1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

THỜI SỰ MIỀN TÂY *_*

Chủ đề trong 'Miền Tây' bởi khanhlinh85, 13/04/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. khanhlinh85

    khanhlinh85 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2006
    Bài viết:
    2.724
    Đã được thích:
    0
    Trở thành ?ongười rồng? do... mê tín ​
    Gần nửa tháng nay, khu vực ấp 3, xã Phước Vân, huyện Cần Đước (Long An) vốn yên bình bỗng chốc náo động bởi tin đồn về một ?ongười rồng? có khả năng đặc biệt trị bá bệnh và đoán được vận mệnh người khác.
    Mỗi ngày, hàng trăm lượt người từ khắp nơi đổ về để mong được ?ongười rồng? chữa bệnh, xem vận mệnh làm ăn, xin số đánh đề... Thực hư chuyện này ra sao?
    ?oNgười rồng? trị bá bệnh
    Trưa 1-5, chúng tôi tìm đến nhà anh Trần Văn Thâu (45 tuổi, ấp 3, xã Phước Vân, huyện Cần Đước, Long An), cha của ?ongười rồng?, để tìm hiểu thực hư sự việc. Khác với hình dung của chúng tôi, căn nhà của ?ongười rồng? đóng cửa im ỉm, xung quanh vắng tanh không một bóng người. Thỉnh thoảng, một vài người phóng xe gắn máy chở người bệnh đến ngó nghiêng, hỏi thăm rồi thất vọng ra về khi biết ?ongười rồng?... vắng nhà.
    Ghé vào một căn nhà gần đó, chúng tôi gặp chị Trần Thị Cảnh, em họ của anh Thâu. Biết chúng tôi là nhà báo, chị Cảnh tỏ ra vui mừng và nói như than: ?oNhờ mấy anh thông tin giúp chứ gia đình anh chị tôi khổ lắm rồi, không biết tin đồn từ đâu mà mỗi ngày có hàng trăm người già cả, bệnh tật lẫn hiếu kỳ kéo đến đây làm chúng tôi mất ăn mất ngủ?.
    Theo lời chị Cảnh, vợ chồng anh Thâu lấy nhau đã lâu mới có con, cháu được đặt tên là Trần Thị Ngọc Giàu. Gia đình anh Thâu có hoàn cảnh khó khăn (phải ở nhà tình nghĩa) nên nuôi con cũng èo uột, đôi chân cháu Giàu có nhiều vết bớt đỏ và vảy sẹo như một loại nấm ngoài da, kéo dài từ dưới cổ chân lên đến háng.
    Cách đây khoảng một tháng, có một người mua ve chai đi ngang thấy đôi chân cháu Giàu như vậy nên nói cháu có vảy giống rồng rồi buột miệng gọi cháu là ?ongười rồng?. Sau đó một người hàng xóm khác bị đau vai, nhờ cháu Giàu vuốt vai. Vuốt xong người này cười nói: ?oVuốt mấy cái mà khỏi bệnh?.
    Từ hai chuyện đó mà lời đồn đãi ngày một lan ra, người ta thêu dệt thành một câu chuyện về khả năng đặc biệt của cháu Giàu là có thể trị được bá bệnh và đoán được vận mệnh sang hèn của con người. Thậm chí một số người còn cho rằng cháu đoán được cả... số đề, nhiều người còn quả quyết cháu Giàu được ?obề trên? nhập hồn về cứu nhân độ thế!?
    Vậy là mỗi ngày hàng trăm người từ khắp các nơi (nhiều nhất là TP.HCM) đổ về đây để mong gặp được ?ongười rồng? chữa bệnh, cầu phúc, xin số đề... Họ nằm la liệt, chờ đợi mặc dù gia đình hết lời giải thích rằng cháu chỉ là đứa trẻ bình thường như bao đứa trẻ khác.
    Đưa con đi lánh nạn
    Tin đồn quái ác khiến gia đình anh Thâu khốn đốn, có hôm mới 3g sáng đã có người bệnh từ Tiền Giang cơm đùm cơm nắm, nằm trước nhà anh đợi được ?ongười rồng? chữa bệnh. Mặc dù giải thích hết lời nhưng những người hiếu kỳ vẫn không chịu nghe, có người còn chửi bới vợ chồng anh Thâu ở ác, ích kỷ, không để con chữa bệnh cho họ. Trong khi đó, cháu Giàu rơi vào tình trạng hoảng loạn, biểu hiện sợ sệt, run rẩy khi có quá nhiều người lạ tụ tập tại nhà để ?osăn? mình. Sợ ảnh hưởng đến con nhỏ, vợ chồng anh Thâu một mặt nhờ chính quyền địa phương can thiệp giải tán đám đông, mặt khác phải đem con đi... lánh nạn.
    Không gặp được ?ongười rồng? tại nhà, nhiều người dò tìm ra trường mẫu giáo nơi cháu học, kéo đến canh ở đó hầu mong được thấy ?ongười rồng? và mong được ?ovuốt? một cái cho... hết bệnh!? Người ta chầu chực ở trường đông đến độ nhà trường ?ocầu viện? công an địa phương can thiệp.
    Trưa 1-5, khi chúng tôi có mặt tại đây ít phút, lực lượng công an xã và dân quân cơ động biết có người lạ tới nên cũng vội vã đến. Khi nghe chúng tôi giải thích, anh Trần Văn Ẩn, công an xã Phước Vân, kiêm phó ban nhân dân ấp, nói: ?oCác anh giúp chính quyền và gia đình thông tin để những người hiếu kỳ, mê muội đừng đến đây nữa. Chúng tôi chỉ mong họ trả lại sự bình yêu cho cháu Giàu. Hiện nay tình trạng của cháu rất tệ, luôn sợ sệt, ngoài tôi và cha mẹ cháu, cháu không dám đến gần bất kỳ người lạ mặt nào?.
    Đang ?olánh nạn? tận bên nhà người thân ở xã Long Khê, được các anh công an động viên, vợ chồng anh Thâu mới dám đưa cháu Giàu về cho chúng tôi gặp mặt. Một tình cảnh hết sức đau lòng khi chúng tôi chứng kiến cháu bé gầy nhom, đôi chân run cầm cập khi thấy người lạ. Được anh Ẩn và cha mẹ dỗ dành cháu mới bớt lo sợ và ngồi yên khi chúng tôi đến gần. Chị Hoa, mẹ cháu, chỉ cho chúng tôi xem các vết bớt và sẹo nấm. Chứng kiến tận mắt, chúng tôi không thể hiểu nổi vì sao người ta có thể tưởng tượng ra được các vết bớt, sẹo lam nham ngoài da này lại là... vảy rồng. Chị Hoa nói như mếu: ?oCon tôi còn nhỏ chẳng biết gì hết, vậy mà chỉ vì thói mê tín dị đoan do người lớn thêu dệt khiến cháu phải rơi vào tình cảnh này, thiệt tội nghiệp. Mấy hôm nay chúng tôi phải đưa cháu lên tận nhà người quen ở Sài Gòn để trốn. Bữa trước trốn ở nhà ngoại cháu bên xã bên, vậy mà họ cũng mò ra?.

