1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thời sự cuối tuần

Chủ đề trong '1986 Hà Nội' bởi langdangchieudongHaNoi, 16/07/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. langdangchieudongHaNoi

    langdangchieudongHaNoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    920
    Đã được thích:
    0
    Thời sự cuối tuần

    Ngày 9/7 Hà Nội Sẽ khai trương chiếc máy tự động bán bao cao su đầu tiên ở Việt Nam tại số 2 phố Tràng Tiền.
    Người sử dụng máy này chỉ cần thao tác đơn giản bó một đồng tiền kim loại mệnh giá 500 đồng vào khe máy sau đó ấn nút tương ứng, một chiếc bao cao su hiệu OK sẽ rơi xuống khay.
    Mục đích là tạo điều kiện để người mua mặt hàng đặc biệt này không cảm thấy ngượng như mua tại các cửa hiệu. Đây là kết quả của sự hợp tác giữa Công ty EZ với tổ chức DKT quốc tế tại Việt Nam với sự hỗ trợ của Uỷ ban Dân số - Gia đình và Trẻ em Việt Nam.

    Sau hơn một tuần đi vào hoạt động, máy bán bao cao su tự động đầu tiên ở Hà Nội, đặt tại quán bia Lan Chín, số 2 Tràng Tiền, đã cung cấp cho khách hàng hơn 200 chiếc bao cao su. Máy hoạt động tốt và chưa xảy ra sự cố gì.
    Anh Phạm Ngọc Thành, nhân viên phòng dịch vụ khách hàng của Công ty hệ thống bán hàng tự động (EZ Vending) cho biết, vừa qua ngày 14/7, công ty tiếp tục đặt một máy nữa tại quán bia số 19C, Ngọc Hà. Nếu tìm được địa chỉ, công ty sẽ lắp đặt thêm 5 máy tự động trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian tới. Công ty đặt mục tiêu trong vòng 30-90 phút, nhân viên phải khắc phục sự cố cũng như cung cấp dịch vụ đổi tiền xu cho khách hàng.
    Theo bà Lan, chủ quán bia Lan Chín, nhu cầu của người dân đối với dịch vụ này rất lớn, lượng khách hàng chủ yếu là người đến quán uống bia, một số từ bên ngoài. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người ngại sử dụng chiếc máy này vì vấn đề tâm lý. Nhân viên bán hàng tại quán lúc đó phải mua hộ khách.
    "Cũng có nhiều chuyện bi hài quanh cái máy tự động này", bà chủ quán cười nói. Đó là trường hợp một người có ý định mua liền một lúc 70 chiếc bao cao su, trong khi công suất tối đa của máy chỉ có 50 chiếc. Thế là đành phải chờ nhân viên của hãng bổ sung. Hỏi ra mới biết, anh mua hộ cho một số bạn bè, bởi anh ta là "người có gan nhất" trong số họ.
    Nhiều lúc có khách muốn mua hàng, đề nghị nhà hàng đổi tiền xu, nhưng đúng vào lúc nhà hàng cũng đang "bí", đành phải chờ vậy.
    "Lượng khách hàng sẽ tăng hơn nữa khi người dân có thói quen tiêu tiền xu và coi đây là một chuyện bình thường. Hãng nên có một nhân viên thường trực ở đây để hướng dẫn khách hàng và xử lý những tình huống đặc biệt", bà Lan nói.
    Trong năm nay, những người thực hiện dự án có kế hoạch lắp đặt thêm nhiều máy bán hàng tự động cùng loại ở nhiều địa điểm khác nhau.

    Không hiểu khai trương thế nào nhỉ. Nếu giống như mấy ông to đi khai trương xây dựng, xúc xúc mấy xẻng cát thì chắc là ở đây thi nhau đút tiền vào cho condom rơi ra rồi hè nhau hoan hô ầm ỹ. Kể ra cũng vui ra phết.
  2. babygenie86

    babygenie86 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/07/2004
    Bài viết:
    384
    Đã được thích:
    0
    Cái máy này giúp mọi người thoải mái ,và nó thực sự có ích
  3. Mad_Man

