1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

THỜI SỰ MIỀN TÂY *_*

Chủ đề trong 'Miền Tây' bởi khanhlinh85, 13/04/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. meoCara

    meoCara Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/12/2006
    Bài viết:
    1.060
    Đã được thích:
    0
    Diễn đàn kinh tế ĐBSCL 2007: Tìm đường thoát ?onghèo
    ?oBao giờ chúng em được học trong những ngôi trường khang trang, hiện đại??. Câu hỏi làm nặng lòng tất cả chúng ta. Trong ảnh: Các em học sinh Trường tiểu học Tân Xuân, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp trong lớp học được che chắn thêm bằng những tấm bạt! - Ảnh: MINH ĐỨC
    TT - Làm cách nào để phát triển một vùng đất giàu tiềm năng nhưng vẫn còn nghèo, ?othiếu đủ thứ?: cơ sở hạ tầng, hệ thống giáo dục, lao động qua đào tạo...? 13 tỉnh, thành ĐBSCL liệu có ?odàn hàng ngang để phát triển??
    Càng về chiều, không khí của Diễn đàn Kinh tế ĐBSCL 2007 (tổ chức ngày 1-6 tại TP.HCM) càng ?onóng? dần do nhiều đại biểu ?obỏ qua? những bài phát biểu viết sẵn để ?onói thẳng, nói thật?. Cái ?onghèo? của vùng đồng bằng trù phú đã được đem ra mổ xẻ với hi vọng sẽ mở ra giai đoạn phát triển mới. Luồng vốn đầu tư nước ngoài cả trực tiếp lẫn gián tiếp đang ồ ạt đổ vào VN nhưng nhiều tỉnh ĐBSCL dường như đang đứng ngoài cuộc. Ngoài một Long An nhờ ?okề cận? TP.HCM nên thu hút được 1,1 tỉ USD tính đến cuối năm 2006, các tỉnh còn lại gần như thất thu với dòng vốn đầu tư nước ngoài. Khát vốn vì thiếu... người, thiếu đường Lý giải vì sao các nhà đầu tư không mặn mà, ông Lee Sung Hoon, trưởng thương vụ Tổ chức Xúc tiến thương mại và đầu tư Hàn Quốc (Kotra), cho biết do vùng ĐBSCL không có đủ cơ sở hạ tầng cần thiết, không cung cấp được nguồn lao động đã qua đào tạo và môi trường sống không tiện nghi. Theo các đại biểu, Chính phủ cần nhanh chóng tổ chức một cơ quan chuyên trách phụ trách toàn vùng, có quyền hạn mạnh mẽ và chủ động đối với các chương trình dự án kinh tế cấp vùng và liên tỉnh. Ngoài ra, việc liên kết chỉ có thể được nói đến sau khi Chính phủ có một qui hoạch tổng thể và toàn diện (về giao thông, thủy lợi, ngành nghề...) của vùng và dựa trên qui hoạch này, các tỉnh sẽ triển khai qui hoạch riêng cho mình. Lãnh đạo nhiều tỉnh cũng đồng ý với ông Lee, đồng thời nhấn mạnh rằng cơ sở hạ tầng yếu kém, đặc biệt là hạ tầng giao thông, đang ngăn trở sự phát triển kinh tế - xã hội của cả vùng ĐBSCL. Ông Văn Hà Phong, phó chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, nói từ TP.HCM đi Kiên Giang chỉ có 250km nhưng một đoàn doanh nghiệp Thái Lan đi khảo sát đầu tư phải tốn đến tám tiếng rưỡi mới tới nơi, ?ocòn xe hơi bon bon của chúng tôi cũng tốn sáu tiếng rưỡi?. ?oHằng năm chúng tôi đón không biết bao nhiêu đoàn, họ đến, khảo sát, tính toán rồi... rút lui gần hết? - ông Phong nói. Một trong những nguyên nhân chính, theo ông, là một suất đầu tư ở các tỉnh ĐBSCL quá cao so với TP.HCM hay Bình Dương, chỉ bởi nền đất quá yếu. Ông Võ Trọng Nghĩa, phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, nhận định ĐBSCL cũng đang rơi vào cái vòng luẩn quẩn của sản xuất - chế biến - tiêu thụ. Sản xuất với khối lượng rất lớn, nhưng đối tác nước ngoài muốn mua nhiều, chất lượng đồng đều thì... không có. Sản xuất xong ?ochế biến không được, phải đem đi nhờ người ta hết? và đến khâu tiêu thụ thì ?ocũng không biết phải đem hàng đi đâu để bán?. Ông Nguyễn Văn Thắng, phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, đã ?otranh thủ? luôn diễn đàn để kêu gọi các nhà đầu tư đến Hậu Giang xây nhà máy chế biến gạo, chế biến trái cây... bởi Hậu Giang lúa mỗi năm một nặng hạt, cây ăn quả trĩu cành mà vẫn chưa thấy bóng dáng các nhà máy này.
    ThumbnailID=198568" Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng - một trong những ưu tiên hàng đầu hiện nay tại ĐBSCL. Trong ảnh: Xây dựng cầu Rạch Miễu nối Tiền Giang - Bến Tre - Ảnh: T.T.D Ông Võ Hùng Dũng, giám đốc VCCI Cần Thơ, nói giống như các tỉnh miền Trung đang cạnh tranh bằng cách ?odàn hàng ngang để phát triển?, các tỉnh ĐBSCL cũng đang ở trong cuộc đua này. Ngoài ra, tỉnh nào cũng có thế mạnh về du lịch sinh thái, quanh năm cũng phải đối mặt với câu hỏi trồng cây gì, nuôi con gì, chế biến cái gì...?
    Ông Huỳnh Phong Tranh, phó trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo Tây Nam bộ, nói liên kết vùng là đề tài nói từ năm này qua năm khác vì vẫn chưa thể tìm ra câu trả lời. Vấn đề này càng trở nên bức bách khi VN gia nhập WTO, thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế đã bước chân vào vùng đồng bằng, dần dần đang in dấu ấn lên cuộc sống của nông dân và sự phát triển của khu vực nông thôn - nông nghiệp.
    Mấu chốt của vấn đề nằm ở chỗ: cơ quan nào đang là ?onhạc trưởng? phụ trách việc liên kết và phát triển vùng? Hiện tại Ban chỉ đạo Tây Nam bộ chỉ được giao làm nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và đề xuất các chương trình phát triển kinh tế - xã hội.
    NHƯ HẰNG

    Ông Huỳnh Phong Tranh - phó trưởng Ban thường trực chỉ đạo Tây Nam bộ: Không để ĐBSCL tụt hậu về giáo dục và dạy nghề

    * Theo ông, để phát triển ĐBSCL, nên bắt đầu từ đâu?
    - Phát triển cơ sở hạ tầng là yêu cầu bức xúc của các địa phương. Cũng cần phải tập trung cao cho việc đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho ĐBSCL. Bên cạnh đó, vùng ĐBSCL cần bắt tay xây dựng ngay kế hoạch hậu WTO. Phải tập trung nâng cao năng lực cạnh tranh của cộng đồng doanh nghiệp trong khu vực bằng các biện pháp hỗ trợ gián tiếp mà WTO cho phép. Theo đó, trung ương và địa phương tập trung đầu tư hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, thu hút thêm các nguồn vốn đầu tư vào năng lượng, giao thông, cơ sở hạ tầng thủy lợi phục vụ sản xuất.

    * Các địa phương đóng vai trò gì để đưa ĐBSCL đi lên?

    Trước hết cần huy động các nguồn lực để phát triển nhanh hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi gắn với công tác qui hoạch. Nhưng trước hết phải làm tốt công tác qui hoạch. Trong qui hoạch chung của vùng cũng như của từng địa phương phải xác định rõ các công trình dự án cụ thể, thứ tự ưu tiên đầu tư, nguồn vốn đầu tư và thời gian hoàn thành.
    Bên cạnh đó cần phát triển nhanh giáo dục - đào tạo và dạy nghề. Không thể để vùng ĐBSCL, một vùng đất giàu tiềm năng, chiếm khoảng 21% số dân, có vị trí rất quan trọng đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của cả nước, lại tiếp tục kéo dài tình trạng phát triển thấp nhất về giáo dục - đào tạo, dạy nghề so với cả nước.