    Xin trả lại bình yên cho bé!
    Tiếp xúc với chúng tôi, ông Trương Hữu Định, chủ tịch UBND xã Phước Vân, nói: ?oChúng tôi rất đau đầu về tình trạng mê tín dị đoan này. Hầu hết những người hiếu kỳ đều đến từ các địa phương khác chứ người dân ở đây không ai đến. Chúng tôi đã tổ chức cho các đoàn thể xã xuống vận động bà con ra về, mặt khác cũng báo chính quyền và công an cấp trên hỗ trợ ngăn ngừa tránh gây mất trật tự tại địa phương?.
    Anh công an Trần Văn Ẩn cho biết những ngày gần đây dù cháu Giàu đã đi ?olánh nạn? và nhà anh Thâu đóng cửa nhưng mỗi ngày vẫn có hàng trăm lượt người tìm đến. Lực lượng công an và dân quân cơ động xã phải cắm chốt tại nhà anh Thâu để ngăn chặn, vận động họ ra về. Cái khó là trong số hàng trăm người đó có nhiều người bị bại liệt, nhiều cụ già mắc bệnh hiểm nghèo cũng tìm đến, trông họ rất tội nghiệp. Biết chính quyền địa phương và lực lượng công an có mặt ngăn chặn, nhiều người dân đợi đến đêm mới tìm đến. Anh Ẩn nói: ?oCó hôm đến 22 giờ vẫn có người kéo tới?.
    Rõ ràng vì tính hiếu kỳ, vì mê tín dị đoan mà nhiều người đã thêu dệt nên những chuyện kỳ dị quanh một cháu bé, để rồi khiến gia đình cháu và chính quyền địa phương phải lao đao đối phó. Cháu Giàu mới 4 tuổi đầu từ một đứa bé hồn nhiên, vô tư có nguy cơ bị rối loạn hành vi, với nhiều biểu hiện rất đáng lo ngại.

    [​IMG][​IMG]
  2. khanhlinh85

    khanhlinh85 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2006
    Bài viết:
    2.724
    Đã được thích:
    0
    Giám đốc quản lý cảng cá Kiên Giang bị khởi tố ​
    VKSND tỉnh Kiên Giang vừa phê chuẩn lệnh khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với ông Hồ Xuân Quang, Giám đốc Xí nghiệp quản lý bến cảng cá, thuộc Sở Thủy sản Kiên Giang, về tội tham ô tài sản của Nhà nước.
    Theo kết luận của cơ quan thanh tra, ông Quang đã có nhiều sai phạm trong việc quản lý, cho thuê đất và nhiều ki-ốt tại cảng cá Tắc Cậu, gây thất thoát hàng trăm triệu đồng.
    Cá nhân ông Quang chỉ đạo cấp dưới thu chi các loại phí cảng cá sai quy định, sau đó chiếm dụng trên 2,7 tỷ đồng. Đến ngày bị khởi tố ông Quang mới chỉ khắc phục được trên 400 triệu đồng

  3. khanhlinh85

    khanhlinh85 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2006
    Bài viết:
    2.724
    Đã được thích:
    0
    An Giang: Sinh ở phòng mạch tư, chết cả mẹ lẫn con ​

    29-4, trao đổi với báo giới về cái chết của mẹ con sản phụ Lê Thị Thúy Liễu (31 tuổi, ngụ tổ 3, khóm Xuân Bình, thị trấn Tịnh Biên, huyện Tịnh Biên, An Giang) sau khi đến sinh tại phòng mạch tư của bác sĩ Thái Thanh Tùng (khóm Xuân Hòa, thị trấn Tịnh Biên), một lãnh đạo bệnh viện đa khoa huyện cho biết nguyên nhân là do chị Liễu bị thuyên tắc ối (?).
    Nhiều nguồn tin kể lại: sáng 27-4 chị Liễu có dấu hiệu chuyển dạ, gia đình đưa đến phòng mạch tư của BS Tùng để sinh. Khoảng 10 giờ cùng ngày chị sinh một bé trai nặng 3,2kg đã chết ngạt.
    Hơn 15 phút sau chị bị băng huyết dữ dội... Sau đó chị Liễu đã chết trước khi đến bệnh viện huyện. Ngành y tế cho biết BS Tùng hành nghề không đăng ký.

  4. khanhlinh85

    khanhlinh85 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2006
    Bài viết:
    2.724
    Đã được thích:
    0
    Sóc Trăng: 3 người bị thương vì sập tường nhà ​
    Một bức tường dài khoảng 15m (nơi cao nhất 11m) của công trình Nhà máy đông lạnh An Phú do Công ty cổ phần Thủy sản Sóc Trăng (Stapimex) làm chủ đầu tư đang xây dựng trong Khu công nghiệp An Nghiệp bất ngờ đổ ầm xuống đất lúc 12g45 ngày 28-4, làm ba công nhân đang đậy ximăng trên công trường bị vùi trong đống gạch đổ nát.