    Mad_Man Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/11/2002
    Bài viết:
    4.476
    Đã được thích:
    0
    Oh yeah, khi biết rằng ko thể nào giữ cho tay khỏi bị đứt suốt đời thì nên học lấy cách băng tay.
  4. langdangchieudongHaNoi

    langdangchieudongHaNoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    920
    Đã được thích:
    0
    Chính xác thì đây là sản phẩm của sự hợp tác giữa mục đích giảm dân số và mục tiêu lợi nhuận trong kinh doanh. Ủy ban dân số cần phổ cập condom cho nhiều người sử dụng hơn nữa. Còn hãng sản xuất thì muốn chiếm được ưu thế vốn đã bị mất một cách không công bằng do sự cạnh tranh rất gắt gao của các sản phẩm khác. Thực tế là những người bán hàng thường xuyên đưa ra các loại condom có giá khá đắt như Durex để nhằm mục đích lợi nhuận và đánh vào tâm lý ái ngại khi mua sản phẩm như thế này. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến thị phần của sản phẩm Việt Nam vốn đã thua kém rất nhiều về chủng loại cũng như chất lượng, cho dù đã xuất hiện trên thị trường Việt Nam từ rất sớm. Doanh thu cao nhưng lợi nhuận lại thấp hơn các sản phẩm khác, đây tỏ ra là một hướng đi đúng đắn của OK. Hơn nữa nó góp phần vào thói quen tiêu tiền xu của người dân Việt Nam sau một thời gian dài bị tẩy chay bởi chính những người trong nước.
  5. tieu_co_nuong_new

    tieu_co_nuong_new Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    2.750
    Đã được thích:
    0
    Hơ hơ, nghe hay nhỉ. Thấy tên topic ---> thời sự cuối tuần đã thấy ngán ngán chẳng muốn vào ---> khô khan wá. Đây chắc cũng là một trong những biện pháp giúp giảm thiểu số nạn nhân mắc HIV - AIDS xuống của chính phủ Việt Nam. Vì Việt Nam vừa đc là 1 trong 15 quốc gia đc phía Mỹ tài trợ 15 tỷ $ để phòng chống mấy căn bệnh nguy hiểm chết người này....
  6. langdangchieudongHaNoi

    langdangchieudongHaNoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    920
    Đã được thích:
    0
    Của thiên trả địa thôi em ạ. Khoản tiền đó ngoài cái ý nghĩa là tài trợ cho chương trình phòng chống AIDS ra còn có rất nhiều ý nghĩa khác không được đề cập đến như việc làm xoa dịu những vụ việc như can thiệp đến những vấn đề nội bộ của Việt Nam, bảo hộ các doanh nghiệp trong nước chống lại các doanh nghiệp Việt Nam, ... Thực chất thì Việt Nam cần những thứ thực tế hơn như sản xuất thuốc chữa AIDS giá rẻ không bản quyền chứ không phải là cái khoản tiền chia sẻ chung với 14 quốc gia khác kia, ở đây ai mà chả hiểu rằng khoản tiền đó sẽ bị mất dần mất mòn khi tới được những hành động thiết thực với việc phòng chống AIDS.
  7. langdangchieudongHaNoi

    langdangchieudongHaNoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    920
    Đã được thích:
    0
    Thà không diễn chứ không cắt tóc
    "Tôi thấy quy chế cấm để tóc dài là vô lý. Tôi để tóc dài đến nay đã gần 15 năm để phù hợp với sở trường nhạc rock. Nếu nói rằng tôi phải cắt tóc để chấp hành theo quy chế của Bộ thì tôi sẽ ngừng biểu diễn", rocker Nguyễn Đạt bức xúc về quy chế cấm nghệ sĩ không nhuộm tóc, không để tóc dài, không cạo trọc đầu.
    Ca sĩ nói thêm: "Các cơ quan chức năng không cho biểu diễn thì tôi đành không diễn vậy. Tôi nghĩ từ xa xưa, ông bà ta vẫn để tóc dài và bới lên rất đẹp, đâu có vấn đề gì. Để tóc dài nhưng đúng với thuần phong mỹ tục thì vẫn có thể chứ? Nghệ sĩ phải có chút cá tính, mà tóc tai là một trong những cách thể hiện cá tính của họ. Xét về vấn đề trang phục thì tôi đồng ý vì nước ta không cho phép hở hang giống nước ngoài. Việt Nam từng tổ chức nhiều cuộc thi sáng tạo về tóc và nghệ sĩ là người thường áp dụng những kiểu tóc sáng tạo, đẹp, lạ mắt".
    Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng: "Ca sĩ có người phải nhuộm tóc mới... phất lên được"
    Tôi đã đọc được khoản 4.5 trong Quy chế 47 trên báo và thấy rằng hơi... quá tay với nghệ sĩ. Chúng tôi có cảm giác như nghệ sĩ ngày càng bị "siết" nhiều quá. Làm cái gì cũng sợ, va vào đâu cũng đụng. Có những bài hát mà ca sĩ cần phải nhuộm vàng nâu, hoặc "hi-light" thì mới phù hợp. Bản thân ca sĩ có gương mặt lai (như tôi và Thanh Thảo chẳng hạn) thì mái tóc nhuộm hoe một chút mới phù hợp và làm cho khuôn mặt sáng hơn. Mặt khác, trong làm ăn và trong nghệ thuật, ca sĩ cũng khá tin vào tướng số, có những người nhuộm tóc mới "phất" lên được.
    Trong quy chế cũng có đoạn cấm nhuộm tóc lòe loẹt nên chúng tôi muốn biết rõ như thế nào là lòe loẹt. Chúng tôi là nghệ sĩ nên khi làm điều gì thường tôn trọng ý kiến từ phía khán giả. Nếu như khán giả không thích mái tóc của mình thì chúng tôi ắt sẽ bị đào thải và tự biết cách điều chỉnh mình cho hợp lý. Mong Bộ Văn hóa - Thông tin xem xét và có cái nhìn thoáng hơn, cho nghệ sĩ chúng tôi được nhờ.
    Ca sĩ Phan Đinh Tùng (cựu thành viên nhóm MTV): "Tóc tôi không thể mọc được thì làm sao?"
    Khi biết được quy chế có đoạn... cấm "cạo trọc đầu", mọi người đã chọc vui tôi rằng, quy định đó chỉ để áp dụng cho... Phan Đinh Tùng! Có ai hiểu cho, đã hơn 4 năm nay tôi mắc bệnh về tóc, chính vì vậy mà tôi luôn để đầu trọc. Sau khi biết được "sự cố" về mái tóc của tôi (đặc biệt là sau tai nạn té lầu), tôi nhận được sự ủng hộ của khán giả, họ đã hiểu và thương cái đầu trọc của tôi nhiều hơn.
    Trong các chương trình lớn, khi có yêu cầu từ các cơ quan chức năng, tôi thường quấn khăn cho cái đầu trọc của mình. Theo quy chế thì hẳn tôi sẽ phải quấn khăn nhưng dù sao chăng nữa tôi cũng thích để cái đầu tự nhiên của mình cho... thoáng, dễ biểu diễn hơn. Tôi nghĩ rằng các cơ quan chức năng không nên cấm cản nghệ sĩ nhiều thứ quá, vì như vậy họ sẽ không dám đột phá và cản trở sự sáng tạo của nghệ sĩ. Khán giả sẽ là người quyết định nghệ sĩ tồn tại hay không tồn tại.
    Nếu như mà gọi để tóc dài mà đẹp giống như các ông bà thời xưa thì nghe hơi khó tin một chút. Mái tóc của các rocker thường xuyên để dài, bỏ xõa và nhìn rất bẩn. Tuy nhiên nếu như cắt tóc ngắn đi thì lại nhìn mất cả chất rock. Trong trường hợp này có lẽ nên yêu cầu ca sĩ giới hạn độ dài của tóc ở một độ dài nhất định và .... chịu khó chăm sóc tóc hơn.
    Khái niệm về "nhuộm tóc loè loẹt" kể ra cũng khá là mập mờ. Tuy nhiên ai cũng xác định được cái loè loẹt đấy thực chất nó như thế nào. Đáng lẽ thì bên cơ quan chức năng chỉ cho phép nhuộm tóc nâu (vì còn gần với màu tóc đen) hoặc chỉ một chút light màu vàng. Còn những màu khác thì phải cấm tuyệt đối.
    Quy chế về cấm để đầu trọc chẳng qua cũng chỉ là một nỗ lực để cứu vớt trước các tình trạng lách luật của các cá nhân ở Việt Nam. Đối với những trường hợp đặc biệt thì cũng nên châm chước (mà tại sao lại không yêu cầu bắt đội tóc giả nhỉ ).
  8. langdangchieudongHaNoi

    langdangchieudongHaNoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    920
    Đã được thích:
    0
    Nghệ sĩ bể show - chuyện ''mua danh ba vạn''?​
    Khi nghệ thuật không còn nằm lại trong cụm từ "đam mê", những vấn đề kéo theo đồng tiền bỗng nhiên có dịp bùng nổ. Vì cuộc chiến chạy show, bao phen nghệ sĩ phải lên tiếng xin lỗi khán giả. Với hàng trăm lý do, các nghệ sĩ tự mình đánh mất hình ảnh tốt đẹp mà phải vô cùng vất vả họ mới có được.
    Sau hàng loạt cố gắng, Vân Dung được xếp vào hàng "sao" những cây hài phía Bắc, với vô số hợp đồng lớn nhỏ. Nhưng, khi những cố gắng được đền đáp, thì Vân Dung lại tạo ra scandal không đáng có. Trong một show diễn tại ngoại thành Hà Nội nhân chuyến ra Bắc dài ngày, Vân Dung khiến nhiều khán giả thất vọng khi cố tình quên một show hài, mà không có lời giải thích thỏa đáng. Rất nhiều khán giả không kìm chế được nỗi bực tức, đã làm ầm ĩ ngay tại khán đài. Sau sự cố vài ngày, Vân Dung đưa lời giải thích trên một số báo, rằng hôm đó cô ốm, và phải cố gắng lắm mới đến được Nhà văn hóa - nơi có show diễn để xin lỗi người xem. Tuy nhiên, lời giải thích của cô không làm dịu bớt cơn bực bội của khán giả - những người chờ đợi sự xuất hiện của Vân Dung suốt nhiều tiếng đồng hồ. "Tôi không còn chút cảm tình nào với Vân Dung. Nổi tiếng không có nghĩa là được phép coi thường khán giả. Mà rất nhiều người biết rõ cô ấy không ốm, mà là bận chạy show nơi khác, cát-xê cao hơn", khán giả Hoàng Linh nói với giọng tức tối.
    Sau Vân Dung, hàng loạt vụ bể show của các band GMC, Biển Xanh, 1088... khiến làng giải trí xôn xao tin đồn. Diễn, không diễn, xin lỗi, tìm lý do... cái vòng luẩn quẩn của các sao cứ thế diễn ra, trở thành chuyện thường ngày ở huyện. Tất cả cũng chỉ tại danh tiếng, cát-xê cao thấp. Chẳng phải vô cớ mà một ca sĩ trẻ thuộc hàng sao dám tuyên bố thẳng thừng: "cát-xê cũng chứng tỏ đẳng cấp ca sĩ". Nhưng chính những cách giữ gìn danh tiếng ấy, đôi khi phản tác dụng đã kéo tên tuổi các sao xuống tới mức khó cứu vãn.
    Vì không muốn đứng chung hàng với Quách Thành Danh, Quang Dũng - nam ca sĩ đang trên đà danh vọng lại hành động dại dột khi cố gắng chứng tỏ mình hơn đẳng cấp người khác bằng cách phá hợp đồng, dù băng rôn tên anh đã treo từ rất nhiều ngày trước. Trước sự thất vọng của người hâm mộ, Quang Dũng trở thành đối tượng của sự kỳ thị, ích kỷ, không muốn người khác hơn mình. Quá mệt mỏi, đích thân Quang Dũng phải cầu cứu đến sự can thiệp của báo đài. Nhưng dù có giải thích, hình ảnh của anh cũng đã phai mờ trong lòng khán giả. Sau 5 năm vượt qua biết bao thử thách, giờ đây cái tên Quang Dũng bị người yêu nhạc nhắc đến với sự nghi ngờ.
    Gần đây nhất, sự cố Mỹ Tâm không có mặt tại đêm trao giải âm nhạc Trái tim Việt Nam, một lần nữa khiến công chúng phải lên tiếng. Lỗi thuộc về ai, điều đó chưa bàn, nhưng thiệt thòi nhất là khán giả. Họ đã hy vọng, chờ đợi, rồi sau đó "xù " show với trăm ngàn lý do "chính đáng", chỉ gửi lại sân khấu một lời xin lỗi. "Đừng ôm đồm quá nhiều chuyện, nếu bản thân mình lượng sức không thể kham nổi. Cát-xê ai cũng muốn, nhưng còn khán giả, còn chất lượng tác phẩm thì sao?", diễn viên hài Đức Hiệp thẳng thắn. Gật đầu nhận show khi bản thân còn đang đi diễn bên Mỹ, ca sĩ Mỹ Tâm đã phải nhận kết quả không mong muốn của cuộc chạy đua thời gian - cuộc đua không cân sức. "Tôi không sợ gì bằng khán giả hiểu lầm. Vì chuyện đó, tôi bị cấm hát một thời gian cũng không sao, nhưng lấy lý do sức khỏe bảo Mỹ Tâm không hát được là sai sự thật. Thấy khán giả la ó nên tôi phải lao ra sân khấu giải thích, chưa kịp nói gì thì ban tổ chức đã ngắt micro", Mỹ Tâm nói về sự cố không mong muốn.
