1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

THỜI SỰ MIỀN TÂY *_*

Chủ đề trong 'Miền Tây' bởi khanhlinh85, 13/04/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. khanhlinh85

    khanhlinh85 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2006
    Bài viết:
    2.724
    Đã được thích:
    0
    Giận gia đình, bỏ con chết dưới hố nước ​
    Vào khoảng 14h ngày 26/5, người dân ấp Mỹ Quới B, thị trấn Cây Dương, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang đã phát hiện một cháu bé chưa đầy tháng tuổi bị chết trong hố nước.
    Qua điều tra tìm hiểu, được biết cháu bé là Lê Thanh Thịnh (sinh ngày 6/5/2007); mẹ cháu là Nguyễn Kim Tứ (SN 1988), bố là Lê Hùng Cường (SN 1984).

    Do buồn phiền chuyện gia đình, Tứ đã bế con nhỏ chưa đầy tháng tuổi ra bỏ xuống hố nước cạnh nhà. Hậu quả, cháu Thịnh tử vong.

    Hiện đối tượng Tứ đang bị tạm giữ, chờ điều tra xử lý.

  2. khanhlinh85

    khanhlinh85 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2006
    Bài viết:
    2.724
    Đã được thích:
    0
    Giận gia đình, bỏ con chết dưới hố nước ​
    Vào khoảng 14h ngày 26/5, người dân ấp Mỹ Quới B, thị trấn Cây Dương, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang đã phát hiện một cháu bé chưa đầy tháng tuổi bị chết trong hố nước.
    Qua điều tra tìm hiểu, được biết cháu bé là Lê Thanh Thịnh (sinh ngày 6/5/2007); mẹ cháu là Nguyễn Kim Tứ (SN 1988), bố là Lê Hùng Cường (SN 1984).

    Do buồn phiền chuyện gia đình, Tứ đã bế con nhỏ chưa đầy tháng tuổi ra bỏ xuống hố nước cạnh nhà. Hậu quả, cháu Thịnh tử vong.

    Hiện đối tượng Tứ đang bị tạm giữ, chờ điều tra xử lý.

  3. khanhlinh85

    khanhlinh85 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2006
    Bài viết:
    2.724
    Đã được thích:
    0
    Đâm chết bạn ngay ngày tổng kết năm học ​
    Từ một mâu thuẫn nhỏ, 2 nhóm học sinh đã lao vào đánh nhau trước cổng trường THCS Hòa Lộc, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long đang tổng kết năm học. Trong khi giao chiến một học sinh lớp 9 (vừa nghỉ học) đã bị ?ođối phương? đâm thủng cổ...
    Bùi Thanh Vũ, 17 tuổi (học sinh lớp 9, Trường THCS Mỹ Thạnh Trung đã nghỉ học, hiện đi làm thuê), ngụ ấp 7, xã Hòa Lộc, huyện Tam Bình cùng vài người bạn kéo đến Trường THCS Hòa Lộc chơi.
    Hôm ấy, Trường Trung học cơ sở Hòa Lộc (ấp Cái Cui, xã Hòa Lộc, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long) tổ chức lễ tổng kết năm học 2006 - 2007, tại đây nhóm của Vũ đã xảy ra xích mích dẫn đến đánh nhau với 2 học sinh lớp 9/4 là Nguyễn Duy Thanh, 15 tuổi và Trần Trọng Khánh, 16 tuổi, cùng ngụ ấp 2, xã Hòa Lộc, Tam Bình.
    Sau khi xảy ra đánh nhau, do yếu thế Thanh - Khánh chạy về báo tin cho Nguyễn Hoài Nhu, 18 tuổi, học sinh lớp 12 Trường THPT huyện Tam Bình.
    Nhu liền lấy xe honda chở Thanh, Khánh đi tìm nhóm của Vũ để giải quyết mâu thuẫn, lúc này Nguyễn Duy Thanh còn thủ theo người một con dao.
    Khi đến cổng Trường THCS Hòa Lộc (nằm bên đường tỉnh 904), cả 3 phát hiện chỉ còn mỗi Vũ tại đây liền xông đến gây sự đánh nhau.
    Trong lúc xô xát Vũ đã bị Thanh dùng dao đâm vào vùng cổ bên trái làm đứt động mạch và tĩnh mạch cổ, mặc dù được người nhà đưa đi cấp cứu nhưng do vết thương quá nặng, Bùi Thanh Vũ đã tử vong.
    Vụ án được Công an huyện Tam Bình chuyển giao cho Phòng CSĐT tội phạm về TTXH Công an tỉnh Vĩnh Long để khởi tố vụ án, khởi tố các đối tượng liên quan về hành vi giết người.

