1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thời kì hoàng kim của Hollywood: từ 1930 đến 1948 (*)

Chủ đề trong 'Điện ảnh (MFC)' bởi ecran, 10/04/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ecran

    ecran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2004
    Bài viết:
    382
    Đã được thích:
    0
    Thời kì hoàng kim của Hollywood: từ 1930 đến 1948 (*)

    Thập niên 30 (và hầu như cả thập niên 40) đã được coi là ''Thời kì hoàng kim của Holllywood'' mặc dù hầu hết những bộ phim của giai đoạn này đều là phim đen trắng. Đây cũng là thập kỷ của cuộc cách mạng về âm thanh và hình ảnh, thời kì phát triển rực rỡ của '' phim nói'' và sự phát triển của rất nhiều thể loại phim khác nhau như: phim găngxtơ, phim âm nhạc, phim hiện thực, phim hài, phim cao bồi và phim kinh dị... Đây là lúc mà các nhà làm phim không còn sản xuất phim câm nữa và chuyển sang làm phim nói, bước ngoặt này cũng kết thúc sự nghiệp của một số ngôi sao phim câm khi mà họ không chuyển sang đóng phim nói như: Vilmy Banky, John Gilbert hay Norma Talmadge. Đến năm 1933, những tác động về kinh tế của của cuộc khủng hoảng đã ảnh hưởng trực tiếp đến nền công nghiệp điện ảnh thế giới mà biểu hiện rõ nhất là việc giảm mạnh số lượng khán giả đến rạp xem phim.
    Những năm 30 đã được đánh dấu bởi một số điêm mốc như:

    1. Ngôi sao có mái tóc bạch kim Jean Harlow đã đóng vai chính đầu tiên của mình trong một bộ phim anh hùng ca về lực lượng không quân trong chiến tranh thế giới thứ nhất, bộ phim ''Hell''s Angels'' (1930). Sau đó, ''người đẹp tóc vàng'' đã ký hợp đồng với hãng MGM vào năm 1932 và sớm trở thành một ngôi sao tên tuổi.


    2. Ngôi sao bí ẩn Greta Garbo (tên thật là Greta Lovisa Gustafsson), còn được gọi là ''Nhân sư Thụy Điển'', một trong hàng loạt diễn viên danh tiếng của MGM đã lần đầu tiên nói những câu nói bất hủ của mình với một chất giọn khàn khàn, đặc Thụy Điển trong một bộ phim của đạo diễn Clarence Brown - MGM, bộ phim có tên ''Anna Christie'' (1930). Trong vai một gái điếm, cô nói: ''Gimme a whiskey, ginger ale on the side. And don''t be stingy, baby'' - đó là bộ phim nói đầu tiên của Garbo và nó đã được quảng cáo bằng một áp phích khá ấn tượng: '' GARBO NÓI''

    3. Bộ phim đầu tiên thuộc thể loại phim về nhà tù (một thể loại mới) của Hollywood cũng ra đời trong thời kì này. Đó là phim ''The Big House'' (1930) cũng của MGM, đạo diễn-George Hill. Phim này là khởi đầu cho một loạt các phim khác nói về nhà tù như: ''I''m fugitive from a chain gang'' (1932), ''Papillon'' (1973), ''Midnight Express'' (1978), ''Bad boys'' (1983), ''The Hurricane'' (1999)...

    4. Diễn viên nổi tiếng John Wayne vào vai chính đầu tiên của mình trong một phim cao bồi của đạo diễn Raoul Walsh, phim ''The Big Trail'' (1930) - một trong những phim màn ảnh rộng đầu tiên, một thử nghiệm của hãng Fox với màn ảnh rộng 70mm. Tuy nhiên, cả bộ phim và cuộc thử nghiêm đó đều thất bại và phải đợi đến 9 năm sau, John Wayne mới trở nên nổi tiếng nhờ bộ phim ''Stagecoach'' (1939)


    5. Nữ diễn viên của nhà hát kịch Broadway, Helen Hayes cũng lần đầu tiên xuất hiện trên màn ảnh trong bộ phim ''The Sin of Madelon Caludet'' (1931)

    6. Hãng RKO đoạt giải phim hay nhất duy nhất của mình cho bộ phim cao bồi ''Cimarron'' (1931)

    7. Năm 1930, bộ luật về kiểm duyệt phim dành cho nền công nghiệp điện ảnh được ban hành.

    8. Tờ thời báo đầu tiên dành riêng cho nền công nghiệp điện ảnh đã được xuất bản vào năm 1930, đó là tờ ''The Hollywood Reporters''

