hanh hao, cổ kính trong tranh phố cổ? Phải ?omục sở thị? tại xưởng Tranh lá Việt, chúng ta mới biết công phu của người làm tranh lá ở đây như thế nào. Bước đầu là chọn lá, công việc không hề đơn giản. Lá được thu về từ nhiều nơi khác nhau, phải là lá mới rụng, nguyên vẹn và chưa phân hủy. Sau khi rửa sạch, lá được luộc kỹ cùng vài loại hóa chất để tạo sự bền dai. Thời gian luộc có thể kéo dài 2 ngày đến 1 tuần. Theo Nguyễn Văn Duy, chủ xưởng Tranh lá Việt, để giữ được màu sắc tự nhiên của lá hoặc chủ động tạo ra các màu sắc trên lá với độ loang màu khác nhau, trong quá trình luộc phải có biện pháp xử lý phù hợp với đặc tính từng loại lá. Khâu phơi nắng cũng kiểm soát độ ẩm, nhiệt độ chặt chẽ, trước khi đem là phẳng để ghép tranh. Lá sau xử lý có màu sắc khá đa dạng: Trắng, vàng, nâu, ghi, đen, xám... Để cho màu sắc thêm phong phú, một số lá có thể được nhuộm.

    Ngoài sự độc đáo về chất liệu, tranh lá có ưu điểm màu sắc chân thực, sống động. Ngay trong một chiếc lá đã có sự pha trộn màu sắc một cách tự nhiên và có hồn. Những chiếc gân lá cũng tạo hiệu ứng cảm xúc đẹp. Việc chọn gam màu lá và loại lá tuỳ thuộc vào mỹ cảm và phong cách của từng nghệ sỹ. Vì thế, ngoài sự tỉ mỉ, kiên trì để lắp ghép, cắt dán từ nhiều chi tiết nhỏ, bức tranh hoàn thành còn thể hiện khả năng sáng tạo của nghệ sỹ. Họa sỹ Vũ Thục chia sẻ: Nhiều khi màu sắc lá chi phối cảm xúc. Không ít lần làm tranh, tôi nhìn sắc màu của lá này lại liên tưởng đến hình ảnh khác ngoài dự định ban đầu. Hơn nữa, vì khó có hai chiếc lá giống nhau nên mỗi lần làm sẽ là một bức tranh hoàn toàn khác. Điều này tạo nên thế giới sắc màu độc đáo, riêng biệt của tranh lá.

    Về độ bền của tranh, Nguyễn Như Vượng, quản lý xưởng tranh cho biết: Ngoài các kỹ thuật xử lý lá đạt tiêu chuẩn về độ ẩm, độ phân hủy, lớp nhựa dính silicon dùng để gắn lá vào mặt tranh cũng có tác dụng chống ẩm. Sau khi hoàn thành, bức tranh lại được phủ một lớp sơn bóng chống ẩm nữa? Vì thế, tranh vẫn đẹp sau 10 năm, thậm chí hơn thế.
    Tranh lá mang hồn Việt
    Tranh lá được nói đến lần đầu vào năm 1986 khi họa sỹ Nhật Bản Kazuo Akasaki giành giải thưởng lớn về mỹ thuật tại Pháp với tác phẩm tranh lá Gian hàng hoa quả. Ở Việt Nam loại hình này cũng chưa được nhiều người biết đến. Tranh lá Việt có lẽ là cái tên đầu tiên được nhắc đến trong làng tranh lá sau nghệ nhân Nguyễn Bá Mưu. Nguyễn Văn Duy tâm sự: ?oNhiều năm làm trong lĩnh vực nhập nguyên liệu thực phẩm, tôi luôn trăn trở vì sao mình chỉ biết nhập hàng ngoại trong khi rất nhiều sản phẩm độc đáo của Việt Nam lại không được bạn bè thế giới biết đến. Và tôi nghĩ tại sao mình không làm những bức tranh từ nguồn lá cây vô cùng phong phú của đất nước nhiệt đới này?. Ý tưởng của Duy đã thu hút nhiều sinh viên các trường mỹ thuật, hội hoạ tham gia. Sau hơn một năm, hàng ngàn bức tranh ghép từ lá ra đời và bắt đầu thu hút sự chú ý của người yêu nghệ thuật không chỉ bởi sự sáng tạo, độc đáo trong việc kiếm tìm chất liệu mới, đặc sắc cho hội họa mà còn bởi cái hồn Việt mộc mạc trong chất liệu tự nhiên.

    Nếu tranh lá Nhật Bản, Ấn Độ, lá cây là nền và nghệ sỹ dùng màu vẽ để tạo thành bức tranh (do kích thước lá có giới hạn nên đôi khi hạn chế sức sáng tạo của nghệ sỹ) thì với tranh lá Việt Nam, lá lại chính là màu sắc để ghép thành tranh. Khuôn mặt Đức Phật từ bi, những thiếu nữ thôn quê e ấp, những góc phố cổ kính rêu phong..., tất cả được làm từ màu sắc, đường gân, thớ lá của hàng trăm loại lá cây thiên nhiên Việt Nam. Nếu tranh lá Nhật Bản thường sử dụng gam nâu bạc tự nhiên của lá khô, thì các họa sỹ của Lá Việt chủ trương đưa vào tranh lá nhiều màu sắc, phù hợp với nhiều không gian trang trí yêu cầu màu sắc tươi vui hơn.
    Theo giới chuyên môn, về mặt tạo hình, tranh lá chủ yếu vẫn sử dụng khuôn mẫu có sẵn. Tuy nhiên, tranh lá đã có sáng tạo trong việc sử dụng lá để tạo ra những gam màu độc đáo. Để đưa tranh lá đến với đông đảo công chúng yêu nghệ thuật trong và ngoài nước, ngoài việc tiếp thu những nét đẹp trong nghệ thuật tranh lá Nhật Bản, Trung Quốc, tìm tòi cách xử lý lá để giữ được màu sắc tự nhiên và độ bền của lá, người làm tranh lá cần tập trung hơn vào những đề tài đặc trưng, phát huy thế mạnh của nguyên liệu đặc biệt này.

Chia sẻ trang này