1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thời kỳ Hậu ha-noi

Chủ đề trong 'Kiến Trúc' bởi khongcanbiet, 31/05/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. viettrader102

    viettrader102 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/04/2006
    Bài viết:
    1.913
    Đã được thích:
    1
    ?oHà Đông có thể thành một quận của Hà Nội mới?
    THANH HẢI
    07/08/2008 17:57:13 (GMT+7)
    Phản hồi (2) | In bài viết này | [+] Cỡ chữ [-]
    Theo ông Hải, xu hướng mô hình đô thị Á Đông kết hợp với cấu trúc của các đô thị phương Tây hiện đại là hài hòa và phù hợp nhất với bản chất đô thị Hà Nội.

    Để xem được Video bạn cần phải cài Flash Player
    Video:

    Ông Ngô Trung Hải, Phó viện trưởng Viện Quy hoạch đô thị - nông thôn (Bộ Xây dựng), nói về quy hoạch của Hà Nội mới.
    Sẽ có nhiều khu đô thị vệ tinh
    Đến thời điểm này quy hoạch cho Hà Nội mới đã được tính như thế nào, thưa ông?
    Chính phủ đã tính đến phương án thuê đối tác nước ngoài trong quá trình quy hoạch Hà Nội mới. Đã có 3 nhà thầu đạt tiêu chuẩn vào danh sách trình Chính phủ.
    Mặc dù Chính phủ chưa quyết định lựa chọn nhà tư vấn nào, nhưng tôi thấy xu hướng mô hình đô thị Á Đông kết hợp với cấu trúc của các đô thị phương Tây hiện đại là hài hòa và phù hợp nhất với bản chất đô thị Hà Nội.
    Những công ty hỗn hợp có sự tham gia của các công ty châu Á và công ty Mỹ hoặc Hà Lan sẽ có ưu thế.
    Phía Viện đã đưa ra phương án quy hoạch cho Hà Nội mới như thế nào?
    Theo chỉ đạo của Chính phủ, chúng tôi đã xây dựng một đề án định hướng quy hoạch Hà Nội mở rộng để gửi cho đại biểu Quốc hội tham khảo hướng phát triển cho Hà Nội trong tương lai.
    Định hướng này đã được Chính phủ thông qua, được đại biểu Quốc hội đọc và coi như đó là cơ sở nhất định về phương án mở rộng Hà Nội. Hơn nữa, qua 3 phương án của các nhà tư vấn nước ngoài, có 2 phương án khá trùng với đề xuất của chúng tôi, đó là tổ chức các đô thị hạt nhân và đô thị vệ tinh, kết nối các khu đô thị này bằng những đường cao tốc để liên kết nhanh.
    Đặc biệt, có những phương án từ phía nhà thầu Nhật Bản - Hà Lan đã đề xuất xây dựng những đô thị có chức năng nổi trội và riêng biệt để phát triển thành những ?oốc đảo? với mục đích giữ lại cảnh quan tự nhiên. Những ý tưởng này cũng đã được chúng tôi đưa ra trong đề án định hướng trình Quốc hội.
    Trong đề án của chúng tôi cũng đề ra những khu đô thị có những chức năng chuyên ngành đặc biệt như: khu đô thị nổi về những khu hành chính quốc gia, khu đô thị nổi về giáo dục... có những đô thị nổi trội về công nghệ cao và du lịch...
    Trong đó, về phía Tây, chúng tôi đang có định hướng phát triển về du lịch truyền thống, làng nghề thủ công và phát triển khu vực này như một đô thị cổ, khu đô thị ở Phú Xuyên - Thường Tín sẽ là khu vực phát triển công nghiệp nặng hay khu đô thị ở Mê Linh, Đông Anh sẽ vừa kết hợp với du lịch và công nghệ cao và đô thị hàng không.
    Những ý tưởng này cũng đã được liên doanh nhà thầu giữa Nhật Bản - Hà Lan đưa ra.
    Trong quy hoạch, những khu vực nào sẽ được dành để xây dựng những khu đô thị vệ tinh?
    Theo dự kiến, Hà Đông chắc chắn sẽ là thành phố vệ tinh đầu tiên, thành phố Sơn Tây cũng vậy, nhưng do Hà Đông quá gần với Hà Nội cho nên tính khác biệt của khu đô thị vệ tinh và Hà Nội chưa rõ ràng, nhiều khả năng Hà Đông sẽ thành một quận của Hà Nội mới.
    Sẽ có một cụm đô thị rất lớn là cụm đô thị Hòa Lạc, đây sẽ là cụm đô thị khoa học và hành chính, cụm đô thị này sẽ lấy Khu công nghệ cao Hòa Lạc làm trọng tâm. Xuân Mai cũng sẽ có xu hướng xây dựng khu đô thị về giáo dục và đào tạo, kết hợp với công nghiệp, đặc biệt là có cả an ninh quốc phòng và đây sẽ là khu đô thị tương đối độc đáo.
    Quanh trục đường Láng - Hòa Lạc sẽ có tập hợp đô thị, Hà Nội cũ là đô thị hạt nhân và các khu đô thị vệ tinh xung quanh trục đường này. Bên cạnh đó, trục kết nối đường quốc lộ 32, trục kết nối xuống phía đường 6, trục kết nối đường quốc lộ 1, Gia Lâm, Sóc Sơn, Mê Linh... sẽ là hệ thống mà các đô thị vệ tinh sẽ bám theo.
    Nhưng trong quá trình triển khai thực tế sẽ phải cân nhắc xem sẽ có bao nhiêu khu đô thị vệ tinh là hợp lý, nhưng với diện tích 3.300 km2 và dân số trên 20 triệu người thì sẽ có nhiều khu đô thị vệ tinh được xây dựng.
    Đất nông nghiệp sẽ không để trồng lúa
    Đất nông nghiệp của những người nông dân hiện nay sẽ được tính đến như thế nào khi tiến hành quy hoạch Hà Nội mới?
    Đây sẽ là vấn đề rất quan trọng. Phát triển đô thị trong một mô hình đặc thù như hiện nay rõ ràng sẽ phải tính toán đến diện tích không thể phát triển đô thị và đất đô thị hóa sẽ chiếm bao nhiêu phần trăm Hà Nội trong tương lai.
    Đất không phát triển đô thị sẽ là đất dành cho nông nghiệp, tuy nhiên đây sẽ không phải là đất để trồng lúa mà theo quy hoạch sẽ được chuyển đổi sang những loại hình khác như nông nghiệp có hàm lượng chất xám cao hay khu vực Ba Vì có điều kiện tự nhiên tốt sẽ được quy hoạch làm khu vực trồng hoa thay thế cho làng đào Nhật Tân và Phú Thượng.
    Lý thuyết là vậy, nhưng khi triển khai quy hoạch, theo ông, sẽ gặp phải những khó khăn gì?
    Sẽ có nhiều khó khăn. Cụ thể, với diện tích Hà Nội mới rất rộng như hiện nay sẽ đòi hỏi phải tìm ra mô hình quy hoạch tối ưu và có một bộ máy đủ năng lực để quản lý đô thị lớn như hiện nay.
    Trước mắt, cần phải có những cơ chế chính sách, cách suy nghĩ mới và tìm ra những cách để thu hút được tiềm năng cũng như nguồn vốn trong và ngoài nước, nhằm xây dựng hệ thống khung hạ tầng hiện đại. Khi có được những kết nối hạ tầng tốt giữa các khu đô thị vệ tinh thì tôi tin rằng Hà Nội mới sẽ phát triển.
    Còn nếu vẫn tồn tại tình trạng như khi xây dựng đường Láng - Hòa Lạc đến nay vẫn chưa hoàn tất thì sẽ rất khó.

