1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

THỜI SỰ MIỀN TÂY *_*

Chủ đề trong 'Miền Tây' bởi khanhlinh85, 13/04/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. khanhlinh85

    khanhlinh85 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2006
    Bài viết:
    2.724
    Đã được thích:
    0
    THỜI SỰ MIỀN TÂY *_*

    Cháy vườn Quốc gia Tràm Chim ​


    Những tháng gần đây, Vườn Quốc gia Tràm Chim (Đồng Tháp) liên tục bị cháy và gần đây nhất, hôm 10/4, lửa đã thiêu trụi gần 21 ha đồng cỏ và rừng tràm ở khu A1, trong đó có hơn 2,1 ha tràm tái sinh có độ tuổi 3-10 năm.

    Điều đáng nói là từ đầu mùa khô đến nay, Vườn Quốc gia này đã xảy ra 13 vụ cháy với diện tích hơn 32 ha. Trong đó hơn 2,3 ha tràm tái sinh, tràm dù và còn lại là đồng cỏ ven rừng tràm.

    Lý giải về hiện tượng này, Ban Quản lý Vườn Quốc gia Tràm Chim cho biết: họ thường xuyên túc trực tuần tra bảo vệ, nhưng do diện tích vườn rất rộng hơn 7.300 ha cho nên việc tuần tra trên địa bàn gặp nhiều khó khăn. Khi lực lượng bảo vệ vừa đi khỏi thì người dân chung quanh vùng đệm thường xâm nhập vào rừng tràm để đánh bắt cá, bắt chim , bắt ong mật...

    Hạt kiểm lâm nói rằng, còn có cả lý do đốt rừng vì oán thù cá nhân và tranh chấp đất, nhất là những người dang cư trú ở khu A5 Vườn Quốc gia với người dân ở khu vực xã Phú Hiệp.

    Đặc biệt là có 3 vụ cháy vào ban đêm, nên đội phòng cháy chữa cháy rừng rất khó khăn trong công tác chữa cháy và điều tra thủ phạm. Một nguyên nhân nữa cũng được nêu ra là do mức lương của lực lượng bảo vệ quá thấp (600.000 đồng/tháng) nên họ không mẫn cán túc trực thường xuyên bảo vệ rừng.

    Lực lượng bảo vệ Vườn Quốc gia Tràm Chim đã bắt quả tang một vụ gây cháy rừng hiện đang hoàn tất hồ sơ đưa ra pháp luật xử lý. Lực lượng kiểm lâm tuần tra đã phát hiện bắt và xử lý, giáo dục tại chỗ tổng cộng 59 vụ vụ với 98 đương sự xâm nhập vào rừng trái phép để đánh bắt thủy sản, bắt động vật hoang dã, bắt ong, lấy củi khô, phạt hơn 4 triệu đồng, dỡ 9 lều trại trái phép, tịch thu 3 chiếc xuồng cùng các dụng cụ đánh bắt cá trộm.
  2. khanhlinh85

    khanhlinh85 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2006
    Bài viết:
    2.724
    Đã được thích:
    0
    Vụ chém 5 giảng viên trường ĐH Cần Thơ: Bị can bị tâm thần ​
    Viện Kiểm sát nhân dân quận Ninh Kiều (TP Cần Thơ) vừa ra quyết định đình chỉ điều tra và bắt buộc đi chữa bệnh đối với Bùi Đức Toàn - đối tượng đã vô cớ chém 5 giảng viên - vì bị can này bị tâm thần phân liệt hoang tưởng.
    Viện Kiểm sát nhận định việc gây án của bị can Toàn là do không nhận thức và điều khiển được hành vi gây án, không đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự.
    Ngày 1/3, Bùi Đức Toàn (sinh viên khóa 28 ngành cử nhân Anh văn ĐH Cần Thơ) đã dùng dao chém liên tiếp, gây thương tích nặng cho năm giảng viên và cán bộ của bộ môn. Toàn đã bị bảo vệ trường bắt quả tang và giao cho công an.

  3. khanhlinh85

    khanhlinh85 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2006
    Bài viết:
    2.724
    Đã được thích:
    0
    Ngắt điện để ''trộm tình'' vợ người khác ​

    Không ánh điện, phòng tối om, gã thanh niên bước vào giường, vờ là chồng của An. Người phụ nữ tưởng thật không phản ứng. Trong lúc cao hứng, hắn cất tiếng, An mới phát hiện ra kẻ trộm tình.
    Bị phát hiện người đàn ông vội bỏ quần tháo chạy. TAND thị xã Tân An, Long An, vừa tuyên phạt hắn 4 năm tù về hành vi hiếp dâm.
    Đêm 28/10/2006, sau chầu nhậu, hắn vào khu nhà trọ của người yêu. Khi đi ngang qua phòng của chị An, thấy cửa khép hờ, không có chồng An bên trong, hắn nảy sinh ý đồ xấu. Gã thanh niên ngắt cầu dao điện, ung dung bước vào căn nhà tối om, đóng cửa lại.
    Trong lúc quan hệ ********, hắn cất tiếng. Nghe giọng nói lạ, biết không phải là chồng, chị An đã hô hoán.
    Nguồn: Báo Pháp Luật

  4. khanhlinh85

    khanhlinh85 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2006
    Bài viết:
    2.724
    Đã được thích:
    0
    Bói toán lộng hành ở núi Sam ​

    Hằng năm, khi vào mùa vía bà Chúa Xứ thì ở núi Sam (Châu Đốc, An Giang) lại rộ lên tình trạng bói toán. Cộm cán hơn hết vẫn là ?othầy? Năm Ngoan với những ?othành tích? không chỉ về mê tín dị đoan mà còn liên quan đến tệ nạn xã hội khác...
    Lò đào tạo của ?othầy? Năm
    Trở lại núi Sam, chúng tôi tiếp cận được một số đệ tử của ?otrùm? thầy bói Năm Ngoan (Nguyễn Văn Ngoan, 60 tuổi, ở tổ 4, khóm Vĩnh Tây 1, phường Núi Sam). ?oThầy? Tây, ?othầy? Hai, ?othầy Nguyễn?... (tên thật đã được thay đổi) liên tục rít thuốc kể phận ?obán thân học nghề?.

