1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thời sự cuối tuần

Chủ đề trong '1986 Hà Nội' bởi langdangchieudongHaNoi, 16/07/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. boko85

    boko85 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    939
    Đã được thích:
    0
    Cảnh giác với phim hoạt hình " Ảo giác cuối cùng " ( Final Fantasy )
    Hàng loạt những đĩa phim hoạt hình lậu mang tiêu đề chung "Ảo giác cuối cùng" (The Final Fantasy) được bán trên thị trường, đang thu hút mạnh mẽ thanh thiếu niên học sinh. Thoạt nhìn, người ta có cảm nghĩ những bộ phim này được quay ở Hô-li-út những thực tế nó hoàn toàn được vẽ bằng các chương trình đồ họa trên máy tính. Với công nghệ đồ họa vi tính hiện đại, các nhân vật trong phim đã được "nhân hóa" đến mức thật nhất. Công nghệ này cũng tạo những khung cảnh huyền hoặc, thần bí...
    Tuy nhiên nội dung của các phim hoạt hình này lại rất lạ.
    Khung cảnh của trái đất điêu tàn, không gian u ám, con người sống trong những nỗi kinh hoàng triền miên. Những thảm họa được vẽ giống thật đến chi tiết nhỏ nhất. Trong bối cảnh đó, sự xuất hiện của những anh hùng đứng lên chống trả lại cái ác, cái xấu. Điều đó không có gì đáng bàn. Tuy nhiên, kết thúc của những bộ phim này, hầu hết là cái xấu thắng cuộc, Trái Đất và những con người sống trên đó "tiếp tục" sống trong cảnh đen tối không lối thoát. Bộ phim hoạt hình Ma trận 3 (Matrix up load) là một ví dụ điển hình. Bộ phim này được lấy cảm hứng từ Ma trận 1 và 2. Những nhân vật Ne-ô, Tri-ni-ty, Mô-phi-ớt... hoạt hình cũng lao vào cuộc chiến một cách "điên khùng" để rồi bị đội quân rô-bốt săn đuổi đến chết, những con người "còn sót lại trên trái đất" dần dần bị tiêu diệt trong tuyệt vọng. Bộ phim kéo dài gần 100 phút, người xem liên tục bị dồn ép đến nghẹt thở bởi những màn đuổi bắt của rô-bốt và con người. Các hình ảnh bạo lực được "lia máy" (thực ra là được vẽ bằng các chương trình đồ họa 3 chiều) cận cảnh để cảnh chém giết tạo ra cảm giác ghê rợn nhất. Hơi khác với "Ma trận", bộ phim "Nơi ẩn náu của những linh hồn" lại tái hiện cuộc chiến đấu của những người trái đất với những "linh hồn lang thang trong vũ trụ". Những linh hồn này lấy đi linh hồn của con người để tăng thêm sức mạnh cho chính mình. Trong khi đó, con người cũng không có biện pháp để chiến thắng được những hồn ma kia và bị tiêu diệt gần như hoàn toàn. Kết thúc bộ phim, những hồn ma trốn chạy vào lòng đất (và tất nhiên sẽ còn trở lại) còn con người vật vã sống trong những giây phút sắp tàn lụi của trái đất. Kết thúc của mỗi bộ phim loại này, đều có điểm tương đồng về "chất bi". Khác với thể loại phim khoa học viễn tưởng từng có trước đây, hình ảnh các nhân vật thường ngộ nghĩnh và có nhiều chi tiết cường điệu, các phim hoạt hình của "Ảo giác cuối cùng" có những nhân vật được vẽ giống người thật đến mức khó có thể phát hiện ra. Nhân vật cũng có đa tính cách, sống nội tâm... điều này khiến cho người xem bị ảo giác với chính sự tiếp nhận của mình.
    Một khi đã bị nhập tâm vào câu chuyện, người ta thường hỏi "Đó là người thật đóng hay chỉ là một con người được vẽ ra bằng các chương trình máy tính?"...
    Cuộc sống thực và sự ảo giác dường như đang được các nhà làm phim cố tình đảo lộn. Thực ra không phải đến bây giờ người ta mới đề cập đến vấn đề này. Trước đây rất lâu, các nhà thông thái người Hy Lạp cổ đại đã đề cập đến với thuyết "Cuộc sống thực tại chỉ là cái bóng của ý niệm". Nhưng phải đến thế kỷ 21 này, các nhà làm phim với công nghệ và kỹ thuật hiện đại mới thể hiện được ý tưởng đó qua các tác phẩm của mình. Bộ phim Ma trận là một sự nhắc lại của học thuyết đó. Nội dung của bộ phim đặt câu hỏi: Liệu thực tại này có phải là một "ma trận" của ý niệm không? Có phải chúng ta đang trong ảo giác??? Đó chỉ là bộ phim giả tưởng, tuy nhiên những nhân vật của nó lại đang "sống" trong thực tại. Ta có thể dễ dàng gặp những Mô-phi-ớt, Nê-ô hay Tri-ni-ty trên Internet, qua những siêu thị trang phục kiểu của các nhân vật trong "Ma trận". Có thể nói Ma trận đã tạo ra một trường phái phim thiên về mô tả các ảo giác.
    Trường phái đó đang được "Những ảo giác cuối cùng" thiết lập!
    "Những ảo giác cuối cùng" dài 11 tập (và sẽ còn dài nữa), với những nhân vật đẹp "như tranh vẽ" đang mê hoặc người xem. Điều đáng nói ở đây, đó là đa số những người đang tiếp nhận nó là những em học sinh cấp 1, 2 đa phần nhận thức chưa được trang bị đầy đủ nên dễ bị đánh lừa trong mê cung ảo giác. Trong khi đó phụ huynh học sinh, cứ thấy phim hoạt hình thì lại ngỡ là dành cho thiếu nhi, không lường hết những tác hại của ảo giác.
    ( theo Quândoinhandan.org )
  2. boko85

