1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thối như Vi Lít

Chủ đề trong 'Bóng đá Việt Nam' bởi buonet, 22/03/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. buonet

    buonet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/09/2006
    Bài viết:
    1.936
    Đã được thích:
    16
    Chuyển bài bác Agalloch qua topic mới cho dễ theo dõi
  2. buonet

    buonet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/09/2006
    Bài viết:
    1.936
    Đã được thích:
    16
    Sau vòng 7 V-League: Ám ảnh vua sân cỏ

    Vòng đấu vừa qua, nổi cộm nhất lại chính là lời than của HLV Lê Thụy Hải: “Trọng tài mà điều hành tệ như thế thì thà đừng tổ chức giải còn hơn!”.

    Đội LS Thanh Hóa trên sân Vinh yếu về nhiều mặt nhưng vẫn gồng lên để cố hòa với chủ nhà SL Nghệ An. Họ nai lưng ra cố chạy nhiều hơn, tranh chấp sát hơn và quyết liệt hơn để lấp đi những phần khiếm khuyết của mình thì bất ngờ lại bị trọng tài Ngô Quốc Hưng phá hỏng những nỗ lực đấy. Ông Hưng đã tưởng tượng ra một quả 11 m mà theo nhận xét của HLV Lê Thụy Hải là: “Bóng không vào tay thì bắt nó phải chạm tay, còn khi bóng chạm tay thì ông lại chắp hai tay sau lưng rồi lờ đi”.

    Giới bóng đá ai cũng biết ông Lê Thụy Hải khi mở miệng chỉ trích thì rất cay. Càng cay hơn khi ông cố giữ vẻ điềm tĩnh trong trận đấu trên và không tiếp tay cho những cái đầu nóng để sau đó lúc mọi người đều tỉnh thì ông thẳng thắn phát biểu: “Anh trọng tài đấy không biết luật. Tôi nghe người ta nói anh ấy là giáo viên và đàng hoàng lắm nhưng việc một trọng tài không biết luật làm nhiệm vụ để ảnh hưởng đến các đội như thế là giết bóng đá. Công sức của cả một tập thể thế mà chỉ một tiếng roét là mất hết tất cả. Cứ để những trọng tài như thế điều hành là giết bóng đá đấy! Thà là đừng tổ chức giải còn hơn…”.

    [​IMG]
    HLV Lê Thụy Hải sợ trọng tài đến độ khuyên đừng tổ chức giải với những trọng tài như thế nữa. Ảnh: XUÂN HUY

    Vòng 7 vừa qua có rất nhiều quả 11 m đáng ngờ chứ chẳng riêng gì quả 11 m đáng thổi thì không thổi và không thể là 11 m thì lại buộc phải là 11 m trên sân Vinh. Trên sân Lạch Tray, đội khách “chết” vì còi trên khán đài thế mà trọng tài vẫn công nhận; sân Đà Nẵng quá nhiều quả 11 m nhưng không ai dám xác định quả nào cũng đúng. Sân Pleiku, đội khách cũng sụp bắt đầu từ quả 11 m mà người ta biện minh là tại trọng tài nhận định thế.

    Các chuyên gia bóng đá Việt Nam vẫn hay than thở bóng đá nước nhà phát triển lên chuyên nghiệp quá nhanh nhờ trào lưu ngoại binh từ các nơi đổ về. Thế nhưng điều cần phát triển đồng bộ là công tác trọng tài thì lại chỉn chu về trang phục cùng những nguyên tắc nhưng lại đi xuống về chuyên môn.

    Chính những nhà tổ chức và cả các quan chức VFF cũng hiểu điều đấy nhưng chưa có biện pháp khắc phục sau khi đã có lần nghĩ đến việc thuê trọng tài nước ngoài.

    Đúng là trọng tài cần được bảo vệ nhưng vì sự phát triển chung của bóng đá Việt Nam thì điều quan trọng hơn là hãy hoàn chỉnh công tác trọng tài để bảo vệ cả nền bóng đá.
    Được biết, trọng tài Hưng sẽ bị kỷ luật vì quyết định sai nhưng điều đáng lo nhất hiện nay là trọng tài vẫn cứ là nỗi ám ảnh kéo dài.