    Hằng năm có khoảng 2,5 triệu khách hành hương về đền bà Chúa Xứ ở núi Sam, Châu Đốc. Rất nhiều trong số khách hành hương là nạn nhân của trò bói toán lừa bịp của Năm Ngoan và đồng bọn - Ảnh: Tr.Đức

    Cũng như nhiều đệ tử khác, ?othầy? Hai bước vào nghề khi mới 20 tuổi. Thấy Hai sáng sủa, ?othầy? Năm Ngoan vỗ về: ?oVào nghề với thầy được ngồi mát hưởng bát vàng, thu nhập còn hơn lương tổng thống!?. Hai được ông Năm Ngoan cho học bí kíp ?othánh bói?, do chính ông ta soạn, chủ yếu là coi tuổi đoán số mạng. ?oThầy? Tây, ?othầy? Ph., từng là môn đệ của ?othầy? Năm Ngoan, cho biết: ?oChủ yếu tập trung vào các chiêu miếng hù dọa khách. Cỡ chừng một tháng đã có thể tốt nghiệp trở thành thầy bói ngồi giải bàn xăm, coi chỉ tay?.
    Nguyễn, người ?ogiàu chữ? nhất trong số các thế hệ đệ tử của ông Năm Ngoan, cho biết ?othầy? Năm Ngoan đưa vào giáo trình nhiều mánh khóe để trấn áp tinh thần khách hàng. ?oThầy dạy rằng khi coi bói cho khách phải nói như thánh, nhìn như thôi miên, phải chủ động tấn công dồn dập không để khách có thời gian lý sự, hỏi những câu cắc cớ? - Nguyễn nói. ?oThầy? Năm đào tạo ra hàng chục thầy bói để bố trí vào làm việc tại các ?ovăn phòng? của thầy ở núi Sam mỗi năm.
    Ngoài coi bói, làm bùa cũng là một chiêu moi tiền khách của thầy trò Năm Ngoan. Một đệ tử ?obật mí?: ?oCó lần được sư phụ giao nhiệm vụ ra chợ Châu Đốc đặt mua vài thùng dầu gió thơm (loại 1.000-1.500 đồng/lọ) để về nhét hộc tủ làm bùa...?. Ông Năm Ngoan còn đặt làm 13 loại ấn bằng gỗ có khắc chữ Hán dùng để đóng vào giấy vàng hoặc đỏ rồi ép nhựa, ?osản xuất? bùa phép hàng loạt, đặt bằng những tên nghe rất... cõi trên: ấn Ngọc hoàng, ấn Ngũ lôi, ấn Bát quái... Nói chung, bùa của ông Năm Ngoan đa chủng loại, khách cần gì ?othầy? làm bùa nấy. Và tùy vào mức độ ?ocắn câu?, mỗi lá bùa phép có giá từ vài trăm ngàn đến ba, bốn triệu đồng. Mỗi mùa vía bà số bùa phép này đem về cho ?othầy? Năm vài tỉ đồng, theo tính toán của các đệ tử.
    Chủ tịch UBND thị xã Châu Đốc Nguyễn Thanh Tâm cũng tỏ ra bức xúc trước những chuyện mê tín dị đoan và mất trật tự ở núi Sam (!). Ông Tâm tỏ ra bất ngờ khi biết băng nhóm Năm Ngoan đã nhiều lần hành hung kiểu côn đồ: ?oDữ vậy sao??. Ông nhìn nhận: một trung tá công an được giao xử lý vụ việc đã nhiều lần chỉ đạo xử lý ?ochưa đúng mức?.