    * Theo ông, ĐBSCL làm gì để khai thác thế mạnh của mình khi nằm cạnh thị trường Đông Nam bộ, nơi kinh tế phát triển năng động nhất nước?

    - ĐBSCL phải tăng cường mối quan hệ hợp tác, liên kết phát triển giữa các tỉnh trong vùng, với TP.HCM và các vùng trong cả nước. Sự phát triển của ĐBSCL thời gian qua ở thế khá biệt lập, thiếu gắn kết. Lực lượng doanh nghiệp của vùng, trên thực tế, chưa thật sự đủ mạnh cũng chưa liên kết chặt chẽ, bền vững trên các lĩnh vực: cung ứng nguyên liệu, tổ chức sản xuất, huy động các nguồn lực để tạo yếu tố cạnh tranh mạnh mẽ trước xu thế hợp tác của kinh tế thị trường.
    Do vậy, trong công tác xúc tiến đầu tư, cần xác định thế mạnh trong từng lĩnh vực của nhà đầu tư, điểm yếu của ta để tranh thủ, đề ra chiến lược thích hợp. Phải liên kết các hoạt động xúc tiến đầu tư một cách có hiệu quả, nâng cao tính chuyên nghiệp của bộ máy xúc tiến thương mại và đầu tư, tránh tình trạng phân tán, rời rạc, nặng về hình thức, kêu gọi nhiều, đón tiếp trọng thị nhưng thiếu đeo đuổi, sâu sát hỗ trợ thường xuyên, tháo gỡ khó khăn.

  2. meoCara

    meoCara Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/12/2006
    Bài viết:
    1.060
    Đã được thích:
    0
    Diễn đàn kinh tế ĐBSCL 2007: Tìm đường thoát ?onghèo
    ?oBao giờ chúng em được học trong những ngôi trường khang trang, hiện đại??. Câu hỏi làm nặng lòng tất cả chúng ta. Trong ảnh: Các em học sinh Trường tiểu học Tân Xuân, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp trong lớp học được che chắn thêm bằng những tấm bạt! - Ảnh: MINH ĐỨC
    TT - Làm cách nào để phát triển một vùng đất giàu tiềm năng nhưng vẫn còn nghèo, ?othiếu đủ thứ?: cơ sở hạ tầng, hệ thống giáo dục, lao động qua đào tạo...? 13 tỉnh, thành ĐBSCL liệu có ?odàn hàng ngang để phát triển??
    Càng về chiều, không khí của Diễn đàn Kinh tế ĐBSCL 2007 (tổ chức ngày 1-6 tại TP.HCM) càng ?onóng? dần do nhiều đại biểu ?obỏ qua? những bài phát biểu viết sẵn để ?onói thẳng, nói thật?. Cái ?onghèo? của vùng đồng bằng trù phú đã được đem ra mổ xẻ với hi vọng sẽ mở ra giai đoạn phát triển mới. Luồng vốn đầu tư nước ngoài cả trực tiếp lẫn gián tiếp đang ồ ạt đổ vào VN nhưng nhiều tỉnh ĐBSCL dường như đang đứng ngoài cuộc. Ngoài một Long An nhờ ?okề cận? TP.HCM nên thu hút được 1,1 tỉ USD tính đến cuối năm 2006, các tỉnh còn lại gần như thất thu với dòng vốn đầu tư nước ngoài. Khát vốn vì thiếu... người, thiếu đường Lý giải vì sao các nhà đầu tư không mặn mà, ông Lee Sung Hoon, trưởng thương vụ Tổ chức Xúc tiến thương mại và đầu tư Hàn Quốc (Kotra), cho biết do vùng ĐBSCL không có đủ cơ sở hạ tầng cần thiết, không cung cấp được nguồn lao động đã qua đào tạo và môi trường sống không tiện nghi. Theo các đại biểu, Chính phủ cần nhanh chóng tổ chức một cơ quan chuyên trách phụ trách toàn vùng, có quyền hạn mạnh mẽ và chủ động đối với các chương trình dự án kinh tế cấp vùng và liên tỉnh. Ngoài ra, việc liên kết chỉ có thể được nói đến sau khi Chính phủ có một qui hoạch tổng thể và toàn diện (về giao thông, thủy lợi, ngành nghề...) của vùng và dựa trên qui hoạch này, các tỉnh sẽ triển khai qui hoạch riêng cho mình. Lãnh đạo nhiều tỉnh cũng đồng ý với ông Lee, đồng thời nhấn mạnh rằng cơ sở hạ tầng yếu kém, đặc biệt là hạ tầng giao thông, đang ngăn trở sự phát triển kinh tế - xã hội của cả vùng ĐBSCL. Ông Văn Hà Phong, phó chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, nói từ TP.HCM đi Kiên Giang chỉ có 250km nhưng một đoàn doanh nghiệp Thái Lan đi khảo sát đầu tư phải tốn đến tám tiếng rưỡi mới tới nơi, ?ocòn xe hơi bon bon của chúng tôi cũng tốn sáu tiếng rưỡi?. ?oHằng năm chúng tôi đón không biết bao nhiêu đoàn, họ đến, khảo sát, tính toán rồi... rút lui gần hết? - ông Phong nói. Một trong những nguyên nhân chính, theo ông, là một suất đầu tư ở các tỉnh ĐBSCL quá cao so với TP.HCM hay Bình Dương, chỉ bởi nền đất quá yếu. Ông Võ Trọng Nghĩa, phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, nhận định ĐBSCL cũng đang rơi vào cái vòng luẩn quẩn của sản xuất - chế biến - tiêu thụ. Sản xuất với khối lượng rất lớn, nhưng đối tác nước ngoài muốn mua nhiều, chất lượng đồng đều thì... không có. Sản xuất xong ?ochế biến không được, phải đem đi nhờ người ta hết? và đến khâu tiêu thụ thì ?ocũng không biết phải đem hàng đi đâu để bán?. Ông Nguyễn Văn Thắng, phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, đã ?otranh thủ? luôn diễn đàn để kêu gọi các nhà đầu tư đến Hậu Giang xây nhà máy chế biến gạo, chế biến trái cây... bởi Hậu Giang lúa mỗi năm một nặng hạt, cây ăn quả trĩu cành mà vẫn chưa thấy bóng dáng các nhà máy này.
    ThumbnailID=198568" Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng - một trong những ưu tiên hàng đầu hiện nay tại ĐBSCL. Trong ảnh: Xây dựng cầu Rạch Miễu nối Tiền Giang - Bến Tre - Ảnh: T.T.D Ông Võ Hùng Dũng, giám đốc VCCI Cần Thơ, nói giống như các tỉnh miền Trung đang cạnh tranh bằng cách ?odàn hàng ngang để phát triển?, các tỉnh ĐBSCL cũng đang ở trong cuộc đua này. Ngoài ra, tỉnh nào cũng có thế mạnh về du lịch sinh thái, quanh năm cũng phải đối mặt với câu hỏi trồng cây gì, nuôi con gì, chế biến cái gì...?
    Ông Huỳnh Phong Tranh, phó trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo Tây Nam bộ, nói liên kết vùng là đề tài nói từ năm này qua năm khác vì vẫn chưa thể tìm ra câu trả lời. Vấn đề này càng trở nên bức bách khi VN gia nhập WTO, thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế đã bước chân vào vùng đồng bằng, dần dần đang in dấu ấn lên cuộc sống của nông dân và sự phát triển của khu vực nông thôn - nông nghiệp.
    Mấu chốt của vấn đề nằm ở chỗ: cơ quan nào đang là ?onhạc trưởng? phụ trách việc liên kết và phát triển vùng? Hiện tại Ban chỉ đạo Tây Nam bộ chỉ được giao làm nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và đề xuất các chương trình phát triển kinh tế - xã hội.
    NHƯ HẰNG

    Ông Huỳnh Phong Tranh - phó trưởng Ban thường trực chỉ đạo Tây Nam bộ: Không để ĐBSCL tụt hậu về giáo dục và dạy nghề

    * Theo ông, để phát triển ĐBSCL, nên bắt đầu từ đâu?
    - Phát triển cơ sở hạ tầng là yêu cầu bức xúc của các địa phương. Cũng cần phải tập trung cao cho việc đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho ĐBSCL. Bên cạnh đó, vùng ĐBSCL cần bắt tay xây dựng ngay kế hoạch hậu WTO. Phải tập trung nâng cao năng lực cạnh tranh của cộng đồng doanh nghiệp trong khu vực bằng các biện pháp hỗ trợ gián tiếp mà WTO cho phép. Theo đó, trung ương và địa phương tập trung đầu tư hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, thu hút thêm các nguồn vốn đầu tư vào năng lượng, giao thông, cơ sở hạ tầng thủy lợi phục vụ sản xuất.