    NaviBank SG thua oan vì tiếng còi “ma”
    Một ngày sau trận thua 0-2 trên sân Lạch Tray, HLV Mai Đức Chung vẫn còn ấm ức với bàn thua “quái” do tiếng còi của… khán giả. Tình huống xảy ra ở đầu hiệp hai, khi Hải Phòng đang dẫn một bàn và bị trọng tài Trần Công Trọng công nhận một bàn thắng lạ lùng. Ông Chung kể: “Khi ấy, Francois Endene đang đi bóng gần vạch 16,5 m của Hải Phòng, bất chợt nghe một tiếng còi vang lên. Endene dừng bóng, cả đội NaviBank SG khựng lại. Ngay lập tức, một hậu vệ của Hải Phòng cướp bóng rồi chuyền nhanh cho Đức Dương đứng phía trên ghi bàn”.
    Một trọng tài kỳ cựu phân tích: “Theo luật, bàn thắng đó không được công nhận nếu trọng tài nhận định những tác động bên ngoài (ở đây là tiếng còi từ khán đài) có ảnh hưởng đến trận đấu. Nếu cầu thủ nghe tiếng còi ấy rồi dừng bóng lại thì rõ ràng tác động này đã ảnh hưởng đến trận đấu”.
    GIA HUY
    NGUYỄN NGUYÊN
  3. halosun

    halosun Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    18.942
    Đã được thích:
    17.451
    vừa comment bên kia mới thấy cái tô bíc này của bác [:D]
  4. Agalloch

    Agalloch Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/08/2008
    Bài viết:
    874
    Đã được thích:
    2
    Sáng nay xem tin thể thao. Chủ tịch hội đồng trọng tài QG: N.V.Mùi: Các HLV và cầu thủ nên chú trọng vào chuyên môn hơn là công tác TT. Trận đấu chiếu cho hàng triệu khán giả xem thì làm sao họ dám làm bậy. (ko nhớ rõ nguyên văn, ý là vậy).
    ===> có thể hiểu: oh, các chú lầm rồi, làm gì có bán mua ở đây, ra chỗ khác ném đá. Nhé!
  5. delpiero_alex

    delpiero_alex Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2003
    Bài viết:
    76
    Đã được thích:
    2
    Đúng là đồ vô trách nhiệm, công tác Trọng tài không phải là chuyên môn của một môn bóng đá bạn à các bạn, nhỏ toẹt vào câu nói ấy, Jà mà ng......
  6. jongtaese

    jongtaese Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2010
    Bài viết:
    321
    Đã được thích:
    1
    Bóng đá và xã hội ở Việt Nam mình đầy sạn.............hazziiiiiiiiiiii
  7. Reddman4ever

    Reddman4ever Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    09/03/2003
    Bài viết:
    10.486
    Đã được thích:
    1.163
    Rồi các bác cũng sẽ như tôi thôi, quay lưng với bóng đá clb. Chỉ quan tâm xem đội tuyển đá thôi, cũng chỉ vì mình yêu quê hương đất nước và yêu bóng đá.

    Tôi không còn nhớ lần cuối cùng tôi tới Hàng Đẫy xem trực tiếp một trận bóng là khi nào, dễ cũng phải tới 5, 6 năm là ít nhất..à không phải tới 10 năm rồi ấy chứ. Rút cục là không nhớ vì chẳng muốn nhớ [:D]
  8. buonet

    buonet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/09/2006
    Bài viết:
    1.936
    Đã được thích:
    16
    Tội ác phía sau sân bóng
    2:40, 05/04/2011

    [​IMG]
    Cổ động viên quá khích cũng là một trong những nguyên nhân gây rắc rối phía sau sân bóng...























































    Khi mà giải thi đấu bóng đá nội địa, lên đời bằng cái tên gọi vừa quen vừa lạ là V - League thì cũng là lúc các cầu thủ Việt... lên giá. Những bản hợp đồng tiền tỉ cộng với thu nhập bình quân của cầu thủ loại một, thường xuyên có tên trong đội hình thi đấu chính thức trên dưới 40 triệu đồng/tháng... nhanh chóng đưa cầu thủ Việt tiến đến một đẳng cấp khác. Thói thường, đã có tiền thì thứ gì lại không có...