    Tại trung tâm coi bói 1 của ?othầy? Năm Ngoan sau lưng chùa Tây An trên núi Sam, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên khi biết bên trong ?ohậu cung? có một phòng ?ohoa chúc?. Phòng có giường nệm, máy lạnh, két sắt, máy fax điện thoại. Khi chúng tôi đến coi bói, ?othầy? Năm đang nằm úp bụng mỡ cho bốn đệ tử lốp bốp đấm bóp mátxa.
    Một lần, đệ tử tên Đ. vạch áo quần chỉ cho chúng tôi thấy những vết thương bầm đen trên đùi, lưng, vết tích của những trận đòn nhừ tử bằng roi vọt của ?othầy? Năm Ngoan: ?oĐệ tử nào từ chối ?ochìu? đều bị thầy kiếm chuyện cho đàn em đánh đập dã man?. ?oChìu? cái ham muốn bệnh hoạn của thầy, vài đệ tử đã sinh bệnh tật ở đường hậu môn!
    Nhiều người cho biết ?othầy? Năm Ngoan là tay dốt chữ, từng là tay tứ đổ tường ở núi Sam. 20 năm trước, ?othầy? Năm tập tành đọc sách tướng số rồi học lóm các bậc đàn anh theo nghề bói toán. Do có máu ?oanh chị? nên ông ta chiêu tập đàn em. Những ai bén mảng đến lãnh địa giành khách đều bị ?othầy? Năm hành xử theo kiểu giang hồ, không qui thuận thì cũng tìm đường tháo chạy.
    Vì sao ?othầy? Năm ngang nhiên lộng hành?
    Mượn đạo trạo đời và bày ra nhiều trò mê tín để lường gạt, nhưng nhiều năm qua hệ thống bói toán của ông ta vẫn ngang nhiên tồn tại. Nhiều người đồn đoán rằng ông ta đã được ai đó bảo kê.
    Giữa cuối tháng 2-2007, sau khi các tờ báo có bài phản ánh về tệ nạn bói toán ở núi Sam, thị xã Châu Đốc đã ra quân rầm rộ kiểm tra hoạt động này. ?oThầy? Năm Ngoan ngay thời điểm đó tung tin sẽ tiêu hủy hết số bùa phép đã sản xuất. Tuy nhiên ngay sau đó, khi tình hình yên ắng, thầy trò Năm Ngoan lại ?otrỗi dậy?: từ ba cơ sở coi bói, tiếp tục mở thêm hai cơ sở nữa. Đội quân bán nhang, đèn, xe ôm cũng được ông ta giao thêm nhiệm vụ làm cò dắt mối.
    Một đệ tử ruột tên Cần được ?othầy? Năm tin cẩn giao hằng ngày đi thu tiền ở các cơ sở này. Người dân xóm núi Sam thở dài: bói toán, lừa gạt lộng hành mà chính quyền cứ kiểm tra qua quít, làm cho có thì chỉ càng làm cho bọn xấu được trớn hung tợn hơn. Đã có rất nhiều vụ thầy trò Năm Ngoan lừa gạt, bị công an địa phương đưa về làm việc nhưng rồi đâu lại vào đó, hôm sau các ?othầy? lại nhởn nhơ bói toán nhộn nhạo.
    Không chỉ lộng hành trong lĩnh vực buôn thần bán thánh, ?othầy? Năm Ngoan cũng sẵn sàng ra tay như một băng nhóm côn đồ. Mới đây, hôm mùng 4 tết, gia đình bà Nguyễn Thị Hoa (trụ trì chùa Thạch An Tự, khóm Vĩnh Tây) bị ?othầy? và hàng chục đệ tử cầm hung khí xông vào nhà đập phá. Sau đó, vợ của một sĩ quan công an đã đến gặp bà Hoa tâm sự: đừng thưa kiện gì vì nếu thưa kiện có nhiều người bị ảnh hưởng...
    Nhiều vụ hành hung người có tổ chức của ?othầy? được phát hiện nhưng cơ quan pháp luật chưa xử lý đến nơi đến chốn. Những người là nạn nhân của ông ta ngao ngán và uất ức: ?oChúng tôi không tin vào công an địa phương nữa. Năm Ngoan nói đã mua đứt họ rồi!?. Ngay cả ông Phan Văn Trắng, trưởng ban quản trị lăng miếu núi Sam, cũng lắc đầu chua chát: ?oĐã nhiều lần phản ánh tình trạng buôn thần bán thánh của Năm Ngoan nhưng đâu lại vào đấy, chẳng thấy ai động tịnh gì?.

    [​IMG]
  5. khanhlinh85

    khanhlinh85 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2006
    Bài viết:
    2.724
    Đã được thích:
    0
    Bó cóc chữa bách bệnh