  4. khanhlinh85

    khanhlinh85 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2006
    Bài viết:
    2.724
    Đã được thích:
    0
    Đâm chết bạn ngay ngày tổng kết năm học ​
    Từ một mâu thuẫn nhỏ, 2 nhóm học sinh đã lao vào đánh nhau trước cổng trường THCS Hòa Lộc, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long đang tổng kết năm học. Trong khi giao chiến một học sinh lớp 9 (vừa nghỉ học) đã bị ?ođối phương? đâm thủng cổ...
    Bùi Thanh Vũ, 17 tuổi (học sinh lớp 9, Trường THCS Mỹ Thạnh Trung đã nghỉ học, hiện đi làm thuê), ngụ ấp 7, xã Hòa Lộc, huyện Tam Bình cùng vài người bạn kéo đến Trường THCS Hòa Lộc chơi.
    Hôm ấy, Trường Trung học cơ sở Hòa Lộc (ấp Cái Cui, xã Hòa Lộc, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long) tổ chức lễ tổng kết năm học 2006 - 2007, tại đây nhóm của Vũ đã xảy ra xích mích dẫn đến đánh nhau với 2 học sinh lớp 9/4 là Nguyễn Duy Thanh, 15 tuổi và Trần Trọng Khánh, 16 tuổi, cùng ngụ ấp 2, xã Hòa Lộc, Tam Bình.
    Sau khi xảy ra đánh nhau, do yếu thế Thanh - Khánh chạy về báo tin cho Nguyễn Hoài Nhu, 18 tuổi, học sinh lớp 12 Trường THPT huyện Tam Bình.
    Nhu liền lấy xe honda chở Thanh, Khánh đi tìm nhóm của Vũ để giải quyết mâu thuẫn, lúc này Nguyễn Duy Thanh còn thủ theo người một con dao.
    Khi đến cổng Trường THCS Hòa Lộc (nằm bên đường tỉnh 904), cả 3 phát hiện chỉ còn mỗi Vũ tại đây liền xông đến gây sự đánh nhau.
    Trong lúc xô xát Vũ đã bị Thanh dùng dao đâm vào vùng cổ bên trái làm đứt động mạch và tĩnh mạch cổ, mặc dù được người nhà đưa đi cấp cứu nhưng do vết thương quá nặng, Bùi Thanh Vũ đã tử vong.
    Vụ án được Công an huyện Tam Bình chuyển giao cho Phòng CSĐT tội phạm về TTXH Công an tỉnh Vĩnh Long để khởi tố vụ án, khởi tố các đối tượng liên quan về hành vi giết người.