    Ông Nguyễn Văn Khải, cán bộ kỹ thuật của đơn vị thi công (Công ty cổ phần Xây lắp vật tư xây dựng 3 - Cần Thơ), cho biết sự cố xảy ra do ảnh hưởng gió lốc trước khi mưa.
    Nhờ sự ứng cứu kịp thời của gần 100 công nhân ở gần công trình nên ba công nhân: Thạch Quyền, Trần Sang và Trần Sơn (cùng ở xã An Hiệp, huyện Mỹ Tú) nhanh chóng được đưa ra khỏi nơi xảy ra tai nạn để chuyển lên TP Cần Thơ cấp cứu. Do các nạn nhân bị đa chấn thương nên đến chiều 29-4 chỉ mới có một người được xuất viện.

  5. khanhlinh85

    khanhlinh85 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2006
    Bài viết:
    2.724
    Đã được thích:
    0
    Thưa kiện lung tung, một giáo viên bị kỷ luật ​

    Giám đốc Sở GD-ĐT An Giang Hồ Việt Hiệp vừa ký quyết định kỷ luật cảnh cáo đối với ông Tống Hồ Hải, giáo viên trường THPT Trần Văn Thành (huyện Châu Phú, tỉnh An Giang).
    Nội dung quyết định nêu rõ, do ông Hải kém ý thức chấp hành pháp luật nên đã có hành vi phát tán đơn tố cáo (Hiệu trưởng Trần Kim Phiên) cho nhiều người, nhiều cơ quan và vượt cấp thẩm quyền giải quyết, tạo dư luận xấu trong đơn vị.

    Quyết định thi hành kỷ luật của Sở Giáo dục - Đào tạo An Giang đối với ông Hải trong vòng một năm, được thông báo đến toàn thể cán bộ, viên chức của đơn vị.

    Ở An Giang, thời gian qua có nhiều giáo viên đã lợi dụng chủ trương chống tiêu cực trong ngành đã phát đơn thưa kiện lung tung, vượt cấp và sai luật. Trong đó có đến 80-90% đơn thư xuất phát từ vụ lợi hoặc ganh ghét cá nhân.

  6. boysaigon

    boysaigon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2003
    Bài viết:
    10.485
    Đã được thích:
    0
     
    getTimeString(''2007/05/02 05:43:00'');
    Thứ Tư, 02/05/2007, 05:43 (GMT+7)
    Loạn thu phí và lệ phí ở nông thôn
    TT - Đã cực khổ bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, người nông dân miền Tây Nam bộ còn chóng mặt với các khoản phí.
    Mỹ từ "vận động tự nguyện" rất thường được chính quyền địa phương sử dụng nhưng dân lỡ không "tự nguyện" ắt...khó sống!
    Bài 1: Các khoản thu ngập đầu!

    [​IMG]

    Một điểm thu phí, thuế, quĩ năm 2007 ở ấp Ba Rinh thuộc huyện Kế Sách (Sóc Trăng) - Ảnh: Ng.DiệnNgười dân ở vùng nông thôn đang phải gánh trên lưng quá nhiều loại phí, lệ phí bên cạnh các loại thuế. Nhiều khoản thu do chính quyền địa phương tùy tiện đặt ra và gọi là vận động tự nguyện nhưng thật ra là ép đóng, ai không đóng thì khó... sống!
    Tại huyện Phú Tân (An Giang), thỉnh thoảng vẫn gặp cảnh lực lượng xã, ấp lập chốt chặn tra xét các chủ xe gắn máy đã nộp phí giao thông nông thôn chưa, ai chưa thì... ?oalê, đưa về xã?. Về xã rồi thì khổ chủ chỉ có nước than trời: ngoài nộp 150.000 đồng/xe còn phải đóng hàng loạt thứ phí, quĩ do địa phương qui định...
    Không thể nào hiểu nổi!
    Cầm xấp biên lai thu tiền, anh Hà Văn Tiền ở tổ 12, ấp Hiệp Hưng, xã Hiệp Xương, thắc mắc: ?oCó những thứ mình không thể nào hiểu nổi?. Trong các khoản thu của năm 2006 đối với gia đình anh gồm có: lao động công ích (LĐCI) 120.000 đồng, an ninh quốc phòng (ANQP) 24.000 đồng, tiền kiên cố giao thông nông thôn (GTNT) 500.000 đồng, xe gắn máy (XGM) 150.000 đồng, phí sử dụng nguồn nước 240.000 đồng, quĩ khuyến học (KH) 20.000 đồng, quĩ phòng chống thiên tai (PCTT) 6.000 đồng, nhà đất... Những năm trước, có năm gia đình anh phải đóng phí thủy lợi 339.000 đồng, phí đê bao 598.000 đồng (240.000 đồng/công), thuế trồng cây hằng năm 336.000 đồng...
    Nhưng đó cũng chỉ mới là mức thu với hộ chỉ có hai lao động chính với vài công đất ruộng. Với hộ có nhiều người trong độ tuổi lao động, có đất trong vùng qui hoạch làm đê bao vụ ba thì số tiền nộp hằng năm còn nhiều hơn. Chẳng hạn hộ bà Nguyễn Thị Hà ở ấp Hiệp Trung, có 12 công đất, ?omỗi năm phải đóng đủ thứ phí, tổng cộng thường từ 2 triệu đồng?. ?oLúa ngoài đồng vừa trổ thì xã đã gửi giấy bắt đóng trong vòng năm ngày sau khi thu hoạch. Vừa gặt xong lo bán lúa ngay tại ruộng để có tiền nộp. Bằng không xã cứ mời lên mời xuống. Khổ lắm!? - bà than.
    Ở khắp địa phương này ai cũng chịu cảnh như anh Tiền, bà Hà. Ngoài ra, những người có phương tiện làm ăn khác đều phải đóng phí: đất trồng lúa đóng 25.000 đồng/công, ghe dành chở lúa ngoài đồng về nhà tải trọng chừng 5-6 tấn cũng phải nộp cả trăm ngàn đồng. Đối với hộ kinh doanh, cùng các khoản LĐCI, ANQP, phí XGM, quĩ KH thì họ phải đóng phí theo bậc môn bài, bậc I: 1 triệu đồng, bậc II: 700.000 đồng, bậc III: 500.000 đồng...
    Còn đóng... 9 năm nữa (!)


