1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thời kì hoàng kim của Hollywood: từ 1930 đến 1948 (*)

Chủ đề trong 'Điện ảnh (MFC)' bởi ecran, 10/04/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ecran

    ecran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2004
    Bài viết:
    382
    Đã được thích:
    0
    Sự đi xuống của hệ thống các hãng phim lớn trong thập niên 30 bắt đầu diễn ra và được đánh dấu bằng việc hàng loạt các nhà sản xuất phim rời khỏi các hãng phim này để gây dựng sự nghiệp riêng của mình. Tiêu biểu cho phong trào này là đạo diễn David Selznick đã từ bỏ MGM vào năm 1965 và thành lập một công ty sản xuất phim của riêng mình Selznick International Pictures. Là ông chủ của chính mình, Selznick được toàn quyền tự do lựa chọn đội ngũ diễn viên và đạo diễn của riêng mình mà không phải phụ thuộc vào ai.
    Bộ phim kinh điển ''Gone With the Wind'' (1939) được coi là thành công lớn nhất của Selznick với hãng phim nhỏ bé của ông, phim đã đoạt 8 giải Acadamy Awards. Selznick đã phải mua bản quyền làm phim từ cuốn tiểu thuyết cùng tên của nhà văn nữ Margaret Mitchell với giá 50.000 USD (một số tiền khổng lồ có một không hai vào thời bấy giờ), ông đã đánh bạc với vai Scarlett O''hara của nữ diễn viên Vivien Leigh (bởi lúc đó cô chỉ là con số không trên nước Mỹ). Không chỉ có thế, Selznick còn mâu thuẫn với đạo diễn George Cukor rồi cuối cùng sa thải ông này và do nhất quyết để cho Rhett Butler nói câu nói kinh điển''Frankly, my dear, I don''t give a damn'', ông đã bị phạt 5.000 USD vì sử dụng từ ''damn''. Và mặc dù ý định ban đầu của Selznick là tự mình sản xuất bộ phim nhưng thực tế với ngôi sao Clark Gable của hãng MGM và với những chi phí khá tốn kém khi làm phim, ông đã phải chấp nhận cho hãng MGM phát hành bộ phim và chia đôi lợi nhuận cho hãng.
    Sự độc quyền của MGM trong những năm 30
    Việc bùng nổ về số lượng ngôi sao trong các hãng phim đã làm cho các hãng này có một thứ tài sản riêng của mình, đó chính là các diễn viên nổi tiếng. Irving Thalberg là người chịu trách nhiệm tìm kiếm và phát triển các tài năng của hãng MGM. Thập niên 30 là thập niên của các nữ diễn viên xinh đẹp và quyến rũ, thập niên của các biểu tượng ******** và MGM đã trở thành hãng phim có nhiều diễn viên nổi tiếng nhất, hãng được coi là ''Ngôi nhà của những ngôi sao'' và hứa hẹn ''có nhiều sao hơn cả dải ngân hà''. Chính MGM đã đưa Jeanette Mac Donal và những bộ phim của Nelson Eddy lên màn ảnh. Cũng chính là MGM đã có những bộ phim chất lượng cao, được sản xuất bởi những nhà làm phim có tên tuổi như: King Vidor, Victor Fleming và George Cukor.
    Cho đến năm 1934, MGM đã sở hữu trên 60 diễn viên lớn, là hãng có số lượng ngôi sao nhiều nhất bao gồm: Joan Craford (vốn là một cô gái bán hàng tên là Lucille Le Sueur), Clark Gable, Myma Loy, William Powell, Greta Garbo, Norma Shearer, Jean Harbow, Robert Montgomery, Judy Garland, Mickey Rooney, Katharine Hepburn, Spencer Tracy, James Stewart và anh em nhà Barrymore.
    Một trong những sản phẩm thành công nhất của hãng MGM lúc bấy giờ phải kể đến bộ phim ''Grand Hotel'' (1932). Phim được quay tại một khách sạn sang trọng ở Berlin với phần bài trí mỹ thuật khá tốn kém của Cedric Gibbons. Các nhân vật trong phim đều do những diễn viên được trả thù lao rất cao đảm nhận : Greta Garbow trong vai một diễn viên múa ba lê, John Barrymore vào vai một tên trộm đồ trang sức, Joan Crafort đóng vai một thư ký trẻ, Wallance Beery trong vai một thương nhân tự phụ và Lionel Barrymore trong vai một người bán sách. Phim đã đoạt giải Oscar dành cho phim hay nhất (đề cử duy nhất) năm1932, ngay sau khi bộ phim được phát hành.
    Hãng MGM sau đó lại tiếp tục bành trướng với nhân vật Tarzan trong loạt phim về những cuộc phiêu lưu trong rừng rậm của anh chàng này, bộ phim hoạt hình ''Tom and Jerry'' rồi ''Gone With the Wind'' (1939) ''The Wizard of Oz'' (1939).
    Được ecran sửa chữa / chuyển vào 15:02 ngày 21/04/2004
  2. ecran