    "Chỉ cần 5 đến 7 giờ sau khi bó cóc, thầy sẽ mở ra để bắt sâu, hoặc vi trùng bởi theo nguyên tắc con sâu hoặc vi trùng từ trong đầu gối sẽ chui ra ăn thịt cóc" - "ông lang" Lâm Văn Diệp khẳng định với đám bệnh nhân được bố trí trú ngụ trong? chuồng vịt nhà ông(?).
    Sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo ở ấp Cây Da, xã Tập Sơn, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh, ông Lâm Văn Diệp (58 tuổi) chưa học hết cấp 1 trường làng nên quanh năm chỉ làm ruộng, chăn vịt và làm thêm nghề bắt rắn. Hơn một năm trở lại đây, sau dịch cúm gia cầm, bỗng một đêm ông Diệp đổi nghề trở thành thầy lang chữa trị nhiều bệnh nan y.
    Người dân, bất cứ bệnh gì tìm đến đều được ông này đắp bó thuốc, theo một công thức, kể cả mổ xẻ, cắt một phần thân thể. Trong vai bệnh nhân, PV Báo CAND vào cuộc, lột tả nhiều sự thật đáng ghê sợ.
    Phòng điều trị là? chuồng heo, chuồng vịt!
    Nhà ông Năm Diệp chỉ là một căn nhà lá, vách thưa trống trải nằm heo hút chốn đồng quê, chung quanh có mấy cái chuồng vịt, chuồng heo đã bỏ trống. Khi chúng tôi đến đã có rất nhiều người chờ đợi để được thầy Năm Diệp khám bệnh.
    Muốn được thầy chữa bệnh, người bệnh phải bắt thẻ chờ đến lượt. Sau khi bắt mạch, xem bệnh, thầy sẽ ghi vào sổ bệnh án (cuốn sổ như cùi bán vé xe khách).
    Trong sổ, thầy sẽ kê toa, liều lượng thuốc uống, thuốc bó, nhưng chỉ là các loại rau cỏ vốn quen thuộc với người dân quê xứ này. Đặc biệt, hầu hết bệnh nhân (và cả người nhà bệnh nhân) được thầy bố trí nơi nghỉ ngơi và điều dưỡng, trú ngụ tại những chuồng vịt, chuồng heo kế cạnh nhà thầy cho tiện chữa trị.
    Qua khảo sát của chúng tôi, với từng bệnh nhân, tuỳ theo bệnh án mà thầy đã tuyên khi khám để trị, cho uống thuốc hoặc bó thuốc.
    Với những loại thuốc uống, thầy chỉ đạo cho đám người làm công băm giã các loại cây, cỏ để lấy nước uống trực tiếp hoặc nấu lấy nước cho uống. Nhưng hầu như thầy đặc trị một bài thuốc giã nát rễ, lá cây sau đó trộn với rượu đế bó vào chỗ bệnh như: bướu cổ, bướu hạch, đau khớp gối?
    Mỗi lần bó thuốc, chúng tôi không biết trọng lượng thuốc là bao nhiêu nhưng nhiều người bệnh phải mang cái chân nặng và to đùng như cái cột nhà và mỗi ngày ít nhất phải thay thuốc 1 lần.
    Điều làm chúng tôi rùng mình khiếp sợ khi lần đầu tiên thấy kiểu chữa bệnh quái dị của thầy lang này. Thầy bắt con cóc đang nhảy, mổ bụng ra sau đó bó thẳng vào khớp gối.
    Một bệnh nhân cho biết, mỗi ngày thầy bó hết 10 con cóc. Kiểu chữa bệnh này được ông Năm Diệp tuyên bố là "bài thuốc bí truyền".
    Thầy lang chăn vịt khẳng định trước mặt hàng chục bệnh nhân rằng: "Chỉ cần 5 đến 7 giờ sau khi bó cóc, thầy sẽ mở ra để bắt sâu, hoặc vi trùng bởi theo nguyên tắc con sâu hoặc vi trùng từ trong đầu gối sẽ chui ra ăn thịt cóc". Thế nhưng, nhiều bệnh nhân vẫn không hề nghi ngờ kiểu chữa trị này.
    Người bệnh tên Lương Quang Minh ở quận 8, TP HCM bị căn bệnh tắc mạch máu, hoại tử bàn chân bên phải đã hơn 6 tháng, từng điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy và một số cơ sở y tế cho biết: ?oTôi điều trị ở Sài Gòn không hết, lần đầu bác sĩ nói không có thuốc đặc trị, phải cưa bỏ chân. Còn ở Trung tâm Chỉnh hình TP HCM đòi tháo khớp háng, tôi sợ quá. Được bạn bè giới thiệu, đến đây thầy cắt bỏ 2 ngón chân và bó thuốc gần 2 tháng, bàn chân đã có dấu hiệu bớt nhiều, da đã mọc ra(?!)".
    Thế nhưng nhìn các ngón chân của anh Minh còn lại, màu da đã chuyển sang màu đen như nhọ nồi, bốc mùi? chúng tôi càng lo ngại nhưng anh Minh cho rằng đã khỏi. Còn thầy Năm Diệp tuyên bố hùng hồn rằng: "Nếu để ở đây thì tôi chữa khỏi, còn đem đến bệnh viện thì kể như bỏ".
    Mất ANTT và gây ô nhiễm môi trường
    Người dân địa phương cho biết, mỗi ngày có hàng trăm người đến chữa bệnh tại nhà Năm Diệp, có ngày đến vài trăm người. Bình quân mỗi ngày tại nhà thầy lang chăn vịt, bệnh nhân ngốn một lượng lớn cây cỏ, hoa lá (được cho là thuốc Nam) nên tại đây đã hình thành một tổ y dược, hàng ngày chuyên đi tứ xứ tìm... hoa lá, cành và cả những con cóc để cung cấp cho người bệnh.
    Mỗi kilôgam được gọi là cây thuốc Nam có giá từ 1 đến 2 ngàn đồng, chưa kể công lao băm, cắt cây và bó thuốc cho người bệnh. Với bệnh nhân đau khớp phải bó cóc, tại đây có người chuyên cung cấp cóc, giá 1.000 đồng/con.
    Từ khi ông Năm Diệp trương bảng trị bệnh, lượng khách ngày một đông. Do phải đi bộ băng đồng và giồng cát mới đến được nhà thầy nên dọc đường mọc lên những điểm giữ xe và cả những quán gió đầu làng kinh doanh các mặt hàng thực phẩm, ăn uống nhộn nhịp.
    Nhiều người kêu trời bởi môi trường bị ô nhiễm do việc khám chữa bệnh và sinh hoạt của người bệnh. Nếu tính trung bình, mỗi ngày có đến hàng trăm ký bã thuốc đắp ung bướu, xác cóc sống tươi được bệnh nhân vứt xuống dòng kênh Cây Da.
    Ngoài ra, tất cả mọi chất thải trong sinh hoạt hàng ngày đều vứt xuống dòng kênh, gây ô nhiễm nguồn nước trầm trọng, mùi hôi thối xông lên nồng nặc.
    Thế nhưng, cũng chính nguồn nước này mọi người múc lên để ăn uống, tắm giặt. Anh Kim Eng - Chi hội Cựu chiến binh ấp Cây Da, bức xúc cho biết: Trước đây, bà con sử dụng nguồn nước từ kênh này và đánh bắt thủy sản để cải thiện bữa ăn cho gia đình. Bây giờ nó ô nhiễm quá, không còn ai dám câu cá hay đặt lờ, đặt lọp để bắt cá nữa. Đây là nỗi bức xúc của hàng trăm gia đình sinh sống tại khu vực này.
    UBND xã Tập Sơn đã nhiều lần mời ông Lâm Văn Diệp lên xã để lập biên bản, nghiêm cấm các hoạt động chữa bệnh trái phép nhưng ông thầy lang chăn vịt này vẫn cố tình lẩn tránh.