    Mỗi nơi đặt ra một loại phí và thu một kiểu, chẳng đâu giống đâu. Cũng thu phí giao thông nông thôn nhưng dân ở Đồng Tháp dễ thở hơn dân An Giang nhiều. Chẳng hạn như xã Định An (Lấp Vò, Đồng Tháp) thực hiện việc trải nhựa và bêtông hóa GTNT giai đoạn 2004-2005: trong ba năm xã này chỉ huy động từ dân 674 triệu đồng, giai đoạn 2006-2010 cũng chỉ huy động thêm 1,74 tỉ đồng để hoàn thành 13km đường, với mức thu: hộ SXNN 30.000 đồng/công, hộ phi nông nghiệp 60.000 đồng/hộ.
    Trong khi đó nhiều xã ở Thoại Sơn, Phú Tân (An Giang) với địa hình, dân số, diện tích tương tự mà dân phải đóng góp 3-5 tỉ đồng; mặc dù một số xã đã được dự án GTNT 2 đầu tư cầu đường từ nguồn vốn WB. Trong dự án huy động xây dựng cơ sở hạ tầng giai đoạn 2005-2006 của Thoại Sơn, phần đóng góp của dân chịu luôn từ kinh phí bồi hoàn, san lấp, xây dựng các công trình đến làm hàng rào, xây nhà vệ sinh, nhà văn hóa xã, làm các panô...Theo ông Nguyễn Văn Cường - phó chủ tịch UBND xã Hiệp Xương, các khoản LĐCI, ANQP, PCLB nằm trong qui định chung. Còn việc thu các khoản khác là thực hiện đề án huy động dân đóng góp để trải nhựa đường GTNT, làm đê bao, phát triển giáo dục của xã. Ông cho biết giai đoạn 2004 - 2006 Hiệp Xương thu từ dân khoảng 4 tỉ đồng, hiện đã tráng nhựa 4km, làm đê bao vụ ba được 800ha và xã đang thực hiện đề án huy động dân đóng góp tiếp tục. ?oCần thực hiện thêm ba đề án như vậy trong chín năm nữa để hoàn thành trải nhựa đường GTNT 14km toàn xã? - ông nói. Xem ra 2.030 hộ dân xã này sẽ è cổ nộp phí dài dài...
    Mỗi xã ở Phú Tân (An Giang)  đều có đề án với các khoản thu, mức thu cũng gần tương tự, và cứ xong đề án này xã lại tiếp tục huy động thực hiện đề án khác. Mới đây việc làm đường tuy chưa xong và có chủ trương không phát triển diện tích làm lúa ba vụ, nhưng xã Phú Hiệp lại chuẩn bị vận động dân đóng góp làm đê bao lúa vụ ba ở các cánh đồng nam kênh 26-3, với mức 500.000 đồng/công.
    Tại huyện Thoại Sơn, các khoản thu, mức thu phí có phần... kinh khủng hơn. Giai đoạn 2000-2004, huyện đã thực hiện hai đề án xây dựng đê bao thủy lợi và bêtông hóa GTNT với tổng kinh phí thực hiện 143 tỉ đồng, trong đó dân đóng góp 60%. Giai đoạn 2005-2009 Thoại Sơn tiếp tục thực hiện đề án xây dựng cơ sở hạ tầng huy động từ dân 58,649 tỉ đồng. Theo đó, mức thu theo từng đối tượng như sau: hộ có đất SXNN 25.000 đồng/công, hộ SXKD bằng 100% thuế môn bài, nhà có đường rộng 2m đi qua 14.000 đồng/mét ngang, XGM động cơ từ 90cc 200.000 đồng, XGM động cơ nhỏ, máy cày, máy xới, máy tuốt lúa 100.000 đồng/chiếc...
    Tuy nhiên thực tế ở các xã, thị trấn, ngoài mấy khoản thu đó và các khoản LĐCI, PCLB... thì mỗi năm bà con phải nộp thêm nhiều thứ phí như phí an ninh trật tự 48.000 đồng (hộ kinh doanh 120.000 đồng/hộ), phí xây dựng hệ thống đèn đường 25.000 đồng, phí tiền điện chiếu sáng 60.000 đồng; rồi đủ thứ quĩ đền ơn đáp nghĩa, xã hội từ thiện, khuyến học, xây dựng ký túc xá sinh viên... Ngoài ra nào là phí xây dựng đê bao, phí tuần tra gia cố đê bao, nhà đất, bơm rút nước vụ đông xuân, bơm rút nước vụ thu đông...
    Cầm bảng thông báo các khoản phải nộp gửi cho từng hộ dân chúng tôi thấy... chóng mặt: tới 18 khoản! Những hộ có nhà, đất nằm dọc các con đường 2m, trong khu qui hoạch tiểu vùng đê bao thường tổng các khoản quĩ và phí phải nộp hằng năm từ 2-3 triệu đồng!
    ?oTrên? vận động, ?odưới? ép!

    [​IMG]