    ecran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2004
    Bài viết:
    382
    Đã được thích:
    0
    Một số hãng phim lớn khác
    20 Century Fox được biết đến qua nhiều bộ phim âm nhạc nổi tiếng (đặc biệt là trong thập niên 40 với ngôi sao Betty Grable) và những bộ phim thuộc thể loại tiểu sử danh tiếng như ''Young Mr Lincoln'' (1939). Hãng này cũng kiếm được khá nhiều tiền khi ký kết hợp đồng với diễn viên Shirley Temple, chỉ tính riêng những năm giữa thập niên 30, cô đã làm lợi cho hãng khoảng 20.000 USD.
    RKO là nơi dàn dựng những bộ phim đầu tay của Orson Welles( ''Citizen Kane'' (1941)''The Magnificient Ambersons'' (1942)), phim của Fred Astaire và Ginger Rogers, những phim hài và bộ phim kinh dị ''King Kong'' (1933)
    RKO Studios

    Universal thị lại làm ăn khá phát đạt với đạo diễn Tod Browning, những bộ phim cao bồi của W.C Fields và Abott, những vở hài kịch của Costello, những truyện dài kỳ của Flash Gordon và những bộ phim kinh dị với chi phí sản xuất thấp như: ''Dracula'' (1931), ''Frankeinstein'' (1931)''The Wolf Man'' (1941).

    Đạo diễn nổi tiếng nhất của Columbia lại là Frank Capra, ông được biết đến qua những bộ phim tâm lý tình cảm với kết thúc rất có hậu về những con người trong cuộc sống hàng ngày rất bình thường giản dị của họ, hầu hết chúng đều đã được chiếu ở những rạp chiếu bóng trong các thị trấn nhỏ. Một số những bộ phim đỉnh cao của ông trong thời kỳ khủng hoảng là ''It Happened One Night'' (1934), phim về mối quan hệ giữa một phóng viên với một nữ anh hùng giàu có và ''Mr Deeds Goes to Town'' (1941) về một triệu phú cố tìm cách từ bỏ quyền thừa kế mà mình vừa được hưởng.
    Columbia Studios
    Paramount Studios thì lại khác, hãng có một xu hướng làm phim mang hơi hướng Châu Âu hơn, có tính chuyên nghiệp cao hơn với nữ diễn viên Marlene Dietrich và đạo diễn Josef von Sternberg, một số ngôi sao như: Gary Cooper, Cary Grant, Carole Lombard, Fredric March, Claudette Colbert và đạo diễn Ernst Lubitsch với những phim chất lượng cao như: ''Trouble in Paradise'' (1932), ''Angel'' (1937)''Ninotchka'' (1939). Hãng cũng làm phim từ những tác phẩm của Mae West, W.C Fields, The Max Brothers, Bob Hope và Bing Crosby và phim với diễn viễn phim ca nhạc Maurice Chevalier.
    Paramount Pictures
    Warner Bros nổi tiếng với những phim hiện thực, phim về đề tài chiến tranh, phim tiểu sử hoặc phim tư liệu. Ngoài ra,hầu như năm nào hãng cũng sản xuất hàng loạt những bộ phim ca nhạc hái ra tiền (bắt đầu từ năm 1929) và đến những năm 40 và phim hoạt hình như ''Bugs Bunny'' và nhiều bộ phi khác nữa. Vào đầu những năm 30, Warner cho ra đời một loạt những phim tội phạm, cao bồi như ''Little Caesar'' (1930), ''The Public Enemy'' (1931), ''Scarface'' (1932) ''The Roaring Twenties'' (1939). Hãng này nổi tiếng với đạo diễn Michael Curtiz và các nam diễn viên như: James Cagney, Paul Muni, Humphrey Bogart và Edwart G. Robinson. Số lượng ngôi sao nữ thì có vẻ ít hơn, với Bette Davis, Barbara Stanwyck, Lauren Bacall và Ida Lupino.
  3. ecran

    ecran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2004
    Bài viết:
    382
    Đã được thích:
    0
    Những diễn viên lớn của thập niên 30

