1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thời kỳ đen tối của lịch sử TQ

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi stalig, 09/10/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Oliver_Reis

    Oliver_Reis Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/11/2006
    Bài viết:
    416
    Đã được thích:
    0
    Hehe, chỉ thiếu có một dấu sắc mà thành cãi nhau. Nhưng chẳng lẽ bạn dqre không có khả năng đọc hiểu trong ngữ cảnh à, hay bạn mới là người thích chửi vung lên cho khoái?
  2. Oliver_Reis

    Oliver_Reis Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/11/2006
    Bài viết:
    416
    Đã được thích:
    0
    Chả việc gì phải chứng minh cả bạn ạ. Kinh Dịch từ đất Tàu mà ra, được phát triển, giải thích, truyền bá bởi các nhà triết học Tàu, vậy thì Kinh Dịch được thừa nhận rộng rãi là của Tàu là chuyện đương nhiên. Ai muốn đi ngược lại cách nhìn nhận phổ biến đó thì phải có nhiệm vụ chứng minh chứ.
    Cái thuyết cho rằng Ngũ Hành là của người Hán, còn Âm Dương, Kinh Dịch là sản phẩm của Bách Việt, em nghe mãi rồi (đọng lại trong đầu em chả được mấy vì mấy bài viết đấy dài quá, trong khi em chỉ thích đọc tóm lược ý chính.) Nhưng cứ cho đúng Kinh Dịch là của Bách Việt đi, vậy thì sao? Người Việt Nam, nước Việt bây giờ có quyền tự hào về nó không? Thử hỏi trong sách giáo khoa lịch sử, trong tâm thức người Việt bây giờ còn có liên hệ gì với các chủng Bách Việt tít xa xôi ở mạn Trường Giang, Ngũ Hồ không? Hãy thừa nhận như thế này thì chính xác hơn: nước Tàu và nước Việt đều chia sẻ nền tảng văn hoá của các tộc Việt miền Nam sông Dương Tử. Nhưng anh Ba Tàu, sau khi chiếm được Bách Việt thì đã thừa hưởng được tinh hoa văn hóa của mảnh đất này, phát triển nó lên, marketing nó ra toàn thế giới. Công ấy đáng được ghi nhận. Còn những tộc Việt không bị đồng hoá mà di chuyển về phía Nam, hình thành nên một phần dòng máu của người Việt bây giờ, đáng tiếc đã chẳng còn gìn giữ phát huy được những thành tựu khoa học của tổ tiên xa xưa nữa. Vậy thì có gì đáng tự hào đâu?
    Nếu có chút cảm xúc nào thì em chỉ thấy xót xa và thấy tức. Tức bởi vì bọn TQ luôn có cái trò rất bẩn là quy nạp mọi thành tựu của các dân tộc trên lãnh thổ TQ thành phát minh của Hán tộc (giống như vụ sách 10 vị tướng lĩnh vĩ đại của TQ ôm cả Thành Cát Tư Hãn vào đó.) Và hơi xót xa bởi vì các dân tộc miền Nam Trung Hoa bị đồng hóa quá gọn gàng. Em chưa đến TQ bao giờ nên đôi khi em tự hỏi, không biết dân vùng Nam TQ xác định bản sắc (cultural identity) của mình như thế nào? Họ có một sự độc lập tương đối với Hán tộc hay tự coi mình hoàn toàn là người Hán rồi? Dù em thấy tiếc nhưng em nghĩ đó là chuyện nội bộ của họ, Kinh Dịch cũng vậy. Việt Nam ta sao không để tâm nghiên cứu văn hóa các dân tộc Chăm, Khơ me nay đã thành một bộ phận không thể tách rời của văn hóa Việt, mà cứ khư khư bám lấy cái ảo mộng Bách Việt xa xưa làm gì?
    Được oliver_reis sửa chữa / chuyển vào 16:52 ngày 29/10/2008
  3. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Tôi cũng nghĩ như bạn, trừ đoạn trích trên đây.
    Loài người qua quá trình đồng hoá, ít ra có 2 khả năng sau đây:
    1- Bi đồng hoá hay được đồng hoá
    2- Giữ được bản sắc .
    Ví như người da đỏ ở Mỹ chẳng hạn . Họ được văn minh như ngày nay là
    bị đồng hoá . Con cháu họ không tuyệt diệt, mặc dàu bị lai với các dân
    tộc khác . Đó là điều đáng mừng cho họ .
    Điều đáng buồn cho loài người là các chủng tộc da đỏ đang tuyệt tự .
    Nói người lại ngẫm đến ta: người Kinh ngày nay có phải thuần Kinh từ
    cổ ? Thế thì đáng buồn hay đáng lo ?
  4. atvthanh

    atvthanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2007
    Bài viết:
    234
    Đã được thích:
    0
    Vậy tại sao những người đang sống ở Việt Nam (thời hiện đại) không bị đồng hóa? Vì Bắc Kinh quá xa, hay văn hóa của người Việt quá mạnh? hay cả hai?
  5. Thepainter08

    Thepainter08 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2008
    Bài viết:
    582
    Đã được thích:
    16
    Có lý quá! Đồng ý với bác
    Nhiều người cứ nghĩ Bách Việt là một dân tộc thực ra có tới hàng trăm tộc người được người phía bắc Trường Giang gọi chung là các tộc Việt, mặc dù nhiều tộc người chẳng có dây mơ rễ má gì với nhau, cũng không cùng ngữ hệ với nhau.
    Họ bị gọi chung là Bách Việt và đến giờ vẫn bị nghĩ như thế
  6. TheGreatest