    Ngay sau Trái tim Việt Nam, Lam Trường lại rơi vào trường hợp tương tự. Theo lời giải thích của ca sĩ, thì ông bầu Triệu Quang Dũng mới là người có lỗi khi không sắp xếp cho anh thời gian thích hợp, dù được Lam Trường thông báo trước đã nhận show trùng giờ tại câu lạc bộ khác. Nhưng nếu trước khi chuyện đáng tiếc xảy ra, Lam Trường không nhận lời với ông bầu, bởi không thể chắc chắn thời gian của chính mình, thì anh có lẽ không phải chịu scandal chẳng mấy dễ chịu này.
    Ưng Hoàng Phúc có lẽ là minh chứng rõ ràng nhất về sự đổ bể sự nghiệp sau khi bể show. 6 tháng cấm hát, quãng thời gian không dài, nhưng cũng không hề ngắn đối với cuộc đời của một ca sĩ. Sự trở lại tuy được lăng-xê rầm rộ, nhưng hình ảnh của cựu thành viên 1088 cũng chẳng lấy gì làm tươi mới, trái ngược hẳn với những gì trước kia anh có - và chính là cái giá phải trả khi cố tình thể hiện mình là "ông vua con".
    "Đương nhiên, những người như chúng tôi phải chiều chuộng các sao. Tiền cát-xê ra giá bao nhiêu, chúng tôi chấp nhận, miễn sao nghệ sĩ đó có mặt trong chương trình. Nhưng đừng nghĩ là sao thì được quyền coi thường người khác. Không có "sao" này, chúng tôi có "sao" khác. Đừng tưởng đang đứng trên đỉnh cao, mà không ai dám xô mình xuống", bà Hồng Hạnh - chủ nhà hàng 2B - thẳng thắn.
    Có thể nhận thấy rõ một điều là người hâm mộ đã quá ưu ái với những người được gọi là "sao". Đôi khi họ cho họ có quyền làm những chuyện trái với lẽ phải đơn giản chỉ vì họ là sao, sau đó lại đưa ra một lời xin lỗi vớ vẩn nào đó để biện minh. Có thể lấy một ví dụ là Mỹ Tâm đã từng hợp tác với một hãng tài trợ (không nhớ tên nhưng rất nổi tiếng) tổ chức một cuộc thi tìm kiếm một bản sao của Mỹ Tâm - hoạ mi tóc nâu với yêu cầu các thí sinh phải gửi ảnh chân dung của mình, tất nhiên là phải nhuộm tóc nâu cho giống. Sau khi bị dư luận lên án, Mỹ Tâm đã trả lời một cách biện hộ: "Tâm chỉ là Tâm thôi nên làm sao có người khác giống Tâm được ". Rõ ràng đây là một trong số những câu biện hộ đã trở thành quá nhàm với những người hâm mộ.
    Thể loại nhạc thị trường hiện nay chủ yếu, nếu như không muốn nói là hoàn toàn, nhằm vào giới trẻ độ tuổi teen với những bài hát luôn được cover lại từ những bài hát của các quốc gia khác, trong đó nổi lên nhất là Trung Quốc vì nhạc của Trung Quốc tương đối êm ái và dễ nghe với người Việt Nam. Không chỉ có thế, các ca sĩ thường xuyên vơ vét bất kỳ bài hát nào nghe hay hay và ngay lập tức bịa cho nó một cái lời Việt và đóng một cái dấu to uỳnh - sáng tác bởi TÔI. Nếu như nói về trang phục thì quả thực có rất nhiều cái để bàn. Phải nói thật là tôi rất rất rất thích xem các ca sĩ nữ biểu diễn bởi một lý do đơn giản mà ai cũng biết rồi. Nhưng khi quay sang nhìn các nam ca sĩ thì quả thực phải chán ngán. Dường như bọn họ cứ nghĩ hở hang là đẹp, là sành điệu, nhưng bọn họ lại không nhìn được rằng những người "xem" lại so sánh họ với những cô gái đêm đêm đứng ở vệ đường. Một sự thực không thể chối bỏ. Còn về chuyện đầu tóc thì cũng tạm ổn với thời trang nhuộm nâu, ép sát của con gái và đổ cả lọ gel lên đầu hoặc tổ quạ của con trai.
    Ngoài ra cũng phải nói đến các vũ đoàn. Bây giờ hình như không có nhiều ca sĩ dám biểu diễn mà không có mấy con cung quăng múa may đằng sau thì phải. Rõ ràng điều đó thể hiện sự yếu kém của ca sĩ khi muốn làm mất tập trung của khán giả vào giọng hát của mình chứ không phải là làm cho sân khấu trở nên sinh động như những lời biện hộ.
    Định post bài vào ngày mai cho đúng theo chủ đề và dài hơn nữa về ass holes & bitches music nhưng phải đi chuẩn bị đồ đạc để mai xuống HP. Những ai là fan ass holes & bitches music cảm thấy khó chịu vì những lời lẽ của tôi thì cũng đừng bực bội, sự thật luôn là sự thực và tôi là người muốn nói ra cái sự thực đó.
  9. langdangchieudongHaNoi

    langdangchieudongHaNoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    920
    Đã được thích:
    0
    Kỳ thi có một không hai​
    Đang trả lời ro ro những câu hỏi của giám khảo, bất chợt thí sinh đề nghị: ?oCô ơi, nghỉ chút xíu đi cô!?. Giám khảo tròn mắt: ?oSao vậy con??. ?oCon đói bụng quá!?. ?oCon không ăn sáng trước khi đi thi à??. ?oCon có ăn sáng nhưng bây giờ tới cữ rồi?. Miệng nói, tay thí sinh móc trong cặp ra bình sữa và đưa lên... bú một hơi. Xong! ?oRồi! Giờ thi tiếp đi cô?.
    Đó là một trong 1.001 câu chuyện dở khóc dở cười đã xảy ra vào sáng 14-7, khi 7.580 thí sinh nhí chưa một lần được cắp sách đến trường (vì tháng 9-2004 này các em mới bước vào lớp 1) nhưng phải trải qua kỳ khảo sát năng khiếu ngoại ngữ để vào học lớp 1 chương trình tăng cường tiếng Anh ở TP.HCM... 7g10 sáng 14-7.
    ?oKét?!? - tiếng Honda thắng gấp trước cổng Trường tiểu học Dương Minh Châu, Q.10. Một chị phụ huynh vội vàng dựng xe và tất tả dẫn đứa con trai vào trường thi.
    Thằng bé mặt còn ngái ngủ, tay phải nắm lấy tay mẹ, tay trái vẫn còn cầm hộp sữa gấp gáp bước theo. Giao con cho bác bảo vệ và dặn dò ?obình tĩnh để làm bài thi nha con?.
    Nhưng chị chưa kịp quay lưng thì thằng bé đã vội vàng kéo tay mẹ, giọng thất thanh: ?oMẹ...?.
    Chị phụ huynh quay lại: ?oCon ngoan vào thi đi, ráng làm bài tốt xíu nữa thi xong mẹ dẫn đi ăn kem...?. Giám thị hành lang và bác bảo vệ ra sức dỗ dành?
    Vừa đứng chờ con trước cổng Trường tiểu học Trần Hưng Đạo, Q.1, chị Thanh Thu vừa lo lắng: ?oKhông biết nó có tỉnh táo mà làm bài không. Sáng nay tôi phải đánh thức cháu dậy từ 5g để ôn bài rồi còn đi ăn sáng. Cái thằng ham ngủ ghê, tới ngày thi mà cứ năn nỉ mẹ cho con ngủ thêm chút đi. Chẳng là tối qua anh ta thức khuya mà, cứ đi theo hỏi mẹ ?onếu con thi rớt thì có được đi học lớp 1 không??.
    Giải thích mãi mà nó cứ thao thức, bồn chồn không chịu ngủ, nó còn đề nghị hay là con khỏi thi để khỏi học ?ocái lớp ngoại ngữ?.
    "Con sợ đi thi lắm, nếu lỡ không trả lời được thì cô giáo có đánh con không, có la con không??.
    Tại phòng chờ, cảnh thường gặp nhất là các vị phụ huynh ra sức năn nỉ, dỗ dành sĩ tử với bánh kẹo, chè, kem, sữa và cả tranh thủ dò bài.
    Phụ huynh của thí sinh L.M.T. cho biết chị đã đóng 390.000 đồng cho con mình đi học luyện thi tiếng Anh trong một tháng rưỡi nhưng vẫn sợ rớt.
    Vì thế, chị đã đăng ký cho con thi tăng cường ngoại ngữ ở hai trường Q.1 và Q.10 với quyết tâm ?onhất định phải vào được lớp tăng cường?.
    Không có một cuộc thống kê chính thức nhưng hầu hết phụ huynh chúng tôi gặp đều khẳng định có cho con em đi học luyện thi (bằng nhiều hình thức: học ở trường tiểu học, học ở nhà giáo viên, mời gia sư về nhà dạy kèm...), ?onếu không làm sao tụi nó biết mà làm bài, chưa kể nếu không cho đi học tụi nhỏ sẽ không chịu đi thi vì... sợ chỗ đông đúc lại toàn người lạ?.
    8g20 sáng 14-7, khi chúng tôi đến hội đồng thi Trường tiểu học Triệu Thị Trinh đã thấy phụ huynh của thí sinh P.N.Tr. đang ngồi rầu rĩ ở ghế đá: ?oTôi cũng đã cho cháu đi học thêm trong hè rồi đó chứ. Không hiểu sao nó lại nhát thế, sáng đi thi tưởng đâu ổn rồi?.
    Không ngờ mới vào phòng thi được vài phút, quay qua không thấy mẹ đâu cô bé đã khóc la ầm ĩ làm náo loạn cả phòng thi. Đến nỗi hội đồng thi phải cho thí sinh ra ngoài ghế đá ngồi với mẹ để ?olấy tinh thần?.
    Và sau đó phụ huynh của thí sinh này đã được ?ođặc cách?... ngồi trước cửa phòng thi cho thí sinh... nhìn thấy mẹ trong khi trả lời câu hỏi của giám khảo (!).
    Phòng khảo sát năng khiếu ngoại ngữ dành cho sĩ tử nhí cũng rất đặc biệt: Có thí sinh đến giờ thi thì bất ngờ giơ tay: ?oCô ơi, con khát nước?, có thí sinh lại thủ thỉ: ?oCô ơi, con muốn đi vệ sinh?, và không ít thí sinh thảng thốt: ?oÁ, mẹ con đâu cô??.
    Thậm chí sáng 14-7, khi một giám thị hành lang (có nhiệm vụ nhận thí sinh từ tay phụ huynh, dẫn thí sinh vào phòng chờ cho xem phim hoạt hình, dẫn lên phòng thi, đi vệ sinh... và hàng lô hàng lốc việc linh tinh khác không liên quan đến thi cử) ở Trường tiểu học Triệu Thị Trinh lo lắng hỏi một em nữ: ?oCon có sao không? Sao mặt con xanh quá vậy??.
    Cô bé bẽn lẽn lắc đầu, nói nhỏ: ?oCô ơi, con mắc...?.
    Tại sao cả trò lẫn thầy phải khổ sở thế này? Đúng là kỳ thi có một không hai...
    Đúng là made in Viet Nam
  10. langdangchieudongHaNoi

    langdangchieudongHaNoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    920
    Đã được thích:
    0
    Thanh niên Việt Nam hội nhập bằng gì?​
    Thanh niên Việt Nam hội nhập bằng gì?
    Hội nhập nghĩa là học, để không bị đánh bại ngay tại nhà mình!
    Hội nhập quốc tế là tất yếu. Nhưng hội nhập như thế nào? Đây chính là vấn đề mà gần 20 bản tham luận cùng đặt ra tại hội thảo Hội nhập quốc tế thanh niên tổ chức ở Hà Nội.
    Hội nhập bằng xe đạp
    Hội nhập không phải một sân chơi. Để cho người thắng kẻ thua có cơ hội tay bắt mặt mừng vì cùng được giao lưu, học hỏi. Hội nhập là một đường đua được phép sử dụng tất cả các loại phương tiện: máy bay, ô tô, xe đạp... Và chung cuộc, dễ hình dung nhất là người về sau sẽ làm thuê cho người về trước.
    Trên đường đua ấy, Việt Nam đi bằng gì?
    Theo các số liệu trong Báo cáo Phát triển con người 2003 của UNDP, Việt Nam tụt hậu so với Trung Quốc ít nhất 10 năm, Thái Lan 15 năm, Malaysia 20 năm, Hàn Quốc 25 năm, Singapore 35 năm và Nhật Bản 40 năm.
    Một số liệu mới do Bộ Kế hoạch- Đầu tư công bố: Chỉ số trí tuệ của thanh niên Việt Nam đạt 2,3/10 điểm; ngoại ngữ 2,5/10; khả năng thích ứng với khoa học kỹ thuật 2/10; thể lực cũng xếp gần cuối so với khu vực.
    Chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam được Diễn đàn Kinh tế thế giới nghiên cứu xếp loại 32/100 điểm, đứng thứ 53/59 quốc gia, có nguy cơ mất sức cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
    Cho dù Việt Nam liên tục giữ tốc độ tăng trưởng GDP ở mức 7,5% thì so với tốc độ đi như vũ bão hiện nay của các quốc gia, chúng ta vẫn sẽ tụt hậu và khoảng cách tụt hậu sẽ ngày càng lớn hơn.
    Chúng ta lạc quan vì chiếc xe đua của mình chạy ro ro, nhưng đó chỉ là tiếng ro ro của xe đạp.
    Hội nhập bằng... đi ra đi vào?
    Giới trẻ Việt Nam thường thụ động trong việc tham gia giải quyết các vấn đề toàn cầu - Đó là nhận xét của thạc sĩ Đoàn Văn Thái, Bí thư Trung ương Đoàn.
    Thanh niên Việt Nam đang được thụ hưởng một nền giáo dục mà chất lượng thua xa các nước trong khu vực - Giáo sư Phạm Minh Hạc, cựu Bộ trưởng Giáo dục nhìn nhận.
    Nguyễn Hồng Nhung, SV năm thứ hai trường CĐ Lao động Xã hội: "Cũng như đa số bạn bè, tôi coi Internet là cửa sổ chính để nhìn ra thế giới. Nhưng, bơi giữa biển cả thông tin người ta vẫn có thể chết đói về tri thức, nếu thông tin không được xử lý một cách có hệ thống".
    GS. TS Phạm Tất Dong, Phó chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam thất vọng: Hội nhập quốc tế của thanh niên, một vấn đề tầm cỡ mà sao lại bị đặt ở tầm thấp như vậy? Đó là khi một đại biểu bày tỏ mong muốn và hy vọng trong Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ 10 tới đây sẽ ưu tiên... một dòng nói về hội nhập quốc tế thanh niên. Và một đại biểu khác đề xuất các vị trưởng đoàn Việt Nam đi ra nước ngoài nên biết ngoại ngữ.