    * Các địa phương đóng vai trò gì để đưa ĐBSCL đi lên?

    Trước hết cần huy động các nguồn lực để phát triển nhanh hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi gắn với công tác qui hoạch. Nhưng trước hết phải làm tốt công tác qui hoạch. Trong qui hoạch chung của vùng cũng như của từng địa phương phải xác định rõ các công trình dự án cụ thể, thứ tự ưu tiên đầu tư, nguồn vốn đầu tư và thời gian hoàn thành.
    Bên cạnh đó cần phát triển nhanh giáo dục - đào tạo và dạy nghề. Không thể để vùng ĐBSCL, một vùng đất giàu tiềm năng, chiếm khoảng 21% số dân, có vị trí rất quan trọng đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của cả nước, lại tiếp tục kéo dài tình trạng phát triển thấp nhất về giáo dục - đào tạo, dạy nghề so với cả nước.

    * Theo ông, ĐBSCL làm gì để khai thác thế mạnh của mình khi nằm cạnh thị trường Đông Nam bộ, nơi kinh tế phát triển năng động nhất nước?

    - ĐBSCL phải tăng cường mối quan hệ hợp tác, liên kết phát triển giữa các tỉnh trong vùng, với TP.HCM và các vùng trong cả nước. Sự phát triển của ĐBSCL thời gian qua ở thế khá biệt lập, thiếu gắn kết. Lực lượng doanh nghiệp của vùng, trên thực tế, chưa thật sự đủ mạnh cũng chưa liên kết chặt chẽ, bền vững trên các lĩnh vực: cung ứng nguyên liệu, tổ chức sản xuất, huy động các nguồn lực để tạo yếu tố cạnh tranh mạnh mẽ trước xu thế hợp tác của kinh tế thị trường.
    Do vậy, trong công tác xúc tiến đầu tư, cần xác định thế mạnh trong từng lĩnh vực của nhà đầu tư, điểm yếu của ta để tranh thủ, đề ra chiến lược thích hợp. Phải liên kết các hoạt động xúc tiến đầu tư một cách có hiệu quả, nâng cao tính chuyên nghiệp của bộ máy xúc tiến thương mại và đầu tư, tránh tình trạng phân tán, rời rạc, nặng về hình thức, kêu gọi nhiều, đón tiếp trọng thị nhưng thiếu đeo đuổi, sâu sát hỗ trợ thường xuyên, tháo gỡ khó khăn.

  3. khanhlinh85

    khanhlinh85 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2006
    Bài viết:
    2.724
    Đã được thích:
    0
    Vĩnh Long: Giết người bỏ bao tải trôi sông ​

    Vào hồi 10 giờ ngày 1/6, Đội bảo vệ cầu Mỹ Thuận (TX Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long) phát hiện một bao tải chứa xác một người đàn ông khoảng trên 30 tuổi, có nhiều vết đâm vào người.
    Trong lúc tuần tra, Đội bảo vệ cầu Mỹ Thuận (TX Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long) phát hiện một bao tải căng tròn trôi lềnh bềnh trên sông Tiền tấp vào trụ móng cầu.
    Khi chạy canô ra kiểm tra, mọi người kinh hoàng nhận ra trong bao tải chứa xác một người đàn ông khoảng trên 30 tuổi, có nhiều vết đâm vào người.
    Nhận định ban đầu, có thể xác chết được thả xuống sông từ 3 ngày trước và nhiều khả năng đây là một vụ án mạng nghiêm trọng. Cơ quan điều tra Công an Vĩnh Long đang tích cực làm việc để làm sáng tỏ vụ việc.

  4. khanhlinh85

    khanhlinh85 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2006
    Bài viết:
    2.724
    Đã được thích:
    0
    Vĩnh Long: Giết người bỏ bao tải trôi sông ​

    Vào hồi 10 giờ ngày 1/6, Đội bảo vệ cầu Mỹ Thuận (TX Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long) phát hiện một bao tải chứa xác một người đàn ông khoảng trên 30 tuổi, có nhiều vết đâm vào người.
    Trong lúc tuần tra, Đội bảo vệ cầu Mỹ Thuận (TX Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long) phát hiện một bao tải căng tròn trôi lềnh bềnh trên sông Tiền tấp vào trụ móng cầu.
    Khi chạy canô ra kiểm tra, mọi người kinh hoàng nhận ra trong bao tải chứa xác một người đàn ông khoảng trên 30 tuổi, có nhiều vết đâm vào người.
    Nhận định ban đầu, có thể xác chết được thả xuống sông từ 3 ngày trước và nhiều khả năng đây là một vụ án mạng nghiêm trọng. Cơ quan điều tra Công an Vĩnh Long đang tích cực làm việc để làm sáng tỏ vụ việc.

  5. meoCara

    meoCara Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/12/2006
    Bài viết:
    1.060
    Đã được thích:
    0
    Tổ chức VHI và vi tín dụng ở Việt Nam