    boko85 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    939
    Đã được thích:
    0
    Vì sao học sinh cấp I thích đọc truyện dành cho tuổi 15?
    Khi cơn sốt của những bộ truyện của Nhật như: Thủy thủ Mặt trăng, Nữ hoàng Ai Cập, Bá tước tiểu thư, Đội quân nhí nhố? ta có thể bắt gặp những cuốn truyện này trong cặp của số đông của các em học sinh nữ từ 9 đến 11 tuổi (lớp 3-5), mà hầu hết những cuốn truyện này đều dành cho lứa tuổi 15 trở lên.
    Những hậu quả khó lường?
    Phải công nhận một điều rằng những cuốn truyện này có sự hấp dẫn đặc biệt của các em là do những hình ảnh vẽ hết sức sống động và đẹp mắt. Nhiều năm qua, Đô-rê-mon, Pô-kê-mon, Asari tinh nghịch, Con nhà giàu? lôi cuốn các em chỉ vì tranh nhiều, ít chữ, giàu tính tưởng tượng. Nội dung của đa số truyện đều theo một khuôn mẫu là nhân vật trở thành vị cứu tinh của xã hội, chống lại cái ác, bảo vệ cái thiện. Kèm theo đó là những câu chuyện tình lãng mạn. Nhưng thật ra, trên thị trường truyện tranh nước ngoài tại Việt Nam có rất ít những quyển ghi rõ ngoài bìa là "truyện dành cho lứa tuổi 15" như "Con nhà giàu", "Dòng sông huyền bí", "Dear boy?" còn lại phần lớn truyện không quy định lứa tuổi độc giả. Loại sách này lại được bán rộng rãi ở phía ngoài các cổng trường học cấp 1, 2. Nhiều bậc cha mẹ cứ nghĩ rằng đó chỉ là truyện tranh nên không chú ý lắm tới nội dung của truyện, bởi theo nếp nghĩ của người lớn là chỉ có trẻ con mới đọc truyện tranh. Thật sai lầm. Người lớn cứ thử đọc vài trang truyện của "Thủy thủ Mặt trăng" xem, hình vẽ tuy đẹp thật nhưng những chiến binh lại được vẽ rất khêu gợi trong những trang phục hở hang. Cũng có người tặc lưỡi bỏ qua, nhưng bậc cha mẹ nào kỹ tính chăm lo cho con hơn một chút sẽ nhận ra rằng hình ảnh và những câu chuyện tình lãng mạn đó rất dễ kích thích sự tò mò cho các em.
    Còn đối với các em trai thì đã có "Thám tử Co-nan", "Năm anh em siêu nhân", "Siêu quậy Tép-pi", "Bảy viên ngọc rồng?" là những tập truyện kích thích các em cái thú dùng bạo lực để bảo vệ cái thiện, chống lại các ác. Kèm theo là vô số mẫu đồ chơi, dao, kiếm, súng được bán theo sở thích của các em sau khi đã được đọc những quyển truyện toàn những pha đánh đấm đó. Thiện-ác thì chẳng thấy đâu mà chúng ta đã phải chứng kiến những hậu quả do các em khi chơi những vũ khí gây ra, vô tình gây thương tích cho nhau, thậm chí còn gây nên mâu thuẫn giữa các bậc phụ huynh.
    Bởi chẳng có quy định nào cấm bán truyện tranh dành cho các em trên 15 tuổi nên các hiệu sách vẫn phục vụ các "thượng đế nhí" đó. Một số phụ huynh đã giật mình trước những hình sẽ diễn tả cảnh bạo lực, yêu đương, những câu thoại không đúng văn phòng dành cho trẻ em? nên đã có hình thức "phong tỏa" không cho con mình đọc những loại truyện đó. Những tưởng vậy là xong, nhưng vẫn thấy con mình giấm gúi đọc những tập truyện đó, hỏi mới biết không phải chỉ riêng con mình mới mua. Bố mẹ cấm thì con mượn của bạn về đọc.
    Hay, có chất lượng nhưng chưa nhiều
    Mặc dù gần đây, các nhà xuất bản truyện tranh đã cố gắng phát hành một loạt truyện của Việt Nam có tính giáo dục cao như "Thần đồng đất Việt", "Danh nhân đất Việt", "Cô tiên xanh", "Trạng Quỳnh"? nhưng cũng chưa cạnh tranh nổi với làn sóng truyện tranh hiện đại nước ngoài. Khi hỏi về tình tiết của bộ truyện "Nữ hoàng Ai Cập", tôi được cháu bé học lớp 4 kể một cách rành rẽ, tường tận, thậm chí cháu còn phân tích cho tôi nghe vì sao "Nữ hoàng Ai Cập" lại được ưa chuộng đến thế. Nhưng khi hỏi về cuốn "Thần đồng đất Việt", cháu bé tỉnh bơ trả lời: "Truyện đó đọc không hay bằng". Nói một cách công bằng, sự ra đời của tập truyện "Thần đồng đất Việt", "Trạng Quỳnh"? đã gây được sự chú ý đặc biệt đối với các em học sinh tiểu học. Nội dung, cốt truyện có ý nghĩa rất lớn, nó đã cho các em học sinh được biết rõ thêm về các tài năng của nước ta.
    Cũng không thể trách các em bởi nhận thức của các em vẫn còn non nớt nên quan trọng nhất vẫn phải là sự định hướng đọc sách cho con em mình của các cơ quan chức năng và các phụ huynh. Phải chọn những câu chuyện có tính nhân văn, nhân bản như thế mới có thể mới giáo dục nhân cách của các em ngay từ khi còn nhỏ.
    ( Theo Quandoinhandan )
    Thế nào, hai bài báo trên được lấy từ Quandoinhandan.org, sau đó ở nhiều 4rum trích nó ra để nói. Nói về cái gì, về cái ngu cái dốt của người làm báo. Với cái nhìn phiến diện không thực tế, bài báo không khác gì những câu chửi vào chính người viết báo. Tất nhiên những người lớn không biết được lợi ích của những gì chúng phê phán thì sẽ tin những dòng chữ trên nhưng quả thực, với lối suy nghĩ cổ hủ, phiến diện và không chịu tiếp thu của người viết (không rõ là lớn hay bé tuổi) thì chán chường lắm thay.
    Thay vì không chịu cải tiến truyện tranh VN cho phù hợp thị hiếu, không cạnh tranh nổi thì tìm lỗi của nước bạn, không học tập, tìm hiểu thị hiếu của trẻ em làm sao hấp dẫn được nó. Không chỉ truyện tranh mà cả hoạt hình hay bất kỳ ngành giải trí nào cũng tụt hậu với lối nghĩ suy như vậy. Tất nhiên chỉ suy nghĩ thì không làm nên cơm cháo gì nhưng nó có thể thay đổi cách nhìn và cảm nhận trong sự lạc hậu của truyện tranh của hoạt hình, của game...
  3. langdangchieudongHaNoi

    langdangchieudongHaNoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    920
    Đã được thích:
    0
    Cái đó là tất yếu mà. Sách dạy vẽ tranh *** thì mấy bố tương vào là dạy vẽ truyện tranh hiện đại Nhật Bản. Vì là như thế nên bán chạy kinh khủng. Anh cũng nhăm nhe đi mua nhưng mà chậm chân quá nên chẳng còn quyển nào cả. Thế có buồn không. Bộ trưởng bộ Văn hoá thì vợ chồng suốt ngày đánh chửi nhau, vứt rác ra đường. Quan đã như thế thì dân làm sao mà khá được . Truyện tranh Việt Nam chỉ được mỗi quyển "Thần đồng đất Việt" là hay nhưng mà vừa mỏng vừa đắt lòi mắt. Còn các truyện khác của Việt Nam, thậm chí cả nhiều truyện chữ cũng chẳng ra cái gì. Giống như là cái quyển "Ngũ quái Sài Gòn" bắt chước ý tưởng của "Tứ quái TKKG" nhưng mà chẳng bằng cái móng chân của nó. Hơn nữa, không chỉ truyện mà còn cả phim hoạt hình của Việt Nam đều nặng về giáo dục, lúc nào cũng con không được như thế này, cháu không được như thế kia. Mà không như thế thì các bố bên kiểm duyệt không duyệt cho. Cuối cùng đến với thiếu nhi chỉ là một đống lý thuyết được nhồi nhét một cách gượng ép vào cái gọi là truyện dành cho thiếu nhi. Chán thế thì có đứa nào nó thèm đọc đâu, làm gì mà truyện của nước ngoài tung hoành trong thị trường Việt Nam. Đã có mấy lần bên Văn hoá họp nhau kêu là phải ngăn chặn tình trạng văn hoá phẩm nước ngoài thao túng thị trường Việt Nam bằng cách khuyến khích viết và đọc các tác phẩm trong nước. Nhưng chính các bố đấy lại ngoan cố không chịu thay đổi cách nghĩ, cứ bắt người khác phải đi theo khuôn mẫu cổ hủ truyền thống lâu đời. Cứ làm như thế thì kể cả có phát không truyện cũng chẳng đứa nào thèm lấy. À không, có lấy chứ, lấy về để gói xôi.
  4. Mad_Man