    Ý KIẾN BẠN ĐỌC VỀ CHỦ ĐỀ NÀY
    (Các ý kiến bạn đọc được đăng tải không nhất thiết phản ánh quan điểm của Tòa soạn. VnEconomy có thể biên tập lại ý kiến của bạn nếu cần thiết.)
    Hoang Son
    8/8/2008 10:30:36 AM
    Ý tưởng trồng đào Nhật Tân ở Ba Vì là một ý nghĩ phi thực tế cả về khoa học kinh tế và văn hoá. Thổ nhưỡng và khí hậu ở Ba Vì liệu trồng hoa đào có đẹp không, có thắm không?
    Nếu hoa đào không thắm thì liệu có bán được không, người nông dân có sống được không?
    Về văn hoá thì sao, một làng văn hóa có từ lâu đời nếu bị mất đi thì sẽ ra sao?
    Một trong những mục đích quan trọng để mở rộng Hà Nội là để có không gian, diện tích sử dụng cho các công trình phát triển kinh tế, xã hội, không xâm lấn và bảo tồn không gian của các công trình, khu vực, làng nghề các giá trị văn hoá truyền thống vật thể và phi vật thể.
    Hà Nội
    8/8/2008 10:00:46 AM
    Tôi thấy ý tưởng trồng đào ở Ba Vì hay thật, nhưng người vẽ quy hoạch nên tiên phong bán nhà cửa của mình đầu tư và làm trước khi thấy hiệu quả mới lên hô hào mọi người làm theo.
    Đào Nhật Tân không bao giờ phai sắc hồng khi nó tồn tại 1000 năm nay rồi, không ai có thể xóa bỏ hình ảnh đó trong tâm người Hà Nội đâu.
  2. khoinguyen_kts