    Đỗ Tuyết Khanh
    Giải Nobel hoà bình năm nay được trao cho ông Muhammad Yunus và ngân hàng Grameen do ông sáng lập. Đó là điều khích lệ lớn cho những tổ chức lớn hay nhỏ trên khắp thế giới đang thực hiện những chương trình vi tín dụng nhằm giúp đỡ những người rất nghèo. Cách đây hơn hai năm, trong bài "Vi tín dụng, một phương thức xoá đói giảm nghèo" trên số 138 (tháng 2.2004) của báo Diễn Đàn, chúng tôi đã trình bày các hoạt động của tổ chức Vietnamese Heritage Institute (VHI) như thí dụ cụ thể của vi tín dụng ở Việt Nam. Đây cũng là dịp để xem lại các chương trình của VHI và đánh giá hiệu quả của nó ngày nay.
    VHI là một tổ chức bất vụ lợi do một số Việt Kiều tại Bắc Mỹ và Âu châu thành lập năm 1987, đặt trụ sở tại California (Hoa Kỳ). Ngoài một số hoạt động như xây trường mẫu giáo và nhà trẻ ở Nam và Trung Bộ, mở các lớp huấn luyện nghiệp vụ cho nhân viên của 7 đài truyền hình các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, cấp học bổng cho học sinh và sinh viên nghèo tại An Giang, Nha Trang và Huế ; VHI còn thực hiện từ tháng 12.2001 một dự án vi tín dụng tại Tân Công Sính, tỉnh Đồng Tháp.
    Tân Công Sính là một xã nghèo thuộc huyện Tam Nông, nằm ven Vườn Quốc Gia Tràm Chim, có hơn 4 000 dân, sống rải rác trên 75 cây số vuông. Hai phần ba diện tích được cày cấy, phần còn lại là rừng tràm. Tất cả bắt đầu bằng một ngân sách khiêm tốn, 4 200 đô-la, để cấp vốn cho một nhóm 40 hộ nghèo nhất, bị suy dinh dưỡng. Họ là những người nông dân lam lũ, mò cua bắt ốc, lao động thuê theo mùa gặt để sống qua ngày. Họ không hề biết đến thu nhập hàng năm là gì, thậm chí không biết sẽ có được bữa ăn ngày mai hay không. Đa số thành viên chương trình vi tín dụng (34 hộ) chọn chăn nuôi trồng trọt và 6 hộ chọn sản xuất thủ công nghiệp và buôn bán nhỏ. Chỉ 6 tháng sau (7.2002), tất cả nhóm đã trả lại đầy đủ vốn và lãi và xin được vay tiếp cho đợt hai, với thời hạn ấn định là một năm. Họ còn kiến nghị mở rộng thêm chương trình để người khác cũng được hưởng cái may của họ, vì một tháng trước đó đã có thêm 160 gia đình ghi tên xin được tham gia. Tháng 7.2003, toàn bộ 40 hộ đầu đã trả lại đầy đủ vốn và lãi và xin được vay tiếp đợt ba. Tất cả đã cải thiện được cuộc sống, ổn định thu nhập và học được cách làm ăn có hiệu quả hơn.
    Đàn heo đầu tiên nhờ vi tín dụng Trước sự thành công này, đầu năm 2003 VHI quyết định triển khai chương trình thu nhận thêm 160 phụ nữ đại diện cho các hộ nghèo ở Tân Công Sính. Mỗi người được vay 1 triệu đồng (70 đô-la) cho một đợt 12 tháng, với lãi suất 1 % một tháng. Nếu họ làm ăn khá, họ có thể xin vay tiếp hàng năm trong vòng 5 năm liên tục. Tất cả thành viên đã trả đầy đủ vốn lãi và xin vay tiếp sau 1 năm. Đến nay, sau 5 năm đầu, đã có 35 trên 40 hộ thuộc nhóm đầu tiên đạt mức tự lực cánh sinh với thu nhập hàng năm là 450 đô-la. Họ đã hoàn lại số vốn ban đầu để VHI xoay vòng số vốn này cho 35 hộ mới vay.
    Đặc biệt trong chương trình này, VHI khởi xướng việc nuôi dê để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng (sữa dê) và kinh tế lâu dài cho các hộ thành viên. Từ 3 con dê gửi cho một hộ tiên phong nuôi dưỡng, trong vòng hai năm đã nhân lên thành 27 con. Sau đó, dê cũng được xoay vòng, được phát đều ra đến 8 hộ nữa. Và như thế cứ liên tục. Chính mô hình nuôi dê thành công này đã thuyết phục Chương trình phát triển của Liên Hiệp Quốc (United Nations Development Program - UNDP) cấp 50 000 đô-la năm 2005 cho các hộ nghèo quanh các xã lân cận Vườn Quốc Gia Tràm Chim để nuôi dê.
    Song song với vi tín dụng, VHI cũng tiến hành một dự án trồng tràm, kết hợp ổn định kinh tế và bảo vệ môi sinh. Đây là vùng đất phèn chua, canh tác khó nhưng thích hợp với cây tràm bản địa. Các gia đình tham gia trồng tràm được vay vốn là 15 triệu đồng (1000 đô-la) mỗi hộ, với lãi suất khuyến khích 0,5 % (thay vì 1 %) một tháng. Các hộ này sẽ được hưởng quyền thu hoạch lợi nhuận kinh tế từ các cây tràm (gỗ làm cột nhà v.v.), đồng thời được đào tạo cách quản lí bền vững để duy trì và tái sinh rừng tràm do chính họ trồng lên. Đây là một dự án thử nghiệm, với ba gia đình được chọn để huấn luyện rồi sau đó hướng dẫn lại các gia đình khác. Tràm lên tốt mạnh như ước tính. Tuy nhiên nông dân lại không chuộng dự án này vì vốn cao và thời gian gặt háí lợi nhuận kinh tế quá lâu (7 năm), nên dự án không đươc phát huy rộng rãi. Như vậy, đến nay ở Đồng Tháp, ngoài 35 hộ đã tự lập được và 3 hộ trồng tràm, có 200 hộ tiếp tục vay vốn VHI với 70 đô-la một suất.
    Số tiền trả lãi được dùng cho nhiều mục đích phúc lợi, không chỉ phục vụ cho các hộ tham gia chương trình :
    10 câu lạc bộ được thành lập theo yêu cầu của các thành viên và do Hội Phụ Nữ Tam Nông quản lí : các câu lạc bộ hạnh phúc gia đình, khuyến nông, quản trị, kinh tế gia đình, gia đình thể thao, và tôn giáo.
    giúp đỡ các gia đình neo đơn, người bệnh, các trẻ mồ côi hay khuyết tật.
    xây dựng nhà cửa sau thiên tai.
    cấp học bổng cho học sinh nghèo trong xã, v.v.
    Ngoài việc cải thiện cuộc sống của người dân cả về kinh tế lẫn văn hoá xã hội, dự án vi tín dụng của VHI còn góp phần củng cố tinh thần đoàn kết cộng đồng, vì các hộ được tổ chức thành tổ để đốc thúc, nâng đỡ và trợ giúp lẫn nhau. Một phần lớn sự thành công này là do hợp tác chặt chẽ giữa Hội Phụ Nữ địa phương và Đại học Cần Thơ, thông qua giáo sư Dương Văn Ni. Ở Tam Nông, Hội Phụ Nữ đóng vai trò rất quan trọng, và một yếu tố quyết định không kém là sự hỗ trợ kĩ thuật, huấn luyện đào tạo của Đại học Cần Thơ. Giúp vốn cho người nghèo chỉ là một bước đầu (một trong các yếu tố của bài toán xoá đói giảm nghèo), còn phải giúp họ kiến thức, để họ có thể tự quản lý từ kinh tế gia đình đến phương án làm ăn. Để họ đứng vững hơn trên đôi chân của mình, và đi xa hơn.
    Các chương trình, chính sách, chiến lược xoá đói giảm nghèo của các tổ chức quốc tế đều đặt trọng tâm vào vấn đề đào tạo để trang bị cho người nghèo những phương tiện tri thức cho phép họ phát triển khả năng và ổn định đời sống một cách bền vững. Tặng ai một con cá giúp người ấy no một bữa, tặng họ cái cần câu giúp họ no được nhiều bữa. Nhưng để họ không còn phải cần ai giúp nữa, phải đưa họ đi học nghề đánh cá, học cách bảo quản tôm cá, và cả làm sao bán buôn cho có lời. Vi tín dụng khác với các hình thức cứu trợ nhất thời ở hai đặc điểm: mục tiêu lâu dài, nhắm sự tự lập của người được giúp đỡ, và yếu tố tập thể, dựa trên sự liên đới trách nhiệm và liên kết giữa những người nghèo với nhau. Thể hiện sự liên kết này không chỉ là nguyên tắc quay vòng vốn để người khác cũng đến được với vi tín dụng, mà còn là truyền bá kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau. Trong tinh thần này, VHI đã mở rộng chương trinh vi tín dụng sang một địa phương khác, ở Lệ Thuỷ, Quảng Bình.