    Các ngôi sao của thời kì này gồm có:
    Clark Gable
    Paul Muni
    Janet Gaynor
    Eddie Cantor
    Wallace Beery
    Mae West
    Greta Garbo
    Jean Harlow
    Fred Astaire
    và Rogers
    Claudette Colbert
    Dick Powell
    W.C Field
    Joan Crawford
    Marie Dressler
    James Cagney
    Bing Crosby
    Jeanette MacDonal
    Barbara Stanwyck
    Johnny Weismuller
    Gary Cooper
    Norma Shearer
    Robert Taylor
    Myrna Loy
    Tyrone Power
    Alice Faye
    Errol Flynn
    Bette Davis
    Spencer Tracy
    James Stewart
    [
    Veronica Lake
    và Katharine Heburn
    Khán giả thời đó còn rất hứng thú với diễn xuất của một số ngôi sao trẻ như:
    Shirley Temple
    Deanna Durbin
    Judy Garland
    và Mickey Rooney. Ngoài ra còn phải kể đến một số diễn viên người Anh như: Ronal Colman, Basil Rathbone (trong vai Sherlock Holmes, Charles Laughton (người đã đoạt một giải Oscar năm 1933 cho vai vua Henry VIII), C.Anbrey-Smith và Leslie Howarrd
    Được ecran sửa chữa / chuyển vào 22:23 ngày 24/04/2004
  4. ecran

    ecran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2004
    Bài viết:
    382
    Đã được thích:
    0
    Những đạo diễn lừng danh của thập niên 30
    Bất chấp sự kiểm duyệt chặt chẽ và sự thống trị của các hãng phim lớn, nhiều bộ phim kinh điển trong lịch sử điện ảnh thế giới đã được sản xuất trong thời kì này. Mặc dù chịu sự điều khiển của các hãng phim nhưng nhiều đạo diễn của thập niên 30 đã đạt được những thành công lớn trong sự nghiệp của mình. Tiêu biểu là đội ngũ đạo diễn của hãng MGM bao gồm: George Cukor, King Vidor, Jack Conway, Sidney Franklin, Fritz Lang, Clarance Brown, Sam Wood và Victor Fleming. Đạo diễn George Cukor là người đã làm bộ phim ''Dinner at Eight'' (1933) với một dàn diễn viên toàn các ngôi sao của MGM như: Marie Dresler, John Barrymore, Wallace Beery, Jean Harlow, Lionel Barrymore và một số diễn viên khác nữa. Ngoài ra, George Cukor còn đạo diễn phim ''David Copperfield'' (1935) với diễn viên W.C Field rồi ''Romeo & Juliet'' (1936) cùng với Norma Shearer (vợ của Irving Thalberg) và diễn viên trẻ Lesley Howard. Cũng chính ông đã tạo ra một trong những vai diễn thành công cuối cùng của nữ thần màn bạc Greta Garbo trong bộ phim tình cảm ''Camille'' (1936) . Lại vẫn là Cukor đã đạo diễn cho Katharine Hepburn trong ba bộ phim cổ điển khác là: ''Little Woman'' (1934), ''Holiday'' (1938)''The Philadenphia Story'' (1940)
    Một đạo diễn lớn khác của thời kì này là Jack Conway với những bộ phim nổi tiếng như: ''Viva Villa'' (1934) (đồng đạo diễn với Howard Hawks), ''Tarzan and His Mate'' (1934), ''A Tale of Two Cities'' (1935), ''Libeled Lady'' (1936), ''Saratoga'' (1937) (bộ phim cuối cùng của Harlow) và ''Too Hot to Handle'' (1938).

    Trước khi đến với Hollywood, đạo diễn người Đức Fritz Lang đã làm bộ phim nói đầu tiên có cái tên cực ngắn ''M'' (1931) với vai diễn đầu tiên của Peter Lorre trong vai một tên giết người bệnh hoạn tuổi vị thành niên, một kẻ giết người kì lạ luôn luôn huýt sáo bài ''Peer Gynt'' của Grieg khi hắn bám theo nạn nhân của mình.
    Những bộ phim thành công của đạo diễn Sam Wood trong giai đoạn này gồm có: ''Goodbye'' ''Mr Chips'' (1939) , ''A Night at the Opera'' (1935)''A Day at the Races'' (1937). Còn King Vidor thì đạo diễn hai bộ phim là ''The Champ'' (1932) và ''Stella Dalas'' (1937)
    Hãng Columbia thì nổi tiếng với đạo diễn vĩ đại Frank Capra, người đã hợp tác cùng Robert Riskin-đoạt giải Oscar cho kịch bản xuất sắc nhất trong bộ phim kinh điển ''It Happened One Night'' (1934) với diễn xuất của hai ngôi sao thời bấy giờ là Clark Gable và Claudet Colbert. Đây là bộ phim đầu tiên đã đoạt hầu hết các giải Oscar chính (phim hay nhất, đạo diễn, nam diễn viên chính và nữ diễn viên chính xuất sắc nhất) và nó cũng là một trong những bộ phim hái ra tiền của hãng Columbia. Riskin tiếp tục viết kịch bản cho nhiều bộ phim thành công khác của Frank Capra như: Mr Deeds Goes to Town (1936) với diễn viễn Gary Cooper và You Can''t Take It With You (1938). Capra cũng là đạo diễn cho phim Mr. Smith Goes to Washington (1939), phim về một nghị sĩ trẻ đã kiên quyết chống lại những thói hư tật xấu trong nghị viện cũng như trong xã hội. Bộ phim đã được đề cử 11 giải Oscar.

Chia sẻ trang này