    Nhìn từ vết chém của trung vệ Chí Công


    Trung vệ Chí Công của đội bóng nhà giàu Becamex Bình Dương là người lành tính. Tôi gọi điện thoại cho ba đồng nghiệp thân, chuyên trách mảng bóng đá trong nước đều khẳng định điều này. Họ bảo với tôi là Chí Công chân chất kiểu người nhà quê, nói chuyện không khéo léo nhưng cực kỳ lễ phép. Ngay cả đối với đồng đội, Chí Công cũng chưa bao giờ có biểu hiện mình là một ngôi sao để cà khịa với người này, người kia. Trong đội bóng Becamex Bình Dương, người thân thiết với Chí Công nhất là tiền đạo Anh Đức.


    Thế nên, khi Chí Công bị một nhóm người lạ mặt chém vào đêm ngày 15/3 vừa qua hầu như ai trong làng thể thao cũng bất ngờ. Tôi hỏi là có khả năng Chí Công bị chém do làm độ không? Tất cả các đồng nghiệp đều đáp, chuyện này gần như là... không tưởng!


    Bởi nếu cách đây hơn chục năm, cầu thủ nội sẵn sàng làm độ 8/10 trận đấu thì hiện tại, tỉ lệ này suýt soát từ 0,5 đến 1/10 trận. Mà theo tìm hiểu của tôi thì sau "cái chết" với tỉ số thắng của những Văn Quyến, Quốc Vượng, Quốc Anh... không cầu thủ nào lại dại dột đánh đổi cái mình đang có với mức giá rẻ bèo như vậy. Tuy nhiên, cầu thủ nội vẫn làm độ. Làm theo phương thức được giới cá cược gọi là "đổ tài" hoặc "đổ xỉu", kiểu mà một đội bóng thuộc hàng đại gia của V-League từng làm vào năm trước. Đây là kiểu làm độ tuy kín mà lộ, tuy lộ mà kín.


    Thông thường, trước mỗi trận đấu bằng các kênh thông tin ngoài luồng, cầu thủ sẽ nắm được tỉ lệ tài - xỉu cho trận đầu có đội bóng của mình tham gia. Từ đó, cầu thủ sẽ nằm kèo cá cược sau khi đã quan sát khả năng chơi bóng của đối thủ. Ví dụ, thị trường đổ kèo "tài" cho tổng tỉ số của cả trận đấu là 3,5 trái, dưới 3,5 trái là "xỉu". Cầu thủ "đổ tài" sẽ bắt tay cùng đồng đội thi đấu trối chết, cố sút thủng lưới đối phương khoảng 3 trái. Về cuối trận, các đồng đội của cầu thủ sẽ đá lỏng chân để đối phương gỡ lại 1 trái.


    Sau đó, để tỉ số cuối cùng là 3-1 hoặc 3-2, xét về tổng số bàn thắng được ghi khi kết thúc trận, cầu thủ sẽ thắng độ. Làm độ kiểu này vừa an toàn, vừa ít khi bị dòm ngó. Nếu như cầu thủ nằm "xỉu", chỉ cần cầu thủ bắt tay với đồng đội, thắng với tỉ lệ cách biệt 1 hoặc 2 bàn là đội bóng vừa có 3 điểm mà mình lại có tiền. Dĩ nhiên, phương thức làm độ này chỉ được áp dụng đối với các đội có khả năng chơi dưới chân đội của cầu thủ đang tính toán làm độ. Chuyện cầu thủ làm độ chỉ là chuyện giữa cầu thủ biết với nhau, lãnh đạo lẫn huấn luyện viên của đội bóng chỉ cần đội nhà thắng là đủ vui vẻ mà mãn nguyện.


    Kể đến tình tiết này, để bạn đọc dễ hình dung chuyện khả năng Chí Công bị chém do dàn xếp tỉ số là điều rất khó có thể xảy ra. Vậy thì vì sao Chí Công bị chém ?!


    Nguyên nhân khả dĩ nhất chính là do chuyện yêu ghét của một nhóm cổ động viên. Khi vào sân, một mẫu cầu thủ rất hiền lành ngoài đời cũng dễ dàng biến thành một con người khác. Bởi đơn giản, họ đang chơi bóng. Mà có chơi bóng đá mới biết, một khi đã căng hết mình theo trái bóng thì rất dễ quên bẵng đi mình là ai. Một vài hành động trên sân bóng hoặc phát ngôn khi thi đấu của Chí Công có thể khiến một nhóm cổ động viên quá khích không bằng lòng. Vậy là, chém dằn mặt.