    Từ rừng tràm Đồng Tháp đến cồn cát Quảng Bình
    Tất cả bắt đầu bằng một cuốn phim tài liệu, Les oubliées de la piste Ho Chi Minh ?" The Girls who opened the Road, của một ký giả Pháp, bà Laurence Jourdan, chiếu trên các đài truyền hình Pháp và Thụy Sĩ mùa xuân năm 2004. Cuốn phim kể lại cuộc đời và hoàn cảnh sống hiện nay của một số cựu thanh niên xung phong (TNXP) đã hy sinh tuổi thanh xuân của mình trong những năm chiến tranh ác liệt nhất để xây cầu, vá đường, chuyển thương binh khi bom đạn và thuốc khai quang ngày đêm giội xuống con đường mòn Hồ Chí Minh. Trong tám năm, từ 1967 đến 1975, khoảng 150 000 thanh niên xung phong, trong đó đa số là thiếu nữ, đã âm thầm làm công việc dã tràng xe cát ấy. Rất nhiều người đã nằm xuống ở trong rừng sâu và trong những người còn sống để vui thấy ngày hoà bình đa số cũng trở về với sự nghèo túng và khổ nhọc. Ba mươi năm sau, đã có cả một thế hệ may mắn không biết đến chiến tranh, điều đáng mừng của một đất nước hồi sinh, nhưng cũng làm chìm sâu thêm trong quên lãng những người con gái mở đường ngày xưa. Trở về quê với hai bàn tay trắng, mang thêm trong người thương tích và bệnh tật do sốt rét hay chất độc da cam, họ phải chịu số phận của những cô gái "lỡ thời". Có người chấp nhận bị xã hội dè bỉu để có được đứa con không cha, có người nương thân nơi cửa Phật, tất cả đều sống trong neo đơn, cô quạnh. Cuốn phim gây nhiều xúc động nơi người xem và làm nảy nở một ý tưởng rất tự nhiên : phải làm gì để giúp họ. Từ bảo nhau xem phim đến trao đổi rồi quyên góp, một nhóm bạn bè thân hữu của báo Diễn Đàn và cũng của VHI quyết định tìm đến các chị cựu TNXP trong phim để trao tặng món quà nói lên tình cảm chia sẻ của mình.
    Tháng 7.2004, nhà văn Mai Ninh trong chuyến về thăm quê hương đã đại diện nhóm bạn bè này đến huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình, để trao quà tận tay 7 chị cựu TNXP. Một cuộc gặp gỡ rất cảm động, không thể quên, khiến năm sau một câu hỏi khác cũng đến thật tự nhiên : các chị TNXP bây giờ ra sao, và tương lai sẽ thế nào. Những người đã nghĩ đến các chị năm trước lại vui lòng đóng góp để một nhóm bạn khác đem về cho các chị. Và câu hỏi tự nhiên thứ ba tất nhiên được đặt ra : làm gì để giúp các chị một cách lâu dài hơn, trong khuôn khổ một chương trình hẳn hòi, thay vì cứ đột xuất hàng năm. Câu trả lời cũng rất đương nhiên : vi tín dụng, dựa vào kinh nghiệm chương trình thực hiện thành công của VHI ở Tam Nông.
    Một chút chia sẻ với những người
    chịu nhiều mất mátChuyến đi trao quà cho các chị TNXP hè 2005 do đó cũng là dịp tìm hiểu thực tế để phác hoạ một chương trình khả thi. Tìm hiểu các nhu cầu vay vốn, hình thức sản xuất thích hợp với môi trường, kinh tế địa phương, và cả khả năng lao động của những người đã quá tuổi 50 và kém sức khoẻ ; lập quan hệ với đối tác trong nước để thực hiện dự án, lập danh sách đối tượng và duyệt kế hoạch kinh doanh của họ, những bước đầu này đòi hỏi cả một quá trình làm việc trong gần một năm. Cuối cùng một chương trình vi tín dụng thí điểm tại Quảng Bình được xây dựng trên mô hình VHI đã thực hiện tại Tam Nông, với sự tham gia của bốn hội đoàn, thông qua những người đã hưởng ứng quyên góp : Quỹ Tương Trợ Việt Nam - Canada, Hội văn hoá Trịnh Công Sơn, Hội người Việt Nam tại Thuỵ Sĩ và VHI. Vì là tổ chức duy nhất có kinh nghiệm về vi tín dụng, VHI đảm nhận vai trò làm đầu tàu, thực hiện dự án hợp tác "liên lục địa" này.
    Chương trình vi tín dụng Quảng Bình Lệ Thuỷ (QBLT) khởi đầu với 15 hộ, gồm các cựu TNXP và gia đình của họ, mỗi hộ được vay 4,5 triệu đồng, dự tính sẽ xoay vòng sau hai năm. Những người được vay vốn tuổi từ 52 đến 65, người già nhất đã ngoài 70, và tất cả đều dự tính kết hợp chăn nuôi và thủ công nghệ. Đối tác của VHI trong nước là Hội liên hiệp Thanh niên (HLHTN) huyện Lệ Thuỷ, cơ quan đã có nhiều hoạt động tích cực giúp đỡ các cựu TNXP trong hoàn cảnh khó khăn ở đây (xây nhà tình nghĩa, uỷ lạo, cứu trợ v.v.). Trong quá trình chuẩn bị, một Câu lạc bộ cựu TNXP phát triển kinh tế được HLHTN và Uỷ ban nhân dân xã Lộc Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ, thành lập. Để có khả năng quản lý và chuyển giao kiến thức đến người vay vốn cũng như học tập kinh nghiệm, hai cán bộ HLHTN được VHI tài trợ tham gia một khoá tập huấn hai tuần tại Đại Học Cần Thơ, Đại Học An Giang, và Hội Phụ Nữ Tam Nông, về phương cách quản lý và đào tạo các hộ vay vốn ở nông thôn, sản xuất bioga và cách nuôi thỏ, cá, dê, lợn, trâu, bò. Về lại Quảng Bình, họ đã mở lớp tập huấn, truyền lại những điều đã học cho các cựu TNXP tại Lệ Thuỷ. Ngay sau đó, tháng 8.2006, lễ phát vốn cho 15 gia đình cựu TNXP đánh dấu giai đoạn đi vào thực hiện cụ thể của chương trình. Vì mọi chuyện mới bắt đầu nên chưa thể đoán được dự án sẽ tiến triển thế nào và đánh giá các khả năng thành công hay khó khăn của vi tín dụng tại Quảng Bình, nhưng gây dựng được một chương trình thứ nhì sau Tam Nông là một bước tiến có ý nghĩa. Một điểm đáng nêu lên của vi tín dụng là tác dụng dây chuyền, sự thành công của một người hay một nhóm vay không những khuyến khích các nhóm khác mà còn tạo ra thêm vốn để người khác cũng đến được với vi tín dụng. Những gì đã làm được ở Tam Nông chưa đủ để đáp ứng mọi nhu cầu tại nơi ấy, nói chi đến hỗ trợ những gì đang bắt đầu ở nơi khác, nhưng những kinh nghiệm và kiến thức truyền đạt cho Lệ Thuỷ chính là cái vốn tri thức quí báu, những hạt giống gieo ngày hôm nay cho ngày thu hoạch mai sau.
    Ở hai miền cách xa nhau của đất nước, nơi đất phèn rừng tràm của Đồng Tháp hay các cồn cát cháy bỏng đôi chân của Quảng Bình, đều có những người chỉ cần một chút vốn thôi, một số tiền nhỏ nhoi nhưng đủ để giúp họ vươn lên, ra khỏi cái vòng lẩn quẩn của nghèo đói, đổi đời. Như 42 người đàn bà của làng Jobra, Bangladesh, cách đây mấy chục năm, chỉ cần chia nhau 27 đô la của ông Muhammad Yunus là đủ thêm vốn để làm ăn có lời. Song chính một ưu điểm đã nêu của vi tín dụng ?" nhắm lâu dài và vững bền ?" cũng là mối quan tâm lớn của những tổ chức thực hiện các chương trình này : làm sao bảo đảm sự vững bền của chính mình để tiếp tục đáp ứng các nhu cầu vay vốn. Nói nôm na hơn là làm sao có đủ tiền và có được nguồn tài trợ vững chắc để người nghèo có thể dựa vào mình lâu dài, không phải "bỏ rơi" ai giữa đuờng. Giải Nobel trao cho ông Yunus và ngân hàng Grameen năm nay không chỉ tôn vinh ông và thừa nhận công ích của việc ông làm. Cổ vũ sự đóng góp của vi tín dụng cho hoà bình cũng là thừa nhận vai trò đáng được hỗ trợ của các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực này, dù khiêm tốn như VHI hay nổi tiếng và lớn mạnh như Grameen. Như Uỷ ban Nobel khẳng định trong bản thông cáo năm nay: "Không thể có hoà bình lâu dài cho đến khi đông đảo dân chúng tìm được con đuờng ra khỏi lầm than. Vi tín dụng là một trong những con đuờng ấy ... Mỗi người trên trái đất vừa có khả năng vừa có quyền được sống một cuộc đời đàng hoàng."
    Một cuộc đời đàng hoàng là uớc mơ giản dị của nhiều người đang trông cậy vào VHI ở Tam Nông và Lệ Thuỷ. Và ước mơ giản dị của VHI cũng chỉ là được tiếp tay, tiếp sức để tiếp tục công việc khiêm tốn nhưng rất thiết thân của mình.