    10. Nữ hoàng màn bạc Katharine Hepburn lần đầu tiên xuất hiện trên màn ảnh trong ''A Bill of Divorcement'' (1932)

    11. Ngôi sao nhí với mái tóc xoăn má lúm đồng tiền Shirley Temple vào vai diễn đầu tiên của mình trong bộ phim dài tập ''Baby Burlesks'' (1933)

    12. Nhân vật hoạt hình nổi tiếng ''Thuỷ thủ Popeye'' ra đời trong bộ phim hoạt hình của hãng ''Paramount and Max Fleischer'', phim ''Popeye the Sailor'' (1933)

    13. Rạp chiếu bóng đầu tiên phục vụ cho khán giả ngồi trong xe được xây dựng ở Camden vào tháng sáu năm 1933, rạp chiếu bóng thứ tư xây theo kiểu này được đặt ở Pico - Los Angeles năm 1934.

    14. Bộ phim đầu tiên của hãng Walt Disney dài 8 phút ''The Wise Little Hen'' (1934) đã giới thiệu với khán giả hình ảnh chú vịt Donal bất hủ.

    15. Spencer Tracy, ngôi sao của MGM đã liên tiếp dành 2 giải Oscar diễn viên nam xuất sắc nhất trong phim ''Captain Couragerous'' (1937) và phim ''Boys Town'' (1938). Kỷ lục này không bị phá vỡ cho đên tận khi Tom Hanks đoạt hai giải Oscar trong thập niên 90 cho hai vai diễn của anh trong ''Philadelphia'' (1993) và ''Forest Gump'' (1994)

    TO BE CONTINUED

    EM TRỞ VỀ ĐÚNG NGHĨA TRÁI TIM
    LÀ MÁU THỊT ĐỜI THƯỜNG AI CHẲNG CÓ
    NHƯNG BIẾT YÊU ANH CẢ KHI CHẾT ĐI RỒI



    Được ecran sửa chữa / chuyển vào 12:41 ngày 10/04/2004
  2. ecran

    ecran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2004
    Bài viết:
    382
    Đã được thích:
    0
    Josef von Sternberg và Marlene Dietric:
    Mặc dù những tác phẩm nổi tiếng của đạo diễn người Úc Josef von Sternberg hầu hết đều là những phim câm như: ''Under world'' (1927), ''The last command'' (1928)''The docks of NewYork'' (1929) nhưng trong những năm 30 này, ông cũng đã đạt được nhiều thành công lớn. Ông đã có công lăng xê nữ diễn viên người Đức Marlene Dietric trong bộ phim ''The blue angel'' (1929) của mình với vai diễn cô vũ nữ thoát y Lola chân dài hát bài hát ''Falling in love again''. Đây cũng là bộ phim nói đầu tiên của Đức.
    Dietric tiếp tục tiến lên trên con đường sự nghiệp của mình trong nhiều bộ phim khác nữa. Cô thường đóng các vai gần giống như vai Lola, những cô vũ nữ hay gái nhảy có vẻ đẹp làm say đắm lòng người. Sau đó tài năng của Dietric đã được phát hiện và cô vào vai diễn đầu tiên của mình trên phim trường Hollywood trong bộ phim ''Morrocco'' (1930), lại vẫn với vai một ca sĩ ở hộp đêm, cô đóng chung với Gary Cooper, trong vai một lính lê dương người Pháp. Hãng Paramount đã sử dụng Dietric như một quân bài Đức để đấu với ngôi sao ''nhập ngoại'' Greta Garbo của hãng MGM.
    Một vài năm sau, Dietric lại hợp tác với Sternberg trong nhiều phim như: ''Dishonored'' (1931), ''Shanghai Express'' (1932) , ''Blonde Venus'' (1932) (trong phim này Dietric vào vai một người vợ đoan trang trở thành một vũ nữ nổi tiếng), ''Scaret Empress'' (1934) và phim ''The devil is a woman'' (1935) (trong vai một người đàn bà hám tiền, chuyên đi mồi chài đàn ông).
    Dietric và von Sternberg đã làm chung với nhau tất cả 7 bộ phim. Đến năm 1946, von Sternberg làm trợ lý không chính thức cho đạo diễn King Vidor trong phim ''Duel in the Sun'' (1946)
    Kỷ nguyên của âm thanh
    Hầu hết những phim nói đầu tiên đều rất thành công ở các rạp chiếu bóng nhưng phần lớn chất lượng của những bộ phim này còn chưa cao, lời thoại còn rất kịch, diễn xuất còn thiếu tự nhiên (vì diễn viên chưa có nhiều kinh nghiệm) và đặc biệt là máy quay và micro còn cố định, chưa di chuyển được. Các nhà viết kịch bản thì được yêu cầu tập trung vào các nhân vật nhiều hơn là lời thoại.
    Bộ phim âm nhạc đầu tiên chỉ đơn giản là việc đưa những buổi diễn ở nhà hát Broadway lên màn ảnh. Tuy nhiên, rất nhiều phim kiểu đó đã được sản xuất trong gian đoạn này.
    Rouben Mamoulian, một đạo diễn khá thành công ở Broadway đã từ chối sử dụng chiếc máy quay phim cồng kềnh gắn chặt vào sàn của trường quay và đã làm những bộ phim âm nhạc với một phong cách khác hẳn, nhẹ nhàng hơn, đầy giai điệu, nhịp nhàng uyển chuyển theo phong cách múa ballet. Bộ phim đầu tiên của ông là ''Applause'' (1929) và sau đó là ''Love me tonight'' (1932), với sự xuất hiện lần đầu tiên của nữ ca sĩ nổi tiếng Helen Morgan trong sự nghiệp diễn xuất của cô, ''Applause'' (1929) là một bước đột phá về kỹ thuật âm thanh với rãnh âm thanh đôi và những đoạn hội thoại chồng lên nhau.
    (Chỗ này nhiều từ chuyên môn quá, có gì sai sót mong mọi người thông cảm, ai biết thì sửa giùm cái. Merci !)
    TO BE CONTINUED!
  3. ecran