    [​IMG]
  6. khanhlinh85

    khanhlinh85 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2006
    Bài viết:
    2.724
    Đã được thích:
    0
    Đồng Tháp: Sập cổng trường làm chết học sinh mẫu giáo ​

    Tại xã Phú Thành B, huyện Tam Nông vừa xảy ra chuyện đau lòng: Cánh cổng một trường mẫu giáo vừa mới xây trong chương trình kiên cố hoá trường lớp đã đổ ngã, làm chết học sinh Lê Hoài Nhân (sinh ngày 4.2.2004). Sau khi xảy ra sự việc, địa phương tìm cách bưng bít thông tin này với cấp trên. Mãi đến khi Bộ GDĐT "hỏi thăm", Sở GDĐT Đồng Tháp mới ngỡ ngàng biết được.
    Đã hơn nửa tháng trôi qua, nhưng vợ chồng anh Lê Văn Trưởng, chị Lê Thị Nhờ ngụ xã Phú Thành B vẫn chưa hết nguôi ngoai về cái chết tức tưởi của đứa con đầu lòng Lê Hoài Nhân ngay trên sân trường lúc 6 giờ 40 ngày 29.3.
    Thực ra cái chết của cháu Nhân chỉ là hậu quả của sự việc đã được nhiều người nhìn thấy từ lâu, nhưng lại không khắc phục. Bà Nguyễn Thị Liễu, Hiệu trưởng Mẫu giáo Phú Thành B cho biết: Đầu năm học 2006-2007, khi tiếp nhận chúng tôi đã phát hiện trường xây dựng kém chất lượng. Nhưng sau nhiều lần thông báo bằng điện thoại không có hiệu quả, ngày 9.1.2007, tôi làm công văn gửi BQL dự án, Phòng GDĐT huyện Tam Nông đề nghị sửa chữa 7 hạng mục.
    Trong đó cánh cổng bị sập làm chết cháu Nhân thiếu 1 bản lề so với thiết kế mà các mối hàn lại rất mỏng nên đã long sút ra. Thế nhưng mãi đến 14.2, đội thi công mới đưa người vào. Nhưng do nhà thầu chỉ làm qua loa nên nhà trường không ký vào biên bản sửa chữa. Đúng 1,5 tháng sau đó, cánh cổng được sửa chữa lần 2 này tiếp tục đổ ngã và gây ra cái chết của cháu Nhân.
    Tuy nhiên điều đáng nói ở đây là địa phương đã bưng bít thông tin. Một lãnh đạo Sở GDĐT cho biết: "Khi sự việc xảy ra, sở không nhận được bất kỳ thông tin nào. Mãi đến khi Vụ Giáo dục mầm non (Bộ GDĐT) điện thoại vào, chúng tôi hỏi mới được Phòng GDĐT huyện báo cáo!
    Sau khi sự việc xảy ra, Công an huyện Tam Nông đã mời gia đình cháu Nhân và nhà thầu để đi đến thảo thuận mức bồi thường. Theo đó, nhà thầu chỉ bồi thường cho gia đình số tiền 25.750.000 đồng kèm điều kiện: Gia đình ký vào bản cam kết bãi nại. Và đó cũng chính là cái mốc để các cơ quan hữu trách "treo" lại vụ việc.
    Đáng nói, sau khi để xảy ra cái chết vì công trình chất lượng kém, ngày 5.4, trước sự chứng kiến của đại diện Chi bộ và Ban Nhân dân ấp Phú Long, đại diện nhà thầu cam kết sẽ kiểm tra lại công trình và sửa chữa lại những chỗ còn khiếm khuyết để đảm bảo an toàn đối với người sử dụng. Thế nhưng mãi đến nay, nhiều hạng mục của công trình tiếp tục xuống cấp và đe doạ tính mạng học sinh và giáo viên nơi đây.
    Cô Phạm Thị Thanh Thoảng, giáo viên lớp Tigon, người vừa thoát chết sau cú đổ sập cánh cửa lớp cho biết: "Nhiều cửa sổ phòng học đã long sút, bể cả kính chắn. Còn đường thoát nước thì sụp nhiều đoạn. Riêng cánh cổng đến nay vẫn chưa ai hàn lại. Vì vậy vào giờ chơi, giáo viên tụi em phải chia nhau canh giữ các điểm này".