  6. meoCara

    meoCara Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/12/2006
    Bài viết:
    1.060
    Đã được thích:
    0
    Thứ Năm, 21/06/2007, 07:00 (GMT+7)
    Săn cá U Minh: lợi và hại

    TT - Đầu năm 2004, Ban quản lý vườn quốc gia U Minh Thượng mở dịch vụ du lịch rừng. Chỉ sau vài tháng rừng U Minh Thượng trở thành điểm thu hút khách du lịch khắp nơi, mà ?omón? độc đáo nhất là câu cá trong những dòng kênh, trảng cỏ của rừng già.
    Chiếc Toyota hai cầu bảy chỗ mang biển số Đồng Nai chạy rề rề trên con đường dẫn vào khu hồ Hoa Mai rồi tấp vào một bờ lau sậy cao lút đầu. Những người trên xe tay xách nách mang lỉnh kỉnh nào cần câu, ghế ngồi, dù che nắng, thùng đựng cá lặng lẽ tản ra mỗi người một góc.
    Khu hồ rộng mênh mông. Họ nhanh chóng móc những chú nhái bén còn nhảy soi sói vào lưỡi câu bén ngót, rồi quay cần câu máy quăng mồi nghe rào rào. Buổi câu bắt đầu.
    Đệ nhất cá đồng
    Sơn, một thợ câu dáng người chắc nịch vừa chăm chú rê con nhái mồi len lỏi giữa những đám bèo và rong cỏ trên mặt hồ, vừa vui vẻ cho chúng tôi biết nhóm câu của anh đến từ Long Khánh, Xuân Lộc (Đồng Nai) và đây là lần thứ tư cả nhóm vào câu trong rừng U Minh Thượng.
    ?oTụi tui đã đi câu giáp xứ rồi, từng vào tận Tràm Chim, Tam Nông (Đồng Tháp), xuống Cà Mau rồi ngược lên rừng tràm tứ giác Long Xuyên nhưng chưa thấy ở đâu cá nhiều như rừng U Minh Thượng. Mỗi chuyến một người trong nhóm câu tệ lắm cũng được 5-7kg cá lóc. Nơi đây đúng là xứ... đệ nhất cá đồng?, Sơn nói.
    Con nhái mồi đang được Sơn kéo nhảy loi nhoi trên mặt nước thì một tiếng ?ophập? vang lên, nước văng tung tóe. Sơn nhịp nhẹ cần rồi ghì chặt, tay từ từ quay cuộn cước, mắt chăm chú nhìn sợi dây câu căng như dây đàn chạy qua chạy lại trên mặt nước.
    Chỉ một lúc sau chú cá lóc đen sì to bằng bắp tay người lớn đành chịu thua, để mặc cho Sơn lôi vào bờ. Gỡ con cá bỏ vào thùng, Sơn cười tươi rói: ?oCon này chưa thấm tháp gì, ở mấy trảng cỏ, bàu sâu trong rừng cá lóc con nào cũng... có râu!?.
    Phía bên kia hồ các ?ochiến hữu? của Sơn cũng lần lượt giật dính cá, ai nấy mặt mày hớn hở. Nam, một thợ câu trong nhóm, nói vui: ?oCâu cá tự nhiên mà giống như câu... cá nuôi trong hồ, đã thiệt?.
    Chúng tôi đi sâu vào khu du lịch vườn quốc gia U Minh Thượng. Dọc con đường nhựa dẫn vào hồ Hoa Mai xe du lịch hai cầu đời mới đậu la liệt, phần lớn là xe mang biển số TP.HCM và các tỉnh miền Đông Nam bộ.
    Anh Nguyễn Văn Nhiên, trưởng phòng quản lý du lịch của vườn quốc gia, cho biết mỗi tháng dịch vụ câu cá đón gần 2.000 khách là dân mê câu chuyên nghiệp từ miền Đông Nam bộ trở vào, doanh thu gần cả trăm triệu đồng/tháng.
    ?oChủ yếu là nguồn thu phí dịch vụ: muốn vào rừng câu cá khách phải mua vé giá 40.000 đồng/người/ngày là được quyền thả câu ở bất cứ nơi đâu, cá câu được bao nhiêu cứ mang về bấy nhiêu; nếu muốn thưởng thức thành quả thì nhà hàng của khu du lịch sẵn sàng đáp ứng khâu chế biến với gia vị là các loại rau rừng đặc sản như trái giác, đọt choại...
    Nhưng những tay câu sừng sỏ thường xuống vườn quốc gia trước một ngày, tìm nhà trọ tá túc qua đêm để sáng sớm thuê vỏ lãi của khu du lịch chở vào ruột rừng câu cá lớn.
    ?oPhí dịch vụ này là 30.000 đồng/người, sáng 7g đưa vô rừng, chiều 17g rước về, ăn uống khách tự lo nhưng tuyệt đối cấm mang theo lửa?, anh Nhiên cho biết.
    Tài, một thợ câu đến từ miệt Bình Phước, nói nhóm thợ câu của anh sẵn sàng bỏ thêm tiền để được vào rừng sâu câu cá, bởi chỉ có ở đó họ mới có cơ hội giật được những con cá rô mề to bằng bàn tay người lớn, những con cá trê vàng nặng cả ký lô hoặc những con lóc già 2-3kg đen trũi.
    ?oGiá? của du lịch rừng
    Có thể nói dịch vụ du lịch câu cá trong vườn quốc gia U Minh Thượng đang trở thành điểm đến lý tưởng của những ngày nghỉ cuối tuần.
    Anh Nhiên và các cán bộ, nhân viên khu du lịch cho chúng tôi biết ngày thứ bảy, chủ nhật xe hơi, xe gắn máy từ các nơi đến đậu chật kín bãi xe, phục vụ khách bở hơi tai.
    Nhưng cũng như nhiều khu du lịch xanh, du lịch sinh thái ở ĐBSCL, dịch vụ du lịch rừng ở U Minh Thượng đang đối mặt với nguy cơ ô nhiễm do các loại rác thải của khách du lịch để lại.
    Ở rất nhiều nơi trong rừng, quanh các gốc tràm, bờ sậy, dưới các con kênh bao nilông, bao xốp và chai nhựa đựng nước uống là hai loại rác phổ biến nhất mà chúng tôi bắt gặp. Anh Nguyễn Văn Nhiên thừa nhận: ?oChúng tôi không thể đặt thùng rác trong rừng để phục vụ khách du lịch vì vườn quốc gia có rất nhiều khỉ, đặt thùng rác là chúng phá ngay?.
    Giải pháp xử lý rác tối ưu mà những người làm du lịch ở vườn quốc gia U Minh Thượng chọn lựa là mỗi tuần vào ngày thứ năm tất cả cán bộ, công nhân viên đều phải tham gia lao động tập thể, trong đó hai công việc quan trọng nhất là dọn cỏ và rác thải.
    ?oNhưng rác thì không thể dọn sạch 100% bởi khi đưa khách vô rừng để họ cả ngày trong đó chúng tôi đâu biết họ đi đâu để mình đi theo... dọn rác?, một nhân viên khu du lịch nói.
    Ngoài mối lo rừng bị ô nhiễm rác, những bậc cao niên ở U Minh Thượng còn lo với tốc độ săn bắt ồ ạt như hiện nay, trong tương lai cá trong vườn quốc gia U Minh Thượng sẽ lần hồi cạn kiệt.
    Ông Bành Văn Đởm, nguyên giám đốc vườn quốc gia, tác giả của khu du lịch hồ Hoa Mai, bức xúc:
    ?oVườn quốc gia ?omở cửa? cho khách du lịch tràn vào bắt cá ồ ạt kiểu này liệu cá có kịp sinh sản để phục vụ nhu cầu săn cá của khách? Tôi nhớ mấy năm trước cá lóc 4-5kg/con ở U Minh Thượng không thiếu nhưng nay cá lớn hầu như vắng bóng. Theo tôi, tận dụng thiên nhiên để làm du lịch cũng tốt, nhưng vườn quốc gia cũng phải dành riêng một khu vực cấm săn bắt để đàn cá có điều kiện sinh sản, phục hồi?.
  7. khanhlinh85