    Một phiếu thông báo nộp các khoản thu năm 2007 của một xã ở Sóc Trăng. Thông báo có câu: ?oYêu cầu ông (bà) nộp đủ theo thời hạn trên. Nếu không chấp hành sẽ bị xử lý theo qui định của pháp luật?Trong khi đó tại Tiền Giang, phong trào thu tiền đầu xe, tiền đầu công đất cũng bắt đầu khoảng 2-3 năm nay. Mặc dù bị người dân phản đối kịch liệt nhưng ?ophong trào? chẳng những không dẹp được mà còn được nhân rộng một cách nhanh chóng ra toàn tỉnh.
    Ở huyện Gò Công Tây, những ai lỡ sắm được cái máy cày ra đồng dãi nắng dầm mưa kiếm sống cũng bị bắt đóng 300.000 đồng/năm. Tương tự, một chiếc máy tuốt lúa được ấn định mức 300.000 đồng/năm; xe tải nhỏ: 300.000 đồng/năm, xe tải lớn: 500.000 đồng/năm; đất ruộng, đất vườn: 300.000 đồng/ha/năm, XGM: 20.000 đồng/năm... Mới đây, thị xã Gò Công cũng ra nghị quyết vận động đóng góp xây dựng giao thông nông thôn tới năm... 2010!
    Mặc dù chủ tịch UBND thị xã cho biết chủ trương chung là vận động nhân dân đóng góp tùy khả năng, nhưng thực tế không phải vậy. Chẳng hạn, ở xã Long Thuận người ta ấn định mức nộp: 20.000 đồng/XGM, 300.000 đồng/ôtô và xe tải nhỏ, 500.000 đồng/xe tải lớn và xe khách. Người dân có đất sản xuất sẽ đóng 300.000 đồng/ha. Mức thu của những hộ kinh doanh sẽ được căn cứ vào thuế môn bài, thấp nhất là 50.000 đồng/hộ/năm. Đối với những hộ không có xe, không có đất sản xuất thì mức thu được ấn định tối thiểu 50.000 đồng/hộ/năm.
    Tại xã Long Bình Điền, huyện Chợ Gạo, nhiều người đưa đò qua sông, qua kênh cũng bị thu khoản tiền này để... làm đường GTNT. Ông Nguyễn Văn Hùng, phó Ban pháp chế HĐND tỉnh Tiền Giang, cho biết HĐND tỉnh đã nhắc nhở các địa phương ít nhất hai lần về việc này.
    Theo ông Hùng, việc vận động nhân dân đóng góp xây dựng GTNT là chủ trương đúng, nhưng phải đúng nghĩa vận động, nghĩa là ai có khả năng bao nhiêu thì ủng hộ bấy nhiêu. Đằng này có nhiều địa phương ra nghị quyết ấn định mức thu đối với từng hộ, từng loại phương tiện là không đúng. Thậm chí có nơi ra phiếu thu hẳn hoi như thu phí làm người dân không hài lòng. ?oCũng vận động dân đóng góp, nhưng cách làm của xã Bình Ninh, huyện Chợ Gạo lại được dân đồng tình. UBND xã họp dân thông báo năm nay làm đường ở ấp nào, kinh phí bao nhiêu, Nhà nước đầu tư bao nhiêu, dân đóng góp bao nhiêu. Người dân sẽ đưa ra hình thức đóng góp sao cho đủ kinh phí làm đường. Làm như vậy là dân chủ. Nếu đặt ra mức thu rồi ép dân đóng là không đúng, phải sửa liền chứ không nên để kéo dài như vậy? - ông Hùng nói.
    VÂN TRƯỜNG - ĐỨC VỊNH
    Vô khu công nghiệp cũng phải nộp phí

    [​IMG]

    Ảnh: V.TR.
    TT - Rất nhiều tài xế xe tải cho biết khi đến khu vực Khu công nghiệp (KCN) Mỹ Tho và Cụm công nghiệp (CCN) Trung An của tỉnh Tiền Giang, họ rất ngạc nhiên khi nhìn thấy tấm biển to tướng qui định mức thu phí đặt tại đường nội bộ KCN Mỹ Tho. Giang - một tài xế xe chở cá - nói rằng trước đây anh chỉ phải nộp phí qua cầu, qua phà hay đường (có trạm thu phí), nhưng đây là lần đầu tiên anh phải nộp thêm loại phí khi... vào khu vực KCN! Bảng thông báo ghi rõ mức thu phí này do Công ty Phát triển hạ tầng các KCN Tiền Giang tự qui định, áp dụng đối với các phương tiện vận tải trung chuyển hàng hóa và đậu đỗ qua đêm tại KCN Mỹ Tho và CCN Trung An.
    Mức thu được ấn định: phương tiện vận tải bốc dỡ hàng hóa từ ghe, tàu lên xe và ngược lại thu 20.000 đồng/chuyến đối với xe 7 tấn; 50.000 đồng/chuyến đối với xe dưới 15 tấn và 100.000 đồng/chuyến đối với xe trên 15 tấn. Các phương tiện đậu đỗ (kể cả qua đêm) trên đường nội bộ KCN Mỹ Tho và CCN Trung An phải nộp 10.000 đồng/xe.
    __________________________
    Kỳ sau: Chạy trời không khỏi nắng

    Copyright (C) 2006 Tuoi Tre Online
  7. boysaigon

    boysaigon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2003
    Bài viết:
    10.485
    Đã được thích:
    0
     
    getTimeString(''2007/05/03 02:47:00'');
    Thứ Năm, 03/05/2007, 02:47 (GMT+7)
    Loạn thu phí và lệ phí ở nông thôn - Bài 2: Chạy trời không khỏi nắng!

    [​IMG]

    Một điểm thu phí dã chiến ở An Giang - Ảnh: Đ.VịnhTT - Không nộp tiền thì không được chứng giấy, bị chặn bắt, làm khó dễ khiến tuyệt kế sinh nhai... Có người phải bán đất đóng thuế cho xã. Đau lòng hơn, gả bán được con mới có đồng tiền trả nợ chính quyền...
    Biện pháp... cấm vận
    Trong giấy báo yêu cầu nộp tiền, nhiều xã ở huyện Phú Tân (An Giang) ghi kèm câu đe dọa ?onếu không chấp hành sẽ bị xử phạt theo pháp luật?. Và tại xã Hòa Bình, huyện Chợ Mới (An Giang) có lần cán bộ cấp xã đã xử theo ?oluật? của họ thật: đoàn đi thu phí đê bao của xã thu không được bèn lao vào nhà xúc lúa của dân rồi xảy ra chuyện giành giật, xô xát khiến một phụ nữ có thai bị té ngã phải đi cấp cứu. Nhưng đó cũng là chuyện cá biệt, còn thường vẫn là ?omời lên mời xuống?. Mời hoài mà chưa hiệu quả thì xã, ấp tổ chức đoàn đến từng nhà... thu gom.
    Nhưng cách hiệu quả nhất mà hầu như chính quyền xã mọi nơi đang áp dụng là biện pháp... ?ocấm vận?: không ký xác nhận vào bất kỳ giấy tờ nào mà người dân cần khi họ còn thiếu thứ quĩ, phí nào. ?oMuốn ký giấy tờ gì phải nộp đủ phí?, đó là luật bất thành văn gần như ở nhiều địa phương! Thường trước khi ký xác nhận cho ai, xã cho rà soát xem gia đình đương sự đã đóng đủ các khoản chưa. Cảnh khổ này nhan nhản khắp nơi.