    Thêm nữa, vẫn có chuyện một nhóm người khó chịu khi thấy cầu thủ nổi tiếng. Cầu thủ ấy cho dù có nhã nhặn cũng bị họ ghét. Cung kính thì họ bảo là đóng kịch, mà vênh mặt thì họ bảo là chảnh. Mà chảnh hay đóng kịch gì cũng là yếu tố khiến những tay có máu mặt... ghét. Một khi đã không thương, thì xua quân xách mã tấu "cọ cho cái thằng ấy vài nhát" là điều hoàn toàn có thể xảy ra.


    Dĩ nhiên, đây chỉ là nhận định chủ quan của tôi dựa trên thông tin mà những người am tường về chuyện nội bộ của giải bóng đá V-League cung cấp. Còn để có câu trả lời khách quan nhất vẫn phải chờ thời gian, khi Cơ quan Công an hoàn tất công tác điều tra để công bố toàn bộ nguyên nhân vụ việc.


    Vài năm trước, khi mà tiền đạo người Nigeria, vua phá lưới của V-League, Achilefu đang còn là công thần của Đội tuyển Đà Nẵng. Tuyển thủ này cũng từng bị một nhóm choai choai tấn công ngay trên bãi biển Sơn Trà. Với lý do chẳng đâu vào đâu...


    Một đêm, Achilefu lang thang đi dạo bãi biển. Một nhóm thanh niên rảnh chuyện đang ngồi uống rượu nói chuyện phiếm. Nhác thấy bóng Achilefu, một người trong nhóm la lớn: "Ê, Achilefu kìa tụi mày!". Lập tức, họ gào lên: "Achilefu, Achilefu..". Bị gọi tên bất ngờ, Achilefu hỏi lại: "What?".
    Chỉ chờ có vậy, nhóm choai choai la làng lên “What? Gì? What? Gì?... Mày bày đặt nói tiếng Tây với tụi tao hả?”. Vậy là kẻ thì cầm chai, người cầm cây, người khác lại cầm gạch, đá nhao lên nhằm vào Achilefu để... tẩn cho "thằng Tây" ấy một trận.


    Rất may là Achilefu người cao chân nhạy, vội vội vàng vàng chạy men theo bãi biển thoát thân. Đám người "truy sát" với niềm cảm hứng của những người cuồng nhiệt với bóng đá Đà Nẵng đứng lại cười hô hố.
    Mà đoan chắc, Achilefu cho đến giờ khi không còn là cầu thủ nữa, đã bắt đầu quen với cái tên Việt là Lê Phu và chuyên đi môi giới cầu thủ, cũng không hiểu vì sao mình lại bị tấn công vào cái đêm đang thong thả ngắm biển ấy.


    Có hay không mối quan hệ giữa cầu thủ và giang hồ?


    Trước khi xảy ra vụ trung vệ Chí Công bị chém, một vụ việc khác cũng từng gây chấn động làng thể thao và dư luận Việt Nam, liên quan đến thủ môn Đỗ Ngọc Thế của Câu lạc bộ Đà Nẵng.
    Thời mà bóng đá Việt Nam còn đang sáng tối đan xen nhau, Đỗ Ngọc Thế được xem là thủ môn bắt rất chắc tay của Đà Nẵng. Đang yên đang lành, thì Đỗ Ngọc Thế bị đâm. Đâm thật, chứ không đơn giản là đâm cảnh cáo hay đâm dằn mặt gì cả.
    Vụ thủ môn Thế bị đâm gây ầm ĩ suốt nhiều tháng liền. Nhóm thanh niên đâm thủ môn Thế cũng đã bị Tòa án nhân dân quận Hải Châu, TP Đà Nẵng tuyên án phạt. Nhưng chính từ đây, người ta bắt đầu nhìn nhận thẳng vào mối quan hệ dzích dzắc giữa “dân anh chị” và các cầu thủ nội. Bởi sau sự cố các cầu thủ trong đội bóng Hải quan, một thời từng làm mưa làm gió tại giải đấu hạng Nhất bị tuyên bố sẽ cắt đứt gân chân nếu không làm độ, thì mới xảy ra chuyện có "người thật, việc thật".
    Không khó để biết chuyện xảy ra cách vụ Đỗ Ngọc Thế ít lâu, là vụ một danh thủ nổi tiếng của làng bóng đá Sài Gòn từng bị giang hồ đánh đến mức có nguy cơ vỡ bàng quang tại một vũ trường. Về sau, danh thủ này cho biết mình không bị đánh, mà chẳng qua uống bia nhiều rồi chơi quần vợt, nên bàng quang bị tổn thương (?!).
    Trước đó, cũng có thông tin tiền vệ hào hoa của Đội tuyển Quốc gia Việt Nam được dân "xã hội đen" chuyên kinh doanh "nghề" cá độ bóng đá tặng một lúc hai căn nhà liền kề ở Hà Nội?... Lý do được đưa ra là do “tình thương mến thương” nên tặng nhau.
    [​IMG]
    Tấn Tài (trái), một pha tranh chấp bóng.