  5. meoCara

    meoCara Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/12/2006
    Bài viết:
    1.060
    Đã được thích:
    0
    Tìm kế sách phát triển kinh tế miền Tây
    Thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) của 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long hiện nay chỉ bằng 3% FDI cả nước, trong khi năm trước tỷ lệ này là 4%. Thực trạng hạ tầng yếu kém, giao thông thiếu đa dạng? làm giảm sức hút đầu tư khiến lãnh đạo các địa phương lo tìm một quyết sách phát triển khả thi cho khu vực.
    Diễn đàn kinh tế đồng bằng sông Cửu Long sẽ diễn ra trong 2 ngày 31/5 và 1/6 tại TP HCM do Bộ Thương mại, Ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế và Ban chỉ đạo Tây Nam bộ tổ chức, kỳ vọng sẽ tập hợp toàn bộ lãnh đạo các địa phương trong khu vực để bàn chuyện liên kết phát triển vùng. Trong đó, đặt đồng bằng sông Cửu Long vào bối cảnh hội nhập kinh tế, không ít chuyên gia kinh tế lo lắng về khả năng cạnh tranh và phát triển của doanh nghiệp trong khu vực.
    Trong vòng 5 năm đến 2005, vùng đất cực nam này chỉ tiếp nhận 1,8 tỷ USD vốn FDI trong khi có đến 60 tỷ USD nước ngoài rót vào Việt Nam. Nguyên Giám đốc Trung tâm đầu tư nước ngoài phía Nam Phạm Hồng Kỳ cho rằng, ngoài nhược điểm về hạ tầng, giao thông; đặc điểm địa lý nền đất yếu khiến các nhà đầu tư phải chi phí gấp bội so với làm ăn ở nơi khác.
    Ông Kỳ ví dụ, khi xây nhà máy ở miền Tây, doanh nghiệp phải tính toán, gia cố thêm nền đất cho bền vững, chi phí sẽ hơn 1,3 lần nếu đặt nhà máy ở miền đất khác. Giao thông về đồng bằng chỉ có đường bộ và thủy mà chưa thêm loại hình tàu hỏa, hàng không, đã khóa đường mở cửa lưu thông cho các luồng hàng hóa từ nội vùng ra ngoài và xuất khẩu. "Tình trạng này đặt ra bài toán phát triển đồng bằng sông Cửu Long khá khó khăn", ông Kỳ nói với VnExpress.
    Phó trưởng Ban thường trực chỉ đạo Tây Nam Bộ Huỳnh Phong Tranh kỳ vọng, diễn đàn đầu tư lần này sẽ kích được nguồn vốn FDI vào vùng nước nổi Nam bộ này. Đây là lần thứ 2 diễn đàn được tổ chức. Năm ngoái diễn ra ở Cần Thơ, cuộc hội ngộ vấn kế phát triển đồng bằng sông Cửu Long đã kéo được lãnh đạo 13 tỉnh ký bản thỏa thuận liên kết, song triển khai chung sức trong thực tế một năm qua còn khá khiêm tốn.
    Phan Anh
  6. meoCara

    meoCara Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/12/2006
    Bài viết:
    1.060
    Đã được thích:
    0
    Tìm kế sách phát triển kinh tế miền Tây
    Thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) của 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long hiện nay chỉ bằng 3% FDI cả nước, trong khi năm trước tỷ lệ này là 4%. Thực trạng hạ tầng yếu kém, giao thông thiếu đa dạng? làm giảm sức hút đầu tư khiến lãnh đạo các địa phương lo tìm một quyết sách phát triển khả thi cho khu vực.
    Diễn đàn kinh tế đồng bằng sông Cửu Long sẽ diễn ra trong 2 ngày 31/5 và 1/6 tại TP HCM do Bộ Thương mại, Ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế và Ban chỉ đạo Tây Nam bộ tổ chức, kỳ vọng sẽ tập hợp toàn bộ lãnh đạo các địa phương trong khu vực để bàn chuyện liên kết phát triển vùng. Trong đó, đặt đồng bằng sông Cửu Long vào bối cảnh hội nhập kinh tế, không ít chuyên gia kinh tế lo lắng về khả năng cạnh tranh và phát triển của doanh nghiệp trong khu vực.
    Trong vòng 5 năm đến 2005, vùng đất cực nam này chỉ tiếp nhận 1,8 tỷ USD vốn FDI trong khi có đến 60 tỷ USD nước ngoài rót vào Việt Nam. Nguyên Giám đốc Trung tâm đầu tư nước ngoài phía Nam Phạm Hồng Kỳ cho rằng, ngoài nhược điểm về hạ tầng, giao thông; đặc điểm địa lý nền đất yếu khiến các nhà đầu tư phải chi phí gấp bội so với làm ăn ở nơi khác.
    Ông Kỳ ví dụ, khi xây nhà máy ở miền Tây, doanh nghiệp phải tính toán, gia cố thêm nền đất cho bền vững, chi phí sẽ hơn 1,3 lần nếu đặt nhà máy ở miền đất khác. Giao thông về đồng bằng chỉ có đường bộ và thủy mà chưa thêm loại hình tàu hỏa, hàng không, đã khóa đường mở cửa lưu thông cho các luồng hàng hóa từ nội vùng ra ngoài và xuất khẩu. "Tình trạng này đặt ra bài toán phát triển đồng bằng sông Cửu Long khá khó khăn", ông Kỳ nói với VnExpress.
    Phó trưởng Ban thường trực chỉ đạo Tây Nam Bộ Huỳnh Phong Tranh kỳ vọng, diễn đàn đầu tư lần này sẽ kích được nguồn vốn FDI vào vùng nước nổi Nam bộ này. Đây là lần thứ 2 diễn đàn được tổ chức. Năm ngoái diễn ra ở Cần Thơ, cuộc hội ngộ vấn kế phát triển đồng bằng sông Cửu Long đã kéo được lãnh đạo 13 tỉnh ký bản thỏa thuận liên kết, song triển khai chung sức trong thực tế một năm qua còn khá khiêm tốn.
    Phan Anh
  7. meoCara