    ecran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2004
    Bài viết:
    382
    Đã được thích:
    0
    Kỹ thuật âm thanh phát triển được thể hiện rõ trong những tác phẩm của đạo diễn Ernst Lubitsch, một đạo diễn mà chính những bộ phim âm nhạc đã đem lại thành công cho ông. Phim âm nhạc đầu tiên cũng là phim nói đầu tiên của ông, ''The Love Parade'' (1929), một bộ phim hài nhẹ nhàng với diễn xuất của nữ diễn viên Jeanette Mac Donal trong vai diễn đầu tiên của cô và nam diễn viên Maurice Chevalier trong vai diễn thứ hai. Sau phim ''One Hour with You'' (1932) với cùng một dàn diễn viên chính, Ernst làm bộ phim âm nhạc cuối cùng của mình, phim ''The Merry Widow'' vào năm 1934 bằng một phong cách thể hiện âm nhạc theo trường phái tự nhiên.
    Một phát minh nữa của thời kỳ này là chiếc máy quay phim di động. Khi Lewis Milestone làm phim ''The Front Page'' (1931), một bộ phim chuyển thể từ kịch của Ben Hetch-Mac Athur, chiếc máy quay phim di động và phần lời thoại sáng tạo, ngẫu hứng đã làm nên thành công của bộ phim.
    Được ecran sửa chữa / chuyển vào 11:45 ngày 16/04/2004
  4. ecran

    ecran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2004
    Bài viết:
    382
    Đã được thích:
    0
    Trong thời kỳ này, một thể loại phim mới, phim về giới báo chí cũng khá phát triển với những bộ phim tiêu biểu hầu như đều được làm vào năm 1931 như: ''Five Star Final'' phim về một tờ báo lá cải của đạo diễn Mervyn Leroy với hai diễn viên chính là Edward G. Robinson và Boris Karloff, ''Platinum Blonde'' của Frank Capra với ngôi sao Jean Harlow và ''Scandal Sheet'' của đạo diễn John Cromwell.
    Sau năm 1932, kỹ thuật âm thanh trong các bộ phim ngày càng trở nên hoàn thiện hơn. Chất lượng kịch bản phim cũng cao hơn với phần lời thoại tự nhiên hơn, nhân vật và tình tiết phim thực hơn, sống động hơn...Hetch đã viết kịch bản cho phim ''Design for Living'' (1933) của đạo diễn Lubitsch với dàn diễn viên gồm Gary Cooper, Fredric March và Miriam Hopkins từ một tác phẩm của Noel Coward. Còn Dudley Nichols thì chuyển thể kịch của Maxwell Anderson thành bộ phim ''Mary of Scotland'' (1936) của đạo diễn John Ford.
  5. ecran