    Trong giới cầu thủ nội hiện tại, hai cái tên được coi là "đầu kề tay gối" với các thủ lĩnh của những băng nhóm giang hồ trà Bắc thuộc về một hậu vệ và một tiền đạo của hai đội bóng một của miền Trung, một của Hà Nội. Tiền đạo từng là con cưng của người hâm mộ Việt Nam được đàn anh ưu ái đến mức sẵn sàng chỉ đạo cho một vũ trường thuộc khu vực mình "coi sóc" ngưng tiếp khách cả đêm, chỉ để tiền đạo này chiêu đãi tiệc sinh nhật. Còn hậu vệ thì thân với giang hồ đến mức, không cần phải gọi điện thoại, chỉ cần nhắn tin, đàn anh cũng ngay lập tức sẽ xuất hiện.
    Một trường hợp nhập nhằng khác là vụ danh thủ Tấn Tài gọi điện thoại cho 4 tay anh chị với "hàng hóa" đầy đủ hầm hầm hố hố đòi xử thủ môn Minh Sơn của Câu lạc bộ Khánh Hòa.
    Trong một buổi tập, Tấn Tài và Minh Sơn có xảy ra lục đục. Thông thường, chuyện đang tập có va chạm và gây hấn giữa những cầu thủ cùng câu lạc bộ là chuyện hầu như ngày nào cũng có. Tuy nhiên, không hiểu nghĩ cay cú thế nào, mà sau khi tan buổi tập, Tấn Tài đã gọi điện thoại cho "người quen" đến tận phòng ăn thuộc khách sạn mà câu lạc bộ này thuê để đòi tính sổ với Minh Sơn.
    Sau khi được ngăn chặn kịp thời một vụ ẩu đả có khả năng xảy ra với hậu quả như thế nào thì không ai dám chắc, Tấn Tài cũng đã chịu án phạt của câu lạc bộ. Mọi chuyện coi như đã giải quyết nội bộ xong, nhưng người ta lại râm ran có hay không Tấn Tài là dân “tay liền tay, chân liền chân” với giang hồ xứ biển?
    Cầu thủ Tấn Tài lành tính. Cà phê không, thuốc lá không, rượu lại càng không... Vậy thì không hiểu Tấn Tài lấy đâu ra mối quan hệ với những tay chủ yếu nói chuyện bằng... hung khí. Đơn giản, Tấn Tài sinh trưởng tại địa phương, lại là người nổi tiếng nên cũng nhận được sự ưu ái ít nhiều từ những thành phần bất hảo. Mối quan hệ có lẽ qua lại cũng ở mức xã giao, nhưng một khi cơn nóng giận trẻ con trỗi lên, Tấn Tài gọi điện thoại thì cũng có người vì sự ái mộ mà xuất hiện. Là các đồng nghiệp của tôi phỏng đoán thế, còn chuyện bên trong thế nào thì chắc chỉ có mỗi Tấn Tài là am tường nhất (!).
    Trên thực tế, giới cầu thủ luôn có rất nhiều cơ hội để kết tình thâm giao với các tay giang hồ. Họ chơi một bộ môn thể thao đầy tính sức mạnh. Họ có đủ tiền để vào những nơi ít có tính giải trí phần nhiều là tệ nạn. Mà ngay chính trong bản thân họ cũng có chút máu khí phách. Vậy là cái chuyện tiếp xúc với “dân anh chị” rồi hợp cạ mà trở nên thân thiết là chuyện đương nhiên. Vấn đề là có cầu thủ vạch ra được ranh giới cho mối quan hệ đó, có cầu thủ lại hào hứng nhảy vào rồi bị buộc chặt với giới giang hồ...