    meoCara Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/12/2006
    Bài viết:
    1.060
    Đã được thích:
    0
    Thứ Bảy, 02/06/2007, 05:47 (GMT+7)
    Nặng lòng với đồng bằng
    TT - Nói đến đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), mọi người thường hình dung một vùng đất hào sảng trù phú ngày đêm tấp nập tàu thuyền xuôi ngược chở đầy sản vật đi khắp nơi. Và chúng ta đều cảm thấy nặng lòng với vùng đất này, vì chén cơm dẻo, con cá tươi, đĩa trái cây ngon ngọt... đều được làm ra từ những giọt mồ hôi của người nông dân châu thổ.
    Một vùng đất hằng năm đóng góp trên 90% sản lượng gạo xuất khẩu của cả nước, tạo ra hơn 51% giá trị xuất khẩu thủy sản... lại đang phải đối mặt với những bài toán hóc búa của sự nghèo khó và kém phát triển.
    Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng nói ông băn khoăn và nhức nhối khi nghĩ về miền Tây, nơi đang phải chịu làn sóng di dân ngày càng gia tăng, trong đó có cả những cô gái trẻ bỏ quê đi lấy chồng ngoại chỉ vì khao khát thoát khỏi kiếp nghèo.
    Tiến sĩ Nguyễn Trí Dũng lại đặt câu hỏi có phải con người miền Tây không biết ước mơ, không có hoài bão, hay chính quyền địa phương không quan tâm đến những kế hoạch đột phá cho sự phát triển? Vì lẽ gì mà thị trường chứng khoán mỗi ngày giao dịch cả ngàn tỉ đồng, Chính phủ mỗi năm có thể huy động cả tỉ USD trái phiếu quốc tế... mà miền Tây hơn 30 năm nay chỉ có một con đường độc đạo từ TP.HCM đi Cà Mau?
    Những người con của ĐBSCL tham gia trong Diễn đàn kinh tế ĐBSCL 2007 chợt giật mình, chẳng lẽ họ chỉ đang ở điểm xuất phát của một quá trình phát triển, bởi khi giao thông chưa thể kết nối thì mọi kế hoạch phát triển hay tăng tốc đều là chuyện xa vời.
    Có vị chủ tịch tỉnh nọ tiết lộ những dự án giao thông trọng điểm mà trung ương đang triển khai tại tỉnh của ông đều được dự kiến đến năm... 2015 hay 2020 mới hoàn tất. ?oĐến lúc đó thì tỉnh tôi cũng hết đường để đi rồi? - ông ngao ngán bày tỏ.
    Nhưng điều ông lo hơn là thân phận người nông dân đồng bằng ra sao đây khi đất đai ngày càng thu hẹp, họ không có khả năng tổ chức sản xuất tập trung, không có đủ tiền cho con em học hành... Mà khi nhiều trẻ em không có cơ hội cắp sách đến trường, bao nhiêu năm nữa ĐBSCL mới có thể cung cấp được nguồn nhân lực tốt và chất lượng để thu hút các nhà đầu tư đến?
    Tiến sĩ Nguyễn Trí Dũng nói điều quan trọng nhất là Chính phủ phải hiểu được những khó khăn mà người dân đang loay hoay chống đỡ, từ đó thống nhất quan điểm đánh giá về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của chiến lược đầu tư phát triển ĐBSCL.
    Chính phủ cần có sự hỗ trợ đặc biệt cho các tỉnh ĐBSCL bằng nguồn vốn ODA hay trái phiếu do Chính phủ phát hành. Một quĩ đầu tư đặc biệt với qui mô thỏa đáng trong 2-3 kỳ kế hoạch (10-15 năm) để nâng cấp và hiện đại hóa ĐBSCL bằng các chương trình cụ thể, hiệu quả, làm cho đồng bằng xứng đáng là trọng điểm an ninh lương thực - thực phẩm của cả nước và là ?ođầu tàu nông nghiệp? của ASEAN là điều mong đợi của nhiều người.
  8. meoCara