    ecran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2004
    Bài viết:
    382
    Đã được thích:
    0
    Híc híc, tự thưởng cho minh một chút để buôn chuyện vậy.
    Để gửi được hai mẩu ngắn tẹo này tui đã phải mất bao nhiêu công sức đấy có ai biết không?
    Sao mà tui ghét cái máy tính thế không biết !
    Ba lần cặm cụi gõ gõ chỉnh chỉnh... mà đã kịp nhấn nút gì đâu cơ chứ... híc híc ''qua cầu gió bay''
    Phù! dù sao thì cũng được rùi. Thôi, đi ăn cơm . Đói quá!
  6. ecran

    ecran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2004
    Bài viết:
    382
    Đã được thích:
    0
    Từ phim hai màu đến kỹ thuật làm phim màu
    Một trong những bộ phim màu đầu tiên phải kể đến bộ phim ngắn được tô màu bằng tay của Thomas Edison, phim ''Anabell''s Butterfly Dance'' . Sau đó, những bộ phim hoạt hình hai màu (xanh và đỏ) đầu tiên đã được sản xuất bao gồm ''The Toll of The Sea'' và những phim được biết đến nhiều hơn như: ''Stage Struck'' (1935) ''The Black Pirate'' (1926). Những bộ phim này đã làm nền tảng cho sự ra đời của máy quay phim màu, mở đầu cho kỹ thuật làm phim màu.
    Bộ phim màu đầu tiên được sản xuất là một phim hoạt hình ngắn của hãng Walt Disney, ''Flowers and Trees'' (1932) trong chùm phim Silly Symphony. ( tuy nhiên một số người lại cho rằng phim hoạt hình màu đầu tiên phải là phim ''Goofy Goat Antics'' (1931). Năm tiếp theo, Disney cũng cho ra đời một phim hoạt hình màu nữa, phim ''The Three Little Pigs'' (1933). Và đến năm 1934 thì bộ phim màu hoàn chỉnh đầu tiên đã ra mắt khán giả, phim ''La Cucaracha''.
    Phim truyện màu đầu tiên của Hollywood được làm hoàn toàn bằng những dải phim 3 màu là ''Becky Sharp'' (1935)
    của đạo diễn Rouben Mamoulian, bộ phim được chuyển thể từ một tác phẩm văn học nổi tiếng ''Hội chợ phù hoa'' của nhà văn người Anh William Makepeace Thackeray.
    Phim âm nhạc màu đầu tiên là phim ''Dancing Pirate'' (1936).
    Vào cuối những năm 30, 2 bộ phim kinh điển của thời kỳ này, ''The Wizard of Oz'' (1939) ''Gone with the Wind'' (1939) đã được sản xuất khá tốn kém với công nghệ làm phim màu - hãy thử tượng xem những đôi dép ngủ nổi tiếng gắn đá quý và những bức tường gạch màu vàng trong ''The Wizard of Oz'' (1939) sẽ trông như thế nào nếu không có màu sắc. Và xu hướng làm phim âm nhạc màu tiếp tục phát triển cho đến thập kỷ sau trong những phim của hãng MGM như: ''Meet Me in St. Louis'' (1944)''Easter Parade'' (1948)
    Sự phát triển của kỹ thuật hiệu quả đặc biệt cũng đã để lại nhiều dấu ấn trong một số phim được sản xuất vào những năm cuối của thập niên 30 như: ''The Hurricance'' (1937), ''Captain Couragerous'' (1937). Năm 1937, Disney đã cho ra đời bộ phim hoạt hình bất hủ, ''Nàng Bạch Tuyết và Bảy Chú Lùn'', phim hoạt hình dài, có màu đầu tiên, một bước ngoặt lớn trong lịch sử điện ảnh. Câu chuyện cổ tích của anh em nhà Grimm đã được hãng Walt Disney biến thành bộ phim đi tiên phong trong lịch sử sản xuất phim hoạt hình.