    Mục đích của hội nhập quốc tế thanh niên là để xây dựng nên một thế hệ thanh niên Việt Nam hiện đại. Một lực lượng lao động mới và trẻ, được tăng cường năng lực ngoại giao và năng lực sáng tạo. Một vốn liếng mới của dân tộc đủ sức nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam.
    Đi cùng mục đích lớn phải có một hệ thống hỗ trợ thực hiện. Thanh niên, theo GS Phạm Tất Dong, không thể nghe kêu gọi hội nhập suông. Đường lối giáo dục và văn hoá phải tập trung cho hội nhập. Chính phủ phải có những chính sách cụ thể. Hoạt động đối ngoại, hội nhập của Đoàn Thanh niên không thể chấm hết ở việc tổ chức đoàn ra đoàn vào du lịch như hiện nay.
    Cần thiết một chiến lược, cũng như một quỹ hỗ trợ hội nhập quốc tế thanh niên. Đặt vấn đề ở tầm cao nhưng phương thức thực hiện cụ thể, thay vì đặt vấn đề thấp và giải pháp lại chung chung.
    Hội nhập bằng mũi nhọn
    TS Trần Văn Miều, Giám đốc Trung tâm Văn hoá giáo dục tổng hợp TƯ Đoàn có một ý kiến: Không phải cái gì cũng thanh niên ta sẵn sàng. Thanh niên chỉ nên xung kích vào những mũi nhọn. Đất nước tụt hậu về kinh tế, mũi nhọn đầu tiên của thanh niên là phát triển kinh tế, làm giàu.
    Ngoại ngữ và tin học là điều kiện bắt buộc, nhưng nói được tiếng Anh không đồng nghĩa với hoàn thành mục tiêu hội nhập (!). Các ngành khoa học mới là mũi nhọn.
    Chất lượng nguồn nhân lực đang báo động. Đoàn Thanh niên có thể làm một cuộc cách mạng nâng cao chất lượng bắt đầu từ đội ngũ cán bộ Đoàn?
    Và hội nhập, không có nghĩa phải ra khỏi biên giới.
    Hội nhập, không phải là việc riêng của lớp thanh niên trí thức hay doanh nhân tiên tiến.
    Hội nhập nghĩa là học, để không bị đánh bại ngay tại nhà mình.
    Nói đến thanh niên là nghĩ đến một thế hệ trẻ đầy nhiệt huyết, năng lực cũng như trình độ phải xứng đáng với vai trò là người chủ tương lai của đất nước. Vậy mà sự thực thì sao. Càng ngày, giới trẻ càng có nhiều điều kiện học tập, rèn luyện tốt hơn nhiều so với những thế hệ trước. Việt Nam ngày càng có nhiều người tài giỏi hơn, nhưng điều đáng nói là lại xuất hiện nhiều hơn nữa những kẻ đang trở thành một gánh nặng của xã hội. Đổ lỗi cho nền giáo dục của chúng ta, cũng là một nguyên nhân. Nhà nước cũng như bộ giáo dục chỉ nhằm vào mục tiêu tỷ lệ tốt nghiệp cấp 3, học sinh thì lại nhằm vào mục tiêu đại học. Chết nhất là Việt Nam lại là nước nặng về bằng cấp. Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược, kết quả chỉ có chết bọn ruồi muỗi là đám học sinh. Học sinh càng ngày càng chăm chú vào yêu đương, ăn chơi, học hành thì lại chẳng lo. Mấy bố già thấy chỉ số HDI (Human development index) của Việt Nam tăng lên được một tẹo, xếp hạng 122 trong 177 nước trên thế giới là lấy làm hả hê lắm. Đã thế lại còn mang ra so sánh tuy thu nhập bình quân của Việt Nam bằng nước .... Pakistan nhưng vì người dân Việt Nam có tỷ lệ được đi học cao hơn nên được xếp hạng cao hơn Pakistan. Nghe vẻ vang thật. Cứ ra đường nhìn mấy thằng assholes và mấy con bitches mà buồn cho cả một lớp trẻ.

Chia sẻ trang này