    Mad_Man Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/11/2002
    Bài viết:
    4.476
    Đã được thích:
    0
    Hứ, tức wá, film Final Fantasy mà nó dám dịch thành "Những ảo giác cuối cùng" thì đúng là ngu, thậm tệ ngu, ngu ko thuốc chữa trừ thuốc chuột, ngu ko chỗ chê, ngu mà to còi. Bực wá, nếu ai đã biết đến Square soft ( giờ là Square Enix ) thì ko thể ko bít đến dòng game FF, thực tế, khi game đầu tiên trong dòng game này ra đời, Square đang đứng bên bờ vực phá sản và FF như là "hy vọng cuối cùng", " ảo vọng cuối cùng" của hãng. Tuy nhiên may mắn thay dòng FF đã thành công và tạo ra những tuyệt tác kinh điển về game cho chúng ta.
    Tên bộ film FF cũng mang ý nghĩa đó và dịch fantasy thành ảo giác thể hiện một trình độ ngu khó tả, và việc từ "những linh hồn ẩn náu" mà kết luận về kết thúc của film : "Kết thúc bộ phim, những hồn ma trốn chạy vào lòng đất (và tất nhiên sẽ còn trở lại) còn con người vật vã sống trong những giây phút sắp tàn lụi của trái đất" càng thể hiện sự thiển cận của người viết. Nếu đã xem film, ko bao giờ bạn có thể đi đến một kết luận thiển cận như vậy. Khó có thể nói một cách rành mạch nội dung của film và những ý tưởng được thể hiện trong đó mà bạn hãy tự xem và cảm nhận những ý tưởng lãng mạn trong đó .
    Hơn nữa, bài viết cho rằng xu hướng film cho cái xấu chiến thắng là chưa hoàn toán chính xác, ông ta quên rồi "Ông già và biển cả" hay "Chuông nguyện hồn ai" rồi sao. Đó ko phải là thất bại mà đơn giản chỉ là một cách thể hiện của " Con người có thể bị nghiền nát nhưng ko bao giờ có thể bị đánh bại".
    Thực tế cho thấy rằng tuy luôn đề ra khẩu hiệu "hội nhập quốc tế" nhưng còn ko ít nhà báo và nhiều VIP vẫn còn tư tưởng cứng nhắc, bảo thủ, cố chấp trong lĩnh vực văn hoá."Bế quan toả cảng" hay biết tận dụng cơ hội vượt qua thách thức, điều đó quyết định thắng hay bại.
  5. langdangchieudongHaNoi

    langdangchieudongHaNoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    920
    Đã được thích:
    0
    Quê nhà​
    Quê nhà tôi ơi, xứ Đoài xa vắng
    Khói chiều mênh mông, sông Đà buông nắng
    Nhớ thương làng quê, lũy tre bờ đê
    Ước mơ trở về, nghe mẹ hiền ru bên thềm đá cũ.
    Quê nhà tôi ơi, con đường qua ngõ
    Bóng mẹ liêu xiêu trong chiều buông gió
    Nhớ thương đàn con, biết phương trời nao?
    Áo nâu mùa đông, thương mình lận đận, đêm buồn mẹ ru.
    À ơi, hoa bay lên trời, cây chi ở lại?
    À...à... ơi hoa cải lên trời, rau răm ở lại, chịu lời đắng cay.
    Quê nhà tôi ơi, Ba Vì xanh tím
    Nón chiều che ngang mắt chiều hoang vắng.
    Những đêm mùa đông, khói hương trầm bay,
    Bóng cha ngồi đây, ngọn đèn lung lay, bức tường vôi trắng.
    Quê nhà tôi ơi, quê người con gái
    Mắt buồn da nâu, giấu tình yêu dấu
    Mắt đen về đâu, mắt đen của tôi?
    Mắt đen chờ ai, tháng ngày mỏi mòn, mối tình long đong?
    À ơi, em đi lấy chồng anh vẫn một mình.
    À... à... ơi, táo rụng sân đình, thương anh một mình, một mình nhớ em
    À... ơi, hoa bay lên trời, cây chi ở lại?
    À... à... ơi, hoa cải lên trời, rau răm ở lại, chịu lời đắng cay.
    À... ơi, hoa bay lên trời, à... à... ơi, hoa cải bay đi, rau răm thôi đành...
    À... à... ơi, hoa cải bay đi, rau răm thôi đành... ở lại
    Chẳng hiểu sao hôm nay không còn cái cảm giác muốn được nói về một vấn nạn nào nữa mặc dù đã chọn được chủ đề về vấn đề vệ sinh cá nhân của sinh viên. Anh chẳng biết tại sao nữa, có phải là vì cả ngày hôm nay anh đã chỉ nghe bài hát này suốt, hay là vì em.
    À ơi, em đi lấy chồng anh vẫn một mình.
    À... à... ơi, táo rụng sân đình, thương anh một mình, một mình nhớ em
  6. langdangchieudongHaNoi

    langdangchieudongHaNoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    920
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay định post bài về ngày khai giảng ở Việt Nam nhưng tối nay lúc đi nhậu đã gặp một vấn đề rất là tình hình. Tình hình rất là tình hình là tối nay trời hơi nóng một chút, cũng chả sao cả, dân tình của mình, nhất là cánh chị em vẫn vác những bộ cánh thiếu vải ra dạo phố để anh em lác mắt thì không nói làm gì. Nhưng hôm nay sau một hồi nhậu nhẹt tưng bừng, anh đã có một quyết định rất ư là sáng suốt, đó là đi uống cà phê ở quán Trung Nguyên nằm ở đường Nguyễn Chí Thanh. Và ở đó câu chuyện bắt đầu, khi đang lơ đãng vừa đi lên cầu thang vừa nhìn lên tầng 2 để tìm bàn trống thì bỗng nhiên anh nhìn thấy là một cặp đùi trắng muốt, từ từ lên trên dần là ... tất cả . Vấn đề nghiêm trọng là ở chỗ đấy. Người con gái đó là nhân viên tiếp thị của hãng Lipton với đồng phục màu vàng là một chiếc váy ngắn đến độ mọi người cũng tưởng tượng được rồi đấy, phía trên là một chiếc áo theo kiểu Tarzan girl, tức là một chiếc áo cũng ngắn, chỉ có một quai còn bên kia thì cho hạ xuống tới mức không thể hạ hơn được nữa. Một lát sau lại có thêm một nữ tiếp viên của Tiger đi ra đứng cạnh với một bộ cánh cũng similar tuy chỉ khác ở chiếc áo có 2 quai và có màu xanh truyền thống của Tiger. Vừa ngồi uống cà phê với lũ bạn vừa quan sát thái độ của tất cả các nam khách hàng đi lên. Ai cũng như ai, vừa mới đi lên tới đó là bắt đầu huýt sáo một cách khoái trá. Dường như các hãng đồ uống đều chọn phương thức quảng cáo cho sản phẩm của mình bằng cách sử dụng ***. Nếu như đó là bia thì rất dễ hiểu khi một cô nàng hot như thế nũng nịu mấy ông khách đang ngà ngà say mua thêm sản phẩm của mình. Bây giờ lại có thêm cả nước trà cũng lao vào cuộc nữa. Sướng thì sướng thật, đã thì đã thật nhưng nếu như xét về cái gọi là thuần phong mỹ tục thì có lẽ là rất nghiêm trọng. Hơn nữa nhiều người đều huýt sáo như vậy chẳng nhẽ cô ta lại không biết, hay là cô ta thích đứng đó để show. Kể ra cũng hay đấy nhỉ. Khi nào anh em mình tụ tập làm phát ở đó.
  7. yupi

    yupi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/11/2003
    Bài viết:
    155
    Đã được thích:
    0
    Eo ơi ,, thích thật
  8. holyholy

    holyholy Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/03/2002
    Bài viết:
    243
    Đã được thích:
    0
    ùhm , hôm nào phai đi uống coffi để mở rộng tầm nhìn !
    đùa thế thôi chứ cái chiêu đấy nó nhan nhản ra đấy, chỉ cần xúc tác đèn không wá sáng, không có các quý bà o30 thì ....open up, open up!cái đấy các sếp ở nơi cao cao ấy chắc là biết cả, nhưng mà chả dẹp đưọc ,, vì, luật thì nhiều, mà luật sư thì kém, cảnh sát cũng chả biết luật nào mà bắt, thôi , thế là thôi vẫn thế
  9. holyholy

    holyholy Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/03/2002
    Bài viết:
    243
    Đã được thích:
    0
    mà quên , chưa khen mm , ăn nói hùng hồn ra phết, bravo mm , hồi xưa mm được mấy phẩy văn co thoa? phải về bảo cô làm cái bằng tổ quốc ghi công mới được
  10. thanhthekid

    thanhthekid Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/07/2002
    Bài viết:
    348
    Đã được thích:
    0
    Gì đây tư tưởng chống Cộng hả chán ăn cơm nhà rồi hay sao mà dám phản ảnh các cụ lớn hả

Chia sẻ trang này