    TO BE CONTINUED
  7. ecran

    ecran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2004
    Bài viết:
    382
    Đã được thích:
    0
    Híc híc sorry mọi người vì mấy đoạn trên này tui ko cho ảnh vào được nên đọc hơi nhàm chán. Để hôm nay post bù mấy cái ảnh xem sao.
    Josef von Sternberg and Marlene Dietrich:
    Applause (1929)
    The Front Page (1931)
    Flowers and Trees (1932)
    Becky Sharp (1935)
  8. Bigdaddy

    Bigdaddy Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/03/2001
    Bài viết:
    406
    Đã được thích:
    0
    Đúng đấy bác ạ, yếu tố đóng vai trò quyết định trong thời hoàng kim này chính là sự ra đời của các bộ phim kinh điển màu.
    Em thấy 2 phim the Wizard of Oz Gone with the Winds là hai phim tiêu biểu nhất của thời kỳ hoàng kim này, đặc biệt là Gone with the Winds
  9. Bigdaddy

    Bigdaddy Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/03/2001
    Bài viết:
    406
    Đã được thích:
    0
    Em nói là nó đóng vai trò quyết định là vì lý do trong bối cảnh xã hội và kinh tế Mỹ thời kỳ những năm 30, nền kinh tế Mỹ cũng như châu Âu bị suy thoái nghiêm trọng. Nó dẫn đến sự nắm quyền của Hitler ở Đức, và Đại suy thoái ở Mỹ. Thế nhưng với những bộ phim như Gone with the Winds ra đời năm 1936, Hollywood dường như không bị ảnh hưởng mấy từ tình hình khó khăn thời bấy giờ.
  10. ecran

    ecran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2004
    Bài viết:
    382
    Đã được thích:
    0
    Sự thống trị của hệ thống các hãng sản xuất phim.

    Ngành công nghiệp điện ảnh Mỹ lúc bấy giờ bị thống trị bởi 5 hãng sản xuất phim chính. Các hãng phim này với những xưởng sản xuất phim lớn, được trang bị đầy đủ phương tiện kỹ thuật, những nhà sản xuất phim tài năng và đội ngũ diễn viên, đạo diễn nổi tiếng đã thực sự nắm trong tay quyền điều khiển ngành công nghiệp giải trí mới mẻ này. Năm hãng phim lớn đó là:
    * Twentieth Century Fox (ra đời năm 1935, do sáp nhập giữa Twentie Century Pictures của Joseph Schenk và Fox Film Corporation)
    * MGM (Metro - Goldwyn - Mayer) do Louis B. Mayer điều hành
    * Paramount
    * Warner Bros
    * RKO Radio
    Cho đến nay, nhiều hãng phim vẫn giữ nguyên biểu tượng logo của mình( logo hình chiếc khiên của Warners, hình tinh cầu của Universal và hình những tia sáng đèn pha của Fox ).
    Ngoài ra còn có ba hãng phim nhỏ hơn là:
    * Columbia ( do Harry Cohn điều hành từ năm 1932)
    * Universal
    * United Artist
    Walt Disney cũng là một hãng phim lớn nhưng chuyên về sản xuất phim hoạt hình.
    Vào giai đoạn cuối những năm 20 và 30, những người quản lý của các hãng phim này phần lớn dựa vào những nhà sản xuất phim hàng đầu của họ để phát triển hãng mà đại diện là: Irving Thalberg (ban đầu ở Universal sau chuyển sang MGM), David O.Selznick (RKO, MGM) và Darry Zanuck (Fox). Nổi tiếng nhất phải nói đến Irving Thalberg, cho đến tận khi qua đời, ''ông trùm'' sản xuất phim này vẫn chịu trách nhiệm sản xuất những bộ phim danh tiếng nhất, bất hủ nhất và đều đoạt giải ''Phim hay nhất'' như: ''Grand Hotel'' (1932), ''Mutiny on the Bounty'' (1935)''The Great Ziegfeld'' (1936). Bên cạnh đó, Thalberg còn được biết đến qua các bộ phim câm vô cùng tốn kém làm cùng nam diễn viên-đạo diễn Erich von Stroheim như: ''Foolish Wives'' (1922) ''Merry-Go-Round'' (1923)
    David O.Selznick
    Irving Thalberg
    EM TRỞ VỀ ĐÚNG NGHĨA TRÁI TIM EM
    LÀ MÁU THỊT ĐỜI THƯỜNG AI CHẲNG CÓ
    NHƯNG BIẾT YÊU ANH CẢ KHI CHẾT ĐI RỒI
    .
    Được ecran sửa chữa / chuyển vào 09:30 ngày 19/04/2004

Chia sẻ trang này