    khanhlinh85 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2006
    Bài viết:
    2.724
    Đã được thích:
    0
    Cà Mau: Thuê xã hội đen chém đối thủ làm ăn ​
    Hôm qua 25.6, Công an Cà Mau đã bắt được các đối tượng trong vụ chém người tại thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời (Cà Mau).
    Trước đó, khoảng 19 giờ 15 ngày 17.6, bà Li Xin Jin (45 tuổi, quốc tịch Trung Quốc) đang mua mực ở nhà của một người tên Phong tại khóm 2, thị trấn Sông Đốc thì một nhóm thanh niên bất ngờ lao tới dùng dao chém bà Jin. Vết chém đã làm đứt gân ngón cái bàn tay trái của nạn nhân; sau đó nhóm thanh niên đã xuống vỏ lãi tẩu thoát.
    Qua điều tra xác minh, đến ngày 24.6, Công an huyện Trần Văn Thời đã bắt được toàn bộ 4 đối tượng gây án là: Nguyễn Văn Đang (27 tuổi, ở huyện Đầm Dơi); Lê Phước Thi (23 tuổi); Lê Văn Ngoan (25 tuổi, tạm trú khóm 6, thị trấn Sông Đốc); Cao Văn Sỹ (32 tuổi, quê Vĩnh Long). Các đối tượng này khai nhận là chém thuê cho một người khác với giá 14 triệu đồng.

  8. octieu101

    octieu101 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/06/2006
    Bài viết:
    394
    Đã được thích:
    0

    Cần Thơ: hàng ngàn chỗ trọ giá rẻ dành cho thí sinh​
    TT - Hiện Trường ĐH Cần Thơ có khoảng 2.000 chỗ trọ dành cho thí sinh (TS) tại ký túc xá của trường với giá khoảng 3.500 đồng/ ngày/TS. Để hỗ trợ được nhiều chỗ trọ hơn, trường đang kêu gọi các hộ dân cho TS trọ liên lạc với Văn phòng đoàn Trường ĐH Cần Thơ (khu 2, đường 3-2, TP Cần Thơ), ĐT: 830309 để đăng ký địa chỉ, số chỗ, giá.
    Từ ngày 1 đến 10-7-2007, Đoàn Trường ĐH Cần Thơ sẽ ra quân thực hiện chương trình Tiếp sức mùa thi năm 2007. Năm nay, các tình nguyện viên (TNV) trực ở 16 chốt tư vấn tại các cửa ngõ ra vào thành phố. Các TNV sẽ tư vấn cho TS về chỗ trọ, địa điểm thi, phương tiện đi lại, quán ăn... Ngoài ra, các TNV cũng sẽ phát 10.000 quyển Cẩm nang tư vấn hỗ trợ TS (do ĐH Cần Thơ soạn) để tham khảo về sơ đồ địa điểm thi, những điều cần lưu ý trong mùa thi.
    * Văn phòng đại diện báo Lao Động tại ĐBSCL vừa cho biết năm nay báo có tổng cộng 4.000 chỗ ở miễn phí trong hai đợt thi dành cho các TS thi tại cụm Cần Thơ. Trong đó, Quân khu 9 ủng hộ 1.000 chỗ, Liên đoàn Lao động Cần Thơ 50 chỗ, một số chỗ trọ do người dân ủng hộ và báo Lao động thuê thêm 2.000 chỗ tại KTX ĐH Cần Thơ. Đây là chỗ trọ dành cho con em cán bộ công nhân viên, gia đình chính sách, gia đình khó khăn... do liên đoàn lao động các địa phương giới thiệu.
    Được biết, kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm học 2007-2008, tại cụm thi Cần Thơ có 97.729 TS đăng ký dự thi. Trong đó, đợt 1 có 43.649 TS và đợt 2 là 54.080 TS.
    (theo tuoi tre)Thứ Hai, 25/06/2007, 04:03 (GMT+7)
  9. khanhlinh85

    khanhlinh85 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2006
    Bài viết:
    2.724
    Đã được thích:
    0
    Mụn dừa - vật liệu xây dựng nhà cho người thu nhập thấp ​
    Tấm lót sànXưa nay, vật liệu xây nhà tường, chỉ có gạch nung, xi măng cát, đá. Nhưng giờ đây đã xuất hiện một loại vật liệu bền chắc, giá thành thấp, được sản xuất từ sản phẩm bỏ đi từ nông nghiệp: mụn dừa. Một cuộc cách mạng vật liệu xây dựng đã hình thành.
    Vật liệu ?orẻ-bền-đẹp??

    Cầm, gõ mạnh những tấm gạch xây tường, tám lót sàn, tấm trần nghe cong cóc, cứng như đá, tôi không khỏi ngạc nhiên khi nghe kỹ sư Lâm Ngọc Hải, Giám đốc Doanh nghiệp tư nhân XDSXTM-DV Lâm Mai có trụ sở tại quận 8, TPHCM giới thiệu: ?oVật liệu xây dựng này là hỗn hợp của các phế liệu nông nghiệp gồm trấu, mụn dừa trộn với xi măng và được nén lại dưới áp lực cao. Ông cho biết: ?oĐã gần 10 năm mày mò nghiên cứu mới sản xuất thành công vật liệu xây dựng rẻ tiền, bền chắc này.

    Ngày ấy, sau khi tốt nghiệp trường Đại học Xây dựng Hà Nội (lớp kết cấu, khoa xây dựng), ông làm công tác tư vấn thiết kế cho Bộ Xây dựng tại TP HCM. Có lần dự hội nghị nhà ở cho ĐBSCL bằng vật liệu truyền thống là gỗ, ông thấy ở khu vực này thiếu thiếu cái gì đó, và khi thiết kế nhà cho dân cư ở ĐBSCL, ông nhận ra loại nhà này không hợp lý vì giá thành cao so với thu nhập của người nông dân đồng bằng nghèo. Ngoài ra, việc sử dụng gỗ tất phải khai thác, đào bới, chặt rừng, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. Dân số ngày càng tăng, vật liệu truyền thống này không thể đáp ứng kịp nhu cầu nhà ở. Trong lòng ông luôn băn khoăn vì chưa có giải pháp nào về nhà ở cho người dân nơi đây với giá thành hạ, đẹp và bền chắc. Ông thấy ĐBSCL giàu tiềm năng, là vựa lúa của cả nước, nhưng đời sống dân cư ở đây vẫn còn nghèo. Một phần nguyên nhân là do cơ sở hạ tầng chưa hoàn chỉnh. Ở ĐBSCL còn thiếu 4 điều kiện để phát triển là đường bộ; thông tin liên lạc; nhà cửa (nhà ở), bệnh viện, trường học; điện, nước. Con người có an cư mới lạc nghiệp. Ông nghĩ: ?oNếu giúp cho họ được cái nhà khang trang thì nếp nghĩ, nếp sống của họ sẽ khác xa hiện tại. Ho sẽ biết ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, hiệu quả sẽ cao hơn và thế hệ sau sẽ giàu lên.?