    meoCara Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/12/2006
    Bài viết:
    1.060
    Đã được thích:
    0
    Thứ Bảy, 02/06/2007, 05:47 (GMT+7)
    Nặng lòng với đồng bằng
    TT - Nói đến đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), mọi người thường hình dung một vùng đất hào sảng trù phú ngày đêm tấp nập tàu thuyền xuôi ngược chở đầy sản vật đi khắp nơi. Và chúng ta đều cảm thấy nặng lòng với vùng đất này, vì chén cơm dẻo, con cá tươi, đĩa trái cây ngon ngọt... đều được làm ra từ những giọt mồ hôi của người nông dân châu thổ.
    Một vùng đất hằng năm đóng góp trên 90% sản lượng gạo xuất khẩu của cả nước, tạo ra hơn 51% giá trị xuất khẩu thủy sản... lại đang phải đối mặt với những bài toán hóc búa của sự nghèo khó và kém phát triển.
    Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng nói ông băn khoăn và nhức nhối khi nghĩ về miền Tây, nơi đang phải chịu làn sóng di dân ngày càng gia tăng, trong đó có cả những cô gái trẻ bỏ quê đi lấy chồng ngoại chỉ vì khao khát thoát khỏi kiếp nghèo.
    Tiến sĩ Nguyễn Trí Dũng lại đặt câu hỏi có phải con người miền Tây không biết ước mơ, không có hoài bão, hay chính quyền địa phương không quan tâm đến những kế hoạch đột phá cho sự phát triển? Vì lẽ gì mà thị trường chứng khoán mỗi ngày giao dịch cả ngàn tỉ đồng, Chính phủ mỗi năm có thể huy động cả tỉ USD trái phiếu quốc tế... mà miền Tây hơn 30 năm nay chỉ có một con đường độc đạo từ TP.HCM đi Cà Mau?
    Những người con của ĐBSCL tham gia trong Diễn đàn kinh tế ĐBSCL 2007 chợt giật mình, chẳng lẽ họ chỉ đang ở điểm xuất phát của một quá trình phát triển, bởi khi giao thông chưa thể kết nối thì mọi kế hoạch phát triển hay tăng tốc đều là chuyện xa vời.
    Có vị chủ tịch tỉnh nọ tiết lộ những dự án giao thông trọng điểm mà trung ương đang triển khai tại tỉnh của ông đều được dự kiến đến năm... 2015 hay 2020 mới hoàn tất. ?oĐến lúc đó thì tỉnh tôi cũng hết đường để đi rồi? - ông ngao ngán bày tỏ.
    Nhưng điều ông lo hơn là thân phận người nông dân đồng bằng ra sao đây khi đất đai ngày càng thu hẹp, họ không có khả năng tổ chức sản xuất tập trung, không có đủ tiền cho con em học hành... Mà khi nhiều trẻ em không có cơ hội cắp sách đến trường, bao nhiêu năm nữa ĐBSCL mới có thể cung cấp được nguồn nhân lực tốt và chất lượng để thu hút các nhà đầu tư đến?
    Tiến sĩ Nguyễn Trí Dũng nói điều quan trọng nhất là Chính phủ phải hiểu được những khó khăn mà người dân đang loay hoay chống đỡ, từ đó thống nhất quan điểm đánh giá về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của chiến lược đầu tư phát triển ĐBSCL.
    Chính phủ cần có sự hỗ trợ đặc biệt cho các tỉnh ĐBSCL bằng nguồn vốn ODA hay trái phiếu do Chính phủ phát hành. Một quĩ đầu tư đặc biệt với qui mô thỏa đáng trong 2-3 kỳ kế hoạch (10-15 năm) để nâng cấp và hiện đại hóa ĐBSCL bằng các chương trình cụ thể, hiệu quả, làm cho đồng bằng xứng đáng là trọng điểm an ninh lương thực - thực phẩm của cả nước và là ?ođầu tàu nông nghiệp? của ASEAN là điều mong đợi của nhiều người.
  9. khanhlinh85

    khanhlinh85 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2006
    Bài viết:
    2.724
    Đã được thích:
    0
    Sóc Trăng: Được giải oan sau 9 năm bị khởi tố, bắt giam ​