    Ngoài ra lực lượng xã ấp còn lập chốt chặn, tuần tra xét giấy nộp phí GTNT đối với các phương tiện. Trên những tuyến đường nông thôn chật hẹp ở Thoại Sơn, Phú Tân thỉnh thoảng xảy ra cảnh rượt truy đuổi bắt xe gắn máy khiến người dân bức xúc.Đầu tiên là ấp, xã không xác nhận những giấy tờ liên quan đến đất đai, thậm chí giấy đỏ cũng bị giam lại, chỉ khi nào dân đóng đủ tiền mới giao. ?oTôi thiếu phí làm điện chiếu sáng, phí giao thông nông thôn 470.000 đồng. Phải vay nóng nộp đủ mới nhận được cái giấy đất? - anh Lê Văn Bỉnh, tổ 21, Trung Bình 2, Vĩnh Trạch, kể khổ. Làm giấy ủy quyền, làm hồ sơ đi xin việc, thi đại học, thi bằng lái, đi học đại học, trường nghề..., tất tất đều thế.
    Người nghèo thất nghiệp lên thành phố, các khu công nghiệp kiếm việc làm khi xin giấy tạm vắng địa phương cũng không cho.
    Tại Núi Sập (An Giang), đất đai cằn cỗi, từ khi cấm khai thác đá tại đây hàng trăm người bỏ đi nơi khác làm thuê. ?oMỗi lần về quê lại bị mời lên mời xuống bắt nộp các khoản phí riết bà con không dám về? - ông Lâm Ngọc Trân, ấp Đông Sơn 1, nói. Tại bãi đá dưới chân núi Bà Đội, nơi có cả trăm hộ dân ra đi từ Núi Sập xúm xít với những túp lều lụp xụp, rách nát được gọi là xóm... ?onhiều không?: không giấy tạm vắng tạm trú, con sinh ra không có giấy khai sinh và nhiều gia đình không có hộ khẩu...


    Đóng đủ mới ký giấy
    Trong số những lệ phí mà người nông dân ở Quảng Nam, Đà Nẵng hiện phải đóng góp, nặng nhất có lẽ vẫn là phí giao thông nông thôn. Tùy theo từng địa phương mà loại phí này cũng được tính toán hết sức linh hoạt. Ông Tân, trưởng thôn An Tân (xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang), cho biết: ?oỞ đây phí giao thông nông thôn được tính theo diện tích ruộng. Cứ một sào ruộng qui ra 10kg thóc, tương đương 15.000 đồng. Nhà tôi làm 4 sào thì lệ phí giao thông là 60.000 đồng/năm. Đất nhiều thì đóng nhiều.? Cộng tất thảy các khoản phí, lệ phí khác, năm 2007 hộ ông Tân phải đóng cho xã 106.000 đồng. Số tiền đó, theo ông Tân, dùng để trang trải cho việc sửa chữa và làm đường mới liên thôn. Nhưng không phải năm nào người ta cũng làm đường, ngược lại tiền lúc nào cũng thu đủ.
    Tại nhiều xã của huyện Hòa Vang và Đại Lộc (Quảng Nam), người ta lại thu phí giao thông dựa trên số đầu xe gắn máy hiện có của mỗi gia đình. Cứ một xe gắn máy mỗi năm nộp 30.000 đồng. ?oNhư nhà tôi cứ mỗi năm đóng hết 60.000 đồng cho cả hai xe. Vừa rồi giấy gửi về thông báo số tiền phải đóng trong năm 2006 lên đến 330.000 đồng. Hôm rồi lên xã xin ký giấy cho đứa con đi học nhưng không được chấp thuận vì cán bộ xã phát hiện chưa hoàn thành nghĩa vụ. Tôi phải chạy về bán tháo số lúa còn lại mới ký được giấy. Kiểu gì thì trong năm cũng phải lên xã một đôi lần: lúc thì ký, chứng giấy tờ vay vốn, lúc thì làm đơn xin tạm vắng cho con cái đi làm ăn xa... Vậy nên phải đóng đủ tiền mới chứng giấy? - ông Huỳnh Vinh, thôn Đông Phú, xã Đại Hiệp (Đại Lộc, Quảng Nam), tâm sự.Việc cấm vận này đã nảy sinh tiêu cực. Không thể nào làm được các loại giấy tờ , không xin được con mộc, chữ ký của ấp, xã, người dân phải nhờ qua trung gian, từ đó cũng hình thành ?ocò? ký các loại giấy tờ. ?oMỗi lần cần chúng tôi bỏ ít tiền nhờ người ta làm giùm? - họ nói trong cam chịu.
    Phí xe ôm bằng... ôtô 1 ghế (!)
    Anh Tăng Văn Thắng, chạy xe ôm ở xã Đại Hải, huyện Kế Sách (Sóc Trăng), phân trần: ?oNghề xe ôm nghèo rớt mồng tơi nhưng ấp cũng bắt đóng 150.000 đồng tiền... thuế xe ôm và 50.000 đồng tiền đền ơn đáp nghĩa.?. Cầm hai tờ biên lai trong tay, anh Thắng cho biết với số tiền ấy gia đình anh có thể mua gạo sống đến ba tháng, nhưng nếu không đóng thì sẽ không được chở khách đi đâu bởi bị cán bộ ấp, xã làm khó dễ.
    Nếu như ở các huyện khác, phí xe ôm chỉ có một vài xã áp dụng thì ở huyện Thạnh Trị (Sóc Trăng) có trên 400 người chạy xe ôm phải đóng 20.000 đồng/tháng. Anh T.V.N., một lái xe ôm ở xã Vĩnh Lợi, huyện Thạnh Trị, cho biết: ?oRuộng đất ở nhà quá ít nên tụi tôi mới đi chạy xe ôm kiếm chút rau cháo sống qua ngày nhưng cũng phải đóng tiền phí bến bãi và phí... đoàn viên xe ôm. Nếu không đóng khi đưa khách ra đến huyện sẽ bị lực lượng pháp chế (thanh tra giao thông - PV) giữ xe lại?.
    Để thu được phí bến bãi xe ôm, UBND huyện Thạnh Trị đã cho phép Ban điều hành giao thông áp dụng theo mức thu phí bến bãi đối với ôtô vận tải hành khách do UBND tỉnh Sóc Trăng ban hành năm 1999. Theo quyết định 136 của UBND tỉnh Sóc Trăng, đối với xe khách chạy tuyến đường dưới 50km thu 500 đồng/ghế/ngày nên huyện Thạnh Trị đã áp dụng mức thu này đối với... xe ôm. Theo lý giải của ông Võ Văn Hùng, chủ tịch nghiệp đoàn vận tải huyện Thạnh Trị, xe máy chính là... xe khách một ghế (!).
    Không thể khổ hơn!
    Chị Huỳnh Thị Nga nhà ở cặp mé sông thuộc ấp Ba Rinh, xã Đại Hải, nói như khóc: ?oTôi chỉ kê hai chiếc bàn bán trà đá cho mấy chú xe ôm ngồi tránh nắng buổi trưa nhưng trong thông báo nộp thuế do UBND xã gửi, mục thuế môn bài ghi đến 300.000 đồng/năm?.
    Có 4,7 công đất, không đủ sống, cả nhà phải đi làm mướn, mò cua bắt cá kiếm gạo đắp đổi qua ngày, vậy mà từ năm 2000-2004 hộ ông Phan Văn Thành, tổ 6, ấp Trung Bình 2, Vĩnh Trạch, Thoại Sơn, An Giang, phải đóng ít nhất từ 2 triệu đồng/năm. Năm 2003, tổng cộng gia đình ông phải nộp 4.538.000 đồng; năm 2004 là 2.156.000 đồng... Ngồi lật từng xấp biên lai, ông ngậm ngùi: ?oNăm trước đóng chưa xong, còn nợ thì lại tới các khoản phí năm mới. Cứ chất chồng, triền miên. Bao năm vẫn không sửa nổi căn nhà lá rệu rã!?. Mỗi đợt đóng tiền như thế gia đình ông lại đi vay nóng, để rồi lâm nợ riết đành phải bán đất. Đã bán bớt đất trả nợ, năm 2006 hộ ông Trần Văn Thanh vẫn còn nợ các khoản thu của xã hơn 3 triệu đồng. ?oTôi bị bệnh tai biến ngồi một chỗ thế này, vợ làm mướn, không biết bao giờ mới trả dứt!?. Khá nhiều hộ phải bán bớt đất để trả nợ và để... giảm khoản phí nộp hằng năm, nhưng rồi vẫn còn nợ như ông Thành! Có hộ bán đất rồi bán nhà trôi dạt tha phương. Có hộ đến khi gả bán con cho người Đài Loan mới hết nợ...