    TheGreatest Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/08/2008
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    Cũng cần nói thêm "việt" là từ hán việt, có nghĩa là phía bên dưới (nói về vị trí địa lý, hình học chứ không nói phía dưới về đẳng cấp). Trong đá bóng, ta có lỗi "việt vị" là vì như vậy (nhiều người hay nhầm là biệt vị).
    Nếu vậy, việt là tên gọi chung chỉ các nhóm người ở phía nam, phía dưới Bắc Kinh, và bao gồm rất nhiều chứ không chỉ có Giao Chỉ.
  7. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11

    Dân miền nam Trung Quốc, nếu không phải dân tộc thiểu số, thì là
    người Hán, có thể nào lại độc lập dù chỉ tương đối với dân tộc Hán
    được? Có lẽ bạn không chịu nổi cái khái niệm người Hán ngày nay là
    do người Hán và người không Hán ngày xưa mà nên? Nói một cách khác,
    người Hán ngày xưa không còn nữa, và người Hán ngày nay không phải
    là thuần chủng, thuần văn hoá với người Hán ngày xưa.
  8. Amor

    Amor Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/07/2002
    Bài viết:
    477
    Đã được thích:
    0
    Vâng, bác nhận xét đúng. Điểm khác biệt giữa em với bác là bác nhìn văn minh Hán theo cơ chế động, nghĩa là sau khi nó dung hợp với nền văn minh của các dân tộc cổ xưa ở miền Nam TQ, nó vẫn mang tên "Hán" nhưng nội dung đã khác. Còn với em, văn minh Hán chỉ là của người dân ở vùng châu thổ Hoàng Hà, sau khi nó lan ra, kết hợp với văn hóa của miền Nam sông Dương Tử và các dân tộc bị đồng hóa khác thì trở thành cái mà người ta gọi là nền văn minh Trung Hoa. Có lẽ các khái niệm và nội hàm mà em dùng hơi lộn xộn chăng, nhưng bác có thể thấy là em cố ý tách riêng văn hóa Tây Tạng, Mông Cổ và một số dân tộc còn giữ được bản sắc riêng, chưa bị văn hóa Hán đồng hóa ra khỏi khái niệm "văn minh Trung Hoa."
    Em làm rõ lối tư duy của em để bác hiểu như vậy. Còn đúng sai thế nào mời bác cứ cho ý kiến.
    Được amor sửa chữa / chuyển vào 10:08 ngày 22/11/2008
  9. tnt20031981

    tnt20031981 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/06/2008
    Bài viết:
    82
    Đã được thích:
    0
    cái bệnh chung của người Việt, hay tự huyễn hoặc mình, chẳng hạn cái chuyện hoàng tử Lí Long Tường hay Hoa Sơn tướng quốc ở bên HQ chẳng có 1 thời gian rùm beng hết cả lên, giả sử tổ tiên của cái ông Lí bây giờ là thường dân thì có khi chẳng bao giờ họ về VN mà nhận họ nữa..hi hi
    xin phép các bác ngoài lề 1 tí, đừng ném em....thanks
  10. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Hán và Trung Hoa cũng không cùng một khái niệm đâu .
    Không nói xa, ví dụ như Mông Cổ và Tây Tạng, mà nói gần như người
    Choang tỉnh Quảng Tây thôi. Người Choang cũng cùng gốc dân tộc với
    người Thái Đen, Thái Trắng ở Khu Tự Trị Thái Mèo của ta, và người
    Thái ở Thái Lan. Người Choang có truyện cổ tích như Mỵ Châu Trọng
    Thuỷ, Nỏ Thần và Cổ Loa thời Triệu Đà như người Kinh chúng ta, không
    biết ta học lại truyện cổ của họ, hay họ học lại của ta. Người Choang
    cũng làm trống đồng trước thời Hai Bà Trưng như ta, chẳng biết ai học
    lại của ai. Kể riêng 2 nét văn hoá này của người Choang, thì là văn
    hoá chống Hán (không như ta nhận Triệu Đà làm vua đâu), nhưng lại là
    văn hoá Trung Hoa. Trước kia khá lâu, chính phủ Trung Hoa lờ đi, nếu
    không nói là vùi dập văn hoá trống đồng của người Choang vì yếu tố
    chống Hán này, nhưng bây giờ đang nâng nó lên thật cao để tranh giành
    địa vị với Trống đồng ViệtNam.
    Nhân tiện cũng nói thêm, người Choang là dân tộc lớn mạnh nhất còn lại
    của người Bách Việt ngày xưa. Chắc những người theo thuyết Bách Việt
    không muốn thừa nhận điều này vì họ muốn Bách Việt là một dân tộc thôi.
    Người Kinh, kể về gốc thì cũng gốc Bách Việt với người Choang, nhưng
    qua mấy nghìn năm, thì cũng đồng hoá với người Chiêm Thành, và các dân
    tộc miền nam khác, (như kiểu đồng hoá của người Hán miền nam Trung
    Hoa), chứ không thuần chủng Bách Việt bằng người Choang.
    Còn từ "Việt" thì không có nghĩa là "phía dưới" đâu, mà có nghĩa là
    "vượt" lên cao đấy. Trong bóng đá, "việt vị" có nghĩa là vượt quá chỗ
    cho phép. Chữ Việt này trong tiếng Hán có bộ phận là chữ "Tẩu" có
    nghĩa là chạy. Tiếng Hán còn có chữ Việt khác để gọi dân, đất và
    ngôn ngữ vùng quanh Quảng Châu -thủ đô miền đông nam Trung Hoa. Mong
    rằng những người theo thuyết Bách Việt và thuyết Triệu Đà không nhận
    vơ vùng Quảng Châu, người và văn hoá ở đây là ViệtNam vì chữ Việt này.

Chia sẻ trang này