    Ngày 29.5, ông Kim Lắc, người từng bị TAND tỉnh Sóc Trăng tuyên án tử hình về hai tội danh ?ogiết người? và ?ohiếp dâm trẻ em? cho biết, vừa nhận được quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án và đình chỉ điều tra bị can của Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Sóc Trăng.
    Hai người khác bị coi là ?ođồng phạm? của ông Kim Lắc là Thạch Ngọc Tấn (bị kết án chung thân) và Trần Lắc Lil (bị kết án 20 năm tù) cũng nhận được quyết định đình chỉ điều tra như ông.
    Năm 1998 tại kinh Ông Kép thuộc ấp Đầu Giồng (xã Trung Bình, Long Phú, Sóc Trăng) xảy ra một vụ án mạng, nạn nhân là N.T.V đã bị giết chết sau khi bị hãm hiếp. Dựa vào lời khai của các nhân chứng, công an đã bắt giam Lắc, Lil và Tấn. Dù tại phiên xử sơ thẩm, ba bị cáo kêu oan nhưng tòa vẫn phạt Lắc tử hình, Tấn tù chung thân, Lil 20 năm tù về hai tội ?ohiếp dâm trẻ em? và ?ogiết người?.
    Cuối năm 2000, án sơ thẩm của TAND tỉnh Sóc Trăng đã bị Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TP.HCM xử hủy toàn bộ bản án để điều tra, xét xử lại. Sau khi án bị hủy, cơ quan điều tra và Viện KSND tỉnh Sóc Trăng vẫn tiếp tục khẳng định hung thủ hãm hại V. là 3 người trên. Tuy nhiên, năm 2002, khi hồ sơ sang đến tòa thì bị cơ quan này trả lại để điều tra bổ sung nhưng phía Cơ quan điều tra và Viện KSND tỉnh Sóc Trăng vẫn không thể ?obổ sung? gì được. Đến lúc này, phía cơ quan tiến hành tố tụng Sóc Trăng mới nhận ra sai lầm và sửa chữa bằng cách cho cả 3 người trên được tại ngoại. Song cho đến nay sau gần 9 năm trời, 3 công dân trên mới chính thức được trả tự do.

  10. khanhlinh85

    khanhlinh85 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2006
    Bài viết:
    2.724
    Đã được thích:
    0
    Sóc Trăng: Được giải oan sau 9 năm bị khởi tố, bắt giam ​

    Ngày 29.5, ông Kim Lắc, người từng bị TAND tỉnh Sóc Trăng tuyên án tử hình về hai tội danh ?ogiết người? và ?ohiếp dâm trẻ em? cho biết, vừa nhận được quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án và đình chỉ điều tra bị can của Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Sóc Trăng.
    Hai người khác bị coi là ?ođồng phạm? của ông Kim Lắc là Thạch Ngọc Tấn (bị kết án chung thân) và Trần Lắc Lil (bị kết án 20 năm tù) cũng nhận được quyết định đình chỉ điều tra như ông.
    Năm 1998 tại kinh Ông Kép thuộc ấp Đầu Giồng (xã Trung Bình, Long Phú, Sóc Trăng) xảy ra một vụ án mạng, nạn nhân là N.T.V đã bị giết chết sau khi bị hãm hiếp. Dựa vào lời khai của các nhân chứng, công an đã bắt giam Lắc, Lil và Tấn. Dù tại phiên xử sơ thẩm, ba bị cáo kêu oan nhưng tòa vẫn phạt Lắc tử hình, Tấn tù chung thân, Lil 20 năm tù về hai tội ?ohiếp dâm trẻ em? và ?ogiết người?.
    Cuối năm 2000, án sơ thẩm của TAND tỉnh Sóc Trăng đã bị Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TP.HCM xử hủy toàn bộ bản án để điều tra, xét xử lại. Sau khi án bị hủy, cơ quan điều tra và Viện KSND tỉnh Sóc Trăng vẫn tiếp tục khẳng định hung thủ hãm hại V. là 3 người trên. Tuy nhiên, năm 2002, khi hồ sơ sang đến tòa thì bị cơ quan này trả lại để điều tra bổ sung nhưng phía Cơ quan điều tra và Viện KSND tỉnh Sóc Trăng vẫn không thể ?obổ sung? gì được. Đến lúc này, phía cơ quan tiến hành tố tụng Sóc Trăng mới nhận ra sai lầm và sửa chữa bằng cách cho cả 3 người trên được tại ngoại. Song cho đến nay sau gần 9 năm trời, 3 công dân trên mới chính thức được trả tự do.

Chia sẻ trang này