    Một kiểu thu tùy tiện
    Đó là khoản thu trên 2 triệu đồng đối với giấy chứng nhận ?ođủ điều kiện an toàn hàng hải? do Cảng vụ Mỹ Tho (thuộc Cục Hàng hải VN) cấp cho những hộ dân có nhu cầu nuôi cá bè để bổ sung thủ tục hành chính xin nuôi cá bè. Trong khi đó, cũng ở Tiền Giang, có hai đơn vị khác là Sở GTVT và Đoạn quản lý đường sông số 11 cũng cấp giấy chứng nhận như vậy cho dân nhưng lại không thu tiền (chỉ thu khoản chi phí hành chính theo qui định).
    Theo Chi cục Quản lý nguồn lợi - chất lượng và thú y thủy sản Tiền Giang, để được thả bè trong những vùng nước được UBND tỉnh qui hoạch, người dân phải chuẩn bị các loại hồ sơ như: phương án đầu tư nuôi cá bè, xác nhận của chính quyền địa phương vào đơn xin neo đậu bè, xin giấy chứng nhận an toàn hàng hải (hoặc chứng nhận an toàn giao thông đường thủy), sơ yếu lý lịch, hồ sơ kỹ thuật bè cá? Sau khi có đủ hồ sơ, Chi cục Quản lý nguồn lợi - chất lượng và thú y thủy sản sẽ cấp phép có thu lệ phí từ 150.000-200.000 đồng/bè. Cơ quan này xác nhận họ không thu loại phí này bởi vì ?ođây không phải là giấy phép mà chỉ là thủ tục hành chính bổ sung cho hồ sơ xin phép thả bè?.
    Tuy nhiên tất cả những hộ nuôi cá bè ở hai cù lao Thới Sơn và Tân Long thuộc vùng do Cảng vụ Mỹ Tho quản lý phải đóng lệ phí hơn 2 triệu đồng/bè. Sau khi nộp đơn tại Cảng vụ Mỹ Tho, người dân sẽ nhận được giấy báo thu phí (mức thu của mỗi hộ khác nhau). Chẳng hạn giấy báo thu phí mà Cảng vụ Mỹ Tho tống đạt cho hộ K.Ng. ở TP Mỹ Tho ghi rõ: chi phí cấp giấy chứng nhận 200.000 đồng; chi phí khảo sát bằng canô 300.000 đồng; định vị, đo độ sâu 200.000 đồng; làm việc ngoài giờ (vẽ bình đồ) 450.000 đồng; chi phí kiểm tra 12 lần/năm 1.140.000 đồng. Tổng cộng: 2.290.000 đồng. Sau khi nộp phí người dân sẽ được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn hàng hải. Giấy chứng nhận có giá trị trong vòng một năm. Hết hạn, phải xin gia hạn và tiếp tục nộp phí khoảng 100.000 đồng. 
    Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Huỳnh Minh Trí, phó giám đốc Cảng vụ Mỹ Tho, nói rằng Cục Hàng hải VN không cấp kinh phí cho cảng vụ thực hiện công việc này, nên phải thu tiền để trang trải các chi phí cấp giấy chứng nhận. ?oĐây là phí dịch vụ của Cảng vụ Mỹ Tho thực hiện theo hợp đồng với người dân. Anh em đi khảo sát, vẽ bình đồ toàn làm việc ngoài giờ. Canô đi khảo sát một giờ hết 25 lít xăng, chi phí giấy tờ hồ sơ, kiểm tra định kỳ xem người dân có neo đậu bè đúng tọa độ cho phép hay không... đều phải cần tiền. Chúng tôi thu phí của người nuôi cá bè đều căn cứ vào chi phí thực tế. Sau khi trừ các chi phí, chúng tôi cũng phải nộp thuế. Trước đây một phần chi phí này được trích cho quĩ công đoàn (!) nhưng hiện nay Cục Hàng hải VN yêu cầu nộp vô khoản thu khác? - ông Trí phân bua.
    V.TRƯỜNG - Đ.VỊNH - NG.DIỆN - Đ.NAM