    [​IMG]
  7. khanhlinh85

    khanhlinh85 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2006
    Bài viết:
    2.724
    Đã được thích:
    0
    Giết em vì bị anh phụ tình ​

    Được Nguyễn Thị Út - em gái của người yêu - cho biết, trong thời gian quan hệ với mình, Hoàng Ai còn có tình cảm với một cô gái khác, Tú rắp tâm trả thù. Lừa Út xuống thị trấn Hộ Phòng, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu, Tú đẩy Út xuống sông...
    Sau hơn hai tháng phối hợp điều tra, ngày 15/3, Cơ quan CSĐT - Bộ Công an và Công an tỉnh Bạc Liêu hoàn tất kết luận điều tra về vụ án giết người do mâu thuẫn tình ái xảy ra tại thị trấn Hộ Phòng, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu.
    Theo nội dung kết luận điều tra thì vào khoảng 7h ngày 5/10/2004, tại ấp Quyết Chiến, xã An Trạch, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu, ngư dân phát hiện thấy xác một phụ nữ chết vướng vào hàng đáy trên sông Hộ Phòng - Gành Hào.
    Qua công tác khám nghiệm hiện trường, tử thi xác định là Nguyễn Thị Út (19 tuổi), trú tại ấp 7, xã Tân Lộc, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau. Kết luận của Tổ chức giám định pháp y tỉnh Bạc Liêu: "Nguyên nhân chết của nạn nhân Nguyễn Thị Út do ngạt nước".
    Nguyên nhân tử vong thì đã rõ, việc người dân vùng sông nước té sông dẫn đến tử vong cũng là chuyện thường tình. Song nhìn nhận về cái chết của Nguyễn Thị Út, qua công tác trinh sát nắm tình hình và hiện trường vụ án thì? không thể loại trừ là vụ án hình sự.
    Căn cứ kết quả khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, cũng như lời khai của Lê Văn Tèo - cán bộ Phòng CSBV và Hỗ trợ tư pháp tỉnh Bạc Liêu, có gặp Út và một người phụ nữ ngồi xe đi về hướng Cà Mau.
    Chị Quách Thị Trinh, chủ nhà trọ An Bình tại ấp 1, thị trấn Hộ Phòng, cũng xác định hai phụ nữ nói trên có đến thuê phòng trọ số 8 để nghỉ, nhưng đến 16h cùng ngày thì trả phòng.
    Căn cứ trên hồ sơ thu được, Cơ quan điều tra Công an tỉnh Bạc Liêu đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Trần Thị Cẩm Tú về hành vi giết người. Nhưng thời gian này, Trần Thị Cẩm Tú đã bỏ địa phương đi đâu không rõ, nên Công an tỉnh Bạc Liêu đã ra lệnh truy nã đối với Trần Thị Cẩm Tú.
    Ngày 1/11/2005, Phòng CSHS Công an tỉnh Bạc Liêu đã tổ chức bắt Trần Thị Cẩm Tú. Nhưng tại cơ quan điều tra, Trần Thị Cẩm Tú không thừa nhận có đi cùng với Nguyễn Thị Út. Do vậy, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bạc Liêu đã ra quyết định từ chối phê chuẩn lệnh tạm giam và ra quyết định trả tự do cho Trần Thị Cẩm Tú.
    Nhưng, với quyết tâm đưa vụ án ra ánh sáng, Công an tỉnh Bạc Liêu đã yêu cầu Cục CSĐT tội phạm về TTXH - Bộ Công an hỗ trợ điều tra.
    Theo đề nghị của Cục CSĐT tội phạm về TTXH, qua xem xét tình tiết vụ án và kết luận điều tra của Công an Bạc Liêu, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã có quyết định gia hạn điều tra đặc biệt đối với vụ án.
    Sau khi thu thập chứng cứ, Cơ quan điều tra Bộ Công an đã di lý đối tượng về Cơ quan CSĐT Bộ Công an để thẩm tra, xét hỏi.
    Trước những chứng cứ xác thực, lời động viên, giải thích hợp tình, hợp lý của điều tra viên, Trần Thị Cẩm Tú đã suy nghĩ khá lâu. Sau đó, Cẩm Tú đề nghị điều tra viên cho luật sư của mình cùng tham gia ghi nhận về lời khai của Trần Thị Cẩm Tú.
    Tại biên bản ghi lời khai có sự tham gia của luật sư và đại diện của Viện Kiểm sát, Trần Thị Cẩm Tú đã thừa nhận hành vi giết người, cũng như động cơ dẫn đến việc trả thù của mình.
    Trần Thị Cẩm Tú khai nhận, Tú và Nguyễn Hoàng Ai, cán bộ Phòng CSBV và Hỗ trợ tư pháp, Công an tỉnh Bạc Liêu quen biết nhau vào khoảng tháng 3/2004 thông qua người em ruột là Nguyễn Thị Út.
    Từ mối quan hệ trên, đến tháng 5/2004, Nguyễn Hoàng Ai đã báo cáo với lãnh đạo cơ quan và cùng gia đình đến gia đình Tú để cầu hôn, hai bên gia đình dự định đến tháng 9/2004 tổ chức hôn lễ.
    Nhưng, sau đó Hoàng Ai có ý chấm dứt quan hệ với Tú. Gia đình Tú cũng biết được việc này, đã ngăn cản Tú tiếp tục quan hệ với Hoàng Ai, nhưng Tú và Hoàng Ai vẫn thường xuyên hẹn hò với nhau. Kết quả những lần hẹn hò đó Tú bị nhiều trận đòn của gia đình và bị đuổi ra khỏi nhà.
    Qua tâm sự Tú được nghe Út tiết lộ trong thời gian yêu Tú, Hoàng Ai còn quan hệ yêu đương với một phụ nữ khác ở chợ phường 3, thị xã Bạc Liêu và đang có tình cảm với Đỗ Thị Vũ Loan ở chung phòng trọ với Út.
    Nghe xong, Tú rất thù tức Hoàng Ai và Út, từ đó Tú nảy sinh ý định lừa Út xuống thị trấn Hộ Phòng, huyện Giá Rai đẩy Út xuống sông để giết Út.