    khoinguyen_kts Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2006
    Bài viết:
    154
    Đã được thích:
    0
    Mặc dù có những đọan "dạo đầu" rất ấn tượng của mấy ông Kiến, chủ đề này cũng không vì thế mà mất đi tính thời sự.
    Về quy hoạch, kiến trúc, quản lý thì khỏi bàn vì chắc chắn nó sẽ là câu chuyện rất nhiều tập.
    Về cái tên - có lẽ câu hỏi không phải là Hậu Hà Nội sẽ lấy tên gì - mà là - Cái gì sẽ buộc người có thẩm quyền đổi tên Hà Nội?
    Xét một cách vĩ mô: Giới cầm quyền hiện nay dị ứng nhất là thay đổi chính trị. Đổi tên thủ đô không phải là thay đổi chính trị, nhưng cũng là một sự thay đổi có màu sắc chính trị.
    Nhìn vào LS hình thành HN hay VN; bất cứ khi nào muốn thể hiện một mốc thay đổi mang tính chính trị nào đó, nhà nước đều tiến hành đổi tên các đường phố, quản trường, thậm chí tỉnh. Giả sử HN này xưa được Pháp đặt cái tên khác chẳng hạn, thế nào sau hoà bình nó cũng sẽ bị đổi tên.
    Giới bảo thủ hiện chỉ ưa sự ổn định, trong khi những người cải cách mong muốn thay đổi. Đổi tên thủ đô là một thông điệp quan trọng thể hiện cái chí thay đổi.
    Thăng Long gợi nhớ lại thời kỳ dân tộc đoàn kết, phát triển, anh dũng đánh thắng ngoại xâm phương Bắc - nên những người theo tinh thần hoà hợp, cải tổ, dân tộc chủ nghĩa thích cái tên này. Tên Thăng Long rất phi chính trị - không gợi lại mâu thuẫn tư tưởng, địa danh nào, nên sẽ rất dễ được toàn dân chấp nhận
    Về mặt địa văn hóa, đặt cái tên Thăng Long cho Hậu Hà Nội sẽ giúp bảo tồn một cách khá công bằng cấu trúc tên các địa phương hiện nay. Hà Đông, Hà Nội, Sơn Tây vẫn là những khu vực riêng biệt. Sau này, khi nhiều thành phố mới được xây dựng như An Khánh dọc đường Láng Hoà Lạc chẳng hạn sẽ ngang hàng về mặt hành chính với Hà Đông, Hà Nội.
    Với quốc tế, do trung tâm chính trị VN vẫn đóng tại HN, nên khả năng người ta sẽ vẫn chỉ gọi chính quyền VN là Hà Nội - giống VN gọi CQ Mỹ là toà Bạch Ốc. Tên Thăng Long chỉ hoàn toàn mang ý nghĩa hành chính và tinh thần với người VN
    Tóm lại nếu phái cải tổ, hoà hợp, DT thắng thế - Hậu Hà Nội sẽ được đổi tên như là một hành động thể hiện ý chí mới. Dù rằng để càng lâu thì việc đổi lại tên càng nhiêu khê tốn kém
    Sự đổi tên sẽ chỉ diễn ra sau những sự kiện chính trị quan trọng. Điểm lại thời gian tới chỉ có:
    + năm 2010: 1000 năm Thăng Long Hà Nội
    + năm 2011: ĐH Đảng
    + năm 2015: 70 năm Quốc Khánh, 40 năm Thống Nhất
    Rất có thể các năm này sẽ có những sự kiện quan trọng - dẫn đến việc đổi tên Hậu HN? chờ xem

Chia sẻ trang này