    Không loại trừ cả chuyện giới giang hồ tung mồi nhử để "câu" các cầu thủ trụ cột trong đội bóng, biến họ thành công cụ cho các cuộc "giao dịch" cá cược. Rất nhiều cầu thủ Việt đã dính vào các mối quan hệ ngoài luồng bằng cách, "Mày cứ chơi cá cược đi, thiếu bao nhiêu anh chịu. Anh em với nhau mà, tính toán làm gì cho thêm nặng đầu". Đến khi hết anh hết em, bắt đầu tính toán thì cũng là lúc cầu thủ đã vướng vào cái thòng lọng siết chặt của “dân anh chị”...
    Hầu như các cầu thủ đều sống tập trung trong trại, được bồi dưỡng với chế độ ăn đầy năng lượng, phương pháp tập luyện khoa học... Nên bao giờ họ cũng có một thể lực sung mãn. Chính các huấn luyện viên cũng khuyến khích các cầu thủ của mình xả bớt năng lượng trong người. Một biểu đồ sinh hoạt của cầu thủ diễn ra như sau: Cuối tuần, thường là ngày Chủ nhật, sau khi xong trận đấu thì cầu thủ được xả trại cho đến chiều hôm sau thì lại nhập trại và tập luyện. Trong khoảng thời gian đó, cầu thủ muốn chọn cho mình cách giải trí như thế nào cũng được.
    Được tự do, việc đầu tiên sau khi ăn tối là họ đến vũ trường uống rượu. Uống rượu xong là tìm nơi nghe nhạc, trong khoảng thời gian nghe nhạc có "cắn" kẹo. Sau khi "cắn" kẹo là tìm nơi để... đập "đá". Mà "đá" là loại hình "giải trí" được ưa chuộng nhất hiện nay trong giới cầu thủ nội.
    Bởi, sau sự vụ mang tên Molina, giới cầu thủ Việt đã bắt đầu ngại ngần với "hàng trắng". Molina là cầu thủ ngoại binh của Đội Becamex Bình Dương, vào cuối tháng 2/2000, Molina được phát hiện khi chết gục trong phòng một khách sạn ở quận 1, TP HCM. Công tác điều tra cho thấy, Molina chết do sốc ma túy. Và khách sạn này cũng là địa điểm quen thuộc của Molina khi anh từ Bình Dương về TP HCM để xả trại...
    Chuyện phía sau sân cỏ của V-League là câu chuyện dài dường như không có hồi kết. Khi mà mỗi triệu phú quần đùi áo số luôn có sẵn phương tiện và các mối quan hệ chằng chịt để phục vụ cho nhu cầu nào đó của cá nhân mình.
    Vấn đề chính là họ có điều chỉnh được những mối quan hệ phức tạp ấy hay không?! Vì chuyện họ làm, đa phần là tự họ chịu, bởi khi xảy ra các sự vụ không hay ngoài sân bóng, lo sợ ảnh hưởng đến thương hiệu của mình, các nhà tài trợ luôn làm mọi cách để ém nhẹm thông tin[​IMG]



    Ngô Nguyệt Hữu
  9. echloichoi

    echloichoi Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2005
    Bài viết:
    347
    Đã được thích:
    20
    Hậu vệ chắc là HH
    còn tiền đạo chẳng nhẽ là C a v e? :-w
  10. P20

    P20 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/11/2006
    Bài viết:
    5.619
    Đã được thích:
    203
    Tất cả cũng từ người hâm mộ!
    Ở bên Tây họ quan tâm đến CLB mình yêu mến, và đánh cá ở các hãng được nhà nước cho phép, còn ở VN thì cứ cắm đầu vào mấy quán cafe(báo bóng) thì giới làm độ bất chấp thủ đoạn là chuyện quá bình thường.
    Mình ghét nhất mấy thằng lúc nào cũng hô Ích nước lợi nhà, niềm vui nhân đôi[r37)]

Chia sẻ trang này