    [​IMG]
  8. coconutland

    coconutland Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/02/2007
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    Lốc xoáy gây thiệt hại nặng về người và tài sản tại thị trấn Sông Đốc
    [​IMG][​IMG]
    Vào lúc 14 giờ 50 phút ngày 23/4/2007, một cơn mưa kèm theo gió lốc cực mạnh đi qua địa bàn thị trấn Sông Đốc (huyện Trần Văn Thời), tuy chỉ trong vòng khoảng 5 phút nhưng đã gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Theo thống kê chưa đầy đủ, toàn thị trấn Sông Đốc có 391 căn nhà dân bị tốc mái, 29 căn bị sập hoàn toàn, 33 phòng học bị tốc mái và hư hỏng nặng, 14 cột điện trung và hạ thế bị sập, nghiêng, 2 dãy nhà bán vật liệu xây dựng của DNTN Tấn Lợi bị hư hỏng hoàn toàn.
    Cơn lốc còn làm bị thương 14 người, trong đó có 12 học sinh tiểu học. Thương tâm nhất là trường hợp em Trần Thị Thuỳ, sinh năm 1996, trú tại xã Phong Điền (huyện Trần Văn Thời), học sinh lớp 5 của Trường Tiểu học 6 Sông Đốc, do phòng học bị tốc mái, khi em vừa chạy ra ngoài liền bị tôn bay trúng vào người rất nặng và được đưa đi cấp cứu kịp thời, nhưng em đã chết sau đó không lâu. Cơn lốc còn gây tốc mái 2 dãy nhà xưởng và làm hư hỏng lò đốt, ống khói của Xí nghiệp Chế biến Chả cá Sông Đốc (trực thuộc Công ty Cổ phần Dịch vụ Khai thác Thuỷ sản Cà Mau), thiệt hại tài sản khoảng vài trăm triệu đồng. Điều rất mừng là ngay thời điểm xảy ra cơn lốc, gần 300 công nhân của Xí nghiệp đang trong ca sản xuất nhưng không có ai bị thương. Và rất may mắn là khi cơn lốc làm sập và tốc mái trên 400 căn nhà ở thị trấn Sông Đốc lại trùng vào thời điểm cúp điện nên không có ai bị tai nạn do điện giật.
    Ngay sau khi nhận được tin báo, lúc 18 giờ cùng ngày, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Phạm Thành Tươi cùng lãnh đạo một số sở, ngành tỉnh và huyện Trần Văn Thời đã đến hiện trường thăm hỏi các hộ dân bị nạn và chỉ đạo Đảng uỷ, chính quyền thị trấn Sông Đốc khẩn trương khắc phục hậu quả do cơn lốc gây ra. Phát biểu tại buổi làm việc với lãnh đạo huyện Trần Văn Thời và thị trấn Sông Đốc, Phó Chủ tịch Phạm Thành Tươi yêu cầu UBND thị trấn Sông Đốc phối hợp với các ngành chức năng của huyện Trần Văn Thời khẩn trương điều tra, thống kê chính xác mức độ thiệt hại tài sản của nhân dân, của Nhà nước; đồng thời, tổ chức thăm hỏi, hỗ trợ tiền cho các hộ gia đình có người chết, người bị thương, nhà bị sập, tốc mái; triển khai ngay việc khắc phục các phòng học bị hư hỏng để các em học sinh sớm trở lại học tập. Phó Chủ tịch Phạm Thành Tươi cũng đề nghị, UBND huyện Trần Văn Thời và UBND thị trấn Sông Đốc cần tiến hành di dời các hộ dân đang sống ở ven biển, cửa biển vào ngay bên trong đất liền để hạn chế thiệt hại về tính mạng và tài sản của nhân dân khi có thiên tai xảy ra.
    Nguồn: http://camau.gov.vn
  9. thtr321

    thtr321 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    1.183
    Đã được thích:
    0
    Khởi công xây dựng Nhà máy bia Sài Gòn ?" Bạc Liêu
    Ngày 28-4-2007, tại Khu công nghiệp Trà Kha, phường 8, thị xã Bạc Liêu, Tổng Công ty Bia nước giải khát Sài Gòn chính thức khởi công xây dựng Nhà máy bia Sài Gòn- Bạc Liêu.
    Nhà máy bia Sài Gòn ?"Bạc Liêu có tổng vốn đầu tư khoảng 200 tỉ đồng, được thiết kế theo dây chuyền mở, công nghệ của Đức và châu Âu do Công ty Cổ phần cơ khí và xây lắp Công nghiệp (IMECO) thi công trên khuôn viên 3,6 ha của Khu công nghiệp Bạc Liêu. Theo ông Cao Anh Lộc, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu, đây là công ty đầu tiên đầu tư vào Khu Công nghiệp Trà Kha của tỉnh Bạc Liêu, tỉnh sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty thi công cũng như hoạt động theo luật doanh nghiệp và chính sách thu hút đầu tư của Bạc Liêu.
  10. vi_hoc