    Đang băn khoăn suy nghĩ tìm một giải pháp tối ưu về nhà ở cho người có thu nhập thấp ở ĐBSCL, năm 1997 có người bạn từ Canada về gặp ông Hải và giới thiệu chào bán công công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng mới, không bằng cát đá. Ông sờ cục mẫu vật liệu này, thích quá, nhưng không có đủ chi phí mua dây chuyền công nghệ. Ông dò dẫm nghiên cứu, nhận thấy vật liệu xây dựng của Canada có dùng hạt sốp. Hạt sốp là sản phẩm của dầu mỏ. Việt Nam là nước có nguồn dầu mỏ trữ lượng cao và đang thi công khu công nghiệp hóa dầu Dung Quất. Nhưng công trình này đang chậm tiến độ, chưa có sản phẩm hạt sốp giá rẻ ở thị trường trong nước. Ông nghĩ đến vật liệu khác thay thế, và nhận ra ĐBSCL sản xuất lúa gạo một năm 2-3 vụ, lượng trấu sau xay sát rất nhiều hiện nay chỉ dùng làm chất đốt, rất lãng phí. Trấu có ưu điểm chịu lực tốt. Ông sử dụng trấu thay thế hạt sốp, trong quá trình sản xuất vật liệu xây dựng bằng trấu với xi mămg nén dưới áp lực cao. Ông lại phát hiện mụn dừa có ưu điểm bám dính hơn trấu và cũng chịu được lực nén tương tự như trấu. Thế là ông đã sản xuất thành công vật liệu xây dựng bằng mụn dừa giá thành hạ, lại bền chắc như bê tông.

    Đổ vôi vữa mụn dừa vào khung chuẩn bị đưa váo máy nén áp lực cao.Ông Hải nói: ?oTại thời điểm này, một căn nhà rộng 100 m2, sử dụng vật liệu xây dựng sản xuất từ mụn dừa, hoàn thành công trình từ phòng ốc, nhà ăn, nhà vệ sinh, lắp đặt điện nước, sơn phết, chỉ khoảng 80 triệu đồng. Nếu sử dụng vật liệu truyền thống (gạch, cát, đá?) giá thành cao hơn gấp đôi. Với vật liệu này, kinh phí xây dựng nhà tình nghĩa, nhà Nước đang qui định, có thể xây được căn nhà đẹp, tiện nghi hơn. Việc khai thác cát, đá, đất làm vật liệu xây dựng rồi sẽ làm cạn kiệt nguồn, không có khả năng phục hồi, nhưng sử dụng trấu, mụn dừa thì nguồn vô tận, trừ khi ĐBSCL không còn dừa, không còn lúa! Riêng mụn dừa thì ở Bến Tre có nhiều lắm. Nguồn phế liệu này chỉ mới sản xuất đất sạch xuất khẩu, nhưng khả năng tiêu thụ của các cơ sở sản xuất chẳng là bao so với lượng mụn dừa trên 300 tấn của gần 200 cơ sở sản xuất chỉ xơ dừa thải ra mỗi ngày, một lượng không nhỏ trong số đó được thải xuống sông rạch đang gây ô nhiễm môi trường trầm trọng. Hiện nay, ở Bến Tre mụn dừa người ta biếu không, chỉ cần đưa ghe tới chở đi?.

    ? và tiện dụng

    Vật liệu xây dựng do kỹ sư Lâm Ngọc Hải sản xuất đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký độc quyền sáng chế vào ngày 5-4-2006. Vật liệu này được gọi là ?ovật liệu xây dựng nhẹ không nung La Mai?.

    Anh Nguyễn Thanh Xuân, ngụ ở TP Cần Thơ, người vừa hợp đồng DNTN LaMai xây ngôi nhà của mình bằng vật liệu này cho biết: ?oChi phí xây nhà chỉ bằng phân nửa xây bằng vật liệu gạch, đá. Nhà ở mát hơn nhà xây bằng gạch nung. Vật liệu xây dựng này có thể kết hợp với các vật liệu khác như sơn, gạch dán tường và các trang trí nội thất khác?.

    Ông Phạm Trường Ngân ở phường 1, thị xã Bến Tre cũng đang có dự định mở đại lý bán vật liệu xây dựng nhẹ không nung La Mai cho biết: ?oTôi đã ngâm thử vật liệu này trong nước trên một tháng mà không hề thấy ngấm nước?.

    Ông Hải giới thiệu về vật liệu do mình sáng chế: ?oSo với vật liệu xây dựng truyền thống như gạch, đá, gỗ, kim loại, bê tông, tre, nứa, lá, ? thì vật liệu xây dựng nhẹ của La Mai có ưu điểm là nhẹ, chống cháy, cách âm, cách nhiệt (như gỗ), không bị mối, mọt, nấm mốc và chịu nước rất tốt. Vật liệu này có thể xây dựng ở những vùng sâu, vùng xa, vùng đất yếu, vùng ngập nước. Thi công bằng vật liệu La Mai, lắp đặt nhanh, dễ dàng. Lắp ráp tấm tường có kích thước lớn (80 X380 X1.000), thời gian nhanh gấp 6-7 lần so với thi công bằng gạch, cát, đá truyền thống và ít thất thoát vật liệu hơn . Xây dựng móng, tường, trần, mái bằng tấm vật liệu nhẹ La Mai, xử lý nền móng đơn giản so với xây dựng bằng gạch, cát, đá, bê tông, và chi phí đầu tư thấp. Ngoài ra, với vật liệu này, khi cần di dời, có thể tháo lắp, không phải đập bỏ như xây nhà tường bằng nguyên liệu truyền thống. Vật liệu xây dựng nhẹ không nung này còn có khả năng chống động đất tuyệt vời?.

    Ông Hải ?obật mí? công thức sản xuất: ?oMụn dừa hoà với xi măng và một chất xúc tác đổ vào khung, không phải chờ kết đông như đổ bê tông mà đưa vào máy nén dưới áp lực cao, sẽ cho ra sản phẩm vật liệu xây dựng nhẹ không nung này. Ông cho biết thêm là đang đầu tư xây dựng thêm nhà máy sản xuất vật liệu này ở Long An. Trước mắt, ông cần mua khoảng 5 ha đất ở Bến Tre để trữ mụn dừa làm nguyên liệu sản xuất.

    Vật liệu xây dựng nhẹ không nung của kỹ sư Lâm Ngọc Hải đang làm nên cuộc cách mạng vật liệu xây dựng với nguồn nguyên liệu vô tận, mở ra cơ hội cho người có thu nhập thấp xây được ngôi nhà khang trang, bền chắc.

  10. th_tr321

    th_tr321 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/02/2007
    Bài viết:
    374
    Đã được thích:
    0
    Bến Tre: Đã xác định hung thủ giết người dã man
    00:03:08, 30/06/2007
    M.M
    Ngày 29.6, đại tá Nguyễn Trung Thuận, Phó giám đốc Công an tỉnh Bến Tre cho biết, cơ quan Cảnh sát điều tra đã xác định được Phạm Đức Nguyên (tên thường gọi Sáu Biên), sinh năm 1956, đăng ký thường trú tại xã Bảo Thạnh, huyện Ba Tri là hung thủ của vụ giết chết dã man 3 nạn nhân.
    Được biết, vào sáng ngày 28.6, bà Nguyễn Thị Ba và Phạm Thị Nhớ đến tiệm tạp hóa của chị Phạm Thúy Phượng, ở ấp 2, xã Thạnh Phước, huyện Bình Đại mua hàng, gọi cửa không có tiếng trả lời. Khi bà Ba và chị Nhớ đẩy cửa bước vào thì thấy chị Phượng và hai đứa con nhỏ đã nằm bất động.
    Kết quả khám nghiệm tử thi cho thấy, các nạn nhân đều bị nhiều vết chém rất dã man. Được biết, chồng chị Phượng đã qua đời, chị có 4 người con, 2 đứa lớn đi làm ăn xa và 2 đứa nhỏ cùng chết trong đêm với chị.
    P/s: Tay này chắc bị thần kinh, giết 1 lượt 3 mạng. Nghe đứa bạn bảo người mẹ bị chặt đầu, nói chung bị giết rất dã man.

Chia sẻ trang này