    Copyright (C) 2006 Tuoi Tre Online
  8. khanhlinh85

    khanhlinh85 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2006
    Bài viết:
    2.724
    Đã được thích:
    0
    Sóc Trăng:
    Phiên đấu giá bán tài sản của Nhà nước? kỳ lạ ​
    Sáng 3/5, Hội đồng bán đấu giá tài sản Nhà nước tỉnh Sóc Trăng tổ chức bán đấu giá ô tô tại hội trường Sở Tài chính tỉnh này. Tuy nhiên, nhiều người tham gia đấu giá đã rất bất bình vì sự thay đổi đối tượng đấu giá của Ban tổ chức.
    Cụ thể, trong thư mời của Sở Tài chính gửi đến khách hàng chỉ ghi bán đấu giá chiếc xe hiệu Mitsubishi mang biển số 83D - 0114 với giá khởi điểm 54 triệu đồng, nhưng thực tế tại phiên đấu giá, Hội đồng bán đấu giá đã đưa 4 chiếc xe biển số 83D - 0041, 83D - 0147, 83D - 0107 và 83D - 0102 vào đấu giá.
    Chiếc xe được ghi trong giấy mời đã được bán cho một đơn vị không tham gia phiên đấu giá(?).
    Khi được chất vấn, ông Lương Việt Hồng, Trưởng phòng Quản lý công sản Sở Tài chính Sóc Trăng, giải thích là do Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng đã có Công văn số 630 hủy bỏ việc bán đấu giá chiếc xe này.
    Một khách hàng phản đối sự việc trên đã bị ông Lâm Dủ Nhơn, Phó Giám đốc Sở Tài chính Sóc Trăng, đuổi ra khỏi phòng

  9. khanhlinh85

    khanhlinh85 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2006
    Bài viết:
    2.724
    Đã được thích:
    0

    2 cháu nhỏ chết oan vì ôtô đi lấn phần đường ​
    Sáng 5/5, trên tỉnh lộ 11 thuộc ấp Ba Núi, xã Bình An, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang xảy ra một vụ tai nạn giao thông đường bộ làm 2 cháu nhỏ 3 tuổi và 4 tháng tuổi bị thiệt mạng.
    Vào thời gian trên, Lê Do Thái (sinh năm 1967, thường trú ấp Cư Xá, thị trấn Kiên Lương, huyện Kiên Lương) điều khiển xe ôtô tải biển số 68H-0554 chạy tốc độ cao, đi không đúng phần đường quy định.
    Bất ngờ, xe ôtô đụng vào xe Honda chạy ngược chiều biển số 68HB-4409 do anh Bùi Trung Tuấn điều khiển. Phía sau Tuấn chở vợ và 2 con gồm: Lê Thị Oanh (SN 1981), Bùi Thị Thuý An (SN 2004) và Bùi Trung Hải, mới 4 tháng tuổi.
    Hậu quả, cháu An chết tại chỗ, cháu Hải chết trên đường đi cấp cứu. Hiện cơ quan chức năng đã tạm giữ Lê Do Thái để điều tra xử lý.
  10. khanhlinh85

    khanhlinh85 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2006
    Bài viết:
    2.724
    Đã được thích:
    0
    Yêu trẻ nên... vô tù ​

    Tối hôm ấy, Nguyễn Văn Tân 21 tuổi sang nhà hàng xóm xem ti vi. Nhà hàng xóm có cô Doan mới 14 tuổi khá xinh đẹp. Cùng ngồi xem ti vi còn có anh trai của Doan.
    Vừa xem họ vừa trò chuyện vui vẻ. Chừng 10 giờ khuya, anh trai Doan đi ngủ chỉ còn Tân và Doan ngồi xem. Cảm thấy ái ngại bởi người lớn trong nhà đã đi ngủ cả, Tân ngỏ ý muốn về. Miệng nói về nhưng ánh mắt Tân nhìn Doan ra chiều muốn ở lại. Doan bèn bảo Tân ngồi lại thêm một lát nói chuyện chơi.
    Nhưng nói chuyện chơi chính giữa nhà xem ra cũng ?okhông tiện?. Doan mới bảo Tân vào phòng của Doan nói chuyện tiện hơn. Vốn có cảm tình quyến luyến nhau từ trước nên đôi bạn trẻ đầu mày cuối mắt, người này vừa ngỏ ý người kia gật đầu liền. Thế là hai người khẽ khàng vào phòng của Doan. Nói chuyện thì thầm một lúc, họ ôm nhau say đắm. Nửa đêm, Tân mới ra về.
    Lần sau, Tân đến xem ti vi nữa. Đã thân thiết nhau nên xem ti vi một lúc, họ lại rủ nhau vào phòng của Doan ?otâm sự?. Quan hệ quá đà này bị người lớn phát hiện và Tân bị khởi tố tội ?o******** với trẻ vị thành niên?.
    Mới đây, Tân phải ra tòa. Trước tòa Tân nói do yêu Doan. Song tòa án phân tích cho Tân rõ, Tân đã phạm vào điều 115 của Bộ Luật hình sự.
    Áp dụng điểm a, khoản 2, Tòa phạt Tân 3 năm tù giam. Tân gạt nước mắt vào nhà đá. Ở nhà (xã An Thuận, Thạnh Phú, Bến Tre) Doan cũng ngậm ngùi, vì nhẹ dạ mà vô tình đã hại người mình yêu.

Chia sẻ trang này