    vi_hoc Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/07/2005
    Bài viết:
    186
    Đã được thích:
    0
    Thủ tướng ***************:
    Đầu tư mạnh cho đồng bằng sông Cửu Long ?ocất cánh?
    Ngày 30-4, tại xã Đông Phú, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang, Thủ tướng *************** đã phát lệnh khởi công xây dựng cụm công nghiệp tàu thủy và Nhà máy đóng tàu Hậu Giang (thuộc Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy VN - Vinashin).
    Đây là cụm công nghiệp tàu thủy lớn nhất khu vực ĐBSCL, có vốn đầu tư trên 1.000 tỉ đồng, mở ra một ?okỷ nguyên công nghiệp? mới ở khu vực này.
    Phát triển công nghiệp đóng tàu
    Khẳng định Đảng và Nhà nước rất quan tâm đầu tư xây dựng ngành tàu thủy VN, Thủ tướng nhấn mạnh:
    ?oTừ chỗ chúng ta chỉ đóng được tàu 1.000-2.000 tấn thì những năm vừa qua, cán bộ, công nhân ngành tàu thủy đã nỗ lực đóng tàu thủy viễn dương lên tới 50.000 tấn cho nhiều nước trên thế giới. Khách hàng đã ký hợp đồng với Vinashin trên 10 tỉ USD, điều đó có nghĩa trong vài năm tới chúng ta phải giao cho khách rất nhiều tàu biển loại lớn?.
    Chính vì thế mà cụm công nghiệp tàu thủy và Nhà máy đóng tàu Hậu Giang là bước mở rộng qui mô đóng tàu biển loại lớn và phát triển của ngành công nghiệp tàu thủy VN. Theo qui hoạch, cụm công nghiệp này còn đầu tư hàng chục nghìn tỉ đồng để xây dựng những nhà máy sản xuất container, lắp ráp động cơ tàu thủy, sản xuất công nghiệp phụ trợ.
    Teakwang Vina đầu tư xây dựng khu dân cư Nhơn Trạch
    Tỉnh Đồng Nai vừa ký thỏa thuận đồng ý về địa điểm với Tập đoàn Teakwang Vina (Đài Loan) đầu tư xây dựng khu dân cư Nhơn Trạch (Đồng Nai) với số vốn đầu tư hơn 300 triệu USD. Với diện tích khoảng 50ha, đây được xem là một trong những dự án đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực bất động sản khá lớn tại Đồng Nai. Tại đây, chủ đầu tư dự kiến qui hoạch xây dựng một khu dân cư mới, với các trung tâm thương mại - mua sắm, khu dịch vụ - giải trí...
    Theo chủ đầu tư, nếu dự án được phê duyệt, Teakwang Vina sẽ triển khai xây dựng ngay trong năm 2007.

    Theo qui hoạch đã được Chính phủ phê duyệt, ngoài Hậu Giang có thể đóng tàu biển loại 53.000 tấn, còn có một vài cụm công nghiệp đóng tàu nữa như: tại Soài Rạp - Tiền Giang, Năm Căn - Cà Mau, ở biển Tây - Kiên Giang. Trong đó cụm công nghiệp tàu thủy Soài Rạp có khả năng đóng tàu trên 300.000 tấn. Từ nay đến năm 2010 sẽ đưa các cụm công nghiệp này vào hoạt động, thu hút hàng trăm ngàn lao động, góp phần thiết thực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế của khu vực ĐBSCL.
    Đầu tư mạnh vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng Phát triển lợi thế biển, phát huy năng lực đóng tàu nhưng phải gắn kết phát triển cơ sở hạ tầng mới phát huy được tất cả thế mạnh. Chính vì thế, trước đó, tại buổi làm việc với lãnh đạo thành phố Cần Thơ vào chiều 29-4, Thủ tướng *************** đã yêu cầu Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Hồ Nghĩa Dũng báo cáo tiến độ thực hiện dự án đào kênh tắt Quan Chánh Bố qua địa phận tỉnh Trà Vinh để có thể cho tàu 10.000 tấn đầy tải hoặc tàu 20.000 tấn vơi tải có thể ra vào dễ dàng. Thủ tướng đã nhắc: ?oBộ Giao thông vận tải phải rà soát lại các bước, thực hiện thật nhanh và trong năm nay phải tiến hành thi công xẻ kênh. Nếu không có luồng tàu này thì ĐBSCL vẫn chưa thể vươn ra biển lớn?.
    Thủ tướng chỉ đạo đến 2010 phải thực hiện xong tuyến đường cao tốc bốn làn xe từ TP.HCM đến Cần Thơ để gắn kịp vào cầu Cần Thơ khi hoàn thành, tạo một tuyến đường bộ thông suốt đến mũi Cà Mau. Hiện tại, tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương và tuyến N2, nam sông Hậu... đang trong giai đoạn thi công, sẽ hoàn thành vào năm 2008-2010. Riêng cầu Cần Thơ, Thủ tướng đã ghé thăm công trình này vào ngày 30-4, đồng thời đánh giá cao tiến độ thực hiện của các nhà thầu, trong đó có nhà thầu chính xây dựng thân cầu với tiến độ rất khả quan, kịp hoàn thành vào cuối năm 2008. Hiện tại phần trụ cầu chỗ khớp chữ ?oA? đã được ?ohàn? dính.
    Với cảng hàng không Cần Thơ, Thủ tướng nói: ?oPhải tính đến việc mở đường băng cho các máy bay loại lớn có thể đến khu vực này. Có được cảng hàng không thì Cần Thơ và khu vực ĐBSCL mới có thể cất cánh bay cao?. Thủ tướng lưu ý các địa phương: qui hoạch phát triển hạ tầng, công nghiệp phải gắn liền với qui hoạch đô thị, môi trường, phát triển nguồn nhân lực... Có như thế ĐBSCL mới phát triển bền vững, không phải trả giá trong tương lai.
    Tuổi trẻ online.

Chia sẻ trang này